GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

Pope Francis prays the Sunday Angelus

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN 14/1/2018

 

 

"Đời sống đức tin là ở niềm nôn nóng được ở với Chúa,

và vì thế, mới liên tục tìm kiếm nơi Người ở"

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

 

Như vào ngày Lễ Hiển Linh và Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, bài Phúc Âm hôm nay cũng nêu lên đề tài tỏ mình ra của Chúa. Lần này chính Thánh Gioan Tẩy Giả vạch ra cho các môn đệ của ngài thấy về Người như là "Chiên Thiên Chúa", khi mời gọi họ theo Người. 

 

Với chúng ta cũng thế: Đấng mà chúng ta đã chiêm ngưỡng nơi mầu nhiệm Giáng Sinh là Đấng giờ đây chúng ta được kêu gọi để theo đuổi trong cuộc sống hằng ngày. Bởi thế, bài Phúc Âm hôm nay dẫn chúng ta một cách tuyệt vời vào mùa phụng vụ thường niên, một thời điểm giúp sinh động hóa và củng cố cuộc hành trình đức tin của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày của mình, theo chiều hướng diễn tiến giữa hiển linh và vai trò làm môn đệ, giữa việc tỏ mình và ơn gọi.

 

Câu chuyện Phúc Âm này cho thấy những đặc tính thiết yếu của cuộc hành trình đức tin này đối với thành phần môn đệ thuộc mọi thời đại, mở đầu bằng câu hỏi được Chúa Giêsu đặt ra cho 2 người môn đệ ấy, những con người được Thánh Gioan phấn khích, bắt đầu theo Người: "Các anh đang tìm kiếm gì đấy?" Cũng câu hỏi này đã được Vị Chúa Phục Sinh này đặt ra cho Maria Mai Đệ Liên vào sáng Phục Sinh: "Này nữ nhân, chị đang tìm kiếm ai đó?" Là loài người, mỗi người trong chúng ta đang tìm kiếm một điều gì đó: chúng ta đang tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm yêu thương, tìm kiếm một cuộc đời tốt đẹp và viên trọn. Thiên Chúa là Cha đã ban cho chúng ta tất cả những cái đó nơi Người Con Giêsu của Ngài.

 

Trong cuộc tìm kiếm này, vai trò của một chứng nhân thực sự, của một con người trước hết đã thực hiện cuộc hành trình và đã được gặp Chúa, là những gì chính yếu. Trong bài Phúc Âm, Thánh Gioan Tẩy Giả là vị nhân chứng này. Đó là lý do tại sao Người đã có thể hướng các môn đệ về Chúa Giêsu, Đấng sau đó đã bao gồm họ trong một cảm nghiệm mới rằng: "Hãy đến mà xem". Hai môn đệ này không bao giờ có thể quên được vẻ đẹp của cuộc hội ngộ ấy, cho đến độ vị Thánh ký thậm chí còn ghi nhận về thời điểm của nó nữa: "Đó là vào khoảng chừng 4 giờ chiều". Chỉ có ở nơi cuộc hội ngộ riêng tư với Chúa Giêsu mới có thể làm nẩy sinh một cuộc hành trình đức tin và vai trò môn đệ. Chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm, hoàn thành được nhiều điều, thiết lập được các mối liên hệ với nhiều người, thế nhưng chỉ có cuộc hẹn hò với Chúa Giêsu, vào thời điểm duy mình Thiên Chúa biết, mới có thể cống hiến trọn vẹn ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta và làm cho các dự án và nỗ lực của chúng ta sinh hoa kết trái mà thôi.

 

Việc kiến tạo nên một hình ảnh về Thiên Chúa dựa vào lời đồn đại thì chưa đủ; chúng ta cần phải đi tìm kiếm Vị Sư Phụ Thần Linh này và khám phá ra nơi ở của Người. Vấn nạn được hai người môn đệ đặt ra cho Chúa Giêsu: "Thày ở đâu vậy?", có một ý nghĩa thiêng liêng mãnh liệt: nó cho thấy niềm mong ước được biết nơi ở của Vị Sư Phụ để ở với Người. Đời sống đức tin là ở niềm nôn nóng được ở với Chúa, và vì thế, mới liên tục tìm kiếm nơi Người ở. Chúng ta được kêu gọi để thắng vượt một thứ thực hành đạo giáo theo thói quen và hình thức, và làm sống lại cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu bằng việc cầu nguyện, bằng việc suy niệm Lời Chúa cũng như bằng việc năng lãnh nhận các Bí Tích - để được ở với Người và sinh hoa kết trái nhờ Người, nhờ Người trợ giúp, nhờ ân sủng của Người.

 

Xin Trinh Nữ Maria nâng đỡ chúng ta về việc theo Chúa Giêsu này, về việc đi ở nơi Người sống, lắng nghe Lời sự sống của Người, được gần gũi với Người là Đấng xóa tội trần gian, tìm thấy được niềm hy vọng và tác lực thiêng liêng nơi Người. 

 

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay là Ngày Thế Giới của Những Người Di Dân và Những Người Tị Nạn. Sáng hôm nay tôi đã cử hành Thánh Lễ với một số anh chị em di dân và tị nạn đang sống ở Giáo Phận Roma. Trong sứ điệp của tôi cho ngày này, tôi đã nhấn mạnh rằng việc di dân ngày nay là một dấu chỉ thời đại. "Hết mọi khách lạ đang gõ cửa nhà của chúng ta là một cơ hội để gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đồng hóa mình với khách lạ, thành phần ở mọi thời đại được đón nhận hay bị loại trừ".

 

Về vấn đề này, tôi muốn tái khẳng định rằng việc đáp ứng chung của chúng ta có thể được lập lại quanh 4 động từ theo những nguyên tắc của giáo huấn Giáo Hội, đó là đón nhận, bảo vệ, cổ võ và hội nhập. Từ nay trở đi, vì lý do mục vụ, Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn sẽ được cử hành vào Chúa Nhật Thứ Hai của Tháng 9. Lần tới, lần thứ 150, sẽ được cử hành vào Chúa Nhật mùng 8/9/2019.  

Pope Francis at Mass on World Day of Migrants and Refugees

Video of Pope Francis' Mass on the World Day of Migrants and Refugees

 

Ngày mai tôi lên đường đi Chí Lợi và Peru. Tôi xin anh chị em đồng hành với tôi bằng lời cầu nguyện của anh chị em cho chuyến Tông Du này.

http://www.vaticannews.va/en/pope/news/2018-01/pope-angelus-for-sunday-14-january-2018--full-text.html

Pope Francis prays before icon of Maria Salus Populi Romani

Theo thói quen của mình, trước mỗi chuyến tông du, ĐTC Phanxicô bao giờ cũng tới Đền Thờ Đức Bà Cả dâng chuyến tông du cho Mẹ ở Tòa Đức Mẹ kèm theo một bó hoa đặt trên bàn thờ ở bên dưới bức ảnh Maria Salus Populi Romani 

 

Programme of Pope Francis' Apostolic Visit to Peru and Chile is released

Xin theo dõi lịch trình chuyến Tông Du thứ năm 15-22/1/2018 đến Châu Mỹ Latinh của vị giáo hoàng đương kim Phanxicô xuất thân từ Mỹ Châu Latinh, (nhưng chưa bao giờ trở về quê hương Á Căn Đình của ngài sau gần 5 năm làm giáo hoàng), ở cái link sau đây:

Viaggio Apostolico del Santo Padre in Cile e Perù (15-22 gennaio 2018)Viaggio Apostolico del Santo Padre in Cile e Perù (15-22 gennaio 2018)

 

Apostolic Journey of the Holy Father to Chile and Peru (15-22 January 2018)