HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

Sáu Di Sản Đồng Công của Cha Thủ nơi tôi

 

 

 

 

3

 

Di Sản Tin Tưởng Chúa-Mẹ Với Tinh Thần Tận Hiến

 

  

 

V

ề ḷng tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ, liên quan tới tinh thần Tận Hiến, tôi phải thú nhận rằng tôi đă chịu ảnh hưởng của cá nhân Cha Thủ, qua những hành động hết sức táo bạo, đến liều lĩnh của ngài, chẳng hạn việc ngài đưa anh em ḍng ra truyền giáo ở Nhà Đá Dốc Truông B́nh Định Qui Nhơn là nơi đầy những nguy hiểm cho tính mạng, nơi không có một vị linh mục ḍng hay triều nào dám bén mảng tới, nơi dân chúng phải sống đêm với “nẩu” ngày với lính, nơi học sinh đi tập kích thỉnh thoảng vác súng về thăm bạn bè và các thày dạy thuộc Ḍng Đồng Công. Chính tôi cũng tí nữa bị chính lính quốc gia bắn chết (v́ nhầm tưởng tôi và mấy anh em cùng lớp khấn bấy giờ là cộng sản) vào ngay trưa 9/9/1966, sau ngày vào nhà tập Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9/1966, ở trên đầu nhà thời Nhà Đá. Biến cố này cũng đă được Cha Thủ thuật lại trong cuốn Lư Tưởng Thánh Đồng Công trang 63-65.

 

Nhưng có lẽ cái bí mật nhất liên quan tới ḷng tin tưởng vào Chúa – Mẹ của Cha Thủ, cho tới nay nhiều người vẫn c̣n thắc mắc, kể cả tôi, đó là vấn đề sinh sống và hoạt động đầy tốn kém của cả mấy trăm anh em ḍng của ngài. Ngài lấy tiền đâu ra để nuôi sống anh em và hoạt động tông đồ. Những cơ sở kinh doanh theo chủ trương tự lực mưu sinh của ḍng ngài, bấy giờ, ở Việt Nam, chỉ có Trường Trung Học Đồng Công Thủ Đức (tôi cũng là một học sinh nội trú ở đây niên khóa 1957-1958, với số kư danh 379), Trại Gà Thiện Chí Thủ Đức, Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ ṭa soạn ở Thủ Đức, Đồn Điền Thiên Mẫu Di Linh Lâm Đồng. Thế thôi. Nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu, dù chính ḿnh lấy công làm lời.

 

Hai nơi được gọi là kinh doanh đúng nghĩa nhất là Trại Gà Thiện Chí ở Thủ Đức (1965-1973) và Đồn Điền Thiên Mẫu ở Di Linh (1971-1975), tôi đều có mặt và góp phần, nhưng phải nói là chẳng thu nhập được là mấy, cùng lắm chỉ đủ chi tiêu cho anh em trong Ḍng vậy thôi, nếu tính cả việc kinh doanh thực sự đầu tiên là Ao Cá (trước năm 1960), cũng ở Thủ Đức, trong cùng khu với Nhà In và Ṭa Soạn Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. C̣n hai cơ sở kia, Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ (VN: 1960-1975; US: từ 1977) và Trung Học Đồng Công Thủ Đức (1956-1975), có tính cách tông đồ nhiều hơn kinh doanh, lại càng thu nhập ít hơn nữa.

 

Vậy th́ Cha Thủ lấy tiền ở đâu ra để thực hiện các hoạt động tông đồ truyền giáo khác, hoàn toàn miễn phí, chẳng hạn như trường Toàn Mỹ ở khu vực truyền giáo Mỹ Chánh Qui Nhơn nghèo khổ (1957-1964, 1967-1970), trường Đồng Công ở Lương Sơn Phan Rí (1974-1975), trường Đồng Công ở Nhà Đá Phù Mỹ B́nh Định (1967-1970, 1973-1975), Cư Xá Rạng Đông cho sinh viên đại học Thụ Nhân ở Đà Lạt (1972-1975), Nhà Hưu Dưỡng cho các cha già ở Thủ Đức (từ 1957) v.v. Thế mà ngài vẫn làm được, chỉ hoàn toàn nhờ ḷng tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ.

 

Chính Cha Thủ đă bày tỏ về vấn đề này trong cuốn Lư Tưởng Thánh Đồng Công 1, trang 11-12, khi ngài thuật lại những ǵ xẩy ra lúc Ḍng của ngài mới dời từ Cù Lao Giêng về Thủ Đức năm 1955, như sau:

 

"Thật là Mẹ coi sóc chăm nom cho lũ trẻ của Mẹ rất chu đáo cả hồn lẫn xác. Mẹ quá rơ khi về tới Thủ Đức th́ trong túi chúng con chỉ c̣n độ hơn 30 vạn bạc, để vừa mua đất, vừa xây cất nhà cửa, vừa ăn uống tiêu pha cho hơn 150 người, c̣n tiền đâu mà xây cất khu Nhà Mẹ! Nguyên khu vực Nhà Mẹ phí tổn xây cất gỗ, tôn, xi măng, cát, v.v... đă phải mất tới 70, 80 vạn… Thế mà không những đủ tiền mua đất, 1- tiền kiến thiết khu vực Nhà Mẹ Thủ Đức, 2- kiến thiết nhà hưu dưỡng các Cha già, 3- kiến thiết khu trường học và kư túc xá Đồng Công, 4- tiền đào ao nuôi cá chép gây ngân quỹ…  mà không có một ân nhân nào hết, dù đạo dù đời, ngoại trừ chỉ có ḿnh Bà Mẹ Đồng Công Vô Nhiễm của chúng con thôi, Mẹ nhỉ”.

 

Về hiện tượng Chi Ḍng Đồng Công ở Hoa Kỳ, là một nhân chứng trong cuộc, tôi có thể nói rằng đó là hoa trái của ḷng tin tưởng của Cha Thủ vào Chúa và Đức Mẹ. Thật vậy, Ḍng Đồng Công là một hội ḍng (có thể nói duy nhất ở Việt Nam) đă “xuất hành - exodus“ hay “lên đường”, (hơn là chỉ “chạy loạn” thoát thân như mọi người), nhân cơ hội quốc biến vào cuối Thánh Tư Đen 1975, với mục đích rơ ràng là “để giữ lấy ḍng và để truyền giáo”, như chính nhóm anh em ḍng xuất ngoại bấy giờ ở nhà nghỉ mát của Ḍng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được vị sáng lập truyền lệnh theo lời khấn phải làm. (Xin xem cùng tập sách, phần hai: “Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo”, trang 59-96).

 

Bằng chứng hiển nhiên nhất cho chủ trương “lên đường” hay “xuất hành” hơn là “chạy loạn” này của anh em ḍng Đồng Công là ở chỗ: họ “lên đường” hay “xuất hành” từ đầu Tháng Tư 1975, chứ không phải cuối tháng, tuy bị kẹt cho tới cuối tháng mới đi được, và số anh em ḍng của họ hay “xuất hành” không phải là lẻ tẻ hay ít oi mà là đồng loạt với con số lên tới 170 cha thày cùng cộng sự viên, đông đến độ, không một gia đ́nh nào hay giáo xứ Mỹ nào dám đứng ra bảo trợ, ngoại trừ, theo ư Đấng Quan Pḥng Thần Linh hằng được Cha Thủ tin tưởng kư thác, một nhân vật lạ lùng đă dám cả gan “liều ḿnh” đứng ra bảo trợ là Đức Cha Bernard Law, một vị giám mục trẻ đang cai quản một giáo phận nghèo bấy giờ.

 

Riêng bản thân tôi, ḷng tin tưởng nơi Cha Thủ và của Cha Thủ đă tác động tôi mạnh mẽ nhất và sâu xa nhất, không thể nào quên được và không bao giờ quên được, phải kể đến việc ngài dám tôi đi “mang chuông đánh nước người”, đó là đến phục vụ Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt (1972-1974), khi Đức Cha Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền, giám mục giáo phận Đà Lạt Lâm Đồng bấy giờ ngỏ ư xin Cha Thủ sai người đến giúp, như ḍng đă làm như thế vào năm 1968-1970. Trong khi đó, tôi đang ở trong t́nh trạng lo cho ḿnh c̣n chưa xong, ở chỗ, tôi cần phải “đáp công chuộc tội” với ngài, những tội ngài v́ muốn kỹ lưỡng huấn thánh cho tôi, đă muốn tôi dứt khoát cải thiện, để tiếp tục theo đuổi Lư Tưởng Thánh của ngài và với ngài, (như tôi đă thuật lại trong tập sách trên đây, trang 136-148, chương “Cha Thủ – Linh Hướng Thánh”).

 

Trong đời tu của ḿnh, tôi chưa bao giờ từ chối ngài một điều ǵ, trái lại, c̣n xung phong làm bất cứ những ǵ ngài muốn, nhất là những việc ngài không t́m ra người, như việc làm bếp, làm vườn v.v. Thậm chí về việc làm bếp của tôi ở Trại Già Thiện Chí Thủ Đức (1968-1970), có lần ngài đă nói với một số anh em ḍng của tôi rằng “Tâm Phương làm bếp quỉ cũng không ăn được”, tôi vẫn hoàn toàn tuân phục ngài, khi ngài cần đến tôi, lại bảo tôi làm bếp vào những tháng cuối cùng ở Nhà Đá Qui Nhơn 1-3/1975, khi tôi đang dạy Việt Văn đệ nhị cấp và được học sinh khen là “thày dạy siêu”. Thậm chí trong cuộc hải hành xuất ngoại, tôi vẫn c̣n được cắt cử phụ giúp vấn đề phục vụ ăn uống cho anh em ḍng.

 

Thế mà, khi được ngài cho biết rằng ngài muốn tôi đi phục vụ tiểu chủng viện Simon Ḥa Đà Lạt, tôi đă mạnh bạo và chân thành xin ngài xét lại, v́ tôi chẳng những không có khả năng là bằng cấp như một số anh em khác (nhất là một số anh em đang học ở Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt gần ngay Tiểu Chủng Viện này), mà c̣n thiếu cả tư cách nữa, với những lầm lỗi đang cần phải cải sửa, chỉ sợ làm hư chuyện lớn của ḍng thôi, mang tiếng cho ngài. Chính ngài cũng cho tôi biết rằng “nhiều anh em đă can anh đừng cho em đi”, nhưng ngài đă trấn an tôi ngay rằng: “Nhưng em cứ đi. Chúa Mẹ sẽ giúp em. Cứ trông cậy vào các Ngài!”

 

Tuy nhiên, lợi dụng được ngài tin tưởng, và để sửa soạn cho một cuộc mạo hiểm, một sứ vụ đặc biệt chưa từng có trong đời tu này của ḿnh, tôi đă xin ngài viết tất cả những ǵ liên quan tới đời sống bé nhỏ thơ ấu thiêng liêng mà ngài đă biết tôi vẫn thích và theo đuổi ngay từ khi c̣n ở đệ tử viện Đồng Công, với biệt hiệu bằng Pháp ngữ của tôi bấy giờ là “Bébé de Marie”.

 

Quả nhiên, v́ lợi ích thiêng liêng của tôi, ngài đă đáp ứng lời chân thành nài xin rất chính đáng của tôi và khẩn thiết cho tôi. Nguyên văn bản viết tay của ngài, được kết bằng hàng chữ “Di Linh ngày 8/7/1972” kèm theo chữ kư Đaminh Thủ của ngài, tôi đă để lại tất cả bút kư về linh đạo quí báu này của ngài cho Chi Ḍng Đồng Công khi tôi trở lại trần gian năm 1982. Nhưng nội dung của những ǵ ngài viết đă được tôi sao chép lại cẩn thận và cũng đă tôi đích thân phổ biến ở hai tác phẩm: Trở Nên Như Trẻ Nhỏ” (năm 1994, trang 219-224) và “Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, CMC, Hạt Lúa Miến Mục Nát… Cho Mùa Thánh Đức Việt Nam” (năm 2007, trang 171-174). Ngoài ra, với vai tṛ là người soạn dọn của, với và cho Văn Pḥng Trung Ương Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại, tôi c̣n phổ biến những ǵ đáng gọi là “Luật Sống Bé Nhỏ” quí hóa này cả trong cuốn “Thủ Bản Đạo Binh Hồn Nhỏ Việt Nam Hải Ngoại” (năm 1999, trang 111-114).

 

“Luật Sống Bé Nhỏ” Cha Thủ viết cho tôi ấy, đối với tôi, như là một lời nhắc nhở rằng muốn tin tưởng vào Chúa - Mẹ th́ phải sống đơn sơ bé nhỏ “như trẻ thơ” (Mt 18:3). Sau này, khi sang Mỹ, bắt đầu tiếp tục sáng tác nhạc vào năm 1976, (bắt đầu sáng tác từ năm 1972 ở Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt), nhất là bộ nhạc chủ đề T́nh Ca Đời Tận Hiến 18 bài năm 1981, một loại nhạc chủ đề độc đáo đă được tác giả Bá Vũ Ly sáng tác và được thâu vào băng cassette, với tiếng hát đơn ca của Tâm Phương, (cùng với việc hợp tác của 4 em trai chơi các thứ nhạc cụ căn bản như một ban nhạc trong ca đoàn ở Oklahoma được tôi đặc trách vào mùa hè giúp xứ năm 1978 của tôi), một băng thánh ca đầu tiên chưa từng có xuất hiện ở hải ngoại không hát bởi ca đoàn hay bởi một nhóm hợp ca như từ trước tới bấy giờ, đă từng làm rung động nhiều tâm hồn giáo dân và tu tŕ thời bấy giờ. (Băng thánh ca chủ đề T́nh Ca Đời Tận Hiến này vẫn đang được lưu giữ trên mạng điện toán toàn cầu www.tinmungsusong.org, hay trong CD “Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ - Lư Tưởng Thánh Đồng Công” đă được phổ biến vào Tháng 7/2007 cùng với tập sách “Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, CMC, Hạt Lúa Miến Mục Nát… Cho Mùa Thánh Đức Việt Nam”). Và tôi đă bắt đầu chính thức thêm 3 mẫu tự “BVL” vào sau tên của tôi, “Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL”, từ tác phẩm thứ 12, “Trở Nên Như Trẻ Nhỏ” năm 1994.

 

Với nhiều tác phẩm sau đó và các bài viết sau đó, trên báo chí cũng như trên mạng điện toán toàn cầu, nhiều độc giả, trong đó có cả các vị linh mục và tu sĩ, rất thắc mắc về chung bản thân tác giả và riêng 3 mẫu tự “BVL” bí mật này và đều muốn biết chân tướng của tác giả và ư nghĩa của 3 mẫu tự mật mă ấy.

 

Điển h́nh gần đây nhất là dịp Ngày Thánh Mẫu 2009, có 2 vị linh mục ở Việt Nam sang Hoa Kỳ, một thuộc địa phận Nha Trang là Cha Nguyễn Thanh Vân, và một địa phận Phú Cường là Cha Trần Văn Phúc, trạc tuổi ngũ tuần, khi tôi trả lời cho các ngài (vào lần đầu gặp Cha Vân ở San Gabriel TGP/LA Chúa Nhật 19/7/2009 và Cha Phúc ở Đền Thánh Mẹ Dâng Con Corona California ngày Thứ Tư 5/8/2009) về tên của tôi, các ngài hết sức ngỡ ngàng nh́n tôi, rồi tự nhiên hô lên cùng một câu giống y như nhau: “Cao Tấn Tĩnh đây à…!”. “Vâng thưa cha, con đây!” Cha Phúc đă đột xuất thân t́nh kéo ngay tôi ra chụp h́nh lưu niệm với ngài. C̣n Cha Vân, tôi đă trả lời cha về 3 mẫu tự “BVL” để giải tỏa thắc mắc của ngài như sau: BVL không phải là 3 chữ tắt đă được một số cha (dịp Đại Hội Mục Vụ ở Houston Texas năm 1997) tán là “Bị Vợ La - Bỏ Vợ Lẽ “, mà là Bá Vũ Ly, và Bá Vũ Ly là âm của tiếng Latinh “Parvuli”, trong câu Chúa Giêsu vừa khuyên dụ vừa cảnh giác các tông đồ rằng: “Các con sẽ không được vào vương quốc của Thiên Chúa nếu các con không hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ - sicut parvuli”.

 

Quả thực, sau hai năm phục vụ ở Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt này, cái thành công của tôi không phải là được các tiểu chủng sinh đệ nhất cấp yêu kính và quyến luyến đến ngượng ngùng với các cha ở đó bấy giờ, nhờ tinh thần b́nh dân và phục vụ của Đồng Công nơi tôi. Cái thành công chính yếu nhất đối với tôi bấy giờ đó là ḷng tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ hơn bao giờ hết nơi tôi. V́ trước đó các Ngài đă cho tôi thấy rành rành là tôi không thể nào làm được việc này, vậy th́ những ǵ tôi làm được là do các Ngài làm nơi tôi và qua tôi, nhờ đức vâng lời của tôi đối với bề trên là Cha Thủ, và nhất là nhờ ḷng tin tưởng của Cha Thủ nơi Chúa và Đức Mẹ trong trường hợp của tôi. Như thế là tôi được trực tiếp thừa hưởng ḷng tin tưởng của Cha Thủ, hay nói cách khác, Cha Thủ đă sinh ra tôi nơi ḷng tin tưởng vào Chúa Mẹ của ngài từ bấy giờ.

Đúng thế, tôi đă được Cha Thủ tái sinh vào Ơn Gọi Nên Thánh nói chung và Lư Tưởng Thánh Đồng Công nói riêng từ đó. Để rồi, nhờ ḷng tin này, cho dù tôi không c̣n tiếp tục theo đuổi Lư Tưởng Thánh Đồng Công nữa, không c̣n là một Tâm Phương tu sĩ Đồng Công ngày nào nữa, tôi vẫn tiếp tục Sống Thánh Chứng Nhân qua các hoạt động tông đồ giáo dân của tôi ở ngoài đời, bằng chính ḷng tin tưởng vào Chúa và Đức Mẹ liên quan tới tinh thần Tận Hiến Đồng Công mà tôi được trực tiếp hấp thụ từ Cha Thủ, điển h́nh nhất là nơi việc phục vụ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima và chương tŕnh phát thanh Tin Mừng Sự Sống là những hoạt động tôi cảm thấy được kêu gọi tới thực hiện.

 

Phải thú thực là nhờ ḷng tin tưởng vào Chúa và Mẹ Maria, tôi đă làm được những ǵ ngoài sức tự nhiên của tôi, nhờ đó tôi lại càng tin tưởng vào các Ngài hơn, càng được lớn lên trong đời sống thiêng liêng, càng được dồi dào sinh lực thần linh cho các hoạt động tông đồ. Đó là lư do tôi hay nói với các đồng nghiệp tông đồ của ḿnh rằng “làm việc cho Chúa không sợ lỗ, v́ chính khi làm việc của Ngài chúng ta được Ngài thánh hóa vậy!”

 

 

 

Nội Dung

  

Nhập Đề……………………………………………………….3

 

Mở: Sáu Di Sản Đồng Công của Cha Thủ nơi tôi…………5

 

1- Di Sản Tôn Sùng Mẹ Maria Liên Quan tới Fatima….…9

 

2- Di Sản Tôn Sùng Đức Thánh Cha và Giáo Hội……….19

 

3- Di Sản Tin Tưởng Chúa-Mẹ với Tinh Thần Tận Hiến..27

3.1- Qua Phong Trào Thiếu Nhi Fatima…………………..37

3.2- Qua CT Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống……………..44

 

4- Di Sản Tinh Thần B́nh Dân Phục Vụ………………….49

4.1- Nơi Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt………………....58

4.2- Nơi Phong Trào Thiếu Nhi Fatima…………………..63

4.3- Nơi CT Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống……………..71

 

5- Di Sản Về Lời Chúa……………………………………...75

 

6- Di Sản Về Kinh Mân Côi………………………………...81

 

Kết : “Tất cả những ǵ tôi có được đều từ Cha Thủ…”…87