SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 


Phụng Vụ Lời Chúa Tuần XV Thường Niên Năm C và Lẻ


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Chúa Nhật 15 Quanh Năm Năm C

 

Bài Ðọc I: Ðnl 30, 10-14

"Lời ở sát bên các ngươi, để các ngươi thực thi".

Trích sách Ðệ Nhị Luật.

Môsê nói cùng dân chúng rằng: "Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người đã được ghi chép trong sách Luật này, hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng và hết linh hồn các ngươi. Thánh chỉ ta truyền cho các ngươi hôm nay không quá khó khăn cũng không quá sức các ngươi. Nó không phải ở đâu trên trời, để các ngươi có thể nói: 'Ai trong chúng tôi có thể lên trời mang luật xuống giảng cho chúng tôi nghe để chúng tôi thực hành được?' Nó cũng không phải ở bên kia biển, để các ngươi viện lẽ nói rằng: 'Ai trong chúng tôi có thể vượt biển, và mang nó về cho chúng tôi, để chúng tôi được nghe và thực hành điều đã truyền dạy?' Nhưng lời ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 68, 14 và 17. 30-31. 33-34. 36ab và 37

Ðáp: Các bạn khiêm cung, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh (c. 33).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi, xin nhìn đến tấm thân con. - Ðáp.

2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.

3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù. - Ðáp.

4) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Cl 1, 15-20

"Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.

Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài. Vì chưng, Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người. và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 10, 25-37

"Ai là anh em của tôi?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp:

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

Ðó là lời Chúa.

 

Image result for Lc 10, 25-37

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 


Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XV Thường Niên Năm C hôm nay là bài Phúc Âm trong đó Thánh Luca thuật lại dụ ngôn về Người Samaritanô nhân lành, một dụ ngôn được Chúa Giêsu dùng để giải đáp cho vấn nạn "ai là anh em của tôi?", được "một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu". Không biết nhân vật "thông luật" nào đó, bấy giờ, sau khi nghe dụ ngôn ấy, có hiểu ý Chúa Giêsu muốn nói hay muốn dạy hay chăng, khi Người khuyên nhủ ông rằng: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy" sau khi vì này trả lời câu Người hỏi vị ấy rằng: "Ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?", và đã được vị thông luật trả lời rất chính xác là "kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy".

Câu trả lời của nhân vật thông luật trong Bài Phúc Âm hôm nay là câu vị này tự trả lời cho vấn nạn do chính vị này đặt ra hỏi Chúa Giêsu. Đó là lý do dân Do Thái đã nghe thấy Moisen nhấn mạnh đến yếu tố kiến thức tự nhiên của con người có lương tri, một kiến thức của loài được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26), nên luôn tìm chân thiện mỹ, biết phân biệt lành dữ để có thể sống xứng đáng với tư cách của mình là một "nhân linh ư vạn vật", là một loài có tâm linh và đạo lý, chứ không phải chỉ thuần túy duy vật như loài cầm thú, một loài sống liên hệ với nhau và cảm nhận nhau như chính bản thân mình - ái nhân như kỷ hay yêu người như thể thương thân, một nguyên tắc căn bản về đạo lý, được gọi là luật vàng về luân lý của bất cứ con người nào còn sống theo lương tâm chân chính. Bài Đọc 1 hôm nay chất chứa những lời "Môsê nói cùng dân chúng rằng":

"Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người đã được ghi chép trong sách Luật này, hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng và hết linh hồn các ngươi. Thánh chỉ ta truyền cho các ngươi hôm nay không quá khó khăn cũng không quá sức các ngươi. Nó không phải ở đâu trên trời, để các ngươi có thể nói: 'Ai trong chúng tôi có thể lên trời mang luật xuống giảng cho chúng tôi nghe để chúng tôi thực hành được?' Nó cũng không phải ở bên kia biển, để các ngươi viện lẽ nói rằng: 'Ai trong chúng tôi có thể vượt biển, và mang nó về cho chúng tôi, để chúng tôi được nghe và thực hành điều đã truyền dạy?' Nhưng lời ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi".

Và chỉ có từ nền tảng căn bản ái nhân như kỷ này, con người mới có thể đạt tới tầm mức trọn lành hơn mà thôi. Bởi vì, tấm mức trọn lành hơn mới là tấm mức viên trọn của loài đã được Thiên Chúa dựng nên tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26), ở chỗ sống hiệp thông. Và tầm mức trọn lành của con người cũng chỉ tìm thấy nơi Đấng được vị tông đồ dân ngoại Phaolô nói với giáo đoàn Côlôsê trong Bài Đọc 1 hôm nay, đó là "Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài".

"Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình", và "
Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài", không phải chỉ có thế thôi, mà còn hơn thế nữa, như Thánh Phaolô đã nói thêm ở câu cuối cùng của Bài Đọc 1 hôm nay, một câu rất quan trọng để cho thấy tất cả những gì là trọn lành cao cả của chính Thiên Chúa được tỏ ra nơi Người, đó là: "Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người. Và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất". Có nghĩa là, qua Chúa Giêsu Kitô là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Thiên Chúa muốn con người chẳng những tuân giữ lề luật theo lương tâm và hợp với nhân bản làm người của họ, mà còn sống đức ái trọn hảo như Ngài nữa, như Ngài đã thực hiện với loài người ở nơi Chúa Giêsu Kitô.

Bởi thế, khi được nhân vật thông luật trong Bài Phúc Âm đặt câu hỏi với mình rằng "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời", Chúa Giêsu đã chỉ nhắc lại lề luật căn bản, khi "Người nói với ông: 'Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?'", và đã được vị này mau mắn thưa ngay với tất cả kiến thứ và thâm tín của mình là vị ấy đã đọc thấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Đúng thế, câu trả lời của nhân vật này chứng thực vị này là một nhà thông luật, bởi vị này đã nắm bắt được "toàn thể lề luật cùng các tiên tri đều qui vào hai giới răn ấy", như chính Chúa Giêsu đã minh định với một luật sĩ đã hỏi Chúa Giêsu để thử thách Người rằng: "Trong lề luật đâu là giới răn quan trọng nhất?" (Mathêu 22:35,40).

Tuy nhiên, luật lệ là như thế, nhưng không phải chỉ để "đọc" mà phải mang ra áp dụng thực hành nữa mới được. Vấn đề thực hành thực sự là không phải chuyện dễ đã đành mà còn phải hiểu rõ ràng nữa mới có thể áp dụng thực hành đúng như ý muốn của Đấng ban bố lề luật, nhờ đó mới nên trọn lành như Ngài muốn. Có thế nói hai giới răn cao trọng nhất này là những gì bất khả phân ly, ở chỗ, một khi con người "thương mến anh em như chính mình" là dấu chứng tỏ họ thực sự "yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn", hay ngược lại, một khi con người ta "yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn" được chứng thực nơi việc họ "thương mến anh em như chính mình", một việc ái nhân như kỷ xuất phát từ chính tấm lòng kính mến Thiên Chúa của họ, Đấng yêu thương họ thế nào thì họ cũng phải yêu thương anh chị em của họ như thế: "thương mến anh em như chính mình" đã được Thiên Chúa yêu thương, chứ không phải như chính mình yêu mình ở tầm mức công bằng, đừng làm gì cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình, hay ngược lại, hãy làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình.

Đó là lý do mới có dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, một dụ ngôn để giải đáp cho vấn nạn của nhân vật thông luật hỏi Chúa Giêsu rằng "ai là anh em của tôi?", một dụ ngôn cho thấy người "anh em của tôi" không phải là những ai do tôi chọn lựa hợp với ý của tôi, những người tôi thích, những ai thích tôi, những người theo tôi, những ai thân nhân hay thân hữu của tôi v.v., mà là tất cả mọi người không trừ ai, nhất là những ai xa lạ và khốn nạn trong xã hội loài người của tôi, thành phần tôi không thể nào yêu thương họ và hy sinh cho họ nếu tôi tiếp tục còn khuynh hướng lựa chọn đối tượng yêu "ai là anh em của tôi?", cho đến khi tôi trở thành một con người quốc tế (universal person), một con người công giáo (catholic person), một con người không còn là mình nữa mà là tha nhân, ở chỗ, tôi phải là anh em của mọi người chứ không bắt mọi người phải là anh em của tôi, nghĩa là một con người biết trở nên mọi sự cho mọi người, như Người Samaritanô Nhân Lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, một nhân vật dụ ngôn hoàn toàn phản ảnh Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà "Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người".

Thật vậy, Chúa Kitô "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình", Đấng "Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người", nhờ đó những ai sống theo gương mẫu của Người thì đạt đến tầm mức Thiên Chúa, tầm múc đức ái trọn hảo "như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), cũng là Đấng "xót thương" (Luca 6:36), như được diễn tả nơi Người Samaritanô Nhân Lành trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay, một dụ ngôn có thể nói bao gồm tất cả Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

 

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

 

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp" đây, theo ý nghĩa toàn bộ của dụ ngôn này, chính là loài người bỏ Chúa (Giêrusaalem là nơi Chúa ngự) mà sống theo tự nhiên trần thế (ám chỉ nơi hình ảnh thành Giêricô), nên đã "bị rơi vào tay bọn cướp" là ma quỉ, một "tên gian trá và là cha của những gì là dối trá... tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44): "chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết", tình trạng con người sau nguyên tội vô cùng đáng thương và rất cần phải được cứu chữa bởi chính Lòng Thương Xót Chúa và cũng chính là đối tượng vô cùng xứng hợp của Lòng Thương Xót Chúa vô biên. Chính vì thế mới xuất hiện "một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương".

 

"Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc". Tác hành của nhân vật "động lòng thương" này chính là tác hành của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, Vượt Qua và Cánh Chung, nên có thể nói tác hành ấy bao gồm tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho con người và nơi con người bị vướng mắc nguyên tội.

 

Trước hết, Người "lại gần" bằng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh của Người. Sau đó, Người đã "băng bó những vết thương", bằng cách chấp nhận những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta nơi nhân tính vô tội của Người (xem Isaia 53:4; Mathêu 8:17). Tiếp tới, Người đã "xức dầu và rượu" là tái sinh họ bởi trên cao bằng "nước và Thần Linh" (Gioan 3:3-5). Chưa hết, Người còn "đỡ nạn nhân lên lưng lừa của mình" nghĩa là được ở vào chính vị thế của Người, tức Người "ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12) cùng với Người. Sau hết, họ còn được Người "đưa về quán trọ" là Giáo Hội, nơi họ tiếp tục được chữa lành bằng 2 bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Thánh, ám chỉ "2 quan tiền" Người trao cho chủ quán, để quán trọ Giáo Hội này liên tục "săn sóc" cho họ, trong thời gian họ đang hành trình đức tin với Giáo Hội lữ hành trên trần thế, vẫn còn có thể sa phạm, cần được chữa lành cho đến "khi trở về" của Người "trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết".

 

Trước lòng thương xót Chúa vô cùng bao la cao cả và nhưng không như thế, những tâm hồn nào nhận biết Người và cảm nhận được lòng thương xót của Người không thể nào không than lên với tất cả tâm tình thấm thía của Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi, xin nhìn đến tấm thân con.

2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân.

3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.

4) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư.

 

 

 

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 1, 8-14. 22

"Chúng ta hãy đàn áp Israel, kẻo nó sinh sản ra nhiều".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, nhà vua mới lên ngôi cai trị nước Ai-cập, ông không biết Giuse, nên nói với dân chúng rằng: "Kìa, dân tộc con cái Israel nhiều và hùng mạnh hơn chúng ta. Nào, chúng ta hãy khôn khéo đàn áp chúng, kẻo chúng gia tăng lên nhiều. Và nếu xảy ra chiến tranh, chúng sẽ tiếp tay quân thù đánh lại chúng ta, rồi rút lui khỏi xứ chúng ta".

Vậy vua truyền lệnh cho các trưởng dịch bắt họ làm việc cực nhọc hơn, bắt họ xây những thành Phithom và Ramsê làm kho tàng cho Pharaon. Nhưng người ta càng đàn áp họ, thì họ lại càng sinh sản và bành trướng nhiều hơn. Các người Ai-cập càng ghen ghét con cái Israel và càng bắt họ làm việc khổ cực hơn. Người ta làm cho đời sống họ thêm cay cực, bắt họ làm những việc nặng nhọc, nhồi đất, đúc gạch và làm mọi công việc đồng áng. Bấy giờ vua Pharaon truyền lệnh cho toàn dân của vua rằng: "Bất cứ con trai (Do-thái) nào mới sinh, thì hãy ném nó xuống sông, chỉ để lại những trẻ gái mà thôi".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 123, 1-3. 4-6. 7-8

Ðáp: Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa (c. 8a).

Xướng: 1) Nếu như Chúa không che chở chúng tôi - Israel hãy xướng lên - nếu như Chúa không che chở chúng tôi, khi thiên hạ cùng chúng tôi gây hấn, bấy giờ người ta đã nuốt sống chúng tôi rồi, khi họ bầng bầng giận dữ chúng tôi. - Ðáp.

2) Bấy giờ nước cả đã lôi cuốn mất, trào lưu đã ngập lút con người chúng tôi; bấy giờ sóng cả kiêu hùng đã ngập lút chúng tôi! Chúc tụng Chúa vì Người đã không để chúng tôi nên mồi trao đưa vào răng chúng. - Ðáp.

3) Hồn chúng tôi như cánh chim non thoát khỏi lưới dò của người gài bẫy bắt chim. Lưới dò đã đứt gãy, và chúng tôi đã thoát thân. Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Ðấng tạo thành trời đất! - Ðáp.

 

Alleluia: 1 Sm 3, 9

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 10, 34 - 11, 1

"Thầy không đến để đem hòa bình, nhưng đem gươm giáo".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.

Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu".

Sau khi Chúa Giêsu truyền dạy xong các điều ấy cho mười hai tông đồ, Người rời khỏi đó để đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành phố của các ông.

Ðó là lời Chúa.

 

Image result for Mt 10, 34 - 11, 1

sự sống gươm giáo



Bài Phúc Âm cho Thứ Hai Tuần XV Thường Niên là bài phúc âm tiếp theo loạt bài phúc âm của Thánh ký Mathêu về huấn từ sai đi của Chúa Giêsu với 12 tông đồ. Bài phúc âm hôm nay là phần cuối cùng của bài huấn từ sai đí ấy, một phần huấn từ bao gồm 2 điểm chính yếu liên quan đến "gươm giáo" và "bát nước".
"Gươm giáo": "Các con chớ tưởng rằng Thầy đến để mang hoà bình cho thế gian: Thầy không đến để đem hoà bình, nhưng đem gươm giáo. Vì chưng, Thầy đến để gây chia rẽ con trai với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ chồng mình: và thù địch của người ta lại là chính người nhà mình. Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó".

"Bát nước": "Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy, và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu".
Trước hết về "gươm giáo". Nếu chúng ta chỉ lấy nguyên câu Chúa Giêsu nói ở ngay đầu bài phúc âm hôm nay: "Thầy không đến để đem hòa bình, nhưng đem gươm giáo", thì chắc chắn Người là tên phản kitô, vì giáo huấn của Người chất chứa những gì là phản nhân bản, chia rẻ, vô luân thường đạo lý. Thế nhưng, căn cứ vào ý tưởng của toàn đoạn văn, Người quả là chí lý khi khẳng định một câu nói lạ lùng hầu như lạc giáo như thế. Và nhất là căn cứ vào ý nghĩa Thánh Kinh của "gươm giáo" là chính Lời Chúa "sắc hơn gươm hai lưỡi" (xem Do Thái 4:12).

Ở chỗ, Chúa Giêsu quả thực hoàn toàn không chủ ý gây ra chia rẽ giữa con người với nhau, nhưng giáo huấn của Người và tinh thần của Người tự bản chất vượt lên trên tất cả những gì là tự nhiên, nếu không muốn nói là những gì phản tự nhiên theo cảm nhận chủ quan nơi nhiều người: "
Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy. Kẻ nào yêu con trai con gái hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy", khiến họ không thể nào chấp nhận được bất cứ ai, thậm chí là thành phần thân nhân ruột thịt của họ: "thù địch của người ta lại là chính người nhà mình", muốn sống theo giáo huấn và tinh thần ngược đời của Người: "Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó".
Sau nữa về "bát nước". Bởi thế, trước những con người sống theo giáo huấn và tinh thần của Chúa Kitô có vẻ lập dị điên khùng như vậy mà vẫn tiếp nhận họ thì phải kể là những ai tiếp nhận họ phải có một đức tin mãnh liệt, bởi những người tiếp nhận này đã nhận ra Người nơi thành phần thừa sai của Người: "Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy", và chính vì thế họ đáng được tưởng thưởng xứng đáng, cho dù so với công sức của thành phần thừa sai được họ tiếp nhận thì việc họ tiếp nhận ấy chẳng đáng là bao, chẳng khác gì như một "bát nước lã" vậy thôi: "Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con: người ấy không mất phần thưởng đâu". Tại sao? Bởi vì: "Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính". 
"Sự sống gươm giáo" theo chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay cũng được thể hiện nơi bài đọc một cùng ngày, một bài đọc được trích từ Sách Xuất Hành cho thấy dân Do Thái, sau một thời gian dài hơn 400 năm sinh sống bên Ai Cập từ ngày Giuse làm tể tướng ở đất nước này đã cứu cả dân Ai Cập lẫn các dân trong vùng, bao gồm cả đại gia đình tổ phụ Giacóp khỏi nạn đói kém, đã bắt đầu trải qua một cuộc thử thách đầy gian nan khốn khổ để ngăn đà phát triển về dân số của họ, như bài đọc 1 thuật lại: 

"Trong những ngày ấy, nhà vua mới lên ngôi cai trị nước Ai-cập, ông không biết Giuse, nên ...  vua truyền lệnh cho các trưởng dịch bắt họ làm việc cực nhọc hơn, bắt họ xây những thành Phithom và Ramsê làm kho tàng cho Pharaon. Nhưng người ta càng đàn áp họ, thì họ lại càng sinh sản và bành trướng nhiều hơn. Các người Ai-cập càng ghen ghét con cái Israel và càng bắt họ làm việc khổ cực hơn. Người ta làm cho đời sống họ thêm cay cực, bắt họ làm những việc nặng nhọc, nhồi đất, đúc gạch và làm mọi công việc đồng áng. Bấy giờ vua Pharaon truyền lệnh cho toàn dân của vua rằng: 'Bất cứ con trai (Do-thái) nào mới sinh, thì hãy ném nó xuống sông, chỉ để lại những trẻ gái mà thôi'".

 

Thế nhưng, như biến cố Giuse bị các anh thù ghét âm mưu sát hại đã được Thiên Chúa là Đấng quan phòng thần linh biến thành sự lành cho dân tộc được Ngài tuyển chọn thế nào, trong biến cố dân Do Thái ở Ai Cập bị cả vua lẫn dân Ai Cập cố ý tìm cách đầy đọa họ cũng không ngoài ý Đấng đã hứa với Tổ Phụ Giacóp (trong bài đọc 1 Thứ Sáu tuần trước) trước khi đại gia đình của vị tổ phụ này sang Ai Cập lánh nạn đói: 


"Ta là Thiên Chúa rất hùng mạnh của cha ngươi, nên ngươi đừng sợ, hãy xuống xứ Ai-cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc vĩ đại. Ta sẽ xuống đó với ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về, (sau khi) tay Giuse đã vuốt mắt cho ngươi" (Khởi Nguyên 46:3-4).
Việc đại gia đình của tổ phụ Giacóp di dân sang Ai Cập và sống ở Ai Cập là vì niềm tin, tin vào Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, vị Thiên Chúa luôn thủy chung, không bao giờ bỏ rơi họ, nhất là khi xẩy ra những biến cố khiến họ phải khốn cùng và kêu lên cùng Đấng duy nhất có thể cứu họ, Đấng duy nhất họ tin tưởng, cũng là Đấng muốn sử dụng hay lợi dụng chính những lúc con người cùng khổ bất lực để tỏ mình ra cho họ làm họ càng tin vào Ngài hơn nữa, như tâm tình đầy xác tín của bài Đáp Ca hôm nay:

1) Nếu như Chúa không che chở chúng tôi - Israel hãy xướng lên - nếu như Chúa không che chở chúng tôi, khi thiên hạ cùng chúng tôi gây hấn, bấy giờ người ta đã nuốt sống chúng tôi rồi, khi họ bầng bầng giận dữ chúng tôi. 

 

2) Bấy giờ nước cả đã lôi cuốn mất, trào lưu đã ngập lút con người chúng tôi; bấy giờ sóng cả kiêu hùng đã ngập lút chúng tôi! Chúc tụng Chúa vì Người đã không để chúng tôi nên mồi trao đưa vào răng chúng. 

 

3) Hồn chúng tôi như cánh chim non thoát khỏi lưới dò của người gài bẫy bắt chim. Lưới dò đã đứt gãy, và chúng tôi đã thoát thân. Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh Chúa, là Đấng tạo thành trời đất! 

Ngày 15: 1. Thánh Bonaventura, Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh

Thánh Bonaventura - Cuộc đời và con người (ĐTC Biển Đức XVI)

Thứ Ba sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 2, 1-15a

"Bà đặt tên cho trẻ là Môsê, vì vớt nó dưới nước lên; và khi đã khôn lớn Môsê đi thăm anh em".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, có một người đàn ông thuộc nhà Lêvi đi cưới vợ cũng trong chi tộc mình. Nàng mang thai và sinh hạ một con trai. Thấy con trẻ khôi ngô tuấn tú, nàng giấu kín trong ba tháng. Khi thấy không thể nào giấu kín được nữa, nàng liền lấy chiếc thúng trét nhựa thông, rồi bỏ đứa trẻ vào trong, đem thả trong đám sậy ở bờ sông. Chị đứa bé đứng xa xa để quan sát sự việc xảy ra thế nào.

Bấy giờ có công chúa con Pharaon xuống tắm dưới sông, còn các nữ tỳ đi bách bộ theo bờ sông. Khi thấy cái thúng mây ở giữa bụi sậy, nàng sai một nữ tỳ xuống vớt lên, vừa mở ra, thấy một trẻ nam nằm khóc trong đó, nàng thương hại và nói: "Ðây là đứa trẻ Do-thái". Bấy giờ chị đứa trẻ thưa với công chúa rằng: "Bà có muốn tôi đi tìm cho bà một phụ nữ Do-thái có thể nuôi đứa trẻ này không?" Công chúa đáp: "Ði tìm đi". Chị đứa trẻ liền đi kêu mẹ nó. Công chúa Pharaon nói với mẹ đứa trẻ rằng: "Chị hãy lãnh nuôi đứa trẻ này giùm tôi, tôi sẽ trả công cho chị". Chị ta liền nhận nuôi đứa trẻ, và khi nó lớn lên, thì đem đến cho công chúa Pharaon. Công chúa nhận đứa trẻ làm con nuôi, đặt tên cho nó là Môsê và nói: "Vì tôi đã vớt nó dưới nước lên".

Trong những ngày ấy, Môsê đã khôn lớn, liền đi thăm anh em mình, người thấy họ cơ cực, và thấy một người Ai-cập đang hành hung một người Do-thái là anh em của mình. Sau khi đã nhìn qua nhìn lại, không thấy ai, Người liền hạ sát tên Ai-cập và vùi thây dưới cát. Hôm sau, người đi ra, thấy hai người Do-thái đang đánh lộn với nhau, người bảo kẻ có lỗi rằng: "Tại sao anh đánh người bạn của anh?" Anh ta trả lời: "Ai đã đặt anh làm lãnh tụ và quan án xét xử chúng tôi? Anh cũng muốn giết tôi như anh đã giết người Ai-cập hôm qua sao?" Môsê lo sợ và nói: "Việc này người ta đã hay biết rồi sao?"

Pharaon nghe biết câu chuyện, liền tìm giết Môsê. Nhưng Môsê đã lánh mặt nhà vua, trốn sang xứ Mađian.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 68, 3. 14. 30-31. 33-34

Ðáp: Các bạn khiêm cung, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh (x. c. 33).

Xướng: 1) Tôi bị dìm trong hố bùn lầy, không có chỗ để đặt chân nương tựa. Tôi bị rơi trong đầm sâu nước lớn, và ba đào đang lôi cuốn thân tôi. - Ðáp.

2) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. - Ðáp.

3) Phần con, con đau khổ cơ hàn; lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. - Ðáp.

4) Các bạn khiêm cung hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 11, 20-24

"Trong ngày phán xét, Tyro và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối: "Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.

"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".

Ðó là lời Chúa.

 

Related image

sự sống vớt lên

Bài Phúc Âm cho Thứ Ba trong Tuần XV Thường Niên hôm nay chất chứa chính những lời "Chúa Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà không chịu sám hối", và trong lời vừa có tính cách cảnh cáo vừa khiển trách này, Người đã so sánh tính cách trầm trọng của "các thành" này là Corazain, Bethsaida  Capharnaum với những thành đã bị trừng phạt trong Cựu Ước như Tyro, Sidon và Sodoma:

"Hỡi Corozain, khốn cho ngươi! Hỡi Bethsaiđa, khốn cho ngươi! Vì nếu đã xảy ra tại Tyrô và Siđon các phép lạ diễn ra nơi các ngươi, thì họ đã mặc áo nhặm, rắc tro mà ăn năn hối cải từ lâu rồi. Nên Ta bảo các ngươi: Trong ngày phán xét, Tyrô và Siđon sẽ được xét xử khoan dung hơn các ngươi.

 

"Còn ngươi, hỡi Capharnaum, chớ thì ngươi nhắc mình lên tận trời sao? Ngươi sẽ phải rơi xuống địa ngục, vì nếu các phép lạ diễn ra giữa ngươi mà xảy ra tại Sôđôma, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vậy Ta bảo thật các ngươi: Trong ngày phán xét, Sôđôma sẽ được xét xử khoan dung hơn ngươi".

 

Căn cứ vào lời cảnh báo và khiển trách có vẻ dữ dội trên đây của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề được đặt ra ở đây là: 

 

1- Nếu Chúa Giêsu biết trước rằng các thành ở trong Cựu Ước xưa, như Tyro, Sidon và Sodoma mà được xem thấy phép lạ Người làm như ở Corozain, Bethsaida hay Capharnaum, họ đã ăn năn sám hối, để khỏi bị trừng phạt thì tại sao bấy giờ Thiên Chúa không làm phép lạ để cứu các thành ấy; 

 

2- Ngược lại, nếu Người đã biết trước rằng các thành được thấy các phép lạ Người làm vào thời của Người sẽ bị trừng phạt nặng hơn những thành đã bị trừng phạt trước đó thì tại sao Người vẫn cứ mất công vô ích làm phép lạ ở những thành ấy chứ?

 

Câu trả lời đó là nếu ai được trao bao nhiêu nén ân sủng, 2 nén, 5 nén hay 10 nén, chỉ cần sinh lời gấp trăm là đủ, tức là 2 nén cần sinh lợi 2 nén, 5 nén cần sinh lợi 5 nén và 10 nén cần sinh lợi 10 nén (xem Mathêu 25:14-23), thì ai không chấp nhận ân sủng hay không làm cho ân sủng sinh lợi cũng bị xét xử và trừng phạt tùy theo tội trạng và hoàn cảnh của họ (xem Luca 12:47-48): "Người tôi tớ nào biết ý chủ mình mà không sẵn lòng làm theo sẽ bị đòn nặng hơn... Càng được trao phó nhiều thì càng bị đòi nhiều", như các thành ở vào thời Chúa Giêsu được thấy các phép lạ Người làm tất nhiên phải nhận biết Người hơn mới phải, và vì không nhận biết nên sẽ hứng chịu luận phạt cân xứng. 

 

Vì Thiên Chúa không làm phép lạ ở các thành bị phạt trong Cựu Ước nên Người đã không trừng phạt họ nặng nề như các thành được thấy phép lạ trong thời Chúa Giêsu. Thật ra Người có làm phép lạ ở thành Sodoma đấy chứ, đó là thành này như một bãi bùn lầy tội lỗi đã chứng kiến thấy một bông sen công chính là Lot "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Biết đâu việc Thiên Chúa ra tay trừng phạt các thành ấy ngay ở đời này đã làm cho nhiều tội nhân trong các thành ấy bấy giờ đã tỏ lòng thống hối ăn năn trước khi chết vì thấy án phạt tỏ tường Thiên Chúa giáng xuống để trừng trị tội lỗi của họ. Còn các thành được thấy phép lạ của Chúa Giêsu, tuy không bị trừng phạt một cách tỏ tường và công khai cả thành như các thánh trước kia ấy, cũng sẽ bị trừng phạt một cách nào đó xứng với tội lỗi của họ.

 

Đúng thế, cho dù có "trừng phạt" con người tội lỗi, Vị Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu cũng chỉ sử dụng những đau khổ, thậm chí cả chết chóc, để cảnh báo con người và làm cho con người nhận biết Ngài để cuối cùng được cứu độ mà thôi, chứ không bao giờ muốn tận diệt con người hay vui thú khi thấy con người bị đời đời hư đi. Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan muốn lợi dụng tất cả mọi sự, dù tốt hay xấu, để tỏ mình ra cho con người, để họ nhận biết Ngài mà được sự sống thần linh của Ngài. 

 

Trong trường hợp khốn cùng của dân Do Thái ở Ai Cập, tuy không phải do tội lỗi của họ, như sau này, trong cuộc hành trình băng qua sa mạc vào Đất Hứa, hay khi họ sống trong Đất Hứa cho đến khi bị lưu đầy, mà do lòng người Ai Cập từ vua đến dân không muốn cho họ phát triển nên đã đầy đọa họ, nhưng Thiên Chúa lại lợi dụng hoàn cảnh này của dân được Ngài tuyển chọn để chẳng những tỏ mình ra cho họ như là vị Thiên Chúa Cứu Độ mà còn qua họ tỏ cho cả dân ngoại Ai Cập biết quyền toàn năng làm chủ mọi sự của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của dân Do Thái cũng là Vị Thiên Chúa trời đất của mọi dân nước, Đấng làm chủ lịch sử của loài người. 

 

Đó là lý do trong bài đọc 1 chúng ta thấy Thiên Chúa đã cho xuất hiện một Moisen, một bé trai Do Thái, vị cứu tinh tương lai của dân Do Thái, chẳng những không bị bóp mũi chết như lệnh của vua, mà còn được chính công chúa của vua nuôi dưỡng khôn lớn một cách an toàn ngay trong hoàng cung Ai Cập: "Công chúa nhận đứa trẻ làm con nuôi, đặt tên cho nó là Moisen và nói: 'Vì tôi đã vớt nó dưới nước lên'", cho đến khi lánh nạn sang Midian vì bị lộ chân tướng của mình: "Pharaoh nghe biết câu chuyện liền tìm giết Moisen. Nhưng Moisen đã lánh mặt nhà vua mà trốn sang xứ Madian".

 

Bài Đáp Ca hôm nay dường như chất chứa tâm tưởng và tình trạng của riêng Moisen và của chung dân Do Thái trước khi được Thiên Chúa tuyển chọn và ra tay giải thoát.

 

1) Tôi bị dìm trong hố bùn lầy, không có chỗ để đặt chân nương tựa. Tôi bị rơi trong đầm sâu nước lớn, và ba đào đang lôi cuốn thân tôi. 

 

2) Nhưng lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa. Ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. 

 

3) Phần con, con đau khổ cơ hàn; lạy Chúa, xin gia ân phù trợ, bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân. 

 

4) Các bạn khiêm cung hãy nhìn coi và hoan hỉ; các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.

 




Thứ Tư sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 3, 1-6. 9-12

"Chúa hiện ra trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc gia là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: "Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi?"

Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: "Môsê, Môsê!" Ông thưa: "Dạ con đây!" Chúa nói: "Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh". Chúa lại nói: "Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp". Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa.

Chúa phán với ông: "Tiếng kêu van của con cái Israel đã thấu đến Ta; Ta đã thấy họ bị người Ai-cập hà hiếp khổ cực. Bây giờ ngươi hãy lại đây, và Ta sai ngươi đến Pharaon, để ngươi dẫn đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi Ai-cập".

Môsê thưa cùng Thiên Chúa rằng: "Con là ai mà dám ra trước mặt Pharaon và dẫn đưa con cái Israel ra khỏi Ai-cập?" Chúa bảo ông: "Ta sẽ ở cùng ngươi; và cứ dấu này mà biết Ta đã sai ngươi: Khi ngươi dẫn đưa dân Ta ra khỏi Ai-cập, thì ngươi hãy tế lễ Thiên Chúa trên núi này".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7

Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.

2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. - Ðáp.

3) Chúa thi hành những việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 94, 8ab

Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 11, 25-27

"Chúa đã giấu không cho những người khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".

Ðó là lời Chúa.

 

Related image


sự sống bé mọn
Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư tuần XV Thường Niên, thuật lại lời Chúa Giêsu nguyện cầu chúc tụng dâng lên Cha của Người liên quan đến mạc khải thần linh, bao gồm thành phần xứng hợp với mạc khải thần linh này và tác nhân thực hiện mạc khải thần linh này: 
"Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".
Thành phần xứng hợp với mạc khải thần linh: Trong lời nguyện cầu chúc tụng này, Chúa Giêsu đã xác định rõ thành phần xứng hợp với mạc khải thần linh này không phải là "những người hiền triết và khôn ngoan", mà là "những kẻ bé mọn". Tại sao thế?
Tại vì mạc khải thần linh là những gì siêu việt, những gì liên quan đến đức tin siêu nhiên, vượt lên trên (hơn là phản nghịch với) kiến thức tự nhiên của con người, đến độ cho dù con người có khôn ngoan thông thái đến thế nào đi nữa thì tự mình họ cũng chẳng có thể nào nắm bắt và thấu hiểu được những gì Thiên Chúa muốn mạc khải cho biết. Nhất là đối với những kẻ tự cao tự đại cho mình là thày đời như thành phần luật sĩ và biệt phái trong dân Do Thái. 
Tác nhân thực hiện mạc khải thần linh: Đó là chính Con, Đấng đã đến "để tỏ Cha ra" (Gioan 1:18). Thật vậy, "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), trong khi con người là thụ tạo vừa hữu hình lại hữu hạn, không thể nào biết được Thiên Chúa là ai và như thế nào, nếu không được Con tỏ ra cho: "không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho". Đó là lý do, "không ai có thể thấy vương quốc của Thiên Chúa nếu không được tái sinh từ trên cao" (Gioan 3:3), vì "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt, cái gì sinh bởi Thần Linh là thần linh" (Gioan 3:6). 
Đúng thế, chính vì con người không thể lên trời để biết được một cách chính xác Thiên Chúa là ai và như thế nào mà đích thân Thiên Chúa tự giáng làm người nơi "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), nơi Đấng "tuy danh phận là Thiên Chúa nhưng.... đã tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi mọn..." (Philiphê 2:6-7). Bởi thế, chỉ có "những kẻ bé mọn" như Người và với Người mới có thể nhận ra Người, Đấng cũng chính là mạc khải thần linh của Thiên Chúa, như nhiều trường hợp xẩy ra trong thành phần bình dân đại chúng đã được các Phúc Âm thuật lại.
Trong bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, chúng ta thấy Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho một con người tầm thường, sống thân phận lưu lạc, "chăn chiên cho ông nhạc gia là Jethro, tư tế xứ Midian", chẳng biết tương lai đi về đâu, đó là Moisen, một nhân vật đã cảm thấy bất xứng và bất lực trong sứ vụ được Thiên Chúa trao phó, như chính chàng đã thú nhận trong bài đọc 1 hôm nay: "Con là ai mà dám ra trước mặt Pharaon và dẫn đưa con cái Israel ra khỏi Ai-cập?" 
Vị "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", tức là Vị Thiên Chúa đã lập giao ước với tổ phụ dân Do Thái của Ngài này chẳng những tỏ mình ra cho riêng Moisen mà còn qua chàng tỏ mình ra cho chung dân Do Thái là "những kẻ bé mọn" đang ở trong tình trạng làm nô lệ cho dân Ai Cập, khi Ngài ra tay toàn năng giải thoát họ: "Tiếng kêu van của con cái Israel đã thấu đến Ta; Ta đã thấy họ bị người Ai-cập hà hiếp khổ cực. Bây giờ ngươi hãy lại đây, và Ta sai ngươi đến Pharaon, để ngươi dẫn đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi Ai-cập".
Bài Đáp Ca hôm nay như âm vang lời chúc tụng của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm về đức công minh của Thiên Chúa, một đức công minh phản ảnh tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài đối với "những kẻ bé mọn", bằng việc tỏ mình ra cho họ, như Ngài đã từng làm với Moisen và dân Do Thái, cả hai được câu Đáp Ca thứ 3 nhắc tới:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.

 

3) Chúa thi hành những việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Moisen được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. 

 



Thứ Năm sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 3, 13-20

"Ta là Ðấng tự hữu. Ðấng tự hữu sai tôi đến với anh em".

Trích sách Xuất Hành.

(Khi nghe tiếng Thiên Chúa phán ra từ giữa bụi gai), Môsê thưa với Người rằng: "Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ có hỏi con "Tên Người là gì", con sẽ nói sao với họ?" Thiên Chúa nói với Môsê: "Ta là Ðấng Tự Hữu". Chúa nói: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em".

Thiên Chúa lại nói với Môsê: "Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em. Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ. Ngươi hãy đi họp các kỳ lão Israel lại và bảo họ rằng: Chúa là Thiên Chúa tổ phụ anh em, là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac và Thiên Chúa Giacóp hiện ra với tôi và phán rằng: Ta đã thăm viếng các ngươi, Ta đã thấy tất cả những sự ngược đãi đối với các ngươi trong đất Ai-cập, nên Ta nói rằng: Ta sẽ dẫn đưa các ngươi khỏi cảnh khốn khó ở Ai-cập, mà đem vào đất Canaan, Hêthê, Amorrha, Phêrêzê, Hêvê và Giêbusa, là đất chảy đầy sữa và mật.

"Chúng sẽ nghe lời ngươi. Vậy ngươi và các kỳ lão Israel hãy đi đến vua Ai-cập và tâu cùng vua rằng: Chúa là Thiên Chúa người Do-thái đã gọi chúng tôi. Chúng tôi phải đi ba ngày đàng lên nơi hoang địa, để tế lễ Chúa là Thiên Chúa chúng tôi.

"Nhưng Ta biết rằng vua Ai-cập sẽ không để cho các ngươi ra đi đâu, trừ khi ra tay hùng mạnh. Vì thế Ta sẽ giơ tay ra đánh phạt Ai-cập bằng những phép lạ mà Ta sẽ làm giữa họ. Khi đó, vua mới để cho các ngươi đi".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 104, 1và 5. 8-9. 24-25. 26-27

Ðáp: Tới muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước (c. 8a).

Hoặc đáp: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Người; hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm, những phép lạ, và những điều miệng Người phán quyết. - Ðáp.

2) Tới muôn đời Người vẫn nhớ lời minh ước, lời hứa mà Người đã an bài tới muôn thế hệ, lời minh ước Người đã ký cùng Abraham, lời thề hứa Người đã thề với Isaac. - Ðáp.

3) Chúa đã khiến dân Người sinh sản rất đông, và làm cho họ uy dũng hơn cả quân thù. Người đã đổi lòng chúng để chúng ghét dân Người, và đối xử gian ngoan với các tôi tớ của Người. - Ðáp.

4) Bấy giờ Người đã sai Môsê là tôi tớ của Người và Aaron mà Người đã chọn. Các ông thực hiện những phép lạ của Người giữa bọn chúng, và những điều kỳ diệu trong lãnh thổ họ Cam. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 27

Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 11, 28-30

"Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".

Ðó là lời Chúa.


Related image

sự sống mệt mỏi

Bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần XV Thường Niên hôm nay là bài phúc âm tiếp ngay sau bài phúc âm hôm qua, như thể Người kín đáo kêu gọi những ai "những người hiền triết và khôn ngoan" là thành phần không được mạc khải thần linh tỏ ra cho như "những kẻ bé mọn" trong bài Phúc Âm hôm qua cho biết, hãy làm sao sống "hiền lành và khiêm nhượng" như Người thì tự nhiên "mạc khải thần linh" sẽ được tỏ hiện cho họ như cho "những kẻ bé mọn".
"Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Trong lời kêu gọi này của Chúa Giêsu, theo thứ tự, chúng ta thấy mấy điều rất chí lý cho dù ngược đời sau đây:
1- "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai mỏi mệt và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi": 
Ở đây Chúa Giêsu kêu gọi "tất cả những ai mệt mỏi và gánh nặng" thì "hãy đến với" Chúa để Người "bổ sức cho". Thật vậy, theo tâm lý, sở dĩ con người cảm thấy cuộc đời đã trở thành "gánh nặng" nơi các trách nhiệm hay nghĩa vụ, kể cả những gì vốn được họ mơ ước theo đuổi, như địa vị danh giá chức quyền hay tình yêu hôn nhân v.v., là vì trong lòng họ đã cảm thấy "mệt mỏi", chán chường. 
Nhưng tại sao lại hay xẩy ra hiện tượng bất nhất này, đến độ có thể đi đến chỗ bỏ cuộc hay đứt gánh giữa đường thảm thương này? Phải chăng đó là lý do Chúa Giêsu sau khi kêu gọi họ thì Người đã khuyên họ như sau:

2- "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an"
Phải chăng vì họ hung hăng dữ tợn và kiêu căng tự ái, không "hiền lành và khiêm nhượng" như Người mà họ mới dễ bị "mệt mỏi và gánh nặng", gây ra bởi những đụng chạm và thất vọng, không được như những gì họ chủ quan mong muốn hay tham vọng? 
Nếu quả thật như vậy thì Chúa chỉ cho họ cách chữa trị vô cùng công hiệu, đó là chịu trước học sau, ở chỗ: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta" - mang ách trước rồi mới học sau, chứ không phải học trước cho thông rồi mới biết cách để mà mang ách, hoàn toàn ngược đời. 
Tại sao? Tại vì, theo kinh nghiệm tu đức, một khi chúng ta sẵn sàng chấp nhận cái "ách" của Chúa là tất cả những thử thách và trái ý Chúa gửi đến cho chúng ta hay để xẩy ra cho chúng ta, như muốn nhắc nhở chúng ta hay thanh tẩy chúng ta một cách nào đó, thì tự nhiên chúng ta được nên giống Chúa, "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng". 
Một thí dụ rất điển hình và thực tế đó là chúng ta thường xin Chúa ban ơn cho con được có lòng khiêm nhượng, thế nhưng khi Chúa ban cho chúng ta ơn khiêm nhượng thì chúng ta không nhận một cách rất trắng trợn và phũ phàng. Ở chỗ, ơn khiêm nhượng Chúa ban cho chúng ta đó là khi chúng ta bị anh chị em chúng ta xỉ nhục chúng ta hay tát chúng ta ngay trước mặt mọi người, nếu chúng ta sẵn sàng chịu đựng không trả đũa và tha cho họ thì không phải là chúng ta đã "hiền lành và khiêm nhượng" như Chúa ngay lúc bấy giờ rồi hay sao, nhờ đó, đúng như Chúa cam đoan: "tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an" hay sao!?!
3- "Ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng": "Ách" của Chúa đây là gì và "gánh" của Chúa đây là chi, nếu không phải điều kiện để theo Người, đó là "bỏ mình đi ('ách') và vác thập giá ('gánh') mà theo Thày" (Mathêu 16:24). Đúng thế, cho đến khi nào con người biết "bỏ mình đi" và "vác thập giá", họ mới cảm thấy tất cả mọi sự xẩy ra trong cuộc đời của họ, những gì mà trước kia đã từng làm cho họ cảm thấy "mệt mỏi và gánh nặng" thì bấy giờ, nhờ "hiền lành và khiêm nhượng trong lòng", nhờ "tâm hồn được bình an", lại trở thành "êm ái và nhẹ nhàng". 
Trong bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, trong khi dân Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn đang "mệt mỏi và nặng gánh" trong tình trạng làm tôi cho dân Ai Cập, vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, "Đấng hiện hữu" luôn ở với họ, là "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp" tổ phụ họ, ngỏ ý muốn "bổ sức" cho họ vì Ngài "đã thấy tất cả những sự ngược đãi đối với (dân Do Thái) trong đất Ai-cập", bằng cách, qua Moisen được Ngài tuyển chọn và sai đi, "sẽ giơ tay ra đánh phạt Ai-cập bằng những phép lạ mà Ta sẽ làm giữa họ. Khi đó, vua mới để cho các ngươi đi", và "sẽ dẫn đưa (dân Do Thái) khỏi cảnh khốn khó ở Ai-cập, mà đem vào đất Canaan, Hêthê, Amorrha, Phêrêzê, Hêvê và Giêbusa, là đất chảy đầy sữa và mật".
Những gì Thiên Chúa đã làm cho Dân Do Thái, từ khi đưa họ sang Ai Cập cho đến khi dân của Ngài bị ngược đãi ở Ai Cập, để qua cơ hội này Ngài tỏ mình ra là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, Vị "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp", bao giờ cũng trung thành với giao ước của Ngài, nhất là qua việc Ngài ra tay giải phóng họ khỏi cảnh làm nô lệ ở Ai Cập qua trung gian Moisen, những gì cần được Dân Do Thái cảm nhận và chúc tụng, như trong bài Đáp Ca cho thấy: 
1) Hãy ca tụng Chúa, hãy hoan hô danh Người; hãy kể ra sự nghiệp Chúa ở giữa chư dân. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm, những phép lạ, và những điều miệng Người phán quyết.

2) Tới muôn đời Người vẫn nhớ lời minh ước, lời hứa mà Người đã an bài tới muôn thế hệ, lời minh ước Người đã ký cùng Abraham, lời thề hứa Người đã thề với Isaac.

 

3) Chúa đã khiến dân Người sinh sản rất đông, và làm cho họ uy dũng hơn cả quân thù. Người đã đổi lòng chúng để chúng ghét dân Người, và đối xử gian ngoan với các tôi tớ của Người. 

 

4) Bấy giờ Người đã sai Môsê là tôi tớ của Người và Aaron mà Người đã chọn. Các ông thực hiện những phép lạ của Người giữa bọn chúng, và những điều kỳ diệu trong lãnh thổ họ Cam. 

 

Thứ Sáu sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 11, 10 - 12, 14

"Các ngươi hãy giết con chiên con vào chiều tối. Hễ nhìn thấy máu, Ta sẽ vượt qua các ngươi".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môsê và Aaron đã làm các phép lạ trước mặt Pharaon như đã chép. Nhưng Chúa để cho Pharaon vẫn cứng lòng, không cho phép con cái Israel ra khỏi nước mình.

Tại Ai-cập, Chúa phán cùng Môsê và Aaron rằng: "Tháng này đối với các ngươi là tháng đầu, tức là tháng đầu năm. Các ngươi hãy loan truyền cho toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng: "Ðến mồng mười tháng này, mỗi gia đình phải lo cho có một con chiên con. Nếu nhà ít người, liệu ăn không hết một con chiên con, thì hãy hợp chung với những người lân cận, tuỳ theo số người. Con chiên con phải không tì tích, là chiên đực và được một tuổi. Các ngươi cũng có thể dùng một con dê đực theo quy luật đó. Các ngươi nuôi nó cho đến ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể cộng đồng con cái Israel sẽ giết nó vào chiều tối. Tại mỗi nhà ăn thịt chiên, người ta sẽ lấy máu chiên bôi lên hai khung cửa và trên thành cửa. Ðêm đó, người ta sẽ ăn thịt chiên nướng với bánh không men và rau diếp đắng. Các ngươi không được ăn thịt sống hay luộc, mà chỉ được ăn thịt nướng. Phải ăn tất cả đầu, chân và lòng. Ðừng để thừa đến sáng hôm sau. Nếu ăn còn dư, thì hãy thiêu huỷ đi.

"Các ngươi sẽ ăn như thế này: Hãy thắt lưng, chân mang giày, tay cầm gậy và ăn hối hả, vì đây là lễ Vượt Qua của Chúa. Ðêm đó, Ta sẽ rảo qua khắp nước Ai-cập. Ta sẽ giết chết tất cả con đầu lòng trong xứ Ai-cập, từ loài người cho đến loài vật. Ta là Chúa. Ta sẽ ra án phạt tất cả các bụt thần Ai-cập. Máu bôi lên thành cửa nhà các ngươi sẽ dùng làm dấu hiệu: Hễ nhìn thấy máu, Ta sẽ vượt qua các ngươi, các ngươi sẽ không bị huỷ diệt khi Ta trừng phạt nước Ai-cập.

"Các ngươi hãy ghi ngày đó làm ngày kỷ niệm, và cử hành ngày đó như ngày đại lễ của Chúa, qua các thế hệ cho đến muôn đời".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18

Ðáp: Con sẽ lãnh chén cứu độ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa (c. 13).

Xướng: 1) Con lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho con? Con sẽ lãnh chén cứu độ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. - Ðáp.

3) Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa trước mặt toàn thể dân Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 129, 5

Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 12, 1-8

"Con Người cũng là chủ ngày sabbat".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat". Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Ðavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Ðavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Ðấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".

Ðó là lời Chúa.


Image result for Mt 12, 1-8

sự sống vô tội

Trong bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XV Thường Niên hôm nay, Chúa Giêsu lợi dụng vấn đề được các người biệt phái đặt ra cho Người để dạy cho họ những gì họ cần phải học hỏi và đối xử.
Vấn đề được các người biệt phái đặt ra: "Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn. Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: 'Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat'". 
Những gì họ cần phải học hỏi và đối xử: "Người nói với các ông rằng: 'Các ông không đọc thấy Đavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Đavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao? Tôi bảo cho các ông biết, đây có Đấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là, 'Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ', chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".
Hai vấn đề được Chúa Giêsu đặt ra với những người biệt phái trong trường hợp họ bắt bẻ các môn đệ của Người về luật kiêng việc xác trong ngày hưu lễ đó là lòng nhân từ và tinh thần luật, hai chiều kích sống đạo hay hai yếu tố giữ đạo bất khả thiếu và bất khả phân ly. Bởi vì, nếu tất cả lề luật và các tiên tri đều qui về hai điều răn trọng nhất là mến Chúa và yêu người (xem Mathêu 22:40), thì ai yêu thương là giữ trọn lề luật vậy (xem Roma 13:8,10). 
Đó là lý do trong câu trả lời của Chúa Giêsu, Người đã nhấn mạnh đến chiều kích chính yếu là lòng nhân lành trước, rồi mới tới chiều kích tinh thần luật sau: "nếu các ông biết được điều này là, 'Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ', chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội" (lòng nhân lành), "vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat" (tinh thần luật).
"Con Người cũng là chủ ngày Sabbat" nghĩa là gì, nếu không phải Con Người là cốt lõi của lề luật, bởi thế nếu giữ luật mà không làm cho người ta đạt đến Con Người, gặp gỡ Con Người, hiệp nhất nên một với Con Người thì kể như họ đã bị lệch lạc, đã lầm đường lạc hướng.
Theo tâm lý tự nhiên và kinh nghiệm sống đạo, chúng ta thường nhìn nhau bằng con mắt của một quan án chí công liên quan đến luật lệ. Ở chỗ, thấy nhau làm một điều gì đó không hay không phải, nhất là những điều sai quấy tỏ tường, chúng ta thường nghĩ ngay đến tội này lỗi kia, đến hình phạt phải chịu v.v., chứ ít khi hay hiếm khi chúng ta tỏ lòng thương cảm với họ ngay bấy giờ, rồi sau đó tìm cách giúp họ đứng lên hay vươn lên khỏi những gì họ vấp phạm, bằng lời cầu nguyện của mình hay bằng những lời cảm thông cùng trấn an họ, trái lại, nhiều khi chúng ta lại còn khinh bỉ họ, nói xấu họ và xa lánh họ nữa, chẳng khác gì như họ đã bị vấp ngã trước mặt chúng ta, chúng ta chẳng những không chạy lại ân cần nâng họ dậy còn nhổ vào họ hoặc thậm chí đạp hay đá cho họ một cái nữa vậy.
Nếu chúng ta hằng ngày đọc kinh và đi lễ hay hằng tuần vẫn đi lễ và rước lễ, mà chúng ta vẫn cứ tiếp tục sống thái độ soi mói một cách duy luật của những người biệt phái trong bài Phúc Âm hôm nay, thì hãy tự xét xem lời Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta trong bài Phúc Âm: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ". 
Căn cứ vào lời này của Chúa thì dường như Người có ý bảo chúng ta là nếu chúng ta cứ bất nhẫn với anh em chúng ta, cứ tiếp tục phán xét và luận án anh chị em chúng ta, dù trong đầu óc của chúng ta, nhất là với những người anh chị em tội nhân đáng thương hơn là đáng khinh bỉ và lên án, chúng ta không nên đi lễ và rước lễ nữa, Chúa không chấp nhận của lễ chúng ta dâng hay việc đạo đức chúng ta làm, bởi chúng thực sự không đẹp lòng Ngài, cho dù chúng ta không phạm tội trọng và vẫn có thể dâng lễ và rước lễ, trừ phi chúng ta nhận biết lỗi lầm của mình và quyết tâm chừa cải. 
Trong bài đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, trước khi giải thoát dân Do Thái khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đã thiết lập Lễ Vượt Qua cho họ, bao gồm cả thời điểm cử hành lễ này: "Mùng mười của tháng đầu năm", cả của ăn chính yếu là "một con chiên con", cả cách thức ăn bữa vượt qua này: "thắt lưng, chân mang giày, tay cầm gậy và ăn hối hả", kèm theo cả mục đích lẫn lịch sử muôn đời cần phải ghi nhớ của nó:  
"Vì đây là lễ Vượt Qua của Chúa. Đêm đó, Ta sẽ rảo qua khắp nước Ai-cập. Ta sẽ giết chết tất cả con đầu lòng trong xứ Ai-cập, từ loài người cho đến loài vật. Ta là Chúa. Ta sẽ ra án phạt tất cả các bụt thần Ai-cập. Máu bôi lên thành cửa nhà các ngươi sẽ dùng làm dấu hiệu: Hễ nhìn thấy máu, Ta sẽ vượt qua các ngươi, các ngươi sẽ không bị huỷ diệt khi Ta trừng phạt nước Ai-cập".
Cũng thế, Chúa Kitô, trước Cuộc Vượt Qua của mình, Người cũng đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Lễ Vượt Qua của dân Do Thái trong Cựu Ước và Thánh Thể Chúa Kitô cho Tân Ước đều là những gì nhắc nhở tín hữu về một biến cố, biến cố giải thoát dân tộc hay cứu độ nhân loại. Nếu Chúa Kitô trở thành con chiên bị sát tế cho phần rỗi của loài người tội lỗi bằng tất cả lòng thương yêu vô cùng nhân hậu như thế thì những ai cử hành Thánh Thể của Người và lãnh nhận Thánh Thể của Người cũng phải có lòng nhân hậu như Người, cho đến độ, cho dù con người có tội lỗi đến đâu chăng nữa, nhất là thành phần cố tình lên án tử cho Người (dân Do Thái) và sát hại Người (dân ngoại Rôma), Người vẫn "xin Cha tha cho họ vì họ lầm không biết việc họ làm" (Luca 23:34).
Bài Đáp Ca hôm nay bao gồm ý nghĩa của Thánh Thể là tinh thần Tạ Ơn, tạ ơn bằng chính "chén cứu độ" (câu 1), vì "Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con" (câu 2), nên không thể nào không chẳng những "hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ" mà còn "giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa trước mặt toàn thể dân Ngài" (câu 3) bằng đời sống bác ái yêu thương nữa.

1) Con lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho con? Con sẽ lãnh chén cứu độ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. 

 

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. 

 

3) Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Con sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa trước mặt toàn thể dân Ngài. 


 


Thứ Bảy sau Chúa Nhật 15 Quanh Năm

 

Bài Ðọc I: (Năm I) Xh 12, 37-42

"Ðêm đó, Chúa dẫn dắt Israel ra khỏi đất Ai-cập".

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, con cái Israel đi từ Ramessê tới So-coth, số đàn ông đi bộ, không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn. Và cũng có vô số dân tứ chiến cùng đi với họ, và vô số chiên bò và súc vật. Họ làm bánh không men bằng bột mang theo từ Ai-cập, vì lúc ra đi họ bị thối thúc rời Ai-cập, không kịp nhào men và cũng không kịp chuẩn bị lương thực.

Thời gian con cái Israel cư ngụ ở Ai-cập là bốn trăm ba chục năm. Thời kỳ đó đã mãn vào ngày toàn thể đạo binh của Chúa đi ra khỏi đất Ai-cập. Ðêm đó là đêm phải giữ để kính nhớ Chúa đã dẫn đưa họ ra khỏi đất Ai-cập. Qua các thế hệ, mọi con cái Israel phải giữ đêm ấy.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 135, 1 và 23-24. 10-12. 13-15

Ðáp: Bởi đức từ bi Người muôn thuở.

Xướng: 1) Hãy ca ngợi Chúa, bởi Người hảo tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã nhớ chúng tôi, khi chúng tôi bị nhục nhằn, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và Người đã cứu chúng tôi thoát khỏi địch nhân, bởi đức từ bi Người muôn thuở. - Ðáp.

2) Người sát phạt người Ai-cập, giết con đầu lòng của họ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và Người đã đưa Israel ra khỏi giang san họ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Do tay dũng lực và thẳng cánh tay giơ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. - Ðáp.

3) Người đã chia đôi Biển Ðỏ ra, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và đưa Israel qua giữa trung tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã gìm Pharaon và binh mã xuống Biển Hồng, bởi đức từ bi Người muôn thuở. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 144, 13cd

Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 12, 14-21

"Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:

"Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".

Ðó là lời Chúa.

 

Image result for Mt 12, 14-21

sự sống còn khói

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên, tuy không liên tục về đoạn văn với bài Phúc Âm hôm qua, nhưng lại liên tục về nội dung. Bài Phúc Âm hôm qua và bài Phúc Âm hôm nay cách nhau bởi những câu Phúc Âm thuật lại về câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị co bại tay vào ngày hưu lễ trong hội đường
Bởi thế, liên quan đến cả hai lần liền về ngày hữu lễ, lần trước về vụ các môn đệ của Người bứt bông lúa mà ăn trong ngày hữu lễ ở bài Phúc Âm hôm qua, và lần sau về vụ chính Người chữa cho người co bại tay vào ngày hưu lễ trong hội đường ở đoạn Phúc Âm giữa hai bài Phúc Âm hôm qua và hôm nay, mà ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay mới có câu: "Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người".
Thế nhưng, vấn đề chính yếu của bài Phúc Âm hôm nay không phải là ở chỗ đó, chỗ liên quan với thành phần biệt phái này, mà là liên quan đến chính bản thân của Chúa Kitô, Đấng đến để đóng vai trò như thày thuốc cứu chữa thành phần bệnh nhân trên thế gian này (xem Mathêu 9:12), chứ không phải để tranh cãi và "luận phạt" (xem Gioan 3:17). Đó là lý do bài Phúc Âm hôm nay đã cho thấy khi những người Pharisiêu âm mưu hại Người thì: "Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy".
"Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy" không phải là vì Người sợ thành phần biệt phái ám hại Người, cho bằng để Người có thể tiếp tục sứ vụ cứu chữa khẩn trương của Người: "ai có bệnh, đều được Người chữa lành", một sứ vụ chính yếu sẽ được Người hoàn tất nơi Cuộc Vượt Qua của Người, và là một sứ vụ hoàn toàn phản ảnh tấm lòng yêu thương vô cùng nhân hậu của Người, đúng như những gì Tiên Tri Isaia đã báo trước về Người
"Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
Thật ra, theo con mắt trần gian thì khó lòng mà nhận biết nhân vật Giêsu Nazarét "là Đức Kitô (Đấng Thiên Sai), Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), nên dân làng của Người và thành phần biệt phái cùng luật sĩ và những nhân vật trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã khó lòng chấp nhận Người, cho đến độ đã cho Người là lộng ngôn phạm thượng và lên án tử cho Người.
Tuy nhiên, nếu họ biết thật Thiên Chúa là ai và như thế nào thì họ sẽ nhận biết Đấng Ngài sai. Đó là lý do chính Chúa Giêsu đã khẳng định là dân Do Thái không tin vào Người là vì họ không tin Thiên Chúa, không nhận biết Người là vì họ không nhận biết Thiên Chúa hay nhận biết một cách sai lệch: "Quí vị chẳng biết Tôi cũng chẳng biết Cha Tôi. Nếu quí vị biết Tôi thì quí vị cũng phải biết Cha Tôi nữa" (Gioan 8:19). 
Đúng thế, nếu "Thiên Chúa là Tình yêu" (1Gioan 4:8,16) vô cùng nhân hậu, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đã thủy chung với dân Do Thái theo những gì Ngài đã hứa với tổ phụ của họ, và đã vô cùng nhẫn nại với họ là thành phần liên lỉ trắng trợn bất trung bội nghĩa với Ngài trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, thì quả thật Đấng Thiên Sai của Ngài phải là "Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".
Một trong những biến cố chính yếu trong lịch sử cứu độ của Dân Do Thái đó là biến cố Đại Xuất Hành ra khỏi Ai Cập của họ, với một con số không ít: "số đàn ông đi bộ, không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn", và sau một thời gian không ngắn: "là bốn trăm ba chục năm". Việc Thiên Chúa giải phóng Dân Do Thái là dân riêng của Ngài đây không phải là việc Ngài chứng tỏ là Ngài luôn ở với dân của Ngài và thương yêu chăm sóc cho dân của Ngài theo lòng từ bi nhân hậu của Ngài hay sao?
Đó là lý do câu chính yếu của Bài Đáp Ca hôm nay, liên quan đến việc dân Do Thái được Thiên Chúa giải phóng khỏi Ai Cập, đã lập đi lập lại nhiều lần trong cả 3 câu xướng là "Bởi đức từ bi Người muôn thuở":

1) Hãy ca ngợi Chúa, bởi Người hảo tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã nhớ chúng tôi, khi chúng tôi bị nhục nhằn, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và Người đã cứu chúng tôi thoát khỏi địch nhân, bởi đức từ bi Người muôn thuở. 

 

2) Người sát phạt người Ai-cập, giết con đầu lòng của họ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và Người đã đưa Israel ra khỏi giang san họ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Do tay dũng lực và thẳng cánh tay giơ, bởi đức từ bi Người muôn thuở. 

 

3) Người đã chia đôi Biển Đỏ ra, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Và đưa Israel qua giữa trung tâm, bởi đức từ bi Người muôn thuở. Người đã gìm Pharaon và binh mã xuống Biển Hồng, bởi đức từ bi Người muôn thuở.