CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

2020

 

 

 

Đại Dịch Covid-19: Ánh Sáng cuối đường hầm

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

 

Light at the end of the tunnel for EMEA server market

 

 

Đường Hầm

 

1- Đường Hầm Đại Dịch

2- Đường Hầm Kinh Tế

3- Đường Hầm Tâm Linh

 

 

 

Cho tới hôm nay, Chúa Nhật 21/6/2020, Ngày Từ Phụ (Father's Day), thời điểm mới vào hè ở Mỹ từ hôm qua, Thứ Bảy 20/6/2020, dường như tình hình đại dịch covid-19 toàn cầu, đã biến cả mùa xuân tươi trẻ, mới mẻ và vui vẻ, từ 20/3/2020, trở thành mùa u buồn ảm đạm, đã đi tới cuối đường hầm. Ở chỗ, các nơi đã từ từ bắt đầu, từng giai đoạn, giải tỏa khỏi lệnh phong tỏa kéo dài suốt hơn 2 tháng, như ở Ý từ Thứ Hai 9/3 đến Thứ Hai 18/5/2020, hay ở Hoa Kỳ, hầu như từ giữa Tháng 3 đến cuối tháng 5/2020.

 

 

 

 

1- Đường Hầm Đại Dịch

 

 

 

 

 

Thật vậy, trước hết về việc chữa trị covid-19, có những bệnh viện đã không còn quá tải số nạn nhân covid-19 nữa, như nhà thương NYU Winthrop ở Long Island Nữu Ước. Một bác sĩ phục vụ ở nhà thương này, bác sĩ Minh Ngọc, ngay trong Tháng 5 đã cho biết trong bài viết "Cuối Mùa Dịch" như sau: "Có vẻ như bọn Coronavirus tạm hưu chiến ở NY, những con số tuột xuống mỗi ngày....

"Hai tuần nay, các khoa phòng bệnh viện không còn bệnh nhân COVID-19, dọn dẹp tẩy rửa, trở về trật tự cũ: khoa nội soi, cath lab, các khoa Nội Ngoại. Suốt hai tháng chống dịch, toàn bệnh viện biến thành trại COVID-19, trước mỗi khoa, cánh cửa đóng kín có người gác, những ngăn kệ chất đầy các bao đựng đồ bảo hộ của nhân viên đề tên từng người, chiếc bàn dài sắp ngăn nắp những hộp khẩu trang đủ loại, găng tay, áo choàng, kính che mặt, nhân viên ra vào rộn ràng, che trùm kín mít. Bây giờ đi ngang hành lang trống trải, không khí thanh bình quang đãng như chưa từng có mấy tuần xáo động, tự nhiên lòng thấy bâng khuâng.

"Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn, cả tuần nay không có bệnh nhân COVID-19 nào cần lên bàn mổ, toàn khu dọn dẹp tẩy trùng, sắp đặt lại thiết bị phẫu thuật để tuần sau mở lại mổ chương trình. Theo đúng chỉ thị của Thống đốc, phòng mổ và các khoa chỉ được hoạt động 70-75%, để dành giường và phòng trống chuẩn bị dịch tái phát đợt hai. Các nhân viên tình nguyện đã rời NY từ hai tuần trước....

"Tuần qua là tuần đầu tiên phòng mổ 'sạch' đạt 75% số phòng hoạt động. Các anh chị BS Ngoại khoa và điều dưỡng phòng mổ chính thức không còn làm việc ở Cấp cứu và ICU nữa, trở lại với áo mũ dao kéo, BS Gây mê thôi không còn chạy đi cấp cứu đường thở, trở lại với máy móc thuốc men. Mọi người gặp lại nhau trong phòng mổ, mừng mừng tủi tủi nhưng không ôm nhau được (vì còn phải cách 6 feet), điểm danh ai còn ai mất...."

Cho dù đường hầm mịt mù tăm tối quanh vùng nhà thương NYU Winthrop ở Long Island, một địa phương ở cực nam New York và thoáng khí hơn này, có vẻ đã tới gần cuối, nên đã thấy được ánh sáng lọt vào cuối đường hầm, thế nhưng, ở những vùng khác, hay ngay ở tiểu bang New York, nói chung, vẫn còn nặng mùi tử khí. Cho đến trưa hôm Thứ Bảy 20/6/2020 ở California, thống kê cho biết thế giới có 456,726 tử vong và 8,546,919 bị nhiễm, và Hoa Kỳ chết 121,130 và bị nhiễm 2,282,371.

Căn cứ vào kết quả theo dõi từng ngày trong 6 tuần liền, từ Chúa Nhật Mother's Day ngày 10/5/2020, cho đến Thứ Bảy 20/6/2020, chúng ta thấy thế giới nói chung, Hoa Kỳ nói riêng, bao gồm cả một số tiểu bang chính như New York, California, Texas và Michigan, những tiểu bang có thành phố chính thuộc hạng đông dân nhất Hoa Kỳ, vẫn đang tiếp tục ở đâu đó lưng chừng đường hầm covid-19 này, về cả số tử vong lẫn bị nhiễm.

 

ĐẠI DỊCH COVID-19: TÌNH HÌNH BỊ CHẾT VÀ BỊ NHIỄM CẢ TỪNG TUẦN TRONG 6 TUẦN LỄ LIỀN - TỪ TUẦN LỄ MOTHER’S DAY THÁNG 5/2020 ĐẾN HẾT TUẦN LỄ FATHER’S DAY THÁNG 6/2020

(Thế Giới, Mỹ và Các Bang theo con số thống kê hằng ngày của Live Map Tracker from Microsoft Bing; Texas và Các Quận Hạt Texas theo Tờ Texas Tribune; California & Các Quận Hạt  California theo Tờ Los Angeles Times)

Nơi Chốn  hiện trạng

Tuần I: 10-16/5

Tuần II: 17-23/5

Tuần III: 24-30/5

Tuần IV: 31/5-6/6

Tuần V: 7-13/6

Tuần VI: 14-20/6

Chiều Hướng

Thế Giới Chết/Nhiễm

29,296/531,052

26,822/580,132

23,759/636,563

26,175/687,702

26,313/805,863

25,585/711/579

Chết: hạ hạ lên lên hạ/ Nhiễm: lên lên lên lên hạ

Hoa Kỳ

8,038/118,335

7,331/138,777

6,901/126,122

5,681/636,880

5,092/135,188

4,004/166,377

Chết: liên tục xuống 5 tuần liền / Nhiễm: lên hạ lên hạ lên  

15 Tiểu Bang tiêu biểu có đông đảo dân Việt Nam sinh sống - được sắp xếp theo thứ tự số tử vong ở Tuần I - nhiều trên ít dưới

New York

1,033/48,837

717/9,805

498/8,145

270/6,946

306/3,129

167/3,948

Chết: hạ hạ lên lên hạ

New Jersy

994/6,556

725/6,770

501/5,454

903/3,448

413/2,441

244/1,953

Chết hạ hạ tăng hạ hạ / Nhiễm lên hạ hạ hạ hạ

Pennsylvania

696/5,000

678/4,749

413/3,702

376/3,160

268/2,870

204/2,468

Chết & Nhiễm: liên tục xuống 5 tuần liền

California

460/10,232

465/13,984

383/14,181

334/15,420

370/18,152

358/20,213

Chết: lên hạ hạ lên hạ / Nhiễm liên tục lên 5 tuần liền

Maryland

404/5,390

367/15,107

232/5,702

208/4,704

177/3,332

113/2,255

Chết: liên tục xuống 5 tuần liền / Nhiễm lên rồi hạ 4 tuần liền

Michigan

299/3,323

278/3,409

183/2,256

152/1,641

338/6,923

77/1,425

Chết: hạ hạ hạ lên hạ / Nhiễm: lên hạ hạ lên hạ

Florida

243/4,215

260/4,539

210/4,557

217/6,595

225/9,614

213/18,229

Chết: lên hạ lên lên hạ / Nhiễm: liên tục lên 5 tuần liền

Texas

223/7,338

175/6,450

120/6,497

140/9,275

120/10,127

183/17,294

Chết: hạ hạ lên hạ hạ / Nhiễm: hạ lên lên lên lên

Virginia

127/4,591

159/6,278

187/6,289

90/5,786

81/4,472

61/2,937

Chết: hạ hạ lên hạ hạ / Nhiễm: 2 đầu thấp, giữa cao

Arizona

119/2,209

96/1,977

86/2,426

109/5,077

132/8,586

24/2,253

Chết: lên lên hạ hạ hạ / Nhiễm:  lên lên hạ hạ hạ

Washington

71/1,277

50/832

56/1,486

31/1,644

51/1,729

42/2,063

Chết: hạ lên hạ lên hạ / Nhiễm:  hạ lên lên lên lên

Nevada

39/639

38/719

0/304

37/935

33/1,743

24/2,253

Chết:  hạ hạ lên hạ hạ / Nhiễm: lên hạ lên lên lên  

Oklahoma

13/497

19/612

33/458

11/585

14/845

8/1,633

Chết:  lên lên hạ lên hạ / Nhiễm: lên hạ lên lên lên

Oregon

10/313

10/252

3/204

8/327

12/807

15/1,195

Chết: bằng hạ lên lên lên / Nhiễm: hạ hạ lên lên lên   

Hawaii

0/7

0/9

0/5

0/4

0/42

0/56

Chết: chưa hế có ai / Nhiễm: lên hạ hạ lên lên

10 Quận Hạt ở 2 Tiểu Bang lớn là California và Texas có đông Người Việt Hải Ngoại - được sắp xếp theo thứ tự số tử vong ở Tuần I - nhiều trên ít dưới

Los Angeles CA

240/5,127

297/6,681

200/7,523

227/7,394

214/7,138

173/7,586

Chết: lên hạ lên hạ hạ / Nhiễm: lên lên hạ hạ lên

Harris (Houston) TX

131/1,247

16/1,233

7/1,244

19/1,594

14/1,924

34/2,364

Chết: hạ hạ lên hạ  lên / Nhiễm: hạ lên lên lên lên  

Riverside  CA

38/626 

48/864

40/1,022

14/1,285

28/11,681

27/1,847   

Chết: lên hạ hạ lên  hạ / Nhiễm: lên lên lên lên hạ

San Bernardino CA

36/409

21/852

23/989

13/730

5/936

1/1553

Chết: hạ lên hạ hạ  hạ / Nhiễm: lên lên hạ lên lên

San Diego  CA

30/771

39/755

63/604

 0/793

1/785

12/1,036

Chết: lên lên hạ lên lên / Nhiễm: hạ hạ lên lên lên

Dallas TX

21/1,417

39/967

15/1,110

27/1,456

17/11,716

27/2,063        

Chết: lên hạ lên hạ lên / Nhiễm: hạ lên lên lên hạ        

Tarrant (FortWorth)

18/655

19/537

17/395

13/484

16/839

14/979

Chết: lên hạ hạ lên hạ / Nhiễm:  hạ hạ lên lên lên       

Travis (Austin) TX

17/381

6/331

9/363

2/376

4/622

4/677

Chết: hạ lên hạ lên bằng / Nhiễm: hạ lên lên lên lên

Orange County  CA

10/745

44/935

27/838

27/838

40/864

36/1,391

Chết: lên hạ bằng lên hạ / Nhiễm: lên hạ bằng lên lên

Santa Clara (SanJose)

7/96

4/118

2/114

3/151

6/223

2/241

Chết: hạ hạ lên lên hạ / Nhiễm: lên hạ lên lên lên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, theo tiến trình và chiến lược tấn công khủng bố của đại dịch covid-19, như tình hình cho thấy, được chia làm 3 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu tiên ở Á Châu, từ Trung quốc lan ra các nước ở Châu Á. Giai đoạn thứ hai tới Âu Châu và Bắc Mỹ. Rồi giai đoạn thứ ba tới Mỹ Châu Latinh và Phi Châu.

 

"Trong khi Mỹ Latinh, tâm điểm hiện nay của đại dịch Covid-19, đang oằn mình đối mặt với thách thức to lớn về kinh tế - xã hội do dịch bệnh gây ra, thì lại xuất hiện nhiều điểm nóng mới có nguy cơ bùng phát lần thứ hai của dịch bệnh này. Tại tâm điểm dịch Mỹ Latinh hiện nay, cụ thể là ở Trung Mỹ, số ca mắc Covid-19 ở Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tiếp tục tăng mạnh khi ghi nhận thêm 1.628 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 45.695 trường hợp, trong đó có 1.230 ca tử vong. Trong khi đó, tại khu vực Nam Mỹ, Bộ Y tế Brazil cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 20.647 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua (tính đến hết ngày 15-6), nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 lên 888.271 người, trong đó có 43.959 ca tử vong". (Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai)

 

Đúng thế, có thể đại dịch covid-19 sắp sửa tiến sang 1 giai đoạn thứ 4 nữa, khi nó tái bùng phát, như trở lại điểm xuất phát là Trung quốc từ cuối tuần trước, Thứ Sáu ngày 12/6/2020, thời điểm Âu Châu và Hoa Kỳ đã bắt đầu giải tỏa lệnh phong tỏa để cứu vãn kinh tế, mà nếu không khéo lại bị tái phát như ở Trong Quốc. Thật vậy, Trung quốc chẳng những đã đi tới cuối đường hầm, mà còn thậm chí đã ra khỏi đường hầm rồi, cả 2 tháng trời, thế mà đã vội vàng trở lại nấp trong đường hầm: (Covid-19 : Bắc Kinh bắt đầu tự cô lập với bên ngoài)

 

"

Theo báo chí chính thức của Trung Quốc, hôm nay, 17/06/2020, hai sân bay của Bắc Kinh đã hủy hơn một ngàn chuyến bay sau khi dịch Covid-19 tái bùng phát ở thủ đô Trung Quốc. Thông báo của tòa thị chính cho biết đã có thêm 31 người bị nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm mới lên thành 137 người kể từ khi phát hiện ổ dịch mới vào thứ Sáu (12/6) tuần trước.


 

"Lo ngại về một làn sóng dịch thứ hai, chính quyền thủ đô Bắc Kinh hôm qua kêu gọi 21 triệu dân nên tránh ra khỏi thành phố nếu không thật sự cần thiết, đồng thời ra lệnh đóng cửa trở lại toàn bộ các trường học. Năm khu chợ đã bị đóng cửa, nhiều khu dân cư nằm gần các chợ này bị phong tỏa. Nhiều thành phố và tỉnh nay áp dụng biện pháp cách ly đối với toàn bộ các hành khách đến từ Bắc Kinh.

"Các biện pháp nói trên được thi hành sau khi có hơn 100 ca nhiễm mới được ghi nhận tại thủ đô Trung Quốc trong vòng 5 ngày qua, gây một cú sốc đối với cư dân Bắc Kinh, vì ai cũng nghĩ là Trung Quốc đã khống chế được dịch virus corona và trong suốt hai tháng ở thủ đô Bắc Kinh đã không có ca nhiễm mới và cuộc sống đã trở lại gần như bình thường...

"Việc chuyển sang mức độ 2 có nghĩa là Bắc Kinh trở lại các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 giống như cách đây 5 tháng. Ngoại trừ những lý do tối cần thiết, người dân Bắc Kinh kể từ nay không thể rời thủ đô và nếu có đi thì họ phải được xét nghiệm virus corona»

 

"Trả lời đài BFMTV, ông Jean-Paul Stahl, giáo sư chuyên về các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Grenoble, Pháp, cũng cho rằng việc bùng phát các ca nhiễm mới ở Trung Quốc 'không có gì đáng ngạc nhiên'. Nhưng theo vị chuyên gia này, việc gia tăng số lượng xét nghiệm không phải là lý do duy nhất. giáo sư Stahl giải thích: 'Virus này kể từ nay tồn tại mãi mãi, và chúng ta phải chấp nhận thực tế là nó sẽ không bao giờ biến mất, và như vậy là sẽ còn những người bị nhiễm bệnh'... Ông nói tiếp: 'Vấn đề kể từ nay là phải xác định xem sẽ lại có xu hướng biến thành dịch hay không. Điều quan trọng là phải khống chế sự tái bùng phát của virus một cách nhanh chóng, để không phải rơi vào một tình thế buộc chúng ta phải phong tỏa toàn bộ dân chúng". (Dịch Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc: Có đáng lo ngại?)

 

Thậm chí tổ chức y tế thế giới WHO đã phải lên tiếng cảnh báo rằng: Đại dịch đã diễn ra trong hơn 6 tháng nay, đây không phải là thời điểm cho bất cứ nước nào lơi lỏng,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo trên mạng. Bà Maria van Kerkhove, một nhà dịch tễ học của WHO, nói “Dịch bệnh này còn lâu mới chấm dứt.”

(WHO: COVID còn lâu mới hết, số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt)

 

Cả vị chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ là bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc viện quốc gia về dị ứng và truyền nhiễm ở Mỹ cũng không thể không thốt lên trước giới lãnh đạo công nghệ sinh học mới đây về "cơn ác mộng kinh hoàng nhất" trong sự nghiệp của ông là dịch bệnh Covid-19 như thế này: "Một căn bệnh truyền nhiễm mạnh thường mất 6 tháng đến 1 năm để lan ra khắp thế giới, còn COVID-19 chỉ mất 1 tháng... đến khi nào nó mới dừng lại? Chúng ta chỉ mới hiểu rất ít về căn bệnh này". (Bác sĩ Anthony Fauci: 'Ác mộng' COVID-19 còn lâu)

Chính vị nạn nhân của covid-19 là bác sĩ Peter Piot, người Bỉ, nhân vật đã phát hiện ra vi khuẩn Ebola, mới lãnh trách nhiệm làm cố vấn cho vị chủ tịch Ủy Ban Châu Âu nghiên cứu về vi khuẩn corona này đã cảm nghiệm rằng: «Chúng ta phải chung sống với virus corona như đang sống với HIV»: "Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của dịch. Không có lý do gì sau khi đạt được đến quy mô như hiện nay mà dịch bỗng nhiên biến mất. Chúng ta vẫn chưa có miễn dịch cộng đồng, ngay cả Thụy Điển, nước theo đuổi chiến lược này, cũng đã thất bại. Phải một hay hai năm chúng ta mới có thể tổng kết được cách đối phó nào là hiệu quả nhất.

"Đúng vậy, chúng ta phải sống cùng với Covid-19 như chúng ta đang sống cùng HIV. Ta phải chấp nhận là việc thanh toán virus này hiện tại là không thực thi. Bệnh truyền nhiễm duy nhất đã được thanh toán là bệnh đậu mùa. Còn với bệnh bại liệt, chúng ta vẫn còn rất lâu mới thanh toán được. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát được bệnh Covid-19, hệ thống y tế không thể hoạt động bình thường được. Chúng ta cần phải có phương pháp tiếp cận theo cách giảm nguy cơ, hạn chế tối đa tác động của bệnh này và suy nghĩ làm sao để xã hội của chúng ta sẵn sàng chấp nhận điều đó.

"Không thể nào lại trở lại phong tỏa như cũ, cứ 2 tháng một lần. Có những tác động phụ rất lớn và ảnh hưởng đến những căn bệnh khác như : tỷ lệ tử vong quá cao ở các bệnh đột quỵ, tim mạch, ung thư vì thiếu các chăm sóc chủ chốt ; rồi còn nhiều tác động đến sức khỏe tâm thần. Đó là chưa nói đến các vấn đề về kinh tế.

"Sống chung với Covid-19, điều đó có nghĩa là tìm ra các thỏa hiệp giữa việc bảo vệ dân chúng mà không làm trầm trọng thêm các vấn đề. Cần phải thay đổi quan niệm trên diện rộng về việc đeo khẩu trang, rửa tay và thực hiện giãn cách xã hội. Ở nhiều nước, dịch chủ yếu lây lan trong các nhà dưỡng lão, bệnh viện, những người làm việc trong lĩnh vực y tế hay nhà tù. Chúng ta phải tập trung những nỗ lực cho các khu vực đó".

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19

(Thống kê ở đoạn 1 của phần 1 này mới được thêm vào sau khi đã phổ biến phần đầu này hôm Thứ Bảy 20/6/2020)

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 1

Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ảnh 3

(Diễn biến mới nhất dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19)

(Xin mở xem thêm: Bản đồ Covid-19 toàn thế giới)

 

"Một loạt tiểu bang của Mỹ chưa kịp ăn mừng mở cửa trở lại thì nay đã phải lục đục giới nghiêm tiếp do số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt. Giới chức y tế cho rằng số ca nhiễm thực sự phải trên 20 triệu. Theo báo The Daily Beast, mới cách đây không lâu nhiều bang của Mỹ đẩy nhanh kế hoạch mở cửa lại kinh tế khi thấy số ca nhiễm corona giảm đôi chút, nhiều người dân còn đòi truyền thông phải xin lỗi vì đưa tin 'mở cửa lại gây nguy hiểm cho cộng đồng'. Đến hôm nay thì tình hình đã khác, những bang mở cửa sớm đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt đến mức bệnh viện sắp quá tải bao gồm Florida, Texas, Arizona, South Carolina...  Nhiều nơi không còn lựa chọn phải tiếp tục đóng cửa bãi biển, quán bar, các cơ sở làm ăn, buộc người dân đeo khẩu trang ra đường và hạn chế ra khỏi nhà. Hôm 26-6, bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở bang Texas đã vượt quá con số 5.000. Thống đốc Greg Abbott phát biểu trên truyền thông rằng 'cảm thấy hối hận' vì đã mở cửa các quán bar quá sớm"  (Bài mới ngày 28/6/2020:  Thống đốc Mỹ hối hận vì mở cửa sớm khiến bệnh viện sắp vỡ trận)                                                                                                                                                              

 

Đường Hầm Kinh Tế

 

 

The Light at the End of the COVID-19 Tunnel :: Longwoods.com

 

 

Không ai có thể chối cãi được tác hại kinh hoàng gây ra cho nền kinh tế thế giới nói chung và từng nước nói riêng bởi đại dịch covid-19 toàn cầu từ đầu cho tới nay. Các chính trị gia đang phục vụ các quốc gia nói chung, nhất là ở các cường quốc, có lý do chính đáng để làm sao có thể mau chóng phục hồi tình trạng bị tàn phá bởi covid-19, một cách sớm nhất và hiệu năng nhất, cho dù vẫn phải cẩn thận, không để xẩy ra một đợt tấn công thứ hai của nó.

 

"Bộ trưởng Tài chính Mnuchin cảnh báo kinh tế Mỹ có thể hứng chịu thiệt hại không thể phục hồi nếu kéo dài lệnh phong tỏa ngăn Covid-19. 'Nếu lệnh phong tỏa và đóng cửa kéo dài vô thời hạn, chúng ta có nguy cơ chịu tổn hại vĩnh viễn. Chúng tôi nhận thức rõ về các vấn đề về sức khỏe liên quan đến việc mở cửa trở lại, nên chúng tôi muốn thực hiện điều này một cách cân bằng và an toàn', Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong cuộc họp trực tuyến với Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện ngày 19/5". (Mỹ nguy cơ 'tổn thất vĩnh viễn' vì phong tỏa).

 

"Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6-2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm nay do cú sốc của đại dịch Covid-19, đặc biệt là ảnh hưởng từ các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Dự báo này đồng nghĩa cho thấy đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Báo cáo của WB cũng dự báo hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính trong nước đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) dự kiến giảm 2,5% trong năm nay, sự sụt giảm lần đầu tiên của nhóm này trong vòng ít nhất 60 năm qua". (Kinh tế toàn cầu suy giảm kỷ lục).

"Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông David Malpass, nói đại dịch virus corona đánh một 'cú tàn phá' vào nền kinh tế toàn cầu. Ông Malpass cảnh báo rằng sinh kế hàng tỷ người sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ông nói sụp đổ kinh tế có thể kéo dài trong một thập niên. Vào tháng 5, ông Malpass cảnh báo rằng 60 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng 'nghèo cùng cực' do ảnh hưởng của virus corona. Ngân hàng Thế giới định nghĩa 'nghèo cùng cực' là sống dưới mức $2,4 đôla một người mỗi ngày. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, ông Malpass nói rằng hơn 60 triệu người có thể có ít hơn $1,25 đôla mỗi ngày để sống" (Ngân hàng Thế giới: 'Đại dịch sẽ ảnh hưởng sinh kế hàng tỷ ...)

Nếu "sụp đổ kinh tế có thể kéo dài trong một thập niên" thì chẳng khác nào trận đại suy thoái toàn cầu ở thập niên 1929-1939. Thật vậy, chẳng dễ dàng gì mà có thể tái thiết một cách mau chóng tất cả những gì liên quan đến kinh tế toàn cầu bị đại dịch covid-19 tàn phá. Một trận động đất 9 chấm tàn phá cả 1 thành phố đã phải mất nhiều năm trời mới có thể tái thiết, hay ngay chính Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York, bị khủng bố tấn công ngày 11/9/2001, thế mà mãi đến 10 năm sau, ngày 11/9/2011, mới hoàn thành và khánh thành, nhưng không phải là tháp đôi ngất ngưỡng nữa, mà là một hồ tưởng niệm! Hy vọng thập niên đại suy thoái bởi covid-19 lần này không được kết thúc bằng một thế chiến như lần trước, bằng không, kể như thế giới hoàn toàn bị tan tành hủy hoại... không thể nào phục hồi được nữa!

 

Như thế, "cuối đường hầm" ở đây chẳng những liên quan đến chính dịch bệnh covid-19, mà còn liên quan đến cả lãnh vực kinh tế nữa. Trên thế giới, những nơi đã cố gắng cầm cự với đại dịch covid-19 này, và đã cảm thấy mình gần như đã vượt qua, nên đã bắt đầu trở lại với sinh hoạt để phục hồi kinh tế. Điển hình nhất chẳng những ở Hoa Kỳ mà còn ở Trung quốc.

 

"Tuy Trung Quốc đã ngăn chận được đại dịch virus corona, nhưng phải trả cái giá khổng lồ: kinh tế đi xuống thảm hại và thất nghiệp tăng cao. Theo nhận định của thông tín viên Les Echos tại Bắc Kinh, trong một đất nước hầu như không có bảo hiểm thất nghiệp, cuộc khủng hoảng này là thách thức chính cho đảng Cộng Sản Trung Quốc khi 'khế ước xã hội' bị đe dọa. Số người thất nghiệp tại Hoa lục lên đến 70 triệu. Là mắt xích cần thiết cho phép lạ kinh tế Trung Quốc từ 30 năm qua, số 290 triệu lao động nhập cư - đã từ bỏ miền quê lên thành thị kiếm sống, ngày nay là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội chưa từng thấy do đại dịch gây ra. Sau khi sụt mất 6,8% trong quý I, một điều chưa bao giờ xảy ra kể từ khi Cách mạng văn hóa kết thúc năm 1976, nền kinh tế Trung Quốc chậm chạp ngoi dậy. Tiêu thụ nội địa giảm sút, các công ty xuất khẩu không tìm được khách hàng do thế giới bị tê liệt vì con virus xuất phát từ Vũ Hán. Kết quả là thất nghiệp bùng nổ, trong một đất nước hầu như không có phúc lợi xã hội". (Quả bom nổ chậm tại Trung Quốc : 70 triệu người thất nghiệp)

 

Tuy nhiên, kinh nghiệm lại vừa cho thấy, ở nơi được cho rằng đã xuất phát vi khuẩn corona là Trung quốc, vừa phục hồi kinh tế được một thời gian, thì 2 phản tác dụng đã xẩy ra, đó là tái phát tình trạng ô nhiễm môi sinh, và tái phát dịch bệnh này.

 

Về tình trạng tái phát ô nhiễm môi sinh ở Trung quốc:

 

"Khi dịch COVID-19 bùng phát và cả thế giới phải cách ly, phong tỏa, chất lượng không khí đã được cải thiện. Các chuyên gia kêu gọi hành động để giúp duy trì chất lượng không khí tốt như vậy khi các thành phố mở cửa trở lại. Nhưng dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) cho thấy nồng độ bụi mịn (PM2.5) và NO2 trên khắp Trung Quốc đang trở lại mức bằng với trước khi bùng phát dịch. Vào thời điểm dịch bệnh đang đỉnh điểm, nồng độ NO2 ở nước này đã giảm 38% so với năm 2019 và mức bụi mịn PM2.5 cũng giảm 34%. Lauri Myllyvirta, nhà phân tích của CREA, cho biết công nghiệp nặng đã nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng so với phần còn lại của nền kinh tế. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên năng lượng sạch. Tập đoàn năng lượng Wood Mackenzie dự đoán nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ phục hồi ở mức bình thường trong quý II-2020. Tại Vũ Hán, thành phố trung tâm của dịch bệnh ở Trung Quốc, nồng độ NO2 từng giảm một nửa so với năm ngoái, nhưng hiện chỉ thấp hơn năm ngoái 14%. Nồng độ NO2 ở Thượng Hải thậm chí cao hơn năm ngoái 9%" (Dịch bớt căng, ô nhiễm không khí lập tức quay trở lại Trung ...)

Search Results

 

Về tình trạng tái phát dịch bệnh ở Hoa lục, lần này không còn từ Vũ Hán, mà là từ ngay chính thủ đô Bắc Kinh: (Trung Quốc - Covid-19 : Tình hình « cực kỳ nghiêm trọng » tại Bắc Kinh)

 

"Tình hình dịch Covid-19 tại Bắc Kinh 'cực kỳ nghiêm trọng', đó là cảnh báo của phát ngôn viên tòa thị chính hôm nay, 16/06/2020, vào lúc mà đã có hơn 100 người bị lây nhiễm virus corona kể từ tuần trước tại thủ đô Trung Quốc.

 

"Câu nói của phó thủ tướng Trung Quốc đặc trách phòng chống dịch bệnh cũng như của phát ngôn viên tòa thị chính Bắc Kinh đang được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng của báo chí Nhà nước : tình hình phòng chống dịch bệnh tại thủ đô rất nghiêm trọng. Đây là cách để huy động dân chúng và thuyết phục họ chấp nhận những hạn chế mới để ngăn chận virus, sau nhiều tháng đã bị mất tự do. Theo các giới chức y tế, 3 ngày tới sẽ là những ngày mang tính chất quyết định để đo lường mức độ lây lan của dịch bệnh, vì đó là thời gian ủ bệnh.

 

"Các kệ bằng sắt lại xuất hiện ở cửa vào các chung cư để tiếp nhận các kiện hàng, vì những người giao hàng kể từ nay không được phép vào bên trong. Các xe taxi cũng như xe Didi, một loại Uber Trung Quốc, không được phép ra khỏi thủ đô. Các nhân viên y tế đã được gởi đến để hỗ trợ một bệnh viện ở Bắc Kinh. Và các biện pháp ngăn ngừa được mở rộng ra các vùng phụ cận thủ đô, nhất là tại Bảo Định (Baodin), nằm cách Bắc Kinh một giờ xe lửa, nơi đã có 4 ca nhiễm mới được ghi nhận. Ngay cả tại những nơi xa hơn rất nhiều, chẳng hạn như tại Thượng Hải, toàn bộ những hành khách đến từ thủ đô Trung Quốc đều bị cách ly.»

 

Nếu nhận định của một chuyên gia về ý tế trên thế giới như thế, không phải một mình vị này, mà còn một số vị chuyên gia khác nữa, thì kể như nhân loại từ nay về sau sẽ vĩnh viễn ở trong đường hầm, có ra khỏi đường hầm kinh tế, cũng vẫn ở trong đường hầm đại dịch và đường hầm tâm linh, và sẵn sàng đối phó với các cơn hậu chấn tái phát của đại dịch covid-19 này bất cứ lúc nào, gây ra bởi sinh hoạt phục hồi kinh tế như một thứ "ánh sáng cuối đường hầm".....!.....

 

 

 

 

 

3- Đường Hầm Tâm Linh

 

 

 

 

Có thể nói và phải nói rằng tất cả mọi vấn đề xẩy ra trên thế gian này là do con người. Phát triển về văn minh vật chất cũng do con người nghiên cứu, phát minh và chế tạo theo khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu không khéo, văn minh vật chất ấy sẽ trở thành con dao hai lưỡi tác hại đến chính con người. Đến độ con người có thể sử dụng chính những gì mình sáng tạo để hủy diệt lẫn nhau. Nguyên tử chẳng hạn. Nếu lời Chúa phán là chân lý, sẽ chẳng bao giờ sai lầm và chắc chắn sẽ phải ứng nghiệm. Chẳng hạn "ai dùng gươm sẽ chết vì gươm" (Mathêu 26:52). Nước Mỹ đã cho dùng súng nên thực tế thật sự đã cho thấy bao nhiêu người vô tội đã bị chết vì súng! Thế giới đang thi đua nhau sản xuất vũ khí nguyên tử, nhất là ở các nước độc tài như Bắc Hàn, Trung quốc và Iran, thì chắc chắn không thoát được Thế Chiến Nguyên Tử.

 

"Trong báo cáo mới công bố ngày 15-6, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, 9 cường quốc vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên cùng nhau sở hữu khoảng 13.400 vũ khí hạt nhân vào đầu năm 2020". (Nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân mới)

 

Gần đây vị nguyên lãnh đạo Liên Bang Sô Viết Mikhail Gobarchev, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền Hình BBC ở Vương Quốc Anh ngày mùng 4/11/2019, đã cảnh báo rằng thế giới có thể sẽ rơi vào một cuộc tàn phá chính về nguyên tử. Vì nhân vật này tỏ ra lo lắng về sự kiện cả Hoa Kỳ lẫn Nga Sô đều hủy bỏ hiệp định lịch sử năm 1987 được nhân vật này ký với Tổng Thống Ronald Reagan. Ông đã khẳng định rằng: "Bao lâu các thứ khí giới hủy hoại hàng loạt còn đó, nhất là các loại vũ khí nguyên tử, thì những gì là nguy hiểm rất là khủng khiếp. Tất cả mọi quốc gia cần phải tuyên bố là các loại vũ khí nguyên tử cần phải được hủy hoại đi. Đó là những gì cứu bản thân chúng ta và hành tinh của chúng ta."

 

Hiện nay thế giới không phải chỉ nơm nớp lo sợ Thế Chiến Nguyên Tử, mà còn cả trình trạng hâm nóng toàn cầu nữa. Hầu như cùng một thời điểm với những lời cảnh báo của nhân vật Mikhail Gorbachev trên đây, tức là vào ngày 5/11/2019, ngày hôm sau, trên tạp chí BioScience xuất hiện văn bản "Các Khoa Học Gia Trên Thế Giới Cảnh Báo Tình Trạng Khí Hậu Nguy Cập", một văn bản được ký bởi 11 ngàn 258 khoa học gia từ 153 quốc gia trên thế giới. Văn kiện cảnh báo này đã mở đầu như thế này: "Vì tránh nhiệm luân lý bắt buộc, các khoa học gia cần phải minh nhiên cảnh báo nhân loại về bất cứ một mối đe dọa thảm họa nào và cần phải 'nói nó là như thế đó'. Theo trách nhiệm buộc phải nói này và các biểu đồ được trình bày dưới đây, chúng tôi, với hơn 11 ngàn chữ ký của khoa học gia ở khắp thế giới, tuyên bố một cách rõ ràng và đồng thanh rằng hành tinh Trái Đất này đang phải đối diện với một tình trạng nguy cập về khí hậu".

Sau hết, vấn đề được đặt ra là các quốc gia đã phản ứng trước nạn tình trạng khí hậu nguy ngập này ra sao? Trong Hội Nghị COP25, nơi có 25 ngàn người từ 200 quốc gia tham dự, về sự kiện khí hậu thay đổi được tổ chức ở Maní thủ đô Tây Ban Nha, vị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là Antonio Guterres, hôm Chúa Nhật mùng 1 tháng 12 năm 2019, đã cảnh báo về tình trạng hâm nóng toàn cầu đe dọa tới sự sống còn của nhân loại như sau:

"Hiện nay chúng ta đang đương đầu với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Và tình hình bất khả cứu vãn không còn xuất hiện ở chân trời nữa, nó đang hiện lộ và đụng chạm tới chúng ta... Chúng ta cần phải ý thức rõ ràng rằng cho tới nay các nỗ lực của chúng ta để vươn tới những mục tiêu này vẫn hoàn toàn thiếu hụt. Những quyết tâm được bày tỏ ở Paris vẫn không ngăn cản được tình trạng gia tăng về khí hậu trên 3 độ C. Thế nhưng nhiều xứ sở thậm chí lại không đạt được những quyết tâm ấy nữa... Cái vẫn còn bị hụt hẫng đó là ý muốn chính trị..."

Trong diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ cùng Ngoại Giáo Đoàn đại diện Chư Quốc có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh vào ngày Thứ Năm mùng 9/1/2020, nhân dịp trao đổi những lời chúc mừng năm mới với phái đoàn này, ngài đã bày tỏ nhận định và quan tâm của ngài về "hiện tượng hâm nóng toàn cầu" và "tính cách khẩn trương của việc cải thiện môi sinh", như sau:

"Buồn thay, tình trạng khẩn trương của việc cải thiện môi sinh này dường như không được nắm bắt bởi lãnh vực chính trị quốc tế, một lãnh vực vẫn tỏ ra rất yếu kém và là nguồn cho mối quan tâm nghiêm trọng, trong việc đáp ứng những trục trặc được nêu lên bởi những vấn đề toàn cầu. Hội Nghị COP25 (The XXV Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Changeở Maní (Tây Ban Nha) Tháng 12 vừa qua đã nêu lên mối quan tâm nghiêm trọng về ý chí của cộng đồng thế giới trong việc đương đầu, một cách khôn ngoan và hiệu nghiệm, hiện tượng hâm nóng toàn cầu, một hiện tượng cấn phải được thể hiện bằng một đáp ứng chung biết đặt công ích lên trên các lợi lộc riêng biệt".

 

Sở dĩ có cuộc khủng hoảng về môi sinh toàn cầu này là do con người lạm dụng thiên nhiên tạo vật được Thiên Chúa Hóa Công dựng nên cho họ thay Ngài làm chủ (xem Khởi Nguyên 1:28). Thế rồi thấy được tác dụng tàn phá khủng khiếp của môi sinh, như gậy ông đập lưng ông là con người, con người vẫn chẳng những không chấp nhận sự thật phũ phàng này, có vị lãnh đạo cường quốc còn ngang nhiên chối bỏ, mà còn vì thế đã không thiết tha với những quyết định và đóng góp toàn cầu về vấn đề chung sức làm bớt hiện tượng hâm nóng toàn cầu thật nguy hiểm này. Dường như chung thế giới, cách riêng các đại cường quốc, tiêu biểu nhất là 2 đệ nhất và đệ nhị cường quốc như Hoa Kỳ và Trung Quốc v.v., cứ tiếp tục kỹ nghệ than đá làm ô nhiễm bầu khí quyển; bằng không, kinh tế nhờ nền kỹ nghệ than đá này mà xuống thì quyền lực của thành phần lãnh đạo đầy tham quyền cố vị sẽ bị dân chúng mất tín nhiệm, nên bất chấp tai hại cho chung thế giới, cách riêng là giới trẻ, thế hệ mai hậu, phải hứng chịu những hậu quả do họ gây ra. Giới trẻ Tây phương có đứng lên bênh vực quyền lợi của mình, như đã xẩy ra trong thời khoảng tháng 10-11/2019 cuối năm vừa rồi, họ cũng coi thường, lại còn chế nhạo giới trẻ nữa.

 

i oăm thay, ngay khi con người nhất định không chịu tự nguyện và dốc tâm cùng đồng lòng giải quyết đại nạn hâm nóng toàn cầu này, thì đại dịch covid-19 đã đột xuất giang hồ như một tay cao thủ vô địch thủ, xuất hiện vào ngay thời điểm tháng 12/2019 của Hội Nghị COP25 ở Marid Tây Ban Nha. Mà nước đầu tiên bị nó tấn công là đệ nhị cường quốc Trung Cộng, và nước bị nó tấn công mạnh nhất, dữ dội nhất và kinh khủng nhất là Hoa Kỳ, đến độ nó chẳng những là một đệ nhất cường quốc về chính trị và kinh tế, mà còn là đệ nhất cường về đại dịch covid-19, bao gồm cả tổng số tử vong lẫn lây nhiễm!

 

Về nguồn gốc đại dịch covid-19, trước tiên Trung Cộng đổ cho binh lính Hoa Kỳ mang vào Vũ Hán, sau đó Hoa Kỳ phản công bằng luận đoán vi khuẩn corona xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán Trung Cộng, với nhiều giả tưởng loại vi khuẩn quái lạ và quái ác này là do nhân tạo, do con người tạo ra để hại nhau.

 

Tuy nhiên, dù covid-19 có bởi nhân tạo chăng nữa, con người cũng không thể nào làm bất cứ một sự gì từ không ra có, mà chỉ từ những gì đã có sẵn mà thôi, rồi chế biến hay biến hóa sau đó. Chẳng hạn khoa học không thể dựng nên con người, mà phải kết hợp hai yếu tố sinh lý bất khả thiếu là trứng của mẹ và tinh trùng của bố, và sau khi con người có rồi khoa học có thể chuyển giới (sex) hay thay giống (gender), như đang xẩy ra hiện nay.

 

Covid-19 cũng vậy, theo nghiên cứu cho thấy thì nó đã xuất hiện từ thiên nhiên, từ loài vật hoang dã ở trong rừng rú, nhưng vì rừng bị con người vô tâm tàn phá, nên chúng đành phải đi tìm chỗ tạm trú để tồn tại, và có thể đã bám vào ngay các súc vật nuôi ăn thịt của con người. Sau đó con người ăn thịt các thứ súc vật nuôi ăn thịt của mình vào là bị thôi. Đó là lý do ngay từ đầu, chúng ta đều nghe thấy codid-19 đã xuất phát từ thịt bán ở chợ Vũ Hán, và mới đây, khi covid-19 tái bùng phát, chúng ta cũng nghe tin nó xuất phát từ thịt bán ở các chợ Bắc Kinh. Amarillo là thành phố thuộc cực bắc tiểu bang Texas, giữa Albuquerque bang New Mexico và Oklahoma bang Oklahoma, trong Tháng 5/2020, có một hãng bò với trên 4 ngàn nhân viên, trong đó đã có hơn 2 ngàn nhân viên bị nhiễm covid-19, cũng liên quan đến thịt súc vật!

 

Bởi thế, có thể áp dụng lời Chúa phán "ai dùng gươm sẽ chết vì gươm" cho những cường quốc nào đề cao kinh tế hơn sự sống con người sẽ chết vì kinh tế, hay những cường quốc nào chỉ biết duy tư bản hơn phục vụ công ích sẽ chết vì tư bản.

 

Nếu tất cả tai họa xẩy ra cho con người từ trước đến nay, bao gồm cả đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng có trong lịch sử loài người hiện nay, đều do con người nói chung và thành phần lãnh đạo tham quyền cố vị nói riêng, đã băng hoại về luân lý, thì khó lòng mà họ nhận ra được cái vạ là hậu quả tội lỗi của họ hầu ăn năn thống hối, nhờ đó, họ chẳng những được cứu độ về phần hồn là quan trọng nhất, mà còn được thoát khỏi cái vạ do chính tội lỗi của họ gây ra.

 

Vậy thì đại dịch covid-19 là cái vạ của tội lỗi loài người ngày nay này sẽ không bao giờ qua đi hay sao, bởi con người không chịu ăn năn thống hối, trái lại, còn tiếp tục tội lỗi hơn nữa, như thế giới vừa chứng kiến thấy những cuộc xuống đường biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, bao gồm cả bạo loạn cướp phá, ở các nước Tây Phương, bắt nguồn từ Hoa Kỳ, nơi đã xẩy ra vụ cảnh sát da trắng xiết cổ nạn nhân da đen, bằng đầu gối của mình, cho tới khi nạn nhân bị chết ngày 25/5/2020, ở thành phố Minneapolis tiểu bang Minnesota!

 

Về luân lý, theo tự nhiên, con người đang ở trong một đường hầm tối tăm nhất trong 3 đường hầm, đường hầm về đại dịch cũng như đường hầm về kinh tế, như đã được đề cập đến trên đây. Nói cho đúng hơn, chính tình trạng băng hoại về luân lý của con người và nơi con người văn minh tân tiến nhưng vô thần duy vật ngày nay, mới chính là con đường hầm tăm tối của con người, trong đó con người chẳng những bị tối tăm mù mịt về tâm linh, không còn có thể tìm thấy lối thoát cho mình nữa, mà còn phải chịu hít thở cái mùi tử khí nồng nặc xông ra bởi đại dịch covid-19, ngay trong đường hầm bại hoại này, và càng ngày họ càng bị gầy yếu đi bởi tình trạng đại suy thoái dinh dưỡng, khó thở đến nghẹt thở, về kinh tế và tư bản, là những gì họ vốn tôn sùng và theo đuổi như thần tượng tối thượng của họ, nhưng tiếc thay, các thần tượng tối cao này hoàn toàn bất lực, vẫn không thể cứu họ, hay ít là lóe lên cho họ thấy chút "ánh sáng cuối đường hầm"!

 

 

 

Ánh Sáng

 

 

 

 "Ánh sáng cuối đường hầm" - Ánh sáng nhân tạo

 

1- Kinh nghiệm và thiết bị chữa trị

2- Phương thuốc chữa trị

3- Phương pháp chữa trị

4- Toàn cầu nghiên cứu

5- Chống dịch kiểu mới

 

 

 "Ánh sáng cuối đường hầm" - Ánh sáng sự sống

 

1- Chúa Kitô: "Ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12)

2- Giáo Hội: "Ánh sáng chư dân" (Lumen gentium)

3- Kitô hữu: "Ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14)

 

 

 

 

"Ánh sáng cuối đường hầm" - Ánh sáng nhân tạo

 

 

Brave woman walking through a dark tunnel in the mountains. by ...

 

 

Trước hết, chúng ta quả thực đã thấy được một chút "ánh sáng cuối đường hầm" về phương diện tự nhiên, đặc biệt liên quan đến vấn đề then chốt chữa trị đại dịch covid-19 như thế này:

 

 

1- Kinh nghiệm và thiết bị chữa trị:

 

Bác sĩ Minh Ngọc trong cùng bài viết Cuối Mùa Dịch, ở đoạn đầu của phần 1 bài viết này, chẳng những cho biết về tình hình đại dịch covid-19 hưu chiến ở bệnh viện NYU Winthrop Long Island New York, còn bao gồm những tia hy vọng đầy phấn khởi như sau:

 

"Một điều tôi biết chắc, khi dịch tái phát, đội ngũ y tế nay đã dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng đương đầu với con virus ghê gớm, các trang bị bảo hộ tích trữ đủ dùng nhiều tháng, máy thở và thiết bị hô hấp được cung cấp quá số lượng cần dùng nằm trong kho chờ sẵn. Chúng tôi không còn sợ nó".

 

 

 

2- Phương thuốc chữa trị:

 Anh bắt đầu dùng thuốc để chữa trị Covid-19

 "Một phác đồ điều trị cứu sống được mạng người đối với các bệnh nhân ốm nặng, phải nhập viện do Covid-19, bắt đầu được áp dụng tại Anh Quốc kể từ hôm nay, sau các kết quả nghiên cứu đột phá trong thử nghiệm tại Anh. Dexamethasone - một loại steroid giá thành rẻ và dễ kiếm - cho thấy tác dụng giúp giảm nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân phải dùng máy thở hoặc phải thở oxi. Các quan chức y tế của Anh nói chất này sẽ được sử dụng 'ngay lập tức'" .

 

WHO sắp cập nhật hướng dẫn chữa trị bệnh nhân COVID-19

"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sắp cập nhật hướng dẫn chữa trị bệnh nhân COVID-19 sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy một loại thuốc kháng viêm steroid giá rẻ và khá thông dụng có thể giúp cứu mạng nhiều bệnh nhân lâm bệnh nặng.

"Kết quả công bố hôm 16/6 cho thấy dexamethasone, vốn được sử dụng từ những năm 60 để giảm viêm đối với các bệnh như viêm khớp, đã giảm 1/3 tỷ lệ tử vong đối với các bệnh nhân phải nhập viện do trở bệnh nặng vì COVID-19.

"Hướng dẫn mới về việc chữa trị bệnh nhân nhiễm virus Corona của WHO dành cho các bác sĩ và nhân viên y tế.

"Tài liệu này sử dụng các dữ liệu mới nhất nhằm hướng dẫn cho họ cách thức chữa trị COVID-19 trong các giai đoạn từ lúc phát hiện bệnh cho tới khi ra viện.

"Dù kết quả nghiên cứu về dexamethasone chỉ mang tính sơ bộ, các nhà nghiên cứu đứng sau dự án này đề xuất rằng loại thuốc này nên ngay lập tức được coi là loại thuốc cơ bản để chữa trị các bệnh nhân lâm bệnh nặng vì Corona.

"Đối với các bệnh nhân phải sử dụng máy trợ thở, việc dùng loại thuốc trên giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 1/3.

"Còn đối với người bệnh chỉ cần dùng thêm oxy, tỷ lệ tử vong giảm 1/5, theo kết quả ban đầu được WHO chia sẻ".

 

 

3- Phương pháp chữa trị:

 

"Nhân gian VN có bài thuốc xông rất hay. Cách đây một tháng em cũng bị sốt 3 ngày liền, đau cổ họng, người cứ mệt lả và ớn lạnh nhưng không có ho và khó thở, em cũng sợ lắm gọi lên vp Bs gđ nói về tình trạng bệnh của em, Bs cho thuốc gởi qua pharmacy lấy, em uống thuốc thì không còn sốt nhưng không ăn được và người cứ mệt ớn lạnh, chị bạn gửi bài chia sẻ của Cha Việt nào đó về xông hơi, thế là em ra vườn của nhà em hái lá xả, lá chanh, lá bưởi, lá ổi, lá tía tô, ngải cứu và đập 1 củ tỏi rửa sạch bỏ vào nồi nấu cho sôi, chùm mền xông, em xông mấy ngày liền, em đi thử nghiệm Covid thì họ gửi kết quả là negative. Em nghĩ nếu mới bị chịu chứng bị sốt thì làm như trên còn nếu không thở nổi thì phải gọi 911 đi cấp cứu bệnh viện thôi. Cha Việt Ngài chia sẻ Ngài bị nhiễm bệnh Covid, Ngài uống nhiều loại thuốc mà không hết ho và khó thở Ngài chợt nhớ đến xông thế là Ngài xông mà hết:

 

"Khoảng 6 tuần trước đây tôi bị nhiễm bệnh Covid 19 (Coronavirus).  Đến hôm nay tạ ơn Chúa tôi đã hoàn toàn bình phục.  Một số người nói tôi nên chia sẻ lại những triệu chứng của bệnh này như nếu có ai bi nhiễm thì biết. Vậy hôm nay tôi xin chia sẻ vắn tắt những chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này như thế nào theo cảm nghiệm của riêng  tôi.

 

"Mấy ngày đầu tôi cảm thấy người khó chịu, sổ mũi, hắt hơi, ớn lạnh, và mệt mỏi, không sốt.  Tôi uống 3 vỉ Cold + Flu Tylenol nhưng bệnh không giảm.  Một tuần sau tôi cảm thấy người rất là mệt không muốn ăn uống gì cả, ngủ cả ngày, bước xuống gường đi nhà vệ sinh cũng không nổi, nhức đầu và bắt đầu ho. Hơi thở dồn dập. mỗi lần hít xâu xuống là ho. Mỗi lần họ là không thở được. Ngực đau và nặng. Người ớn lạnh nhưng không bị sốt. Lúc này tôi mới liên lạc với Bác Sĩ gia đình. Ông cho tôi đi chụp hình phổ và thử Covid 19. Kết quả là tôi bị Pneumonia viêm phổi và dương tính Covid 19.

 

"Triệu Chứng lạ thường của bệnh Covid 19 này là nó làm cho người rất mệt hầu như không còn chút sức gì nữa. Áp huyết tụt xuống dưới 100 có lúc xuống tới 80/50. Sợ nhất là mỗi lần ho, thường thì ho vào ban đêm và sáng khi ngổi dậy. Mối lần ho là không thở được, tôi cảm thấy y như đang bị bóp cổ. Thở ra cũng không được mà hít vào cũng không được. Lúc này chỉ có phó linh hồn xin Chúa và Đức Mẹ cứu giúp thôi.  Nhưng tạ ơn Chúa tôi học được một kinh nghiệm là mỗi lần ho không thở được thì ngửa đầu lên thì lại thở được. Nhưng nếu cứ gục đầu xuống thì ho còn dữ dội hơn và không thở được. Nên khi bi ho không thở được là tôi ngồi ngửa đầu lên là lại thở được.

 

"Một điều nữa tôi học được là ngoài những thuốc tây các Bác Sĩ cho, Người Việt Nam chúng ta có bài thuốc xông rất hay. Mỗi lần xông hơi là tôi cảm thấy rất dễ chịu và thở cũng dễ hơn. Mỗi ngày xông 2 lần sáng và tối.  Quan trọng là phải đập một củ tỏi bỏ vào nồi nước xông. Khi xông nhớ hít hơi vào trong phổi. Qua cảm nghiệm của cơn bệnh này, tôi khuyên quý vị khi cảm thấy người khó chịu, nên nấu nồi nước xông, nếu có thang thuốc xông thì tốt, nếu không có thì  bỏ vào mấy nhánh xả, lá bạc hà, và một củ tỏi, xông ngay thì chắc chắn sẽ đỡ nhiều lắm. Nếu tôi làm như vậy ngay từ ngày đầu thì chắc bệnh của tôi không bị nặng như vậy.

"Mấy lời vắn tắt tôi xin chia sẻ về những triệu chứng kỳ lạ nguy hiểm của bệnh Covid 19 này và hy vọng không ai bị nhiễm.

"Xin Chúa và Mẹ Maria luôn gìn giữ mọi người chúng ta luôn được bình an.

"Amen.

"Cha Việt

 

(Email của một chị trong Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương gửi cho người viết chiều ngày 20/5/2020)

 

4- Toàn cầu nghiên cứu:

194 nước cùng thông qua nghị quyết kêu gọi điều tra về COVID-19

"Dự thảo nghị quyết kêu gọi điều tra về phản ứng của toàn cầu với đại dịch COVID-19 đã được thông qua ngày 19-5, với sự nhất trí của tất cả quốc gia thành viên WHO.

"Ngày 19-5, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với COVID-19, trong bối cảnh Mỹ ngày càng chỉ trích cơ quan Liên Hiệp Quốc này về cách xử lý đại dịch, theo Hãng tin AFP.

"Cụ thể, tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) và cũng là cuộc họp trực tuyến đầu tiên như vậy, các quốc gia đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tiến hành một "cuộc đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện" về phản ứng toàn cầu với COVID-19, bao gồm một cuộc điều tra về các hành động của WHO và "các tiến độ của họ gắn với đại dịch COVID-19".

"Theo Hãng tin Reuters, không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO - gồm Mỹ - phản đối dự thảo nghị quyết này.

"Bản dự thảo nghị quyết được Liên minh châu Âu đưa ra, đại diện cho hơn 100 quốc gia, trong đó có Úc, Nhật Bản, Trung Quốc.

"Liệu Đại hội đồng Y tế thế giới có sẵn sàng thông qua dự thảo nghị quyết như đã đề xuất hay không? Vì tôi không nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến nào, tôi chấp nhận rằng không có sự phản đối và vì vậy dự thảo nghị quyết được thông qua" - bà Keva Bain, đại sứ Bahamas và hiện là chủ tịch của WHA, tuyên bố.

"Theo sau đó là tiếng vỗ tay của các quan chức đang tham gia cuộc họp".

 

5- Chống dịch kiểu mới

Như đã phân tích, đại dịch covid-19 được toàn cầu hóa trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu từ Trung cộng lan sang các quốc gia lân cận vùng Châu Á; giai đoạn thứ hai đến Âu Châu và Bắc Mỹ nhất là Hoa Kỳ; và giai đoạn thứ ba là Nam Nỹ và Phi Châu, như đang xẩy ra khi bài viết này đang được thực hiện.

Không biết 3 giai đoạn này có phải là đợt nhất hay chăng? Chỉ biết rằng, khi đại dịch covid-19 đang bắt đầu dữ dội hoành hành ở Mỹ Châu Latinh và Phi Châu cho đến nay cả hơn một tuần, thì nó đã quay đầu trở lại với khởi điểm của nó là Trung cộng cũng hơn một tuần nay, nhưng đợt hai này nó tấn công thẳng vào thủ đô Bắc Kinh của đất nước có dân số khổng lồ nhất thế giới này.

Với kinh nghiệm chống đại dịch lần đầu ở Phố Vũ Hán Tỉnh Hồ Bắc cách đây cả nửa năm, lần này Trung cộng thay đổi chiến lược, ở chỗ vừa phong tỏa vừa giải tỏa, ở chỗ vừa chống dịch triệt để lại vừa làm ăn như thường.

"Bắc Kinh đã xét nghiệm cho 1,1 triệu người trong chưa đầy một tuần và hoãn nhiều chuyến bay, nhưng không áp lệnh phong tỏa toàn thành phố. Tại một khu chung cư ở phía nam thủ đô Trung Quốc, người dân không được phép rời khỏi căn hộ. Lực lượng an ninh và nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ túc trực tại cổng chung cư 24/7. Nhưng khu phố Bạch Chỉ Phường ở gần đó lại là một thế giới khác. Cửa hàng vẫn mở cửa. Một siêu thị vẫn hoạt động, nơi người dân ra vào thoải mái như không biết gì về đợt bùng phát Covid-19 mới ở thủ đô". (Cách chống Covid-19 kiểu mới của Bắc Kinh)

"Các nước đang chấp nhận thực tế Covid-19 sẽ tồn tại dai dẳng và triển khai các biện pháp ứng phó linh hoạt thay vì phong tỏa toàn quốc. Các quốc gia nhận ra rằng ngay cả những nơi chống dịch thành công nhất cũng không thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn Covid-19, cho đến khi phát triển thành công vaccine. 'Nó vẫn sẽ ở lại với chúng ta', Simon James Thornley, nhà dịch tễ học từ Đại học Auckland, nói. 'Tôi không tin rằng chúng ta có thể xóa sổ virus hoàn toàn. Chúng ta cần học cách sống chung với nó'. Ngay cả ở những nơi dường như đã kiểm soát được Covid-19, nguy cơ bùng phát đợt dịch lớn mới vẫn tồn tại....(Thế giới học cách sống chung với Covid-19 - Đoạn cuối cùng này được thêm vào bài viết sau khi đoạn 1 của phần 2 trong bài viết này được phổ biến hôm Thứ Ba 23/6/2020)

 

 

 

 

 

"Ánh sáng cuối đường hầm" - Ánh sáng sự sống

 

 

 

 

1- Chúa Kitô: "Ánh sáng thế gian"

 

(Gioan 8:12)

 

 

Jesus' Resurrection: Your Hope for Today and Forever | GARBC ...

 

 

Nếu đã có "ánh sáng cuối đường hầm" về phương diện tự nhiên, như vừa đề cập đến trên đây, thì đã đủ chưa, hay vẫn còn cần đến ánh sáng siêu nhiên nữa? Rất tiếc tự bản chất hèn yếu và mù tối của mình, lại thêm khuynh hướng chia rẽ sẵn trong mình, con người không thể tự cứu mình được, dù cho khoa học và kỹ thuật của họ văn minh tân tiến quá sức tượng tượng, như thực tế cho thấy, họ vẫn chịu thua một số bệnh bất khả trị: như ung thư, như liệt kháng (AIDS) v.v.

 

Ngoài ra, như ở cuối đoạn 3 thuộc phần nhất đã nhận định, đường hầm con người toàn cầu hiện nay đang bị giam hãm mù mịt tăm tối, sặc mùi tử khí covid-19, gây cho họ cảm thấy khó thở và nghẹt thở về kinh tế, là chính đường hầm tâm linh, liên quan đến đạo lý và luân lý, một đường hầm cho đến nay hầu như không lối thoát - no way out. Cho dù con người ngày nay có ra khỏi đường hầm, không bao giờ muốn lọt vào đó nữa, họ cũng không thể nào "sống nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mathêu 4:4).

 

Nghĩa là, dù sống trong đường hầm hay không, con người bao giờ cũng cần đến ánh sáng siêu nhiên soi chiếu. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu quả thực "ánh sáng cuối đường hầm" đây là ánh sáng siêu nhiên, nhờ đó họ thấy được lối thoát, ngay trong lúc họ loay hoay tìm kiếm mãi không biết đâu mà mò, toàn là ngõ cụt - dead end thôi, giữa một đường hầm nghẹt thở bởi tử khí covid-19, họ có vui mừng hay chăng? Chắc chắn là họ sẽ la hò vui mừng như chết sống lại vậy phải không? Chưa chắc đâu nhé. Đừng mừng vội. Này nhé...

 

Bởi vì "con người ưa chuộng tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), và họ muốn tiếp tục sống trong tối tăm hơn là trong ánh sáng, bởi các việc họ làm đều gian ác và họ rất sợ các việc gian ác họ làm trong tăm tối sẽ bị lộ tẩy bởi ánh sáng (xem Gioan 3:20). Như thế thì "cuối đường hầm" hiện lên ánh sáng càng khiến họ sợ hơn là mừng, và vì vậy mà họ cứ muốn hoan hưởng cuộc sống "ngồi trong tăm tối và trong bóng tử thần" (Luca 1:79), để có thể tiếp tục những gì gian ác họ được tự do thực hiện theo ý riêng vị kỷ và bản năng hưởng thụ của họ.

 

Thật ra khuynh hướng "yêu tối tăm hơn ánh sáng", bằng hành động phản chân lý và sợ ánh sáng, đã có ngay từ ban đầu nơi hai nguyên tổ Adong và Eva. Các vị không có khuynh hướng "yêu tối tăm hơn ánh sáng" là gì, khi dễ dàng nghe theo con rắn quỉ satan "là tên gian ác và là cha của những gì dối trá" (Gioan 8:44), nên các vị chẳng những đã có hành động phản chân lý, khi dám giơ tay đụng đến trái cây đã bị Thiên Chúa cấm, mà còn tỏ ra sợ hãi ánh sáng nữa, ở chỗ đã đi ẩn mình giữa cây cối trong vườn, vì sợ bị lộ cái xấu xa của mình ra.

 

Thế nhưng, các vị vẫn không thể nào thoát được con mắt thần linh thấu suốt mọi sự của Thiên Chúa, Đấng muốn sử dụng chính chân lý để giải thoát họ (Gioan 8:32), nên đã đặt vấn đề với con người "yêu tối tăm hơn ánh sáng" rằng: "Ngươi đang ở đâu?" (Khởi Nguyên 3:9), một chất vấn về chính căn tính là tạo vật và thân phận làm người của họ: ngươi là ai mà lại dám vượt biên, dám làm những gì một tạo vật không được phép làm, như đã ấn định hợp với thân phận làm người của ngươi, theo ý muốn tối thượng của Ta đã được Ta tỏ ra cho ngươi?

 

Cho tới lúc ấy, tới lúc nhận ra sự thật về mình để được giải phóng, con người vẫn thích "ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần", ở chỗ, họ chẳng những không nhận lỗi và xin lỗi, trái lại, còn đổ lỗi cho nhau. Nếu Thiên Chúa chỉ khôn ngoan, toàn năng và công minh thôi, thì Ngài đã hủy diệt loài người ngay khi họ giơ tay đụng đến trái cấm, một hành động tỏ ra họ tin ma qủi dối trá hơn tin vào Đấng dựng nên họ, Đấng bị họ cho là đã lừa đảo họ. Ngài chẳng những nhịn nhục không phạt họ, lại còn thương nhắc nhở họ để cứu họ, nhưng họ cũng không nhận ra!

 

Thậm chí Ngài còn lợi dụng chính tội lỗi của họ để tỏ hết lòng thương xót của Ngài ra cho họ để cứu họ, nếu họ nhận ra lòng thương xót của Ngài mà tin vào Ngài. Ở chỗ, Ngài đã tự động hứa cứu chuộc họ, bằng chính giòng dõi của họ là "miêu duệ người nữ" (Khởi Nguyên 3:15), tức là Chúa Giêsu Kitô Con Ngài, đúng như Thánh Phaolô cảm nghiệm: "Ở đâu tội lỗi càng tràn lan thì ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội" (Roma 5:20): "Ôi tội hồng phúc - O, Felix culpa" là như thế. “Tội Ađam quả là cần thiết, tội được xóa bỏ nhờ cái chết của Chúa Kitô. Ôi, tội đã hóa thành hồng phúc, nhờ tội chúng con mới có được Đấng Cứu Tinh cao cả dường này!” (Bài Exsultet trong Lễ Vọng Phục Sinh §5).

 

Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô chính là "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9), qua lời người nói và việc Người làm: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Nhất là qua cuộc Vượt Qua từ khổ nạn tử giá đến phục sinh vinh quanh, như "ánh sáng đã chiếu soi trong tăm tối và tăm tối đã không át được ánh sáng" (Gioan 1:5).

 

Nếu "máu và nước chảy ra" (Gioan 19:34) từ cạnh sườn bị đâm thâu bởi lưỡi đòng của người lính Roma dân ngoại, và nếu lưỡi đòng tiêu biểu cho tội lỗi phạm đến tình yêu vô cùng nhân hậu của Chúa, thì không phải hay sao, chính tội lỗi đã mở toang lòng thương xót Chúa ra, hay chính Thiên Chúa lợi dụng tội lỗi của con người để tuôn ban cho con người "sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10), nơi "máu" tiêu biểu cho "sự sống", và "nước" tiêu biểu cho Thánh Linh hay sao? "Ôi tội hồng phúc - O, Felix culpa": "Ở đâu tôi tràn lan thì ở đấy ân sủng càng chan chứa gấp bội" (Roma 5:20).

 

"Máu và nước chảy ra" ấy, nơi tấm hình Lòng Thương Xót Chúa, đã trở thành hai luồng sáng phát ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một luồng sáng đỏ (máu) và một luồng sáng trắng (nước), tiêu biểu cho "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) đối với những ai biết "nhìn lên Đấng đã bị họ đâm thâu" (Gioan 19:37), nghĩa là nhìn nhận tội lỗi của mình và hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa! Nếu con người văn minh tân tiến đã lên đến tột đỉnh văn hóa về nhân bản của mình, đang loay hoay chui rúc trong đường hầm tối tăm đầy ngõ cụt - dead end và không lối thoát - no way out hiện nay, biết ăn năn thống hối và tin tưởng vào lòng thương xót Chúa, thì họ chắc chắn sẽ thấy được "ánh sáng sự sống" ngay trong đường hầm họ đang tự nhốt mình, và như Chúa Kitô Phục Sinh ra khỏi mồ chết thế nào, thì cũng không gì còn có thể cản trở được họ nữa, bất chấp tảng đá cứng lòng vẫn chặn ở cửa mồ lòng họ.

 

 

 

Nếu 5 Dấu Thánh của Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế là tiêu biểu cho tất cả cuộc khổ nạn tử giá của Người, Đấng đã nhận lấy cho mình tất cả mọi tội lẫn vạ của con người, từ 2 nguyên tổ cho tới kẻ sinh ra sau cùng trên trần gian này, thì trong 5 Dấu Thánh cứu độ ấy đã có đại dịch covid-19 này, một cái vạ bất khả chối cãi của con người văn minh tân tiến ngày nay, đến trở thành vô thần duy vật dưới nhiều hình thức, cùng với các tội ác chưa từng có của họ trong suốt giòng lịch sử của con người - phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, tạo chiến tranh bán vũ khí, diệt chủng, đồng tính luyến ái, đồng tính hôn nhân, chuyển giới, đổi giống, thụ thay thay, mang thai mướn, buôn người làm tình, ngoại tình tập thể giữa các cặp vợ chồng đồng lòng thay đổi vợ chồng để ăn nằm với nhau một cách công khai tại chỗ v.v. 

 

Đúng thế, tất cả mọi thứ tội vạ tân tiến quái ác vô cùng kinh tởm của họ đều đã có ở trong 5 Dấu Thánh Chúa Kitô này rồi, tất cả đã được Người đền rồi, và tất cả mọi tội nhân đã được Người cứu rỗi, chỉ cần con người "yêu tối tăm hơn ánh sáng" và "đang ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần" hiện nay nhận biết lòng thương xót Chúa nơi Ơn Cứu Độ vô giá được nhưng không ban cho họ thôi. Chắc chắn họ không thể nào "nhìn lên Đấng đã bị họ đâm thâu" (Gioan 19:37), nghĩa là tin tưởng thống hối để được cứu độ, cho đến khi có ai đó tin tưởng vào lòng thương xót Chúa thay cho họ, bù cho họ. Đó là lý do Kitô hữu cần phải trở nên "ánh sáng thế gian", với sứ vụ chiếu soi chính Chúa Kirtô "là ánh sáng thế gian", một "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) là lòng thương xót cứu độ của Người ra cho họ. 

 

Với cuộc phục sinh vinh hiển của Người, trên thân xác đã trở thành linh thiêng của Người, Năm Dấu Thánh Khổ Giá của Người đã trở thành Ấn Tín Thần Linh, như thập giá vốn là biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết, nhờ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, đã trở thành Thánh Giá, tiêu biểu cho ân sủng và sự sống. Cũng thế, nơi Năm Dấu Thánh Khổ Giá trở thành Ấn Tín Thần Linh nơi Chúa Kitô Phục Sinh, tất cả mọi tội vạ của loài người, từ nguyên tổ cho tới tận thế, chẳng những đã được đền bù bởi lòng thương xót Chúa nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, mà còn được biến thành Sự Sống Thần Linh trong lòng thương xót Chúa nữa, bởi Thánh Thần là Đấng ban sự sống, cách riêng cho những tâm hồn nào tin vào lòng thương xót của Người.

 

Tất cả mọi thiên tai dồn dập xẩy ra từ thế kỷ 20 tới đầu thế kỷ 21 này - động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, v.v. xẩy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhất là đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử loài người hiện nay, là cái vạ con người phải gánh chịu. Bởi vì tội ác của con người văn minh tân tiến ngày nay đã lên tới tột độ, nhất là khi con người đã lên tới tuyệt đỉnh về văn hóa, ở chỗ, càng nhận biết mình cùng với các quyền lợi của mình, từ bán thế kỷ 20, khi Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, sau Thế Chiến Thứ II (1939-1945), được Liên Hiệp Quốc tuyên bố vào ngày 10/12/1948, càng sa đọa và băng hoại hơn bao giờ hết.

 

Đúng thế, chính khi con người lên tới tuyệt đỉnh về văn hóa liên quan đến nhân quyền thì họ lại bắt đầu lao đầu xuống, xô nhau xuống theo cá nhân chủ nghĩa, hưởng thụ chủ nghĩa và hiện sinh chủ nghĩa, đến độ, họ tiến đến chỗ mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, y như thuở con người còn sống vào thời thượng, thời man di mọi rợ, hoàn toàn chỉ sống theo luật rừng. Họ không đang xô nhau xuống khỏi tột đỉnh văn hóa nhân quyền là gì, không mạnh được yếu thua và cá lớn nuốt cá bé hay sao, ở chỗ, họ đã nhân danh nhân quyền để phá thai - mẹ người lớn giết con thơ ngay trong bụng dạ của mình, hay ở chỗ triệt sinh an tử và triệt sinh trợ tử - người mạnh khỏe giết người yếu bệnh, thành phần bị coi là bất lực và vô ích, cần phải loại trừ cho đỡ gánh nặng xã hội, hoặc ở chỗ cường quốc thực dân hóa nhược quốc và tiểu quốc, nơi để các cường quốc sử dụng chiêu bài viện trợ để tống đi những thặng dư thừa thãi về vũ khí hay lương thực, và bị các cường quốc lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình, hay ở chỗ kẻ khôn lanh lừa kẻ quê mùa khờ dại bần cùng để bán đi làm nô lệ tình dục.

 

Chính vì tội ác của con người đã quá tải, cả về số lượng lẫn phẩm chất như thế, họ mới đang sống trong một thời điểm được vị giáo hoàng đương kim Phanxicô, đến từ tận cùng trái đất là Á Căn Đình ở cuối Mỹ Châu, công khai tuyên bố là "Thời Điểm Thương Xót" (6/3/2014 - với hàng giáo sĩ Roma). Chính Chúa Kitô, qua nữ tu Maria Faustina của mình thuộc Dòng Đức Bà Thương Xót ở Balan, vào thập niên 1930, thập niên thế giới đang xẩy ra cuộc đại suy thoái đầu tiên (1929-1939), để rồi được kết thúc bằng Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), và giờ đây một cuộc đại suy thoái thứ hai, giống như lần đầu, cũng sẽ kéo dài cả chục năm, như chuyên viên về kinh tế đã tiên báo, gây ra bởi đại dịch covid-19 hiện nay, Người đã cảnh báo cho thế giới về thứ "ánh sáng" được chiếu soi thế gian ở "cuối đường hầm" như thế này:

 

"Con hãy viết là trước khi Ta đến như một quan án công minh, thì trước tiên Ta đang đến như một Đức Vua Thương Xót. Trước ngày công lý xẩy ra, dân chúng sẽ được ban cho một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này:

 

"Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt mất, và toàn thể trái đất bị tối tăm khủng khiếp bao trùm. Thế rồi dấu thánh giá xuất hiện trên bầu trời, và từ các khe hở của tay chân bị đóng đinh của Đấng Cứu Thế sẽ phát tỏa những ánh sáng cả thể soi sáng trái đất một thời gian. Điều này xẩy ra chẳng bao lâu trước ngày cùng tháng tận" (Nhật Ký - 83).

 

 

 

 

 

2- Giáo Hội: "Ánh sáng chư dân"

 

(Lumen gentium)

 

 

Let there be light Archives - The Last Adam and the Last Eve ...

 

 

Cho dù Chúa Kitô đã thăng thiên về cùng Cha trên trời, cho đến khi "Người lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết", Người vẫn "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20). Nghĩa là, Người vẫn tiếp tục là "ánh sáng thế gian" qua thành phần môn đệ trung thực và sống động của Người, thành phần Người đã minh định căn tính của họ rằng: "Các con là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), phản ánh sứ vụ "Thày là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), mà đã "là ánh sáng" thì không thể không chiếu soi vẫn còn là ánh sáng, chẳng khác gì như "một thành xây trên núi không thể khuất được nữa" (Mathêu 5:14).

 

Có thể định nghĩa Giáo Hội là chứng nhân thừa tác: "Các con hãy đi tuyên mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, cùng giảng dạy họ những gì Thày đã truyền cho các con" (Mathêu 28:19-20). Thế nhưng sứ vụ chứng nhân, ở chỗ "tuyên mộ môn đồ", bao giờ cũng phải đi trước vai trò thừa tác và qui về vai trò thừa tác, ở chỗ "rửa tội và giảng dạy". Bởi vì, nếu không là chứng nhân, không làm cho con người nhận biết Chúa Kitô qua chứng từ của mình về Chúa Kitô, Giáo Hội sẽ không có môn đồ, nghĩa là sẽ không ai "tin và chịu phép rửa" (Marco 16:16). Và đó là lý do ngay đoạn mở đầu cho Sắc Lệnh "Ad Gentes - cho chư dân" của Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội đã xác tín rằng "tự bản chất, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo" (đoạn 2).

 

Theo khuôn mẫu nhập thể vào đời truyền giáo của Đấng Sáng Lập "là ánh sáng thế gian" của mình, Giáo Hội Chúa Kitô, qua Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965), và theo chiều hướng Giáo Hội trong thế giới ngày nay, như muối đất men bột (xem Mathêu 5:13,13:31), đã tự nhận thấy căn tính của mình là "Ánh Sáng Chư Dân - Lumen Gentium", trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, một văn kiện ban hành ngày 21/11/1964, và là một văn kiện bất khả phân ly với Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes", một văn kiện về mục vụ của Giáo Hội, được ban hành cuối cùng trong 16 văn kiện, (theo thứ tự cấp trật huấn quyền là 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn), ngày 7/12/1965, áp ngày bế mạc công đồng chung thứ 21 này của Giáo Hội. Hai Hiến Chế này là tất cả cốt lõi của công đồng chung ở thế kỷ 20, thời điểm thế giới chuyển mình chưa từng thấy về mọi lãnh vực, bao gồm vừa căn tính vừa sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay: Căn tính của Giáo Hội là "Ánh Sáng Chư Dân", và sứ vụ của Giáo Hội là tỏa làn "Vui Mừng và Hy Vọng" cho thế giới ngày nay.

 

"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại". (Hiến Chế Gaudium et Spes - 1). 

 

Thế giới văn minh tân tiến của con người càng văn minh càng vô thần duy vật, do đó càng bạo loạn và càng sát hại nhau hơn bao giờ hết, cả ở thế giới Ả Rập Hồi giáo lẫn thế giới Tây phương Kitô giáo, cả hai thế giới đều sử dụng cùng một chiến lược tấn công khủng bố: một bên thì nhân danh Thiên Chúa là "Allah vĩ đại" của họ để khủng bố bất cứ kẻ thù nào của mình, kể cả người đồng đạo, một bên thì nhân danh nhân quyền để khủng bố bất cứ những gì họ không thích, kể cả thân nhân ruột thịt vô tội chưa sinh ra hay yếu bệnh của họ, thậm chí kể cả tôn giáo không hợp với nhân quyền của họ.

 

Và đó là lý do thế giới ngày nay đang thực sự sống trong Thời Điểm Thương Xót, một thời điểm được khởi xướng từ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và được đẩy mạnh bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trực giác thấy Thời Điểm Thương Xót liên quan tới "mầu nhiệm giác ác - mystery of iniquity" nơi con người văn minh tân tiến, như được ngài cảm nhận ở 2 bài giảng trong chuyến tông du lần 8 về Balan, để cung hiến Đến Thờ Lòng Thương Xót Chúa ở ngay khu vực Dòng Đức Bà Thương Xót của Chị Thánh Faustina ở Krakow, vào 2 ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật 17-18/8/2020, trong dịp này ngài hiến dâng cả loài người cho Lòng Thương Xót Chúa lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội:

 

 

Hiến dâng loài người cho Lòng Thương Xót Chúa trong Thời Điểm Thương Xót:

"Hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng ký thác thế giới cho Lòng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một lòng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của tình yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho lòng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ gì sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ gì lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giãi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha' (x Nhật Ký, 1732). Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa tình thương này cần phải được chuyền đi cho thế giới. Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới tìm thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc! Tôi ký thác công việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như cho tất cả mọi người ang mộ Lòng Thương Xót Chúa đến đây từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ gì anh chị em là những chứng nhân cho tình thương!" (Bài Giảng 17/8/2002)

Một nhân loại văn minh tân tiến nhưng đang sống trong 'mầu nhiệm gian ác/lỗi lầm':

 

"Thiên Chúa đã chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ vì thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực, cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi 'mầu nhiệm gian ác/lỗi lầm mystery of iniquity'. Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất ang” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. 'Mầu nhiệm gian ác/lỗi lầm' tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này". (Bài Giảng 18/8/2002)

Nếu Thời Điểm Thương Xót đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là do bởi "mầu nhiệm gian ác" nơi con người thời đại tân tiến, thì Đức Thánh Cha Phanxicô lại thấy Thời Điểm Thương Xót liên quan tới các thương tích nơi con người. Và đó là lý do Đức Thánh Cha Phanxicô chẳng những kêu gọi Giáo Hội mở cửa, mà còn phải tung mình ra bên ngoài nữa, dấn thân xông pha đi thật xa, đến tận các vùng sâu vùng xa, cả về nhân bản lẫn thể lý của con người thời đại: "Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc, vì xuống đường vào đời, hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh, bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình" (Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót - 49). 

 

Sau đây là những lời của vị giáo hoàng đã tông hiệu Phanxicô là vị Thánh nghèo khó ở Assisi thế kỷ 13, được kêu gọi canh tân nhà Chúa là Giáo Hội, "Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo" (Tông Huấn Niềm Vui Thương Xót - 198), đã mở Năm Thánh Ngoại Lệ về Lòng Thương Xót Năm 2016 lần đầu tiên trong Giáo Hội, đã thành lập Ngày Thế Giới Người Nghèo chưa hề có trong Giáo Hội, khi bế mạc Năm Thánh 2016 này v.v., những lời làm nên giáo triều của ngài, về: 1- Thời Điểm Thương Xót - được trực giác thấy bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và 2- tình trạng con người đầy những thương tích - cần được Giáo Hội như một bệnh viện lưu động chữa lành ở khắp nơi, để mau chóng cấp cứu bằng bó và chữa lành trong Thời Điểm Thương Xót hiện nay. Những lời này ngài đã nói với hàng giáo sĩ Roma ngày 6/3/2014: 

 

Thời Điểm Thương Xót - được trực giác thấy bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:

“Chúng ta không phải ở đây để thực hiện một cuộc tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, mà là lắng nghe tiếng của Vị Thần Linh đang nói cùng toàn thể Giáo Hội trong thời điểm của chúng ta đây, thực sự là thời điểm thương xót. Tôi chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa Chay. Chúng ta đang sống trong thời điểm thương xót đã 30 năm hay hơn thế nữa, cho đến hiện nay.

"Đây là thời điểm của tình thương trong toàn thể Giáo Hội. Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã "trực giác" thấy rằng đây là thời điểm của tình thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này. Trong bài giảng phong Hiển Thánh xẩy ra vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô truyền cho Nữ Tu Faustina đã rơi vào thời điểm giữa hai Thế Chiến và gắn liền với lịch sử của thế kỷ 20. Tương lai của con người trên trái đất này sẽ ra sao, ngài nói: "Đó là những gì chúng ta không biết được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là cùng với những tiến triển mới chúng ta sẽ không thiếu những cảm nghiệm khổ đau. Nhưng ánh sáng của Lòng Thương Xót Chúa mà Chúa đã thực sự muốn cống hiến cho thế giới một lần nữa qua đặc sủng của Nữ Tu Faustina, sẽ chiếu sáng đường đi nước bước của con người của ngàn năm thứ ba". Thật là rõ ràng. Nó là những gì hiển nhiên vào năm 2000, nhưng nó đã là một cái gì đó đã từng được chín mùi nơi tâm can của ngài vào một lúc nào đó. Ngài đã có cái trực giác này trong việc cầu nguyện của ngài……"

Con Người Thương Tích - cần được Giáo Hội như một bệnh viện lưu động chữa lành:

 

"Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là 'một bệnh viện lưu động/dã chiến - a field hospital'. Điều này, xin tha cho tôi, tôi xin lập lại, vì tôi thấy nó như thế, tôi cảm thấy là như vậy: 'một bệnh viện lưu động/dã chiến'. Cần phải chữa trị các vết thương, rất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thương, bởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... Chúng ta là các linh mục cần phải ở đó, gần gũi với những con người này. Tình thương trước hết là chữa trị các vết thương. Khi một người bị thương thì họ cần được chữa trị lập tức, chứ không phải là các thứ phân tích, như tầm quan trọng của vấn đề cao mỡ, cao đường... Thế nhưng vết thương ngay đó, hãy chữa trị vết thương đã, sau đó chúng ta mới lưu ý tới việc phân tích. Bấy giờ người chuyên viên ra tay chữa trị, thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài (open wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những gì quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa, vì có những con người rời xa khiến không thấy được các vết thương của họ... Hãy nhớ đến tục lệ về những người phong cùi thời Chúa Giêsu, theo luật Moisen, là thành phần bao giờ cũng sống xa cách để khỏi gây lây nhiễm... Có những con người rời xa vì hổ thẹn, vì ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó!"

 

Hình ảnh tối tăm của đại dịch covid-19 bao trùm cả Giáo Hội nơi Quảng Trường Thánh Phêrô, 

nơi "ánh sáng chư dân" vẫn còn đó, lung linh từ Đền Thờ và nơi Vị Giáo Hoàng Áo Trắng, 

vào tối nguyện cầu của Giáo Hội hoàn vũ, được ngài chủ sự, hôm Thứ Sáu 27/3/2020

 

 

 

 

3- Kitô hữu: "Ánh sáng thế gian"

 

(Mathêu 5:14)

 

 

What are the 7 days of creation? | Bibleinfo.com

 

 

 

"Ánh sáng thế gian" chiếu soi ở nơi các việc lành các con làm!

 

How Do I Receive the Baptism in the Holy Spirit? | CBN.com

 

Trong đại dịch toàn cầu covid-19 này, vào ngày lễ Thánh Antôn Padua, 13/6/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo, 15/11/2020, tựa đề: "Con hãy chìa tay ra cho người nghèo khổ" (Huấn Ca 7:32), một sứ điệp hoàn toàn âm hưởng và vang vọng những tính chất cùng với những nhu cầu của đại dịch covid-19, trong đó, ở các đoạn 6 và 9 trong 10 đoạn, ngài đã đặc biệt đề cập đến 2 loại bàn tay chìa ra như thế này: Trước hết là bàn tay lông lá đen đủi vị kỷ, ngược lại là bàn tay y sinh phục vụ vị tha.

 

Bàn tay lông lá đen đủi vị kỷ

 

"Huấn lệnh 'Con hãy giơ tay ra giúp đáp người nghèo khổ' đồng thời còn thách thức cả thái độ của những ai chỉ thích đút tay vào túi, và không biết nhúc nhích trước những hoàn cảnh nghèo khổ mà họ thường can dự vào. Thái độ lãnh đạm và yếm thế là lương thực hằng ngày của họ. Thật là khác biệt với những bàn tay quảng đại chúng ta đã diễn tả! Nếu họ có chìa tay ra là họ chạm đến bàn phím của máy vi tính, để chuyển các số tiền từ nơi này đến nơi khác trên thế giới, làm sao bảo đảm được của cải giầu sang thuộc về một ít kẻ ưu tú, bỏ mặc tình trạng nghèo khổ cùng cực của hằng triệu triệu con người, và cảnh tàn rụi của toàn bộ các dân nước. Có một số bàn tay chìa ra để chống chất thêm tiền bạc, bằng việc buôn bán các thứ vũ khí được những người khác, bao gồm cả thành phần trẻ em, sử dụng để giao rắc chết chóc và nghèo khổ. Có những bàn tay chìa ra để bán các liều lượng chết chóc trong các ngõ hẻm tăm tối, hầu tăng thêm giầu có và sống xa hoa thừa thãi, hay chìa ra đút lót một cách kín đáo để mau chóng chiếm hữu một cách bại hoại. Có những bàn tay chìa ra, phô trương tư cách đáng kính trọng giả tạo của mình, đặt ra các thứ luật lệ mà chính họ chẳng tuân giữ". (Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo - đoạn 9)

 

Bàn tay hy sinh phục vụ vị tha

 

"Bàn tay chìa ra là một dấu hiệu; một dấu hiệu tỏ ra cho thấy ngay sự gắn bó, liên kết và yêu thương. Trong những tháng này, khi mà toàn thế giới trở thành mồi cho một thứ vi khuẩn gây đau thương và chết chóc, thất vọng và hoang mang, biết bao nhiêu là bàn tay chìa ra chúng ta đã nhìn thấy! Những bàn tay của những vị bác sĩ chăm sóc cho từng bệnh nhân, và đã cố gắng để tìm kiếm việc chữa trị xác đáng. Những bàn tay chìa ra của những người y tá đã làm việc quá giờ, những giờ làm cuối, để coi chừng bệnh nhân. Những bàn tay chìa ra của những quản trị viên đã tìm kiếm phương tiện cứu lấy nhiều sinh mạng bao nhiêu có thể. Những bàn tay chìa ra của những dược sĩ đã liều mình đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của dân chúng. Những bàn tay chìa ra của các vị linh mục cảm thấy xót xa khi ban phép lành. Những bàn tay chìa ra của những tình nguyện viên đã giúp những ai sống trên hè phố và những ai chẳng còn gì để ăn trong nhà. Những bàn tay chìa ra của những con người nam nữ hoạt động để cung cấp những dịch vụ thiết yếu và an ninh. Chúng ta có thể tiếp tục nói về rất nhiều những bàn tay chìa ra khác, tất cả đều làm nên một kinh cầu dài về các công việc thiện hảo. Những bàn tay này đã bất chấp lây nhiễm và sợ hãi để thực hiện việc hỗ trợ và ủi an". (Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo - đoạn 6)

 

Đó là lý do, theo huấn dụ của Chúa Kitô ở Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, ngay sau khi khẳng định căn tính của thành phần môn đệ của mình "các con là ánh sáng thế gian" (câu 14), Người liền đề cập đến cách thức tỏ rạng trước hết và trên hết của họ đó là bằng việc lành phúc đức như sau: "Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha của các con là Đấng ngự trên trời". (Mathêu 5:15-16).

 

Tuy nhiên, Kitô hữu không thể chiếu tỏa "ánh sáng thế gian" qua các việc lành mình làm, nếu trước đó, họ không "là muối đất", như thứ tự Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người bấy giờ: "Các con là muối đât... Các con là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13,14): "Muối đất" trước, hay đức tin tuân phục trước, và "ánh sáng thế gian" sau, hay đức ái trọn hảo sau. Nghĩa là nội tâm trước và hoạt động sau - "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) - hoạt động chỉ là hoa trái và bộc lộ nội tâm thôi: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" (Gioan 15:4-5).

 

"Ánh sáng thế gian" chiếu soi từ tấm lòng xót thương

 

Sunrise | Sunset, Clouds, Sunrise sunset

 

Thường khi nghe, xem hay đọc tin tức hằng ngày, khi thấy xẩy ra những vụ việc sát hại dã man, như vụ 25/5/2020 ở Minnesota, cảnh sát trắng đè cổ phạm nhân đen, sử dụng tờ 20 Mỹ kim giả, 8 phút 46 giây, cho đến chết mới thôi, dù phạm nhân không chống trả và không có vũ khí, và dù phạm nhân có van xin khi bị nghẹt thở, lòng người, vốn thiên về công lý, tự nhiên không thể không uất hận và thù ghét, nhất là cùng một mầu da với nạn nhân.

 

Kinh nghiệm tu đức cho thấy, nếu không đề phòng, không "tỉnh thức và cầu nguyện" (Mathêu 26:41), chúng ta, dù là Kitô hữu chúng ta đang nỗ lực sống đức ái trọn hảo như Chúa Kitô (xem Gioan 13:34,15:12), chúng ta chắc chắn sẽ "sa chước cám dỗ" (Mathêu 26:41). Ở chỗ, tin tức sẽ trở thành tin tặc nơi chúng ta, tin tức sẽ khủng bố tấn công chúng ta, cướp mất bình an trong tâm hồn của chúng ta, cướp mất đức tin vào Đấng Quan Phòng Thần Linh là chủ tế mọi sự của chúng ta, cướp mất đức ái yêu thương của chúng ta, biến chúng ta, nhất là lúc chúng ta đã bị đảng phái hóa và chính trị hóa, trở thành những tên hung tặc như chúng, chất chứa đầy những hận thù ghen ghét tấn công anh chị em gây ra tội ác, chỉ muốn họ bị giết chết, bị tử hình, bị tù chung thân, hơn là chính tội ác do họ gây ra. Xin xem lại bài người viết đã chia sẻ ngày 6/5/2020: Từ Đại Dịch Tin Giả đến Đại Họa Tin Thật Trở Thành Tin Tặc.

 

Tuy nhiên, trái lại, theo chiều hướng Giáo Hội trong thế giới ngày nay của Công Đồng Chung Vaticano II (1962 - 1965), luôn cảm thông với nhân loại, nhất là vào những thời điểm đại dịch covid-19 toàn cầu chưa từng có trong lịch sử loài người hiện nay, càng cần phải hiện thực sứ vụ mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" đến cho nhân loại, nhất là với một tâm hồn sống lòng thương xót Chúa, vì đã thực sự cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa thì lại khác, lại cảm thấy chẳng những thương nạn nhân bị sát hại thảm thương oan ức, mà còn thương cả phạm nhân nữa, thương hơn nữa là đàng khác, vì phần rỗi của phạm nhân, một con người đáng kinh tởm và đáng ném đá chết ngay lập tức trước thế gian cũng tội lỗi như ai, nhưng trước mặt Chúa bấy giờ lại trở thành một nạn nhân vô cùng khốn nạn và đáng thương hơn cả nạn nhân bị sát hại về phần xác nữa.

 

Đúng thế, ở trường hợp này, những ai đã cảm nghiệm thấy lòng thương xót Chúa và đang sống lòng thương xót Chúa sẽ thấy được Chúa Kitô ở nơi cả nạn nhân bị sát hại thảm thương lẫn phạm nhân sát hại ác độc. Bởi vì, nơi Người, nơi cuộc Khổ Giá của Người, Người đã chịu sát hại như nạn nhân, và nạn nhân bị sát hại đã ở nơi cuộc khổ giá của Người rồi, và đồng thời, tội sát nhân của phạm nhân cũng đã được đền bồi, và phạm nhân đã được lòng thương xót Chúa cứu chuộc rồi, dù bấy giờ phạm nhân chưa sinh ra và chưa phạm tội sát nhân. Chỉ cần phạm nhân "nhìn lên Đấng đã bị họ đâm thâu qua" (Gioan 19:37) là được cứu độ thôi.

 

Cũng trong Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Người Nghèo 15/11/2020 cuối năm tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô còn trấn an và phấn khích chung nhân loại và riêng Kitô hữu chúng ta như sau: "Những tin xấu tràn ngập báo chí, tràn ngập các mạng điện toán toàn cầu, và các màn ảnh truyền hình, đến nỗi sự dữ dường như đang chủ trị. Thế nhưng, lại không phải thế. Thật vậy, ác tâm và bạo động, lạm dụng và băng hoại thì tràn lan, nhưng sự sống được đan kết cả với những tác hành trân trọng và quảng đại chẳng những bù lại cho sự dữ, mà còn tác động chúng ta dấn thân hơn nữa, và làm cho cõi lòng của chúng ta tràn đầy niềm hy vọng".

 

Đó là lý do, ở những trường hợp như thế này, trong khi cả Nước Mỹ xuống đường biểu tình rầm rộ, thậm chí còn bạo loạn cướp phá nữa, lây sang cả các nước ở Âu Châu, thì tâm hồn sống lòng thương xót Chúa âm thầm làm một việc vô cùng quan trọng, liên quan đến phần rỗi của chẳng những phạm nhân trong cuộc, mà còn đến phần rỗi của cả những con người lợi dụng quyền tự do ngôn luận biểu tình để bày tỏ lòng hận thù đối với bản thân phạm nhân, hận thù với chính những con người kỳ thị, hơn là tỏ lòng thù ghét chính sự dữ kỳ thị là những gí bất khả chấp, cần phải cương quyết chống cho đến cùng, và cuối cùng là phần rỗi của cả những con người lạm dụng biểu tình để cướp phá...

 

Bấy giờ, tâm hồn Kitô hữu sống lòng thương xót Chúa đang thực hiện thân phận "là muối đất" (Mathêu 5:13) của mình, trước khi có thể thực hiện vai trò "là ánh sáng" (Mathêu 5:14) của mình, ở chỗ, qua họ, Lòng Thương Xót Chúa như "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) chiếu soi chẳng những phạm nhân trong cuộc, mà còn cả những phạm nhân đầy hận thù ghen ghét anh em phạm nhân của mình nữa. Khi Kitô hữu đã thực sự cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa sống thân phận "là muối đất" của mình, thì trước hết, họ hạ mình xuống, cảm thấy mình cũng chẳng hơn gì phạm nhân trong cuộc, ở chỗ, nếu không có ơn Chúa, họ cũng có thể gây tội ác như phạm nhân hay hơn phạm nhân, nhờ đó, họ dễ thông cảm với phạm nhân, và sau nữa, họ được Thiên Chúa thương xót tha thứ cho họ thế nào, và đã "cứu (họ) cho khỏi sự dữ" (Mathêu 6:13), như sự dữ do phạm nhân trong cuộc đã gây ra, thì họ cũng phải thương xót phạm nhân ấy nữa.

 

Việc họ cảm thương, kèm theo hy sinh để cầu cho phần rỗi của phạm nhân trong cuộc, cũng như cho tất cả các tội nhân đáng thương khác trong cuộc đời họ, thì thật sự là họ "bù đắp nơi xác thịt mình những gì còn thiếu nơi cuộc thương khó của Chúa Kitô vì thân thể của Người là Giáo Hội" (Colose 1:24). Và đó là cách "ánh sáng thế gian" là Chúa Kitô nơi họ mới thực sự "chiếu trong tăm tối" thế gian nơi thành phần tội nhân trên khắp thế giới và dọc suốt cuộc đời sống lòng thương xót Chúa của họ.  

Trong loạt 130 bài Giáo Lý về Giáo Hội Tông Truyền, ở Bài 22 về "Tông Đồ Giuđa Ích Ca và Tông Đồ Matthia" ngày 18/10/2006, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khuyên chúng ta như sau: "Chúng ta hãy rút tỉa một bài học cuối cùng ở đây là mặc dù không thiếu thành phần Kitô hữu bất xứng và bội phản trong Giáo Hội, chúng ta vẫn cần phải làm cân bằng hóa sự dữ do họ gây ra, bằng chứng từ rạng ngời của chúng ta về Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta".

 

"Ánh sáng thế gian" chiếu soi bằng những lời chuyển cầu

 

I pray a thread of light. I hold it in my hands, asking God to ...

 

Đức Thánh Cha Phanxicô, qua bài Giáo Lý về Cầu Nguyện bài 7 ngày 17/6/2020, đã nêu gương chuyển cầu của Moisen, và đã nhấn mạnh chẳng những đến phẩm giá cao quí của từng con người, dù họ tội lỗi đến đâu, mà còn đến mối liên thuộc của thế giới vào Kitô hữu, vào những lời chuyển cầu của Kitô hữu nói chung, nhất là của những tâm hồn hiệp nhất nên một với lòng thương xót Chúa, đến độ những gì Thiên Chúa bị xúc phạm cũng làm họ nhức nhối, và càng làm họ thương tội nhân hơn, để chuyển cầu cho "các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn" (Mẹ Fatima 13/7/1917), như sau:

"Moisen thôi thúc chúng ta hãy cầu nguyện với lòng nhiệt tình như Chúa Giêsu, hãy chuyển cầu cho thế giới, hãy nhớ rằng bất chấp tất cả mọi yếu hèn của nó, nó vẫn thuộc về Thiên Chúa. Hết mọi người đều thuộc về Thiên Chúa. Các tội nhân xấu xa nhất, thành phần gian ác nhất, các vị lãnh đạo băng hoại nhất, họ đều là con cái của Thiên Chúa, và Chúa Giêsu đã cảm thấy như thế nên đã chuyển cầu cho hết mọi người. Thế giới đang sống động và mau phát triển đây là nhờ phúc đức của thành phần kẻ lành, nhờ lời cầu xin thương xót, lời nguyện cầu xin thương xót mà thánh nhân, kẻ công chính, người chuyển cầu, linh mục, giám mục, Giáo Hoàng, giáo dân, bất cứ một ai đã lãnh nhận phép rửa không thôi dâng lên cho nhân loại, ở hết mọi nơi và mọi thời trong giòng lịch sử. Chúng ta hãy nghĩ đến Moisen, vị chuyển cầu. Khi chúng ta muốn lên án ai, và chúng ta cảm thấy giận dữ trong lòng... giận dữ thì tốt, có thể là lành mạnh - nhưng lên án thì không tốt, thì chúng ta hãy chuyển cầu cho họ; điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều".

 

Đúng thế, ở trên thiên đàng vĩnh phúc, trong khi trường sinh hoan hưởng Thánh Nhan vô cùng toàn thiện, toàn mỹ và toàn ái của Thiên Chúa, các thánh nhân, qua mầu nhiệm các thánh cùng thông công, vẫn không quên trần gian, vẫn tiếp tục chuyển cầu cho trần gian, như Chúa Kitô đã về trời, nhưng công cuộc cứu độ trần gian vẫn tiếp tục qua Giáo Hội Lữ Hành trần thế cho tới khi Người lại đến trong vinh quang. Do đó, Giáo Hội "là ánh sáng chư dân - lumen gentium" không phải chỉ ở các sinh hoạt tông đồ truyền giáo bề ngoài, mà còn ở cả các sinh hoạt nội tâm, liên quan đến phụng vụ của Giáo Hội, bao gồm cả đời sống tu đức của Kitô hữu là chi thể trong nhiệm thể của mình. Bởi thế mới không có chuyện vô ích đối với các dòng kín và khổ tu trong Giáo Hội. Tất cả mọi sinh lực tông đồ truyền giáo của Giáo Hội như "ánh sáng chư dân" chỉ có thể tỏa sáng rạng ngời, nghĩa là sinh nhiều hoa trái, từ chính thực tại hiệp thông thần linh với "Thày là cây nho, các con là cành" (Gioan 15:1).

 

Mọi Kitô hữu thuộc Nhiệm Thể Chúa Kitô cũng thế, chỉ có thể tỏa rạng như "ánh sáng thế gian", chỉ khi nào họ được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, để Người "là ánh sáng thế gian" tỏ rạng qua họ. Dù họ chỉ là một con người vô danh tiểu tốt, một con người bị bệnh hoạn tật nguyền suốt đời liệt giường, một con người bất tài vụng về bị mọi người chê bai, trách móc, coi thường, hay là một con người tội lỗi trước mặt cộng đồng dân Chúa, bị khinh chê, xa lánh, ruồng bỏ v.v., miễn là họ nhận biết mình và hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót Chúa, để rồi, nhờ biết mình và cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa thực sự, thì chắc chắn lòng thương xót Chúa đã chiếm đoạt họ và sống trong họ, sẽ biến những lời chuyển cầu của họ trở thành "ánh sáng cuối đường hầm" cho "các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn".

 

Trong Nhật Ký của Chị Thánh Faustina, khoản 1397, Chúa Giêsu đã khẳng định lời cầu nào đẹp lòng Thiên Chúa nhất và luôn được nhận lời và đáp ứng, đó là lời cầu cho phần rỗi của các tội nhân, vì phần rỗi của các tội nhân là tất cả những gì chính Thiên Chúa mong muốn và đã hết sức làm, đến độ "đã không dung tha cho Con Một của Ngài" (Roma 8:32), một phần rỗi đã làm cho cả thiên đàng hớn hở mừng vui khi một người trở về cùng Chúa (xem Luca 15:7,10): “Việc hư đi của mỗi linh hồn dìm Cha vào nỗi buồn khổ chết đi được. Con luôn an ủi Cha khi con cầu cho các tội nhân. Lời nguyện cầu đẹp lòng Cha nhất là lời cầu nguyện cho các tội nhân ăn năn hoán cải. Lời nguyện cầu này lúc nào cũng được lắng nghe và đáp ứng

 

Chính vì xác tín như thế mà Nhóm TĐCTT mới mẻ và nhỏ bé đã hiệp thông dâng những lời chuyển cầu sau đây cho thế giới trong mùa đại dịch covid-19 hiện nay. Việc Kitô hữu thuộc Giáo Hội lữ hành trần thế được vinh dự hiệp thông chuyển cầu đây, chẳng những là phản ảnh việc làm chuyển cầu duy nhất ở trên trời trước nhan Chúa cho trần gian, mà còn là việc trần gian là thung lũng châu lệ đầy khổ ải và chết chóc dọn tiệc linh đình đãi Thiên Đàng nữa.

 

Ở chỗ, nếu chỉ cần 1 linh hồn ăn năn thống hối đã làm cho cả thiên đàng vui mừng hớn hở, mà lời cầu cho phần rỗi các linh hồn đều được lòng thương xót Chúa nhận lời, thì việc Kitô hữu hợp lại, với tất cả lòng tin vào lòng thương xót Chúa, chuyển cầu cho trần gian trong đại dịch covid-19 này, nhờ đó cứu được biết bao nhiêu là linh hồn, thì quả thực họ đã biến đại dịch Mùa Đại Dịch Covid-19 thành Mùa Gặt Nước Trời rồi vậy. Chính lúc họ bị phong tỏa và cách lý xã hội không được giao tiếp như trước với nhau theo lệnh dân sự, họ nhờ đó lại sống Giáo Hội liên gia chuyển cầu, nhờ đó, họ biến Mùa Đại Dịch Covid-19 thành Mùa Vọng Phục Sinh vậy!

 

 

Lời Chuyển Cầu cho Hoa Kỳ trong Tình Trạng vừa Đại Dịch Khó Thở vừa Kỳ Thị Nghẹt Thở

 

Để sống lòng thương xót Chúa và loan truyền lòng thương xót Chúa trong Mùa Đại Dịch Covid-19, một mùa chết chóc về thể lý, cần phải được biến thành Mùa Gặt Nước Trời về phần rỗi, Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương đã nỗ lực hiệp thông dâng một Tuần 7 Ngày từ Thứ Tư 10/6 đến hết Thứ Ba 16/6/2020, vào giờ Kinh Mân Côi Chính Ngọ hằng ngày, được phát động và hào hứng thực hiện qua điện thoại hội ngộ miễn phí freeconferencecall, với Lời Nguyện sau đây:

 

Lạy Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất (1), Đấng dựng nên trời đất và tất cả mọi tạo vật hữu hình và vô hình (2), Đấng Quan Phòng Thần Linh (3), "là chủ tể vũ trụ và lịch sử của loài người" (4). Chúa thấu suốt tất cả mọi sự trên thế gian này. Chúa biết nhân loại chúng con đang trải qua một đại dịch toàn cầu chưa từng có, trong đó, tại Hoa Kỳ là nơi chúng con đang sinh sống như một quê hương thứ hai của chúng con đây, là quốc gia đứng đầu về cả con số tử vong lẫn bị nhiễm bởi đại dịch covid-19 này. Trong khi đó, lại vừa mới xẩy ra một tai nạn cũng mang cùng triệu chứng gây ra bởi covid-19, đó là triệu chứng khó thở và nghẹt thở, nhưng lại gây ra bởi hai mầu da, vốn đã từng là căn gốc của nạn kỳ thị chủng tộc ở một đệ nhất cường quốc này, khiến đất nước và xã hội chúng con đang sống đây vẫn còn đang tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình, đòi hỏi công lý giữa hai mầu da suốt hai tuần nay.

Xin Chúa là "Đấng giầu lòng thương xót" (5) và toàn năng, biến tất cả những sự dữ gây ra, bởi tội lỗi của bất kỳ ai và bất cứ từ đâu, thành sự lành cho chính họ, cũng như cho chung cộng đồng của họ, cho cả đất nước được gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Xin cho các nhà lãnh đạo chính trị, bao gồm cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp của họ, biết đặt công lý và công ích theo tinh thần Phúc Âm trên hết và trước hết, nơi các dự luật của ngành lập pháp, nơi các công vụ của ngành hành pháp, và nơi các phán quyết của ngành tư pháp, đừng vì đảng phái chính trị hay tư lợi cá nhân, để có thể đạt tới một nền văn hóa sự sống (6) và văn mình yêu thương (7), chỉ biết chủ trương xây dựng một xã hội phát triển toàn diện con người (8), theo nhân bản Kitô giáo của Giáo Hội Chúa, "một Thành xây trên núi" (9)để trở thành "ánh sáng muôn dân" (10), mang "vui mừng và hy vọng" (11) đến cho con người càng văn minh càng bạo loạn ngày nay!

Xin Chúa là Đấng đã từng chúc lành cho Mỹ quốc đây, để ngày nay họ đã trở thành một đệ nhất cường quốc, về cả chính trị lẫn kinh tế, cho họ nhận biết ơn Chúa ban, để họ sống xứng đáng với ơn Chúa, đừng lạm dụng ơn Chúa, biến các phúc lành Chúa ban thành sự dữ cho họ, thành cái vạ họ phải gánh chịu; thế nhưng dù cho họ có bị bất cứ một thứ tai vạ hay tai họa nào, khủng khiếp đến đâu chăng nữa, xin Chúa cũng giúp họ, nhờ đó mà nhận biết tất cả sự thật về mình, để họ có thể trở về với Chúa, mà sống xứng đáng với Danh Xưng "UNITED STATES" là "HIỆP NHẤT ĐẤT NƯỚC" của họ, cũng như với Khẩu Hiệu "IN GOD WE TRUST" của họ, một Vị Thiên Chúa đã tỏ hết mình ra nơi Chúa Giêsu Kitô (12), Con của Chúa, Đấng "là đường, là sự thật và là sự sống" (13), một "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần" (14), Đấng họ chẳng những “không sợ”, trái lại, họ còn dám “mở rộng các cửa ra” (15), các cửa thuộc mọi lãnh vực trần thế chung riêng của họ, để nhờ đó họ mới có thể thật sự "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng" (16), mà xây dựng đất nước của họ, trong công lý và hòa bình, đúng như ý muốn của Chúa. Amen!


Lời nguyện này hoàn toàn chiều hướng truyền bá phúc âm hóa và hội nhập văn hóa. Bởi vì, nó lợi dụng chính tình hình hiện nay ở Hoa Kỳ (đoạn đầu), cùng cơ cấu chính trị của họ (đoạn 2), và đường hướng về dân sự nơi Nước Mỹ (đoạn 3), để hướng tất cả đến tinh thần Phúc Âm, được phản ánh qua đức tin và giáo huấn của Giáo Hội nữa, như được chứng thực ở các phụ chú dưới đây.

 

Phụ chú:

1- Gioan 17:3

2- Kinh Tin Kính

3- Mathêu 6:25-34

4- ĐTC Gioan Phaolô II -  Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis, câu mở đầu.

5- Nhan đề bằng tiếng latinh "Dives in Misericordia" (Epheso 2:4) của bức Thông Điệp thứ hai, trong 14 thông điệp, của ĐTC Gioan Phaolô II, ban hành ngày 30/11/1980

6- Thành ngữ "culture of death" của ĐTC Gioan Phaolô II

7- Thành ngữ "civilization of love" của ĐTC Phaolô VI

8- Học Thuyết về Xã Hội của Giáo Hội

9- Mathêu 5:14

10- Cụm từ này theo tiếng Latinh "Lumen gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 21/11/1964

11- Cụm từ này theo tiếng Latinh "Gaudium et Spes", nhan đề của Hiến Chế Mục Vụ của Giáo Hội, được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 7/12/1965

12- Gioan 14:9

13- Gioan 14:6

14- Cụm từ này theo này từ tiếng latinh "Redemptor Hominis", nhan đề của bức Thông Điệp đầu tiên của ĐTC Gioan Phaolô II, ban hành ngày 4/3/1979

15- Thành ngữ "Don't be afraid. Open wide the door for Christ", là lời kêu gọi của ĐTC Gioan Phaolô II trong bài giảng đăng quang của ngài ngày 22/10/1978

16- Thành ngữ "Crossing the Threshold of Hope" là nhan đề của tác phẩm đầu tiên trong 4 tác phẩm của ĐTC Gioan Phaolô II trong giáo triều của ngài, xuất bản năm 1994

 

 

Lời Chuyển Cầu trọn năm cho Ngôi Nhà Chung trái đất đang bị Đại Dịch Covid-19 

 

Đại Dịch Covid-19 gây ra bởi một loại vi khuẩn không ngờ làm cho thế giới nói chung và các chuyên gia thượng thặng về dịch bệnh trên thế giới phải nhăn mặt nhức đầu, trong việc tìm nguồn gốc và chân tướng của nó để mà đối phó, để mà chế tạo các loại chủng ngừa và chữa trị, nhưng vẫn bất khả cho tới nay, hơn cả nửa năm trời. Tuy nhiên, không thể chối cãi được là nó xuất hiện từ thiên nhiên, cho dù có bị chính trị hóa theo suy đoán là nhân tạo, mà cho dù có chuyện thứ vi khuẩn nhân tạo chăng nữa, thì nó cũng chỉ được khai thác và biến tạo từ chính thứ vi khuẩn dịch bệnh tự nhiên thôi.

 

Mà thứ vi khuẩn dịch bệnh kinh hoàng khủng khiếp corona hiện nay, tác hại loài người là vì loài người đã tác hại thiên nhiên tạo vật một cách bừa bãi bất chấp công ích, như phá rừng, khiến các con thú hoang, như loài dơi, không cón thế giới riêng của mình, đã phải tìm cách sống còn, bằng cách bám lấy các con súc vật được loài người nuôi ăn thịt, và khi con người ăn thịt súc vật mình nuôi là dính thôi. Đó là lý do, trong Huấn Từ Truyền Tin Lễ Chúa Kitô Thăng Thiên 21/5/2020, khi ngỏ ý thực hiện 1 năm kỷ niệm thông điệp Laudato Si' (24/5/2020- 23/5/2021) về việc chăm sóc ngôi nhà chung là trái đất của loài người này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã soạn dọn một Kinh Nguyện cho con cái của mình dâng lên Chúa, trong đó, ngài liên kết dịch bệnh với việc bảo vệ ngôi nhà chung trái đất đây:

 

Lạy Thiên Chúa ưu ái, Đấng Tạo Dựng nên trời đất cùng mọi sự trong đó. Xin hãy mở trí khôn của chúng con và chạm đến cõi lòng của chúng con, để chúng con có thể nên phần tử của thiên nhiên tạo vật, một tặng ân Chúa ban.

Xin hiện diện với những ai thiếu thốn trong những lúc khó khăn này, nhất là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Xin giúp cho chúng con biết tỏ ta tình đoàn kết sáng tạo,

trong việc giải quyết những hậu quả của nạn dịch bệnh toàn cầu này. Xin làm cho chúng con trở nên can trường trong việc gắn bó với những đổi thay nhắm đến việc tìm kiếm công ích.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, chớ gì chúng con biết cảm thấy rằng tất cả chúng con đều liên hệ với nhau và liên thuộc vào nhau.

Xin hãy giúp cho chúng con biết lắng nghe và đáp ứng với tiếng kêu của trái đất này, cũng như tiếng kêu của người nghèo. Những nỗi khổ đau hiện nay chỉ có thể trở thành những đớn đau chuyển bụng để hạ sinh một thế giới huynh đệ hơn và khả trợ hơn.

Dưới ánh mắt ưu ái của Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, và nhờ Chúa Kitô, chúng con nguyện cầu xin cùng Chúa. Amen.

 

 

Lời Chuyển Cầu cho Bộ Mặt Trái Đất đang bị đại dịch covid-19 được canh tân

 

Nếu bộ mặt trái đất này là chính văn minh, nhất là văn hóa của con người, mà cả văn minh tân tiến của con người và văn hóa nhân bản của họ đã bị họ lạm dụng và biến thành văn minh duy vật và hưởng thụ, văn minh thù ghét và bạo loạn, cũng như văn hóa chết chóc cùng tận số (culture of death - ĐTC GP II, and terminal culture - ĐTC Phanxicô), văn hóa sa thải (culture of waste - ĐTC Phanxicô), loại trừ nhau, nhất là những người nghèo khổ trên thế giới, đến độ có thể khẳng định rằng đại dịch covid-19 là sản phẩm đầu mùa tuyệt vời của chính nền văn minh duy vật chất và nền văn hóa duy nhân bản của con người tân tiến ngày nay, thì chỉ có một Đấng duy nhất có thể "canh tân bộ mặt trái đất", đã trở thành dị dạng như quái thai này mà thôi, đó là Chúa Thánh Thần.

 

Sau đây là Lời Nguyện kết thúc Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần đã phổ biến chung cho cộng đồng dân Chúa từ Thứ Sáu 22/5/2020, ngay sau L:ễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, cho tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 31/5/2020 trong Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu. 

 

 

Lạy Chúa Thánh Thần là mạch nước vọt lên sự sống đời đời,/

nơi Giáo Hội của Chúa Kitô,/

cũng như nơi từng Kitô hữu chúng con/ là chi thể của Nhiệm Thể Giáo Hội,/

khi chúng con lãnh nhận các Bí Tích Thánh,/

cách riêng Bí Tích Thánh Tẩy tái sinh,/ và Bí Tích Thêm Sức nhân chứng.

 

Chúa là Đấng Phù Trợ khác,/

được Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha/ và từ Cha sai đến với chúng con,

để dẫn chúng con vào tất cả sự thật là chính Chúa Kitô,/

là ý nghĩa Lời Người dạy,/ và là tinh thần Người đã sống,/

nhờ đó chúng con mới có thể/

đạt đến tầm vóc toàn hảo của Chúa Kitô/ là Đầu trong Nhiệm Thể Giáo Hội,/

và chính vì Chúa Kitô sống trong chúng con như thế,/

chúng con mới có thể trở thành một Chúa Kitô Khác/ - Alter Christus./

 

Xin Chúa hãy đến để canh tân bộ mặt trái đất/ là chính văn hóa của con người,/

một thứ văn hóa chết chóc,/ như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã nhận định,/

 và thậm chí còn là một thứ văn hóa tận số,/ như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh giác,/

nhất là trong Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu hiện nay,/

một cái vạ kinh hoàng gây ra bởi tội lỗi của nhân loại./

 

Chớ gì bộ mặt trái đất được Chúa canh tân,/

nhờ hoạt động truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội Chúa Kitô,/

một hoạt động chứng nhân tông đồ tràn đầy Niềm Vui và Hy Vọng bất khả thiếu,/

cho một thế giới đang âm u mịt mù tăm tối đầy bất an hiện nay:/

Một Niềm Vui và Hy Vọng/ 

được kết tinh bởi các Hoa Trái Thần Linh của Chúa,/

cũng như bởi các Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Kitô;/

Một Niềm Vui và Hy Vọng/

 được trổ bông bởi tác động thần linh quyền năng của Chúa,/

nơi Kitô hữu chúng con/ là nhân chứng trung thực và sống động của Chúa Kitô./

Amen

 

 

Đoàn Kitô hữu Công giáo rước nến từ bên Vườn Cây Dầu ở Núi Olive,

sau nghi thức tưởng niệm Đêm Thứ 5 Tuần Thánh 18/4/2019 vào lúc 9 giờ tối trong Đền Thờ Thống Khổ cũng gọi là Nhà Thờ Chư Dân, 

qua Thung Lũng Kidron sang Núi Sion đến Dinh Thượng Tế Caipha ở Nhà Thờ Gà Gáy.

"Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể khuất được nữa" (Mathêu 5:14)

Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Gieo nắng hồng mãnh liệt,
Ngày dài không hề tắt,
Đuổi đêm tối sa mù.

Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Sửa bóng vàng tàn lụi,
Diệt tan tành bóng tối,
Thức tỉnh hồn mộng mơ.

Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Ngài đến là phấn khởi,
Ngài kêu liền dậy vội,
Ngài thương phúc vô bờ !

Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Vắng Ngài đời sẽ khổ,
Có Ngài không chết nữa,
Gần Ngài sáng đầy dư.

Hỡi Ánh Sáng ngàn thu,
Nguyện xin Vua hằng hữu
Chiếu hào quang vĩnh cửu
Vào kiếp sống ngục tù.

Hỡi Ánh Sáng Giê-su,
Danh Ngài êm dịu quá,
Xin nhậm lời cảm tạ
Cùng muôn vạn ý thơ.

Dâng Ánh Sáng ngàn thu
Cùng Thánh Thần Thánh Phụ
Ngàn vinh quang rực rỡ
Muôn kiếp chẳng phai mờ.






Khởi viết Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Thứ Sáu 19/6/2020 và
kết bút Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria Thứ Bảy 20/6/2020, ngày đầu mùa hè 2020
TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL





Loạt bài "Đại Dịch Covid-19: Ánh Sáng Cuối Đường Hầm" trên đây là bài cuối cùng trong loạt bài

Cùng tác giả: về Mùa Đại Dịch Covid-19 & trong Mùa Đại Dịch Covid-19

(BÀI ĐẦU TIÊN GỬI ĐI VÀO NGÀY 14/3/2020 VÀ BÀI CUỐI CÙNG VÀO NGÀY 27/6/2020)

 

Giữa Tháng 7/2020

Sau khi xẩy ra các cuộc tấn công nhà thờ và tượng ảnh Công Giáo từ Thứ Bảy 11/7

Trận Chiến Thiêng Liêng

(ngày 19-25)

 

Cuối Tháng 6/2020

Sau khi Giáo Hội cử hành chuỗi 4 Lễ Trọng về sự sống hiệp thông thần linh: Hiện Xuống, Ba Ngôi, Thánh Thể và Thánh Tâm;

Đồng thời đại dịch covid-19 đang tấn công mạnh ở Mỹ Châu Latinh và tái phát ở Trung cộng cùng Mỹ quốc.

Đại Dịch Covid-19: Ánh Sáng cuối đường hầm

(ngày 20-27)

 

Đầu Tháng 5/2020

                                                                                                                                                                                   Khi Giáo Hội ở một số địa phương bắt đầu tái sinh hoạt


Mùa Đại Dịch Covid-19: Mùa Vọng Phục Sinh - Moisen Gẫy Cánh

 

(ngày 1, 2, 3, 4, 5)

 

Trong Tháng 4/2020

Khi bắt đầu có những phản kháng chống phong tỏa

Thế Giới Homeless ở Los Angeles Hoa Kỳ trong Mùa Đại Dịch Covid-19

(ngày 27)

Chân Tướng của Đại Dịch Covid-19

 

(ngày 22, 23, 24)

Khi bắt đầu xuất hiện đại dịch tin giả

Giả Dối và Lừa Đảo: Dấu Hiệu của Ngày Cùng Tháng Tận

 

(ngày 6, 7, 9, 13, 14, 15, 16, 17, 18)

                                                                                                                                                           
                                                                                                                                                      
   Phụ đề bổ túc viết sau (vào tuần đầu tháng 5), thêm cho phần 2 của loạt bài "Giả đối và lừa đảo..." trên đây

Từ Đại Dịch Tin Giả Đến Đại Họa Tin Thật Trở Thành Tin Tặc

(ngày 6/5)

 

Trong Tháng 3/2020

Khi bắt đầu sống đạo "Giáo Hội tại gia" trực tuyến

Giáo Hội trong Thế Giới Mùa Đại Dịch Covid-19

 

(ngày 28)

Chúa Kitô Sống Mùa Đại Dịch Covid-19

(ngày 25)

Sống Đức Tin trong Mùa Đại Dịch Covid-19

(ngày 22)

Khi bắt đầu hiện tượng dịch bệnh lây lan chết chóc

Đại Dịch Covid-19 sẽ đi về đâu?

(ngày 18)

Dự Báo âm u nhưng Bầu Trời vẫn tươi sáng

(ngày 17)

Một khi Thiên Chúa thương xót nhắc nhở và cảnh báo - Đại Dịch Covid-19 

(ngày 14)

 

4 ĐỀ KHÁNG THIÊNG LIÊNG CHO MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ PHỔ BIẾN SAU ĐÂY

 

 

Đức Tin Kháng Tố

 

(Riêng loạt bài đề kháng cuối cùng này sẽ phổ biến trong thời điểm sau đây 28/6 - 4/7/2020)

 

Đức Tin - Đệ Nhất Võ Lâm Vô Địch Thủ

 

Đức Tin - Bảo Hiểm Sức Khỏe và Nhân Thọ

Đức Tin: đẹp, rẻ, bền 

Sống Đức Tin Mâu Thuẫn

 

Đức Tin Tuân Phục - Đức Ái Trọn Hảo

 

Niềm Vui Emmanuel

 

Thiên Chúa ở một mình không tốt

 

 

Phụng Vụ Kháng Chất

 

(22/5 - 19/6)

 

Tuần 5 Ngày Kính Năm Dấu Thánh Tâm Chúa Giêsu

 

Tuần 7 Ngày Kính Chúa Giêsu Thánh Thể

 

Tuần 7 Ngày Kính Chúa Ba Ngôi

 

Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần

 

 

Thánh Nhân Kháng Thể

 

(16-21/5)

 

 

1- Thánh GH Gioan Phaolô II - Bách Niên Sinh Nhật 18/5/1920-2020 

(từ 2 vị giáo hoàng kế nhiệm BĐXXVI và Phanxicô)

 

2- Thời Điểm Gioan Phaolô II 

(về bản thân)

 

3- Vị GH của Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần 

(về Chúa Kitô)

 

4- Vị GH của Mẹ Đấng Cứu Chuộc 

(về Mẹ Maria)

 

5- Vị GH Vui Mừng và Hy Vọng: 'Đừng Sợ'

(về thế giới)

 

6- 26 Năm Dẫn Dắt Giáo Hội 

(về Giáo Hội)

 

 

Thánh Mẫu Kháng Sinh

 

(9-15/5)

 

Hận Thù Quyết Thắng giữa Con Rồng Cựu Xà và Người Nữ Sa Mạc

 

Người Nữ Mang Thai Rên La Đau Đớn

 

Fatima: Đạo Binh Dàn Trận - Ơn Gọi Cảm Tử Quân

 

Các Lễ Đức Mẹ trong Phụng Niên

 

Thánh Mẫu Fatima - Thánh Mẫu Mân Côi

 

Thánh Mẫu Học theo Phúc Âm Thánh Gioan: Nhờ Mẹ Đến Chúa

 

Đổ Nước Đầy Chum - Rượu Ngon Hơn Trước