GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô Giảng Lễ

 

Mừng Bách Niên Sinh Nhật Thánh Gioan Phaolô II Thứ Hai 18/5/2020

 

https://youtu.be/FUEvyjfVp48

 

1589780886406.JPG

 

Một trăm năm trước Chúa đã viếng thăm dân Ngài.

Ngài đã gửi một con người, đã sửa soạn cho vị này trở thành giám mục và để lãnh đạo Giáo Hội.

Khi nhớ đến Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lập lại điều này là

"Chúa yêu thương dân của Ngài", "Chúa đã viếng thăm dân của Ngài; đã gửi một vị mục tử đến. 

 

Pope Francis celebrates Mass at the tomb of St. John Paul II in St. Peter’s Basilica May 18, 2020.

 

Thánh Gioan Phaolô II là một con người của Thiên Chúa

vì ngài đã sống đời cầu nguyện, và cầu nguyện rất nhiều.

 

Pope Francis celebrates Mass at the tomb of St. John Paul II in St. Peter’s Basilica May 18, 2020. Credit: Vatican Media

 

Ngài không phải là một con người tách biệt khỏi dân chúng, trái lại, ngài đã đi tìm kiếm dân chúng;

và ngài đã đi khắp thế giới, tìm gặp dân của mình, tìm kiếm dân của mình, gần gũi với họ.

 

 

Thánh Gioan Phaolô II là con người của lòng thương xót...

Tặng ân ngài đã lưu lại cho chúng ta, đó là:

công lý có tính cách thương xót / justice-mercy thương xót có tính cách công chính / right mercy.

 

"Chúa yêu thương dân Ngài" (Thánh Vịnh 149:4), những gì chúng ta hát là điệp khúc của một bài ca liên khúc. Đồng thời cũng là một sự thật được dân Do Thái lập lại, thích lập lại rằng: "Chúa yêu thương dân của Ngài". Trong những thời điểm chẳng lành thì vẫn cứ "Chúa yêu thương"; người ta phải đợi chờ cho thấy tình yêu thương ấy tỏ hiện. Vì tình yêu thương này, khi Chúa sai một con người của Thiên Chúa đến, thì phản ứng của dân là "Chúa đã viếng thăm dân Ngài" (xem Xuất Hành 4:31), vì Ngài yêu thương dân, Ngài đã viếng thăm dân. Đám đông theo Chúa Giêsu, thấy được những việc Người làm cũng nói như vậy: "Chúa đã viếng thăm dân Ngài" (xem Luca 7:16).

 

Hôm nay chúng ta có thể nói ở đây rằng: một trăm năm trước Chúa đã viếng thăm dân Ngài. Ngài đã gửi một con người, đã sửa soạn cho vị này trở thành giám mục và để lãnh đạo Giáo Hội. Khi nhớ đến Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lập lại điều này là "Chúa yêu thương dân của Ngài", "Chúa đã viếng thăm dân của Ngài; đã gửi một vị mục tử đến. 

 

Hãy nói như thế này đi, nếu chúng ta muốn biết đâu là những "dấu vết" về một vị mục tử tốt lành thì chúng ta có thể tìm thấy ở nơi Thánh Gioan Phaolô II? Rất ư là nhiều! Nhưng chúng ta hãy nói đến 3 dấu vết thôi. Vì người ta nói rằng các tu sĩ Dòng Tên luôn nói đến các thứ đều 3 hết, vậy chúng ta nói 3 dấu vết là cầu nguyện, gần gũi với dân chúng và yêu chuộng công lý.

 

Thánh Gioan Phaolô II là một con người của Thiên Chúa vì ngài đã sống đời cầu nguyện, và cầu nguyện rất nhiều.Thế nhưng, làm thế nào để một con người cần phải làm rất nhiều sự, rất nhiều hoạt động để dẫn dắt Giáo Hội..., lại có nhiều giờ cầu nguyện như thế chứ? Ngài đã biết rõ rằng việc đầu tiên của một vị giám mục là cầu nguyện. Như Thánh Phêrô đã nói khi các tông đồ chọn thành phần phó tế rằng: "Việc của các giám mục chúng tôi là cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa" (xem Tông Vụ 6:4). Công việc đầu tiên của một vị giám mục là cầu nguyện, và ngài đã biết thế, nên ngài đã làm như vậy. Việc đầu tiên của vị giám mục gương mẫu là cầu nguyện. Ngài dạy chúng ta rằng khi vị giám mục xét mình ban tối thì ngài cần phải tự vấn xem hôm nay tôi đã cầu nguyện bao nhiêu tiếng đồng hồ? Một con người cầu nguyện.

 

Dấu vết thứ hai đó là một con người gần gũi. Ngài không phải là một con người tách biệt khỏi dân chúng, trái lại, ngài đã đi tìm kiếm dân chúng; và ngài đã đi khắp thế giới, tìm gặp dân của mình, tìm kiếm dân của mình, gần gũi với họ. Gần gũi là một trong những tính chất của Thiên Chúa với dân của Ngài. Hãy nhớ lại rằng Chúa đã nói với dân Do Thái rằng: "Hãy xem đây, có dân nào được các thần linh của họ gần gũi như Ta với các ngươi hay chăng" (xem Đệ Nhị Luật 4:7). Sự gần gũi của Thiên Chúa với dân sau đó trở nên hẹp lại nơi Chúa Giêsu, trở nên mãnh liệt hơn nơi Chúa Giêsu. Một vị mục tử thì gần gũi với dân, trái lại, bằng không, ngài không phải là một mục tử, ngài là một vị thuộc hàng phẩm trật, ngài là một quản trị viên, cũng tốt, nhưng ngài không phải là một vị mục tử. Vấn đề là gần gũi với dân. Thánh Gioan Phaolô đã cống hiến cho chúng ta mẫu gương gần gũi này, ở chỗ gần gũi với kẻ lớn người bé, với ai gần lẫn xa, luôn gần gũi, ngài tìm dịp gần gũi.

 

Dấu vết thứ ba là yêu chuộng công lý. Thế nhưng là một thứ công lý trọn vẹn cơ! Con người nào cũng muốn có công lý, công lý xã hội, công lý cho dân chúng, công lý xua đuổi chiến tranh. Thế nhưng phải là một thứ công lý trọn vẹn! Đó là lý do Thánh Gioan Phaolô II là con người của lòng thương xót, vì công lý và lòng thương xót đi với nhau, chúng không thể phân biệt (theo nghĩa tách biệt), chúng quyện với nhau: công lý là công lý, lòng thương xót là lòng thương xót, thế nhưng yếu tố này bất khả thiếu yếu tố kia. Khi nói về con người của công lý và lòng thương xót này, chúng ta nghĩ đến những gì Thánh Gioan Phaolô đã làm cho dân chúng hiểu được lòng thương xót Chúa. Chúng ta nghĩ đến cách thức ngài thực hiện việc tôn sùng đối với Thánh Faustina (Kowalska), vị mà từ hôm nay, toàn thể Giáo Hội sẽ cử hành phụng vụ tưởng nhớ (biệt chú của người dịch: xin xem sắc lệnh của Thánh Bộ Thờ Phượng và Kỷ Luật Bí Tích ban hành cùng ngày dưới đây). Ngài đã nghe thấy rằng đức công chính của Thiên Chúa mang dung nhan thương xót, đó là thái độ thương xót. Và đó là tặng ân ngài đã lưu lại cho chúng ta: công lý có tính cách thương xót / justice-mercythương xót có tính cách công chính / right mercy.

 

Hôm nay chúng ta hãy cầu xin cùng ngài cống hiến cho tất cả chúng ta, nhưng nhất là cho tất cả các vị mục tử của Giáo Hội, ơn biết sống gần gũi và ơn sống lòng thương xót một cách công lý và công lý một cách xót thương.

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-05/saint-faustina-kowalska-roman-calendar-universal-feast.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

Statue of St. Faustina Kowalska in Rome's Church of the Holy Spirit in Saxony

 

Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Các Bí Tích:

Sắc Lệnh Cử Hành Lễ Nhớ Thánh Faustina Ngày 5/10 trong Giáo Hội Hoàn Vũ

"Lòng thương xót của Ngài với ai kính sợ Ngài trải qua đời nọ đến đời kia" (Luca 1:50). Những gì được Vị Trinh Nữ Maria hất lên trong Ca Vịnh Ngợi Khen, khi Mẹ chiêm ngưỡng công cuộc cứu độ của Thiên Chúa giành cho hết mọi thế hệ loài người, đã được vang vọng nơi các cuộc gặp gỡ linh thiêng của Thánh Faustina Kowalska, vị nữ tu, nhờ được ơn trên, đã thấy nơi Chúa Giêsu Kitô dung nhan thương xót của Chúa Cha và đã trở nên tin mừng của dung nhan này.

Được sinh hạ ở ngôi làng Glogowiec, gần Lodz, ở Balan vào năm 1905, và chết ở Krakow vào năm 1938, Thánh Faustina đã sống cuộc đời ngắn ngủi của mình giữa các Chị Em Dòng Đức Mẹ Thương Xót, quảng đại dấn thân cho ơn gọi chị đã lãnh nhận từ Chúa, và gia tăng đời sống thiêng liêng sốt sắng, được nhiều tặng ơn thiêng và sống trọn vẹn với các đặc ân này. Trong Nhật Ký của linh hồn chị, cung thánh của việc chị gặp gỡ Chúa Giêsu, chính chị đã thuật lại những gì Chúa đã hoạt động trong chị cho lợi ích của tất cả mọi người. Ở chỗ, khi lằng nghe Người là Tình Yêu và Lòng Thương Xót, chị đã hiểu được rằng không có một thuú khốn nạn nào của con người tự nó có thể cân xứng với một lòng thương xót không ngừng tuôn tràn từ trái tim của Chúa Kitô. Bởi thế, chị đã trở thành cảm hứng cho một phong trào dần thân loan truyền và khẩn cầu LTXC khắp thế giới. Được Thánh Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh vào năm 2000, danh xưng Faustina nhanh chóng được biết đến trên thế giới, do đó mới bừng lên nơi tất cả mọi thành phần Dân Chúa, các vị Mục Tử cũng như thành phần tín hữu giáo dân, việc khẩn cầu LTXC cùng với chứng từ khả tín của lời khẩn cầu này nơi tác hành của đời sống tín hữu.

Bởi thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bằng việc chấp nhận những thỉnh nguyện và ước muốn của các vị Mục Tử, tu sĩ nam nữ, cũng như các hội đoàn tín hữu, và đã cứu xét đến tầm ảnh hưởng được áp dụng theo linh đạo của Thánh Faustina ở các vùng đất khác nhau trên thế giới, đã chỉ thị rằng tên Thánh Maria Faustina (Helena) Kowalska, trinh nữ, được ghi vào Lịch Chung Roma và lễ nhớ tự do của chị được tất cả cử hành vào ngày 5/10.

Lễ nhớ mới này sẽ được cho vào tất cả các Lịch và các sách phụng vụ cử hành Lễ và Phụng Vụ Giờ Kinh, và Các Hội Đồng Giám Mục cần phải phê chuẩn bản dịch các bản văn phụng vụ kèm theo sắc lệnh này, và, sau khi được Thánh Bộ này chấp nhận, thì ban hành.

Bất kể những gì ngược lại.

Tại Thánh Bộ Thờ Phượng và Kỷ Luật Các Bí Tích, ngày 18/5/2020

Hồng Y Robert Sarah, Chủ Tịch

Tổng Giám Mục Thư Ký X Arthur Roche

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-05/saint-faustina-kowalska-roman-calendar-universal-feast.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu