GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Chữa Lành Xã Hội Thời Dịch Bệnh Toàn Cầu 2020
Bài 1. Vi Khuẩn Đại Dịch Covid-19 - Chữa Trị: Chính Nghĩa Xã Hội Công Giáo
Dịch bệnh này tiếp tục gây ra nhiều thương tích, cho thấy tính chất mỏng dòn dễ bị tổn thương của chúng ta.
Ở hết mọi lục địa, nhiều người đã chết, nhiều người yếu bệnh.
Nhiều người và nhiều gia đình đang sống trong một thời gian bất ổn,
gây ra bởi các vấn đề về kinh tế xã hội, những gì tác họa đặc biệt cho những ai nghèo khổ nhất.
Cả 3 thần đức này là những nhân đức được phú bẩm nơi chúng ta, nhờ ân sủng Thánh Linh (see CCC, 1812, 1813):
các tặng ân chữa lành chúng ta và biến chúng ta trở thành người chữa lành,
những tặng ân mở ra cho chúng ta các chân trời mới,
cho dù chúng ta vẫn còn đang chới với giữa những giòng nước khốn khó của thời điểm của chúng ta đây.
Qua các thế kỷ, và bằng ánh sáng Phúc Âm,
Giáo Hội đã khai triển được một số nguyên tắc về xã hội cốt yếu...:
nguyên tắc về phẩm giá của con người, nguyên tắc về công ích, nguyên tắc về ưu tiên cho người nghèo,
nguyên tắc về mục đích phổ quát của những sản vật, nguyên tắc về tình đoàn kết, về hạ tầng cơ sở,
nguyên tắc về việc chăm sóc ngôi nhà chung.
Xin chào anh chị em thân mến,
Dịch bệnh này tiếp tục gây ra nhiều thương tích, cho thấy tính chất mỏng dòn dễ bị tổn thương của chúng ta. Ở hết mọi lục địa, nhiều người đã chết, nhiều người yếu bệnh. Nhiều người và nhiều gia đình đang sống trong một thời gian bất ổn, gây ra bởi các vấn đề về kinh tế xã hội, những gì tác họa đặc biệt cho những ai nghèo khổ nhất.
Vậy chúng ta cần phải gắn chặt ánh mắt của mình vào Chúa Giêsu (xem Heb 12:2): giữa cơn dịch bệnh này, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu; và bằng đức tin này, chúng ta hãy ấp ủ niềm hy vọng Vương Quốc của Thiên Chúa được chính Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta (see Mk 1:5; Mt 4:17; CCC 2816). Một Vương Quốc chữa lành và cứu độ thực sự đã hiện diện giữa chúng ta rồi (xem Luca 10:11). Một Vương Quốc công lý và hòa bình đang tỏ hiện qua các công việc bác ái xã hội, những gì, ngược lại, làm gia tăng niềm hy vọng và giúp củng cố niềm tin. Theo truyền thống Kitô giáo, ba thần đức tin, cậy và mến là những gì vượt lên trên các thứ cảm tình hay những loại thái độ. Cả 3 thần đức này là những nhân đức được phú bẩm nơi chúng ta, nhờ ân sủng Thánh Linh (see CCC, 1812, 1813): các tặng ân chữa lành chúng ta và biến chúng ta trở thành người chữa lành, những tặng ân mở ra cho chúng ta các chân trời mới, cho dù chúng ta vẫn còn đang chới với giữa những giòng nước khốn khó của thời điểm của chúng ta đây.
Việc tái nối kết với Phúc Âm của đức tin, đức cậy và đức mến này, mời gọi chúng ta hãy nhận lấy một tinh thần sáng tạo và đổi mới. Nhờ đó, chúng ta mới có thể biến đổi được những căn gốc của các thứ bệnh hoạn về thể lý, tinh thần và xã hội, cũng như các hành động hủy hoại, là những gì đang phân rẽ chúng ta khỏi nhau, đe dọa đến gia đình nhân loại và hành tinh của chúng ta đây.
Thừa tác vụ của Chúa Giêsu cống hiến cho chúng ta nhiều trường hợp chữa lành, đó là khi Người chữa lành cho những ai bị sốt nóng (see Mk 1:29-34), bị phong cùi (see Mk 1:40-45), bị bất toại (see Mk 2:1-12); khi Người cho kẻ mù được thấy (see Mk 8:22- 26; Jn 9:1-7), cho kẻ câm nói được, hay kẻ điếc nghe thấy (see Mk 7:31-37). Thật vậy, Người chữa lành chẳng những sự dữ về thể lý - thật sự là sự dữ về thể lý - mà Người còn chữa lành toàn thể con người nữa. Như thế, Người cũng mang con người về lại cho cộng đồng nữa, con người được chữa lành; Người giải thoát con người khỏi cảnh cô lập, vì Người đã chữa lành họ.
Chúng ta hãy nghĩ đến trình thuật rất hay về việc chữa lành kẻ bất toại ở Capernamum (see Mk 2:1-12), chúng ta đã nghe vào lúc mở đầu buổi triều kiến chung hôm nay. Trong lúc Chúa Giêsu đang giảng dạy ở lối vào nhà, thì có 4 người khênh người bạn bị bất toại của họ đến với Chúa Giêsu. Vì không thể vào nhà, trước một đám đông bấy giờ, họ rỡ mái nhà ra và thả cái cáng xuống trước mặt Người. Chúa Giêsu đang giảng thì thấy cái cáng này thòng xuống trước mặt mình. "Khi Chúa Giêsu thấy đức tin của họ, Người nói với kẻ bất toại rằng: 'Hỡi con, tội con đã được tha thứ'" (câu 5). Và, như một dấu hiệu hữu hình về sự kiện tội lỗi của kẻ bất toại đã được thứ tha, Người liền thêm: "Hãy đứng dậy, vác chõng mà về" (Câu 11).
Thật là một trường hợp chữa lành tuyệt vời! Hành động chữa lành của Chúa Kitô là việc Người trực tiếp đáp ứng lại đức tin của những con người ấy, đáp ứng niềm hy vọng họ đặt nơi Người, đáp ứng tình yêu thương họ tỏ ra với nhau. Chúa Giêsu chữa lành là như thế, chứ không phải chỉ chữa chứng bất toại mà thôi. Chúa Giêsu chữa lành hết mọi người, Người tha thứ tội lỗi, Người đổi mới sự sống của con người bất toại, cũng như bạn hữu của anh ta. Người làm cho anh ta tái sinh, chúng ta có thể nói như thế. Chính việc chữa lành về thể lý và tinh thần, cùng với nhau, là hoa trái của của việc liên hệ cá thể và xã hội. Chúng ta hãy nghĩ đến cách thức mối thân hữu này, cùng với đức tin của tất cả những ai có mặt ở ngôi nhà ấy, sẽ gia tăng ra sao, nhờ hành động của Chúa Giêsu, một cuộc hội ngộ chữa lành với Chúa Giêsu!
Vậy chúng ta có thể tự vấn xem: ngày nay, chúng ta có thể giúp vào việc chữa lành thế giới của chúng ta bằng cách nào? Là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng là lương y của cả hồn lẫn xác của chúng ta, chúng ta được kêu gọi để tiếp tục "công cuộc của Người, công cuộc chữa lành và cứu độ" (CCC, 1421), theo nghĩa về thể lý, xã hội và tinh thần.
Mặc dù Giáo Hội thực hiện ơn chữa lành của Chúa Kitô bằng các Bí Tích, và cho dù Giáo Hội có cung cấp các dịch vụ về sức khỏe ở những hang cùng ngõ hẻm trên hành tinh này, Giáo Hội vẫn không phải là một chuyên gia trong việc phòng chống hay chữa trị dịch bệnh này. Giáo Hội phục vụ bệnh nhân, nhưng không phải là chuyên viên. Giáo Hội cũng không cống hiến các thứ chỉ lối vạch đường đặc biệt về chính trị xã hội (see St Paul VI, Apostolic Letter Octogesima adveniens, 14 May 1971, no. 4).
Đó là công việc của thành phần lãnh đạo về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, qua các thế kỷ, và bằng ánh sáng Phúc Âm, Giáo Hội đã khai triển được một số nguyên tắc về xã hội cốt yếu (see The Compendium of the Social Doctrine of the Church, 160-208), các nguyên tắc có thể giúp chúng ta tiến tới, trong việc dọn đường cho tương lai chúng ta cần có. Tôi xin trích lại những nguyên tắc chính chặt chẽ liên kết với nhau, như: nguyên tắc về phẩm giá của con người, nguyên tắc về công ích, nguyên tắc về ưu tiên cho người nghèo, nguyên tắc về mục đích phổ quát đối với của cải, nguyên tắc về tình đoàn kết, về tính cách bổ trợ, nguyên tắc về việc chăm sóc ngôi nhà chung. Những nguyên tắc này giúp cho những vị lãnh đạo, những ai có trách nhiệm với xã hội, để nuôi dưỡng việc tăng trưởng, cũng như, trong trường hợp dịch bệnh này, để dưỡng nuôi việc chữa lành các tầng lớp cá nhân và xã hội. Tất cả những nguyên tắc này bày tỏ cho thấy, bằng những cách thức khác nhau, các nhân đức tin, cậy và mến.
Vào một số tuần tới, tôi mời gọi anh chị em hãy cùng nhau tìm cách giải quyết những vấn nạn gay go do dịch bệnh này đặt ra ngay trước mắt, nhất là những thứ bệnh hoạn về xã hội. Chúng ta sẽ giải quyết theo ánh sáng của Phúc Âm, của các nhân đức đối thần, cũng như của các nguyên tắc về giáo huấn xã hội Giáo Hội chủ trương. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá ra truyền thống về xã hội của Giáo Hội Công Giáo, có thể giúp gia đình nhân loại ra sao trong việc chữa lành một thế giới đang khổ sở bởi những bệnh hoạn trầm trọng. Tôi mong muốn rằng hết mọi người hãy cùng nhau suy nghĩ và hoạt động, như là thành phần môn đệ của Chúa Kitô, Đấng chữa lành, để kiến tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, đầy những hy vọng cho các thế hệ tương lai (see Apostolic Exhortation, Evangelii gaudium, 24, November 2013, no. 183). Xin cám ơn anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo
nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu
Tóm Lược bài Giáo Lý:
1- "Dịch bệnh này tiếp tục gây ra nhiều thương tích...";
2- "Ngày nay, chúng ta có thể giúp vào việc chữa lành thế giới của chúng ta bằng cách nào?";
3- "Anh chị em hãy cùng nhau tìm cách giải quyết những vấn nạn gay go do dịch bệnh này đặt ra ngay trước mắt, nhất là những thứ bệnh hoạn về xã hội";
4- "Chúng ta sẽ giải quyết theo ánh sáng của Phúc Âm, của các nhân đức đối thần, cũng như của các nguyên tắc về giáo huấn xã hội Giáo Hội chủ trương";
5- "Đức tin, đức cậy và đức mến... có thể biến đổi được những căn gốc của các thứ bệnh hoạn về thể lý, tinh thần và xã hội".
(Sau Bài Giáo Lý, ĐTC nói đến một biến cố mới xẩy ra như sau:)
"Hôm qua, ở Beirut, gần cảng tầu, đã xẩy ra những trận nổ hàng loạt, gây ra chết chóc cả trăm người, gây thương tích cho cả hằng ngàn người, và gây hủy hoại trầm trọng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cho gia đình của họ; và chúng ta hãy cầu nguyện cho Lebanon, để, nhờ việc dấn thân của tất cả mọi phần tử xã hội, chính trị và tôn giáo, nước này có thể đối đầu với giây phút thê thảm và đau thương này, và, nhờ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, thắng vượt được cuộc khủng hoảng trầm trọng họ đang trải qua".
(Phụ chú của người dịch: Theo tin tức thì vụ nổ này, vừa có tính cách thiên tai lẫn nhân tai. Bởi vì, nó xẩy ra trực tiếp bởi thủ phạm thiên nhiên, đó là chất Amoni nitrat, một chất hóa học được sử dụng để làm phân bón, nhưng đồng thời cũng có thể được chế biến thành bom nổ, và đồng thời vụ nổ này cũng xẩy ra gián tiếp bởi thủ phạm con người, thành phần then chốt trong việc cẩn thận lưu trữ chất hóa học rất nguy hiểm này, nhưng lại không được ngành tư pháp giải quyết suốt 6 năm trường, khi cơ quan tư pháp có thẩm quyền này được những nhân vật hữu trách báo cáo và khuyến cáo. Xin xem thêm tin tức ở những cái links tiêu biểu sau đây: "Quan chức cảng Beirut nói trữ amoni nitrat theo lệnh của tòa"; "Lebanon - quốc gia đã 'ngã quỵ' vì khủng hoảng chồng chất"; "Beirut ban bố tình trạng khẩn cấp")
Cảm Nhận của Người Dịch:
Chúng ta hoàn toàn không ai ngờ rằng ĐTC Phanxicô lại bỏ ngang loạt bài giáo lý về cầu nguyện mới được có 8 bài, như trong thời khoảng từ ngày 6/5 đến 24/6/2020, để sang ngay loạt bài Giáo Lý mới về Thần Đức Chữa Lành Nạn Đại Dịch Covid-19, nhan đề do người dịch tạm đặt ra như vậy, căn cứ vào nội dung của bài giáo lý đầu tiên hôm nay.
Tuy nhiên, ở đây người dịch muốn nhấn mạnh đến điểm then chốt này, đó là vấn đề chúng ta cần phải biết Giáo Hội đang đứng ở đâu và đang đi về đâu, để cùng đồng hành với Giáo Hội, như người dịch đã đề cập đến trước đây, trong bài viết được phổ biến qua email ngày 6/7/2020: Giáo Hội Hiện Thế: Dấu Chỉ Thời Đại - Từ Công Đồng Chung Vaticanô II tới nay
Vì, theo người dịch, căn cứ vào Công Đồng Chung Vaticanô II, thì Giáo Hội đang ở trong thế giới ngày nay, đồng hành với thế giới, như "ánh sáng muôn dân" để mang "vui mừng và hy vọng" đến cho thế giới tân tiến. Và căn cứ vào chiều hướng của các vị giáo hoàng hậu công đồng, ĐTC Gioan Phaolô II, ĐTC Biển Đức XVI và ĐTC Phanxicô, thì Giáo Hội đang đi "ra chỗ nước sâu - duc in altum", vừa có tính chất nội tâm và truyền giáo, hay theo chiều hướng đâm rễ vươn cao.
Sau đó, người dịch đã phổ biến một loạt 10 bài giáo lý về đức tin của ĐTC Biển Đức XVI, trong thời khoảng 7-18/7/2020, và sau đó tới một loạt 10 bài khác về niềm hy vọng cậy trông của ĐTC Phanxicô, trong thời khoảng từ Thứ Hai 27/7 tuần trước đến hôm nay, Thứ Tư 5/8/2020. Không ngờ, cũng vào chính hôm nay, không hẹn mà hò, như để tiếp nối, ĐTC Phanxicô đã bắt đầu loạt bài Giáo Lý về 3 Nhân Đức Đối Thần là những yếu tố bất khả thiếu trong việc chữa lành các thương tích của xã hội loài người trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay, một bộ 3 thần đức được bày tỏ nơi Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội, một giáo huấn cho thấy 3 điều sau đây:
1- Giáo Hội thực sự ở trong thế giới ngày nay, và đồng hành với con người thời đại của mình, để mang lại cho họ những gì là "vui mừng và hy vọng" cần thiết;
2- Giáo Hội thực sự đang tiến ra chỗ nước sâu của thế giới ngày nay, một chỗ rất sâu của xã hội loài người, về cả thể lý, tâm lý và luân lý, trong Mùa Đại Dịch Covid-19.
Ngay từ khi mới phục vụ Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, với tư cách là giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đã đề cập đến "Thời Điểm Thương Xót" (với giáo sĩ Roma 6/3/2014), vì ngài nhận thấy, như ngài cho biết trong cùng lần gặp gỡ này, thế giới loài người đang bị "rất nhiều viết thương", nên ngài mong muốn Giáo Hội làm sao phải cấp tốc trở thành "một bệnh viện lưu động / dã chiến - a field hospital", để có thể chữa lành gia đình nhân loại càng ngày càng nhuốm đầy thương tích thảm thương!
Không ngờ, ngài vẫn tiếp tục chiều hướng chữa lành thương tích ấy, nhất là vào ngay lúc con người càng bị trọng thương hơn bao giờ hết trong Mùa Đại Dịch Covid-19 toàn cầu 2020 hiện nay, đặc biệt là từ cuối Tháng 5/2020, sau tai nạn kỳ thị chủng tộc xẩy ra tại tiểu bang Minnesota Mỹ quốc, kéo thêm và kéo dài hậu quả khôn lường, cho tới tận bây giờ, các cuộc tấn công đầy kỳ thị, nhất là nhắm vào Kitô giáo ở thế giới Tây phương, khiến lửa bốc lên khắp nơi, xuất phát từ ngọn lửa hận thù ghen ghét nhau nơi lòng người, thay vì yêu thương gắn bó đoàn kết với nhau để chống chọi và vượt qua Nạn Đại Dịch Covid-19. ĐTC Phanxicô đã nhập cuộc...!
XIN MỜI NGHE BÀI GIÁO LÝ HÔM NAY
KÈM THEO PHẦN CHIA SẺ PHỤ HỌA CỦA NGƯỜI DỊCH VỚI NHÓM, TÔNG ĐỒ CHÚA TÌNH THƯƠNG
Ở CÁI LINK DƯỚI ĐÂY:
TDCTT-2020/DTCPhanxico-GiaoLyChuaLanhXaHoiMuaDaiDichCovid19.mp3
Các Nguyên Tắc Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo được ĐTC Phanxicô liệt kê trong bài giáo lý hôm nay:
Nguyên tắc về phẩm giá của con người,
Một xã hội công bằng chỉ trở thành hiện thực khi được xây dựng trên việc tôn trọng phẩm giá siêu việt của con người. Con người là mục tiêu tối hậu của xã hội, xã hội được tổ chức là nhắm tới con người... Bởi đó, không bao giờ người ta được lèo lái con người vào những mục tiêu xa lạ với sự phát triển của con người... Không thể lấy con người làm phương tiện để thực hiện các dự án kinh tế, xã hội hay chính trị
Nguyên tắc về công ích,
Nguyên tắc công ích: mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người
Nguyên tắc về mục đích phổ quát của những sản vật,
Nguyên tắc mục tiêu phổ quát của của cải chính là lời mời gọi chúng ta hãy triển khai một tầm nhìn kinh tế, được gợi hứng từ các giá trị luân lý, nhờ đó con người không đánh mất nguồn gốc và mục tiêu của của cải, ngõ hầu từ đó tạo ra một thế giới công bằng và liên đới...
Nguyên tắc về ưu tiên cho người nghèo,
Nguyên tắc của cải có mục tiêu phổ quát buộc chúng ta phải coi người nghèo, người bị gạt ra bên lề và người bị ngăn cản không phát triển được do các điều kiện sống của họ, là những tiêu điểm cần quan tâm đặc biệt.
Nguyên tắc về tình đoàn kết, về hạ tầng cơ sở,
Thông điệp của Học thuyết Xã hội Công giáo về sự liên đới đã cho thấy rõ có một mối tương quan mật thiết giữa liên đới và công ích, giữa liên đới với mục tiêu phổ quát của của cải, giữa liên đới với bình đẳng giữa con người và giữa các dân tộc, giữa liên đới và hoà bình trên thế giới... Nguyên tắc liên đới đòi hỏi con người hôm nay phải ngày càng nhận thức rõ hơn rằng họ chính là người mắc nợ xã hội mà trong đó họ là thành viên
Dựa trên nguyên tắc này, mọi xã hội thuộc trật tự cao hơn phải có thái độ trân trọng giúp đỡ (subsidium) – tức là hỗ trợ, đẩy mạnh, phát triển – các xã hội thuộc trật tự thấp hơn... Nhờ nguyên tắc bổ trợ, dân chúng có thể được bảo vệ khỏi những sự lạm quyền của chính quyền cấp cao hơn và chính quyền này cũng được mời gọi hãy giúp các cá nhân và các đoàn thể trung gian chu toàn nghĩa vụ. Nguyên tắc này cũng mang tính đòi buộc, vì mỗi người, mỗi gia đình và mỗi đoàn thể trung gian đều có một điều gì đó độc đáo có thể đóng góp cho cộng đồng.
Nguyên tắc về việc chăm sóc ngôi nhà chung.
Các chính quyền, khi được yêu cầu đưa ra những quyết định có liên quan tới sức khoẻ và những rủi ro của môi trường, đôi khi phải đối đầu với một tình huống là chỉ nhận được những dữ kiện khoa học mâu thuẫn nhau hay quá ít ỏi về số lượng dữ kiện. Lúc đó, có lẽ điều thích hợp là đưa ra những sự đánh giá dựa trên “nguyên tắc dự phòng”, tức là không áp dụng các luật lệ mà chỉ đưa ra những đường hướng nhằm giải quyết tình huống không chắc chắn ấy.
Các chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới “nhu cầu tôn trọng sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên”989, vì các tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được.
Một nền kinh tế biết tôn trọng môi trường sẽ không lấy việc gia tăng tối đa lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất của mình, vì việc bảo vệ môi trường không thể được bảo đảm nếu chỉ dựa trên những tính toán tài chính giữa phí tổn bỏ ra và lợi nhuận thu vào.