GIÁO HỘI HIỆN THẾ
2020
Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A
Bài Phúc Âm hôm nay... trình thuật cảnh hai môn đệ về Emmau. Đó là một câu truyện được bắt đầu và kết thúc trên cùng một con đường....
Đó là một cuộc hành trình diễn ra ban ngày, với một lợi thế là con đường dốc xuống.
Và có cả một cuộc hành trình trở về nữa: 11 cây số nữa nhưng về đêm, trên đoạn đường lên dốc sau nỗ lực hành trình xuất ngoại cả một ngày.
Hai cuộc hành trình: một dễ vào ban ngày và một mệt nhọc vào ban đêm.
Tuy nhiên, cuộc hành trình trước trong sầu buồn, cuộc hành trình sau lại hân hoan.
Ở cuộc hành trình trước Chúa bước đi bên họ, nhưng họ không nhận biết Người;
ở cuộc hành trình sau, họ không còn thấy Người nữa, nhưng cảm thấy Người ở ngay bên.
Nơi cuộc hành trình đầu, họ cảm thấy chán nản và thất vọng;
nơi cuộc hành trình cuối họ chạy mau để mang tin mừng cho những người khác về việc họ được hội ngộ với Chúa Giêsu Phục Sinh.
Trong đời sống trước mặt của chúng ta có hai hướng ngược chiều:
có đường lối của những con người, như hai môn đệ ấy lên đường, để mình bị bại liệt bởi những chán ngán và cứ cảm thấy buồn sầu;
và cũng có đường lối của những con người không quan trọng bản thân mình cùng với các trục trặc của mình,
cho bằng Chúa Giêsu là Đấng đến viếng thăm chúng ta, và bằng những người anh em đang đợi chờ Người đến thăm viếng...
Khúc quanh là ở chỗ này, đó là hãy ngưng lại quĩ đạo qui kỷ, ngưng lại những thứ chán ngán trong quá khứ,
ngưng lại những thứ lý tưởng hão huyền, ngưng lại nhiều thứ chẳng ra làm sao đã từng xẩy ra trong đời sống của mình....
Hãy rời bỏ chúng mà hướng thẳng tới thực tại cao cả nhất và chân thực nhất của đời sống,
đó là thực tại Chúa Giêsu vẫn đang sống, thực tại Giêsu - và thực tại là Người yêu thương chúng ta.
Đó là thực tại cao cả nhất.
Thế rồi tôi có thể làm gì cho người khác.
Đó là một thực tại mỹ miều, tích cực, sáng sủa, tuyệt vời!
Xin chào anh chị em thân mến!
Bài Phúc Âm hôm nay, bài được chọn đọc cho ngày Lễ Phục Sinh, trình thuật cảnh hai môn đệ về Emmau (xem Luca 24:13-35). Đó là một câu truyện được bắt đầu và kết thúc trên cùng một con đường. Thật vậy, nó là cuộc hành trình xuất ngoại của các môn đệ, đầy những tâm trạng u buồn trước phần kết thúc câu truyện về Chúa Giêsu, rời bỏ Giêrusalem mà trở về làng Emmau, cuốc bộ khoảng 11 cây số. Đó là một cuộc hành trình diễn ra ban ngày, với một lợi thế là con đường dốc xuống. Và có cả một cuộc hành trình trở về nữa: 11 cây số nữa nhưng về đêm, trên đoạn đường lên dốc sau nỗ lực hành trình xuất ngoại cả một ngày. Hai cuộc hành trình: một dễ vào ban ngày và một mệt nhọc vào ban đêm. Tuy nhiên, cuộc hành trình trước trong sầu buồn, cuộc hành trình sau lại hân hoan. Ở cuộc hành trình trước Chúa bước đi bên họ, nhưng họ không nhận biết Người; ở cuộc hành trình sau, họ không còn thấy Người nữa, nhưng cảm thấy Người ở ngay bên. Nơi cuộc hành trình đầu, họ cảm thấy chán nản và thất vọng; nơi cuộc hành trình cuối họ chạy mau để mang tin mừng cho những người khác về việc họ được hội ngộ với Chúa Giêsu Phục Sinh.
Hai đường lối khác nhau đã được những người môn đệ ban đầu ấy nói với chúng ta là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu ngày nay, đó là trong đời sống trước mặt của chúng ta có hai hướng ngược chiều: có đường lối của những con người, như hai môn đệ ấy lên đường, để mình bị bại liệt bởi những chán ngán và cứ cảm thấy buồn sầu; và cũng có đường lối của những con người không quan trọng bản thân mình cùng với các trục trặc của mình, cho bằng Chúa Giêsu là Đấng đến viếng thăm chúng ta, và bằng những người anh em đang đợi chờ Người đến thăm viếng, tức là những người anh em đang đợi chờ chúng ta đến chăm sóc cho họ. Khúc quanh là ở chỗ này, đó là hãy ngưng lại quĩ đạo qui kỷ, ngưng lại những thứ chán ngán trong quá khứ, ngưng lại những thứ lý tưởng hão huyền, ngưng lại nhiều thứ chẳng ra làm sao đã từng xẩy ra trong đời sống của mình. Nhiều lúc chúng ta đi theo những đường lối dẫn tới quĩ đạo này, quĩ đạo kia... Hãy rời bỏ chúng mà hướng thẳng tới thực tại cao cả nhất và chân thực nhất của đời sống, đó là thực tại Chúa Giêsu vẫn đang sống, thực tại Giêsu - và thực tại là Người yêu thương chúng ta. Đó là thực tại cao cả nhất. Thế rồi tôi có thể làm gì cho người khác. Đó là một thực tại mỹ miều, tích cực, sáng sủa, tuyệt vời!
Đó là một thứ U-turn quay hẳn lại: vượt qua từ những ý nghĩ về bản thân mình đến thực tại về Thiên Chúa của tôi; vượt qua - theo một kiểu chơi chữ khác - từ "nếu - if" đến "vâng - yes". Đâu là ý nghĩa từ "nếu' đến "vâng"? Nếu Người đã ở đây để giải thoát tôi; nếu Thiên Chúa đã lắng nghe tôi; nếu đời sống trôi chảy như tôi mong muốn; nếu tôi có cái này cái kia..., với giọng điệu kêu ca phàn nàn. Cái "nếu" này chẳng giúp gì, chẳng có lợi chi, chẳng mang lại cho chúng ta gì hết, cũng như cho người khác. Đó là những cái "nếu" của chúng ta, giống như những cái "nếu" của hai môn đệ ấy, những con người dù sao cũng vượt qua từ "nếu" sang "vâng": "vâng, Chúa đang sống. Người đang bước đi cùng chúng tôi. Vâng, hiện bây giờ đây, chứ không phải ngày mai, chúng tôi lại lên đường để loan báo về Người". "Vâng, tôi có thể làm như vậy, nhờ đó người ta được hạnh phúc hơn, nhờ đó họ được tốt đẹp hơn, tôi có thể giúp đỡ nhiều người. Vâng, vâng, tôi có thể. Từ nếu đến vâng, từ kêu ca phàn nàn đến hân hoan và an bình, vì khi chúng ta kêu ca phàn nàn là chúng ta không cảm thấy được vui; chúng ta đang ở trong một thứ xám xịt, một thứ xám xịt, thứ không khí xám xịt những u buồn. Tâm trạng ấy không giúp gì chúng ta hay chẳng làm cho chúng ta tăng tiến - từ nếu đến vâng, từ kêu ca phàn nàn đến niềm vui phục vụ.
Việc thay đổi bước đi xẩy ra như thế nào nơi các người môn đệ ấy, thay đổi từ "tôi" đến Chúa, từ nếu đến vâng? Bằng việc gặp gỡ Chúa Giêsu, trước tiên hai môn đệ về Emmau đã mở lòng mình ra cho Người; sau đó họ lắng nghe Người giải thích Thánh Kinh; rồi họ mời Người đến nhà của họ. Đó là ba đoạn vượt qua chúng ta cũng có thể làm trong nhà của chúng ta: trước hết là mở cõi lòng của chúng ta ra cho Chúa Giêsu, ký thác cho Người những gì là nặng gánh, những gì là nỗ lực, những gì là chán ngán trong đời, hãy ký thác cho Người những cái "nếu", để rồi, sang bước thứ hai là lắng nghe Chúa Giêsu, là cầm lấy Phúc Âm, là đọc đoạn Phúc Âm hôm nay, đoạn 24 của Phúc Âm Thánh Luca; thứ ba đó là cầu cùng Chúa Giêsu bằng chính những lời của các vị môn đệ ấy: "Lạy Chúa, 'xin hãy ở với chúng tôi' (câu 29). Lạy Chúa, xin hãy ở với chúng con. Lạy Chúa xin hãy ở với tất cả chúng con, vì chúng con cần Chúa để thấy được đường đi nước bước. Không có Chúa thì chỉ toàn là đêm tối thôi".
Anh chị em thân mến, chúng ta luôn hành trình trong đời, và chúng ta trở nên những gì chúng ta đang tiến tới. Chúng ta chọn đường lối của Chúa, chứ không phải đường lối của cái "tôi"; đường lối của xin vâng chứ không phải đường lối của cái giá mà. Chúng ta sẽ khám phá thấy rằng sẽ không còn một thứ không ngờ nào; không còn một dốc dác nào; không còn một đêm tối nào mà chúng ta có Chúa Giêsu không thể đối diện. Xin Đức Mẹ là Mẹ của Đường Đi, người mẹ, khi lãnh nhận một Lời đã biến cả cuộc đời Mẹ thành tiếng "xin vâng" với Thiên Chúa, dẫn đường chỉ lối cho chúng ta".
(Sau Kinh Lạy Nữ Vương:)
Tháng Năm sẽ bắt đầu trong một ít ngày nữa, tháng được đặc biệt giành cho Trinh Nữ Maria. Bằng một bức thư vắn - được phổ biến hôm qua - tôi đã mời gọi tất cả mọi tín hữu hãy cùng nhau cầu Kinh Mân Côi Rất Thánh trong tháng này, trong gia đình hay riêng tư, và cầu bằng một trong hai kinh nguyện tôi đã cống hiến cho mọi người sử dụng. Xin Người Mẹ của chúng ta giúp chúng ta biết đương đầu với thời điểm chúng ta đang trải qua đây, bằng một đức tin và đức cậy hơn nữa.
https://zenit.org/articles/regina-caeli-address-on-the-third-sunday-of-easter/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết
nhấn mạnh tự ý bằng mầu