GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô: Mục Vụ trong Mùa Đại Dịch Covid-19

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL: chuyển dịch, tổng hợp và trình bày

 

COVID-19 is not God's judgment, but a call to live differently ...

 

Nội Dung

 

Mục Vụ: Đáp Ứng và Phát Động

 

Mục Vụ: Nhắc Nhở và Huấn Dụ

 

 

 

Nếu theo dõi tin tức trực tiếp từ Tòa Thánh, chúng ta thấy được những diễn tiến xẩy ra, liên quan đến vai trò của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc mục vụ của ngài, với tư cách là vị Chủ Chiên tối cao của Giáo Hội Chúa Kitô, đang ở vào một thời điểm chưa từng xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội, bao gồm cả những việc ngài đáp ứng và phát động mục vụ, kèm theo những lời ngài nhắc nhở và huấn dụ mục vụ, như người viết liên tục theo dõi và xin tạm, (vì chưa kết thúc nhưng sẽ tiếp tục cập nhật sau này), tổng kết những gì đã xẩy ra, bằng bài viết, mang tính cách sử liệu, tựa đề "Đức Thánh Cha Phanxicô: Mục Vụ trong Mùa Đại Dịch Covid-19" sau đây.

 

 

 

Mục Vụ: Đáp Ứng và Phát Động

 

 

Ngày 1/3 - Chúa Nhật I Mùa Chay: Bắt đầu vào Mùa Chay, Thứ Tư Lễ Tro, 26/2/2020, khi mà dịch bệnh được thống kê cho thấy đã có 2.770 trường hợp tử vong trong số 81.270 trường hợp bị lây nhiễm, Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta bị cảm (cold) chứ không phải cúm (flu), vì thế, ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật I Mùa Chay ngày 1/3/2020, đã kết thúc bằng yêu cầu như sau:

 

"Tôi cũng xin anh chị em nhớ cầu nguyện cho Tuần Tĩnh tâm của Giáo Triều Roma, được bắt đầu vào buổi tối hôm nay ở Ariccia. Tiếc thay, tôi bị cảm nên không thể tham dự năm nay: tôi sẽ theo dõi các bài giảng từ nơi đây. Tôi liên kết với Giáo Triều và tất cả những ai đang sống những giây phút nguyện cầu, thực hiện Tuần Tĩnh Tâm tại gia".

 

Pope Francis bails on Lenten spiritual retreat amid ongoing cold

 

 

Ngày 8/3/2020 - Chúa Nhật II Mùa Chay:  Đức Thánh Cha Phanxicô kể như bắt đầu chính thức nhập cuộc vào chính ngày Nước Ý áp dụng lệnh "cách ly - quarantine" cho toàn quốc, tức từ Thứ Hai mùng 9/3/2020, thời điểm nước này đã có 463 trường hợp tử vong vị dịch bệnh corona. Tuy nhiên, ngay từ hôm trước, Chúa Nhật II Mùa Chay, ngày 8/3/2020, ngài đã tấu lên dạo khúc "cách ly covid-19" trong Huấn Từ Truyền Tin như sau:

 

"Buổi Kinh Truyền Tin hôm nay hơi lạ, khi mà vị Giáo Hoàng 'ở trong lồng' thư viện như thế này, nhưng tôi vẫn có thể thấy được anh chị em, tôi vẫn gần gũi với anh chị em... Hôm nay chúng ta nguyện Kinh Truyền Tin như thế này để tuân theo những biện pháp phòng tránh, tránh đi những đám đông dân chúng ít người, có thể dễ lây lan thứ vi khuẩn này" (sau Kinh Truyền Tin, ngài nói tiếp:).

 

"Tôi xin liên kết với anh chị em trong nguyện cầu cho những ai đang chịu hậu quả của nạn dịch bệnh vi khuẩn corona này, cũng như cho tất cả những ai đang chăm sóc họ. Tôi đã nghĩ đến họ rất nhiều trong những ngày tôi dự tuần tĩnh tâm. Cùng với các chư huynh giám mục tôi muốn phấn khích tín hữu hãy sống thời khắc khó khăn này bằng một đức tin mạnh mẽ, một đức cậy vững vàng, và một đức mến nồng nàn. Chớ gì thời điểm Mùa Chay giúp tất cả chúng ta sống ý nghĩa Phúc Âm cho cả thời điểm thử thách và chịu đựng này".

 

Pope Francis during the Angelus

 

 

Ngày 9/3/2020 - Thứ Hai sau Chúa Nhật II Mùa Chay: Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu cho trực tuyến Thánh lễ ngài dâng vào lúc 7 giờ sáng ở nguyện đường Nhà Khách Matta của Tòa Thánh ở Vatican, và từ đó mỗi lễ ngài dâng hằng ngày đều được ngài cho biết một ý chỉ khác nhau nào đó liên quan đến Mùa Đại Dịch Covid-19.

 

WATCH: Pope prays for coronavirus victims at live broadcast of ...

 

 

Ngày 11/3/2020 - Thứ Tư sau Chúa Nhật II Mùa Chay: Thứ Tư ngày 11/3/2020 là Ngày Cầu Nguyện và Chay Tịnh, ĐTC Phanxicô đã dâng lễ (không có giáo dân) ở Đền Thánh Tình Yêu Thần Linh / the Divine Love Sanctuary, bên ngoài Thành Roma, để cầu cùng Mẹ Maria canh chừng thế giới nói chung, và thành Roma nói riêng, trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 bùng phát ngay từ đầu năm 2020, mà Ý quốc là một trong số quốc gia Tây phương trở thành nạn nhân trầm trọng nhất. ĐTC Phanxicô: Kinh Cầu cùng Đức Mẹ trong Mùa Đại Dịch Covid-19 và Dâng Lễ hằng ngày cầu nguyện

 

 

 

Ngày 15/3/2020 - Chúa Nhật III Mùa Chay: Trong Huấn Từ Truyền Tin, ngay mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến Giáo Hội ở thành phố Milan Bắc Ý trong nỗ lực mục vụ trong Mùa Đại Dịch Covid-19, và sau huấn từ Truyền Tin, ngài phấn khích tín hữu Công giáo sống hiệp thông thiêng liêng với Giáo Hội và Chúa Kitô, ngài đồng thời cũng bày tỏ lòng gắn bó của ngài với cả bệnh nhân covid-19 lẫn những ai chăm sóc họ ĐTC Phanxicô - Huần Từ Truyền Tin Chúa Nhật III Mùa Chay:

 

"Vào lúc này đây, Thánh Lễ đang kết thúc ở Milan, nơi mà vị Tổng Giám Mục ở đó đang dâng lễ trong một bệnh xá đa khoa cho bệnh nhân, cho các vị y sĩ, y tá và tình nguyện viên. Vị Tổng Giám Mục này tỏ ra gần gũi với dân của mình, đồng thời cũng gần với Thiên Chúa bằng nguyện cầu. Cũng hãy nhớ rằng hình ảnh tuần vừa rồi cho thấy một mình ngài ở trong vương cung Thánh Đường Duomo để cầu cùng Đức Mẹ.

 

"Tôi cũng xin cám ơn tất cả các vị linh mục về óc sáng tạo của các vị. Nhiều tin tức từ Lombardy đã cho tôi hay về tính cách sáng tạo này. Đúng thế; Lombardy đang bị nhiễm nặng. Các vị linh mục ở đó mới nghĩ đến cả nghìn cách thức để làm sao có thể gần gũi với dân chúng, nhờ đó dân chúng không cảm thấy bị bỏ rơi; các vị linh mục sống nhiệt tình tông đồ đã hiểu rõ là trong những lúc đại dịch như thế này thì người ta không được trở thành một 'Toma ngờ vực'. Xin cám ơn các vị linh mục rất nhiều nhé". (Đầu Huấn Từ Truyền Tin)

 

"Những ngày này Quảng Trường Thánh Phêrô đóng cửa, bởi thế tôi trực tiếp gửi lời chào đến anh chị em theo dõi qua các phương tiện truyền thông. Trong tình trạng đại dịch này, trường hợp khiến chúng ta cảm thấy mình đang sống cô lập không nhiều thì ít, chúng ta được mời gọi tái nhận thức và suy tư sâu xa hơn về giá trị của mối hiệp thông, một mối hiệp thông liên kết tất cả mọi phần tử của Giáo Hội. Hiệp nhất với Chúa Kitô, chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình, nhưng chúng ta làm nên một thân thể duy nhất mà Người là Đầu. Đó là một mối hiệp nhất được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu, và cũng ở cả nơi mối hiệp thông thiêng liêng với Thánh Thể, một thực hành rất đáng khuyến khích khi không thể lãnh nhận Bí Tích này.

"Tôi nói điều này với tất cả anh chị em, đặc biệt là những ai đang sống lẻ loi một mình. Tôi xin lập lại lòng gắn bó của tôi với tất cả các bệnh nhân cũng như với những ai đang chăm sóc họ, cùng với cả nhiều phục vụ viên và tình nguyện viên đang giúp những người không thể rời nhà, và với tất cả những ai đáp ứng những nhu cầu của thành phần nghèo khổ nhất và những ai vô gia cư. Xin cám ơn anh chị em rất nhiều về tất cả mọi nỗ lực mà mỗi người trong anh chị em thực hiện để giúp đáp trong giây phút rất khắc nghiệt này. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em, xin Đức Mẹ bảo vệ anh chị em, và xin đừng quên cầu cho tôi. Chúc anh chị em một Chúa Nhật hạnh phúc và bữa trưa ngon lành! Cám ơn anh chị em". (Sau Kinh Truyền Tin)

Pope Francis prays the Angelus in the Apostolic Library

Cũng ngày 15/3/2020, sau khi nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngài đã bất ngờ đến Đền Thờ Đức Bà Cả, nơi ngài đã cầu nguyện trước Tượng Đức Mẹ Chở Che Dân Thánh Roma - Salus Populi Romani, và Nhà Thờ Thánh Marcello, nơi ngài cầu nguyện trước một Tượng Chịu Nạn đã được cung nghinh trong cơn dịch năm 1522 ở Roma. Trong lời nguyện cầu cùng Đức Mẹ trong nạn đại dịch Covid-19 này, ngài đặc biệt đề cập đến thành Roma về dân sự, đồng thời nó cũng được gọi là Giáo Đô Roma, nơi ngài là Giám Mục của Giáo Phận Roma.

 

Ngày 18/3/2020 - Thứ Tư Triều Kiến Chung: Sau bài Giáo Lý về Bát Phúc của mình, bào thứ 6 về Phúc thứ 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi tín hữu Công giáo Ý quốc đáp ứng sáng kiến của Hội Đồng Giám Mục nước này, trong việc phát động chiến dịch Lần Chuỗi Mân Côi, vào chính Lễ Thánh Giuse 19/3/2020, lúc 9 giờ tối, và chính Đức Thánh Cha cũng cùng thông công thực hiện ngay tại Vatican:

"Tôi xin kêu gọi các vị Giám Mục Ý quốc, những vị, trong tình trạng khẩn trương về sức khỏe này, đã phát động giây phút nguyện cầu cho toàn thể đất nước đây. Hết mọi gia đình, hết mọi tín hữu, hết mọi cộng đồng tôn giáo: tất cả hiệp nhất với nhau trong tinh thần vào ngày mai, lúc 9 giờ tối, lần hạt Mân Côi, theo Mầu Nhiệm ánh sáng. Tôi sẽ đồng hành với anh chị em từ nơi đây. Xin Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, là sức lực của bệnh nhân, dẫn chúng ta đến dung nhan rạng ngời và biến hình của Chúa Giêsu Kitô, cũng như đến với Trái Tim của Mẹ, Đấng chúng ta hướng về bằng việc cầu Kinh Mân Côi, dưới ánh mắt yêu thương của Thánh Giuse, Vị Quản Gia của Thánh Gia và của gia đình chúng ta. Chúng ta xin ngài đặc biệt chăm sóc cho gia đình của chúng ta, nhất là thành phần bệnh nhân và những ai đang chăm sóc bệnh nhân, như các vị y sĩ, ý tá, tình nguyện viên, những con người liều mạng để phục vụ như thế". ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Bát Phúc - Bài 6

 

Ngày 19/3/2020 - Thứ Năm Lễ Thánh Giuse: Đức Thánh Cha Phanxicô ban ơn Toàn Xá trong Mùa Đại Dịch qua Tòa Ân Giải Tối Cao của Tòa Thánh với sắc lệnh Ơn Toàn Xá trong Mùa Đại Dịch Covid-19 được ban bố ngày hôm sau Thứ Sáu 20/3/2020 cho nạn nhân, cho thân nhân, cho các nhân viên y tế, cho những ai cầu nguyện.

Pope Francis empowered Communists with Magisterial authority in ...

 

 

Ngày 21/3/2020 - Thứ Bảy: Trong Thánh Lễ sáng hôm nay ở Nhà Khách Matta, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi những ai theo dõi Thánh Lễ ngài dâng bằng trực tuyến (livestream) rằng hãy tìm gặp Chúa trong nguyện cầu. Ngài đã đọc Lời Nguyện Hiệp Lễ Thiêng Liêng, rồi sau đó ngài đã đặt Mình Thánh Thể để Chầu Chúa vào lúc cuối lễ.

 

Pope Francis' televised Mass and Eucharistic Adoration on March 21, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

 

Ngày 22/3/2020 - Chúa Nhật IV Mùa Chay: Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa thông báo vừa kêu gọi tham dự 2 biến cố cầu nguyện đặc biệt trong và cho Mùa Đại Dịch Covid-19: Biến cố Kinh Lạy Cha với chung thế giới Kitô giáo, qua các vị lãnh đạo của mỗi Giáo Hội hay giáo phái Tin Lành, vào Thứ Tư ngày 25/3/2020, Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể, và Biến Cố Đêm Hiệp Thông Cầu Nguyện trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo, kèm theo Phép Lành Urbi et Orbi ngoại lệ Ban Ơn Toàn Xá vào tối Thứ Sáu 27/3/2020 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, cả 2 buổi cầu nguyện đều qua truyền thông trực tuyến livestream.

"Trong những ngày thử thách này, vào lúc nhân loại đang kinh hoàng trước tình trạng đe dọa của dịch bệnh, tôi xin đề nghị với tất cả Kitô hữu hãy hợp nhau chung tiếng kêu lên Trời Cao. Tôi xin mời tất cả mọi vị Thủ Lãnh của Các Giáo Hội và những vị lãnh đạo của tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu, cùng với tất cả mọi Kitô hữu thuộc các Niềm tin khác nhau, cầu khẩn với Đấng Tối Cao, với Thiên Chúa Quyền Năng, bằng cách thức thời đọc kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Bởi thế, tôi xin mời tất cả hãy thực hiện điều này vài lần trong ngày, thế nhưng, cùng nhau, đọc Kinh Lạy Cha vào Thứ Tư tới đây, 25/3, vào buổi trưa - tất cả cùng nhau đọc.

"Vào ngày mà nhiều Kitô hữu nhớ lại biến cố Truyền Tin cho Trinh Nữ Maria về Lời Nhập Thể, xin Chúa lắng nghe lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của tất cả mọi người môn đệ của Người đang sửa soạn cử hành cuộc vinh thắng của Chúa Kitô Phục Sinh. Cũng theo cùng một ý hướng đó, Thứ Sáu tới đây, ngày 27/3, vào lúc 6 giờ chiều, tôi sẽ chủ sự giây phút cầu nguyện ở sân Đền Thờ Thánh Phêrô, trước một Quảng Trường trống vắng. Từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự một cách thiêng liêng bằng các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa, chúng ta sẽ dâng lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ tôn thờ Bí Tích Cực Thánh, cuối cùng tôi sẽ ban Phép Lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và cho Thế Giới), một Phép Lành sẽ gắn liền với cơ hội được lãnh nhận Ơn Toàn Xá.

"Chúng ta muốn phản ứng với dịch bệnh vi khuẩn này bằng tính cách hoàn vũ của việc cầu nguyện, của lòng cảm thương và của niềm dịu dàng. Chúng ta hãy tiếp tục liên kết. Chúng ta hãy làm cho việc gắn bó của chúng ta được cảm thấy bởi những ai đang lẻ loi cô độc nhất và bị thử thách nhất. Chúng ta hãy gắn bó với các vị bác sĩ, với các nhân viên y tế, những nam nữ y tá, với các tình nguyện viên ... Chúng ta hãy gắn bó với các Thẩm Quyền cần phải có những biện pháp mạnh, chỉ vì thiện ích của chúng ta. Chúng ta hãy gắn bó với cảnh sát, với quân đội là những người đang tìm cách luôn giữ trật tự trên đường phố, hầu cho những điều chỉ thị của chính quyền được trọn vẹn, cho thiện ích của tất cả chúng ta - chúng ta hãy gần gũi với tất cả mọi người".

Pope Francis gives his blessing overlooking St Peter's Square

 

Ngày 25/3/2020 - Thứ Tư: Trong bài Giáo Lý trúng ngay vào ngày 25/3/2020, ngày Lời Nhập Thể trong cung lòng trinh nguyên của Mẹ Maria, để có được sự sống con người, và đồng thời cũng là ngày kỷ niệm 25 năm trước, Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban bố năm 1995, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lợi dụng Mùa Đại Dịch Covid-19 đang gây ra càng nhiều tử vong trên khắp thế giới, trong số 436.024 trường hợp bị nhiễm đã có 19.630 nhân mạnh bị tử vong, theo thống kê vào chính ngày hôm nay, để nói  về Sự Sống nhân dịp Lễ Truyền Tin 25/3 như thế này:

"Hai mươi năm năm trước đây, cũng vào ngày 25/3 này, ngày mà Giáo Hội cử hành Lễ Trọng Truyền Tin, Thánh Gioan Phaolô đã ban hành Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae, về giá trị bất khả vi phạm của sự sống con người. Mối liên hệ giữa biến cố Truyền Tin và 'Phúc Âm Sự Sống' là những gì chặt chẽ và sâu xa, như Thánh Gioan Phaolô đã nhấn mạnh đến trong Thông Điệp này của ngài. Hôm nay, chúng ta gặp gỡ nhau để tái phổ biến giáo huấn này trong bối cảnh của một dịch bệnh đang đe dọa đến sự sống của con người và nền kinh tế toàn cầu - một tình trạng khiến con người cảm thấy lại càng cần đến hơn nữa những lời ngài mở đầu Thông Điệp ấy. Những lời ấy là thế này: 'Phúc Âm sự sống là cốt lõi của sứ điệp Chúa Giêsu. Được Giáo Hội ưu ái lãnh nhận hằng ngày, sự sống được hiên ngang trung thành loan báo như là một tin mừng cho con người ở mọi thời đại và ở mọi nền văn hóa'" (đoạn 1)".

Sau bài giáo lý, ĐTC tiếp tục bằng lời kêu gọi như thế này: "Vào giữa trưa sắp tới đây, các vị Mục Tử chúng tôi thuộc các Cộng đồng Kitô giáo khác nhau, cùng với tín hữu của các Niềm tuyên xưng khác nhau, sẽ qui tụ lại một cách thiêng liêng để van nài Thiên Chúa bằng kinh nguyện Lạy Cha. Chúng ta hãy chung tiếng nài xin Chúa trong những ngày khổ đau này, trong lúc thế giới đang bị thử thách đớn đau bởi dịch bệnh hiện nay. Xin Chúa Cha tốt lành và nhân hậu lắng nghe lời nguyện cầu hòa hợp của con cái Ngài, những người con tin tưởng chạy đến với Quyền Toàn Năng của Ngài. Tôi cũng xin lập lại với tất cả anh chị em lời mời gọi tham dự một cách thiêng liêng, qua phương tiện truyền thông, vào thời khắc nguyện cầu tôi sẽ chủ sự vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu tuần này, ở sân của Đền Thờ Thánh Phêrô. Tiếp theo phần lắng nghe Lời Chúa và Tôn Thờ Bí Tích Cực Thánh là Phép Lành cho Thành Roma và Thế Giới kèm theo Ơn Toàn Xá".

 

Thế rồi, sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu cử hành nguyện kinh Lạy Cha với toàn thể Kitô hữu trên thế giới vào lúc 12 giờ trưa, với những lời mở đầu như sau:

 

"Tất cả Kitô hữu chúng ta trên thế giới này đã đích thân thực hiện cuộc hẹn hò này hôm nay, để cùng nhau cầu Kinh Lạy Cha, kinh nguyện Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Chúng ta hướng về Chúa Cha như là những người con cái tin tưởng. Chúng ta quả thực đã làm như thế hằng ngày, nhiều lần một ngày; tuy nhiên, vào lúc này đây, chúng ta muốn van xin lòng thương xót cho nhân loại đang bị thử thách nhức nhối đớn đau bởi dịch bệnh Coronavirus. Và chúng ta cùng nhau thực hiện, Kitô hữu thuộc hết mọi Giáo Hội và Cộng đồng, ở mọi tuổi tác, ngôn ngữ và quốc gia.

"Chúng ta cầu nguyện cho bệnh nhân và gia đình của họ; cho các nhân viên y tế cũng như cho tất cả những ai đang phục vụ; cho các vị có Thẩm Quyền, cho Hiệu Lực của Lệnh Ban và cho các thiện nguyện viên, cũng như cho các vị thừa tác viên trong cộng đồng của chúng ta. Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành Lời Nhập Thể trong cung dạ của Trinh Nữ Maria, Đấng mà bằng tiếng 'Xin vâng' khiêm hạ và trọn vẹn, đã phản ảnh tiếng 'Xin vâng' của Con Thiên Chúa. Chúng ta cũng hoàn toàn tin tưởng phó thác bản thân của chúng ta cho bàn tay của Thiên Chúa, và bằng một tấm lòng duy nhất và một linh hồn duy nhất, chúng ta hãy cầu nguyện".

Pope Francis during his General Audience

 

 

Ngày 27/3/2020 - Thứ Sáu: Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành buổi Giáo Hội Công Giáo Hiệp Thông Nguyện Cầu Trực Tuyến Thứ Sáu 27/3/2020 tại Quảng Trường Thánh Phêrô trống vắng, mưa gió và lạnh lẽo, một buổi cầu nguyện bao gồm 3 phần: Nghe Lời Chúa Bài Giảng Cử Hành Giờ Cầu Nguyện Toàn Cầu của Giáo Hội trong Mùa Đại Dịch Covid-19, Chầu Thánh Thể và Phép Lành Toàn Xá.

Pope Francis on the steps of St. Peter's Basilica

 

Ngày 29/3/2020 - Chúa Nhật V Mùa Chay: Đức Thánh Cha Phanxicô, sau Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay, đã hợp với Liên Hiệp Quốc về hai vấn đề: thứ nhất là kêu gọi ngưng chiến trong Mùa Đại Dịch Covid-19, và thứ hai là nhà tù quá tải càng nguy hiểm trong đại nạn covid-19:

"Trong mấy ngày qua, vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã phát động lời kêu gọi 'ngừng chiến toàn cầu và tức thì ở khắp nơi trên thế giới', khi nhắc tới tình trạng khẩn cấp đối với CIVID-19 hiện nay, một thứ dịch bệnh vượt qua mọi biên giới - một lời kêu gọi hoàn toàn ngưng chiến.

"Tôi xin hợp với tất cả những ai đã lắng nghe lời kêu gọi này và tôi mời gọi tất cả mọi người hãy tiếp tục thực hiện, bằng cách ngăn chặn tất cả mọi hình thức liên quan đến hận thù hiếu chiến, nuôi dưỡng việc kiến tạo nên các hành lang cho việc cứu trợ nhân đạo, việc sẵn sàng ngoại giao và chú tâm đến những ai đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Chớ gì việc dấn thân chung chống lại dịch bệnh này có thể làm cho tất cả mọi người nhận thức được việc chúng ta cần phải củng cố các mối liên hệ huynh đệ với những phần tử trong cùng một gia đình duy nhất; đặc biệt là chớ gì nó làm bừng lên nơi các vị lãnh đạo quốc gia cùng với những thành phần khác biết tham gia vào một cuộc dấn thân mới để vượt thắng những thứ kình địch nhau. Các thứ xung khắc không được giải quyết bằng chiến tranh! Cần phải khống chế những gì là nghịch nhau và chống nhau bằng việc đối thoại và bằng một tìm kiếm có tính cách xây dựng hòa bình.

"Vào lúc này đây, tôi đặc biệt nghĩ đến tất cả những ai đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương ở chỗ bị sống hạn hẹp trong một nhóm người, như nghỉ ngơi ở nhà, ở những doanh trại... Tôi cũng đặc biệt đề cập tới những tù nhân. Tôi đã đọc một ghi nhận của Ủy Ban Nhân Quyền nói về những nhà tù quá tải, những nơi có thể xẩy ra thảm nạn. Tôi xin các vị Thẩm Quyền hãy nhạy cảm với vấn đề trầm trọng này và hãy có những biện pháo cần thiết để tránh được những thảm cảnh tương lai".

1585485170941.jpg

 

Ngày 3/4/2020 - Thứ Sáu trước Tuần Thánh: Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một Sứ Điệp bằng Video về Tuần Thánh trong Mùa Đại Dịch Covid-19. ĐTC Phanxicô: Sứ Điệp Video Tuần Thánh 2020

In the risen Jesus, life conquered death,' Pope Francis says in ...

 

Ngày 5/4/2020 - Chúa Nhật Lễ Lá: Lễ Lá Livestream Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá

 

Ngày 8/4/2020 - Thứ Tư Tuần Thánh, Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần: ĐTC Phanxicô - Giáo Lý: Sống Tam Nhật Thánh trong Mùa Đại Dịch Covid-19

 

 

Ngày 9/4/2020 - Thứ Năm Tuần Thánh: ĐTC Phanxicô - Giảng Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh ngày 9/4/2020 Lễ Tiệc Ly Livestream

 

 

 

Ngày 10/4/2020 - Thứ Sáu Tuần Thánh: Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Đường Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh ngày 10/4/2020 ở Quảng Trường Thánh Phêrô

 

Pope Francis during Good Friday's Way of the Cross (Via Crucis ...

 

 

Ngày 12/4/2020 - Chúa Nhật Phục Sinh: ĐTC Phanxicô - Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh 12/4/2020 trong Đền Thờ Thánh Phêrô

 

1586636851843.JPG

 

 

Ngày 19/4/2020 - Chúa Nhật II Phục Sinh Lễ LTXC: ĐTC Phanxicô: Chủ Tế và Giảng Lễ LTXC Lễ LTXC Livestream

 

Pope Francis celebrates Mass at Santo Spirito in Sassia April 19, 2020. Credit: Vatican Media

 

 

Ngày 25/4/2020 - Thứ Bảy: ĐTC Phanxicô - Thư Gửi Cộng Đồng Kitô Hữu về Việc Cầu Kinh Mân Côi Tháng 5/2020 và Cho Đại Dịch Covid-19

 

Francis' rosary call – let's pray for our Church! – Where Peter Is

 

Pope calls for worldwide rosary Thursday amid pandemic ...

 

 

 

 

Mục Vụ: Nhắc Nhở và Huấn Dụ

 

Pope leads Way of the Cross in empty, torch-lit St. Peter's Square ...

 

Doctors, Nurses in Good Friday Procession at Vatican | World News ...

 

Nếu phần thứ nhất về "Mục Vụ: Đáp Ứng và Phát Động", liên quan đến các việc làm của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Mùa Đại Dịch Covid-19, thì phần thứ hai về "Mục Vụ: Nhắc Nhở và Huấn Dụ", liên quan đến các lời nói của ngài cho Mùa Đại Dịch Covid-19 này. Bởi thế, trong phần thứ hai này, chúng ta sẽ đọc lại các lời của ngài "nhắc nhở và huấn dụ" chúng thế giới cũng như riêng Kitô hữu Công giáo là con cái của Giáo Hội cần phải sống làm sao và như thế nào trong Mùa Đại Dịch Covid-19.

 

Những lời "nhắc nhở và huấn dụ" của ngài, được trích dẫn chính yếu từ 4 bài giảng của ngài, cùng với 2 sứ điệp và 1 bài giáo lý của ngài, ở các biến cố được ngài cử hành chung với Giáo Hội hoàn vũ, bao gồm những biến cố sau đây:

 

1- Bài Giảng Đêm Giáo Hội Công Giáo Hiệp Thông Nguyện Cầu Thứ Sáu 27/3/2020;

2- Sứ Điệp Tuần Thánh 3/4/2020;

3- Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá ngày 5/4/2020;

4- Giáo Lý về Tam Nhật Thánh 8/4/2020;

5- Bài Giảng Thánh Lễ Vọng Phục Sinh Đêm Thứ Bảy Tuần Thánh 11/4/2020;

6- Sứ Điệp Phục Sinh 12/4/2020;

7- Bài Giảng Thánh Lễ Lòng Thương Xót Chúa 19/4/2020.

 

Những lời "nhắc nhở và huấn dụ" của ngài, được trích dẫn từ nguồn 4 bài giảng cùng 2 sứ điệp và 1 bài giáo lý trên đây, còn phải được phân loại theo các đề tài hay đề mục phụ thuộc khác nhau nữa, để dễ nhận thức, nắm bắt và toàn vẹn. Chúng ta có thể tóm lại 2 điểm chính yếu như thế này: Vì Đại Dịch Covid-19 là một dấu chỉ thời đại, nên Kitô hữu cần phải đáp ứng tương xứng với dấu chỉ thời đại này.

 

1- Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

2- Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

 

 

 

 

 

 

Bài Giảng Đêm Giáo Hội Hiệp Thông Nguyện Cầu Thứ Sáu 27/3/2020

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-03/urbi-et-orbi-pope-coronavirus-prayer-blessing.html

 

 

Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

 

--> Câm lặng và trống rỗng thê thảm

 

"Chiều đến" (Marco 4:35). Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe được bắt đầu như thế. Các tuần lễ hiện nay đang ở vào buổi chiều tối. Bóng tối đậm đen đã qui tụ lại bao phủ trên quảng trường này, trên những con đường và trên những thành phố của chúng ta đây; nó xẩy ra trên cả đời sống của chúng ta nữa, tràn đầy nơi hết mọi sự thứ câm lặng và một thứ trống rỗng thê thảm, ngăn chặn lại hết mọi sự khi nó băng ngang qua; chúng ta cảm thấy nó trong không khí, chúng ta nhận thấy nó nơi các cử chỉ của dân chúng, những ánh mắt lạc loài của họ. 

 

Pope Holds Dramatic Solitary Service for Relief From Coronavirus ...

 

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng 

 

1- Được kêu gọi cùng nhau chèo chống

 

Bản thân chúng ta cảm thấy sợ hãi và lạc lõng. Như các môn đệ trong bài Phúc Âm, chúng ta đã bất chợt lọt vào một cơn giông bão. Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đang ở cùng một con tầu, tất cả chúng ta đều mong manh mỏng dòn và lạc hướng, thế nhưng đồng thời tất cả chúng ta được kêu gọi cần phải cùng nhau chèo chống, mỗi người cần phải an ủi người khác. Trên con tầu này... có tất cả chúng ta. Như các môn đệ, thành phần đã đồng thanh lên tiếng một cách lo âu sợ hãi rằng: "Chúng con chết mất thôi" (câu 38), bởi thế chúng ta cũng nhìn nhận rằng chúng ta không thể nghĩ về bản thân mình, mà chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể làm được việc ấy thôi.

 

Tự mình chúng ta đang bị hụt hẫng các kháng thể cần thiết để chống chọi với đối phương. Trong cơn bão tố này, mặt tiền của những khuôn đúc nhờ đó chúng ta đã ngụy trang hóa cái tôi của mình, lúc nào cũng lo đến hình ảnh của mình, đã sụp đổ, một lần nữa cho thấy rằng chúng ta không thể nào thiếu được tình trạng thuộc về nhau: việc chúng ta thuộc về nhau như là những người anh chị em với nhau.

 

2- Được kêu gọi chộp lấy thời điểm chọn lựa

 

Chúa đang kêu gọi chúng con hãy chộp lấy thời điểm thử thách này như là một thời điểm của việc chọn lựa. Nó không phải là thời điểm phán xét của Chúa, mà là thời điểm phán đoán của chúng con: một thời điểm để chọn những gì đáng kể và những gì qua đi, một thời điểm để phân loại những gì là cần thiết và những gì không. Nó là một thời điểm lái đời sống của chúng con về lại đường ngay nẻo chính với Chúa, Lạy Chúa, cũng như với những người khác. Chúng con có thể nhìn thấy rất nhiều đồng bạn gương mẫu cùng hành trình với chúng con, những con người, cho dù sợ hãi, đã phản ứng bằng việc cống hiến sự sống của mình.

 

3- Được kêu gọi mời Chúa vào thuyền đời của mình

 

"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?" Đức tin được bắt đầu khi chúng ta nhận ra chúng ta cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không phải là thành phần tự mãn; tự mình chúng ta lủng củng vụng về: chúng ta cần Chúa, như những thủy thủ cần đến ánh sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu vào con thuyền đời của chúng ta. Chúng ta hãy trao phó các nỗi sợ hãi của chúng ta cho Người, để Người khống chế chúng. Như các vị môn đệ, chúng ta sẽ cảm thấy rằng có Người ở trên tầu sẽ không có vấn đề chìm đắm. Vì quyền năng của Thiên Chúa là ở chỗ biến hết mọi sự, thậm chí là những điều xấu xa, xẩy ra cho chúng ta thành sự lành. Người mang sự thanh bình vào trong bão táp của chúng ta, với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết hết.

 

 

 

 

Sứ Điệp Tuần Thánh 3/4/2020

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-04/vaticannews-030420-thongdiep-cua-dtc-de-song-tuan-thanh.html  

Pope Francis Sends a Video Message for Holy Week - ZENIT - English

 

 

Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

 

--> Một thời khắc khó khăn... Một Tuần Thánh bất thường

 

Đây là một thời khắc khó khăn cho tất cả mọi người. Và với nhiều người, đây là thời khắc rất khó khăn. Giáo hoàng biết điều này và, với những lời này, tôi muốn nói với mọi người về sự gần gũi và tình cảm của mình....  Chúng ta sẽ cử hành Tuần Thánh theo một cách thực sự không như thường lệ. Tuần Thánh diễn tả và tổng hợp sứ điệp Tin Mừng, đó là tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trong sự lặng im của các thành phố chúng ta, Tin Mừng Phục Sinh sẽ vang lên.

 

VIRUS - POPE FRANCIS - ST PETERS 3-27-2020.jpeg | | wdrb.com

 

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

 

4- Cần một tình yêu sáng tạo

 

Chúng ta hãy cố gắng, nếu có thể, để tận dụng tốt nhất thời gian này: chúng ta hãy quảng đại; hãy giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong khu phố của chúng ta; chúng ta hãy tìm kiếm những người cô đơn nhất, có lẽ qua điện thoại hoặc mạng xã hội; chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa cho những người đang gặp khó khăn ở Ý và trên toàn thế giới. Ngay cả khi chúng ta bị cô lập, nhưng tư tưởng và tinh thần có thể đi xa với sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì chúng ta cần hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu. Đây là những gì cần thiết cho ngày hôm nay: sự sáng tạo của tình yêu.

 

 

 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá ngày 5/4/2020

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-04/pope-palm-sunday-homily-full-text.html

 

Coronavirus: Pope livestreams Palm Sunday mass | Europe – Gulf News

 

 

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

 

5- Chọn lựa những gì hệ trọng

Chúng ta được đem vào trần gian này để kính mến Ngài và yêu thương tha nhân của chúng ta. Hết mọi sự khác đều qua đi, chỉ có điều này là tồn tại thôi. Thảm trạng chúng ta đang trải qua kêu gọi chúng ta hãy nghiêm cẩn chọn lựa những gì là hệ trọng, chứ đừng chạy theo những gì ít cần thiết; hãy tái nhận thức rằng đời sống trở nên vô ích nếu không được dùng để phục vụ người khác. Vì đời sống được đo lường bằng tình yêu. Bởi vậy, trong những ngày thánh đây, nơi căn nhà của chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng Tử Giá, một tầm mức trọn vẹn nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, và trước Vị Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta cho đến độ hiến mạng sống mình, chúng ta hãy xin ơn biết sống là để phục vụ. Chớ gì chúng ta tiến tới những ai đang đau khổ và những ai đang thiếu thốn nhất. Chớ gì chúng ta không quan tâm đến những gì chúng ta thiếu hụt, mà là những gì tốt lành chúng ta có thể làm cho người khác.

 

 

Giáo Lý Tam Nhật Thánh trong Mùa Đại Dịch Covid-19 ngày 8/4/2020

http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200408_udienza-generale.html

Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace April 1, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

--> Tại sao Chúa không giải quyết

Trong những tuần lễ lo sợ về dịch bệnh đang gây cho thế giới quá nhiều đau khổ, thì trong số rất nhiều vấn nạn chúng ta đặt ra, cũng có cả những vấn nạn về Thiên Chúa nữa: Ngài đã làm gì trước tình trạng đau khổ của chúng ta? Đâu là tất cả những gì đã sai trái? Tại sao Chúa không giải quyết các vấn đề này mau chóng lên chứ? Đó là những vấn nạn chúng ta hỏi về Thiên Chúa.

Pope Francis holds the weekly General Audience in the Vatican's Apostolic Palace inviting the faithful to contemplate the Cross

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

6- Phụng vụ tại gia

Bởi vậy, để giải thoát mình khỏi những thành kiến về Thiên Chúa, chúng ta hãy nhìn vào Tượng Chịu Nạn. Thế rồi sau đó chúng ta hãy mở Phúc Âm ra. Trong những ngày này, tất cả đều cách ly và tại gia, đóng cửa, chúng ta hãy cầm lấy hai vật này trong tay: Tượng Chịu Nạn để nhìn ngắm; và mở Phúc Âm. Đối với chúng ta thì điều này có thể nói giống như một thứ phụng vụ tại gia quan trọng, bởi chúng ta không thể đến nhà thờ vào các ngày này.

 Chính tình yêu của Thiên Chúa đã chữa lành tội lỗi của chúng ta lúc Phục Sinh, bằng ơn tha thứ của Người, một ơn ban biến sự chết thành một cuộc vượt qua của sự sống, một ơn ban đã biến nỗi sợ hãi của chúng ta thành niềm tin tưởng, biến nỗi sầu thương của chúng ta thành niềm hy vọng. Phục Sinh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa có thể biến hết mọi sự thành tốt đẹp. Nhờ đó, với Ngài, chúng ta có thể thực sự tin tưởng rằng hết mọi sự rồi sẽ tốt đẹp. Đó không phải là một ảo tưởng, vì cái chết và cuộc phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một ảo tưởng, mà là một sự thật! Đó là lý do tại sao chúng ta nghe thấy vào sáng Phục Sinh rằng: "Đừng sợ!" (xem Mathêu 28:5). Những vấn nạn ưu tư phiền muộn về sự dữ không phải là đùng một cái là hết đâu, mà là phải tìm thấy ở nơi Đấng Phục Sinh một nền tảng vững chắc giúp chúng ta không bị chìm đắm. 

 

 

Bài Giảng Lễ Vọng Phục Sinh đêm Thứ Bảy 18/4/2020

 

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-04/toan-van-bai-giang-le-vong-phuc-sinh-dtc-phanxico.html

 

Pope Francis at Easter Vigil: 'The Right to Hope' - ZENIT - English

 

 

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

 

7- Tảng đá chắn niềm hy vọng

 Trong những tuần này, chúng ta đã lặp đi lặp lại rằng ‘tất cả sẽ ổn thôi’. Đó là những lời nói bén rễ từ nét đẹp nhân bản và thúc đẩy những câu khích lệ nổi lên từ cõi lòng chúng ta. Nhưng khi ngày tháng trôi qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả niềm hy vọng táo bạo nhất cũng có thể tan biến. Niềm hy vọng của Đức Giê-su mang lại thì rất khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Thiên Chúa có thể biến mọi thứ trở nên tốt lành, vì chưng ngay cả từ ngôi mộ Ngài cũng đã mang lại sự sống.

Ngôi mộ là nơi không ai bước vào. Nhưng Chúa Giêsu trỗi dậy vì chúng ta; Ngài đã sống lại cho chúng ta, để mang lại sự sống từ nơi sự chết, để khởi đầu một lịch sử mới ở chính nơi bị chèn bởi tảng đá. Đấng đã lăn hòn đá bịt kín lối vào ngôi mộ cũng có thể loại bỏ những viên đá trong trái tim chúng ta. Vì vậy, chúng ta đừng nhụt chí; chúng ta đừng đặt tảng đá chắn mất niềm hy vọng. Chúng ta có thể và phải hy vọng vì Thiên Chúa là Đấng thành tín. Ngài không bỏ rơi chúng ta; Ngài đã viếng thăm ta và đã bước vào những cảnh huống đau thương, thống khổ và chết chóc của chúng ta. Ánh sáng của Ngài xua tan bóng tối của ngôi mộ; hôm nay Ngài muốn ánh sáng đó xuyên qua cả những góc tối nhất trong cuộc sống chúng ta. Thưa quý anh chị em, ngay cả khi chúng ta đã chôn vùi niềm hy vọng trong trái tim mình, chúng ta cũng đừng từ bỏ, vì Thiên Chúa vẫn luôn lớn hơn. Bóng tối và sự chết không có lời cuối cùng. Hãy mạnh mẽ lên, vì với Chúa không có gì là hư mất!

 

Sứ Điệp Phục Sinh Chúa Nhật 19/4/2020

https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-04/thong-diep-phuc-sinh-2020.html

Pope gives Easter address to empty basilica, warns against ...

 

Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

--> Đêm tối của thế giới... thử thách tột cùng

Như một ánh lửa mới, Tin Mừng này được thắp lên trong đêm tối: đêm tối của thế giới đang ở trong những thách đố mang tính thời đại và giờ đây còn bị bủa vây bởi dịch bệnh khiến cho cả gia đình nhân loại rơi vào thử thách tột cùng. Trong đêm tối ấy, lời loan báo của Giáo Hội lại vang vọng: “Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã phục sinh!”

--> Một lễ Phục Sinh trong cô đơn

Hôm nay, tôi muốn nhớ đến cách đặc biệt những ai bị ảnh hưởng trực tiếp bởi corona virus: những bệnh nhân, những người đã qua đời và gia quyến đang khóc thương họ, những người mà thậm chí họ không thể nói lời từ biệt sau cùng. Xin Thiên Chúa của sự sống đón nhận vào vương quốc Ngài tất cả những ai qua đời và ban an ủi và hy vọng cho những ai còn trong thử thách, nhất là những người cao niên và đơn chiếc. Xin Chúa cũng không quên an ủi và trợ lực những ai trong hoàn cảnh hiểm nguy, đó là những nhân viên bệnh viện, những ai sống trong quân đội và nhà tù. Đối với nhiều người, sẽ là một lễ Phục Sinh trong cô đơn, sống giữa nước mắt và đau khổ do dịch bệnh gây ra, từ những đau khổ thể lý đến khó khăn tài chính.

--> Dịch bệnh tước đoạt

Dịch bệnh tước đi không chỉ người thân yêu của chúng ta, mà còn cả cơ hội nối kết con người đến nguồn ai ủi phát sinh từ các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hoà Giải. Nhiều nơi giáo dân không thể đến với các bí tích này, nhưng Thiên Chúa không để chúng ta đơn côi! Chúng ta liên đới trong lời cầu nguyện, chúng ta biết chắc rằng Ngài đặt bàn tay trên ta (x. Tv. 138, 5), luôn nhắc nhớ chúng ta: đừng sợ, “Thầy đã phục sinh và luôn ở bên con!” (x. Sách lễ Roma)

--> Làm việc không ngừng

Lạy Đức Giêsu, Đấng Phục Sinh, xin ban sức mạnh và hy vọng cho các bác sỹ, y tá khắp nơi, những người đang thực hành chứng tá bác ái và liên đới với tha nhân với tất cả sức lực của mình và ngay cả đến hy sinh sức khoẻ bản thân. Chúng ta hướng đến họ với niềm cảm kích và tri ân, những người đang làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho đời sống xã hội, cho sự ổn định và tri ân đến lực lượng quân đội mà ở nhiều nước, họ đang góp phần giải quyết những khó khăn và đau khổ của tha nhân.

--> Thay đổi miễn cưỡng

Trong những tuần này, cuộc sống của nhiều triệu người bị thay đổi cách miễn cưỡng. Đối với nhiều người, ở nhà là cơ hội để suy ngẫm, để giảm bớt nhịp sống tất bật thường ngày, để ở với người thân và trân quý thời gian bên nhau. Tuy vậy, với nhiều người lại là thời điểm đầy lo lắng bởi tương lai phía trước thật vô định, công việc có thể bị đình chỉ và những hệ quả khác của cuộc khủng hoảng hiện tại. Tôi khuyến nghị những ai có trách nhiệm chính trị dấn thân hết mình cho an sinh của người dân, cung cấp phương tiện và hỗ trợ cần thiết để đi đến đồng thuận về một cuộc sống đúng nhân phẩm và hướng đến, khi điều kiện cho phép, việc trở lại nhịp sống thường ngày.

Pope's special Urbi et Orbi blessing: 'God turns everything to our ...

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

8- Một “lây lan” khác

Lời loan báo ấy là một sự “lây lan” khác, từ con tim đến con tim, bởi mọi con tim nhân loại đang chờ đợi Tin Mừng này. Đây là sự loan truyền của niềm hy vọng: “Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã phục sinh!” Đây không phải là một công thức phù phép làm tan biến mọi khó khăn. Không phải như thế, sự phục sinh của Đức Kitô không phải như vậy. Niềm vui phục sinh là sự vinh thắng của tình yêu trước cội rễ của sự dữ, một chiến thắng không “đè bẹp” đau khổ và cái chết, nhưng vượt qua chúng ngang qua ngả đường nơi vực thẳm, ngang qua việc cải tà quy chính, đó chính là quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa.

9- Cội nguồn hy vọng

Đấng Phục Sinh chính là Đấng Chịu Đóng Đinh, không phải ai khác. Thân thể phục sinh của Ngài vẫn mang những vết thương không thể xoá nhoà, những vết thương trở thành nguồn cội của niềm hy vọng. Chúng ta hãy chạy đến với Ngài để Ngài chữa lành những tổn thương chúng ta phải chịu.

10- Đây không phải là thời điểm của sự vô tâm

Đây không phải là thời điểm của sự vô tâm, bởi cả thế giới đang đau khổ và phải hiệp nhất chống lại bệnh dịch. Xin Đức Giêsu phục sinh ban tặng niềm hy vọng cho tất cả người nghèo, những ai đang sống ở vùng xa, những người tị nạn và người vô gia cư. Ước gì những anh chị em thiệt thòi nhất không bị bỏ rơi, họ có thể được nhận ra ở các thành phố, vùng ven đô khắp nơi trên thế giới. Chúng ta không để họ thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu, những điều mà hiện tại rất khó đáp ứng vì nhiều hoạt động bị đình chỉ, cũng như thuốc men và nhất là trợ giúp y tế cần thiết. Trước tình hình hiện tại, ước gì các lệnh trừng phạt quốc tế được nới lỏng, những lệnh ngăn cản các Quốc gia hỗ trợ công dân của mình và hỗ trợ các Nước, nhất là những nước nghèo nhất, đối diện với nhu cầu hiện tại bằng cách giảm bớt, nếu không thể xoá bỏ, khoản nợ đang làm cho tình hình thêm khó khăn.

11- Đây không phải thời điểm của ích kỷ

Đây không phải thời điểm của ích kỷ, bởi vấn đề chúng ta đang đối diện liên hệ đến tất cả và không phân biệt ai. Trong nhiều nơi trên thế giới bị thiệt hại do corona virus, tôi bày tỏ tâm tình đặc biệt đến Châu Âu. Sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai, châu lục quý mến này có thể hồi sinh là nhờ tinh thần liên đới cụ thể giúp vượt qua xung đột quá khứ. Hơn lúc nào hết, trong tình hình hiện tại, những xung đột ấy không được phép tái hiện, nhưng mọi người cần nhận ra mình là một phần của một gia đình duy nhất và cần giúp đỡ lẫn nhau. Hiện tai, Châu Âu đang đối diện với một thử thách thời đại, quyết định không chỉ tương lai của mình mà còn của cả thế giới. Ước mong chúng ta không được đánh mất cơ hội thể hiện nỗ lực liên đới, ngay cả khi phải thử đến những hướng giải quyết mới. Nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ của tư lợi và cám dỗ trở về với quá khứ, cùng với nguy cơ phá vỡ tương giao hoà bình và phát triển cho các thế hệ kế tiếp.

12- Đây không phải thời điểm của chia rẽ

Đây không phải thời điểm của chia rẽ. Xin Đức Kitô, hoà bình của chúng ta, soi sáng những ai có trách nhiệm trong các xung đột, hầu chúng ta có đủ can đảm tuân thủ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và ngay lập tức trên khắp thế giới. Đây không phải là thời điểm để tiếp tục sản xuất và buôn bán vũ khí, sử dụng những khoản đầu tư lớn mà đáng lẽ phải được dùng để chăm lo cho con người và cứu vớt mạng sống. Ước gì đây là lúc để kết thúc cuộc chiến dai dẳng đã nhuốm máu cả Siria, kết thúc xung đột ở Yemen và kết thúc những căng thẳng ở Iraq cũng như ở Liban. Cầu mong đây là lúc IsraenPaletine nối lại đàm phán để tìm ra hướng giải quyết lâu dài và ổn định để cả hai bên được sống trong hoà bình. Cũng là lúc ngừng lại những đau khổ của dân chúng ở các vùng phía đông Ucraina và ngừng các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào người vô tội ở nhiều nước của Phi Châu.

13- Đây không phải là thời điểm của lãng quên

Đây không phải là thời điểm của lãng quên. Cuộc khủng hoảng chúng ta đang đối diện không làm chúng ta quên đi nhiều tiếng kêu cứu của rất nhiều người đau khổ khác. Xin Thiên Chúa hằng sống đến với các dân tộc ở Châu Á Châu Phi, những nơi đang trải qua khủng khoảng nhân đạo, như ở vùng Cabo Delgado, phía bắc Mozambic. Xin Chúa sưởi ấm tâm hồn những ai đang chịu tị nạn và di dời vì chiến tranh, hạn hán và đói kém. Xin Chúa che chở những người tị nạn và di dân, trong số họ có rất nhiều trẻ em, đang sống trong cảnh cơ cực, đặc biệt là ở Libia và ở vùng biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cầu mong cho Venezuela có thể đạt đến những giải pháp cụ thể và mau chóng, nhiều khi cần đến trợ giúp quốc tế đối với dân tộc đang chịu cảnh đau khổ do tình hình chính trị, kinh tế-xã hội và y tế gây ra.

 

 

7- Bài Giảng Lễ Lòng Thương Xót Chúa Chúa Nhật 19/4/2020

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200419_omelia-divinamisericordia.html

Pope at Mass on Divine Mercy Sunday: Let us rise with Thomas ...

 

Đại Dịch Covid-19: Dấu Chỉ Thời Đại

--> Vi khuẩn dửng dưng lạnh lùng vị kỷ

Vào ngày lễ LTXC này, sứ điệp tuyệt nhất từ người môn đệ Toma này, người môn đệ đến trễ; ngài là người môn đệ duy nhất vắng mặt. Thế nhưng Chúa đã chờ đợi Toma. Lòng thương xót không bỏ rơi những ai bị chậm trễ. Giờ đây, trong khi chúng ta đang hướng tới một cuộc phục hồi chầm chậm và gay go từ dịch bệnh này, có một nguy cơ sẽ quên lãng những ai bị bỏ lại đằng sau. Cái nguy cơ này là ở chỗ chúng ta bấy giờ có thể bị tấn công thậm chí bởi một thứ vi khuẩn còn nguy hại hơn nữa, thứ vi khuẩn của tính dửng dưng lạnh lùng vị kỷ. Một thứ vi khuẩn đươc lan truyền theo ý nghĩ rằng sự sống tốt đẹp hơn khi nó tốt đẹp hơn cho tôi, và hết mọi sự sẽ tốt đẹp khị nó tốt đẹp đối với tôi. Nó bắt đầu từ đó và tiến đến chỗ chọn người này hơn người kia, khi loại trừ người nghèo, và hy sinh những con người bị bỏ lại ở đằng sau cái bàn thờ tiến bộ. Tuy nhiên, cái dịch bệnh này là những gì nhắc nhở chúng ta rằng không có những khác biệt hay biên giới gì hết giữa những ai đang chịu đựng. Tất cả chúng ta đều yếu hèn, tất cả đều bình đẳng, tất cả đều quí báu.

On Divine Mercy Sunday, Pope Francis will livestream Mass from ...

Kitô hữu Công giáo: Đáp Ứng Tương Xứng

14- Trừ khử chênh lệch ... chữa lành bất công

Chớ gì chúng ta biết sâu xa rung động trước những gì đang xẩy ra chúng ta chúng ta đây: đã đến lúc cần phải loại trừ đi những gì là bất bình đẳng, chữa lành các thứ bất công đang làm hao mòn đi sức lực của toàn thể gia đình nhân loại! Chúng ta hãy học được bài học từ cộng đồng Kitô hữu sơ khai như được Sách Tông vụ thuật lại. Cộng đồng này đã lãnh nhận lòng thương xót và đã sống bằng lòng thương xót, ở chỗ: "Tất cả những ai tin tưởng thì qui tụ lại với nhau và bỏ tất cả mọi sự làm của chung; và họ đã bán những sở hữu vật của mình mà phân phát chúng cho tất cả mọi người, tùy theo nhu cầu" (Tông Vụ 2:44-45). Đó không phải là một thứ ý hệ, mà là Kitô giáo.

15- Đón nhận thời điểm... sửa soạn tương lai

Trong cộng đồng này, sau cuộc phục sinh của Chúa Kitô, chỉ có một người bị bỏ lại và các người khác đã chờ đợi người ấy. Ngày nay thì hoàn toàn trái ngược, ở chỗ chỉ có một phần nhỏ nhân loại đã tiến lên phía trước, trong khi đa số vẫn còn lẽo đẽo theo sau... Đối với hết mọi người, chúng ta đừng chỉ nghĩ đến các thứ lợi lộc của mình, các thứ quyền sở hữu của mình. Chúng ta hãy đón nhận thời điểm thử thách này như là một dịp để sửa soạn cho tương lai chung của chúng ta, một tương lai cho tất cả mọi người không loại trừ bất cứ một ai. Vì không có một cái nhìn bao gồm tất cả thì cũng sẽ không có tương lai cho bất cứ một ai đâu.

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,

(Phần chuyển dịch đa số do người viết - xin xem lại ở từng cái link đính kèm)

Thứ Năm 30/4/2020