SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO
Chúa Nhật
Bài Ðọc I: Lv 13, 1-2. 44-46
"Người phong cùi phải ở riêng ngoài trại".
Trích sách Lêvi.
Chúa phán cùng Môsê và Aaron rằng: "Nếu người nào thấy da thịt mình xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông.
"Vậy ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, thì phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một mình ngoài trại".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 31, 1-2. 5. 11
Ðáp: Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ con khỏi điều nguy khổ (c. 7).
Xướng: 1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có mưu gian! - Ðáp.
2) Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đã không che giấu. Tôi nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác của con, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con". - Ðáp.
3) Chư vị hiền nhân, hãy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi người lòng ngay hãy hớn hở reo mừng. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 31 - 11, 1
"Anh em hãy noi gương tôi, như tôi đã noi gương Ðức Kitô".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, dầu anh em ăn, dầu anh em uống, dầu anh em làm việc gì khác, anh em hãy làm mọi sự cho sáng danh Chúa. Anh em đừng nên cớ cho người Do-thái, dân ngoại hay Hội thánh của Thiên Chúa phải vấp phạm. Như tôi đây, tôi cố làm hài lòng mọi người trong mọi sự, không tìm điều gì lợi ích cho tôi, nhưng tìm điều lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi. Anh em hãy noi gương tôi, như tôi đã noi gương Ðức Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia
Phúc Âm: Mc 1, 40-45
"Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Ðộng lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
ĐỨC KITÔ - PHỤC HỒI
Trong các thứ bệnh hoạn tật nguyền của loài người, có lẽ chứng phong cùi là một chứng bệnh không nguy tử nhưng khốn nạn nhất. Bởi nó chẳng những làm con người bị biến hình biến dạng và trở thành dị hình dị dạng nơi thân thể của họ mà nó còn cô lập hóa họ khỏi xã hội loài người, bao gồm cả chính những người thân yêu nhất của họ trong gia đình, để tránh lây nhiễm cho chính những người thân yêu ấy cũng như cho chung cộng đồng xã hội của họ.
Đó là lý do, để bảo vệ lợi ích cho chung cộng đồng, chính Chúa là Thiên Chúa của Dân Do Thái đã truyền qua Mosen về trường hợp của những con người nạn nhân của chứng bệnh phong cùi này ở Bài Đọc I hôm nay như sau: "ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, thì phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một mình ngoài trại".
Muốn trở về sống với gia đình và cộng đồng xã hội thì nạn nhân phải được lành sạch hoàn toàn như trước, và cần phải được chứng nhận bởi thành phần tư tế trong dân là thành phần lo về vấn đề tế tự thánh hảo (xem Levi 14:1-32), vì họ chính là những vị chức sắc tôn giáo có thẩm quyền mà ai thấy mình có triệu chứng phong cùi phải đi trình diện với họ, như Thiên Chúa đã qui định được Bài Đọc I hôm nay ghi lại thế này: "Nếu người nào thấy da thịt mình xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông".
Bởi thế chúng ta không lạ gì sau khi chữa lành cho một nạn nhân bị phong cùi trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã căn dặn anh ta phải cẩn thận tuân thủ điều khoản đi trình diện với các vị tư tế rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh".
Có thể nói chứng bệnh phong cùi là hình ảnh xác thực nhất về bản chất của tội lỗi, một bản chất xấu xa nhơ nhớp nên cần phải thanh tẩy (rửa tội và xưng tội), một bản chất xấu xí dị ngợm đang ghê tởm (làm biến hình biến dạng hình ảnh thần linh nguyên thủy nơi con người tạo vật được Thiên Chúa dựng nên), một bản chất gây lây nhiễm (bởi gương mù gương xấu của tội lỗi là những gì vốn hợp với bản chất hướng hạ và thích rộng rãi buông tuồng của bản tính con người), và cũng là một bản chất có tác dụng tự cô lập hóa con người vấp phạm (vì tội lỗi tự nó làm cho chủ thể phạm nhân bị mất đi mối liên hệ với chính Thiên Chúa cũng như với tha nhân đồng loại của họ).
Riêng về khía cạnh lây nhiễm của chứng bệnh phong hủi này, một khía cạnh ám chỉ đến tội lỗi của con người tự nó cũng là một thứ gương mù gương xấu, rất nguy hiểm cho cộng đồng xã hội loài người nói chung, nhất là thành phần yếu đuối nhẹ dạ nói riêng. Phải chăng đó là lý do Giáo Hội đã chọn Bài Đọc II cho Chúa Nhật VI Thường Niên này một đoạn thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Corintô, trong đó ngài khuyên nhủ Kitô hữu chẳng những đừng gây gương mù mà còn nhắm đến lợi ích thiêng liêng của tha nhân nữa: "đừng nên cớ cho người Do-thái, dân ngoại hay Hội thánh của Thiên Chúa phải vấp phạm. Như tôi đây, tôi cố làm hài lòng mọi người trong mọi sự, không tìm điều gì lợi ích cho tôi, nhưng tìm điều lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi".
Một nạn nhân phong cùi sống lẻ loi cô độc một mình ở một nơi xa xôi hẻo lánh thì chẳng khác gì như một bóng ma thấp thoáng ở ngoài nghĩa trang nào đó gần khu vực loài người sinh hoạt xã hội. Họ chẳng khác nào như một thứ đồ bỏ của xã hội, ai cũng sợ họ và tránh xa họ. Họ cảm thấy vô cùng nhục nhã và tủi hổ. Một con vật nuôi trong nhà còn được gần chủ nhân con người; còn họ, với chứng bệnh phong cùi, họ còn bị coi thua kém hơn cả một con vật nuôi trong nhà nữa. Con người được dựng nên để sống có đôi, có xã hội, có liên hệ v.v. mà nay chỉ vì triệu chứng phong hủi ghê tởm hoàn toàn ngoài ý muốn của họ mà họ trở thành "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi".
Một con người nạn nhân bị phong hủi như sống trong nấm mộ hoang trên thế gian này như thế mà bỗng chốc được lành sạch hoàn toàn thì còn gì bằng, thì còn gì sướng hơn, còn gì vui hơn, như từ cõi chết sống lại, làm sao không tưng bừng nhẩy nhót, làm sao không la lên hét lên chứ. Thế nên mới thông cảm được cho nạn nhân tật phong trong bài Phúc Âm hôm nay, cho dù được Đấng chữa lành cho căn dặn kỹ lưỡng rằng "'đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh'. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được".
Chắc chắn trước khi chữa lành cho nạn nhân phong hủi này, Chúa Giêsu đã biết trước dù có ngăn cấm anh ta sau khi chữa lành cho anh ta là không được nói gì với ai anh ta vẫn cứ nói, nhưng Người không vì thế mà không cứu chữa cho anh ta. Vấn đề vì anh ta loan truyền tin anh ta được chữa lành sạch khiến Người "không thể công khai vào thành nào được" không thành vấn đề, vì "hữu xạ tự nhiên hương", ở chỗ, cho dù "Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ", thế mà "người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người" một cách khác thường, chứng tỏ ảnh hưởng và sức thu hút mãnh liệt của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý".
Động lực chính yếu Chúa Giêsu cứu chữa nạn nhân chính là vì Người "động lòng thương", nghĩa là hoàn toàn vì Người, nên không một cái gì bên ngoài nơi đối tượng có thể gây trở ngại cho lòng thương xót của Người, trái lại, chính tình trạng khốn khổ của nạn nhân, cộng với niềm tin của anh ta đặt ở Người: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch", được bày tỏ qua ngôn hành thích đáng của anh ta: "đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa", lại càng trở thành cảm hứng cho Người tỏ mình ra, thành cơ hội tốt đẹp để Người ban phát ơn lành: "Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: 'Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh'. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".
Có một chi tiết nữa trong Bài Phúc Âm cũng cần phải lưu ý và khai thác nữa, đó là thái độ của Chúa Giêsu đối với nạn nhân phong hủi vừa được Người chữa lành cho: "Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay". Tại sao thế - như thể Người vừa làm một chuyện gì đó lén lút cho/với anh ta vậy? Tại sao nạn nhân vừa được lành sạch bệnh phong hủi lại phải "đi ngay" - Kẻo bị người ta thấy hay sao? Thấy cái gì chứ? Thấy việc Người chữa lành cho anh ta à? Bằng không thì tại sao Người lại cấm không cho anh ta nói với ai?! Nhưng Người không cho anh ta nói về sự kiện anh ta được lành sạch hay về việc Người chữa lành cho anh ta??
Chi tiết này có thể cho thấy rằng nạn nhân phong hủi này dám liều lĩnh đến gặp riêng Người, kiểu chặn đầu Người, nhờ nghe ngóng tin tức ở đâu không biết, và dù chưa bao giờ gặp Người, mới chỉ nghe danh của Người, mà đã tin tưởng nơi Người, đến độ vượt hàng rào luật lệ tách ly người phong hủi ra khỏi xã hội loài người, không được gặp bất cứ một ai. Phải chăng chính hành động này của nạn nhân đã làm cho Người "động lòng thương", chẳng những chữa lành cho anh ta, mà còn tránh cho anh ta khỏi bị tố cáo lỗi luật giao tiếp của thành phần bị cùi hủi như anh ta. Trong khi đó, chính nạn nhân lại không "care", lại bất chấp tất cả sau khi được chữa lành, đi loan truyền sự thật lành sạch của mình, với tất cả tâm tình của câu họa trong Bài Đáp Ca hôm nay: "Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ con khỏi điều nguy khổ".
Phần Kitô hữu chúng ta cũng thế, ai cũng có tội, cũng sống chẳng khác gì như một con người bị cùi hủi, đáng ghê tởm, đáng bị mọi người xa lánh. Bởi thế, cho dù sau khi đã được thanh tẩy trong Phép Rửa tái sinh, chúng ta vẫn cần phải được chữa lành, được liên tục thanh tẩy bằng Bí Tích Hòa Giải. Vấn đề ở đây là chúng ta có cảm thấy hân hoan vui sướng sau khi tội lỗi cùi hủi của chúng ta được tha thứ và tâm hồn của chúng ta được tái lành sạch hay chăng, theo như tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có mưu gian!
2) Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đã không che giấu. Tôi nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác của con, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con".
3) Chư vị hiền nhân, hãy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi người lòng ngay hãy hớn hở reo mừng.
THÁNH MÊTHÔĐÔ, GIÁM MỤC (KHOẢNG 815-885)
Toàn cầu: Lễ Kính – Ở Âu châu: Lễ Buộc
14/2
Ngày lễ Kính thánh Cyrillô và Mêthôđô, được kính như các Tông đồ dân Slavơ và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1980, như thánh Quan thầy Âu châu, cùng tước hiệu với thánh Bênêđictô, trùng với ngày qua đời của thánh Cyrillô, khi đến Rôma vào ngày 14.02.869.
Trong thế kỷ IX, Hội Thánh đã trải rộng khắp miền Đông Âu châu và trong vùng vịnh Địa Trung Hải, và bây giờ lại bành trướng sang những chân trời mới. Các dân tộc Slavơ tiếp nhận Tin Mừng được hai nhà đại truyền giáo đem đến: Là thánh Cyrillô và Mêtôđô. Các ngài sinh tại Thêxalônica (Đông Bắc Hy Lạp), được Hội Thánh chính thống Byzantium (Đế quốc La Mã phương Đông) sai đi rao giảng Tin Mừng Moravia (Vùng đất phía Đông của Cộng hòa Séc ngày nay) và đã gặt hái được những thành công.
Trước khi đi truyền giáo vùng Moravia, Méthôđô là Tổng trấn một tỉnh người Slavơ và Cyrillô, nhỏ tuổi hơn, nhưng lại sáng chói hơn, đã chu toàn những sứ vụ tôn giáo và ngoại giao quan trọng. Cả hai nói lưu loát tiếng Slavơ.
Sứ vụ làm cho hai vị nổi tiếng là sứ vụ do Thượng phụ Photios sai đi từ năm 862-963 với mục đích dạy dỗ và Phúc Âm hóa dân Slavơ ở Moravia trong ngôn ngữ của họ. Vì thế Cyrillô và Mêthôđô bắt đầu dạy ngữ vựng đầu tiên, được gọi là “Cyrillique” và họ cũng đã dịch các văn bản tôn giáo ra tiếng Slavơ: Thánh vịnh, các Phúc Âm, các thư Tông đồ, kinh nguyện…
Để ghi chép tiếng của các dân tộc này và viết lại Kinh Thánh bằng tiếng nói của họ, hai anh em ruột đi truyền giáo này đã hoàn thành bảng mẫu tự mới. Trong ngôn ngữ Slavơ, các ngài không những đã cử hành phụng vụ, mà còn thiết lập một nền tảng cho nền văn hóa Kitô hữu mới. Những khó khăm nghiêm trọng, nhất là cuộc chiến tranh giữa những người Đức và những người Slavơ, đã gây cản trở cho việc Tông đồ của các ngài. Đàng khác Giáo hội Byzantin không nâng dỡ đủ mức cho công cuộc truyền giáo nên các ngài đã kêu xin sự trợ giúp và nâng đỡ từ Giáo Hội Rô-ma. Đức Thánh Cha Ađrianô II đã chấp thuận công cuộc truyền giáo và phương pháp mục vụ của các ngài. Thánh Cy-ril-lô qua đời tại Rôma năm 869; thánh Mêtôđô sau khi được tấn phong Giám mục tại Rôma, đã trở lại rao giảng Tin Mừng và sẵn sàng chịu đựng biết bao mệt nhọc ghê gớm ở cả một miền truyền giáo mênh mông gồm Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slovác, và hầu như toàn bộ vùng Nam Tư cũ như Slovenia và Croatia.
Truyền thuyết nói rằng, trong một giai đoạn cực kỳ hăng say, Ðức Mêthôđiô đã chuyển dịch toàn bộ Phúc Âm sang tiếng Slavơ chỉ trong vòng tám tháng. Ngài từ trần vào ngày thứ Ba Tuần Thánh, với các môn đệ tụ tập chung quanh. Sau khi Thánh Mêthôđiô qua đời năm 885 tại Veherad thuộc Tiệp Khắc, sự chống đối vẫn chưa dứt, và công trình của hai anh em thánh nhân ở Moravia đã đi vào chỗ tận tuyệt, các môn đệ của hai ngài phải phân tán khắp nơi. Nhưng sự trục xuất ấy đã có ảnh hưởng tốt đẹp trong việc phổ biến các công trình về phụng vụ, về tâm linh và văn hóa của hai anh em thánh nhân đến các vùng Bulgaria, Bohemia và nam Ba Lan.
Sau cái chết của người em, Méthôđô được gọi làm Giám mục ở Pannonie và Sứ thần Toà Thánh cho dân Slavơ; ngài gặp nhiều khó khăn do sự chống đối của hàng giáo sĩ Đức; nhưng điều này không ngăn cản được công trình Phúc Âm hoá và hội nhập văn hóa mà ngài đã theo đuổi cho đến chết (885).
Các môn đệ ngài đã rao giảng Tin Mừng miền Bohême, ông hoàng Bozyvojd được rửa tội theo nghi thức Slavơ, sau đó là dân Serbie và Lusace (vùng Croatia), tiếp đến là Ba Lan, Bulgarie, Roumanie và vùng Kiev.
Với công trình như thế, chúng ta mới thấy được công khó của hai thánh Cyrillô và Mêthôđô trong việc thiếp lập các cộng đoàn Kitô giáo trong nhiều vùng Đông Âu. Việc này đã tạo một bước tiến để thành lập Âu châu, không những về mặt tôn giáo, nhưng cả về mặt chính trị và văn hóa.
Mỹ thuật trình bày thánh Cyrillô với bản ngữ vựng, và thánh Mêthôđô với một quyển Phúc Âm mở ra, được ghi bằng tiếng Slavơ.
Thánh Cyrillô ngã bệnh và biết trước giây phút cuối cùng của mình, vẫn nhận ra ơn gọi cao cả: “Xưa tôi chưa hiện hữu, bây giờ tôi đã hiện hữu và tôi sẽ hiện hữu mãi mãi.” Ngài cầu nguyện cùng Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin gìn giữ đàn chiên trung thành này… Xin triển khai Giáo hội với số lượng cao và qui tụ mọi thành phần vào trong sự hiệp nhất. Xin thu tóm tất cả thành một dân được tuyển chọn, kết hiệp mọi người trong đức tin và giáo lý chính thống…” (Phụng vụ giờ Kinh).
Được giao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô, Cyrillô và Mêthôđô đã giảng dạy “Đức tin chân thật và giáo lý chính thống”, nhưng hai ngài còn hoàn tất công tác Phúc Âm hóa khi hội nhập sứ điệp Kitô giáo vào trong văn hóa các dân Slavơ. Nhờ thế, khi công trình của hai vị được hoàn tất, đã cho phép ngôn ngữ Slavơ xứng đáng trở thành văn tự phổ biến. Nhờ việc đề cao ngôn ngữ và văn hóa, các dân tộc Slavơ đã có thể chống cự lại thứ chính trị thống trị và đồng hóa của người Đức và người Hy Lạp.
Công trình của Cyrillô và Mêthôđô vô cùng to lớn, đánh dấu bằng sự can đảm trí thức và sự khiêm tốn, vì trong thời gian mà người ta chỉ được cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa bằng tiếng Do Thái, Hy Lạp hay Latinh, hai vị thánh Tông đồ của dân Slavơ đã đáp trả bằng tiếng Slavơ, và qua đó cho thấy mọi người có thể đến gần với Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của mình.
Bên cạnh các tác phẩm tôn giáo, cả hai đã dịch và suy diễn “Bộ luật Justinien”, được xem như bộ luật cổ nhất của Slavơ (Zakon Sudnyj). Người ta cũng cho rằng thánh Mêthôđô đã dịch quyển Nomokanon [Luật của Giáo hội], thu tập các luật Giáo hội và luật dân sự Byzantin.
Phúc Âm được chọn cho Thánh lễ này là dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,1-20). Các khó khăn mà vị Tông đồ đã phải gánh chịu (Mêthôđô cũng đã phải vào tù) không ngăn cản được hạt giống rơi vào đất tốt và mang lại nhiều hoa trái.
Công trình Phúc Âm hóa vẫn chưa kết thúc. Chính vì thế Hội Thánh, trong ngày lễ kính hai vị thánh Tông đồ này, đã hát trong Thánh lễ Thánh vịnh 95: Từ ngày này sang ngày khác, hãy công bố ơn cứu độ của Người / hãy thuật lại cho muôn dân vinh quang của Người / cho muôn dân kỳ công của Người. Chúng ta có thể nhắc lại những lời cuối cùng của Cyrillô nói với anh mình là Mêthôđô: “Anh ơi, chúng ta đã chia sẻ cùng một số phận, cùng dắt một cái cày trên cùng một luống. Em biết anh vẫn thích Núi thánh của anh (sự cô tịch), nhưng đừng bỏ trách nhiệm giảng dạy để trở về với núi đó. Thật vậy, anh tìm được nơi nào để hoàn tất ơn cứu độ của anh?”
Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB
http://loichua.donboscoviet.org/ngay-14-thang-2-thanh-cyrillo-va-thanh-methodio/
Thánh Sy-ri-lô và Mê-tô-đi-ô là hai anh em ruột, sinh tại Tê-xa-lô-ni-ca, trong một gia đình quyền quý đạo giáo.
Lớn lên, hai anh em theo học tại Công-tăn-ti-nốp. Và sau khi tốt nghiệp, các ngài đã chiếm địa vị cao trong xã hội. Nhưng các ngài đã từ bỏ hư danh trần thế, dâng mình đi tu làm linh mục, phụng sự Chúa và phục vụ các linh hồn.
Lúc đó, vua nước Mô-ra-vi mến mộ đạo Chúa, tin các vị thừa sai và mời vào nước giảng đạo. Hai anh em Sy-ri-lô và Mê-tô-đi-ô biết tiếng Sla-vơ, nên được chọn đến rao giảng Tin Mừng cho nước này, Các ngài sốt sắng nhiệt thành rao giảng đạo Chúa, đem nhiều người trở lại đạo.
Để giúp họ dễ dàng học hỏi giáo lý và tham dự các Bí tích nhất là Thánh lễ, các ngài dịch Kinh Thánh và các bản văn phụng vụ ra tiếng Sla-vơ. Và vì họ chưa có chữ viết nên thánh Sy-ri-lô sáng tạo ra 38 chữ cái cho họ viết.
Nhờ đó, người theo đạo Chúa ngày càng đông, nhất là tham dự Thánh lễ đông hơn các nhà thờ hành lễ bằng tiếng Latin. Các linh mục theo La Ngữ thấy vậy thì tố cáo các ngài lạc đạo, buộc lòng các ngài phải đến Roma biện minh với Đức Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng chấp nhận bản dịch của các ngài. Nhưng trong lúc ở đó, thánh Sy-ri-lô lâm bệnh và qua đời, ngày 14 tháng 2 năm 869. Trước khi chết, ngài sốt sắng cầu xin Chúa gìn giữ đoàn chiên ngài đã dày công sáng lập, và cho Hội thánh đồng tâm nhất trí và lan rộng khắp nơi. Ngài cầu nguyện: – Lạy Chúa là Thiên Chúa con, Chúa đã dựng nên các phẩm thiên thần và các đạo binh thần trí vô hình; Chúa đã mở rộng bầu trời và đã đặt đất trên nền tảng vững vàng. Chúa đã kéo mọi vật từ vô hữu sang hiện hữu. Chúa luôn luôn nghe lời những người làm theo ý Chúa. Xin Chúa nhậm lời con nguyện và gìn giữ đoàn chiên trung thành này mà Chúa đã đặt con đây là kẻ bất xứng lên đứng đầu. Xin Chúa cứu họ khỏi lòng độc dữ và ngoại đạo của những kẻ hằng lộng ngôn tới Chúa; Xin Chúa làm cho Hội thánh thêm đông số và đoàn tụ tất cả nên một. Xin Chúa làm cho Hội thánh trở thành dân được chọn, đồng tâm nhất trí trong đức tin chân thật và giáo lý chân chính; xin Chúa đặt lời giáo huấn của Chúa vào lòng họ; vì chính nhờ ơn Chúa, chúng con đã được lãnh nhận sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô, nhờ được khuyến khích làm các việc lành và mọi sự đẹp lòng Chúa.. Chúa dùng sức mạnh tay hữu Chúa mà hướng dẫn họ và cho họ nấp bóng Chúa, để mọi người ca ngợi Chúa và chúc tụng thánh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.
Đức Giáo Hoàng truyền cho mọi người Hy Lạp có mặt ở Rôma phải họp với dân thành Rôma cầm nến đi đưa đám ngài như có thói quen làm cho chính các vị Giáo Hoàng. Và mọi người đã làm như thế.
Còn lại thánh Mê-tô-đi-ô, ngài được Đức Giáo Hoàng phong chức Giám mục cai quản miền Mô-ra-vi và Pan-nô-ni.
Khi trở lại Mô-ra-vi, thánh nhân đã bị những người dâng lễ theo tiếng Latin bắt giam.. Và ngài đã qua đời tại đây ngày 6 tháng 4 năm 885.
* Quyết tâm: Noi gương thánh Sy-ri-lô và Mê-tô-đi-ô, hằng ngày lo giúp người dốt nát biết chữ, biết Chúa, và cầu nguyện cho Hội thánh là đoàn chiên Chúa ngày càng thêm đông số và hiệp nhất.
* Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng hai anh em thánh Sy-ri-lô và thánh Mê-tô-đi-ô để đưa các dân tộc Xi-la-vô-ni-a tới ánh sáng Tin Mừng. Xin mở lòng chúng con đón nhận Lời Chúa dạy, và biến đổi chúng con thành dân riêng của Chúa, luôn đồng tâm nhất trí với nhau để sống đức tin chân thật và thẳng thắn tuyên xưng.
GPVL
http://giaoxutanviet.com/ngay-14-thang-2-thanh-sy-ri-lo-dan-si-thanh-me-to-di-o-giam-muc/
Có thể bạn đã từng nghe câu chuyện này, nhưng chắc rằng không phải tất cả mọi người đều biết hết về câu chuyện của thánh Valentine, nếu các bạn muốn nghe câu chuyện này thì hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng theo câu chuyện do chính thánh Valentine kể cho các bạn về điều gì đã xảy ra với ngài và tại sao trên khắp thế giới người ta lại kỷ niệm ngày lễ của Tình Yêu.
Tôi xin được tự giới thiệu về mình. Tên của tôi là Valentine, là Giám mục sống ở Rome vào thế kỷ thứ 3. Vào thời đó, Rome nằm dưới sự cai trị của Hoàng đế Claudius. Tôi không thích Hoàng đế Claudius và mọi người dân thành Rome cũng không thích ông hoàng Claudius.
Vào thời đó, Hoàng đế Claudius muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh. Ông muốn tất cả đàn ông phải tham gia vào đội quân. Nhưng đa số người dân không muốn chiến tranh, họ không muốn phải chém giết lẫn nhau và phải rời xa gia đình mình. Và như các bạn có thể đoán, rất nhiều người đã không nhập ngũ. Điều này làm Hoàng đế Claudius rất giận dữ. Ông ta cho rằng nếu những người đàn ông không lấy vợ thì họ sẽ không phản đối việc tham gia vào quân đội.
Thế là, ông Hoàng Claudius quyết định không cho phép bất cứ một người đàn ông nào được kết hôn. Những thanh niên trai tráng rất tức giận với cái luật mới này của ông ta. Tôi cũng không ủng hộ luật này. Bởi vì, các bạn có biết không, tôi là một linh mục và công việc yêu thích nhất của tôi là se duyên cho các cặp tình nhân đấy. Vậy là, sau khi Hoàng đế Claudius ban hành điều luật của ông ta thì tôi vẫn tiếp tục đứng ra tổ chức các đám cưới và tất nhiên là một cách bí mật. Mà điều này lại dường như là rất thú vị. Các bạn hãy tưởng tượng xem trong một không gian nhỏ với một cây nến chỉ có cô dâu, chú rể và tôi. Tôi thì thầm đọc những lời nguyện cho đám cưới trong những tiếng bước chân rình rập của những tên lính.
Và một đêm khi đang làm đám cưới cho một đôi tình nhân tôi nghe thấy tiếng bước chân. Thật là kinh hoàng. Nhờ ơn Chúa, đôi tình nhân đã kịp trốn thoát, nhưng tôi đã bị bắt (có lẽ tại bước chân của tôi đã không còn nhanh nhẹn như trước đây). Tôi bị đưa ra toà và bị kết án tử hình. Những ngày còn lại trong tù chờ án tử hình tôi cố gắng sống một cách vui vẻ. Các bạn có biết điều gì xảy ra với tôi không? Mọi việc thật là tuyệt vời. Rất nhiều thanh niên đã đến nhà tù để thăm tôi. Họ ném hoa và những lá thư qua cửa sổ cho tôi. Họ muốn tôi biết rằng họ sẽ luôn luôn tin vào tình yêu. Một cô gái em của người cai tù được anh trai cho phép cô vào nhà tù thăm tôi. Chúng tôi đã ngồi và nói chuyện với nhau hàng giờ liền. Cô gái đã giúp tôi luôn giữ vững tinh thần. Vào ngày tôi phải lên đoạn đầu đài, tôi đã chuyển một lá thư cảm ơn đến cô gái vì tình bạn và lòng trung thành mà cô gái đã dành cho tôi, và tôi ký dưới bức thư dòng chữ: “Tình yêu của Valentine dành cho con.” Tôi tin rằng lời nhắn ấy đã dẫn đến phong tục trao đổi những bức thông điệp tình yêu vào ngày Valentine.
Bức thông điệp của tôi được viết vào ngày 14 tháng 2 năm 269 sau Công nguyên. Giờ đây, hàng năm vào ngày này mọi người lại tưởng nhớ tôi, nhưng tôi cho rằng điều quan trọng nhất là mọi người luôn nghĩ về tình yêu và tình bạn vào ngày này. Và mọi người nghĩ đến Hoàng đế Claudius, người đã cố sức ngăn cản tình yêu nhưng tình yêu đã luôn luôn chiến thắng. Khoảng hai thế kỷ sau đó, vào năm 496 sau Công nguyên, Giáo Hoàng Gelaius đã quyết định lấy ngày 14-2 là ngày lễ cho các cặp tình nhân gặp gỡ và tìm bạn trăm năm và ông đã chọn một Thánh để đại diện cho những người yêu nhau. Giám mục Valentine đã được chọn là Thánh quan thầy của Lễ hội này. Bây giờ bạn đã biết được câu chuyện về ngày Thánh Valentine. Và nếu bạn không biết làm gì vào ngày này, thì có lẽ bạn có thể kể câu chuyện về Thánh Valentine cho bạn bè của bạn, gia đình hoặc một người nào đó bạn muốn gây ấn tượng.
Hải Âu
http://suyniemhangngay.net/2020/02/21/cau-chuyen-cua-thanh-valentine/
https://www.songtinmungtinhyeu.org/index.php?open=contents&id=2955
Ngày Valentine 14/2 là ngày lễ đặc biệt dành cho các đôi tình nhân trên toàn thế giới. Đây là dịp đôi lứa dành cho nhau các món quà lãng mạn như hoa hồng, chocolate, trao cho nhau những nụ hôn "tình củm". Cùng chúng tớ tìm hiểu về vị thánh trong truyền thuyết và ngày lễ đặc biệt này nhé!
Có lẽ
châu Âu là nơi có nhiều dị bản nhất xung quanh vị thánh này. Trong đó,
truyền thuyết phổ biến nhất kể về Thánh Valentine là một người xuất thân từ
trần gian thời La Mã cổ đại. Dưới thời kì trị vì của hoàng đế Claudius đệ
nhị, đế chế La Mã tham gia vào rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu.
Nhà vua rất khó khăn trong việc tuyển mộ quân lính. Claudius bạo chúa nghĩ
rằng đó là do đàn ông còn bận tâm về gia đình vợ con nên mất hết ý chí; thay
vào đó, những người đàn ông trẻ độc thân thì chiến đấu sẽ tốt hơn. Kết quả
là một đạo luật hà khắc ra đời: ông đã cấm tất cả đàn ông được kết hôn. Đạo
luật đi trái với ý Chúa và dân tình nên gây ra nhiều phẫn nộ.
Trước
tình cảnh đó, một vị linh mục nhân ái tên Valentine đã bí mật tổ chức hôn lễ
cho nhiều cặp tình nhân trong nhà thờ. Sự việc bại lộ, vị linh mục tốt bụng
bị bắt giam trong ngục trước khi bị xử tử bởi hình phạt dã man là chém đầu,
kéo lê xác khắp thành. Điều kì diệu là thời gian sống trong ngục tối, linh
mục đã giúp chữa khỏi mắt cho con gái quản ngục vốn mù lòa bẩm sinh tên
Julia. Trước khi ra pháp trường ngày 14/2 khoảng năm 270 TCN, ông đã gửi cho
Julia một tấm thiệp kí tên “dal vostro Valentino” - “from your Valentine”.
Cảm động trước lòng tốt của vị linh mục tốt bụng này, ngày lễ Valentine ra
đời với ý nghĩa tưởng nhớ những công lao của ông trong việc bảo trợ tình yêu
con người.
Một dị
bản khác về xuất xứ của ngày Valentine đó là từ các lễ hội Công giáo. Cụ thể
ở đây là xuất phát từ lễ hội Lupercalia chỉ có tại Rome cổ đại được tổ chức
vào khoảng ngày 13-15/2 hàng năm nhằm tưởng nhớ nữ thần La Mã Juno. Trong
ngày này, các cặp đôi sẽ được se duyên thông qua hình thức rút thăm tựa như
một hệ thống quay số tình yêu. Những cặp đôi được se duyên sẽ làm quen và
nếu thực sự có tình cảm với nhau sẽ trở thành tình nhân. Sau đó, ngày này
được các mục sư chuyển thành ngày tình nhân Valentine 14/2.
Một
điều thú vị không kém khi tìm hiểu về lễ tình nhân ở các nước châu Âu đó là
quan niệm của họ về tình yêu. Với người phương Tây, họ cho rằng vào giữa
tháng 2, chim chóc bắt đầu bước vào mùa tìm bạn tình nên khoảng thời gian
này là đẹp nhất trong năm cho các đôi lứa tìm hiểu và yêu nhau, dành cho
nhau những gì tốt đẹp nhất. Ý niệm về một ngày lễ tình yêu giữa tháng 2 có
lẽ xuất phát từ đây.
Ở các nước châu Mĩ, ngày lễ tình nhân còn có những cái tên khác. Ở Brazil,
Valentine không diễn ra vào 14/2 như các nước khác. Nó diễn ra vào ngày 12/6
hàng năm và mang tên “Dia dos namorados” có nghĩa là "Ngày của tình yêu".
Còn ở Colombia, Valentine được tổ chức vào ngày thứ 7 tuần thứ ba của tháng
9 với cái tên “Dia del amor y amistad” (Ngày tình yêu và tình bạn).
Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine đã từng là linh mục ở Rôma cũng như là một y sĩ. Vì không chịu từ вỏ đức tin, ngài được тử đạo vào ngày 14 tháng Hai. Chúng ta không biết gì nhiều về ngài, nhưng ngay vào khoảng năm 350, một nhà thờ đã được xây cất nơi ngài тử đạo.
Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị тử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị вắт và bị gửi cho tổng trấn Rôma xét χử. Sau khi dụ ∂ỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra ℓệин cho lính dùng gậy đáин đập ngài, sau đó đưa đi ᑕᕼéᗰ đầu vào ngày 14 tháng Hai, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Ðức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.
Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng Hai, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần ᗪâᗰ ᗪụᑕ là Februata Juno.
Các tu sĩ thời ấy muốn ᗪẹᑭ ᗷỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng Hai là vì người tin tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị ᑕᕼéᗰ đầᑌ.
Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này, 14 tháng Hai, “mọi chim đực đi tìm chim mái .” Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Và ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư тử trao cho nhau là một phần của việc cử hành Ngày Valentine.
https://conggiaovn.com/thanh-valentine-va-lich-su-ngay-tinh-yeu-14-2-21/
Thứ Hai
Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) St 4, 1-15. 25
"Cain xông vào giết Abel em mình".
Trích sách Sáng Thế.
Ađam ăn ở với vợ là Evà; bà mang thai, sinh ra Cain, và nói rằng: "Nhờ ơn Chúa, tôi sinh được người con". Bà sinh ra Abel là em. Abel thì chăn chiên, còn Cain thì làm ruộng. Sau một thời gian, Cain lấy hoa trái đồng ruộng dâng lên cho Chúa. Abel cũng bắt các con vật đầu đàn và lấy mỡ mà dâng lên cho Chúa. Chúa đoái nhìn đến Abel và của lễ ông dâng. Còn Cain và của lễ của ông, thì Chúa không nhìn đến, nên Cain quá căm tức và sụ mặt xuống. Chúa nói với Cain: "Tại sao ngươi căm tức, tại sao ngươi sụ mặt như thế? Nếu ngươi làm lành, sao ngươi không ngẩng mặt lên; còn nếu ngươi làm dữ, thì tội đã kề ở cửa ngươi. Lòng ganh tị thúc đẩy ngươi, ngươi phải chế ngự nó".
Cain nói cùng em là Abel rằng: "Chúng ta hãy ra ngoài". Và khi hai anh em đã ra tới đồng, thì Cain xông vào giết Abel em mình. Chúa phán cùng Cain rằng: "Abel, em ngươi đâu?" Cain thưa: "Tôi đâu có biết! Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?" Chúa phán: "Ngươi đã làm gì? Tiếng máu em ngươi từ đất kêu thấu đến Ta. Bây giờ, ngươi bị chúc dữ trên phần đất đã mở miệng hút máu em ngươi do tay ngươi làm đổ ra. Khi ngươi trồng tỉa, đất sẽ không sinh hoa trái cho ngươi. Ngươi sẽ đi lang thang khắp mặt đất". Cain thưa cùng Chúa rằng: "Tội ác tôi quá nặng nề, đâu tôi còn đáng tha thứ. Hôm nay Chúa đuổi tôi ra khỏi mặt đất, tôi sẽ ẩn trốn khỏi mặt Chúa và tôi sẽ đi lang thang trên mặt đất, nhưng ai gặp tôi, sẽ giết tôi". Chúa bảo: "Không có vậy đâu, hễ ai giết Cain, thì sẽ bị phạt gấp bảy lần". Rồi Chúa ghi trên Cain một dấu, để ai gặp hắn, sẽ không giết hắn.
Ađam còn ăn ở với vợ, bà sinh một con trai đặt tên là Seth, bà nói: "Thiên Chúa đã ban cho tôi một đứa con trai khác thế cho Abel mà Cain đã giết".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 49, 1 và 8. 16bc-17. 20-21
Ðáp: Hãy hiến dâng Thiên Chúa lời khen ngợi (c. 14a).
Xướng: 1) Chúa là Thiên Chúa đã lên tiếng kêu gọi địa cầu, từ chỗ mặt trời mọc lên tới nơi lặn xuống. Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. - Ðáp.
2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta? Ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.
3) Ngươi ngồi đâu là buông lời nói xấu anh em, làm tủi nhục cho người con cùng mẹ với ngươi. Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. - Ðáp.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 8, 11-13
"Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người. Người thở dài mà nói: "Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào". Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia.
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
"Điềm lạ trên trời" - "Tại sao ngươi căm tức, tại sao ngươi sụ mặt như thế?"
Theo truyền thống và văn hóa của dân tộc mình thì trong khi người Hy Lạp (tiêu biểu cho một Âu Châu cổ xưa thiên về lý trí và khoa học) chủ trương triết lý liên quan đến lý lẽ - phải có lý mới đáng tin, thì người Do Thái (tiêu biểu cho một Á Châu đạo hạnh thiên về cảm tình và thần thiêng) chủ trương thần học liên quan đến mạc khải - phải liên quan đến thần linh mới đáng tin.
Đó là lý do chúng ta thấy trong khi Âu Châu thiên về khoa học thực nghiệm liên quan đến tính toán và định luật thì Á Châu thiên về đạo lý, ở chỗ có rất nhiều tôn giáo, hay nói đúng hơn, tất cả mọi thứ đạo lớn nổi tiếng trên thế giới này đều xuất phát từ Á Châu: Ấn giáo và Phật giáo từ Ấn Độ, Khổng giáo và Lão giáo từ Trung Hoa, Nhật giáo từ Nhật Bản, Do Thái giáo và Kitô giáo từ Do Thái, Hồi giáo từ thế giới Ả Rập. Và đó cũng là lý do chúng ta thấy nơi đạo giáo của họ chất chứa tính chất thần linh và mạc khải (như Thiên Chúa giáo bao gồm Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo), hay tính chất mê tín dị đoan cũng chất chứa những gì là thần linh nhưng do lòng mê tín của họ hơn là mạc khải...
Bởi thế chúng ta không lạ gì người Do Thái trong bài Phúc Âm hôm nay xin Chúa Giêsu tỏ cho họ thấy điềm lạ như lòng họ mong muốn đúng như ý nghĩ của họ để nhờ đó, căn cứ vào đó, họ tin vào Người: "Các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người".
Tuy điềm lạ liên quan đến Đấng mạc khải thần linh và đáng tin nhưng có nguy cơ trở thành ngẫu tượng, tức trở thành một thứ mê tín dị đoan cao cấp siêu đẳng. Bởi vì con người nói chung và dân Do Thái nói riêng muốn có được một cái gì đó vững chắc để tin, như các dấu lạ hay điềm lạ, những gì họ không thể tự mình làm được và hoàn toàn vượt trên họ, chứng tỏ quyền lực thần linh ở giữa họ.
Nhưng cái nguy cơ là ở chỗ điềm thiêng dấu lạ mà họ muốn thấy ấy có hợp với ý muốn hay ý nghĩ của họ hay chăng, tức là có đúng với đòi hỏi chủ quan của họ hay chăng thì họ mới tin, bằng không họ vẫn không tin, như trường hợp họ đã phủ nhận sự lạ Chúa Giêsu trừ quỉ vậy (xem Mathêu 12:22-24). Tức họ phải chính là chúa tạo nên các vị chúa của họ và như họ, chứ không phải chính "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24) tự tỏ mình ra cho họ đúng như Ngài là.
Thế nên, Thánh ký Marcô đã cho chúng ta biết phản ứng của Chúa Kitô trước thành phần xin Người làm một điềm lạ nào đó để nhờ đó họ tin vào Người rằng: "Người thở dài mà nói: 'Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào'. Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia".
Đúng vậy, chính vì tinh thần vốn tôn thờ ngẫu tượng của họ như cha ông của họ xưa mà Người "sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào", không phải vì Người không chịu làm hay không muốn làm, hoặc không làm được, trái lại, Người vẫn tiếp tục làm để tỏ mình ra cho chung dân chúng cũng như cho riêng họ, dù Người "bỏ họ đó", nhưng "lại xuống thuyền sang bờ bên kia" để tiếp tục sứ vụ và vai trò Thiên Sai Cứu Thế của mình.
Chính bản thân Người và các phép lạ Người làm tự bản chất đều là điềm thiêng dấu lạ, nhất là đối với những tâm hồn đơn sơ cởi mở chân thành luôn khao khát và tìm kiếm chân lý thần linh, nhưng đối với thành phần tôn thờ ngẫu tượng như thành phần duy luật giả hình biệt phái và luật sĩ Do Thái nói chung chỉ tìm kiếm bản thân mình hay những gì hợp với mình, thì hoàn toàn không phải, chính vì thế mà, ở một nghĩa nào đó, Người đã dứt khoát "sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào", hay nói đúng hơn, họ sẽ chẳng thấy một điềm lạ nào nơi Người và từ Người... "cho đến khi các ngươi treo Con Người lên" (Gioan 8:28), tức cho đến khi họ thấy được "điềm lạ tiên tri Giona" (Mathêu 12:39) là điềm lạ liên quan đến cuộc Vượt Qua của Người.
Hai nhân vật tiêu biểu được Sách Khởi Nguyên trong Bài Đọc 1 hôm nay là hai nhân vật có thể nói tiêu biểu cho hai thái độ đối với thần linh: thái độ hướng thượng là Thiên Chúa tối cao và thái độ hướng nội hay hướng hạ là chính bản thân mình, là chính con người mình, đó là hai anh em của nguyên tổ loài người là Cain và Abel.
Trong khi Abel hướng thượng là Thiên Chúa tối cao: "Abel cũng bắt các con vật đầu đàn và lấy mỡ mà dâng lên cho Chúa. Chúa đoái nhìn đến Abel và của lễ ông dâng", thì Cain vì hướng nội về bản thân mình là tạo vật hèn hạ nên cũng chẳng khác gì hướng hạ nên "Cain và của lễ của ông, thì Chúa không nhìn đến".
Và chính vì hướng hạ như vậy, không hoàn toàn kính sợ Chúa như Abel em mình, mà "Cain quá căm tức và sụ mặt xuống", nên chính Thiên Chúa đã vạch cho người anh này thấy tại sao Ngài không nhận của lễ của hắn bởi tinh thần hướng hạ của hắn như sau: "Tại sao ngươi căm tức, tại sao ngươi sụ mặt như thế? Nếu ngươi làm lành, sao ngươi không ngẩng mặt lên (ở đây Thiên Chúa đã rõ ràng cho thấy tính cách hướng hạ của Cain!); còn nếu ngươi làm dữ, thì tội đã kề ở cửa ngươi. Lòng ganh tị thúc đẩy ngươi, ngươi phải chế ngự nó".
Thế nhưng, cho dù "lòng ganh tị thúc đẩy" Cain thật sự đã "xông vào giết Abel em mình", thậm chí khi bị Thiên Chúa hạch hỏi thì còn chối bỏ những gì xấu xa của mình: "Tôi đâu có biết! Tôi có phải là người giữ em tôi đâu?", Lòng Thương Xót Chúa vẫn không bỏ rơi con người lầm lạc mù quáng này, trái lại, vẫn còn tiếp tục bảo vệ hắn và tỏ mình ra cho hắn, vì hắn dù sao vẫn là một con người, một con người đáng thương hơn cả nạn nhân em hắn nữa:
"'Tội ác tôi quá nặng nề, đâu tôi còn đáng tha thứ. Hôm nay Chúa đuổi tôi ra khỏi mặt đất, tôi sẽ ẩn trốn khỏi mặt Chúa và tôi sẽ đi lang thang trên mặt đất, nhưng ai gặp tôi, sẽ giết tôi'. Chúa bảo: 'Không có vậy đâu, hễ ai giết Cain, thì sẽ bị phạt gấp bảy lần'. Rồi Chúa ghi trên Cain một dấu, để ai gặp hắn, sẽ không giết hắn".
Thứ Ba
Lời Chúa
Bài Ðọc I: (Năm I) St 6, 5-8; 7, 1-5.10
"Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên"
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa thấy tội ác loài người lan tràn trên mặt đất, mọi tư tưởng trong lòng đều luôn luôn hướng về đàng xấu, nên Chúa lấy làm tiếc vì đã tạo dựng loài người trên mặt đất, Người đau lòng mà nói: "Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên, từ loài người đến loài vật, từ rắn rết đến chim trời, vì Ta lấy làm tiếc đã tạo dựng nên chúng". Nhưng ông Noe được ơn nghĩa trước mặt Chúa.
Chúa phán cùng Noe rằng: "Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào trong tàu, vì trong thế hệ này, Ta chỉ thấy có ngươi là công chính trước mặt Ta. Trong các súc vật thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con đực bảy con cái, còn trong các loài vật không thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ hai con đực hai con cái. Nhưng các chim trời, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con trống bảy con mái, để bảo tồn nòi giống các loài ấy trên mặt đất, vì còn bảy ngày nữa, Ta sẽ cho mưa trên mặt đất suốt bốn mươi đêm ngày, và Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất tất cả các loài Ta đã dựng nên". Vậy Noe thi hành mọi điều Chúa đã truyền dạy. Và sau bảy ngày, nước lụt đã xảy đến trên đất.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10.
Ðáp: Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).
Xướng: 1) Các con cái Thiên Chúa, hãy dâng kính Chúa, Hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người, hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa. - Ðáp.
2) Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ. - Ðáp.
3) Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa mọi người kêu lên: Vinh quang Chúa ngự trị trong cơn hồng thủy, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 8, 14-21
"Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái và men Hêrôđê".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, các môn đệ quên mang bánh và chỉ còn một chiếc bánh trong thuyền. Và Chúa Giêsu dặn bảo các ông rằng: "Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men biệt phái và men Hêrôđê". Các môn đệ nghĩ ngợi và nói với nhau rằng: "Tại mình không có bánh". Chúa Giêsu biết ý liền bảo rằng: "Sao các con lại nghĩ tại các con không có bánh? Các con chưa hiểu, chưa biết ư? Sao các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe? Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư, các con không nhớ sao?" Các ông thưa: "Mười hai thúng". - "Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư?" Họ thưa: "Bảy thúng". Bấy giờ Người bảo các ông: "Vậy mà các con vẫn chưa hiểu sao?"
Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
"Men biệt phái và men Hêrôđê" - "Ta lấy làm tiếc đã tạo dựng nên chúng"
Chính vì thành phần các tông đồ vô học hay ít học, đa số là dân chài lưới bình dân và là giới hạ lưu trong xã hội Do Thái thời bấy giờ mà các vị dễ bị mặc cảm trước và bị ảnh hưởng bởi thành phần có hạng trong dân, thành phần trí thức, thành phần dạy luật cho dân là biệt phái và luật sĩ. Bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Ba Tuần VI hôm nay đã cho thấy rõ điều đó. Và cũng chính vì thế mà Chúa Giêsu đã nhận xét về các vị rất đúng: "Sao các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe?... Vậy mà các con vẫn chưa hiểu sao?"
Thật vậy, trong khi Chúa Giêsu cẩn thận căn dặn các vị về gương mù gương xấu đặc biệt của thành phần biệt phái chỉ sống giả hình là những gì các tông đồ cần phải tránh, không được theo: "Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men biệt phái và men Hêrôđê", thì các vị lại hiểu theo nghĩa đen, lại tưởng nghĩ một cách sai lạc đi: "Tại mình không có bánh".
Đúng thế, các vị đã hiểu theo nghĩa đen lời căn dặn của Chúa Giêsu liên quan đến "men" là chất được dùng để làm "bánh". Tức là nếu các vị "có bánh" thì Thày của các vị đã không nói đến "men", dù là "men" của ai, của bất cứ ai, bao gồm cả "men" của người biệt phái hay của phái Hêrôđê, vì hai thành phần này dầu sao cũng là những người sử dụng men để làm bánh như chung dân gian thôi. Bởi vậy, các tông đồ mới suy ra "tại mình không có bánh"!
Và chính vì thế nên Chúa Giêsu mới chứng tỏ cho các vị biết các vị đã hiểu lầm lời căn dặn rất quan trọng của Người. Ở chỗ, Người nhắc lại 2 lần Người đã làm phép lạ bánh hóa ra nhiều ngay trước mắt của các vị, đến độ các vị còn nhớ rõ và trả lời vanh vách hai câu hỏi gợi nhớ của Người: "'Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư, các con không nhớ sao?' Các ông thưa: 'Mười hai thúng'. - 'Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư?' Họ thưa: 'Bảy thúng'".
Đó là lý do ngay sau hai câu trả lời rất chính xác của các vị thì Người đã trách các vị rằng: "Sao các con lại nghĩ tại các con không có bánh? Các con chưa hiểu, chưa biết ư? Sao các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem (đặc biệt là những gì Chúa Giêsu đã làm qua hai lần Người hóa bánh ra nhiều), có tai mà không nghe? (cũng qua hai lần Người đã bảo các vị lo cho dân chúng ăn và thu lại các mẩu bánh vụn còn dư)".
Như thế có thể suy ra rằng, chính lúc Chúa Giêsu bảo các tông đồ hãy tránh làm một điều tiêu cực là bắt chước hay bị nhiễm lây gương mù gương xấu của thành phần biệt phái giả hình thì trong lời căn dặn này của Người còn bao gồm một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, đó là Người có ý khuyên các vị hãy sống trung thực như một chứng nhân của Người bằng đức bác ái yêu thương như Người thì các vị có thể tiếp tục phép lạ hóa bánh ra nhiều như Người đã làm cho dân chúng ăn no nê đến độ còn dư, để nhờ đó mà cung cấp sự sống thần linh, sự sống đời đời, sự sống viên mãn cho con người ta, vì Người quả thực là "Bánh Sự Sống" (Gioan 6:35), một Tấm Bánh Bẻ Ra, một Tấm Bánh được làm nên bởi men "yêu thương đến cùng" (Gioan 13:1) của Người, ở chỗ "hiến mạng sống mình cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gioan 10:10).
Nếu thế gian "không thể nào không có gương mù" (Mathêu 18:7) thì gương mù, ở cấp độ cao nhất của nó, chính là tội lỗi của con người, là tình trạng xấu xa của con người, bất xứng với nhân phẩm và nhân cách làm người của họ nói chung và với ơn gọi và thân phận làm con cái Thiên Chúa của họ là thành phần Kitô hữu nói riêng.
Bởi thế, gương mù gương xấu là những gì hoàn toàn và tuyệt đối bất xứng với Thiên Chúa là Đấng Thánh, Đấng dựng nên loài người là để được hiệp thông thần linh với Ngài, là nên trọn lành như Ngài (xem Mathêu 5:48), cần phải hủy diệt đi, đúng hơn cần phải được thanh tẩy (nên mới liên quan đến nước, hình ảnh báo trước Phép Rửa cứu độ), như Ngài đã thực hiện trong thời tổ phụ Noe xưa, được Sách Khởi Nguyên thuật lại trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Thiên Chúa thấy tội ác loài người lan tràn trên mặt đất, mọi tư tưởng trong lòng đều luôn luôn hướng về đàng xấu, nên Chúa lấy làm tiếc vì đã tạo dựng loài người trên mặt đất, Người đau lòng mà nói: 'Ta sẽ huỷ diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên, từ loài người đến loài vật, từ rắn rết đến chim trời, vì Ta lấy làm tiếc đã tạo dựng nên chúng'".
"Ta lấy làm tiếc đã tạo dựng nên chúng" trong lời Thiên Chúa phán với tổ phụ Noe đây không có nghĩa là Ngài đã làm gì sai trái, đã dựng nên những gì tự bản chất vốn hư hỏng, nghĩa là Ngài là Đấng chẳng những thiếu khôn ngoan mà còn bất hảo, trái lại, sau khi nói câu này xong, Ngài đã thực hiện một hành động đầy khôn ngoan và toàn thiện của Ngài, đó là hủy diệt những gì xấu xa nơi riêng loài người và chung sinh vật, nhưng vẫn bảo tồn chúng để tiếp tục tạo nên cho chúng những gì mới mẻ hơn, xứng đáng hơn với Ngài, chứ không hoàn toàn hủy diệt chúng đi cho tới muôn đời khỏi Thánh Nhan vô cùng uy nghi cao cả của Ngài.
Đó là lý do trước khi thanh tẩy thế gian cho khỏi gương mù là tội lỗi xấu xa bất xứng để cho chúng được tái sinh tốt đẹp hơn đúng như dự án thần linh tạo dựng của mình, Ngài đã bảo tổ phụ Noe rằng: "Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào trong tàu... Trong các súc vật thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con đực bảy con cái, còn trong các loài vật không thanh sạch, ngươi hãy bắt mỗi thứ hai con đực hai con cái. Nhưng các chim trời, ngươi hãy bắt mỗi thứ bảy con trống bảy con mái, để bảo tồn nòi giống các loài ấy trên mặt đất..."
Dẫn Nhập tổng quan về Phụng Niên
Theo phụng
niên của Giáo Hội thì Mùa Chay và Mùa Phục Sinh ở giữa Mùa Mùa
Thường Niên hậu Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh.
Thực ra có thể chia phụng niên của Giáo Hội thành hai phần chính yếu: phần đầu bao gồm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh, và phần sau là phần bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh.
Hai phần bất khả thiếu và bất khả phân ly làm nên phụng niên của Giáo Hội này, phần nào cũng liên hệ hết sức mật thiết với nhau về ý nghĩa của từng phần, được thể hiện qua chủ đề chung của nó, và cả hai phần cũng chặt chẽ liên kết với nhau.
Trước hết, từng phần có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, ý nghĩa chính yếu của Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh ở câu Phúc Âm chủ đề liên quan đến việc tỏ mình của Thiên Chúa: "Lời đã hóa thành nhục thể (Mùa Vọng) và ở giữa chúng ta (Mùa Giáng Sinh)... Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý (Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh)" (Gioan 1:14), như đã được suy diễn trọn phần đầu phụng niên này.
Cũng thế, phần hai của phụng niên bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, cũng liên hệ mật thiết với nhau vì liên quan đến việc Thiên Chúa thông mình ra, thông ban sự sống: "Tôi tự ý bỏ sự sống của Tôi (Mùa Chay và Tuần Thánh) và Tôi có quyền lấy nó lại (Mùa Phục Sinh)" (Gioan 10:18), vì "Tôi là sự sống lại (Mùa Phục Sinh - Tuần Bát Nhật) và là sự sống (Mùa Phục Sinh - sau Tuần Bát Nhật" (Gioan 11:25), và "Tôi đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên mãn (Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh)" (Gioan 10:10).
Sau nữa, cả hai phần cũng liên hệ với nhau. Ở chỗ, nếu phần đầu của phụng niên bao gồm Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh liên quan đến việc Thiên Chúa tỏ mình ra, thì phần sau của phụng niên bao gồm Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh liên quan đến việc Thiên Chúa thông mình ra, sau khi tỏ mình ra ở phần phụng niên đầu, việc thông ban chính sự sống thần linh của Ngài cho nhân loại, chủ đích của việc Ngài muốn tỏ mình ra cho nhân loại, chủ đề của phần đầu của phụng niên, nhờ đó nhân loại mới có thể hiệp thông thần linh với Ngài và cũng nhờ đó thành phần lãnh nhận Phép Rửa Kitô hữu mới có thể làm chứng cho Ngài, thành phần qua họ Ngài tiếp tục tỏ mình và thông mình ra cho nhân loại.
Thứ Tư
Phụng Vụ Giờ Kinh
Thánh thi (Phụng Vụ Giờ Kinh Chiều Thứ Tư Lễ Tro)
Lạy Ðức Kitô, Ngài thánh hiến
Thời gian trai tịnh bốn mươi ngày,
Và cho người thế mau siêu độ
Ngài đã kêu mời phải ăn chay.
Giờ đây Giáo Hội đang sám hối
Xin lượng từ bi ghé mắt nhìn,
Ðấm ngực cúi đầu, than khóc tội
Ngài thương giải cứu, đỡ nâng lên.
Bao lỗi lầm xưa, Ngài tha thứ
Chính vì nghĩa nặng với ân sâu,
Từ đây xin Chúa thương gìn giữ
Kẻo lỡ một mai vướng tội nào.
Hằng năm khi đến mùa trai tịnh
Vẳng tiếng ăn năn thấm lệ nhòa
Ta hãy rửa hồn cho thanh khiết
Ðể mừng long trọng lễ Vượt Qua.
Vũ trụ càn khôn cùng khép nép
Tôn thờ ca ngợi Chúa Ba Ngôi
Ðoàn con nhận lãnh ơn xá tội,
Dâng khúc tân ca cảm tạ Ngài.
Chúa Cha đã tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống thanh luyện tâm hồn chúng ta, và làm cho chúng ta được nên vững mạnh trong tình yêu mến. Vậy ta hãy cảm tạ Người và tha thiết cầu xin :
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con biết cảm tạ Chúa khi đón nhận những ơn lành Chúa ban, - và cũng biết nhẫn nại khi gặp gian nan thử thách.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con.
Xin giúp chúng con biết thực thi bác ái, không những trong việc lớn, - mà còn đặc biệt trong những chuyện nhỏ của đời sống hằng ngày.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con biết từ khước những chi tiêu không cần thiết, - để giúp đỡ các anh em nghèo khổ.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con.
Con Một Chúa đã chịu đau khổ trong thân thể Người, để đem lại sự sống mới cho chúng con, - xin cho chúng con biết hãm mình ép xác, để chia sẻ những đau khổ của Người.
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa cho chúng con.
Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay hãm mình để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần. Chúng con cầu xin
Bài Ðọc I: Ge 2, 12-18
"Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi".
Trích sách Tiên tri Giôel.
Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh,
nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về
với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại,
giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại,
sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là
Thiên Chúa các ngươi?
Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy
tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi
và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi
phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn
thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin
đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó.
Tại sao thiên hạ dám nói rằng: "Chúa của chúng ở đâu?" Chúa đã nhiệt thành
với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17
Ðáp: Lạy
Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con
theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng
tội ác. - Ðáp.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con
phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.
3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần
cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu
hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ
nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen.
- Ðáp.
Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 20 - 6, 2
"Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, chúng tôi đây là sứ giả của Ðức Kitô, chính Thiên Chúa nhờ
chúng tôi mà khích lệ anh em. Nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em
hãy làm hoà cùng Thiên Chúa. Ðấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa
đã làm Người thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở
nên sự công chính của Thiên Chúa.
Với tư cách là những cộng sự viên của Người, chúng tôi khuyên anh em đừng
nhận lấy ơn của Thiên Chúa một cách vô hiệu. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận
tiện đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt
ngươi". Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 50, 12a và 14
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm
vui ơn cứu độ.
Phúc Âm: Mt 6, 1-6. 16-18
"Cha ngươi, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng
phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không
các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con
bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và
phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được
thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc
tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi
bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa
đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả
thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu
nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi
bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho
mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các
con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên
đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha
con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho
con".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Sự
Sống nhận biết
Vì Mùa Chay kéo dài 40 ngày, tiêu biểu cho 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, cũng như cho 40 năm dân Do Thái băng qua sa mạc, một biểu hiệu cho hành trình đức tin của họ, "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Gioan 5:24), từ vùng đất nô lệ Ai Cập biểu hiệu cho vùng đất của sự chết tiến về miền Đất Hứa tự do biểu hiệu cho vùng đất của sự sống, hay cũng tiêu biểu cho 40 ngày Moisen ở trên Núi Sinai để lãnh nhận Lề Luật của Chúa (xem Xuất Hành 34:38), hoặc cho 40 ngày hành trình của Tiên Tri Isaia tiến lên Núi Horeb để gặp gỡ Thiên Chúa (xem 1Kings 19:8), nên Mùa phụng vụ này cần phải bắt đầu từ Thứ Tư trước Chúa Nhật I Mùa Chay và mở đầu cho thời khoảng 5 tuần lễ Mùa Chay, và thời điểm Thứ Tư mở màn cho Mùa Chay này lại bao gồm cả nghi thức xức tro, nên được gọi là Thứ Tư Lễ Tro, một nghi thức dọn lòng cho tín hữu hiệp thông với Chúa Kitô là Đấng "tự ý bỏ sự sống mình đi".
Thật vậy, là Kitô hữu, qua Phép Rửa, họ đã được hiệp thông với Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô và với Chúa Kitô (xem Roma 6:3-5), Đấng đã "tự ý bỏ sự sống mình đi và có quyền lấy nó lại", vì thế và nhớ thế, "con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức Ki-tô, tức là con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa" (Roma 6:6), trái lại, "chúng ta được sống một đời sống mới" (Roma 6:4).
Chính vì Mùa Chay là thời điểm phụng vụ cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm "vượt qua sự chết mà vào sự sống" của Người (Gioan 5:24 và xem Gioan 12:24), một mầu nhiệm theo nguyên tắc liên quan đến chính Phép Rửa Kitô giáo như vậy, và trên thực tế liên quan đến đời sống của những ai lãnh nhận Phép Rửa như thế, mà thành phần dự tòng mới được lãnh nhận Phép Rửa vào chính Đêm Vọng Phục Sinh để được tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhờ đó, nhờ được hiệp thông với Cuộc Vượt Qua của Người, thành phần tân tòng Kitô hữu này mới có thể cùng với toàn thể Giáo Hội trở thành chứng nhân của Người và cho Người, cho đến khi Người lại đến.
Trong Mùa Chay, một thời điểm có thể nói như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 hôm nay, "là cơ hội thuận tiện... là ngày cứu thoát", Kitô hữu sống lại cái cảm nghiệm khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô và với Chúa Kitô, bằng những việc làm cụ thể, bao gồm cả con người của họ, cả linh hồn và thân xác của họ, bởi họ được Chúa Kitô cứu độ trọn vẹn bản tính của họ, bao gồm cả thân xác sẽ phục sinh của họ khi Người lại đến trong vinh quang, một việc làm cụ thể chứng tỏ họ thực sự cảm nghiệm khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô và với Chúa Kitô.
Việc làm cụ thể nhất Kitô hữu cần làm trong Mùa Chay liên quan đến cuộc khổ nạn và tử giá của Đấng "tự ý bỏ sự sống mình đi" cho phần rỗi của chung nhân loại và của từng Kitô hữu môn đệ của Người, không phải chỉ là những việc làm bề ngoài liên quan đến bộ ba tu đức Mùa Chay là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, như được liệt kê trong Bài Phúc Âm hôm nay, mà nhất là nhận biết tình yêu thương vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, và có thực hành bộ ba tu đức này Kitô hữu cũng phải thi hành làm sao với tất cả tinh thần nhận biết của mình.
Đó là lý do qua miệng Tiên Tri Joel ở Bài Đọc 1 hôm nay, Thiên Chúa đã nhắc nhở dân Ngài bao gồm cả thành phần Kitô hữu chúng ta rằng: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ".
Trong câu vừa nhắc nhở vừa kêu gọi này, Thiên Chúa chẳng những đề cập đến những gì là hình thức bề ngoài như "chay tịnh, nước mắt và than van", nhưng các việc này phải bắt nguồn từ bên trong với thái độ "thật lòng trở về với Ta", một thái độ chứng thực con người nhận biết "Chúa là Thiên Chúa ... nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ".
Bài Đọc 2 hôm nay cũng thế, Thánh Phaolô Tông Đồ đã "nhân danh Đức Kitô" kêu gọi Kitô hữu Corintô trong Thư 2 của ngài "hãy làm hòa cùng Thiên Chúa". Tại sao vậy? Lý do duy nhất và chính yếu cũng xuất phát từ việc Kitô hữu nhận biết Vị "Thiên Chúa ... nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu đến độ, như Thánh Phaolô cảm nhận và khẳng định trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Ðấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã biến Người thành tội lỗi vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa".
Nếu Kitô hữu quả thực nhận biết Thiên Chúa, nhận biết tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, Đấng "nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Đấng "đã biến (Đức Kitô vô tội) thành tội lỗi vì chúng ta", họ mới có được một tâm tình ăn năn thống hối tuyệt vời về những gì họ đã chẳng những phạm đến Ngài mà còn bất xứng với tình yêu đầy lòng xót thương của Ngài nữa, một tâm tình của Thánh Vương Đavít trong Thánh Vịnh 50 ở Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.
3) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.
4) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen.
Việc Kitô hữu nhận biết Thiên Chúa là Đấng "nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ", Đấng "đã biến (Đức Kitô vô tội) thành tội lỗi vì chúng ta" không phải chỉ ở chỗ ăn năn thống hối về mặt tiêu cực mà thôi, còn cần phải được tỏ hiện bằng những việc tích cực thích hợp chứng thực việc nhận biết thần linh của họ nữa, những việc được chính Chúa Kitô nói đến trong Bài Phúc Âm hôm nay, cũng là những việc được Giáo Hội cho rằng rất thích hợp với Mùa Chay mà Kitô hữu không thể nào không thi hành, những việc chúng ta có thể gọi là bộ ba tu đức Mùa Chay, thứ tự là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, cả 3 đều phải làm hoàn toàn chỉ vì "Đấng thấu suốt mọi bí ẩn" mà thôi.
"Bố thí" là việc làm đầu tiên trong bộ ba tu đức Mùa Chay, một hành động mà Kitô hữu cần làm trước hết và trên hết, bởi vì "bố thí" liên quan hết sức mật thiết với Lòng Thương Xót Chúa, một Lòng Thương Xót Chúa mà Kitô hữu đã được hoan hưởng một cách hoàn toàn nhưng không, nên họ cũng phải cho đi nhưng không, cũng phải san sẻ chính những gì họ cảm nghiệm thấy về Lòng Thương Xót Chúa này, như thể họ được Lòng Thương Xót Chúa đoái nhìn đến thân phận thấp hèn tội lỗi của họ thế nào thì họ cũng phải thương xót tha nhân như vậy.
"Cầu nguyện" là việc thứ hai, sau "bố thí" và trước "chay tịnh", mà Kitô hữu cần phải làm. Bởi vì, nhờ cầu nguyện mà họ mới cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa đã được tỏ ra cho họ trong đời sống của họ, để nhờ đó và từ đó họ mới có thể "bố thí", mới có thể yêu thương như họ được thương yêu, và cũng chỉ nhờ cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý họ mới có thể sẵn sàng hiến mình cho Lòng Thương Xót Chúa như giá trả cho phần rỗi vô giá của các linh hồn tội nhân đáng thương bằng việc "chay tịnh".
"Chay tịnh" là việc thứ ba trong bộ ba tu đức Mùa Chay mà Kitô hữu cần phải thực hiện để chứng tỏ mình nhận biết tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ, một việc "chay tịnh" như là thành quả của việc "cầu nguyện" và là chứng thực cho việc "bố thí", một việc "bố thí" cao cả nhất và quí giá nhất và khẩn thiết nhất, đó là "bố thí" chính bản thân mình, đến độ có thể sẵn sàng "hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28) như Chúa Kitô, nghĩa là họ đạt tới tầm mức hiệp nhất nên một với chính Lòng Thương Xót Chúa!
Căn cứ vào ý nghĩa sâu xa của bộ ba tu đức Mùa Chay và mối liên hệ bất khả phân ly của bộ ba này, có thể nói bộ ba tu đức Mùa Chay này cũng chính là linh đạo Kitô giáo. Linh đạo Kitô giáo nhắm đến đức ái trọn hảo và thể hiện đức ái trọn hảo (bố thí), ở chỗ "yêu nhau như Thày đã yêu thương các con", "thí mạng sống mình vì người mình yêu" (xem Gioan 13:34;15:12,13), một đức ái trọn hảo xuất phát từ mối hiệp thông thần linh (cầu nguyện), ở chỗ "hiệp nhất nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21), đến độ, "không phải tôi sống nữa (chay tịnh) mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20), nhờ đó tôi mới có thể sống đức ái trọn hảo yêu nhau như Chúa yêu đến thí mạng sống mình cho nhau (bố thí).
(Phụ thêm cho Thứ Năm và Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro)
Có thể nào bạn tưởng tượng được có bảy người nổi tiếng của thành phố Saigon hoặc Hoa Thịnh Ðốn cùng tụ nhau lại, từ giã gia đình sự nghiệp và sống cô độc trong một cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa không? Ðiều đó đã xảy ra trong thế kỷ XIII, ở thành phố Firenza phồn thịnh và văn vật. Lúc ấy, thành phố này tan nát vì tranh chấp chính trị cũng như vì lạc giáo Cathari (trong những điều lầm lạc, họ cho rằng ma quỷ là chúa đối nghịch và Ðức Giêsu chỉ là một thiên thần). Ðời sống luân lý thời ấy thật thấp và tôn giáo dường như không có ý nghĩa gì. Năm 1240, bảy người quý phái của Firenza cùng quyết định ra khỏi thành phố đến một nơi cô quạnh để cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa.
Thâật vậy, bảy vị thánh này là bảy thương gia tên tuổi ở xứ Florence, thuộc dòng tộc Toscane, sống vào thế kỷ XIII. Sau khi được ơn soi sáng nhân ngày lễ Ðức Mẹ lên trời, bảy anh em đều có cùng một chí hướng tận hiến làm tôi Chúa và mở nước Ðức Mẹ, đã bán hết của cải phân phát cho người nghèo rồi lui về đồng quê ở trong một căn nhà tồi tàn để ngày đêm suy niệm sự thương khó Chúa Giêsu cùng những sự khổ đau của Mẹ Thánh Người.
- Cha Morandi sinh năm 1198 ở Florence, cao niên nhất và làm Bề Trên dòng trong 16 năm đầu và được Chúa gọi về ngày 01/01/1262.
- Cha Bonandi Untêmati chào đời năm 1206, tính hiền hòa và có nhiều tài. Ngài rất ưa thích đời sống thinh lặng suy niệm sự thương khó Chúa Giêsu và Ðức Mẹ. Người từ trần ngày 31/8/1257.
- Cha Monetto Antelara với trí thông minh hiếm có, ngài đã trau dồi văn chương và thần học. Ngày 20/8/1268, ngài được Chúa cất về trời.
- Cha Amideo sinh năm 1024, gia đình ngài bị tản mác vì chiến tranh. Tính tình luôn vui vẻ trẻ trung trong một tâm hồn quảng đại và trong trắng. Ngài mất ngày 18/4/1266.
- Cha Sottinêo và cha Ugucxio là hai người bạn thân thiết từ hồi thơ ấu. Sottinêo thích đời sống tĩnh mịch và suy niệm. Ugucxio yêu thích hoạt động bác ái giúp đỡ người nghèo và bệnh nhân. Cả hai là cánh tay phải của dòng và đều được Chúa cất về ngày 03/5/1282.
- Thầy Alêxu Phacônêri sinh năm 1200, trẻ tuổi nhất và sống lâu nhất trong dòng. Mặc dù được trí thông minh đặc biệt, nhưng luôn sống khiêm tốn, chân thành và trọng đức khiết tịnh. Ngài được Chúa gọi về khi đầy 110 tuổi.
Mộ các ngài được xây cất cùng một nơi và Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã phong các ngài lên bậc Hiển Thánh của Giáo Hội.
Dịp lễ Đức Mẹ Mông Triệu này, các ngài đã được Đức Mẹ thúc đẩy sống đời hoàn thiện. Sau khi bán hết của cải, công việc đầu tiên của họ là việc cấp dưỡng cho thân nhân (vì hai người vẫn còn lập gia đình và hai người nữa goá vợ) và phân phát cho những người nghèo hèn túng khổ và rút vào núi Senario, gần Firenza. Nơi đó “họ hoàn toàn tận hiến để phục vụ Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria cách trung thành hơn”. Bản văn kể tiếp: “Để theo gương anh em, họ đón nhận thêm vài người… Tất cả tạo thành cộng đoàn Tôi Tớ Đức Mẹ, dựa trên sự khiêm nhường, sống chung theo quyết định của anh em và tuân giữ luật khó nghèo.” Bảy người cùng sống khó nghèo, khắc khổ bằng của ăn xin hằng ngày. Các ngài chọn luật dòng thánh Âu-tinh và thành lập dòng “Tôi tớ Đức Mẹ” . Mục đích của dòng là rao giảng Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sự thương khó của Mẹ Maria.
Một người tu dòng này kể lại công cuộc lập dòng như sau: Đó là bảy người rất đáng kính trọng mà Đức Mẹ kết hợp lại thành một nhóm bảy ngôi sao, vì họ hợp nhất nhau cả hồn xác. Ngài đã dùng họ để khởi sự dòng tôi tớ Ngài.
Khi tôi vào dòng, không ai trong số bảy người đó còn sống, trừ một người tên A-lê-xi-ô. Đức Mẹ đã muốn để anh sống đến bây giờ hầu chúng tôi có thể biết về nguồn gốc dòng tu nhờ anh kể lại. Như chính tôi đã kinh nghiệm và thấy tận mắt đời sống của anh A-lê-xi-ô bấy giờ, không những có sức khuyến khích người ta nhờ gương sáng, mà còn làm cho người ta nhận ra được đời sống trọn lành của anh, của các bạn đồng nghiệp với anh và của dòng.
Được Chúa soi sáng và được Đức Mẹ thúc đẩy cách đặc biệt, khi đã quyết định sống thành cộng đồng, các anh bỏ nhà cửa và gia quyến; để lại cho họ những gì là cần thiết, còn bao nhiêu thì phân phát cho kẻ nghèo. Rồi các anh tìm những người có ý kiến hay, có đời sống tốt, có gương sáng đẹp để bày tỏ dự tính mình cho họ.
Thế là anh em trèo lên đỉnh núi Sê-na-ri-ô, dựng một cái nhà nhỏ theo ý mình, rồi đưa nhau lên ở trên đó. Tại đây, anh em mới nhận ra rằng không những mình phải nên thánh mà cũng còn phải chiêu mộ đồng nghiệp để phát triển dòng mới mà Đức Mẹ đã dùng mình để khởi công. Thế nên, sau khi đã quyết định nhận thêm người, anh em đã rước thêm một ít người khác và làm cho dòng to lớn thêm. Tất cả mọi công việc ấy, trước là do Đức Mẹ dựng lên, sau là nhờ tinh thần khiêm nhường của anh em; thành tựu nhờ anh em đồng tâm nhất trí, và bảo tồn được nhờ đức khó nghèo.
Cộng đoàn huynh đệ này, người Florence gọi là “Những Kẻ phục vụ – Servites”, dần dần nảy sinh thành một Dòng tôn giáo, dựa theo luật thánh Augustinô, thích ứng với các sống hiện tại của họ. Dòng Tôi Tớ Đức Bà được Hội Thánh công nhận vào năm 1304 và cả bảy bị thành lập được phong thánh vào năm 1888 do Đức Giáo Hoàng Léô XIII. Dòng đã dần dần thiết lập rộng ra tại các nước Pháp và Đức.
Mặc dầu dòng gặp trăm bề khó khăn lúc ban đầu, nhưng dòng đã thực sự phát triển mạnh mẽ.
Ngày nay Dòng Tôi Tớ Đức Bà có mặt trên Mỹ châu, Nam Phi, Australia và vùng Ấn Độ. Sống thành những cộng đoàn nhỏ, các tu sĩ này đáp ứng các đòi hỏi hiện tại: Giáo xứ, dạy dỗ, tuyên úy…
Nhà dòng đã chọn bốn đặc điểm sau đây làm quy luật sống:
Đặc điểm thứ nhất là về đời sống Hội Thánh: Cả bảy anh em đều nhất quyết giữ mình độc thân hoặc đời sống khiết tịnh trọn đời, mặc dầu có người chưa lập gia đình, người thì đã thành hôn, người khác lại đã thoát khỏi vướng bận phu thê vì lẽ bạn mình đã chết.
Điểm thứ hai liên hệ đến sự phồn vinh của thị xã: Là vì trong bảy anh em, người làm thương mại, kẻ trao đổi hàng hoá, người lại làm nghề buôn. Nhưng khi đã tìm được ngọc quý tức là dòng tu, thì không những anh em phân phát tất cả tài sản cho kẻ nghèo, mà còn vui vẻ dâng mình phục vụ Thiên Chúa và Đức Mẹ cách trung thành.
Điểm thứ ba là lòng kính mến Đức Mẹ. Ở Phơ-lô-răng, bấy giờ có một hội kính Đức Mẹ, thành lập đã từ xưa. Vì lẽ sự cổ xưa ấy, cũng như vì sự đông đảo và thánh thiện của những người trong hội, hội vượt xa các hội khác và được coi là hội lớn của Đức Mẹ. Bảy anh em trước khi đến sống chung với nhau, đã ở trong hội này, họ tỏ ra yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt.
Điểm thứ tư là về đời sống thiêng liêng. Họ yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Họ quy hết mọi việc về Người, theo đúng như thứ tự đòi buộc. Họ tôn vinh Người trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Cả bảy vị thánh lập dòng đã được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII tôn phong Hiển thánh, dịp lễ mừng 50 năm linh mục của ngài.
Cuộc sống của bảy vị lập dòng Tôi Tớ Đức Bà, ngoài những điểm khác, đặc biệt là tình yêu trìu mến với Đức Trinh Nữ Maria, và qua Mẹ, là Đức Giêsu. Theo linh đạo của dòng, tình yêu phải được sống trong tiếng thưa Vâng của Đức Maria, theo gương Mẹ đã trao ban suốt cuộc đời, đặc biệt dưới chân Thánh Giá.
Đời sống cộng đoàn được các thánh lập Dòng dựa trên sự khiêm tốn, hoà thuận, nghèo khó, luôn thực tập tình yêu đối với Thiên Chúa trên hết mọi sự, đồng thời phục vụ các Kitô hữu. Tình yêu đã nối kết họ giữa nhau và với Thiên Chúa, thúc đẩy họ đến với các thành thị loài người, thường trong thời gian huynh đệ tương tàn (thời của họ). Các tu sĩ dòng Tôi Tớ Đức Bà trở thành những người đi kiến tạo hoà bình và phục vụ kẻ khốn khổ.
Ơn gọi của bảy vị thánh lập Dòng để sống một cuộc đời anh hùng thánh thiện, đã thúc đẩy họ từ bỏ tất cả. “Và khi họ tìm được viên ngọc quí, không những họ chia sẻ tài sản cho người nghèo, mà còn tận hiến cách vui vẻ cho Thiên Chúa và cho Đức Trinh Nữ Maria để phục vụ thật trung thành”. Phúc Âm Thánh lễ gợi lên dụ ngôn người buôn ngọc quí (Mt13,44-46), trong khi bài đọc một nhắc đến đời sống cộng đoàn của bảy vị. Họ sống trên núi Senario cuộc sống cộng đoàn và cầu nguyện của Tông đồ xưa ở Giêrusalem, một lòng với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đức Giêsu (Cv 1,12-14).
Lạy Thiên Chúa từ bi, Chúa đã ban cho bảy vị thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ lòng yêu mến nồng nàn, khiến các ngài sùng kính Đức Mẹ và nhiệt thành củng cố đức tin của dân Chúa. Xin cũng ban cho chúng con một lòng yêu mến nồng nàn như vậy (Lời nguyện Nhập lễ, lễ bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ).
Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp
Thứ Năm
Bài Ðọc I: Ðnl 30, 15-20
"Hôm nay tôi đề nghị với anh em về sự chúc lành và sự chúc dữ".
Trích sách Ðệ Nhị Luật.
Môsê nói với dân rằng: Này hôm nay tôi giãi bày cho anh em về sự sống và
hạnh phúc, về sự chết và bất hạnh. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em,
hãy đi trong đường lối Người và tuân giữ các giới răn, những lề luật và các
huấn lệnh của Người, hầu anh em được sống và tăng số, và Chúa chúc lành cho
anh em trên phần đất mà anh em sẽ chiếm hữu. Nhưng nếu lòng anh em không
quay về, không muốn nghe, và chạy theo lầm lạc, thờ lạy và phụng sự các thần
khác, thì hôm nay tôi tuyên bố với anh em rằng anh em sẽ chết, không được
sống trên phần đất bên kia sông Giođan mà anh em sẽ chiếm hữu. Hôm nay, tôi
xin trời đất làm chứng rằng: tôi đã đề nghị với anh em về sự sống và sự
chết, sự chúc lành và sự chúc dữ. Vậy hãy chọn lựa sự sống để anh em và dòng
dõi anh em được sống. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em, hãy tuân phục
lệnh Người và liên kết với Người, vì Người là sự sống và là sự sống lâu dài
của anh em, để anh em được ở trong đất nước mà Chúa đã hứa ban cho tổ phụ
anh em là Abraham, Isaac và Giacóp".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Ðáp: Phúc
thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).
Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường
lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui
thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.
2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không
bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.
3) Kẻ gian ác không được như vậy, họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi; vì Chúa
canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. -
Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6,2b
Ðây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Lc 9, 22-25
"Ai bỏ mạng sống mình vì Ta, sẽ được sống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Con Người phải đau khổ nhiều,
bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng
ngày thứ ba Người sẽ sống lại".
Chúa nói với mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá
mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất;
còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả
thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?"
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Sự Sống mất còn
Chủ đề của Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh, như đã đề cập từ Thứ Tư Lễ Tro hôm qua, đó là "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17), rất khít khao với bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Năm ngay sau Thứ Tư Lễ Tro, ngày thứ hai mở đầu Mùa Chay.
Thật vậy, chủ đề "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" được phản ảnh rất chính xác ngay câu Chúa Giêsu tiên báo về cuộc Vượt Qua của Người trong Bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại".
Thế nhưng, Giáo Hội cố ý chọn Bài Phúc Âm hôm nay không phải để nhấn mạnh đến Chúa Kitô cho bằng đến Kitô hữu, thành phần đã nhờ Phép Rửa mà được hiệp thông với cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô thì cũng phải sống như Chúa Kitô và với Chúa Kitô, ở chỗ, đáp ứng đúng như lời Người kêu gọi trong bài Phúc Âm hôm nay:
"Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?"
Đúng thế, nếu "môn đệ không hơn Thày và tôi tớ không hơn chủ" (Mathêu 10:24), mà Thày và chủ đây "phải đau khổ nhiều, bị khai trừ và giết chết" thì bất cứ người môn đệ và đầy tớ nào "muốn theo Thày" của Người cũng không thế nào không "bỏ mình" và "vác thập giá mình hằng ngày mà theo" Người.
Chính Chúa Kitô cũng đã "bỏ mình" và "vác thập giá mình" ở chỗ "tuy là Con, Người cũng đã biết tuân phục ("bỏ mình") nơi những gì Người phải chịu ("vác thập giá mình")..." (Do Thái 5:8), đến độ "Người đã vâng lời cho đến chết ("bỏ mình") và chết trên thập giá ("vác thập giá mình")... " (Philiphe 2:8).
Là môn đệ của Chúa Kitô, nghĩa là thành phần được hiệp thông với cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô từ khi lãnh nhận Phép Rửa, từ khi đã chết cho con người cũ và mặc lấy Người là con người mới của họ (xem Epheso 4:22-14), Kitô hữu nào không sống với Chúa Kitô và như Chúa Kitô đã sống thì chẳng khác nào như một tên phản kitô, trong khi Người "tự bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" họ lại "muốn giữ mạng sống mình thì sẽ mất", mất Người là chính sự sống của họ và nơi họ.
Trái lại, chỉ có Kitô hữu môn đệ nào dám "mất sự sống mình" vì Người và cho Người, thì mới "được sống" vì bấy giờ "sự sống tôi đang sống không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20), một "sự sống viên mãn" (Gioan 10:10), một sự sống cao quí hơn tất cả mọi sự, hơn được "lời lãi cả thế gian" này.
Dám "mất sự sống mình" đây, như chính gương của Người, nghĩa là Kitô hữu phải làm sao sống giống như một hạt lúa miến mục nát đi để sinh nhiều hoa trái (xem Gioan 12:24). Chính Chúa Kitô là hạt lúa miến được gieo xuống đất bằng việc nhập thể và đã mục nát đi nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Người, nên đã sinh nhiều hoa trái là ơn cứu độ cho trần gian bằng cuộc phục sinh của Người.
Nếu Chúa Kitô, trước cuộc Vượt Qua của mình, đã sánh Người giống như một hạt lúa miến được gieo xuống đất cần phải bị mục nát đi để sinh nhiều hoa trái, đúng như Người đã tiên báo: "Tôi bỏ sự sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17), thì nhân của Hạt Lúa Miến Thần Linh Kitô này đây là thần tính của Người và vỏ của của Hạt Lúa Miến Thần Linh Kitô này đây là nhân tính của Người, một nhân tính vỏ bọc bao gồm cả hồn lẫn xác của Người đã thực sự bị mục nát đi nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Người, nhờ đó thần tính nhân trung của Người đã được rạng ngời tỏ hiện nơi cuộc phục sinh vinh hiển của Người.
Cũng thế, hạt lúa miến Kitô hữu cũng cần phải bị mục nát đi trong lòng đất thế gian, trong cuộc đời của họ, không phải mục nát ở nhân mà là ở vỏ bọc. Nhân của hạt lúa miến không thể nào nẩy mầm và mọc lên nếu vỏ của nó không bị mục nát đi, nghĩa là không mở ra thế nào, thì nhân trung Chúa Kitô nơi hạt lúa miến Kitô hữu cũng chỉ hoàn toàn nẩy nở và phát triển cho khi đạt đến tầm vóc thành toàn của Người là Đầu nơi họ (xem Epheso 4:13-15), ở chỗ cái vỏ nhân tính nơi hạt lúa miến Kitô hữu mục nát đi, bằng việc họ hoàn toàn tín thác vào tình yêu vô cùng nhân hậu của Chúa Kitô là Đấng đang sống trong họ và muốn tỏ mình ra cho họ và qua họ cho thế gian.
Chiều hướng "ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống", như vừa cảm nghiệm ngay ở đoạn trên đây, một từ bỏ không phải là tự diệt mà chính là việc sự sống tự bản tính là những gì bất diệt sẽ vĩnh viễn tồn tại và phát triển nơi bản thân Kitô hữu và trong cuộc đời của họ, cũng đã được sáng tỏ ở nội dung của Bài Đọc 1 hôm nay, qua lời của Moisen nhắn nhủ và kêu gọi dân Do Thái được Sách Đệ Nhị Luật ghi lại như sau:
"Hôm nay, tôi xin trời đất làm chứng rằng: tôi đã đề nghị với anh em về sự sống và sự chết, sự chúc lành và sự chúc dữ. Vậy hãy chọn lựa sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em, hãy tuân phục lệnh Người và liên kết với Người, vì Người là sự sống và là sự sống lâu dài của anh em, để anh em được ở trong đất nước mà Chúa đã hứa ban cho tổ phụ anh em là Abraham, Isaac và Giacóp".
Đúng thế, "ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống", theo Bài Đọc 1 hôm nay, là ở chỗ không sống theo bản tính tự nhiên đã bị băng hoại theo nguyên tội, một bản tính đã chất chứa đầy những mầm mống chết chóc và liên lỉ xu hướng về chết chóc, như Bài Đọc 1 diễn tả: "chạy theo lầm lạc, thờ lạy và phụng sự các thần khác", trái lại, sống đúng như những gì Thiên Chúa muốn, ở chỗ "tuân phục lệnh Người và liên kết với Người, vì Người là sự sống và là sự sống lâu dài của anh em".
Bài Đáp Ca hôm nay phản ảnh nội dung của Bài Đọc 1 về cả thành phần "công chính" liên quan đến "sự sống" và "chúc lành" lẫn thành phần "gian ác" liên quan đến "sự chết" và "chúc dữ", hai thành phần tiêu biểu này hoàn toàn hợp với những lời Chúa Giêsu nói trong Bài Phúc Âm hôm nay: "ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống":
1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày.
2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.
3) Kẻ gian ác không được như vậy, họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi; vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.
Thứ Sáu
Phụng Vụ Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Is 58, 1-9a
"Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn không?"
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa là Thiên Chúa phán: "Ngươi hãy hô to, và đừng ngừng tiếng; hãy làm
cho tiếng ngươi vang dội như tiếng kèn, và loan báo cho dân Ta biết sự bất
trung của họ, cho nhà Giacóp biết tội lỗi của nó. Vì hằng ngày họ tìm kiếm
Ta, và ước mong biết đường lối Ta, như một dân tộc thực hiện công lý và
không bỏ lề luật Chúa. Họ hỏi Ta về quy tắc công lý và ước mong đến gần
Thiên Chúa: "Tại sao chúng con ăn chay mà Chúa không thấy? Tại sao chúng con
hãm mình mà Chúa không hay biết?" Phải, trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn
xếp công việc làm ăn, các ngươi hối thúc mọi người làm công. Phải, các ngươi
ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả và đánh nhau hung tợn. Các ngươi đừng ăn chay
như xưa nay, là cố la lớn tiếng cho người ta nghe. Có phải đó là việc ăn
chay mà Ta mong muốn, có phải như thế là ngày hãm mình không? Gục đầu như
bông sậy, mặc áo thô, nằm trên đống tro, có phải đó là ăn chay, là ngày làm
cho Chúa hài lòng không? Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này
sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp
bức, dẹp bỏ mọi gánh nặng; hãy chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước những kẻ
phiêu bạt không nhà; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ áo mặc,
ngươi đừng khinh bỉ người cùng xác thịt như mình. Như thế, sự sáng ngươi tỏ
rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý ngươi
sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế, khi
ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: "Này Ta đây".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 18-19
Ðáp: Lạy
Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát khiêm cung (c. 19b).
Xướng: 1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con
theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng
tội ác. - Ðáp.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con
phạm tội phản nghịch cùng một Chúa. - Ðáp.
3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ
không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng
chê tấm lòng tan nát khiêm cung. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33,11
Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại
và được sống".
Phúc Âm: Mt 9, 14-15
"Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà
hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ
của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới
có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra
đi, bấy giờ họ mới giữ chay".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Sự Sống chay tịnh
Hôm nay, Thứ Sáu, sau Thứ Tư Lễ Tro, ngày thứ ba của Mùa Chay, Chủ đề của Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17) vẫn tiếp tục phản ảnh nơi bài Phúc Âm hôm nay, một bài Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu chỉ có vỏn vẹn 2 câu, một bài Phúc Âm ngắn nhất trong các bài Phúc Âm trong phụng niên, giống như Bài Phúc Âm Thứ Bảy Tuần 2 Thường Niên theo Thánh Marco cũng chỉ có 2 câu (3:20-21).
Hai câu của Bài Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu hôm nay nguyên văn đó là: "Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: 'Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?' Chúa Giêsu nói với họ: 'Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay'".
Qua câu trả lời này của mình, Chúa Giêsu chẳng những tự nhận Người như là một "tân lang" và Người so sánh các môn đệ của Người như là "các khách dự tiệc cưới", mà Người còn sâu xa ám chỉ đến lời tiên báo khẳng định về ý định liên quan tới số phận đóng vai trò cứu độ của Người nữa: "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại", ở chỗ "rồi sẽ có ngày tân lang ra đi".
Như Bài Phúc Âm cho ngày thứ hai ở ngay đầu Mùa Chay hôm qua, lời tiên báo về cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô bao gồm cả việc bỏ mình và vác thập giá mà theo Người nơi các môn đệ của Người, bài Phúc Âm cho ngày thứ ba ở đầu Mùa Chay hôm nay cũng thế, chẳng những liên quan đến số phận khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô mà còn đến cả ơn gọi hiệp thông cứu độ với Người của các môn đệ theo Người nữa: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay".
Thật vậy, nếu "ngày tân lang ra đi" đây là thời điểm Người cần phải lìa bỏ các môn đệ của Người để hoàn thánh ý muốn của Đấng đã sai Người bằng một cuộc khổ nạn và tử giá của Người, một cuộc khổ nạn và tử giá hoàn toàn trái với tất cả những gì thành phần môn đệ của Người nói riêng và dân Do Thái nói chung vốn trông đợi ở nơi một Đấng Thiên Sai đầy quyền năng và thế lực thần linh như Người.
Trong khi chung dân Do Thái và riêng các môn đệ của Chúa Kitô mong đợi một Đấng Thiên Sai, như thời các Quan Án sau khi vào Đất Hứa và trước thời Chư Vương xưa, đến để giải thoát dân tộc của họ khỏi tình trạng bị đô hộ bởi Đế quốc Roma bấy giờ thì Người, Đấng bị đóng đinh với tư cách trước chính quyền Roma là "Vua Dân Do Thái" lại không thể nào xuống khỏi thập giá và không thể nào tự cứu được bản thân mình (xem Mathêu 27:37-44).
Vấn đề và cốt lõi của việc chay tịnh nơi các môn đệ Chúa Kitô: "bấy giờ họ mới giữ chay" đây, trước hết và trên hết là ở chỗ đó, là ở chỗ các vị, về mặt tiêu cực, cần phải chấp nhận tất cả những gì hoàn toàn trái với ý nghĩ và ý muốn của các vị về vị Đại Sư Phụ vô cùng kính mến của các vị. Chưa hết, "bấy giờ họ mới giữ chay" đây, về mặt tích cực, còn ở chỗ, các vị cần phải tuyệt đối tin tưởng vào Người, dù phải xa Người, không còn được gần gũi với Người về thể lý nữa, như thể các vị đã bị mất đi những gì chính yếu nhất của con người các vị và cho cuộc đời các vị.
Thế nhưng, chính việc "bấy giờ họ mới giữ chay" này lại một điều kiện tối cần bất khả thiếu để các vị có thể không bao giờ xa Người nữa, mất Người nữa, trái lại, còn gần Người hơn bao giờ hết, còn hiệp nhất nên một với Người hơn ai hết, như lời Người quả quyết trong Bài Phúc Âm hôm qua "ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống".
Việc các môn đệ của Chúa Kitô "bấy giờ họ mới giữ chay" vào "ngày tân lang ra đi", một cuộc "ra đi" với một trong những mục đích "là để dọn chỗ cho các con để Thày ở đâu các con cũng sẽ được ở đó với Thày" (Gioan 14:3), chính là việc các vị "mất mạng sống vì Ta", nghĩa là việc các vị tiếp tục tin tưởng vào Người, ở chỗ chờ đợi Người và sẵn sàng theo Người cho tới cùng: "Họ theo Con Chiên đi đến những nơi Con Chiên tới" (Khải Huyền 14:4), như vị đệ nhất môn đệ là Maria Mẹ của Người ở dưới chân cây thập giá của Người (xem Gioan 19:25).
Nếu ý nghĩa chính yếu của việc chay tịnh theo chiều hướng Chúa dạy trong Bài Phúc Âm hôm nay là sống đức tin, thì không phải chỉ sống đức tin liên quan đến tình trạng không còn được ở bên Thày, không còn được trông thấy Thày, không còn chỗ nương tựa nơi Thày nữa, và ở chỗ Thày không phải là Đấng theo cảm quan và quan niệm tự nhiên của mình nữa, mà còn, về chính bản thân mình, ở chỗ sống siêu nhiên, không theo những khuynh hướng tự nhiên vừa hướng hạ lại hướng nội: hướng hạ ở chỗ sống theo đam mê nhục dục, và hướng nội ở chỗ sống kiêu căng tự ái. Nếu chay tịnh mà không phải là sống đức tin, nhờ đó nở hoa đức ái, thì việc chay tịnh ấy chỉ là một thứ chay tịnh hủy diệt hay cằn cỗi, không có sức cứu độ và giải phóng con người cùng thăng hóa con người.
Ý nghĩa của việc chay tịnh có tính cách tích cực theo chiều hướng cứu độ như nơi trường hợp của các tông đồ trong Bài Phúc Âm hôm nay cũng là những gì chính yếu đã được nhấn mạnh đến trong Bài Đọc 1 hôm nay, trong đó, qua miệng của Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa đã khiển trách dân Do Thái về kiểu cách bất xứng trong việc họ chay tịnh khiến việc chay tịnh của họ chẳng những trở thành vô hiệu mà còn làm mất lòng Chúa nữa.
"Phải, trong ngày ăn chay, các ngươi lo dàn xếp công việc làm ăn, các ngươi
hối thúc mọi người làm công. Phải, các ngươi ăn chay trong sự cãi vã, ẩu đả
và đánh nhau hung tợn. Các ngươi đừng ăn chay như xưa nay, là cố la lớn
tiếng cho người ta nghe. Có phải đó là việc ăn chay mà Ta mong muốn, có phải
như thế là ngày hãm mình không? Gục đầu như bông sậy, mặc áo thô, nằm trên
đống tro, có phải đó là ăn chay, là ngày làm cho Chúa hài lòng không?"
Thiên Chúa không phải chỉ khiển trách dân Do Thái về việc ăn chay bất xứng và vô dụng của họ, Ngài còn cho họ biết việc chay tịnh theo đúng như ý Ngài muốn như thế nào nữa, nhờ đó, họ mới có thể được sống và sống viên mãn hơn, như Ngài tiếp tục phán dạy họ qua Tiên Tri Isaia như sau:
"Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao, là hủy bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức, dẹp bỏ mọi gánh nặng; hãy chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước những kẻ phiêu bạt không nhà; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ áo mặc, ngươi đừng khinh bỉ người cùng xác thịt như mình. Như thế, sự sáng ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế, khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: 'Này Ta đây'".
Ý nghĩa và mục đích của việc chay tịnh không phải là tự diệt, là sự chết mà là phát triển, là sự sống, theo ý nghĩa gắn liền với những gì là vui tươi, như nơi hình ảnh của "tân lang", hình ảnh của "các khách dự tiệc cưới" được Chúa Giêsu sử dụng trong Bài Phúc Âm hôm nay để trả lời cho vấn đề chay tịnh được "các môn đệ của Gioan" đặt ra hỏi Người về lý do "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?"
Bởi thế, bất cứ thứ chay tịnh nào không mang lại sự sống đều là tác hại và giả dối, cần phải loại bỏ. Đó là lý do thứ chay tịnh mang tính cách tích cực đúng như Thiên Chúa muốn, như Ngài phán dạy trong Bài Đọc 1 hôm nay, mới làm cho những ai thực hành thứ chay tịnh chính đáng này "tỏ rạng như hừng đông, các vết thương (của họ) sẽ lành nhanh chóng; công lý (của họ) sẽ đi trước mặt (họ), vinh quang Chúa sẽ hậu thuẫn cho (họ). Như thế, khi (họ) kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; (họ) la lên, Chúa sẽ phán: 'Này Ta đây'".
Bài Đáp Ca hôm nay chất chứa tâm tình ăn năn thống hối tội lỗi của Vua Đavít trong Thánh Vịnh 50 của vua, trong đó, cũng cho thấy nếu việc chay tịnh hướng đến ơn cứu độ thì không thể không dính liền với lòng thống hối ăn năn, một tấm lòng thống hối ăn năn, tự bản chất của nó, cũng là việc chay tịnh căn bản nhất và cần nhất nơi những ai muốn được cứu độ, một việc chay tịnh đẹp lòng Chúa còn hơn cả chính "lễ toàn thiêu" nữa, vì việc chay tịnh này được thực hiện với tất cả "tâm hồn tan nát khiêm cung".
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.
2) Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.
3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát khiêm cung.
Thứ Bảy
Phụng Vụ Lời
Chúa
Bài Ðọc I: Is 58, 9b-14
"Ngươi hãy ca tụng Chúa khi ngươi bỏ đường lối của ngươi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Nếu ngươi loại bỏ ra khỏi tâm hồn sự đàn áp, cử chỉ đe dọa
và những lời nói hiểm độc; khi ngươi hết lòng quảng đại với người đói khát,
làm cho tâm hồn đau khổ được thư thái, thì sự sáng của ngươi xuất hiện trong
tối tăm và tối tăm sẽ trở nên như giữa ban ngày. Và Thiên Chúa sẽ luôn luôn
ban cho ngươi được thảnh thơi, cho tâm hồn ngươi tràn ngập ánh sáng huy
hoàng, cho xương cốt ngươi được mạnh mẽ, và ngươi sẽ như cánh vườn xinh
tươi, như nguồn suối nước không bao giờ khô cạn. Nhờ ngươi, những điêu tàn
ngày xưa sẽ được tái thiết, ngươi sẽ gầy dựng lại nền tảng dòng dõi ngươi.
Thiên hạ sẽ gọi ngươi là "kẻ tu bổ những chỗ sứt mẻ, kẻ tu bổ lại đường lối
nơi cư ngụ".
"Nếu ngươi không tự tiện đi đường xa trong ngày Sabbat là ngày thánh, và
ngươi coi ngày Sabbat là ngày hạnh phúc, ngày thánh, ngày hiển vinh của
Thiên Chúa; nếu ngươi bỏ công ăn việc làm và những cuộc bàn tính mưu lợi mà
ca tụng Chúa, thì ngươi sẽ được hoan lạc nơi Thiên Chúa, và Ta sẽ đưa ngươi
lên làm chủ các núi đồi, Ta cho ngươi thừa hưởng gia nghiệp của Giacóp, tổ
phụ ngươi, vì chính Chúa đã phán".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 85, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Lạy
Chúa, xin dạy con đường lối Chúa, để con sống theo chân lý của Ngài (c.
11a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ghé tai, xin nhậm lời con, vì con đau khổ và cơ bần.
Xin bảo toàn mạng sống con vì con hiếu thảo với Ngài, xin cứu vớt người bầy
tôi đang cậy trông vào Chúa. - Ðáp.
2) Ngài là Thiên Chúa của con, xin thương con, lạy Chúa, vì con ân cần kêu
van Ngài. Nguyện cho bầy tôi Chúa được hân hoan, vì lạy Chúa, con vươn hồn
lên tới Chúa. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai
kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng
con van nài. - Ðáp.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4, 4b
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa
phán ra.
Phúc Âm: Lc 5, 27-32
"Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối
cải".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở
bàn thu thuế, Ngài bảo ông: "Hãy đi theo Ta". Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy
theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông.
Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những
người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng:
"Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?"
Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc,
chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người
công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải".
Ðó là lời Chúa.
Suy nghiệm Lời Chúa
Sự Sống cứu độ
Thứ Bảy hôm nay, ngày thứ ba sau Thứ Tư Lễ Tro, cũng là ngày thứ tư đầu Mùa Chay, chủ đề của Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17) được phản ảnh trong bài Phúc Âm hôm nay, liên quan đến thành phần tội nhân và lòng thống hối ăn năn.
Thật vậy, nếu "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" cho nhân loại thì, trước hết và trên hết, là cho những ai xứng đáng với giá cứu chuộc vô giá của Người và sự sống đời đời Người ban tặng.
Tất nhiên người xứng đáng lãnh nhận mạng sống vô cùng quí báu của Chúa Kitô đã trở thành giá cứu chuộc vô giá cho nhân loại đó chính là và phải là thành phần tội nhân, thành phần bệnh nhân, chứ không phải thành phần công chính, thành phần lành mạnh, tức là thành phần tự cho mình là công chính, tự cho mình là lành mạnh, không cần đến thày thuốc, như chính Người khẳng định và tuyên bố ngay trước mặt "những người biệt phái và các luật sĩ" đang hiện diện trong "bữa tiệc linh đình thiết đãi Người tại nhà (Levi)" là viên thu thuế đã được Người kêu gọi "Hãy đi theo Ta" và cũng đã "liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người":
"Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải". Như chính việc Người kêu gọi viên thu thuế Levi, việc Người vào nhà của tên tội nhân này và nhất là việc Người đồng bàn với thành phần tội nhân trong số thân nhân bạn hữu của chàng Levi này là một bằng cớ hùng hồn chứng thực lời Người công khai tuyên bố ấy.
Vấn đề hay đề tài chính của phụng vụ Lời Chúa hôm nay, bao gồm cả Phúc Âm lẫn Bài Đọc 1, là lòng thống hối ăn năn, một vấn đề cũng là đề tài rất thích hợp với Mùa Chay, rất hợp với chủ đề của Mùa Chay: "Tôi bỏ mạng sống mình đi để lấy nó lại" để cho những ai đáng thương (tội nhân) nhưng xứng đáng (thống hối).
Đúng thế, nếu vấn đề hay đề tài bỏ mình của ngày Thứ Năm sau Thứ Tư Lễ Tro và vấn đề hay đề tài chay tịnh của ngày Thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro áp dụng hầu như cho thành phần môn đệ của Chúa Kitô, thì vấn đề hay đề tài thống hối ăn năn ở chung Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay cũng như ở riêng Bài Phúc Âm hôm nay là những gì áp dụng cho chung tất cả mọi người, bao gồm cả những con người chưa phải là môn đệ của Chúa Kitô.
Tuy nhiên, thậm chí là cho thành phần môn đệ của Chúa Kitô trên danh nghĩa đi nữa, nhưng trong thực tế vẫn sống mâu thuẫn với danh phận làm môn đệ của mình, họ sống như thể họ không phải là người theo Chúa Kitô, vì họ tự cho mình là công chính, tức là họ đã tỏ ra không cần đến Chúa Kitô nữa.
Bởi thế, không thể nào có vấn đề bỏ mình và chay tịnh để theo Chúa Kitô, để được hiệp thông cứu độ với Người, mà lại mang tâm trạng cho mình là công chính, không cần đến Chúa Kitô, không cần đến ơn cứu độ của Người, nếu trước hết và trên hết không có lòng thống hối ăn năn, không biết mình cho dù đã được cứu độ nhưng vẫn phải được tiếp tục cứu độ cho đến cùng, tức là bền đổ cho đến cùng mới được cứu độ (xem Mathêu 24:12).
Thật ra, khi lãnh nhận Phép Rửa, cho dù vô thức, như khi còn là một em bé sơ sinh, hay khi là người lớn song vẫn chưa ý thức trọn vẹn ý nghĩa của Phép Rửa, thì tự việc lãnh nhận Phép Rửa này của họ, đã là một lời tuyên xưng tôi là kẻ có tội vô cùng khốn nạn đáng thương, và tôi cần đến Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất ban ơn cứu độ cho tôi.
Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ, sau khi trở thành Kitô hữu rồi, sau khi đã được thanh tẩy cho khỏi nguyên tội và được thánh hóa bởi Thánh Linh rồi, trong cuộc sống đức tin, có một số tâm hồn lại tỏ ra hãnh diện về đời sống đạo đức tốt lành của mình, đến độ khinh bỉ người khác, nhất là đối với những người anh chị em sống khô khan nguội lạnh, sống tội lỗi bê tha, như thể họ cho rằng họ nên công chính là do công khó của họ chứ không phải là nhờ ơn Chúa.
Việc tự cho mình là công chính của thành phần Kitô hữu sau Phép Rửa này có thể nói là việc họ tự tử thiêng liêng, ở chỗ họ ngấm ngầm cho mình là cùng đích của họ, là master làm chủ họ, là thày của họ chứ không phải là Thày Kitô, không còn Thày Kitô nào khác ngoài chính bản thân tự công chính của họ, nghĩa là họ tự chặt mất đầu của họ là Chúa Kitô, họ tự thắt cổ của mình làm cho cả cơ thể của họ không còn hiệp thông với luồng khí Thần Linh trong cơ thể của họ nữa.
Không phải việc bác bỏ cảm nhận tự cho mình là công chính, hay nói cách khác, không phải việc bác bỏ tính cách lập công trong việc mình làm, mà chúng ta trở thành những Kitô hữu duy tín, nghĩa là những Kitô hữu chỉ cần tin là được cứu rỗi, không cần phải làm gì nữa, kẻo những công việc Kitô hữu làm, hay những gì họ gọi là "công nghiệp" ấy sẽ làm mất đi hay giảm bớt đi giá trị vô cùng cao cả của công nghiệp Chúa Kitô. Trái lại, chính vì "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) nên "đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Giacôbê 2:14).
Thế nhưng việc làm của đức tin nơi Kitô hữu đây, không thể nào thiếu đây, tự nó không mang tính cách lập công để chiếm thưởng, cho bằng tính cách con người cần phải có những việc làm cụ thể và thích đáng trong việc đáp ứng tác động thần linh, đáp ứng Thánh Sủng, đáp ứng Đức Ái, đáp ứng Sự Sống Thần Linh, một Sự Sống Thần Linh đã được ban cho Kitô hữu khi họ lãnh nhận Phép Rửa, và như một mầm sống thần linh cần phải được nẩy mầm và triển nở nơi một con người thích đáng như là một mảnh đất tốt.
Chính Thánh Sủng, chính Đức Ái, chính Thánh Linh ở nơi Kitô hữu mới là nguyên nhân chính, mới là nguyên động lực chính, mới là tác nhân chính làm cho Kitô hữu nên công chính, chứ không phải tự nguyên việc làm của họ, chứ không phải do công lao họ lập được, để rồi nhờ đó họ cũng mới thực sự được nên công chính, và càng ngày họ càng nên công chính hơn nữa khi họ biết hưởng ứng và có những đáp ứng thần linh một cách cân xứng, nhất là khi họ biết chia sẻ và truyền đạt những gì họ lãnh nhận cho tha nhân, cho đồng đạo, để xây dựng công ích, để phát triển Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Mảnh đất nhân tính của họ không thể nào trở thành một cây mọc lên xum xuê nếu nhân tính ấy không có hạt giống đức tin, hạt giống thần linh gieo vào.
Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy chiều hướng đáp ứng thần linh tích cực đầy hiệu quả, ở chỗ sống chia sẻ bác ái yêu thương: "hết lòng quảng đại với người đói khát, làm cho tâm hồn đau khổ được thư thái", chứ không phải thái độ bất cần của một kẻ tự cho mình là công chính, một thái độ hoàn toàn phản chứng yêu thương: "tâm hồn đàn áp, cử chỉ đe dọa và những lời nói hiểm độc", có tính chất thui chột và tự diệt.
Nhờ các đáp ứng thần linh mang tính cách bác ái yêu thương như thế nơi những tâm hồn sống trong sự thật, mà tâm hồn của họ càng trở nên công chính và cuộc đời của họ càng phát triển cho đến tầm mức hoàn hảo theo tác động thần linh của Thiên Chúa, như những gì được Tiên Tri Isaia ám chỉ bằng những hình ảnh tươi sáng trong Bài Đọc 1 hôm nay:
"Thiên Chúa sẽ luôn luôn ban cho ngươi được thảnh thơi, cho tâm hồn ngươi tràn ngập ánh sáng huy hoàng, cho xương cốt ngươi được mạnh mẽ, và ngươi sẽ như cánh vườn xinh tươi, như nguồn suối nước không bao giờ khô cạn. Nhờ ngươi, những điêu tàn ngày xưa sẽ được tái thiết, ngươi sẽ gầy dựng lại nền tảng dòng dõi ngươi".
Tâm tình của thành phần cho mình là một tội nhân đáng thương nếu chân thành nhìn nhận mình như một kẻ khốn cùng cần được cứu độ và đáng được Vị Thiên Chúa từ bi thương xót cứu độ sẽ vang lên những lời nguyện đầy tin tưởng của Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:
1) Lạy Chúa, xin ghé tai, xin nhậm lời con, vì con đau khổ và cơ bần. Xin bảo toàn mạng sống con vì con hiếu thảo với Ngài, xin cứu vớt người bầy tôi đang cậy trông vào Chúa.
2) Ngài là Thiên Chúa của con, xin thương con, lạy Chúa, vì con ân cần kêu van Ngài. Nguyện cho bầy tôi Chúa được hân hoan, vì lạy Chúa, con vươn hồn lên tới Chúa.
3) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van nài.
Hai Thánh Giaxinta và Phanxicô
(20/2)
Đạo Binh Dàn Trận - Thiếu Nhi Fatima