SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 


Chia Sẻ Phụng Vụ Lời Chúa 

 

Tuần XXVIII Thường Niên Năm C (Chúa Nhật) Năm Chẵn (trong tuần)
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Chúa Nhật

 

Phụng Vụ Lời Chúa


 

Bài Ðọc I: 2 V 5, 14-17

"Naaman trở lại gặp người của Thiên Chúa và ông tuyên xưng Chúa".

Trích sách Các Vua quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, Naaman, quan lãnh binh của vua xứ Syria, xuống tắm bảy lần ở sông Giođan như lời tiên tri, người của Thiên Chúa dạy, da thịt ông lại trở nên tốt như da thịt của đứa trẻ, và ông được sạch.

Sau đó, ông và đoàn tuỳ tùng trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ðến nơi, ông đứng trước mặt người của Thiên Chúa và nói: "Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Israel. Vì thế, tôi xin ông nhận lấy phần phúc của tôi tớ ông".

Tiên tri trả lời rằng: "Có Chúa hằng sống, tôi đang đứng trước mặt Người: Thật tôi không dám nhận đâu". Naaman cố nài ép, nhưng tiên tri không nghe. Naaman nói thêm rằng: "Tuỳ ý ông, nhưng tôi xin ông ban phép cho tôi, là đầy tớ của ông, được chở một ít đất vừa sức hai con la chở được, vì từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (c. 2b).

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca! - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 2 Tm 2, 8-13

"Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Ðức Kitô".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.

Con thân mến, con hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô bởi dòng dõi Ðavít, đã từ cõi chết sống lại, theo như Tin Mừng cha rao giảng. Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích! Vì thế, cha cam chịu mọi sự vì những kẻ được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ cùng với vinh quang trên trời trong Ðức Giêsu Kitô.

Ðây cha nói thật: Nếu chúng ta cùng chết với Người, thì chúng ta cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta sẽ cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời! - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 17, 11-19

"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia, thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria.

Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C hôm nay vẫn tiếp tục về đề tài đức tin, đức tin chữa lành. Thật vậy, Bài Phúc Âm của Thánh Luca hôm nay thuật lại sự kiện xẩy ra vào lúc "Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem", ở đoạn đường "Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa" và tại "một làng kia", cho "mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa", không dám đến gần Người, vì họ là một cộng đồng con người, theo luật, bị cô lập hóa khỏi xã hội loài người, nhưng vẫn mong được lành bệnh và được giải thoát để trở về sinh sống với gia đình, với thân nhân và thân hữu, bởi thế, vừa thấy vị cứu tinh từ đàng xa, họ đã cùng nhau đồng thanh la lên rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi".

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao 10 người phong cùi này lại có thể biết được nhân vật lúc bấy giờ đang tiến "vào một làng kia" ấy, nơi họ đang sống lại là "Thày Giêsu", Đấng có thể cứu mình khỏi phong cùi, để mà kêu xin Người thương xót mà cứu chữa mình chứ? Phải chăng đã có người chạy về báo cho họ biết trước, bất chấp luật không cho phép đến gần những người phong cùi như họ?? Hay họ đã nghe biết, (hơn là đã được trực diện, bởi họ không thể được như thế vì hoàn cảnh bị tách ly của họ), về một nhân vật nổi tiếng trong dân tên là Giêsu từ lâu, Đấng đầy lòng thương xót đã từng chữa lành đủ mọi thứ bệnh tật, thậm chí còn làm hồi sinh cả người chết nữa???

 

Có thể là thế. Do đó, khi thấy Chúa Giêsu, đúng hơn, theo người viết, khi thấy một đám đông kéo vào làng như vậy, vì hành trình lên Giêrusalem của Người (xem Luca 9:51) được rất nhiều người theo (xem Luca 14:25), một biến cố hầu như chẳng bao giờ xẩy ra ở một khu làng hẻo lánh tại một khu vực vốn quanh năm hoang vắng như vùng "biên giới Samaria và Galilêa" họ đang qui tụ bấy giờ ấy, thì họ suy đoán rằng nhân vật đang dẫn đầu đám đông ở đằng xa kia chắc chắn không còn ai khác ngoài "Thày Giêsu", Đấng họ từng nghe biết và hằng đợi trông, giờ đây tự nhiên đã đến với họ, nên họ quá sức là vui mừng hớn hở, như thể đang ở trên một chiếc thuyền lênh đênh sắp chìm giữa đại dương mênh mông vô bờ bến, hay trên một hải đảo xa xăm vô vọng, thấy được một con tầu khổng lố bỗng nhiên xuất hiện tiến về chỗ của mình vậy. Cũng có thể là Chúa Giêsu đã cố ý ghé đến khu vực hoang vắng này, như ngõ cụt - dead end / no way out này, đến một vùng sâu vùng xa này, nơi mà Người biết được có những con người phong cùi đang bị xã hội loài người sa thải loại trừ.

 

Chúa Giêsu chắc chắn đã động lòng thương họ, cho dù họ không lên tiếng đồng thanh xin Người, bằng không Người đã không đến một nơi lạ lùng như thế. Bởi cuộc hành trình về Giêrusalem của Người có thể băng qua các thành thị đông dân, chẳng hạn như Giêricô ở Samaria, nơi Người có thể tỏ mình ra một cách hiển vinh hơn và làm cho nhiều người tin hơn. Nhưng Người lại muốn đến với cả những ai xa biệt với xã hội loài người, vì họ cũng có quyền và xứng đáng hưởng ơn cứu độ phổ quát Người mang xuống trần gian và sắp sửa hoàn thành tại Giêrusalem.

 

Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không chữa lành họ ngay lúc bấy giờ, bằng cách chạm lên từng người bị phong cùi một, hay bằng cách giơ tay lên trên cả 10 người một lúc mà phán, chẳng hạn: "Các anh được lành sạch phong cùi". Vì làm như thế là Người lỗi luật. Nên Người đã chữa cho họ bằng cách giữ luật. Chẳng những Người giữ luật mà chính 10 nạn nhân phong cùi cũng giữ luật nữa. Đó là "Người bảo họ rằng: 'Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế'".  "trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch".

 

Không biết sau đó, tức sau khi cảm thấy mình bất ngờ được lành sạch bệnh phong cùi trên đường đi trình diện với các vị tư tế như vậy, họ có tiếp tục đến trình diện với các vị tư tế theo luật ấn định hay chăng, nhờ đó họ có thể trở về chung sống với gia đình và xã hội. Chắc là có, bởi vì họ còn muốn gì hơn là được chung sống với thân nhân, thân hữu và xã hội. Thế nhưng, sau khi đi trình diện rồi thì, theo Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người, mà người ấy lại là người xứ Samaria".

 

Vấn đề rất quan trọng ở đây là một là suốt đời khốn khổ mà được cứu độ, còn hơn là được may lành mà lại bị hư đi, như trường hợp của người phú hộ và Lazarô trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Năm C đã nhắc tới. Đó là lý do chính Chúa Giêsu đã cảnh báo cho nạn nhân bất toại 38 năm được Người thương xót tự động chữa lành cho rằng: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!" (Gioan 5:14). Như thế, tình trạng được lành sạch của 9 người phong cùi Do Thái được chữa lành có lợi cho họ hay chăng, nếu họ tỏ ra coi thường và quên lãng Đấng đã chữa lành cho họ, coi Người chỉ là cái phao cứu họ, là phương tiện hơn là cùng đích, như người phong cùi duy nhất Samaritanô đã "trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người".

 

Thiên Chúa tỏ mình ra để cho con người nói chung, nhất là thành phần chịu gian nan khốn khó hoạn nạn, nhận biết Ngài mà được cứu độ, được sống, hoàn toàn có lợi cho họ hơn là cho Ngài là Đấng đã viên mãn và chỉ muốn tỏ mình ra và thông mình ra. Tấm lòng tri ân cảm tạ của nạn nhân phong cùi Samaria trong Bài Phúc Âm hôm nay cũng là tâm trạng nơi "Naaman, quan lãnh binh của vua xứ Syria, xuống tắm bảy lần ở sông Giođan như lời tiên tri, người của Thiên Chúa dạy, da thịt ông lại trở nên tốt như da thịt của đứa trẻ, và ông được sạch", như Bài Đọc 1 hôm nay thuật lại. Quả vậy, "sau đó, ông và đoàn tùy tùng trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ðến nơi, ông đứng trước mặt người của Thiên Chúa và nói: 'Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Israel. Vì thế, tôi xin ông nhận lấy phần phúc của tôi tớ ông... Từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác".

 

Bài Đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô nhắn nhủ người môn đệ Timôthêu của mình về khía cạnh chịu đựng vì đức tin để có thể mang ơn cứu độ đến cho tha nhân, như chính trường hợp của ngài: "Cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích! Vì thế, cha cam chịu mọi sự vì những kẻ được tuyển chọn, để họ được hưởng ơn cứu độ cùng với vinh quang trên trời trong Ðức Giêsu Kitô".

 

Ngoài ra, cũng trong cùng Bài Đọc 1 hôm nay, thánh nhân còn nhấn mạnh đến một chi tiết quan trọng nữa nơi Thiên Chúa đó là "nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người". Áp dụng vào trường hợp của 9 người phong cùi vô ơn bội nghĩa với Chúa Kitô, như thể họ bất trung với Người, hơn là chối bỏ Người, thì Người vẫn thương họ, vẫn trung thành với họ, vẫn tìm cách cứu họ, "vì Người không thể chối bỏ chính mình Người" là tình yêu vô cùng nhân hậu, không loại trừ một ai, cho tới khi "chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta" mà thôi.

 

Với tất cả ý thức thần linh về lòng thương xót vô biên vô cùng trọn hảo của Thiên Chúa đối với tội nhân bất toàn, bất xứng và bất lực loài người chúng ta, một lòng thương xót đã làm nên biết bao nhiêu điều cao trọng về lãnh vực siêu nhiên, nhất là bằng cách "yêu thương đến cùng những kẻ thuộc về Người" (Gioan 13:1), ở chỗ, Ngài đã chấp nhận nơi bản thân mình, qua Con của Ngài là Lời Nhập Thể, chẳng những mọi thứ tật nguyện bệnh hoạn mà còn cả tội lỗi vô cùng xấu xa khốn nạn của loài tạo vật loài người nữa, chúng ta không thể không cùng với thánh vịnh gia vang lên những tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

 

 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca!

 

 

Thánh Điônysiô / Dennis, Giám mục và các bạn tử đạo

9/9

 

Điều đầu tiên chúng ta được biết về ba vị này là họ được tử đạo khoảng năm 258, theo như văn bản của Thánh Grêgôriô ở Tours thuộc thế kỷ thứ sáu. "Thánh Điônysiô, Giám mục Paris, đã chịu nhiều đau khổ vì danh Chúa Kitô và kết thúc cuộc đời dưới lưỡi gươm."

Câu nói trên đây của thánh Grêgoriô thành Tours là tất cả những gì chúng ta biết được về thánh Điônysiô. Người ta kể lại truyền thuyết rất hấp dẫn về Ngài như sau:

Dựa theo tường thuật của thánh Ghê-gô-ri-ô thành Tua, năm 200, thì vào năm 251, Đức Giáo Hoàng Fabianô đã sai bảy Giám mục đi truyền giáo tại xứ Gaules (Tên gọi nước Pháp ngày xưa). Các vị tông đồ này đã vượt qua mọi gian nguy và thiết lập nên các giáo đoàn Arles, Toulouse, Narbonne, Clermont, Limoges, Tours và Lutèce. Trước hết, các Ngài dừng lại ở Arles, rồi phân tán đi các tỉnh xứ Gaules. Lutèce là tỉnh xa nhất. Nhiệt tâm với đức tin, Điônysiô đã muốn tới đó. Ngài đến tận kinh đô Pa-ri lúc đó gọi là Lu-téc, và đi khắp nơi giảng đạo Chúa. Đi đến đâu, người ta cũng ùn ùn kéo đến nghe ngài giảng, và rất nhiều người trở lại đạo. Ngài cho cất nhiều nhà thờ để tập họ đọc kinh cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và ban các Bí tích cho họ. Với các giáo dân ngày càng đông, thánh nhân thành lập giáo đoàn tại Pa-ri và làm Giám mục tiên khởi giáo phận nầy.

Điônysiô đã thực hiện được nhiều cuộc trở lại rất ngoạn mục. Chỉ kêu cầu đến danh Chúa, Ngài đã làm lật nhào pho tượng thần Hỏa (Mars) khổng lồ. Chứng kiến cảnh tượng này, nhiều người đã phục dưới chân Ngài xin theo đạo. Cùng với linh mục Eleutheeiô và phó tế Rusticô, Điônysiô tiến xa về hướng Bắc và dừng lại tại Lutèce. Ngài thiết lập giáo đoàn Paris và làm Giám mục tiên khởi của giáo đoàn này. Ngài luận bác sự điên dại của các ngẫu thần và rao giảng một Thiên Chúa duy nhất và Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc.

Phần đông thính giả tin theo ánh sáng Kitô giáo. Một trong số những người trở lại là lãnh chúa miền Montmorency. Tên ông là Lisiniue. Ông đã cho thánh Điônysiô trú ngụ và biến gia thất thành nơi hội họp của các Kitô hữu. Dân chúng đổ xô đến nghe rao giảng, từ bỏ tà thần và lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Thánh Điônysiô phong chức cho nhiều thừa tác viên mới. Dùng của cải dân Gaules dâng hiến, Ngài dựng nên bốn nhà nguyện: một dâng hiến Chúa Ba Ngôi (nơi này sẽ thánh thánh đường kính thánh Bênêđictô). Năm 1685, người ta đọc được ở đó những dòng chữ này: “Trong nguyện đường này, thánh Điônysiô đã khởi sự yêu cầu Chúa Ba Ngôi”, một nguyện đường dâng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô (thánh Ghenevière thích đến cầu nguyện và được mai táng tại đây), nguyện đường thứ ba dâng kính thánh STêphanô và nguyện đường thứ tư dâng kính Đức Bà (nay gọi là đền thờ Notre-dame-des-champs).

Thánh Điônysiô vui mừng vì thành quả gặt hái được. Nhưng các người ngoại, nhất là các tư tế dân ngoại bực tức. Họ than phiền với quan chức của vương quốc. Khi hoàng đế Maximilianô mang quân qua xứ Gaules, lệnh bách hại Kitô giáo được ban hành nghiêm nhặt. Vị tông đồ cùng với hai vị bị điệu ra tòa. Ngài trả lời rằng:
   - Chúng tôi là tôi tớ Chúa Kitô.

Thánh Denis đặt địa bàn truyền giáo ở một hòn đảo trong vùng Seine gần thành phố Lutetia Parisorium -- sau này trở thành thủ đô Balê. Vì lý do đó ngài được coi là vị giám mục đầu tiên của Balê và là Tông Đồ nước Pháp. Ở đây ngài bị bắt cùng với Rusticus và Eleutherius. Các học giả sau này đề cập đến Rusticus và Eleutherius như linh mục và thầy sáu của Đức Giám Mục Denis, ngoài ra chúng ta không còn biết gì thêm.

Thánh Điônysiô cùng hai bạn bị tống ngục, nơi sẽ trở thành thánh đường thánh Điônysiô thành Chartres. Bị đánh đòn, bị hành hạ đến chảy máu, thánh nhân không hề than trách kêu la. Thay tiếng rên xiết, Ngài nói lên niềm tin và lời ca tụng. Bọn lý hình giương búa, múa roi trước mặt Ngài, nhưng lão già 110 tuổi đầu bạc vẫn đầy tin tưởng và êm dịu trả lời:
   - Chớ gì tôi phải chịu tất cả mọi cực hình này cùng một lúc để tôi sớm được hạnh phúc với Chúa Kitô.

Ngài bị ném cho thú vật xâu xé. Nhưng những thú dữ chỉ liếm chân Ngài. Bị treo lên Thập Giá, nhưng từ trên cao, Ngài giảng về cuộc khổ nạn của Chúa khiến cho nhiều người trở lại. Vừa sợ vừa giận, quan tòa ra lệnh xử trảm con người đầy dũng cảm này. Nơi hành hình là một ngọn đồi dâng kính Thủy thần (Nercure), nhưng sau này được coi là núi các thánh tử đạo (Montmartre). Xác các thánh tử đạo không được chôn cất, nhưng phải để làm mồi cho súc vật. Nhưng có huyền thoại kể rằng: thánh Điônysiô sau khi bị chặt đầu, đã chỗi dậy cầm lấy đầu mình, đi xa khoảng hai dặm về hướng đông. Một sử gia nói rằng: Ngài dừng lại ở nơi Ngài muốn chôn cất và là tu viện của Ngài.

Có một phụ nữ tên là Catulla đã chôn xác Ngài ở một ngôi làng (làng này sẽ mang tên Điônysiô) bà dựng một nguyện đường bằng gỗ. Vào thế kỷ V, tại Catulliacus (nay là thành phố Saint-Denis), thánh nữ Geneviève đã cho xây một ngôi thánh đường tu viện trên phần mộ vị thánh bổn mạng của Paris này. Và vào thế kỷ VII, vua Dagobert cho trùng tu lại; ngôi thánh đường này đã trở thành khu nghĩa trang của các vua nước Pháp.

Đến thế kỷ thứ chín, tiểu sử của Thánh Denis bị lẫn lộn với Thánh Dionysius người Areopagite, nhưng sau này các học giả xác định ngài là một vị thánh riêng biệt.

 

Thánh Denis thường được vẽ khi ngài tử đạo -- không có đầu (với một cành nho vươn lên từ cổ) và tay ngài cầm chính đầu của ngài với nón giám mục.

 

Được coi là vị thánh đặc biệt của Balê, Thánh Denis là quan thầy của nước Pháp.

 

Lời Nguyện của ngày nhắc chúng ta nhớ đến cuộc tử đạo của “thánh giám mục Denis và các bạn tử đạo”. Cuộc hy sinh của các ngài đã xây dựng nên Hội Thánh ở Paris cách nay mười bảy thế kỷ. Khi nhớ lại cuộc tử đạo của các ngài, chúng ta cũng nhớ đến nguồn gốc đức tin của chúng ta và tôn vinh Đức Kitô, Đấng Sáng Lập duy nhất của Hội Thánh. Chính Người đã làm cho máu các thánh tử đạo sinh hoa kết quả và làm cho các môn đệ của Người trở thành muối đất và ánh sáng thế gian (xem Tin mừng của ngày). Trong Phụng vụ Giờ Kinh Sách, thánh Ambrôsiô chú giải Thánh vịnh 118 như sau: “Mỗi ngày, bạn đều làm chứng nhân cho Chúa Kitô... Vì thế bạn hãy trung thành và can đảm trong những thử thách bên trong, để cũng chiến thắng trong những thử thách bên ngoài. Trong các cuộc thử thách bên trong, cũng có những vua chúa, những quan án có quyền lực kinh khủng. Việc Chúa Giêsu chịu ma quỉ cám dỗ là một ví dụ cho bạn về điều này.”

Thánh Đi-ô-ni-xi-ô là một vị thánh rất nổi tiếng, nhất là ở Pháp, nơi có nhiều làng mang tên ngài. Thành phố Paris chọn ngài làm thánh bổn mạng, và được ca tụng là một thành phố “có phước” trong một bài tán dương của vị cố vấn giám mục Giêrusalem ngày 3 tháng 10 năm 833: “Phước thay thành phố đang gìn giữ cái đầu thánh thiện và vinh quang và hài cốt quí báu của ngài – ngài vừa là một vị tử đạo, vừa là một nhà giảng thuyết và giám mục đáng ca ngợi –, cũng như hài cốt của các bạn ngài mà ngài đã giới thiệu với Thiên Chúa như những hiến tế tinh tuyền và toả ngát hương thơm ca tụng. Từ mảnh đất thấm đượm máu đào, vọt trào giòng nước sống để làm giải khát những ai được niềm tin thúc đẩy đến kêu cầu ngài chữa lành các bệnh nhân của họ. Thực vậy, phước thay thành phố Paris! Biết bao thành phố khác của nước Gaule rộng lớn hơn Paris, nhưng nó có thể hãnh diện vì có ngài, vị tiến sĩ đáng kính, một kho báu vinh quang hơn mọi của cải vật chất, một vị thánh quan thầy và bảo trợ. Thiên Chúa đã ban ngài cho Paris để ngài thánh hóa đoàn dân Kitô hữu và các khách hành hương, để ngài trở thành động lực thiêng liêng và nguồn mạch niềm vui sướng, không phải thứ vui sướng làm thoả mãn thể xác, tạo kiêu hãnh cho cung điện, là những thứ mau qua chóng tàn. Ngài là một thành lũy kiên cố cho Paris...một pháo đài được bảo vệ bởi các đồn bót, các tháp canh, các ổ trọng pháo, tựa một bức chắn bằng sắt. Không, cái mang lại sức mạnh cho thành phố là sự thánh thiện của ngài và các bạn tử đạo của ngài.”

Khi mừng kính một trong những vị truyền đạo vĩ đại nhất của đất Gaule, chúng ta nhớ lại nguồn gốc đức tin của chúng ta, và chúng ta tôn vinh chính Thiên Chúa, Đấng kỳ diệu nơi các thánh của Người.

 

Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục

cùng ngày 9/9

Ngày 9 tháng 10 THÁNH GIO-AN LÊ-Ô-NA-ĐI (Gioan Lêônarđô) Linh Mục. - GIÁO  XỨ TÂN VIỆT

Thánh Gioan Lêônarđô sinh năm 1541 tại Luca miền Tuscia. Từ nhỏ thánh nhân đã theo học ngành thuốc, nhưng rồi bỏ nghề, Ngài muốn làm linh mục. Năm 25 tuổi, Ngài mới bắt đầu học tiếng Latinh, triết học và thần học. Năm 1571, Ngài được thụ phong linh mục. Sau khi chịu chức, người rất tích cực hoạt động tông đồ, nhất là ở bệnh viện và nhà tù. Sự tận tụy và gương mẫu đời sống của người đã thu hút vài người trẻ, và họ bắt đầu tiếp tay với người. Sau này chính họ cũng trở thành linh mục.

Hồi đó tại Tuscia, tinh thần đạo đức của dân chúng bị hoang mang vì lạc thuyết mà Bêrnađinô thành Sienna gieo vãi. Là linh mục trẻ đầy nhiệt huyết, cha Gioan đã tìn cách chấn hưng bằng việc chăm lo giảng dạy và ngồi tòa. Hơn nữa, cha còn lập “hội giáo lý” qui tụ những người có thiện chí lo việc dạy giáo lý cho các trẻ em.

Phấn khởi với luồng gió cải cách mà Công Ðồng Triđentinô đề ra, Cha Gioan và các linh mục bạn đề nghị một tổ chức cho các linh mục địa phận. Năm 1574, thánh Gioan Lêônarđô thành lập một hội dòng, đặt trụ sở tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Ðề nghị này bị chống đối dữ dội, nhưng vào năm 1583, tổ chức của người được đức giám mục của Lucca công nhận với sự phê chuẩn của Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII vào năm 1621, tổ chức này được chính thức đặt tên là Các Tu Sĩ Chuyên Nghiệp của Mẹ Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XV đặt tu hội ngang hàng với các dòng tu kỳ cựu khác. Cha Gioan được sự trợ giúp của Cha Philíp Nêri và ChaGiuse Calasanctius, và vào năm 1595, tổ chức này được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII công nhận, và đức giáo hoàng đã giao cho Cha Gioan công việc chấn chỉnh các tu sĩ ở Vallombrosa và Monte Vergine.

Nhiệt tình của thánh Gioan Lêônarđô và của dòng do Ngài sáng lập, đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp. Nhưng cũng vì thành công này, mà Ngài phải chịu rất nhiều thử thách. Cuối cùng, Ngài đành phải chịu rời Tuscia để về Rôma. Tại đây, Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XIII tiếp đón ân cần. Ngài cũng có dịp làm quen với thánh Philpphê Nêri, là một người hiền hoà tận tụy, thánh Gioan Lêônarđô được nhiều người tín nhiệm, Ngài còn giải quyết được nhiều cuộc tranh chấp khó khăn.

Tại Rôma, thánh Gioan Lêônarđô vẫn nuôi mộng truyền giáo. Cùng với Đức Hồng Y Baotixita Vivès, năm 1603, Ngài góp phần đào tạo nhiều giáo sĩ các xứ truyền giáo. Năm 1627, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII chính thức thiết lập ngôi trường mà thánh Gioan Lêônarđô đặt nền móng thành “trường truyền giáo”, quy tụ các chủng sinh từ các nước xa xăm.

Ngày 09 tháng 10 năm 1609, Gioan Lêônarđô từ trần, khi mới 68 tuổi vì bị lây bệnh dịch khi chăm sóc các bệnh nhân ở Rôma. Người được sùng kính vì những phép lạ và lòng đạo đức nhiệt thành của người, và được coi là một trong những sáng lập viên của Thánh Bộ Truyền Bá Ðức Tin. Người được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tuyên thánh năm 1938. Năm 1706, Giáo Hội lập hồ sơ phong thánh cho Ngài. Năm 1861, Ngài được nâng lên hàng Á thánh và năm 1938 Người được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tuyên thánh.

 Trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần tại quảng trường thánh Pherô sáng thứ Tư 7 tháng 10 năm 2009, Ðức thánh cha Beneđitô XVI ôn lại gương sáng của thánh Gioan Leonardi, quan thầy của các dược sĩ. Ðức thánh cha nói rằng, vị thánh người Ý này có thể chỉ cho chúng ta thấy rằng "phương dược của Thiên Chúa, tức Chúa Giêsu, là thước đo của mọi sự".

Cùng với đức ông Juan Vives và cha Martin de Funes, một linh mục Dòng Tên, thánh Gioan Leonardi đã giúp thành lập Trường Truyền Giáo chuyên đào tạo các linh mục.

Mặc dù hiến thân phục vụ Chúa và Giáo hội bằng cuộc sống thánh hiến, thánh nhân không bao giờ quên ngành dược. Ngài xác tín rằng "phương dược của Thiên Chúa, tức Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã chịu đóng đinh và sống lại, là thước đo mọi sự".

Thánh nhân cũng làm cố vấn cho một nhóm bạn trẻ mà năm 1574 được qui tụ thành Dòng các linh mục Ðức Trinh Nữ Canh Tân, về sau được biết đến dưới danh hiệu "Các giáo sĩ dòng Mẹ Thiên Chúa".

Ôn lại cuộc đời của thánh Gioan Leonardi, Ðức thánh cha nói: "Gương sáng của vị thánh này mời gọi tất cả mọi tín hữu Kitô, cách riêng các linh mục, hãy cố gắng không ngừng để tiến đến "thước đo cao nhứt của đời sống Kitô là sự thánh thiện". Theo Ðức thánh cha, "chỉ xuyên qua sự trung thành với Chúa Kitô mà sự canh tân Giáo hội đích thực mới có thể phát sinh".

Ðức thánh cha nhắc lại rằng vào thời thánh Gioan Leonardi, người ta đã bắt đầu thấy có sự rạn nứt giữa đức tin và lý trí. Trào lưu này tạo ra những hậu qua tiêu cực, đẩy Thiên Chúa ra bên lề cuộc sống và tạo ra ảo tưởng về sự tự trị hoàn toàn của con người, sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu.

Ðức thánh cha nói rằng đây cũng chính là cuộc khủng hoảng trong tư tưởng hiện đại mà ngài đã nhiều lần nói đến khi đề cập đến những hình thức của chủ nghĩa duy tương đối.

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, tổng hợp TGP Sài Gòn, TGP Hà Nội, Người Tín Hữu, GP Vĩnh Long, Giáo Xứ Tân Việt, VNTaiwan

 

 

 


Thứ Hai

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 4, 22-24. 26-27. 31 - 5, 1

"Chúng ta không phải là con của nữ tỳ, nhưng là con của người vợ tự do".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, có lời chép rằng: Abraham có hai người con trai: một sinh bởi người nữ tỳ, và một sinh bởi người vợ tự do. Nhưng con sinh bởi nữ tỳ, thì đã sinh ra theo lối xác thịt, còn con sinh bởi người vợ tự do, đã sinh ra bởi lời hứa. Những sự ấy đã được nói cách bóng bảy, vì hai người vợ tiêu biểu cho hai giao ước: một bởi núi Sanai, sinh con cái làm nô lệ, đó là Agar. Còn Giêrusalem ở trên cao thì được tự do, đó là mẹ chúng ta, vì có lời chép rằng: "Hỡi người son sẻ, chẳng sinh con, hãy hân hoan! Hỡi người không sinh sản, hãy vui reo và hò lên! Vì con cái của người vợ bị ruồng bỏ, lại đông hơn con của gái có chồng".

Bởi đó, anh em thân mến, chúng ta không phải là con của nữ tỳ, nhưng là con của người vợ tự do; chính để chúng ta được tự do mà Ðức Kitô đã giải thoát chúng ta. Anh em hãy đứng vững, đừng để bị đặt dưới ách nô lệ một lần nữa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 112, 1-2. 3-4. 5a và 6-7

Ðáp: Nguyện danh Chúa được chúc tụng đến muôn đời! (c. 2).

Xướng: 1) Hãy ngợi khen, hỡi những người tôi tớ Chúa, chư vị hãy ngợi khen danh Chúa! Nguyện danh Chúa được chúc tụng từ bây giờ và cho đến muôn đời! - Ðáp.

2) Từ mặt trời mọc lên tới khi lặn xuống, nguyện cho danh Chúa được ngợi khen! Chúa siêu việt trên hết thảy chư dân, trên muôn cõi trời, là vinh quang của Chúa. - Ðáp.

3) Ai được như Thiên Chúa chúng ta, Người để mắt nhìn coi khắp cả trên trời dưới đất? Người nâng kẻ hèn hạ lên khỏi trần ai, và rước người nghèo khó khỏi nơi phẩn thổ. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 118, 27

Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 11, 29-32

"Không ban cho dòng giống này điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giona".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: "Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Walking in Holiness: Luke 11, 29-32MONDAY HOMILY: Seeking Signs - Year of Faith - Homily - Catholic Online

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

 

Chúa Giêsu Kitô - Điềm Lạ duy nhất cho những ai tin vào Người

 

 

Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần XXVIII Thường Niên, cũng là bài Phúc Âm cùng một nội dung được Thánh ký Mathêu thuật lại và được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên - Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XVI Thường Niên.

 

Tuy nhiên, bài Phúc Âm cùng nội dung này của Thánh ký Mathêu cho Thứ Hai Tuần XVI Thường Niên được Giáo Hội chọn đọc chung với một Bài Đọc 1 trong Cựu Ước, còn bài Phúc Âm cùng nội dung của Thánh ký Luca hôm nay được Giáo Hội chọn đọc chung với Bài Đọc 1 trong Tân Ước. 

 

Nội dung của Bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến điềm lạ Giona, một điềm lạ ám chỉ Chúa Kitô và cuộc vượt qua của Người là Đấng mà con người cần phải tin tưởng chấp nhận mới được cứu độ:

"Khi ấy, thấy dân chúng từng đoàn lũ tụ tập lại, Chúa Giêsu phán rằng: 'Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giona. Vì Giona đã nên điềm lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là điềm lạ cho dòng giống này như vậy. Ðến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì bà đã từ tận cùng trái đất mà đến nghe sự khôn ngoan của Salomon. Nhưng ở đây còn có người hơn Salomon. Dân thành Ninivê cũng sẽ đứng lên tố cáo và lên án dòng giống này, vì họ đã sám hối theo lời Giona giảng, nhưng ở đây còn có người hơn Giona nữa'". 

"Điềm lạ của tiên tri Giona" là gì, nếu không phải, như Bài Đọc 1 cho năm lẻ của các ngày Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư tuần trước cho thấy, là điềm lạ vị tiên tri này sẵn sàng bị ném xuống biển để cứu sinh mạng của những con người ở trên một con tầu bấy giờ đang bị bão tố sắp bị nhận chìm, nhưng chính vị tiên tri này cũng không chết mà tiếp tục tục sống trong bụng cá 3 ngày 3 đêm cho đến khi được nó nhả ra trên bãi biển, một điềm lạ như báo trước cuộc vượt qua của Chúa Kitô, Đấng cũng nằm trong lòng đất cho đến ngày thứ ba thì phục sinh vinh hiển. 

Tại sao Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay khẳng định rằng: "Giòng giống này là giòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ..."? Tại vì, đó là thói quen họ vẫn có từ thời họ được Thiên Chúa bắt đầu tỏ mình ra cho họ, cứu họ một cách vô cùng lạ lùng cho khỏi mảnh đất nô lệ Ai Cập mà mang họ về Đất Hứa tự do, bằng biết bao nhiêu là dấu lạ điềm thiêng họ được chứng kiến thấy suốt 40 năm trường, từ Ai Cập, qua sa mạc, về Đất Hứa. Họ hoàn toàn khác hẳn với người Hy Lạp, thuộc thế giới Tây phương Âu Châu, thiên về lý trí và triết lý, phải có lý mới đáng tin, nên khi Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại vừa nói đến biến cố phục sinh của Chúa Kitô họ liền bỏ đi (xem Tông Vụ 17:22-34).

Vì là Vị Thiên Chúa Nhập Thể, một mẫu gương truyền giáo hội nhập văn hóa, Chúa Giêsu muốn sử dụng chính yếu tố bất khả thiếu nơi dân Do Thái là "điềm lạ" này để cho họ tin vào Người mà được cứu độ. Thế nhưng, Người có ý nói gì nơi "điềm lạ tiên tri Giona"? Bình thường chúng ta vẫn hiểu là biến cố tiên tri Giona vẫn còn sống sau 3 ngày ở trong bụng cá dưới biến ám chỉ Chúa Kitô Vượt Qua.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách khác nữa. Đó là hiện tượng vô cùng lạ lùng dân thành Ninive dân ngoại lại tin vào vị tiên tri Do Thái hoàn toàn xa lạ đối với họ, khi vị tiên tri này vừa đi mới có 1/3 đường trong thành của họ, vừa nghe thấy vị tiên tri này loan báo họ sẽ bị trừng phạt bởi tội lỗi họ, họ liền ăn năn hoán cải ngay lập tức, từ vua đến dân, từ người đến thú.

Phải, Chúa Kitô Vượt Qua chính là điềm lạ cho dân Do Thái là thành phần dân riêng của Người, thành phần chẳng những không chấp nhận Người (xem Gioan 1:11) mà còn sát hại Người cho bằng được, nhưng họ chẳng làm gì được Người vì Người là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa hằng sống bất tử không thể nào không sống lại để chiến thắng tội lỗi và sự chết, để làm chủ cả sự chết lẫn sự sống, để làm cho con người được sự sống và là một sự sống viên mãn hơn (xem Gioan 10:10).  

Tuy nhiên, cho dù Người đã sống lại từ trong cõi chết, hay nói cách khác, cho dù họ có giết Người, vẫn không làm gì được Người, và vẫn thấy rằng Người sống lại đúng như lời Người đã khẳng định trước, về Đền Thờ mà Người thách họ cứ phá đi (xem Gioan 2:19), và chính họ đã căn cứ vào lời ấy mà lên án tử cho Người sau khi Người cho họ biết họ đúng như những gì vị thượng tế Caipha nhân danh Thiên Chúa mà hỏi Người (xem Mathêu 26:61-62), thế mà họ vẫn nhất quyết không tin Người, trái lại, còn cố gắng phủ lấp sự thật phục sinh của Người, bằng cách loan tin giả - fake news, hoàn toàn xuyên tạc thực tại phục sinh vinh hiển của Người (xem Mathêu 27:62-66,28:11-15), nên cho đến nay họ vẫn không tin Người, vẫn mong đợi một đấng thiên sai chính trị theo ý nghĩ trần gian của họ.

Dầu sao, họ vẫn không thể không chứng kiến thấy tận mắt, cho đến ngày nay, "dấu lạ Giona" được Chúa Kitô hứa ban cho họ, đó là, trong khi chính họ là dân Chúa không tin Người "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa" (Mathêu 16:16), là chính Đấng Thiên Sai thực sự của họ, thì dân ngoại, được tiêu biểu nơi dân Thành Ninive xưa, khắp nơi trên thế giới, lại tin vào một Đại Tiên Tri người Do Thái là Chúa Giêsu Kitô, như xưa dân Ninive đã tin vào tiên tri Giona người Do Thái lạ mặt.

Đúng thế, "dấu lạ Giona" là ở chỗ đó, dân ngoại qui tụ lại nơi Giáo Hội Chúa Kitô đã tin vào nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét của dân Do Thái là chính Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại, một Đấng Cứu Thế đang hiện diện nơi Giáo Hội được Người thiết lập, một Giáo Hội nếu không được Người ở với không thể nào tồn tại tới ngày nay, vì trong suốt giòng lịch sử của mình, đã liên tục bị bách hại và sát hại khắp nơi, trái lại, còn trở thành một "cây vĩ đại đến độ chim trời tìm đến làm tổ trên các cành của nó" (Mathêu 13:32), thành một trung tâm quyền lực đệ nhất trên thế giới về luân lý, nơi các lãnh đạo chư quốc và quốc tế tìm đến tham vấn, dưới hình thức dân sự là một Quốc Đô Vatican, một quốc gia nhỏ nhất thế giới, có bang giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả chính Do Thái, một quốc gia bắt đầu chấp nhận bang giao với Quốc Đô Vatican từ năm 1999, ngay trước Đại Năm Thánh 2000!

"Dấu lạ Giona" này càng làm rõ ý nghĩa về 2 người con của tổ phụ Abraham, một sinh ra theo xác thịt bởi người nữ nô lệ Ai Cập là Agar, và một sinh ra theo Lời Hứa là Isaac. Nếu người con sinh ra bởi xác thịt là dân ngoại, còn người con sinh bởi Lời Hứa là dân Do Thái theo mạc khải Cựu Ước, thì trong tân Ước, qua "dấu chỉ Giona", lại cho thấy hoàn toàn ngược lại: Người con được sinh ra theo xác thịt lại chính là đứa con theo Lời Hứa, vì tin vào Con Thiên Chúa nên "được Người ban cho quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), còn người con sinh ra bởi Lời Hứa trở thành đứa con theo xác thịt, đúng như dụ ngôn hai người con được cha mời gọi đi làm vườn nho cho cha, người con cả ám chỉ thành phần tội lỗi dân Do Thái nhưng đồng thời cũng là dân ngoại vốn bị dân Do Thái cho là xấu xa nhơ nhớp đáng xa tránh, còn người con thứ lại là đứa con chấp nhận lời cha mà lại không làm theo ý cha, nên trở thành em trong việc tin vào Chúa Kitô sau dân ngoại và vì thế dân ngoại được vào Nước Trời trước với tư cách là anh (xem Mathêu 21:28-32).

Cũng thế, trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, ám chỉ dân ngoại là thành phần vì tin Chúa Kitô nên cũng đã được chia gia tài cho với dân Do Thái, một dân thánh trong vai người anh luôn ở nhà với cha, không hề làm mất lòng cha theo như anh ta tưởng, nhưng cuối cùng vẫn không được dự bữa tiệc Thánh Thể được người cha khoản đãi cho đứa em hoang đàng trở về qua bí tích hòa giải với cha (xem Luca 15:11-32). Hay trong dụ ngôn thợ làm vườn nho cho chủ, đợt thợ đầu tiên ám chỉ dân Do Thái, nhưng lại được lĩnh tiền công sau đợt thợ cuối cùng ám chỉ dân ngoại và cũng lĩnh được bằng số tiền như nhau (xem Mathêu 20:1-16). Hoặc trong dụ ngôn bọn tá điền, ám chỉ riêng thành phần lãnh đạo dân Do Thái và chung dân Do Thái, được chủ trao cho vườn nho để canh tác và sinh hoa lợi, nhưng cuối cùng vườn nho đã lọt vào tay dân ngoại là Giáo Hội Chúa Kitô (xem Mathêu 21:33-43).

Đúng thế, tất cả mọi sự là do chính Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan đầy yêu thương sắp xếp theo ân sủng của Ngài, không phải cho riêng một cá nhân nào hay cho một dân tộc nào, mà là cho chung cộng đồng nhân loại được Ngài dựng nên và cứu chuộc, nhất là những ai nhận biết Ngài và đáp ứng ân sủng Ngài ban, những ai có vẻ "hèn hạ" và "nghèo khó", đúng như tâm tình hân hoan chúc tụng vinh quang Chúa của Thánh Vịnh 112 được diễn tả trong Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Hãy ngợi khen, hỡi những người tôi tớ Chúa, chư vị hãy ngợi khen danh Chúa! Nguyện danh Chúa được chúc tụng từ bây giờ và cho đến muôn đời!

2) Từ mặt trời mọc lên tới khi lặn xuống, nguyện cho danh Chúa được ngợi khen! Chúa siêu việt trên hết thảy chư dân, trên muôn cõi trời, là vinh quang của Chúa.

3) Ai được như Thiên Chúa chúng ta, Người để mắt nhìn coi khắp cả trên trời dưới đất? Người nâng kẻ hèn hạ lên khỏi trần ai, và rước người nghèo khó khỏi nơi phẩn thổ.



 

Thứ Ba


Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 4, 31b - 5, 6

"Cắt bì là vô giá trị, nhưng chỉ có đức tin hoạt động bởi đức mến".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, chính để chúng ta được tự do mà Ðức Kitô đã giải thoát chúng ta. Anh em hãy đứng vững, đừng để bị đặt dưới ách nô lệ một lần nữa. Chính tôi đây, Phaolô, tuyên bố cho anh em rằng: Nếu anh em chịu cắt bì, thì Ðức Kitô chẳng làm nên công trạng gì cho anh em. Tôi chứng thực một lần nữa với mọi người nào chịu cắt bì rằng: họ bị bắt buộc phải giữ trọn cả lề luật. Anh em muốn công chính hoá bởi lề luật, thì anh em tự tách biệt khỏi Ðức Kitô, và đã mất ân sủng rồi.

Về phần chúng tôi, nhờ Thánh Thần và nại vào đức tin, chúng tôi mong chờ trông cậy sự công chính. Bởi chưng trong Ðức Giêsu Kitô, cắt bì hay không cắt bì đều vô giá trị, nhưng chỉ có đức tin hoạt động bởi đức mến.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 41. 43. 44. 45. 47. 48

Ðáp: Lạy Chúa, xin rủ lòng thương xót đến con (c. 41a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, xin rủ lòng thương xót đến con, xin ban ơn phù trợ theo lời Ngài đã hứa. - Ðáp.

2) Xin đừng rút lời chân lý khỏi miệng con, vì con trông cậy vào sắc dụ của Ngài. - Ðáp.

3) Con sẽ tuân giữ luật pháp Chúa luôn luôn, cho tới muôn ngàn đời và mãi mãi. - Ðáp.

4) Con sẽ bước đi trên đường rộng rãi, vì con tìm kiếm huấn lệnh của Ngài. - Ðáp.

5) Các chỉ thị Ngài làm cho con hoan lạc, đó là những điều con vẫn mến yêu. - Ðáp.

6) Con giang tay cầu chỉ thị của Chúa, và con suy gẫm về những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 6, 64b và 69b

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 11, 37-41

"Hãy bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa.

Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: "Này các ông, những người biệt phái, các ông lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Ðấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông".

Ðó là lời Chúa.

The Gospel of the day: 13th October – Archdiocese of Malta

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Ba Tuần XXVIII Thường Niên, tương tự như bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Thứ Ba Tuần V Thường Niên về vấn đề rửa tay trước khi ăn. 

Tuy nhiên, ở bài Phúc Âm Thánh ký Marco Tuần V Thường Niên, vấn đề không rửa tay trước khi ăn xẩy ra nơi một số môn đệ của Chúa Giêsu (xem Marco 7:2), trong khi ở bài Phúc Âm hôm nay lại xẩy ra với chính Chúa Kitô, như Thánh ký Luca thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay:

"Khi ấy, lúc Chúa Giêsu còn đang nói, thì có một người biệt phái mời Người dùng bữa tại nhà ông. Người đi vào và ngồi bàn ăn. Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa".

Chắc chắn Chúa Kitô đã biết cái thói lệ thông thường không phải là luật Chúa này của dân Do Thái mà lại là những gì những ai thông luật và giữ luật như thành phần biệt phái vốn coi trọng, nhưng có lẽ Người chủ ý không làm như vậy, không rửa tay trước khi ăn, để nhân cơ hội này dạy cho họ một bài học về những gì cần thiết và quan trọng hơn cả những gì là bề ngoài được họ đặt nặng:

"Bấy giờ Chúa phán cùng ông ấy rằng: 'Này quí vị, những người biệt phái, quí vị lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm quí vị lại đầy những tham lam và gian ác. Hỡi những kẻ ngu dại, chớ thì Ðấng đã tạo thành cái bên ngoài, lại chẳng tạo thành cả cái bên trong sao? Thế nhưng nếu quí vị bố thí đi những gì quí vị có thì mọi sự sẽ được tẩy sạch cho quí vị'".

Đúng thế, qua câu giáo huấn chí lý nhưng hết sức thực tế này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rằng Người chú trọng đến nội tâm hơn hành động biểu hiện, đến tinh thần hơn hình thức bề ngoài. Cho dù vẫn cần đến hành vi cử chỉ bề ngoài và hình thức biểu hiệu đấy, nhưng chúng phải là những gì phản ảnh nội tâm, phản ảnh tinh thần, chứ không phải là những gì thuần hình thức và máy móc, bất xứng với con người là loài có tâm linh và ý thức.

Nếu bề ngoài dù có những hành vi cử chỉ tốt lành hay có những việc làm có vẻ đạo đức như "lau rửa bên ngoài chén đĩa, nhưng nội tâm các ông đầy tham lam và gian ác" thì tất cả chỉ là giả hình che mắt thiên hạ, làm để lấy tiếng khen... Cho đến khi họ bị hiểu lầm hay chống đối hoặc bị chê bai bởi chính những việc giả hình họ làm, họ liền lộ cái chân tướng đầy kiêu căng tự ái của họ, thậm chí họ còn có những hành vi cử chỉ chọc gậy bánh xe, chống phá, thơ nặc danh v.v., như đã từng xẩy ra ở các cộng đoàn Việt Nam từ trước đến nay. 

Đó là lý do Chúa Giêsu đã dạy cho thành phần biệt phái cũng như cho chúng ta là thành phần môn đệ của Người, nhưng vẫn bị nhập nhiễm men giả hình giả tạo của họ, một nguyên tắc hay một đường lối làm cho chúng ta không còn sống giả hình mà là sống chân chính đúng như Thiên Chúa muốn, đó là hãy: "Bố thí đi những gì quí vị có thì mọi sự sẽ được tẩy sạch cho quí vị'".

Câu này của Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Người khuyên chúng ta ra sao đây để có thể thực hành cho chính xác và có hiệu nghiệm?? Tại sao "bố thí đi những gì (mình) có" là phương cách duy nhất và hiệu nghiệm nhờ đó "mọi sự sẽ được tẩy sạch" cho chúng ta???

Phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta rằng để mọi việc làm của chúng ta, để mỗi một và tất cả mọi hành vi cử chỉ được bày tỏ ra bề ngoài của chúng ta được chân thực, hoàn toàn không có gì là giả tạo, bôi bác, hình thức v.v. chúng ta cần phải sống hết mình, phải ý thức những gì mình làm, phải dứt khoát từ bỏ, như "bố thí đi những gì mình có", những ý hướng xấu xa vị kỷ ham danh hơn là sống hoàn toàn vì Chúa và cho tha nhân v.v.!?

 

Đúng thế, chỉ khi nào con người hoàn toàn không còn gì nữa, không còn cả chính bản thân mình nữa, bấy giờ họ mới trở nên trong sạch, mới được biến đổi trở thành con người mới, mới có thể sống như Đấng "dù danh phận là Thiên Chúa, nhưng cũng không tự coi mình cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được, một đã hóa ra như không..." (Philiphe 2:6-7). Đó là lý do, trong Bài Đọc 1 hôm nay, vị tông đồ dân ngoại Phaolô mới đề cập đến tình trạng "tự do", không bị lệ thuộc, tình trạng thanh thoát, nhờ đó con người có thể "tự do" làm con cái Chúa và như con cái Chúa, chứ không vụ hình thức "cắt bì" hay "lề luật" như dân Do Thái xưa, bằng không, ân sủng chẳng còn ý nghĩa và giá trị gì nữa, đã bị tục hóa bởi con người:

 

"Anh em thân mến, chính để chúng ta được tự do mà Ðức Kitô đã giải thoát chúng ta. Anh em hãy đứng vững, đừng để bị đặt dưới ách nô lệ một lần nữa... Nếu anh em chịu cắt bì, thì Ðức Kitô chẳng làm nên công trạng gì cho anh em. ... Anh em muốn công chính hoá bởi lề luật, thì anh em tự tách biệt khỏi Ðức Kitô, và đã mất ân sủng rồi.... trong Ðức Giêsu Kitô, cắt bì hay không cắt bì đều vô giá trị, nhưng chỉ có đức tin hoạt động bởi đức mến".

 

Dầu sao, tự bản chất thì "cắt bì" hay "lề luật" vẫn là những gì tốt lành và cần thiết, bởi cả 2 từ Thiên Chúa ban bố, qua tổ phụ Abraham, đã qui định "cắt bì" như là dấu chỉ giao ước với Ngài và thuộc về Ngài (Khởi Nguyện 17:13), và qua Moisen mới có "lề luật" là những gì hướng dẫn họ để họ theo Ngài và được ở với Ngài. Bởi thế mà Chúa Kitô đã đến không phải để hủy bỏ lệ luật và lời các tiên tri mà là làm cho chúng nên trọn (xem Mathêu 5:17), chẳng những ở chỗ chính tinh thần của lề luật được Người chỉ dạy cho các môn đệ của Người biết ở bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, nhất là ở chính bản thân Người, Đấng được hạ sinh dưới lề luật để cứu những ai sống dưới lề luật hầu cho họ được trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa (xem Galata 4:4-5).

 

Nếu chúng ta được công chính hóa bởi Chúa Kitô, Đấng đã được hạ sinh dưới lề luật và thậm chí bị chết bởi lề luật, thì có nghĩa là chúng ta được cứu bởi ân sủng của Người hơn là bởi lề luật của Người, và chúng ta có sống bởi ân sủng của Người chúng ta mới sống trọn ý muốn của Người, mới chu toàn tất cả những gì Ngài muốn nơi chúng ta, những gì được gọi là "sắc dụ" (câu 2), "luật pháp" (câu 3), "huấn lệnh" (câu 4), "chỉ thị" (câu 5) hay "thánh chỉ" (câu 6), đúng như chiều hướng của Thánh Vịnh 118 ở Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Lạy Chúa, xin rủ lòng thương xót đến con, xin ban ơn phù trợ theo lời Ngài đã hứa.

2) Xin đừng rút lời chân lý khỏi miệng con, vì con trông cậy vào sắc dụ của Ngài.

3) Con sẽ tuân giữ luật pháp Chúa luôn luôn, cho tới muôn ngàn đời và mãi mãi.

4) Con sẽ bước đi trên đường rộng rãi, vì con tìm kiếm huấn lệnh của Ngài.

5) Các chỉ thị Ngài làm cho con hoan lạc, đó là những điều con vẫn mến yêu.

6) Con giang tay cầu chỉ thị của Chúa, và con suy gẫm về những thánh chỉ của Ngài.

 

 

 

Thánh Gioan 23, Giáo hoàng

Ngày 11/10

 

Ngày 11/10: Thánh Gioan 23, Giáo hoàng

 

Thánh Giáo Hoàng: Cuộc đời, Thân thế và Sự nghiệp

Đức Thánh Cha Gioan XXIII là người đã triệu tập Công Đồng Vatican II, mở cánh cửa Giáo Hội ra với thế giới bên ngoài, và đem một sinh khí mới vào đời sống của Giáo Hội.

Triệu tập Công đồng là một công việc vĩ đại, phát xuất từ nhiều lo lắng cho tương lai Giáo Hội với quá nhiều vấn đề khó khăn, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lại vẫn thường cầu nguyện rất đơn sơ nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ: “Lạy Chúa, Giáo Hội là của Chúa, con chỉ là tôi tớ. Giáo Hội mạnh yếu thành đạt là trách nhiệm của Chúa. Con đã làm bổn phận của con, giờ này đến giờ con đi ngủ, xin Chúa ban phúc lành cho con.” Nói thế rồi, Ngài đi vào giấc ngủ ngon. Như vậy, dù thường xuyên suy tư trăn trở cho Giáo Hội, ngài lại rất thực tế sống tinh thần phó thác - giống như chỉ chuyên chăm hoàn tất bổn phận hằng ngày của mình với "Mười Điều Tâm Niệm" mà ngài đã đề ra cho mình.

Đức Gioan XXIII cũng thường được gọi là "Giáo hoàng Gioan nhân hậu". Ngài coi mình là "con cái của Thánh Phanxicô" khi gia nhập Dòng Ba Phanxicô lúc còn là một chủng sinh. Vị Giáo hoàng khiêm tốn này thường bắt chước lời của ông Giuse ở Ai Cập (Cựu Ước) chào hỏi các thành viên của Dòng Ba Phanxicô: "Tôi là Giuse, người anh em của quý vị."

Vị Giáo hoàng thứ 261 này có tên khai sinh là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh tại làng Sotto il Monte, thuộc tỉnh Bergamo, vào ngày 25.11.1881, con trai đầu của ông Giovanni Battista Roncalli và bà Marianna Mazzola. Ngay buổi chiều hôm đó, trẻ sơ sinh Angelo được rửa tội. Người đỡ đầu là ông Zaverio Roncalli, một trong những người bác của ông bố Battista, rất đạo đức, ở độc thân, tự nhận lấy bổn phận dạy giáo lý cho nhiều đứa cháu. Sau này, Đức Gioan XXIII đã cảm động nhớ lại nhiều kỷ niệm và biết ơn về những lo lắng chăm sóc của ông.

Ngay từ thời thơ ấu, đã có một khuynh hướng nghiêm chỉnh về đời sống Giáo hội, nên sau khi học học bậc tiểu học, cậu chuẩn bị vào chủng viện giáo phận nhờ sự trợ giúp học thêm tiếng Ý và tiếng Latinh của một số linh mục trong khi theo học tại một trường có uy tín của Celana. Ngày 07-11-1892, cậu gia nhập chủng viện Bergamo. Sau khi hoàn tất tốt đẹp năm thứ hai của thần học vào tháng Bảy năm 1900, thầy được gửi về Roma vào tháng Giêng năm sau để vào chủng viện Apollinare, nơi có một số học bổng cho hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Bergamo.

Ngày 13 tháng 7 năm 1904, mới hai mươi tuổi rưỡi, thầy đậu tiến sĩ thần học. Ngày 10 tháng 8 năm 1904, thầy được thụ phong linh mục trong nhà thờ Đức Maria di Monte Santo; ngài cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào ngày hôm sau trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Dịp này, ngài quyết tâm tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô và hết lòng trung thành với Giáo hội.

Sau một thời gian ngắn về nghỉ tại quê nhà, vào tháng Mười, ngài bắt đầu theo học giáo luật tại Rôma, và rồi phải nghỉ học vào tháng Hai năm 1905, khi ngài được chọn làm thư ký của Giám mục mới của giáo phận Bergamo, Đức cha Giacomo Radini Tedeschi.

Ngoài nhiệm vụ thư ký, ngài còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Từ năm 1906, ngài đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học trong chủng viện: Lịch sử giáo hội, Giáo phụ và Hộ giáo. Từ năm 1910, ngài cũng phụ trách môn Thần học cơ bản. Ngài nghiên cứu lịch sử địa phương, xuất bản tác phẩm viết về những chuyến viếng thăm mục vụ của thánh Carlo Bergamo (1575), một nỗ lực trong nhiều thập kỷ dài và tiếp tục cho đến những ngày trước cuộc bầu cử Giáo hoàng. Ngài cũng là chủ nhiệm tờ báo định kỳ của giáo phận “La Vita Diocesana" và kể từ năm 1910, ngài làm trợ úy cho Liên hiệp những Phụ nữ Công giáo.

Khi Thế chiến thứ I bùng nổ, vào năm 1915 ngài làm tuyên úy hơn ba năm với cấp bậc trung sĩ, chăm sóc thương binh trong các bệnh viện ở Bergamo. Vào tháng Bảy năm 1918, ngài dấn thân phục vụ cho những người lính bị bệnh lao.

Tiếp theo, ngài được giao phụ trách công việc của Bộ Truyền giáo tại Ý, đồng thời cũng làm linh hướng trong chủng viện. Ngài đã thực hiện một chuyến đi lâu dài ra ngoại quốc để thi hành kế hoạch của Tòa Thánh nhằm mang về Roma những tổ chức khác nhau để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo và viếng thăm một số giáo phận Ý để quyên góp nguồn tài trợ và giải thích về công việc mà ngài đang phụ trách.

Vào năm 1925, với sự bổ nhiệm làm Visitatore Apostolico tại Bulgaria, ngài đã bắt đầu giai đoạn phục vụ cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh cho đến năm 1952. Sau lễ phong chức giám mục diễn ra tại Roma vào ngày 19 tháng 3 năm 1925, ngài khởi hành đi Bulgaria để giúp đỡ cho cộng đoàn Công giáo nhỏ bé và đang gặp nhiều khó khăn tại đó. Trong hàng chục năm, Đức cha Roncalli đã đặt nền móng cho việc thiết lập một Tông tòa mà ngài đã được bổ nhiệm làm vị đại diện đầu tiên vào năm 1931. Ngài phục hồi được mối quan hệ thân thiện với Chính phủ và Hoàng gia Bulgaria, mặc dù có đôi chút trở ngại vì đám cưới theo nghi lễ chính thống của vua Boris với công chúa Giovanna của hoàng gia Savoia, và đó cũng là dịp để khởi động những mối quan hệ đại kết đầu tiên với Giáo hội Chính thống Bulgaria.

Vào ngày 27-11-1934, ngài được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Các nước này chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican. Với tính nhạy bén và năng động của mình, ngài đã tổ chức được một số lần gặp gỡ chính thức với Đức Thượng phụ Constantinople sau nhiều thế kỷ tách biệt với Giáo hội Công giáo.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, ngài đã thận trọng giữ được tính trung lập, giúp cho cả hàng ngàn người Do Thái khỏi thành nạn nhân diệt chủng, và giúp cho người Hy Lạp thoát khỏi nạn đói.

Ngài được bổ nhiệm về làm Khâm sứ tại Paris vào ngày 30 tháng 12 năm 1944. Một hoàn cảnh khá phức tạp đang chờ đợi. Chính phủ lâm thời buộc tội Giáo hội hợp tác với chính phủ Vichy và đòi Giáo hội phải thoái vị ba mươi giám mục. Nhờ sự bình tĩnh và linh động của vị tân sứ thần, chỉ có ba vị bị bãi nhiệm. Phẩm chất con người của ngài đã mang lại sự kính nể trong bối cảnh ngoại giao và chính trị tại Paris.

Sau khi lãnh tước vị hồng y, ngài được chuyển về Venice vào ngày 5 tháng 3 năm 1953 và hoàn thành nhiệm vụ giám mục tại đây cách tốt đẹp với những chuyến thăm viếng mục vụ, cử hành Công nghị giáo phận, thực hiện kế hoạch làm cho các tín hữu gần gũi với Kinh Thánh...

Ngày 28 tháng 10 năm1958, ngài được bầu chọn làm giáo hoàng. Một vị Giáo hoàng nhận chức khi đã bảy mươi bảy tuổi khiến nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một triều đại chuyển tiếp. Nhưng ngay từ đầu, Đức Gioan XXIII đã tỏ ra là một giáo hoàng của thời đại: khôi phục lại các hoạt động đúng đắn trong các cơ quan của giáo triều, viếng thăm các giáo xứ, bệnh viện và nhà tù của giáo phận Rôma, triệu tập Công nghị giáo phận...

Sự đóng góp lớn nhất của Đức Gioan XXIII là việc triệu tập Công đồng Vatican II, được loan báo trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô vào ngày 25 tháng 01 năm 1959. Các mục tiêu ban đầu của Công đồng được nêu rõ trong bài phát biểu vào lễ khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 1962: không phải là để đưa ra những chân lý mới, nhưng để xác định lại các học thuyết truyền thống phù hợp hơn với sự nhạy cảm đương đại. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII mời gọi Giáo hội, thay vì lên án và công kích, hãy hướng về lòng thương xót và ủng hộ việc đối thoại với thế giới, trong một nhận thức mới về sứ mệnh của Giáo Hội là đón nhận tất cả mọi người. Trong tinh thần cởi mở phổ quát ấy, các giáo hội Kitô khác cũng được mời tham dự vào Công đồng để khởi đầu một tiến trình xích lại gần nhau hơn.

Vào mùa xuân năm 1963, Đức Gioan XXIII được trao giải thưởng Balzan về hòa bình, xác nhận những nỗ lực của ngài đối với hòa bình qua việc ban hành Thông điệp Mater et Magistra (1961) và Pacem in Terris (1963), cũng như vai trò của ngài trong cuộc khủng hoảng tại Cuba vào mùa thu năm 1962.

Ngài qua đời vào tối ngày 3 tháng 6 năm 1963 và được phong thánh vào ngày 27-4-2014 lúc 10g tại Vatican.

 

 

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII: Giáo Hội cởi mở đại đồng đại kết

Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tiếp tục truyền thống của các giáo hoàng tiền nhiệm, muốn giáo triều chứng tỏ sức mạnh và quyền lực của mình trên cả thế giới. Các Kitô Hữu Tin Lành và các người khác thường cho rằng đức giáo hoàng, và người Công Giáo nói chung, hay đắc thắng, kiêu ngạo đề cao sự vinh hiển và quyền lực thần thánh của Giáo Hội Công Giáo mà không nhận ra sự yếu đuối và khuyết điểm của con người. Vì lý do này, Giáo Hội Công Giáo không được sự tin tưởng của những người bên ngoài giáo hội khi họ thấy các giáo hoàng và Giáo Hội Công Giáo cũng chỉ là một tổ chức con người và cũng phạm tội.

Vị giáo hoàng thay đổi toàn thể hình ảnh của Giáo Hội Công Giáo trong cái nhìn của thế giới là Ðức Gioan XXIII. Trong khi các giáo hoàng trước đây mang hình ảnh của một đấng vị vọng và ngay cả xa cách với người dân, Ðức Gioan XXIII là một người vui tính, thật tự nhiên, yêu quý đời sống cũng như dân chúng và ngài không ngần ngại bộc lộ điều ấy. Ðó là một ông cụ bảy mươi sáu tuổi thường mời bạn hữu đến dùng cơm, hay lang thang trên đường phố Rôma để chuyện trò với dân chúng, luôn đến thăm các bệnh viện và nhà tù, và thường kể chuyện vui làm mọi người đều thích thú. Người Công Giáo và Kitô Hữu nói chung đều hân hoan khi thấy đức giáo hoàng cũng là một con người bình thường, và ngài đã chinh phục được nhiều tâm hồn cũng như sự trung kiên của nhiều người.

Tuy nhiên, thật sai lầm khi nghĩ rằng Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII là một người hiểu biết tầm thường. Ðiều nổi bật trong triều đại ngắn ngủi của ngài là sự tin cậy vào Thiên Chúa và cái nhìn sáng suốt của ngài. Thay vì công khai chống đối cộng sản, hoặc bất cứ chính thể nào, Ðức Gioan XXIII tìm cách hòa giải và chuyển trao thông điệp của ngài đến với mọi người: Pacem in Terris (Hoà Bình Trên Thế Giới) và Mater et Magister về trật tự xã hội. Ngài kêu gọi mọi người hãy cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, phù hợp với các nguyên tắc về công bằng và ích lợi chung mà đã được mọi người công nhận.

Ðức Gioan XXIII còn là người mở đường cho phong trào đại kết, tái hợp nhất mọi Kitô Hữu. Vào đầu thế kỷ mười chín, sự lưu tâm mạnh mẽ đến vấn đề đại kết được phát sinh trong công cuộc truyền giáo của Tin Lành. Họ thấy thật dại dột và hổ thẹn khi các giáo phái Kitô Giáo khác nhau lại tranh dành các lãnh thổ truyền giáo. Các tổ chức nổi tiếng như "Faith and Order" (1925) và "Life and Work" (1927) cố gắng đem người Tin Lành lại với nhau trên phương diện học thuyết và phục vụ. Vào năm 1948, các tổ chức này kết hợp thành tổ chức duy nhất "World Council of Churches". Giáo Hội Công Giáo vẫn đứng tách biệt không dính dáng gì đến sinh hoạt đại kết này, vì cho rằng các người Tin Lành phải giải quyết các mâu thuẫn của họ trước khi thảo luận về sự tương giao với Giáo Hội Công Giáo. Các giáo hoàng tiền nhiệm cho rằng Ðức Giêsu chỉ thiết lập một đức tin và một giáo hội thực, là Giáo Hội Công Giáo. Trong khi không từ chối tính cách độc đáo của Giáo Hội Công Giáo, Ðức Gioan XXIII nhận thức rằng người Công Giáo phải đến với các Kitô Hữu khác và cộng tác với họ để tìm kiếm sự hiệp nhất mà Ðức Giêsu đã mong muốn cho dân của Ngài. Ðức Gioan XXIII đặc biệt yêu quý Giáo Hội Chính Thống Giáo, vì ngài từng là đại diện đức giáo hoàng ở vùng Cận Ðông. Khi đến lúc triệu tập công đồng, Ðức Gioan XXIII đã mời các quan sát viên từ mọi truyền thống Kitô Giáo, và đón nhận các ý kiến cũng như suy tư của họ về diễn tiến của công đồng.

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII: "Mười Điều Tâm Niệm" Sống Ngày Hôm Nay

1. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống tích cực trọn vẹn, chứ không tìm cách giải quyết mọi vấn đề của đời mình.
2. Ngày hôm nay, tôi sẽ chú ý đặc biệt đến dáng vẻ của mình: ăn mặc đơn sơ, không lớn tiếng, lịch sự trong cách ứng xử; tôi sẽ không phê phán ai; tôi cũng sẽ không đòi ai phải ứng xử hoặc kỷ luật ai, trừ ra chính con người của mình.
3. Ngày hôm nay, tôi vui sướng tin chắc rằng tôi được tạo dựng để sống hạnh phúc, không chỉ cho đời sau mà ngay cả từ đời này.
4. Ngày hôm nay, tôi sẽ sống theo hoàn cảnh của mình, mà không đòi hỏi hoàn cảnh phải phù hợp với những ước muốn của tôi.
5. Ngày hôm nay, tôi sẽ dành 10 phút để đọc điều gì thật hữu ích, và luôn nhớ rằng lương thực cần cho cuộc sống như thế nào thì đọc điều hữu ích cũng cần thiết để nuôi dưỡng cho linh hồn mình như vậy.
6. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm một điều tốt mà không kể cho ai nghe.
7. Ngày hôm nay, tôi sẽ làm ít nhất một điều tôi không thích: và nếu tôi bị tổn thương, thì tôi cũng không cho ai biết điều này.
8. Ngày hôm nay, tôi sẽ hoạch định một chương trình cho riêng tôi: tôi có thể không theo sát được từng chữ, nhưng tôi sẽ có một chương trình như thế. Và tôi sẽ đề phòng hai điều tai hại: cẩu thả và lừng khừng, không dám quyết tâm.
9. Ngày hôm nay, tôi tin chắc rằng, dù thế nào đi nữa, thì Thiên Chúa vẫn yêu thưong tôi như chỉ có mình tôi trên thế gian này.
10. Ngày hôm nay, tôi sẽ không sợ hãi gì. Tôi sẽ không ngần ngại thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và tin tưởng vào lòng nhân ái của con người và cuộc đời.
Thực thế, trong vòng 12 tiếng đồng hồ, tôi chắc chắn có thể làm tốt điều mà tôi nghĩ rằng sẽ thật kinh hoàng nếu phải làm nó suốt cả đời.

 

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII: Chiến Sĩ Kinh Mân Côi

 

Khi còn nhỏ, Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII yêu mến Kinh Mân Côi và cầu nguyện bằng lời kinh ấy mỗi buổi tối cùng với gia đình. Ngài đem tình yêu Kinh Mân Côi vào trong đời linh mục của mình; khi là Tổng giám mục Venice, ngài đọc 15 chục Kinh Mân Côi mỗi ngày. Sau khi được bầu làm giáo hoàng, thông điệp thứ 3 (26/09/1959) trong triều đại của ngài là về Kinh Mân Côi có tựa đề Grata Recordatio. Trong đó, ngài nhắc lại và ca ngợi các thông điệp về Kinh Mân Côi của Đức Giáo hoàng Lêô XIII. Qua đó, Đức Gioan XXIII khẳng định rằng Kinh Mân Côi là biện pháp xã hội nhằm khắc phục thời đại rối ren mà ngài được chọn để dẫn dắt Giáo Hội.

Tình yêu Kinh Mân Côi của Đức Gioan XXIII lớn tới mức ngài thiết lập hẳn một lịch trình hằng ngày trong triều đại giáo hoàng cho phép ngài cầu nguyện hoàn toàn bằng Kinh Mân Côi. Ngài đọc Năm Sự Vui vào buổi sáng, Năm Sự Thương vào buổi trưa, và lúc 7h30 mỗi buổi tối ngài đọc Năm Sự Mừng với các thành viên phục vụ điện giáo hoàng (thư ký, các nữ tu, quản gia). Ngài đã viết hàng loạt bài suy niệm về các mầu nhiệm Kinh Mân Côi, và lưu ý rằng sau Thánh lễ và Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì Kinh Mân Côi có vị trí cao quý trong số các hình thức đạo đức Kitô giáo. Đức Gioan XXIII đặc biệt hỗ trợ tôi tớ Chúa, Patrick Peyton, trong những nỗ lực của Patrick để cổ võ các chiến dịch Kinh Mân Côi và gia đình Mân Côi, và khích lệ mọi người cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII coi Kinh Mân Côi là hình thức cầu nguyện đơn giản và dễ dàng nhất.

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh tổng hợp từ tài liệu của TGP Sài Gòn, Đaminh VN và Muốn Nên Thánh

 

 

 

 

Thứ Tư

 

 

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 5, 18-25

"Những ai thuộc về Ðức Kitô, thì đóng đinh xác thịt cùng với các dục vọng vào thập giá".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, nếu anh em được Thánh Thần hướng dẫn, anh em không còn ở dưới chế độ lề luật nữa. Vả chăng người ta thừa hiểu sự nghiệp của xác thịt là: tà dâm, ô uế, phóng đãng, buông tuồng, thờ lạy thần tượng, phù phép, thù hằn, kình địch, ghen tương, giận dữ, cãi lẫy, bất bình, bè phái, giết người, say sưa, mê ăn uống, và những điều khác giống như vậy. Tôi bảo trước cho anh em hay, như tôi đã từng nói rằng: hễ những ai phạm các điều lỗi đó, sẽ không được thừa hưởng Nước Thiên Chúa.

Còn hoa quả của Thánh Thần là: yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, dịu hiền, trung trực, đức hạnh, tiết độ, trinh khiết. Lề luật không chống lại các điều ấy. Vả chăng, những ai thuộc về Ðức Kitô, thì đã đóng đinh xác thịt cùng với các dục vọng và đam mê vào thập giá. Nếu chúng ta sống nhờ Thánh Thần, chúng ta cũng hãy ăn ở theo Thánh Thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

Ðáp: Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng ban sự sống (c. Jo 8,12).

Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

3) Kẻ gian ác không được như vậy, họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi; vì Chúa canh giữ đường lối người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

 

Alleluia: Mt 4, 4b

Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 11, 42-46

"Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia. Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ. Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!"

Có một tiến sĩ luật trả lời Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy sỉ nhục cả chúng tôi nữa". Người đáp lại rằng: "Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới".

Ðó là lời Chúa.

 

4 Ways religious people go wrong

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

 

Các khuynh hướng đạo theo của thành phần biệt phái và luật sĩ Do Thái

 

 

Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, Thứ Tư Tuần XXVIII Thường Niên, và bài Phúc Âm ngày mai của ngài, cả hai cộng lại dài 1/3 của đoạn 11 và cả hai đều ở vào cuối đoạn 11 này, một khúc Phúc Âm liên quan đến những lời khiển trách thậm tệ của Chúa Giêsu với thành phận biệt phái và luật sĩ trong dân Do Thái, những lời khiển trách này cũng đã được Thánh ký Mathêu giành nguyên đoạn 23 dài để thuật lại và đã được Giáo Hội chọn đọc cho 4 ngày liền: Thứ Bảy Tuần XX Thường NiênPhụng Vụ Lời Chúa - Tuần XX Thường Niên, và Thứ Hai, Thứ Ba cùng Thứ Tư Tuần XXI Thường Niên -  Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXI Thường Niên. 

 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, trước hết Chúa Giêsu đã khiển trách thành phần biệt phái, thành phần trong bài Phúc Âm hôm qua vừa được Người vạch ra cho thấy họ chỉ sống vụ hình thức và bề ngoài mà nội tâm rỗng tuyếch và không có gì là chân thực. Người đã khiển trách họ 3 điều chính yếu theo thứ tự như sau: 


1- Khuynh hướng giảm khinh - coi thường những gì chính yếu: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức công b
ình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được bỏ những điều kia".   

 

2- Lòng ham hố danh vọng - coi mình là đệ nhất thiên hạ: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố chợ".  

 

3- Nội tâm như nấm mộ chứa đầy những "tham lam và gian ác" (Bài Phúc Âm hôm qua) - được che đậy bằng những dáng vẻ đạo đức bề ngoài che mắt thiên hạ: "Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như những nấm mồ kín đáo mà người ta không biết dẵm bước lên trên!"

 

Chúa Giêsu chẳng những khiển trách thành phần biệt phái mà còn cả thành phần luật sĩ nữa, vì cả hai đều là thành phần thông luật, giữ luật và đóng vai trò làm thày dạy luật cho dân chúng. Bởi thế, nghe thấy Chúa Giêsu khiển trách thành phần biệt phái như thế thì "có một tiến sĩ luật" cảm thấy bị động lòng - như thể nghe về người khác thì nghĩ đến thân mình liền lên tiếng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy sỉ nhục cả chúng tôi nữa".   

 

Lợi dụng cơ hội thuận lợi này, Chúa Giêsu liền vạch trần bộ mặt thật của thành phần luật sĩ ấy nữa như sau: "Hỡi những tiến sĩ luật, khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới".   

 

Nghĩa là thành phần luật sĩ này bị Chúa Giêsu khiển trách là họ đã tỏ ra nghiêm ngặt với người khác mà nới rộng với bản thân họ về vấn đề tuân giữ lề luậtỞ chỗ, họ bắt người ta tuân giữ kỹ càng và tỉ mỉ đủ mọi luật lệ, trong khi đó cái gì hợp với họ hay dễ giữ thì họ giữ, hoặc giữ để qua mắt thiên hạ, còn cái nào không hợp hay khó khăn thì bỏ qua, tùy theo cách giải thích luật một cách chủ quan vụ lợi của họ.

 

Thánh phần bị Chúa Giêsu khiển trách thậm tệ trong Bài Phúc Âm hôm nay, có thể nói, là thành phần được Thánh Phaolô diễn tả trong Bài Đọc 1 cùng ngày là còn sống theo xác thịt, theo trần tục thế gian: "... ô uế, phóng đãng, buông tuồng, thờ lạy thần tượng, phù phép, thù hằn, kình địch, ghen tương, giận dữ, cãi lẫy, bất bình, bè phái, giết người, say sưa, mê ăn uống, và những điều khác".

 

Nghĩa là họ đã không sống theo tinh thần của lề luật, không sống theo Thần Trí của Thiên Chúa là Đấng đã ban lề luật cho họ qua Moisen, trái lại, nếu họ được Thần Trí của Ngài hưóng dẫn và tuân theo tác động thần linh của Ngài, thì họ đã tỏ ra những gì hoàn toàn ngược lại, như Thánh Phalô cũng đã diễn tả về các hoa quả của Thánh Thần trong cùng Bài Đọc 1 hôm nay: "Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, dịu hiền, trung trực, đức hạnh, tiết độ, trinh khiết. Lề luật không chống lại các điều ấy. Vả chăng, những ai thuộc về Ðức Kitô, thì đã đóng đinh xác thịt cùng với các dục vọng và đam mê vào thập giá. Nếu chúng ta sống nhờ Thánh Thần, chúng ta cũng hãy ăn ở theo Thánh Thần"

 

Và đó là lý do câu họa của Bài Đáp Ca hôm nay mới thốt lên lời xác tín rằng: "Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng ban sự sống". Cũng chính vì thế mà Thánh Vịnh thứ nhất mới chất chứa tâm tình và cảm nhận về số phận hoàn toàn tương phản với nhau về thành quả xuất phát từ 2 loại người, từ những ai không sống theo xác thịt gian ác, cũng như từ những ai sống "gian ác" theo trần gian:
 

1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày.

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.

3) Kẻ gian ác không được như vậy, họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi; vì Chúa canh giữ đường lối người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong.

 

 


Thứ Năm


Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 1, 1-10

"Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian".

Khởi đầu bức thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Phaolô, Tông đồ của Ðức Giêsu Kitô bởi ý định của Thiên Chúa, kính gửi các thánh ở Êphêxô và (là) các tín hữu trong Ðức Giêsu Kitô. (Nguyện chúc) ân sủng và bình an cho anh em do tự Thiên Chúa, Cha chúng ta, và Chúa Giêsu Kitô.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Ðức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý của Ngài, Ngài đã tiền định cho chúng ta được phúc làm con nhờ Ðức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài.

Trong Người, chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này Ngài đã đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ý định của Ngài theo ý Ngài đã định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên mãn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Ðức Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người (c. 2a).

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca! - Ðáp.

4) Hãy ca mừng Chúa với cây đàn cầm, với đàn cầm, với điệu nhạc du dương, cùng với tiếng râm ran, tiếng tù và rúc, hãy hoan hô trước thiên nhan Chúa là Vua. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 11, 47-54

"Sẽ bị đòi nợ máu của các tiên tri đã đổ ra, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa phán: "Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ. Bởi đó mà sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu. Khốn cho các ngươi! Hỡi những tiến sĩ luật, vì các ngươi cất giữ chìa khoá sự hiểu biết. Chính các ngươi đã không được vào, mà những người muốn vào, các ngươi đã ngăn cản họ lại".

Khi người phán bảo cùng các biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng.

Ðó là lời Chúa.

 

16 | October | 2013 | CatholicJules.net

 

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa


 

Các thương tật đạo theo của thành phần biệt phái và luật sĩ Do Thái

 

 

 

Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXVIII Thường Niên, Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca được tiếp tục với bài Phúc Âm hôm qua là bài Phúc Âm thuật lại lời Chúa Giêsu khiển trách cả thành phần biệt phái lẫn thành phần luật sĩ về tính chất giả tạo và đời sống hình thức của họ. 

Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói với cả 2 thành phần này một lúc, những lời nói khiến họ cảm thấy bị hạ nhục một cách công khai trong khi họ là những bậc thày dạy về luật lệ trong dân chúng và cho dân chúng. Bởi thế, ở đoạn kết bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Luca đã cho chúng ta thấy phản ứng dữ dội nơi 2 thành phần này như sau:

"Khi người phán bảo cho các người biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng". 

Vậy, sau khi khiển trách từng thành phần trong họ ở bài Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu đã nói với cả hai thành phần này những gì nữa khiến họ đã tỏ ra căm tức quá như thế? Căn cứ vào những lời Chúa Giêsu nói với họ, thì Người cảnh báo rằng họ sẽ bị trả nợ máu: 

"Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu". 

Thực tế cho thấy họ chẳng giết hại tiên tri nào vào thời của họ hết, như vị vẫn được coi là tiên tri như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị đã bị quận vương Hêrôđê giết chứ không phải họ. Thế nhưng, cũng căn cứ vào lời Chúa Giêsu khẳng định, thì việc họ xây mồ mả cho các vị tiên tri do cha ông của họ sát hại là việc họ, bề ngoài, như thể tỏ ra tôn kính các tiên tri, bù đắp cho các vị, nhưng gián tiếp họ đã tỏ ra công nhận là cha ông họ đã sát hại các vị tiên tri ấy: 

"Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ".  

Thế nhưng, hành động xây mồ mả cho các vị tiên tri của họ, đối với Chúa Giêsu, không phải là việc họ bù đắp cho các vị tiên tri hay công nhận các vị tiên tri, cho bằng họ "làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi". Tại sao Chúa Giêsu lại có vẻ hiểu lầm họ một cách oan nghiệt như thế, như thể Người muốn ngăn chặn con đường ăn năn hoán cải của họ, bằng cách hoàn toàn phủ nhận công việc lành thánh họ muốn làm để bù đắp lỗi lầm cho cha ông của họ như vậy chứ?   

Phải chăng ở đây Chúa Giêsu muốn ngầm tiên báo cho họ biết trước rằng, cho dù họ có thiện chí xây dựng lại mồ mả cho các vị tiên tri nạn nhân của cha ông họ, họ cũng chẳng hơn gì cha ông của họ đâu, mà thậm chí họ còn tệ hơn cha ông của họ nữa, bởi họ có thực sự không sát hại các vị tiên tri như cha ông của họ đã làm, nhưng họ sẽ nhúng tay vào việc sát hại một vị đại tiên tri trên hết các tiên tri, Vị Thiên Sai của Thiên Chúa là chính bản thân Người!?! - "dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu" là thế!  

Đúng vậy, họ "sẽ bị đòi nợ máu" của chính Đấng Thiên Sai Cứu Thế, như chính họ đã tự nguyện chấp nhận với Tổng Trấn Philatô: "hãy cứ để cho máu của hắn đổ lên chúng tôi và con cháu chúng tôi" (Mathêu 27:35), nhưng lại chính là máu đổ ra để cứu chuộc họ, đổ ra một cách nhưng không và vô cùng nhân ái, hoàn toàn không do công nghiệp của họ và cho dù họ cố tình nhúng tay vào việc sát hại Người chăng nữa, miễn là họ tin tưởng vào Người, chứ không tin vào việc tuân giữ lề luật của họ.

Nếu thành phần bị Chúa Giêsu công khai, trực tiếp và thậm tệ khiển trách trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng như trong các bài Phúc Âm mấy ngày vừa qua, liên quan đến chủ trương duy luật và đời sống giả hình tự cho mình là công chính của họ, thì trong Bài Đọc 1 trong mấy ngày vừa qua, Thánh Phaolô, dù viết gửi cho giáo đoàn Galata, hay giáo đoàn Epheso, chỉ liên lỉ nhấn mạnh đến ân sủng Chúa, liên quan đến ơn cứu độ và công chính hóa bởi Chúa Kitô và nơi Chúa Kitô thôi, chứ không phải do việc giữ luật của con người, đúng hơn, khi nhận được ân sủng Chúa ban, họ biết chấp nhận và đáp ứng ân sủng của Ngài một cách xứng đáng cho vinh quang của Ngài.

 

"Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Ðức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý của Ngài, Ngài đã tiền định cho chúng ta được phúc làm con nhờ Ðức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài. Trong Người, chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này Ngài đã đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ý định của Ngài theo ý Ngài đã định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên mãn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Ðức Kitô".

 

Và đó là lý do, trong cả Bài Đáp Ca, được trích từ Thánh Vịnh 91, chúng ta cũng thấy những ý thức về ân sủng Chúa và tâm tình ca ngợi Chúa

1) Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người; trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca!

4) Hãy ca mừng Chúa với cây đàn cầm, với đàn cầm, với điệu nhạc du dương, cùng với tiếng râm ran, tiếng tù và rúc, hãy hoan hô trước thiên nhan Chúa là Vua.

 



Thứ Sáu


Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 1, 11-14

"Chúng tôi trước kia đã trông cậy vào Ðức Kitô, và anh em được ghi dấu Thánh Thần".

Trích thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, trong Ðức Kitô, chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, và anh em (là con cái Israel) cũng được tiền định theo ý định của Ngài là Ðấng tác thành mọi sự theo thánh ý Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trước kia đã trông cậy vào Ðức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đã nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đã tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đã hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, được ca ngợi vinh quang Ngài.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 12-13

Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình! (c. 12b).

Xướng: 1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa! Ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. - Ðáp.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực; địa cầu đầy ân sủng của Chúa. - Ðáp.

3) Phúc thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Từ trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Ðáp.

 

Alleluia: Dt 4, 12

Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phân rẽ tư tưởng và ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 12, 1-7

"Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có nhiều đám đông dân chúng đứng chung quanh, đến nỗi chen đạp lẫn nhau, nên Chúa Giêsu bắt đầu dạy các môn đệ trước tiên rằng: "Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái, nghĩa là sự giả hình. Không có gì che đậy mà không bị tiết lộ ra, và không có gì giấu kín mà chẳng biết được. Vì vậy, những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa, và điều các con nói rỉ tai trong buồng kín, sẽ được rao giảng trên mái nhà.

"Thầy bảo các con là những bạn hữu của Thầy rằng: Các con đừng sợ chi những kẻ giết được thân xác, rồi sau đó không thể làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho các con biết phải sợ ai: Hãy sợ Ðấng, sau khi đã giết chết, còn có quyền ném vào địa ngục. Phải, Thầy bảo các con hãy sợ Ðấng ấy.

"Chớ thì năm con chim sẻ không bán được hai đồng tiền sao? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa, mọi sợi tóc trên đầu các con cũng đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ".

Ðó là lời Chúa.

 

Jesus Practiced What He Preached | The Master's Table

 

Suy Nghiệm Lời Chúa


Thứ men giả hình của thành phần biệt phái và luật sĩ Do Thái

 

 

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XXVIII Thường Niên hôm nay vẫn theo chiều hướng đức tin công chính là những gì được Bài Đọc 1 tiếp tục khai triển từ Thứ Hai đầu Tuần XXVIII Thường Niên này.
 

Trước hết, có một chi tiết hơi lạ ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay, đó là chi tiết: "Khi ấy, có nhiều đám đông dân chúng đứng chung quanh, đến nỗi chen đạp lẫn nhau, nên Chúa Giêsu bắt đầu dạy các môn đệ trước tiên rằng: 'Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái, nghĩa là sự giả hình'...". 

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao tình trạng dân chúng đông đảo đến độ chen lấn đạp cả lên nhau lại trở thành nguyên động lực thúc đẩy Chúa Giêsu lên tiếng giảng dạy các môn đệ của Người về việc ý tứ giữ mình cho khỏi men của những người biệt phái? Phải chăng hiện tượng chen lấn nhau, đến độ gây tổn hại cho nhau như thế là hình ảnh về một thứ môi trường có thể lây lan những cái xấu xa từ kẻ mạnh sang kẻ yếu! 

 

Chính Chúa Giêsu đã xác định "men biệt phái, nghĩa là sự giả hình". Mà giả hình tức là những gì không thật, giả tạo, dối trá không thể nào tồn tại vĩnh viễn như chân lý bất diệt, tức là sẽ bị lộ ra trước ánh sáng, như chính Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay:   

"Không có gì che đậy mà không bị tiết lộ ra, và không có gì giấu kín mà chẳng biết được. Vì vậy, những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa, và điều các con nói rỉ tai trong buồng kín, sẽ được rao giảng trên mái nhà". 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu chẳng những khuyên các môn đệ hãy tránh điều tiêu cực là sống giả hình như thành phần biệt phái, mà còn trấn an và thúc giục các vị hãy sống tích cực bằng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa khi phải sống sự thật, tức là sống không giả tạo, không gian dối, không giả hình, cho dù có vì thế, vì chân lý mà bị bách hại và bị sát hại như Người: 

"Thầy bảo các con là những bạn hữu của Thầy rằng: Các con đừng sợ chi những kẻ giết được thân xác, rồi sau đó không thể làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho các con biết phải sợ ai: Hãy sợ Ðấng, sau khi đã giết chết, còn có quyền ném vào địa ngục. Phải, Thầy bảo các con hãy sợ Ðấng ấy. Chớ thì năm con chim sẻ không bán được hai đồng tiền sao? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa, mọi sợi tóc trên đầu các con cũng đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ". 

Ở đây Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ rằng: 1- không một sự gì xẩy ra ngoài Thánh Ý Chúa quan phòng; 2- dù là một con chim sẻ chỉ có giác hồn, một sợi tóc vô hồn v.v., chẳng đáng già là bao, huống chi là con người vốn là loài linh ư vạn vật, cao trọng hơn chim sẻ nhiều; 3- Thiên Chúa là Đấng quan phòng thần linh sẽ gìn giữ tất cả mọi người và từng người theo ý định khôn ngoan và quyền năng vô cùng của Ngài; 4- bởi đó đừng lo âu sợ hãi nhất là sợ kẻ dữ vì họ cũng chỉ là một con người hữu hạn như mình, chứ không toàn quyền sinh tử đời đời như Thiên Chúa. 

Tóm lại, hãy tin tưởng vào Thiên Chúa mà bằng an vui sống cho dù có phải gian nan khốn khó hoạn nạn đớn đau. Chính lòng tin tưởng vào Thiên Chúa là những gì làm cho con người sống chân thật và công chính, sống vượt lên trên mọi gian nan khốn khó, sống trước thánh nhan Thiên Chúa, Đấng đã được Thánh Phaolô khuyên dạy giáo đoàn Ephêsô trong Bài Đọc 1 hôm nay là thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn "theo ý định của Ngài", và vì thế "đã tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đã hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, được ca ngợi vinh quang Ngài".

Chỉ có tâm hồn nào được vị Thiên Chúa vô cùng thiện hảo và thương xót tỏ mình ra cho, nhờ đó nhận biết Ngài, thì mới, như Mẹ Maria trong biến cố viếng thăm người chị họ Isave của Mẹ, có được tâm tình hân hoan chúc tụng của Thánh Vịnh 32 trong Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa! Ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực; địa cầu đầy ân sủng của Chúa.

3) Phúc thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Từ trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta.

 

Ngày 14-10

 Thánh Calixtô I, Giáo Hoàng Tử Đạo ( 222)

saintCallistus.jpg

 

Chúng ta có được những dữ kiện xác thực về vị thánh này là từ người thù địch với ngài, đó là Hippolytus, vị Giáo Hoàng đối lập đầu tiên, sau này đã tử đạo. Nguyên tắc phủ định được áp dụng: Nếu Callistus có làm điều gì sái quấy, chắc chắn Hippolytus sẽ nhắc đến.

Dầu vậy, thánh Hypolytô không thể ngụy tạo các sự kiện hiển nhiên được và biết lượng định theo lương tri, chúng ta biết nhiều về thánh Calistô I hơn các Đức Giáo Hoàng tiên khởi khác. 
Người là nô lệ của một Kitô hữu tên là Carpôphôrô. Biết được khả năng về kinh tế và tài tổ chức của ngài, ông đặt ngài quản trị một ngân hàng. Công cuộc làm ăn thất bại, chúng ta có thể tin chắc rằng Calistô vô tội chứ không phải ngài biển thủ ngân quỹ như Hipolytô qui trách. Để đòi lại những món nợ bởi người Do thái, ngài bắt buộc phải vào một hội đường. Thế nhưng những người Do thái lại tố cáo ngài là Kitô hữu. Quan tổng trấn Rôma bắt ngài, đánh đòn rồi gửi đi làm lao công ở các hầm mỏ miền Sardinia.

Callistus là một nô lệ trong đám gia nhân của triều đình Rôma, một Kitô hữu tên là Carpôphôrô. Biết được khả năng về kinh tế và tài tổ chức của ngài, ông đặt ngài quản trị một ngân hàng. Công cuộc làm ăn thất bại, chúng ta có thể tin chắc rằng Calistô vô tội chứ không phải ngài biển thủ ngân quỹ như Hipolytô qui trách. Nhưng có nguồn khác lại nói ngài được giao cho công việc giữ tiền của chủ, ngài đánh mất tiền, bỏ trốn và bị bắt. Sau khi phục dịch một thời gian, ngài được thả ra để tìm lại số tiền. Để đòi lại những món nợ bởi người Do thái, ngài bắt buộc phải vào một hội đường. Thế nhưng những người Do thái lại tố cáo ngài là Kitô hữu. Quan tổng trấn Rôma bắt ngài, đánh đòn rồi gửi đi làm lao công ở các hầm mỏ miền Sardinia. Một nguồn khác cho rằng vì quá hăng say, ngài lại bị bắt vì cãi nhau trong đền thờ người Do Thái. Lần này ngài bị đày đi làm hầm mỏ ở Sardinia. Sau đó ngài được thả về nhờ sự can thiệp của bà vợ bé của hoàng đế, và sống ở Anzio (vùng bờ biển địa đầu danh tiếng của thế chiến II)

Một nguồn khác lại kể rằng khi bà Marcia, người thân của hoàng đế Commođô, chắc có lẽ là vợ bé của hoàng đế này, như vừa được đề cập tới, xin được ơn phóng thích cho các tội nhân, Calistô trở về. Đức Giáo Hoàng Victor gửi ngài tới Antium để dưỡng sức và cấp dưỡng cho ngài. Điều này chứng tỏ rằng việc ngài bị Đức Giáo Hoàng Victor gạch tên khỏi sổ những người bị tù tội vì đức tin, mà Hipolytô viết ra là sai sự thật. Đến khi thánh Zephirinô lên kế vị Đức Giáo Hoàng Victor, Calistô được đặt làm Tổng phó tế và có nhiệm vụ coi sóc các nghĩa trang của người Kitô ở Rôma, có lẽ đây là phần đất đầu tiên do Giáo hội làm chủ. Ðức Giáo Hoàng phong cho ngài làm phó tế, coi ngài là bạn và là người cố vấn.. Ngài xây dựng một mộ địa mang tên ngài. Đây là tài sản do một người bạn có quyền thừa kế tên là Cêcilia dâng tặng. Calistô đã tỏ ra là một nhà quản trị có khả năng, nên năm 217, ngài được chọn làm Giáo Hoàng kế vị thánh Zephirinô. Chính ngài được bầu làm Giáo Hoàng với đa số phiếu của hàng giáo sĩ và giáo dân ở Rôma, và do đó bị tấn công cách chua chát bởi Hippolytus, người thất cử, là người tự đặt mình là Giáo Hoàng đối lập đầu tiên trong lịch sử Giáo hội. Sự phân ly này kéo dài 18 năm.

Trên ngai Giáo Hoàng, Đức Callistô I tỏ ra là người kiên quyết bảo vệ đức tin tôn giáo. Ngài đã kết án Sabelliô vì ông này chủ trương sai lạc về tín điều Chúa Ba Ngôi. Đối với Hipolytô, ngài cảnh cáo chủ trương sai lạc theo khuynh hướng nhị nguyên của ông về Chúa Giêsu. Tuy nhiên về phương diện kỷ luật, ngài tỏ ra rất khôn ngoan và nhân từ. Dường như chính ngài là đấng đã tổ chức các tước vị tại Rôma, tại các nhà thờ thuộc giáo xứ ... 

Hippolytus được tôn kính như một vị thánh. Ngài bị lưu đày trong thời kỳ cấm cách năm 235, và đã hòa giải với Giáo hội. Ngài chết vì sự tra tấn ở Sardinia. Hippolytus tấn công Callistus về hai điểm — học thuyết và kỷ luật. Dường như Hippolytus đã đi quá xa trong việc phân biệt giữa Chúa Cha và Chúa Con (hầu như hai Chúa), có lẽ vì ngôn ngữ thần học thời ấy chưa được rõ ràng. Ngài cũng kết án Callistus là quá khoan dung, vì những lý do có thể khiến chúng ta ngạc nhiên: (1) Callistus cho phép những người đã thực hiện việc đền tội, sám hối công khai về tội giết người, dâm dục và ngoại tình được Rước lễ; (2) ngài hợp thức hóa hôn nhân giữa người nô lệ và người tự do – trái với luật Rôma; (3) ngài cho phép truyền chức cho các ông đã lập gia đình hai hay ba lần; (4) ngài chủ trương tội trọng không phải là lý do đầy đủ để cách chức một Giám mục; (5) ngài chủ trương chính sách khoan dung đối với những người đã từng chối đạo trong thời kỳ bách hại.

Năm 222, thánh Calistô I từ trần bằng một cái chết dữ dằn. Theo truyền thuyết, ngài bị đám đông giận dữ nổi loạn ném xuống giếng, tại Tarstevere. Người ta cho rằng các lương dân căm thù vì bị ngài trục xuất đã đưa tới cái chết này. Từ đầu tới cuối, ngài là một con người cương nghị và độc tài. Ngài được chôn cất, không phải nơi hầm mộ mang tên ngài, nhưng tại nghĩa địa ở đường Aurelia. Ðức Callistus là vị Giáo Hoàng đầu tiên (ngoại trừ thánh Phêrô) được coi là tử đạo trong danh sách tử đạo tiên khởi của Giáo Hội.

Lời bàn

Ðời sống của thánh nhân cho thấy con đường lịch sử của Giáo hội, cũng như của một tình yêu chân chính, không bao giờ êm ả. Giáo hội đã và đang phải trải qua những phấn đấu cam go để xác định các mầu nhiệm đức tin trong một ngôn ngữ, mà tối thiểu, phải tạo thành bức chắn ngăn trở sự sai lầm. Về phương diện kỷ luật, Giáo hội phải giữ được lòng thương xót của Ðức Kitô chống lại sự khắt khe, trong khi vẫn giữ được lý tưởng Phúc Âm yêu cầu một sự hối cải và kỷ luật bản thân tận căn. Mỗi một Giáo Hoàng – đúng hơn mỗi một Kitô hữu – phải đi trên con đường khó khăn giữa sự khoan hồng "hợp lý" và sự nghiêm khắc "hợp lý".

Vì thánh Callistô I đã quá nhận thức được sự tha thứ của Thiên Chúa trong đời sống tư riêng của mình, nên thánh nhân rất sẵn lòng tha thứ cho người khác. Chúng ta có tha thứ cho người khác với cùng một mức độ mà chúng ta mong muốn Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta không?

Lời trích

Ðức Giêsu nói về những người thời ấy, "giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ nói với nhau, 'Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không than khóc'. Vì ông Gioan [Tẩy Giả] đến, không ăn không uống, thì chúng bảo: 'Ông ta bị quỷ ám'. Con Người đến, ăn uống như mọi người, thì chúng lại bảo: 'Ðây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.'" (Matthew 11:16b-19a).

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, tổng hợp từ tài liệu của Xito Thiên Phước và Vết Chân Người

 


Thứ Bảy

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 1, 15-23

"Thiên Chúa tôn Ðức Kitô làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, khi nghe biết lòng tin của anh em đối với Chúa Giêsu, và lòng mến của anh em đối với hết thảy các thánh, tôi không ngừng tạ ơn Chúa cho anh em, khi nhớ đến anh em trong kinh nguyện. Xin Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người. Xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Ðức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau.

Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Ðấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 8, 2-3a. 4-5. 6-7

Ðáp: Chúa đã đặt Con Chúa cai trị các công trình tay Chúa tác thành (c. 7).

Xướng: 1) Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu! Chúa đã nâng cao oai nghiêm Ngài trên cõi trời xanh. Từ miệng thiếu nhi và trẻ con đang bú sữa. - Ðáp.

2) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? Con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Ðáp.

3) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang; Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo. Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Ðáp.

 

Alleluia: Gc 1, 18

Alleluia, alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật, để chúng ta nên như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 12, 8-12

"Trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha.

"Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào".

Ðó là lời Chúa.

 

Renovate Life Church of GodDevotionals

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Tuyên xưng Con Người và phạm đến Con Người

 

Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cho Thứ Bảy cuối Tuần XXVIII Thường Niên hôm nay vẫn cùng với Bài Đọc 1 trong ngày tiếp tục đề tài về đức tin công chính hay về người lành sống bởi đức tin. 

Thật vậy, theo lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm, thì người lành sống bởi đức tin là người tỏ ra hiên ngang làm chứng cho sự thật, tức làm chứng cho Chúa Kitô, không sợ hãi khi bị bách hại, hay sợ hãi kẻ bắt bớ mình, trái lại, họ sống như đang ở trước nhan Thiên Chúa là Đấng ngự trong họ bằng Thánh Thần của Ngài, để Ngài có thể tỏ mình ra trong họ và qua họ ở vào chính những cơn gian nan thử thách cần đến đức tin bất khuất của họ.  

Đó là tất cả ý nghĩa của những gì "Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa. Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha. Khi người ta điệu các con vào các hội đường, đến trước mặt vua quan và chính quyền, các con chớ lo lắng phải thưa làm sao, hay phải nói thế nào, vì trong giờ ấy, Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào'".  

Trong đoạn "Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ" trên đây, có tất cả là 3 câu, nhưng hình như câu thứ hai hơi lạc đề, không dính dáng gì với câu trước và câu sau, đó là câu: "Và hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha". Chẳng lẽ câu này Người có ý cảnh báo cho các môn đệ của Người về hai thứ tội: một tội có thể tha được là tội phạm đến Con Người và một tội không thể tha được là tội phạm đến Thánh Thần? 

Có nghĩa là nếu các môn đệ của Người chẳng may vì yếu đuối sợ hãi quá hoặc đau đớn quá không dám làm chứng cho Người, "chối bỏ Thầy trước mặt người đời", thì tội của họ vẫn có thể được tha thứ, như trường hợp đã xẩy ra cho tông đồ Phêrô sau này, vị tông đồ đã chối Thày 3 lần nhưng vẫn được tha, bởi ngài vẫn tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa sau khi ngài vừa chối lần thứ ba xong liền bắt gặp ánh mắt nhân hậu của Thày quay lại nhìn ngài (xem Luca 22:61). 

Sở dĩ tội "phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha" là bởi vì, đối với chính Con Người là Chúa Giêsu Kitô, những ai phạm đến Người nhìn bề ngoài cũng chỉ là một con người tầm thường như họ, không thể nào là Thiên Chúa như họ nghĩ, đều là những con người hoàn toàn "lầm không biết việc mình làm" (Luca 23:34).  

Thậm chí dân Do Thái nói chung và thành phần lãnh đạo dân chúng nói riêng, bề ngoài nhất định chối bỏ Người, cố ý lên án tử cho Người và cương quyết xin Tổng Trấn Philato giết Người cho bằng được, vẫn được vị tông đồ đã chối Thày 3 lần là Phêrô tỏ ra hoàn toàn cảm thông trong bài giảng ở Giêrusalem sau khi ngài chữa lành cho một người què ở Cửa Đẹp, như sau: "Thưa anh em, tôi biết rằng anh em đã tác hành một cách vô thức, như các vị lãnh đạo của anh em đã làm vậy" (Tông Vụ 3:17). 

Thế nhưng, một khi tình trạng "vô thức - ignorance" (Tông Vụ 3:17) ấy của con người, tình trạng "không biết - do not know" (Luca 23:34) ấy nơi con người, một tình trạng vẫn còn có thể được tha thứ, một tình trạng mà một khi đã được Thiên Chúa bù đắp cho bằng Thánh Thần của Ngài là Đấng thấu suốt mọi sự kể cả thâm tâm của Thiên Chúa (xem 1Corinto 2:10), để "Thánh Thần sẽ dạy các con phải nói thế nào", con người vẫn chối bỏ Thiên Chúa, vẫn từ chối sự thật, vẫn cứ "ưa thích tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), vẫn không chịu chấp nhận Chúa Kitô, vẫn cương quyết phủ nhận Chúa Kitô cho đến cùng, thì bấy giờ mới là tội "phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha".

Chính vì đức tin là yếu tố then chốt bất khả thiếu để được cứu độ lẫn công chính hóa mà Thánh Phaolô, trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã phải cầu cho giáo đoàn Epheso của ngài rằng: "xin Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người. Xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Ðức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Ðấng chu toàn mọi sự trong mọi người".

Chỉ nhờ đức tin nhận biết Thiên Chúa, mà thấy được "thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin", chúng ta mới thấm thía những lời Thánh Vịnh 8 trong Bài Đáp Ca hôm nay và đồng thanh tri ân cảm tạ dâng lên Thiên Chúa tâm tình của chúng ta như sau: 

1) Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu! Chúa đã nâng cao oai nghiêm Ngài trên cõi trời xanh. Từ miệng thiếu nhi và trẻ con đang bú sữa. 

2) Khi con ngắm cõi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn tinh tú mà Chúa gầy dựng, thì nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? Con người là chi mà Chúa để ý chăm nom?

3) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang; Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo. Chúa đặt muôn vật dưới chân con người.

 

Thánh Têrêsa Avila (1515-1582)

15 Tháng Mười

 

 

ĐTC Biển Đức XVI về

 

Thánh Teresa d’Avila

 

Thánh Têrêsa Avila: Tiểu Sử

Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng 3 năm 1515, tại Avila, nước Tây Ban Nha, trong một gia đình quý tộc đạo đức.

Từ khi còn là cô gái nhỏ trong gia đình giàu có, Têrêsa và người anh trai là Rôđrigô đã ham thích đọc truyện các thánh và các đấng tử đạo, thấy các ngài can đảm hy sinh chịu khổ chịu chết vì Chúa, và được nên thánh trong Hội thánh. Có lần ngài bảo em: "Chúng ta hãy đến chỗ người ta đang bắt đạo, để chị em mình được chết vì đạo, được Chúa thưởng lên thiên đàng hưởng phước với các thánh.” Thánh nữ chỉ mong được lên thiên đàng, và rất sợ hình khổ hỏa ngục. Dường như đối với hai trẻ, các vị thánh tử đạo vào nước trời thật là dễ dàng!  Rồi hai trẻ bí mật trẩy tới một miền đất xa lạ, hy vọng ở đây có thể được chết cho Đức Chúa Giêsu. Nhưng may thay, chưa đi được bao xa thì hai trẻ đã gặp người cậu!  Lập tức, ông đem các trẻ về cho bà mẹ đang lo lắng của chúng..  Rồi hai trẻ lại quyết định làm hai vị ẩn sĩ trong khu vườn của mình, nhưng việc này cũng chẳng thành công.  Các trẻ không có đủ đá để xây các túp lều cho mình. Chính Thánh nữ Têrêsa Avila đã viết lại các mẩu chuyện vui này khi kể về cuộc đời thơ ấu của ngài. 

Têrêsa có lòng kính mến Đức Mẹ đặc biệt. Ngày ngày, ngài lần chuỗi Mân Côi để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ. Và năm lên 12 tuổi, khi mẹ ngài mất, ngài đến quỳ trước ảnh Đức Mẹ, xin Đức Mẹ nhận ngài làm con, và hứa suốt đời sống xứng đáng làm con Đức Mẹ. Và sự việc là khi bước vào tuổi hoa niên, Têrêsa đã thay đổi hoàn toàn!  Têrêsa Avila ham thích đọc quá nhiều truyện tiểu thuyết và các truyện lãng mạn ngốc nghếch đến nỗi ngài đã giảm lòng ham ước cầu nguyện.  Têrêsa bắt đầu để ý nhiều về cách trang điểm để làm đẹp.  Nhưng sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, Têrêsa Avila đọc truyện thánh Giêrônimô.  Và lập tức, Têrêsa Avila quyết định sẽ trở nên hiền thê của Đức Chúa Giêsu.  Têrêsa Avila gia nhập dòng Cátminh năm 1536.

Năm 1530 nhân tuần cấm phòng tại tu viện thánh Augustinô, thánh nữ cảm thấy ước nguyện đi tu mỗi lúc một thôi thúc mạnh mẽ trong tâm hồn, Ngài trở về ngỏ ý xin cha cho phép vào tu trong dòng Carmelô, nhưng cha Ngài nhất định khưóc từ. Dầu vậy, Têrêsa không sờn lòng, ngài vẫn kiên trì hun đúc ý chí cầu nguyện sống tận hiến theo tiếng Chúa gọi. Một hôm thánh nữ phân vân không biết quyết định làm sao, theo tiếng Chúa  gọi hay vâng lời cha già, thì một câu nói của thánh Giêrônimô đã giúp ngài định hướng dứt khoát cho cuộc đời của mình: “Cả khi cha mẹ con, nằm lăn trước cửa để ngăn cản con đi tu, thì con cũng cứ can đảm bước đi vì tiếng Chúa trong con hơn...” Thế là chim bằng vỗ cánh vút cao trên nền trời xanh thẳm.

Năm 1533, Têrêsa vừa đúng 18 tuổi, ngài nhất định cất bước lên đường vào tu trong dòng “Nhập thể”. Sống cuộc đời mới, thánh nữ hân hoan như cá gặp nước, ngài tiến bộ rất nhanh trên đường tu đức. Ngày 2.11.1535 ngài được mặc áo dòng. Cuộc đời tưởng sẽ êm suôi nhưng không phải thế. Bao nhiêu cơn cám dỗ nặng nề về đức tin và ý hướng tận hiến nổi lên. Thêm vào đó là tâm trí mệt mỏi, bệnh thần kinh xuất hiện hành hạ đến nỗi bề trên phải cho ngài về nhà uống thuốc nghỉ bệnh. Ơn kêu gọi trải qua một cơn sóng gió nặng nề. Nhiều khi thánh nữ cảm thấy chán nản, muốn nhắm mắt để mặc thế gian lôi cuốn. Thế nhưng ý Chúa nhiệm mầu. Chính lúc Têrêsa cảm thấy mình yếu đuối hơn cả thì lại là lúc Chúa hoạt động nơi ngài mạnh hơn hết. Quả thế, một hôm thánh nữ đang say sưa mơ tưởng những sự thế gian, thì bàn tay quan phòng của Chúa đã đến đúng lúc thức tỉnh thánh nữ. Tiếng nói mầu nhiệm của Chúa đã lọt vào lòng thánh nữ: “Cha không muốn con mê mải sự thế gian và tiếp xúc với người đời mà cha chỉ muốn con tiếp xúc với các thiên thần”.

Cả khi đã khấn dòng, Têrêsa Avila vẫn thường cảm thấy khó cầu nguyện.  Thêm vào đó, sức khỏe của Thánh nữ rất yếu kém.  Mỗi ngày, Têrêsa phung phí thời giờ vào những cuộc trò chuyện vô bổ.  Thế rồi một ngày kia, khi đứng trước bức ảnh của Đức Chúa Giêsu, Têrêsa cảm thấy hết sức đau buồn vì đã chưa yêu mến Người cho đủ.  Và thánh nữ bắt đầu tập sống cho riêng một mình Đức Chúa Giêsu dù phải hy sinh khó nhọc đến mức độ nào.  Đáp lại tình yêu của Têrêsa, Chúa Giêsu đã ban cho Thánh nữ đặc ân được nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn.  Têrêsa Avila cũng học biết cầu nguyện cách tuyệt diệu.  Thánh nữ nổi danh vì đã thiết lập thêm mười sáu tu viện Cátminh mới.  Các tu viện này chứa đầy các nữ tu ham ước sống cuộc đời thánh thiện.  Họ làm nhiều việc hy sinh vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu.  Chính Têrêsa Avila đã nêu gương sáng cho các nữ tu này.  Thánh nữ cầu nguyện với rất nhiều tình yêu và thi hành các nhiệm vụ hằng ngày cách chăm chỉ.

Năm 1558, vào sau dịp lễ Phục Sinh, thánh nữ được trông thấy hai bàn tay của Chúa Giêsu rồi tiếp sau là khuôn mặt sáng ngời của Ngài. Lần khác Chúa cho thánh nữ trông thấy địa ngục đầy dẫy những hình khổ và lửa đỏ cháy ngùn ngụt thiêu đốt những linh hồn tội lỗi...

Những thị kiến ấy đã gợi lên nơi thánh nữ ý tưởng phải lập một dòng nhiệm nhặt hơn, chuyên lo đền tội. Thiên Chúa đã chúc lành cho ý định của ngài và giúp ngài thực hiện.

Ngày 24.8.1562, tu viện đầu tiên đã mọc lên ở Avila và ngày ngày có nhiều thiếu nữ xin gia nhập. Quy luật dòng rất nghiêm nhặt, như đi chân không, chú trọng đến việc ăn chay, hãm mình đánh tội, thức khuya dậy sớm, đọc kinh cầu nguyện rất nhiều. Và cũng từ đó, các tu viện được xây cất thêm mỗi ngày một đông, chứng tỏ Thiên Chúa rất hài lòng với công việc lớn lao của thánh nữ.

Cầu nguyện và suy ngắm chiếm điạ vị ưu tiên trong tinh thần tu đức của thánh nữ. Phương pháp cầu nguyện tốt nhất là đặt mình trước mặt Chúa và nhận biết sự nhỏ bé, hèn mọn của mình.

Đề tài thánh Têrêsa ưa nguyện ngắm hơn cả là đời sống hy sinh và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Vì thế trong mọi hoàn cảnh, thánh nữ luôn múc lấy sức mạnh nơi thánh giá Chúa và luôn luôn tâm niệm lời Chúa phán: “hãy vác thánh giá và theo Chúa”. Thánh nữ đã viết: “Tôi không phàn nàn về thân phận của tôi, quả thực tôi không yếu đuối như những phụ nữ khác. Tôi có một trái tim quả cảm. Thiên Chúa nâng đỡ những ai quyết tin tưởng nơi Ngài. Chúa là sức mạnh, là nơi nương tựa và hướng đạo của tôi”.

Thánh Têrêsa đã sống và đã chết với lòng tin tưởng ấy. Thánh nữ hay than thở với Chúa: “Lạy Chúa, dù thành công hay thất bại, dù vui sướng hay đau khổ con vẫn một lòng tin tưởng vào Chúa”. Thánh nữ qua đời ngày tại Alba de Tormes ngày 05.10.1582 hưởng thọ 67 tuổi. Năm 1622 đức Gregoriô XV phong ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1970 Đức Thánh Cha Phaolô VI tôn phong ngài lên hàng tiến sĩ của Giáo Hội.

 

Thánh Têrêsa Avila: Với Các LH trong Luyện Ngục

 

Thánh nữ Têrêsa Avila thương các linh hồn Luyện ngục cách đặc biệt. Bà hay giúp các linh hồn bằng lời cầu nguyện, hi sinh và việc từ thiện. Để thưởng công, Thiên Chúa thường cho bà được thấy các linh hồn lúc ra khỏi Luyện ngục về Thiên đàng. Các linh hồn này từ lòng đất đi ra. Bà thánh viết: ” Tôi được tin một Bề trên Tỉnh dòng mà tôi quen biết đã qua đời. Khi còn sống ngài đã giúp tôi nhiều. Dù vị tu sĩ này được coi là có nhiều nhân đức, nhưng tôi thấy cần cầu nguyện cho linh hồn ngài, bởi ngài làm Bề trên trong thời gian 20 năm, nên tôi e ngại nhiều về việc săn sóc các linh hồn đã được trao phó cho ngài. Phiền muộn, tôi đi tới nhà Nguyện dâng lên Chúa chút việc lành đã làm, và van nài công nghiệp vô cùng của Chúa, xin giải thoát linh hồn vị Bề trên này khỏi Luyện ngục. Trong khi tôi đang sốt sắng khẩn nài như vậy, tôi thấy vị Bề trên này từ lòng đất đi lên phía bên phải tôi, rồi lên thẳng Thiên đàng cách vui vẻ. Vị Bề trên này đã cao tuổi, nhưng tôi thấy dáng người như ở tuổi ba mươi, vẻ mặt rạng ngời ánh sáng. Thị kiến này xảy ra rất ngắn, nhưng tôi không nghi ngờ chút nào về sự thật tôi đã được thấy. Dù ở xa chô ngài qua đời, đôi khi tôi cũng cảm thấy cái chết của ngài, nước mắt ngài chảy ra và khiêm tốn phó mình cho Thiên Chúa.

“Một nữ tu dòng tôi, qua đời chưa được hai ngày, khi chúng tôi đang đọc kinh nguyện cho chị, tôi thấy linh hồn chị đi từ lòng đất lên thẳng Thiên đàng.

“Cũng trong tu viện này, một nữ tu khác quãng 18 đến 20 tuổi mới qua đời. Chị thật là một mẫu gương sốt sắng, kỉ luật và nhân đức. Đời chị đã chịu nhiều đau khổ, bệnh nạn cách rất kiên trì. Tôi không nghi ngờ gở khi thấy cuộc sống như vậy, nghĩ rằng chắc sẽ khỏi phải vào Luyện ngục. Tuy nhiên, sau khi chị qua đời mười lăm phút, lúc chúng tôi đang cầu cho chị trong nhà Nguyện, tôi thấy linh hồn chị từ lòng đất bay thẳng về trời” (Purgatory p. 11-13).

Thánh Têrêsa Avila: Với Thời Đại

Thánh Têrêsa Avila sống trong thời kỳ nhiều khai phá cũng như nhiều biến động chính trị, xã hội và tôn giáo. Ðó là thế kỷ 16, thời của hỗn loạn và cải tổ. Cuộc đời của thánh nữ bắt đầu với sự cực thịnh của phong trào cải cách Tin Lành, và chấm dứt sau Công Ðồng Triđentinô ít lâu.

Ơn sủng mà Thiên Chúa ban cho Têrêsa mà qua đó ngài trở nên thánh thiện, để lại gương sáng cho Giáo Hội và hậu thế gồm có ba điểm: Ngài là một phụ nữ; ngài là người chiêm niệm; ngài là người tích cực sửa đổi.
Là một phụ nữ, nhưng Têrêsa giữ vững lập trường của mình trong một thế giới “trọng nam khinh nữ” vào thời đó. Ngài là người cương quyết, gia nhập dòng Camêlô bất kể sự chống đối kịch liệt của cha mình. Ngài không phải là một con người chìm trong sự thinh lặng cũng như sự huyền bí. Ðẹp, có tài, giỏi giao tế, dễ thích ứng, trìu mến, can đảm, hăng say, ngài thực sự là một con người. Cũng như Ðức Giêsu, ngài có những mâu thuẫn lạ lùng: khôn ngoan, nhưng thực tế; thông minh, nhưng đi đôi với kinh nghiệm; huyền bí, nhưng là người quyết liệt cải cách. Một phụ nữ thánh thiện, nhưng cũng đầy nữ tính.
Têrêsa là một phụ nữ “vì Chúa”, một phụ nữ của cầu nguyện, kỷ luật và giàu lòng thương. Tâm hồn ngài thuộc về Chúa. Sự hoán cải của ngài không chỉ là một công việc tức thời, nhưng đó là một tranh đấu gian khổ suốt cả đời, bao gồm sự trường kỳ thanh luyện và đau đớn. Ngài bị hiểu lầm, bị đánh giá sai, bị chống đối khi ngài nỗ lực cải cách. Tuy nhiên ngài vẫn tiếp tục, vẫn can đảm và trung tín; ngài chống trả với chính bản thân, với bệnh tật. Và trong cuộc chiến đấu ấy, ngài luôn bám víu lấy Thiên Chúa trong lời cầu nguyện. Những văn bản của ngài về sự cầu nguyện và chiêm niệm là chính những kinh nghiệm bản thân của ngài: thật mạnh mẽ, thật thiết thực và thanh cao. Một phụ nữ của cầu nguyện, một phụ nữ vì Chúa.
Têrêsa cũng là một phụ nữ “vì tha nhân.” Qua sự chiêm niệm, ngài dành nhiều thời giờ và sức lực để tìm cách thay đổi chính ngài và các nữ tu Camêlô, để đưa họ trở về với những quy tắc ban đầu của nhà dòng. Ngài sáng lập trên sáu tu viện mới. Ngài đi đây đó, viết lách, chiến đấu — luôn luôn để canh tân, để cải tổ. Trong chính bản thân ngài, trong lời cầu nguyện, trong đời sống, trong nỗ lực cải tổ, trong tất cả mọi người ngài gặp, ngài là người phụ nữ vì tha nhân, người phụ nữ làm phấn khởi cuộc đời.

Thánh nữ Têrêsa Avila là nhà lãnh đạo đại tài cũng như là một người rất mực yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo hội.  Têrêsa Avila về trời năm 1582 và được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh năm 1622.  Đến năm 1970, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tôn nhận Têrêsa Avila làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo hội Công giáo.


Bất cứ khi nào cần một chút “sức đẩy tinh thần” để cầu nguyện cách tập trung và yêu mến hơn, chúng ta có thể cầu xin với thánh Têrêsa Avila.  Chúng ta hãy nài xin thánh nữ giúp chúng ta biết tìm những phương thế thực tiễn để có thể trung thành cầu nguyện mỗi ngày.

Lời Bàn
Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại nhiều xáo trộn, thời đại cải tổ và thời đại giải phóng. Các phụ nữ thời đại có thể nhìn đến Thánh Têrêsa như một thách đố. Thúc giục canh tân, thúc giục cầu nguyện, tất cả đều có trong con người Thánh Têrêsa là người đáng khâm phục và noi gương.

Lời Trích
Thánh Têrêsa hiểu rõ giá trị của sự đau khổ liên tục (bệnh tật thể xác, không muốn cải tổ, khó khăn cầu nguyện), nhưng ngài đã luyện tập để có thể chịu đau khổ, ngay cả khao khát đau khổ: “Lạy Chúa, hoặc là đau khổ hoặc là chết.” Cho đến gần cuối đời, ngài đã kêu lên: “Ôi lạy Chúa! Thật đúng là bất cứ ai làm việc cho Ngài đều được trả bằng những khó khăn! Và đó thật đáng giá cho những ai yêu mến Ngài nếu chúng con hiểu được giá trị của nó.”

Thánh Têrêsa Avila: Biệt Danh


Bên cạnh những danh xưng mà người ta gán cho ngài như: Vị cải tổ dòng Cát Minh, người con của Giáo Hội, nhà đại chiêm niệm, nhân chứng của Thiên Chúa tình yêu thì hình ảnh đậm đà và đẹp nhất người ta thích nói về ngài là hình ảnh Têrêsa của Chúa Giêsu.

Giai thoại nổi tiếng sau đây cho chúng ta thấy điều đó.

Hồi ngài ở đan viện Toledo, một ngày kia, ngài bỗng thấy một cậu bé khôi ngô, thánh nữ ngạc nhiên dừng bước hỏi:

- Này em, em tên gì?

Cậu bé không trả lời ngay, nhưng hỏi ngược lại:

- Thưa bà, vậy bà tên chi?

- Tôi tên là Têrêsa của Chúa Giêsu.

Thánh Nữ đáp.

Cậu bé mỉm cười rất dễ thương tiếp lời:

- Tôi, tôi tên là ... Giêsu của Têrêsa!

Nói xong, cậu bé "Giêsu của Têrêsa" biến mất...

Đức Thánh Cha Gioan XXIII rất thích câu chuyện này. Ngài ghi lại trong quyển nhật ký của Ngài mấy dòng tư tưởng sau đây:

"Tôi phải sống thế nào để Chúa Giêsu cũng nói với tôi, như thuở xưa Ngài đã nói với Thánh Têrêsa thành Avila: "Tôi tên là Giêsu của Têrêsa". Vậy tiên vàn, tôi phải là Angêlô của Chúa Giêsu trước đã..."

Vâng! Mỗi người chúng ta phải là người của Chúa Giêsu.


THÁNH TÊRÊSA AVILA: CÁC CÂU CHÂM NGÔN


- “Tất cả tội lỗi đều do thiếu đức tin mà ra.”

- “Khi ta chỉ có một tham vọng làm đẹp lòng Chúa, thì chính Chúa sẽ ban cho ta sức mạnh để thắng mọi tình cảm khoe khoang..”

-“Cái gì ngăn cản chúng ta dùng con mắt của tâm hồn để nhìn về Chúa?  Ngài chỉ chờ đợi cái nhìn của chúng ta mà thôi.”

-“Đừng để gì làm bạn xao động, và làm bạn sợ hãi.  Mọi sự đều đang qua đi; Thiên Chúa không bao giờ thay đổi.  Sự nhẫn nại chịu đựng đem lại tất cả.  Ai có Thiên Chúa thì không thiếu thốn gì.  Một mình Thiên Chúa đã đủ.”

-“Kẻ kiên nhẫn sẽ đạt được tất cả.”

-“Cho dù đang mắc tội trọng đi nữa, anh em cũng cứ cầu nguyện.  Tôi xin đảm bảo với anh em rằng anh em sẽ đạt đến bến cảng phần rỗi.”

-“Trong quãng thời gian hai mươi tám năm, tôi đã mất hơn mười tám năm trời trong cuộc chiến giằng co vì tôi đã cố sức dung hoà Thiên Chúa với thế gian.”

-“Đừng bao giờ ngoan cố, nhất là trong những điều quan trọng.  Chúa Kitô không cưỡng ép ý chí chúng ta, Người chỉ nhận những gì chúng ta dâng hiến cho Người mà thôi.  Nhưng Chúa cũng không ban mình hoàn toàn cho chúng ta cho đến khi nào Người thấy chúng ta phó mình trọn vẹn cho Người.”

-Thánh Têrêsa Avila, một hôm chịu quá nhiều đau khổ nên trách với Chúa rằng, “Tại sao Chúa lại để cho con nhiều thánh giá thế này.”  Chúa liền hiện ra với chị Thánh và nói, “Vì Cha yêu thương con, nên Cha mới gửi đến cho con nhiều đau khổ, thánh giá, ngõ hầu con làm vinh danh Cha và cứu các linh hồn.”

-Trên đường đi thành lập một đan viện Carmelite, thánh nữ Têrêsa Avila đã bị lật xe và người ta nghe ngài kêu lên: “Thảo nào Chúa chẳng có bao nhiêu bạn hữu, vì Chúa đối xử với họ như thế này đây.”
 

- Khi đã trở nên người của Chúa Giêsu thì thánh Têrêsa sẵn sàng sống tuân theo mọi đòi hỏi của Chúa. Ngài luôn cầu nguyện:

"Lạy Chúa, từ nay con muốn quên đi chính mình, hầu chỉ chú tâm vào việc con có thể làm gì để phụng sự Chúa, và con không còn ý muốn nào khác ngoài Thánh Ý Chúa".



THÁNH TÊRÊSA AVILA: SỐNG TÌNH YÊU CHÚA GIÊSU

 

Chúng ta hãy luôn luôn nhớ đến tình yêu của Chúa Ki-tô Giê-su

Bài đọc 2 Phụng Vụ Giờ Kinh Sách 15/10

Trích tác phẩm của thánh Tê-rê-xa Giê-su, trinh nữ.

Ai được Chúa Ki-tô Giê-su là bạn thân và là nhà lãnh đạo hào hiệp ngự trong lòng, thì có thể chịu đựng mọi sự. Quả thật, chính Người trợ lực và tăng cường sức mạnh cho chúng ta ; Người không bỏ rơi ai, vì Người là bạn thân đích thực và chân thành. Tôi thấy rõ là : nếu chúng ta muốn đẹp lòng Thiên Chúa và được Người ban cho những ân huệ lớn lao, thì chính Thiên Chúa lại muốn những ơn ấy đến với chúng ta qua bàn tay của con người Giê-su cực thánh, là Đấng mà Thiên Chúa uy nghi đã tuyên bố là rất đẹp lòng Người.

Rất nhiều lần do kinh nghiệm, tôi nhận thấy một điều mà Chúa cũng nói cho tôi biết và tôi dám nói là tôi đã nhìn thấy tận mắt, đó là : chúng ta phải vào qua cửa này, nếu chúng ta muốn được Thiên Chúa uy nghi cao cả cho biết những điều huyền nhiệm và bí ẩn. Không được tìm con đường nào khác, cho dù đã đạt tới tuyệt đỉnh chiêm niệm. Trên con đường này, người ta bước đi an toàn vững chắc. Ở đây, Chúa chúng ta là Đấng ban phát và đem lại cho chúng ta mọi ơn lành. Chính Người sẽ dạy dỗ chúng ta. Quan sát kỹ cuộc đời của Người, chúng ta sẽ thấy không có gương nào tốt lành và trọn hảo hơn để mà bắt chước.

Chúng ta ước mong gì hơn là có người bạn đáng tín nhiệm như thế ở bên cạnh, một người bạn không bỏ mặc chúng ta, những khi chúng ta gặp gian nan khốn khó, như bạn hữu trên thế gian thường làm. Phúc thay ai thật sự chân thành yêu mến Người và luôn luôn giữ Người ở lại với mình. Chúng ta hãy nhìn thánh Phao-lô tông đồ : xem ra người không thể không nói đến Chúa Giê-su ngoài miệng, vì người đã khắc ghi Chúa trong trái tim mình. Một khi hiểu điều đó rồi, tôi đã chuyên chú tìm tòi và biết được rằng một số các vị thánh được ơn chiêm niệm lạ lùng, như thánh Phan-xi-cô, thánh An-tôn thành Pa-đô-va, thánh Bê-na-đô, thánh Ca-ta-ri-na thành Xi-ê-na đã không đi con đường nào khác. Chúng ta phải hết sức tự do đi trên con đường này, một niềm phó thác trong tay Thiên Chúa. Nếu Chúa muốn tuyển dụng chúng ta vào hầu cận Người và thông ban cho ta các bí nhiệm của Người, thì ta hãy sẵn lòng vâng theo.

Mỗi lần nghĩ đến Chúa Ki-tô, chúng ta hãy luôn luôn nhớ đến tình yêu của Người, tình yêu đã thúc đẩy Người ban cho chúng ta biết bao ơn thiêng cũng như phúc lành, và nhớ rằng Thiên Chúa đã tỏ tình yêu thương ta biết mấy, khi cho chúng ta bảo chứng lớn lao về tình yêu ấy là Chúa Ki-tô : quả thật tình yêu đòi hỏi tình yêu. Vì thế, chúng ta hãy ra sức tâm niệm điều đó để thúc đẩy mình yêu mến. Vì, nếu chỉ một lần Thiên Chúa ban ơn này cho ta là in sâu tình yêu của Người vào trái tim ta, thì mọi sự sẽ trở nên rất dễ dàng, và trong thời gian rất ngắn, chúng ta sẽ tấn tới nhiều mà không phải vất vả bao nhiêu.

Lạy Chúa, Chúa đã ban ơn Thánh Thần soi sáng thánh Tê-rê-xa A-vi-la, để người vạch ra cho Hội Thánh một con đường dẫn tới đỉnh cao toàn thiện. Xin cho chúng con được hấp thụ giáo huấn của người, và luôn khát khao sống cuộc đời lành thánh. Chúng con cầu xin



Đaminh Maria caio tấn tĩnh, tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau, như từ Dòng Cát Minh, Hội Dòng Đaminh Thánh Linh, TGP Sài Gòn, Phụng Vụ Các Giờ Kinh



Thánh Têrêsa Avila: Châm ngôn

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đường đi thành lập một đan viện Carmelite, thánh nữ Teresa Avila đã bị lật xe và người ta nghe ngài kêu lên:

Thảo nào Chúa chẳng có bao nhiêu bạn hữu, vì Chúa đối xử với họ như thế này đây.

 Thánh Tiến sĩ Teresa Avila xác định: “Tất cả tội lỗi đều do thiếu đức tin mà ra”.
Thánh nữ Têrêsa thành Avila đã viết: “Cái gì ngăn cản chúng ta dùng con mắt của tâm hồn để nhìn về Chúa? Ngài chỉ chờ đợi cái nhìn của chúng ta mà thôi”.
 Thánh Têrêsa Avila, một hôm chịu quá nhiều đau khổ nên trách với Chúa rằng, “Tại sao Chúa lại để cho con nhiều thánh giá thế này.” Chúa liền hiện ra với chị Thánh và nói, “Vì Cha yêu thương con, nên Cha mới gửi đến cho con nhiều đau khổ, thánh giá, ngõ hầu con làm vinh danh Cha và cứu các linh hồn.”

https://hddmvn.net/cham-ngon-thanh-teresa-avila-1515-1582/