Dẫn Nhập

 

Nếu không một người mẹ trần gian nào thấy con cái ḿnh sắp sửa gặp nguy hiểm hay đang gặp cảnh thiếu thốn ngặt nghèo mà lại không tự động t́m cách giúp đáp trong tầm tay của ḿnh thế nào, th́ Mẹ Maria đầy ơn phúc ở trên trời của chúng ta chẳng lẽ lại không biết chu toàn phận sự làm mẹ của ḿnh đối với đàn con trần gian bao giờ cũng đáng thương của Mẹ bằng những người mẹ trần gian của chúng ta hay sao? Đó là lư do Chúa Giêsu đă phải lấy h́nh ảnh của một người cha trần gian để làm cho chúng ta có thể hiểu được phần nào t́nh Cha trên trời: “Các ngươi đầy những tội lỗi mà c̣n biết cho con cái ḿnh những điều tốt lành, th́ Cha trên trời cũng sẽ ban Thánh Linh cho những ai kêu xin Ngài” (Lk 11:13).

Không phải hay sao, các Biến Cố Thánh Mẫu, như ở Paris năm 1830, La Salette năm 1846, Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917 v.v., không phải là những ǵ Người Mẹ trên trời của chúng ta đă tự động ra tay cứu giúp chúng ta? Những Biến Cố Thánh Mẫu này đă không cho chúng ta thấy hiện thực những ǵ đă xẩy ra ở tiệc cưới Cana hay sao (xem Jn 2:46-54), nơi Mẹ đă hiển nhiên đóng vai tṛ “trung gian” hay môi giới giữa Thiên Chúa nơi Con Mẹ và loài người qua đôi tân hôn ở tiệc cưới Cana, đă sắp xềp để làm cho Thiên Chúa toàn năng và loài người cùng khốn gặp gỡ nhau. Phải nói rằng Mẹ Maria vẫn tiếp tục là Điểm Hẹn Thần Linh giữa Thiên Chúa và loài người. Bởi thế, tất cả những ǵ Mẹ Maria tiếp tục làm trên trần gian này, trong gịng lịch sử nhân loại của chúng ta đây, qua những Biến Cố Thánh Mẫu, chỉ là việc Mẹ lập lại những ǵ Mẹ đă làm ở tiệc cưới Cana mà thôi. Ở chỗ, mỗi khi Mẹ thấy nhân loại chúng ta lâm vào t́nh trạng “hết rượu”, một thứ rượu nhân bản chân chính, th́ Mẹ lại đến xin chúng ta “hăy làm theo những ǵ Ngài dạy”, để nhân loại có thể được hưởng một thứ rượu trọn hảo đức ái ngon hơn trước.

Thật thế, nếu Thiên Chúa là Đấng toàn thiện và toàn măn, không lúc nào không muốn ban ơn và tỏ ḿnh ra, th́ quả thực chỉ khi nào con người tỏ ra khao khát Ngài, hết ḷng mong đợi ở Ngài, hoàn toàn mở ḷng ḿnh ra cho Ngài, bấy giờ là lúc họ làm cho “giờ” của Ngài tới. Đó là lư do Chúa Giêsu đă dứt khoát khẳng định “Ai xin sẽ được. Ai t́m sẽ thấy. Ai gơ cửa sẽ mở cho” (Mt 7:7), chứ Người không phán ngập ngừng rằng ai xin có thể sẽ nhận được, ai t́m có thể sẽ thấy, ai gơ cửa có thể sẽ được ban cho. Như thế, lời Mẹ bảo các gia nhân ở tiệc cưới Cana: “hăy làm theo những ǵ Ngài dạy”, được lập lại nơi các Biến Cố Thánh Mẫu bằng một thứ ngôn ngữ thời đại: “Hăy ăn năn hối cải, ăn năn hối cải”, như ở Lộ Đức ngày 24/2/1858, hay “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”, như ở Fatima ngày 13/10/1917, chính là việc Mẹ dọn đường cho Chúa tới, để Người có thể “tỏ vinh hiển của Người ra”. Nếu chúng ta muốn “được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư” (Jn 1:14), chúng ta chỉ việc làm theo lời Mẹ chỉ dạy chúng ta, hay nói đúng hơn, làm theo những ǵ Mẹ “nhắc nhở” (Jn 14:26) chúng ta đúng như “tất cả những ǵ Thày đă nói với các con” (cùng câu vừa trích).

Không phải hay sao, thế giới đă chẳng trố mắt chứng kiến thấy hiện tượng “Nước Nga trở lại”, đúng như Mẹ Maria báo trước ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima ngày 13/7/1917, sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vào ngày 25/3/1984, đă hiến dâng thế giới và ngầm dâng Nước Nga cho Mẹ đúng như ư và cách Thiên Chúa muốn, như lời Mẹ kêu gọi qua chị Lucia ngày 29/6/1929: “Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hợp cùng các vị giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Ngài hứa là sẽ làm cho Nước Nga trở lại”? Nếu những ǵ Mẹ dạy ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima liên quan đến cả vai tṛ riêng của Giáo Hội lẫn vận mạng của chung thế giới loài người, th́ ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức, Mẹ đă làm những phép lạ cho những ai tin tưởng chạy đến với Mẹ, những phép lạ tỏ tường đến nỗi, sau khi tra khảo kỹ lưỡng, khoa học đă không thể phủ nhận và chối căi. Ngoài hơn 60 phép lạ được Giáo Hội công nhận ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức từ trước đến nay, Mẹ vẫn tiếp tục âm thầm làm nhiều sự lạ nơi con cái tin tưởng chạy đến cùng Mẹ. Đó là những “Ơn Lạ Mẹ Ban” về cả phần hồn lẫn phần xác chúng ta cần phải nhận biết Mẹ, và cùng nhau chúc tụng Mẹ hơn.

Chúng tôi xin mở mục Cảm Nhận Thánh Mẫu để chúng ta không phải chỉ nhận biết Mẹ mà c̣n dâng lời tạ ơn Mẹ, cao rao Mẹ và bắt chước Mẹ để cùng với Mẹ “ngợi khen: Thiên Chúa là Đấng toàn năng là đă cho tôi những sự trọng đại, danh Ngài là thánh” (Lk 1:46,49). Vậy nếu chính bản thân của chúng ta, hay chúng ta biết được những Ơn Lạ Mẹ Ban thật sự xẩy ra nơi phần tử trong gia đ́nh hay thân hữu của ḿnh, chúng ta có thể viết lại và gửi điện thư đính kèm (attachment email) cho chúng tôi, để chúng ta cùng nhau “cùng Mẹ ngợi khen Chúa”. Chân thành cảm tạ quí vị.

 

Đại diện Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL