NHỮNG CUỘC HIỆN RA THẬT VÀ GIẢ

 

LM Peter Joseph

 

 

Tôi muốn mở đầu câu chuyện với lời xác nhận là tôi có sở thích riêng về những cuộc mặc khải cá nhân. Tôi đă thăm viếng Paray-Le-Monial (nơi Chúa Giêsu đă tỏ bầy Thánh Tâm Ngài cho Thánh Nữ Magaret Mary vào thế kỷ XVII). Tôi đă thăm viếng Rue de Bac (nơi Mẫu Ảnh Phép Lạ được ban tặng cho Thánh Nữ Catherine Labouré năm 1830). Tôi đă thăm viếng Lourdes, Knock, và Fatima, cũng như thăm viếng cả hai thị trấn nước Bỉ nơi Đức Mẹ đă hiện ra: thị trấn Beauraing (1932-33) và Banneux (1933). Tôi cũng đă được đeo Giây Áo Đức Bà Mầu Nâu và Mẫu Ảnh Phép Lạ đó nữa. Tôi từng hướng dẫn những giờ Chầu Thánh Thể vào dịp mừng Lễ Mừng Kính Chúa Nhân Lành từ năm 1993 đến nay.

 

Với những sự kiện trên, tôi thiết tưởng quí bạn có thể nhận ra rằng tôi không phải là người chống đối các cuộc mặc khải. Thế nhưng tôi là người chống đối những cuộc mặc khải giả tạo. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải mơ hồ. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải không được Giáo Quyền chuẩn nhận. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải cá nhân do ám ảnh mà ra. Tôi chống đối những sự việc này một cách dứt khoát bởi v́ tôi chỉ tin vào những cuộc mặc khải cá nhân xác thực, và tin vào vai tṛ của mặc khải tác động vào đời sống đức tin của Giáo Hội.

 

Số mặc khải và tín điệp bất chính lên tới mức quá nhiều trong hơn 40 năm qua khiến phải cần đến sự phân định về thần linh và khuyến cáo theo truyền thống hơn mức b́nh thường. Trong thời điểm tranh tối tranh sáng giữa sự hỗn độn của thế giới ngày nay và mảnh đất siêu nhiên trống trải, nhiều người Công Giáo đang đi t́m cách liên lạc với siêu nhiên qua ngả mặc khải cá nhân, bất kể được Giáo Quyền chuẩn nhận hay không, cũng như bất kể những loại mặc khải đó có phù hợp với đức tin hay không.

 

Những mặc khải cá nhân vẫn xẩy ra

 

Thiên Chúa có thể và thực sự trong các thời điểm khác nhau đă mặc khải riêng cho nhiều cá nhân. Những người đón nhận mặc khải luôn biết chắc rằng các mặc khải xuất phát từ Thiên Chúa, nên đều tin vào đó. Thế nhưng Giáo Hội không bao giờ bắt buộc người Công Giáo phải tin vào mặc khải riêng của bất cứ ai, ngay cả những mặc khải của các thánh nhân nổi tiếng. Giáo Hội chỉ chuẩn nhận sau khi có cuộc xét nghiệm chính xác và lợi ích siêu nhiên cũng như các yếu tố tạo nên mặc khải phải được coi là thỏa đáng.

 

Giáo lư

 

Câu 67 trong sách giáo lư có dạy rằng: “Qua các thời đại đă từng có những cuộc mặc khải được coi là “cá nhân” mà một số đă được Thẩm Quyền Giáo Hội chuẩn nhận. Tuy nhiên những mặc khải này không thuộc về nền móng Đức Tin. Vai tṛ của các mặc khải ấy cũng không “cải tiến” hoặc “hoàn chỉnh” cuộc mặc khải minh nhiên của Đức Kitô, nhưng chỉ giúp người ta nhờ vào đó mà sống đạo một cách hoàn hảo hơn trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà thôi. ... Đức tin Kitô giáo không chấp nhận “các cuộc mặc khải” tự cho là có khả năng trổi vượt hay sửa đổi chính Mặc Khải mà Đức Kitô đă hoàn chỉnh, như trong trường hợp một số tôn giáo ngoài Kitô Giáo cũng như một số hệ phái gần đây dựa vào các loại mặc khải này để làm nền móng cho niềm tin của họ (Xin đọc St Thomas, Summa II-II, q.174, art.6, ad 3).

 

Như vậy, Sách Giáo Lư nhắm vào thành phần nào? Trong số người này, phải kể đến Hồi giáo và Mormon. Ông Mohammed (Hồi Giáo) cho rằng Bộ Sách Phúc Âm diễn đạt sai về Đức Kitô, riêng phái Mormon th́ tin rằng phải có Giao Ước Thứ Ba.

 

Những nguồn của mặc khải

 

Chung cuộc có ba nguồn chính đem lại mặc khải, thị kiến và sự lạ hay những sự kiện tương tự. Đó là: Thiên Chúa, Người Trần, và Thần Dữ.

 

Từ Thiên Chúa, phải kể đến cả các tạo vật thánh thiện của Thiên Chúa nữa, như Đức Mẹ, một vị Thánh hay thiên thần nào đó.

 

Từ Người Trần, tôi muốn nhắm đến bất cứ kiến thức hay kỹ năng hay xảo thuật nào đó của con người, nhắm đến lừa bịp, óc tưởng tượng hay bất cứ hoạt động nào của người trần, nhắm tới bất cứ loại máy móc hay vật dụng nào đó dùng để đưa đẩy cho sự việc ǵ xẩy ra.

 

Từ Thần Dữ, tôi muốn nhắm đến chính thần dữ cũng như cộng tác viên của ma quỷ.

 

Quyền năng của thần dữ

 

Có rất ít người biết rơ và biết đầy đủ về các quyền năng của thần dữ cũng như khả năng của chúng trong việc lừa bịp. Nhiều người Công Giáo nghĩ rằng mỗi khi có sự lạ nào xẩy ra đều nhất thiết phải đến từ Thiên Chúa. Thế nhưng như tôi đă nói, các tín điệp hay sự lạ cuối cùng đều có thể phát nguồn từ Thiên Chúa, Người Trần, và Thần Dữ. Cần phải có nhận định sáng xuốt để phân định ai là tác nhân trong một trường hợp lạ lùng nào đó.

 

Chính sự nhận thức về tṛ lừa bịp của ma quỉ khiến Giáo Hội phải thận trọng trong việc phân định này. Phần tŕnh bầy kế tiếp của tôi bàn về quyền năng của ma quỉ sẽ dựa vào quan điểm của Cha Jordan Aumann, một linh mục ḍng Đa Minh, đă từng là giảng sư nhiều năm tại Đại Học Angelicum University ở Roma.

 

Các thần dữ có thể và không có thể làm được những ǵ?

 

Các thần dữ không có thể làm được những sự việc sau đây:

 

(1)   Không thể tạo ra được bất cứ hiện tượng nào mang sắc thái thuần túy siêu nhiên.

(2)   Không thể tạo ra được bất cứ một loài thực thể nào cả. Do đó chỉ có Thiên Chúa mới tạo dựng được mà thôi

(3)   Không thể cho người chết sống lại được, mặc dầu chúng có thể tạo ra ảo giác là có thể làm được như vậy.

(4)   Không thể đưa ra những lời tiên tri đích thực, chỉ duy ḿnh Thiên Chúa mới biết một cách tuyệt đối về tương lai và một số người trần được Ngài tuyển chọn để thực hiện một phần nào đó thôi. Tuy nhiên sự phỏng đoán khéo léo của ma quỉ về tương lai khiến cho người phàm coi đó là lời tiên tri.

(5)   Không thể biết được tư tưởng thầm kín trong tâm trí con người. Tuy nhiên trí khôn và óc quan sát sắc sảo của chúng có thể giúp chúng suy luận nhiều thứ về con người.

 

Đồng thời các thần dữ có thể làm được những điều sau đây:

 

(1)   Chúng có thể tạo ra những thị kiến hữu h́nh hay trong tưởng tượng

(2)   Chúng có thể giả mạo ra những trạng thái xuất thần.

(3)   Chúng có thể chữa lành tức khắc những bệnh t́nh gây nên do sự ảnh hưởng quỉ quái của chính chúng.

(4)   Chúng có thể tạo ra năm dấu thánh.

(5)   Chúng có thể giả mạo phép lạ và hiện tượng bay bổng hoặc xuất hiện cùng lúc hai nơi.

(6)   Chúng có thể làm cho người hay vật nào đó biến mất bằng cách gây trở ngại cho thị giác của con người.

(7)   Chúng có thể tạo cho một người nghe thấy những âm thanh hoặc tiếng nói lạ.

(8)   Chúng có thể xui khiến một người nói được các ngôn ngữ khác nhau.

(9)   Chúng có thể tiết lộ một sự kiện được che dấu hay ở ngoài xa.

 

Bất cứ điều ǵ trong thiên nhiên hay khoa học có thể thực hiện th́ chúng cũng có thể thực hiện được trong phạm vi quyền năng Thiên Chúa cho phép. Xin đọc Sách Xuất Hành trong Cựu Ước sẽ thấy một số phù thủy và pháp sư dưới thời vua Pharaon có thể thực hiện được một số việc lạ lùng mà Mai Sen và Aron đă từng làm (Ex 7:11-12; 7:22; 8:7; 8:18-19; 9:11). Đến gần năm 200 trước Công Nguyên, Ông Tertullian viết: “trước hết chúng (ma quỉ) làm cho bạn bị đau yếu bệnh tật, rồi cũng chính chúng nó chữa bệnh cho bạn. Chúng dùng những cách thức chữa trị có khi hoàn toàn khác thường có khi trái nghịch với những phương cách thông thường để nhờ đó chúng cất đi sự ảnh hưởng của đau đớn. Qua đó chúng đươc coi là kẻ kẻ tài giỏi về việc chữa trị (Apology of the Christian religion, 22).

 

Khi đối phó với khả năng lừa bịp của loài thiên thần sa ngă, một điều không mấy ngạc nhiên là Giáo Hội luôn tỏ thái độ rất chậm trễ trong việc tuyên bố sự xác thực của một mặc khải hay một tín điệp.

 

Thần dữ có sự thông minh siêu phàm và rất khéo léo, v́ vậy bạn sẽ quá tự tin nếu bạn tự cho là ḿnh tự có thể phán đoán về sự xác thực của một điều mà không cần đến sự giúp đỡ từ nơi nào khác.

 

Để nhận ra được một điều sai lầm, chỉ cần biết là điều ấy đang nói lên một điều nghịch lại với giáo huấn của Hội Thánh. Nhờ vậy bạn sẽ thấy dễ chống lại những người được thị kiến hơn là nghe theo họ. Thế nhưng chỉ xét đến khía cạnh thiếu vắng sự sai lầm về tín điều mà thôi th́ chưa đủ. C̣n cần đến các yếu tố tích cực khác nữa.

 

Sau đây là một số điều trích dẫn từ chương cuối của cuốn Spiritual Theology (Sheed & Ward 1980), một sách chỉ nam vững vàng của linh mục Ḍng Đa Minh là cha Jordan Aumann.

 

Những dấu chỉ của thần trí Thiên Chúa

 

“Sau đây là những đặc tính phản ảnh chung những dấu chỉ của thần trí Thiên Chúa:

 

1.      Chân Thật: Thiên Chúa là Đấng chân thật, Ngài không hề linh ứng trong tâm hồn điều ǵ khác ngoài sự chân thật. Nếu ai đó tưởng rằng ḿnh là người được Thiên Chúa linh ứng và v́ đó mà mang những ư kiến đi ngược rơ ràng với chân lư đă được mặc khải, chống lại giáo huấn của Hội Thánh, hay trái nghịch với khoa thần học, triết lư và khoa học, th́ bạn phải đi đến kết luận ngay rằng đương sự đang bị thần dữ lừa gạt, hoặc đang trở thành nạn nhân của sự hoang tưởng hoặc lư luận sai lạc.

 

2.      Quan Trọng: Thiên Chúa không bao giờ là căn nguyên của những điều vô dụng, phù phiếm hăo huyền, hoặc vô ân sủng. Một khi thần trí Ngài ngự đến một tâm hồn, đều đem lại điều quan trọng và mang lại ân sủng.

 

3.      Khai Ngộ: Mặc đầu con người luôn luôn không hiểu hết ư nghĩa điều được Thiên Chúa linh ứng, nhưng ảnh hưởng của bất cứ tác động hay thôi thúc nào của Thiên Chúa đều mang lại tính cách khai ngộ và xác tín, chứ không mang lại tăm tối và nghi nan. Đây là sự thật cả về hiệu quả đối với cá nhân đón nhận điều linh ứng cũng như cả về hiệu quả đối với người khác.

 

4.       Tuân Phục: Các tâm hồn được thần trí Thiên Chúa linh ứng đều là những người vui vẻ đón nhận những lời khuyên nhủ và hướng dẫn của các vị bề trên hoặc những người có thẩm quyền trên ḿnh. Tinh thần vâng lời, tuân phục và khiêm hạ này là một trong những dấu chỉ rơ ràng nhất chứng tỏ rằng điều đặc biệt mà đương sự được linh ứng bắt nguồn từ chính Thiên Chúa.

 

5.      Thận Trọng: thần trí Thiên Chúa biến tâm hồn trở nên thận trọng, khôn ngoan, và có suy nghĩ về các hành động ḿnh làm. Không vội vàng, nông nổi, phóng đại hay háo thắng. Tất cả đều phải ở mức quân b́nh, cân nhắc, cẩn trọng và đầy trầm tĩnh và b́nh tâm.

 

6.      Khiêm Nhường: Chúa Thánh Linh luôn đong đầy vào tâm hồn người nhận thị kiến những cảm nghĩ khiêm tốn và tự hạ. Càng thấm nhuần sự thông hảo với ơn trên bao nhiêu, tâm hồn càng biết hướng đến cảm nghĩ ḿnh chỉ là vực sâu của hư vô. Mẹ Maria thưa với Sứ Thần truyền tin: “Này tôi là tôi tớ của Chúa, tôi xin vâng lời Sứ Thần truyền.” (Lk 1:38).

 

7.      B́nh An: Thánh Phaolô thường nói đến sự an b́nh phát nguồn nơi Thiên Chúa (Rom 15:33, Phil 4:9), và Chúa Giêsu nhắc đến sự b́nh an như một trong những biểu lộ thần trí của Ngài (Jn 14:27). Đây thực là điểm son luôn phản ảnh t́nh thông hảo với Thiên Chúa. Tâm hồn cảm nghiệm được sự thanh thản bền bỉ ngay từ đáy sâu tâm hồn (pp. 402-3).”

 

Cha Aumann c̣n nêu ra một số dấu chỉ khác như: Ḷng tín thác nơi Thiên Chúa, Linh động trong ư muốn, Ư nghĩ ngay lành, Kiên nhẫn trong đau khổ, Từ bỏ bản thân. Tâm hồn đơn sơ, Tâm trí tự do.

 

Những dấu chỉ của tư tưởng thần dữ

 

“... bởi v́ thần dữ có thể giả dạng như một thần linh cũng như có khả năng tạo ra những hiện tượng có vẻ huyền bí và xác thực, chúng ta nên để ư những dấu chỉ do ảnh hưởng của ma quỉ vắn tắt như sau:

 

1.      Tư tưởng sai lạc. Thần dữ là cha của dối trá, nhưng chúng lại có cái khéo léo biết che dấu lừa bịp của chúng bằng những hiện tượng nửa hư nửa thật và huyền bí giả tạo.

 

2.      Óc ṭ ṃ bệnh hoạn. Đây là đặc tính của những tâm hồn háo thắng muốn t́m ra những khía cạnh huyền nhiệm của các hiện tượng bí ẩn, hoặc hăm hở với điều huyền bí và siêu phàm.

 

3.      Mơ hồ, lo lắng, và chán chường sâu đậm.

 

4.      Cố chấp. Đây là một trong những dấu chỉ chắc chắn nhất phản ảnh tư tưởng của ma quỉ.

 

5.      Luôn thiếu thận trọng, và tư tưởng bất an. Đây là trường hợp của những người có thái độ thái quá trong hoạt động tông đồ hay những hành vi đền tội, hoặc sao lăng bổn phận cố hữu của ḿnh để tham dự vào những công tác tự ḿnh chọn.

 

6.      Tư tưởng kiêu căng và tính háo danh. Rất lo lắng đến chuyện công bố về cái tự gọi là hồng ân được trao tặng và những cảm nghiệm huyền bí.

 

7.      Khiêm nhường giả tạo. Đây là điều họ dùng để che dấu ḷng kiêu căng và ích kỷ của ḿnh.

 

8.      Thất vọng, thiếu tự tin, và dễ nản ḷng. Đây là đặc điểm cố hữu và có thể thay đổi dưới các dạng tự phụ, an b́nh giả tạo hay lạc quan vô căn cớ (p. 412).

 

“ Cha Aumann c̣n nêu ra một số dấu chỉ khác như: Thiếu kiên nhẫn khi gặp đau khổ và phẫn uất một cách cố chấp; Khó kiềm chế đam mê và dễ chiều theo cảm xúc viện cớ là muốn ḥa nhập với huyền nhiệm; Giả h́nh, đóng kịch, đi hàng đôi; Gắn bó thái quá với những an ủi về t́nh cảm, nhất là trong việc thực hành cầu nguyện; Thiếu ḷng sùng kính sâu sa đối với Chúa Giêsu và Đức Maria; Quá câu nệ vào chữ nghĩa, lề luật và quá khích trong việc cổ vơ cho một ư tưởng nào đó.

 

Dấu chỉ về tư tưởng người trần

 

“Tư tưởng người trần th́ luôn hướng chiều về các thỏa măn của riêng ḿnh. Tư tưởng trần tục coi thú vui trần thế là thân hữu và mọi đau khổ là kẻ thù. Thực chất là luôn chiều theo cá tính, sở thích và vị kỉ riêng một cách thất thường, hoặc chỉ biết thỏa măn ḷng tự phụ của ḿnh. Tư tưởng này không màng ǵ đến sự khiêm cung, tinh thần xám hối, quên ḿnh hoặc hy sinh. Nếu một vị bề trên hay linh hướng có lời khuyên ngược lại với các ư hướng của đương sự th́ họ sẽ bị chụp mũ là người không c̣n đủ thẩm quyền hay thích hợp với đương sự nữa. Tư tưởng người trần luôn nhắm đến thành công, danh dự, khen thưởng và thú vui. Nó luôn can dự vào việc cổ vơ cho người khác ngưỡng mộ để được nổi danh. Tóm lại, tư tưởng người trần không muốn hiểu biết phải trái, cũng chẳng quan tâm đến điều ǵ khác ngoài ḷng ích kỷ của ḿnh.

 

“Trong thực tế nhiều khi khó phân biệt được mặc khải nào phát sinh từ thần dữ, tư tưởng trần tục hoặc óc vị kỉ. Tuy nhiên phân biệt mặc khải nào đến từ Thiên Chúa, mặc khải nào do ma quỷ hay con người tạo ra tương đối dễ dàng hơn. Đại đa số các trường hợp mặc khải không đến từ Thiên Chúa. Một khi xác định mặc khải đó không thể đến từ Thiên Chúa chúng ta phải mạnh dạn từ khước chúng ngay mà không cần quan tâm đến nguồn gốc của chúng phát xuất từ thần dữ hay người trần. (p.413)

 

Một số mẫu mực để phân định

 

“Sau đây là một số mẫu mực hướng dẫn cho việc phân định về các nguồn gốc thị kiến cho các vị linh hướng có trọng trách đối phó với các mặc khải và lời tiên tri:

 

1.      Bất cứ mặc khải nào đi ngược với các tín điều hay tín lư đều sai lầm, do đó phải bác bỏ ngay. Thiên Chúa không bao giờ tự mâu thuẫn được.

 

2.      Bất cứ mặc khải nào đi ngược với giáo huấn chung của các nhà thần học hoặc có dụng ư giải tỏa những cuộc tranh luận giữa các môn phái phải được kể vào loại rất đáng nghi ngờ.

 

3.      Nếu có một hay vài chi tiết sai lầm trong mặc khải, th́ không nhất thiết cần bác bỏ toàn diện nội dung mặc khải. Các phần c̣n lại khác có thể là chính xác.

 

4.      Sự kiện một lời tiên tri đă được ứng nghiệm th́ tự nó không thể đi đến kết luận là điều ấy phát nguồn từ Thiên Chúa. Điều đó vẫn có thể là một điểm khoa học tự nhiên chưa được t́m thấy, một phần cũng có thể là kết quả của trí khôn siêu việt tự nhiên của chính người thị kiến.

 

5.      Mặc khải nào chỉ hoàn toàn nhằm đến sự việc vô dụng hay thỏa măn tính ṭ ṃ cũng nên bác bỏ ngay v́ điều này không phát nguồn từ Thiên Chúa. Điều này cũng áp dụng vào những mặc khải có nội dung quá chi tiết, dài ḍng, tràn đầy những lư luận và bằng chứng. Các mặc khải từ Thiên Chúa thường ngắn gọn sáng sủa rơ ràng và chính xác.

 

6.      Người nhận mặc khải cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt về thái độ và tính t́nh. Nếu đương sự tỏ ra khiêm tốn, có nếp sống khá quân b́nh, thận trọng, đạo đức cao, thể xác và tâm thần đều khỏe mạnh, th́ đấy là những lư do chính đáng để tiến xa hơn trong việc xét đến chính nội dung mặc khải. Nếu đương sự tỏ ra quá mệt nhọc do việc hy sinh hăm ḿnh thái quá, mắc bệnh thần kinh, bị ảnh hưởng bởi nhiều đợt chán chường hay mệt mỏi trầm trọng, ham muốn truyền bá điều mặc khải, th́ đó là những nguyên do đáng phải nghi ngờ.” (p. 430)

 

Óc ṭ ṃ

 

Tín điệp mặc khải có đem lại lợi ích cho sự cứu rỗi các linh hồn hay không? Nếu thuần túy chỉ nhằm thỏa măn tính ṭ ṃ th́ nhất quyết đó không phát nguồn từ Thiên Chúa. Một số người dùng thị kiến làm phương tiện hành nghề để đưa ra tin tức về sinh con, hôn nhân, tiến tŕnh pháp luật, bệnh tật, biến cố chính trị. Thiên Chúa không điều hành Văn Pḥng Cung Cấp Tin Tức như thế. Người có óc quan sát tài hoặc có trực giác giỏi có thể thành công với một số việc nhỏ. Tại các buổi cầu cơ, đồ dạc được di động qua lại, thần linh điều khiển tay một người nào đó viết ra những tín điệp v.v. Thiên Chúa chẳng khi nào làm những chuyện như vậy trong bất cứ cuộc mặc khải nào đă được Giáo Hội phê nhận, v.v.

 

Tính ṭ ṃ luôn xuất hiện nơi những người tự cho ḿnh biết số phận cuối cùng của Công Chúa Diana, Frank Sinatra hay Elvis Presley, v.v. Mọi người chúng ta đều muốn biết ai lên hay không lên Thiên Đàng. Có một bà kia tôi nghe nói bà tự cho ḿnh biết mọi người quá cố hiện đang ở đâu. Thật là kỳ cục hết chỗ nói: không ở Thiên Đàng th́ ở luyện tội chứ sao! Tôi thiết nghĩ sẽ có tác dụng nguy hại cho việc làm ăn và danh tiếng của ḿnh nếu người nào đó cho rằng một số người thân của ḿnh đang ở hỏa ngục. C̣n người nào tuyên bố như vậy về những người có tiếng tăm th́ chắc hẳn sẽ bị thất tín ngay lập tức. Cũng thế các cuộc mặc khải mà chỉ nói về những điều hiển nhiên hay những điều vô dụng đều đáng phải nghi ngờ.

 

Tại sao thần dữ lại làm chuyện đó?

 

Người Công Giáo phải luôn cẩn trọng khi tin tưởng vào những thị kiến hay tín điệp trước khi nhận được sự chuẩn nhận của Giáo Hội. Thần dữ đă từng tạo ra nhiều điều huyền bí giả tạo trong những năm gần đây. Có người hỏi: “Tại sao thần dữ lại đứng sau cuộc mặc khải để khuyến khích người ta cầu nguyện, ăn chay và xám hối? Chẳng lẽ bọn Satan lại mâu thuẫn với nhau sao?”

 

Đây là câu hỏi hợp t́nh hợp lư. Vậy th́ tại sao thần dữ hành động như thế?

 

Trả lời: Chúng làm như vậy v́ một số lư do, như nhằm đánh lạc hướng con người để không c̣n tin vào những cuộc mặc khải cá nhân xác thực; nhằm hướng con người đi đến việc thực hành những điều không được chúc lành bởi Thiên Chúa; nhằm biến cuộc mặc khải cá nhân phải mang tiếng xấu; nhằm làm cho hết tin tưởng hay lâm vào t́nh trạng khủng hoảng đức tin một khi người được thị kiến sau này bị coi là người lầm lạc, và tệ hơn nữa chúng c̣n ngầm ư xảo quyệt là lôi kéo một số người theo nhau rời bỏ Giáo Hội. Thần dữ sẵn sàng thua lỗ nếu chúng thắng về lâu về dài.

 

Thần dữ vui mừng khi các người Công Giáo bác bỏ những phương thế đă từng thực hiện đem lại lợi ích cho đời sống đức tin để rồi đuổi theo những điều tự được coi là phi thường, không được Giáo Hội chuẩn nhận. Giáo Hội luôn cảnh giác tối đa trước khi đưa ra lời chuẩn nhận một cuộc mặc khải cá nhân, lư do là v́ Giáo Hội biết rơ cách thức “mà Satan thường giả dạng thành một thiên thần của ánh sáng” (2 Cor 11:14). Giáo Hội phải tránh t́nh trạng nhẹ dạ và niềm tin không có nền tảng. “Đừng gạt bỏ Chúa Thánh Linh, đừng coi thường lời tiên tri, nhưng phải kiểm chứng mọi sự!” đó là lời giáo huấn của thánh Phaolô (1 Thess 5:19-21). Đồng thời Thánh Gioan cũng khuyến cáo: “Anh chị em thân mến, đừng tin vào thần linh nào cả, nhưng hăy kiểm chứng lại các thần linh để biết có phải xuất phát từ Thiên Chúa hay không” (1 Jn 4:1). Một số thần linh rất dễ phân biệt, số khác phức tạp hơn. Riêng các linh mục phải biết làm gương đặc biệt về ơn khôn ngoan và đức vâng phục trong lănh vực này.

 

Những gương về người thị kiến bị luận xét là lầm lạc

 

Một vài cá nhân đă từng bị nêu đích danh để luận tội, ví dụ như Vassula Ryden, Ḥn sỏi nhỏ, William Kamm. Vassula Ryden đă từng bị Hội Thánh kết án hai lần (tức văn pḥng của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin) với nguyên do là cuộc mặc khải của nàng không phát nguồn từ Thiên Chúa, lại c̣n chứa những sai lầm đi ngược lại Đức Tin. Bạn có thể nghe nói: “nhưng bài viết của nàng chứa đựng nhiều tư tưởng thật là tuyệt diệu và rất là siêu nhiên.” Tôi đồng ư về điều này. Có lẽ 99% bài viết của Vassula là phù hợp với Đức Tin Công Giáo - thế nhưng đó chỉ là cách thức thần dữ dùng để đánh lừa người Công Giáo đạo đức. Chỉ có 1% là nguy hại. Một trái táo có thuốc độc trông vẫn là trái táo ngon, tuy nhiên nó có tác dụng gây nguy hại cho bạn. Thần dữ không thể đánh lạc hướng những người Công Giáo sùng đạo bằng những lời lẽ lạc đạo thẳng thừng, nhưng chúng có thể nại đến ḷng đạo đức của họ để rồi nhẹ nhàng gieo rắc sự sai lầm.

 

Trong mọi cuộc mặc khải đă được Giáo Hội chuẩn nhận từ trước đến nay, không có trường hợp nào Thiên Chúa dùng bàn tay con người để viết lên những tín điệp của Ngài. Thế nhưng bạn có thể t́m thấy những tín điệp được viết tay tại các buổi cầu cơ - và các buổi cầu cơ đều bị Giáo Hội lên án là một sinh hoạt của huyền bí chống lại luật lệ Thiên Chúa.

 

Tôi đă đọc một tập san tu đức lên tiếng bênh vực Vassula rằng Đức Hồng Y Ratzinger chưa hề kư lời minh định chống lại bài viết của nàng và đăng trên báo L'Osservatore Romano. Thực ra một người mà tôi quen biết đă gởi cho tập san này lời minh định trích từ tờ báo chính thức của Giáo Hội tên là Acta Apostolicae Sedis, có chữ kư của Đức Hồng Y phía dưới cùng với chữ kư của vị Giám Mục Thư Kư Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin nữa. Có điều đáng tiếc là vị chủ nhiệm tập san nói trên không có tinh thần khiêm nhường và trung thực đủ để cho đăng lời đính chính trong các số báo kế tiếp.

 

Một ví dụ khác: những cuộc hiện ra tại Garabandal miền Bắc Tây Ban Nha trong đó bốn cô gái tự cho rằng Đức Trinh Nữ Maria đă hiện ra với các nàng từ năm 1961 đến 1965. Các vị giám mục kế tiếp của địa phận Santander đều nhất loạt không chuẩn nhận. Ngay vị giám mục hiện nay là Giám Mục Vilaplaua cũng đồng thanh với phán quyết đó. Bất chấp phán quyết này, một số hội đoàn vẫn c̣n tích cực lên tiếng bênh vực vụ Garabandal. Đây là một gương đơn giản về bất phục tùng đối với thẩm quyền hợp pháp.

 

Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp không thể kể ra hết được. Chẳng hạn như c̣n có Montichiari tại Italy (1947), Necedah tại Hoa Kỳ(1949), Palmar de Troya tại Tây Ban Nha (1968), Bayside tại Hoa Kỳ. (1970), Dozule tại Pháp (1972), và hằng trăm trường hợp khác - đó là chưa kể tới tất cả những người tự nhận là sứ ngôn và người đưọc thị kiến trong quá khứ và hiện tại, như người đàn bà Ái Nhĩ Lan tên là Christina Gallagher và nhiều tâm hồn đáng thương khác bị lừa dối. Tín điệp của bà Gallagher có phần thể hiện tâm trạng âu lo thái quá của người phụ nữ khóc than cho tương lai đen tối của thế giới. Trong thực tế có rất nhiều hạng người lo âu cuồng nhiệt than khóc cho số phận của thế giới xuất thân là người Công Giáo đạo đức - tuy nhiên có điều nên lưu ư là Đức Trinh Nữ trên Thiên Đàng không nói giọng bực bội với người phàm như vậy đâu. Gán ghép những giọng nói như thế cho Đức Mẹ là một điều phỉ báng.

 

“Cứ có thị kiến đi? Rồi sẽ được du lịch.” Những người muốn xuất hiện trước công chúng như vậy không đáng được tin tưởng. Người thị kiến trung thực luôn né tránh công chúng. Những người này chẳng bao giờ đi đây đi đó với đoàn tháp tùng gồm nhiều nhiếp ảnh gia và máy chụp đâu. Họ chấp nhận để các thẩm quyền trong Giáo Hội điều tra mà không cần đến những cổ vơ của đại chúng.

 

Thẩm quyền luận xét và bổn phận vâng lời

 

Không có một tư nhân nào có thẩm quyền luận xét chính thức và tối hậu để đi đến phán quyết các cuộc mặc khải cá nhân là xác thực hay không.

 

Thẩm quyền cầm cân nẩy mực về sự xác thực của một mặc khải cá nhân trước tiên nằm trong tay vị Giám Mục địa phương.

 

Các cuộc hiện ra tại Lourdes, Knock, Fatima, Beauraing, Banneux - chỉ xin kể một vài nơi tiêu biểu - đă được chuẩn nhận bởi các Giám Mục địa phương. Các Vị Giáo Hoàng đương thời không hề đưa ra lời minh định về các chuyện này. Theo giáo luật thực hành thời nay, Giám Mục địa phương phải bổ nhiệm một Ủy Ban để điều tra và đưa ra luận xét về bất cứ cuộc mặc khải cá nhân nào đó (nếu ngài nhận thấy đáng phải điều tra), tuy nhiên Toà Thánh có thể can thiệp vào khi thấy cần hoặc khi được vị giám mục địa phương yêu cầu. Đàng khác, ngài cũng có thể yêu cầu Hội Đồng Giám Mục của quốc gia ngài giúp đỡ trong tiến tŕnh điều tra và đưa ra phán quyết.

 

Giáo luật cấm và coi là phạm tội nếu một ai truyền bá những mặc khải cá nhân chưa được chuẩn nhận bởi giám mục địa phương, Hội Đồng Giám Mục, hoặc Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin của Ṭa Thánh Vatican. Có người biện bạch: “Tôi cứ tin cho tới khi nào Đức Giáo Hoàng tuyên bố là sai lầm th́ sẽ thôi.” Đây là một hướng dẫn vô dụng trong vấn đề này - Rất họa huần Đức Giáo Hoàng mới loan báo việc chuẩn nhận hay bác bỏ một mặc khải.

 

Đối với những lời minh xác gán cho Đức Giáo Hoàng (chẳng hạn như: tôi nghe thấy rằng Đức Giáo Hoàng có nói với bà Smith sau thánh lễ tại Nguyện Đường riêng của ngài rằng ngài tin có mặc khải tại Garabandal và Bayside;” hoặc: “Đức Giáo Hoàng bảo Jack rằng ông ta cứ việc xúc tiến ấn hành cuốn sách bị cấm đó”) - không ai được quyền hành động theo chuyện tầm phào như thế. Giáo Hội được điều hành bằng những minh định và được ban bố một cách công khai - chứ không nhờ đến những tin đồn hay thông tin cá nhân như vậy.

 

Các Đức Giáo Hoàng có thể tự chọn việc bầy tỏ sự chuẩn nhận của các ngài đối với một vài mặc khải nào đó theo sau quyết định của Giám Mục địa phương, hay Hội Đồng Giám Mục bằng cách ngài đề cập đến mặc khải, hoặc bằng cách đặt thêm ngày lễ kính trong niên lịch phụng vụ, hoặc bằng cách hành hương đến nơi có liên hệ mật thiết với mặc khải (v.d: Guadalupe, Paray-le-Monial, Rue de Bac, Lourdes, Knock, Fatima, Beauraing, Banneux).

 

Ngay cả trong trường hợp Giám Mục địa phương có sự sai lầm khi không chuẩn nhận một mặc khải chính xác, th́ việc vâng phục vẫn phải được coi là trọng. Giáo luật cho là phạm tội nếu người nào không tuân phục (Giáo quyền) đi truyền bá mặc khải cá nhân, thế nhưng không có tội nếu người ta không truyền bá một mặc khải cá nhân nào đó. Luật này áp dụng cho cả người thị kiến cũng như người tin theo. Trong thực tế người tự cho ḿnh được thị kiến bất tuân phục một lệnh hợp lư của Giám Mục, và cứ cho rằng Thiên Chúa đang phù hộ cho hành động của ḿnh, th́ đây chính là dấu chỉ rơ ràng tín điệp ấy không phát nguồn từ Thiên Chúa. Ngay cả khi một mặc khải xác thực được chuẩn nhận, th́ chính Thiên Chúa cũng không muốn hay khuyên nhủ người thị kiến nên truyền bá điều mặc khải trái với sắc lệnh hợp pháp yêu cầu ngưng điều đó của vị Giám Mục. Thực tế cho biết rằng có nhiều dịp trong đời sống của Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila (chết năm 1582) Thánh Nữ Margaret Mary (chết năm 1690) và Nữ Tu Josefa Menendez (chết năm 1923) là những người Chúa đă chỉ thị cho họ công bố sự việc, tuy nhiên Bề Trên của Họ đă ngăn cấm. Vậy họ đă làm ǵ? Họ vâng lời các bề trên là người phàm trần. Và Chúa đă nói ǵ với Họ? Ngài phán: “Chúng con đă làm một việc đúng khi chúng con vâng lới người thay mặt Ta.”

 

Vào một lần kia, Thánh Tâm Chúa Giêsu bảo Thánh Nữ Margaret Mary làm điều ǵ đó, nhưng bề trên của Thánh Nữ không chấp thuận. Lần Ngài hiện ra sau đó, Thánh Nữ hỏi Ngài về việc này Ngài nói: “... không những Cha mong muốn con nên làm những ǵ Bề Trên của con khuyên làm, nhưng Cha c̣n muốn con không được làm bất cứ điều ǵ khi không có sự chấp thuận của Bề Trên dù đó là điều Cha bảo con làm. Cha hài ḷng về sự vâng lời của con. Cha không hài ḷng với bất cứ ai không có đức vâng lời” [Bút Kư của Thánh Nữ Margaret Mary].

 

Các tác giả tu đức thường có câu châm ngôn: Bề Trên có hoặc không được linh ứng về những điều mà họ khuyên bảo, nhưng chính con luôn được linh ứng là phải vâng lời. (Dĩ nhiên ở đây chúng ta không nói đến việc Bề Trên khuyên đi vào đường tội, và như tôi đă nhấn mạnh trước rằng nếu bỏ qua điều mặc khải cũng không bị coi là phạm tội ǵ cả).

 

Satan có khả năng lừa dối bằng cách cổ vơ việc tốt trong một thời gian để cuối cùng chúng chiếm phần thắng lợi trong tương lai. Những cuộc mặc khải của Necedah, của Wisconsin xem ra có hiệu quả tốt, nhưng lại là sai lầm. Chuỗi tràng hạt được nói là biến thành vàng. Mặc khải tại Bayside cũng tương tự như thế. Và rồi chính sự không vâng lời đă minh chứng họ sai lầm. Chúa nói với Thánh Nữ Margaret Mary rằng: “Con gái của Cha ơi! Hăy lắng nghe! Đừng bao giờ con nhẹ dạ tin vào thần linh nào cả, v́ Satan sẽ căm hờn và t́m nhiều cách để lừa dối con. Con đừng làm điều ǵ khi không có sự chấp thuận của người linh hướng cho con. Như thế dưới danh nghĩa đức vâng lời, những cố gắng của Satan chống lại con sẽ thành vô vọng, bởi v́ chúng chẳng có quyền lực ǵ trên người biết vâng lời” [Bút Kư]. 

 

Ngoài yếu tố sai lầm đă bàn tới, một dấu chứng quan trọng khác của điều bí nhiệm giả mạo phải lưu tâm tới đó là tính cố chấp và bất tuân. Tôi rất thích lời trích dẫn của Thánh Faustina Kowalska: “Satan có thể khoác vào ḿnh chiếc áo khiêm nhường, nhưng chúng không biết cách mặc chiếc áo vâng lời” (Nhật Kư đoạn 939). Những người được thị kiến trung thực, như Thánh Piô Thành Pietrelcina (thường gọi là Cha Piô), là những gương mẫu mực thước về đức vâng lời. Họ chẳng bao giờ dựng nên chuyện Đức Kitô chống lại Giáo Hội cùa Ngài.

 

Mỗi người đều tự do đưa ra ư kiến riêng của ḿnh, nhưng mọi người đều cần đặt ḿnh dưới sự xét đoán của Giáo Hội bằng việc thực thi đức vâng lời. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn được tự do bất đồng ư kiến (v́ Giám Mục không phải là người không có thể sai lầm trong vấn đề này), thế nhưng bạn có bổn phận thực hành đức vâng lời đối với ngài, có nghĩa là bạn không được phép hành động chống lại sắc lệnh của ngài, bạn không được truyền bá mặc khải nào đó khi ngài không chuẩn nhận là xác thực, cũng như bạn không được tiếp tục nói công khai rằng mặc khải đó là chính xác. Bạn hăy nhớ điều này, một hội đồng của Giáo Hội có thể đưa ra lệnh bác bỏ v́ những lư do mà hội đồng không tiện nói ra một cách công khai, chẳng hạn như hội đồng có thể t́m thấy những điều không tốt về người thị kiến, nhưng không muốn tuyên bố công khai những điều đó ra, dù rằng nói ra sẽ có lợi về việc minh chứng lệnh bác bỏ là đúng và có thể giúp cho mọi người dễ chấp nhận hơn.

 

Nếu một tín điệp không được chuẩn nhận là xác thực v́ lư do tín lư, bạn không được tự do bào chữa cho các loại tín điệp ấy, bởi v́ bạn sẽ bào chữa cho sự sai lầm. Trường hợp Vassula Ryden là một ví dụ về khía cạnh này: Mặc dù Thánh Bộ Tín Lư Đức tin đă phán quyết các bài viết của Ryden sai lầm về tín lư. Một số người đạo đức vẫn c̣n nêu nghi vấn để biện minh và thắc mắc nhằm bào chữa cho Ryden là điều tôi không hiểu nổi v́ điều đó vượt quá khả năng. Trường hợp của Vassula rơ ràng như trắng với đen. Ngoài yếu tố không phù hợp giáo điều, điều mà nàng tự cho là mặc khải đă được chính Chúa tự tay viết ra lại có chứa nhiều lỗi chính tả và văn phạm Tiếng Anh!

 

Bạn có quyền nói công khai rằng một mặc khải đă được chuẩn nhận là không xác thực chăng? Được, bạn có thể nói như thế nếu muốn. Giáo Hội chẳng bao giờ buộc bạn phải nh́n nhận mặc khải cá nhân nào cả. Tuy nhiên thái độ bất đồng ư kiến như thế nên phát biểu với ḷng kính trọng.

 

Cẩn trọng chẳng khi nào gây hại

 

Một sự kiện đơn giản cần nhớ là hầu hết các cuộc mặc khải cá nhân đều là giả mạo. Do đó thật là khờ dại nếu lại đi dấn thân vào việc truyền bá một tín điệp sai lầm hay c̣n đang trong nghi ngờ là có thể xuất phát từ Cha của Dối Trá. Nếu một ngày nào đó bạn tự nhận ra được đó là điều sai lầm, bạn sẽ hối tiếc không biết bao nhiêu mà kể, và lúc đó bạn sẽ không có cách nào hàn gắn lại được những thiệt hại bạn đă gây ra cho người khác. Mặt khác, nếu bạn muốn truyền bá th́ thiếu ǵ những tín điệp đă được chuẩn nhận để truyền bá. Tốt nhất là hăy gắn bó với những điều đă được Giáo Hội phê chuẩn hơn là làm theo ư riêng để rồi dễ sa vào bẫy lừa đảo của thần dữ.

 

Cha Peter Joseph ở Wagga Wagga, Úc Châu. Ngài có bằng tiến sĩ về Tín Lư Thần Học của Đại Học Giáo Hoàng Gregorian, Roma. Ngài là người hiệu đính trong việc duyệt lại bộ "Apologetics and Catholic Doctrine" của Đức Tổng Giám Mục Sheelan (nhà xuất bản Saint Austin Press năm 2001). Hiện nay ngài là chưởng ấn của Tỉnh Ḍng Maronite Úc Châu.

 

http://www.christianorder.com/features/features_2004/features_oct04.html

 

 

                                                                                                           Bản dịch của Thảo Nguyên

 

‘Các Tiên Tri’ và ‘Những Cuộc Hiện Ra’

 

Bài viết Những Cuộc Hiện Ra Thật Và Giả do Cha Peter Joseph trong số báo tháng Mười năm 2004 khơi lên một số b́nh luận và nghi vấn, mà phần lớn là tích cực.  Chúng tôi cho in ra đây một số câu hỏi và trả lời của Cha Joseph.

 

 

1. “Cha bảo rằng bà Vassula Ryden đă bị Văn Pḥng Ṭa Thánh ‘luận tội’ là không đúng.  Hơn nữa, Đức Hồng Y Ratzinger trong các cuộc phỏng vấn bà Vassula ngài đă nói rằng những bài viết của bà có thể được đọc và quảng bá cách thận trọng”

 

Văn Pḥng Ṭa Thánh đă ra hai Tuyên Cáo chống lại ‘các thông điệp’ của bà Vassula.  Tuyên Cáo đầu tiên vào năm 1995 nói rằng có ‘nhiều yếu tố cơ bản cần phải được xem như sai lạc chiếu theo giáo lư Công Giáo.  Ngoài việc nêu rơ sự ngờ vực tự nhiên trong những luận cứ cho rằng những mặc khải tự nhiên đă xảy ra, ta cũng cần lưu ư một số những sai lầm về giáo lư tiềm ẩn bên trong’.

 

Sau đó Bản Tuyên Cáo nêu lên sự tối nghĩa, giảng giải lộn xộn về tín điều Chúa Ba Ngôi và Giáo Hội – “đi ngược lại giáo huấn Công Giáo”.  Bản Tuyên Ngôn c̣n nói rằng “Bà ta rơ ràng đă đặt ḿnh trên tất cả mọi phán quyết và mọi quy ước của giáo quyền và  giáo luật, và trong thực tế, đang tạo ra một mối bất ḥa liên tôn”.

 

Tất cả những điều ấy đủ để xem là một sự ‘luận tội’ – ngoại trừ bạn tin rằng điều sai lầm ngụy giáo và hành vi bất chánh là những vấn đề không quan trọng.

 

Về việc bạn c̣n có thể truyền bá những tín điệp đó nữa hay không, th́ Bản Tuyên Cáo năm 1995 viết rằng: “Thánh Bộ này yêu cầu sự can thiệp của các Giám Mục để nhờ đó giáo dân của họ được thông tin cách chính xác và để khỏi tạo cơ hội cho bà gieo rắc tư tưởng của bà trong các Giáo Phận của họ”.

 

Bản Tuyên Cáo Thứ Hai của năm 1996 tái khẳng định rằng các Giám Mục của Giáo Hội có năng quyền giáo luật trên mọi bài viết liên quan đến đức tin và luân lư, v́ thế những mặc khải cá nhân đó không thể có biệt lệ trong điểm giáo luật này.

 

Vậy th́ từ đó đến nay Hồng Y Ratzinger tuyên bố cái ǵ?  Trong bài viết của tôi, độc giả nên hiểu rằng những lời b́nh luận riêng tư hay công cộng của Hồng Y Ratzinger – ngay cả trường hợp nếu là xác thực – cũng không thể xóa bỏ một sắc luật của Thánh Bộ.  Chỉ có một sắc luật mới th́ có thể vô hiệu hóa một sắc luật cũ - chứ không phải đơn thuần là một cuộc phỏng vấn với báo chí!  Ngay cả những xác tín và quan điểm cá nhân của Giáo Hoàng cũng không có quyền hạn, và không thể viện dẫn để phủ nhận giáo huấn hay Giáo Luật.  Như đă nói trong bài viết của tôi, Giáo Hội được điều hành bằng những tuyên ngôn công khai và những điều luật phổ quát, chứ không phải bằng những cuộc phỏng vấn cá nhân hay những truyền đạt riêng tư.

 

Ngay như nếu có ǵ hơn thế nữa, hay giả như có thêm một cuộc xét nghiệm nữa, th́ mọi người Công Giáo vẫn buộc phải tuân theo phán quyết chính thức duy nhất đă công bố cho đến nay, (về thông điệp của bà Vassula) là phủ quyết.

 

 

2- “Bài viết của Cha Joseph đă thiếu sót không đề cập đến Medjugorje, hay những mặc khải của Cha Gobbi.”

 

Mục đích của tôi là giải thích những nguyên tắc để phân định mọi mặc khải; chứ không phải chỉ để cắt nghĩa chi tiết của vài mặc khải cá biệt nào đó.  Những nguyên tắc trong bài viết của tôi cho thấy rơ rằng giáo dân không được truyền bá những tín điệp của Medjugorje.  Muốn biết tại sao, bài nói chuyện của Giám Mục Peric trong cùng số của Christian Order nói về vấn đề đó rất đầy đủ.

 

Trong những dịp khác, tôi đă nói với giáo hữu (thường th́ chẳng có ai tin) là đừng có bám lấy và truyền bá hiện tượng Medjugoje nữa.  Những cái lư của tôi đơn thuần là: 1. Đức Giám Mục đă nói hiện tượng là giả.  2.  Không có phép lạ nào được chuẩn nhận.  3.  Những thông điệp nhàm chán tầm thường nhai đi nhai lại, không xứng đáng với Mẹ Chúa Trời.  C̣n đầy dẫy những lư do khác nữa.

 

Phần trường hợp Cha Gobbi, tôi không được biết là có sự phán quyết chính thức nào (từ giáo quyền) là chấp thuận hay phủ quyết, tuy nhiên tôi nghĩ rằng những tín điệp của Cha lập đi lập lại, tẻ nhạt rườm rà, và lắm lúc lại mâu thuẫn với nhau.  Phong trào Chống Chúa Kitô đă không xuất hiện trong năm 1998 như đă được tiên báo; và việc Chúa Đến Lần Thứ Hai cũng không xảy ra, điều mà các tín điệp của thập niên 90’s đă tiên đóan là sẽ xảy đến vào cuối thập niên.

 

 

3- “Nếu các Linh Mục như Cha muốn nói ǵ th́ nói, th́ chắc chẳng có cuộc hiện ra nào được công nhận!  Mọi mặc khải đều bị kết án ngay từ bước đầu”

 

Tôi thích tin theo những mặc khải được chuẩn nhận, bởi v́ những mặc khải đó được công nhận chỉ sau khi được xét nghiệm cẩn thận. Ta phải có đức tin nhưng chớ có nhẹ dạ.  Kẻ chủ quan thường dẫn đến một trường hợp điển h́nh là lư giải sai lạc.  ‘Nhiều thiên tài đă bị đồng môn kết tội, bởi v́ họ đi trước thời gian.  Thế nên, ai bị kết tội là một thiên tài’!

           

Không phải mọi cuộc hiện ra được chuẩn nhận đều đă có lúc phải kinh qua màn mây mù của sự luận tội.  Không có phán quyết nào từng được công bố chống lại các mặc khải tại Guadalupe, Paray-le-Monial, Rue de Bac, Lourdes, Knock, Fatima, Banneux, Beauraing.  Vậy các Giám Mục có thận trọng không?  Thông thường, có – v́ các ngài  buộc phải thận trọng.

 

Việc sùng kính Ḷng Thương Xót Chúa đă bị khống chế do lệnh của Ṭa Thánh từ năm 1958 đến năm 1978.  Việc sùng kính này đă chưa bao giờ bị kết án hay bị xem là sai trái, nhưng chỉ bị ra lệnh là không được truyền bá mà thôi.  Không hội đủ bằng chứng, và đến nay sự việc đă rơ ràng v́ một số những phó bản và bản dịch ở thời điểm đó hướng dẫn lệch lạc. Ta nên làm ǵ trong suốt 20 năm đó? Vâng theo sắc chỉ như mọi người khác. Lúc đó tôi không hề nghe về bất cứ sự bất tuân nào trong vấn đề này.  Đức vâng phục như thế mới làm Chúa hài ḷng.

 

Nếu bạn muốn truyền bá những tín điệp bị ngăn cấm, th́ bạn có khác ǵ một giáo hữu Tin Lành, bất chấp các Giám Mục và Giáo Hội.

 

 

4- “Làm sao chúng tôi biết được những trường hợp nào thực sự đă bị một giám mục có năng quyền phản đối?  Thí dụ như trường hợp tại Garabandal, tôi đă đọc rất nhiều khẳng định cũng như phản khẳng định đến nỗi tôi không biết phải tin ai bây giờ”

 

Đôi khi khó mà biết được cách chắc chắn là phán quyết nào đă được chấp thuận.  Dù vậy chỉ cần viết thư cho Văn Pḥng Chưởng Ấn của Gíao Phận, yêu cần được biết về lập trường chính thức, thường th́ bạn sẽ nhận được sự giải đáp mà bạn cần.

 

Trách nhiệm chứng minh thuộc về những ai cho là (hiện tượng hay tín điệp) đă được chấp thuận.  Bạn cần nói với họ rằng: “Làm ơn cho xem toàn văn bản (và ngày) của sắc lệnh mà Giám Mục chấp thuận.”  Ta có thể đối chiếu với Văn Pḥng Chưởng Ấn bất cứ sắc lệnh nào tự cho là đă được chấp thuận.

 

Trong trường hợp của Garabandal, trong nhiều năm qua tôi đă đọc những tuyên cáo đưa ra những phán quyết phủ nhận của các giám mục kế vị.  Mấy năm trước tôi cũng đă xem một văn thư từ Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh tại Úc, tái xác định sự phủ quyết về trường hợp Garabandal, và lên án sự bất tuân của những ai truyền bá hiện tượng ấy.

 

C̣n có người bảo, ‘Đang có một sự xét nghiệm nữa’:  cho dù là thật, điều ấy chẳng có giá trị ǵ trong bối cảnh hiện nay.  Bạn không nên truyền bá bất cứ điều ǵ mà Giáo Hội tuyên bố phủ nhận, cho đến khi nào một sắc lệnh mới đảo ngược lại sắc lệnh cũ.

 

 

Fr Peter Joseph

 

Bản Dịch:  Nhân Ái

 

Trật Tự Kitô Hữu (Christian Order) Tháng Giêng 2005

 

http://www.christianorder.com/features/features_2005/features_jan05_bonus.html