Chương Ba


ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
 


Sau đây là diễn tiến việc Giáo Hội đáp ứng "yêu cầu" mà Mẹ Maria đă cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào ngày 13/7/1917 và cho riêng chị Lucia biết vào ngày 13/6/1929.

DƯỚI GIÁO TRIỀU ĐỨC THÁNH CHA PIÔ XI (6/2/1922-2/10/1939)


Điều “yêu cầu” của Mẹ Maria đă được chị Lucia kính đệ lên Đức Thánh Cha Piô XI. Trong thư gửi lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24-10-1940, chị đă đề cập đến việc này:

“Đức Thánh Cha rất kính mến, con xin phép lập lại một điều khẩn cầu đă được tŕnh lên Đức Thánh Cha mấy lần trước, cũng như đă được tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XI” (LS:247).

Phần Đức Thánh Cha XI, trong thư gửi cho đức hồng y Pompili là đại diện của ṭa thánh Rôma, Ngài viết:

“Ta cảm thấy hết sức xúc động khi nghĩ tới những tội lỗi dữ tợn và phạm thánh đến Thiên Chúa và các linh hồn được tái diễn trầm trọng hơn mỗi ngày nơi vô số người ở nước Nga... cần phải có một sự đền tạ trọng thể và phổ quát hơn. Bởi thế, Ta muốn, với hết khả năng của ḿnh, thực hiện một việc đền tạ cho tất cả những hành động phạm thánh này, đồng thời kêu gọi tín hữu khắp nơi trên thế giới thực hiện việc đền tạ này vào ngày lễ thánh Giuse, 19/3/1930... Sau khi đă xin Thánh Tâm Chúa Giêsu tha thứ và thương đến các nạn nhân và cả những kẻ sát nhân, Ta cầu khẩn Đức Maria Đồng Trinh Vô Nhiễm Thánh Thiện, Mẹ của Thiên Chúa...”

Nước Nga chưa được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Tức “yêu cầu” của Mẹ chưa được thực hiện. Do đó, sự kiện “bằng không, Nước Nga sẽ...” đă thực sự xẩy ra, như trong thông điệp Divini Redemptoris ban hành ngày 19/3/1937, Đức Thánh Cha đă phải viết:

“Dù cộng sản chưa có đủ thời gian để ra tay hết cỡ, thương ôi, chứng kiến nước Tây Ban Nha yêu qúi, Ta đă thấy được mức độ tấn công tàn bạo của nó. Chẳng những nhà thờ này, thánh đường kia, đan viện nọ bị chiếm cứ, mà c̣n bị hủy hoại nữa. Mọi vết tích Kitô giáo đều bị tiêu hủy... Cộng sản hung dữ đến nỗi giết chết các giám mục bất kể là ai, hàng ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ... Đa số nạn nhân của nó là giáo dân ở mọi hoàn cảnh và mọi giai cấp. Cho đến lúc này, từng đoàn lũ giáo dân đang bị giết chết hầu như hằng ngày chỉ v́ họ là những Kitô hữu tốt hay ít nhất v́ họ đă chống lại cộng sản vô thần...” (AC:20).

Đoạn văn trên đây đă nói lên hai trong ba sự kiện “bằng không” mà Đức Mẹ đă báo trước, đó là: “kẻ lành sẽ tử đạo, Đức Thánh Cha sẽ chịu nhiều đau Khổ”. (Sự kiện Đức Thánh Cha chịu nhiều đau khổ tỏ tường
nhất phải kể đến vụ ám sát hụt, như dư luận nghi ngờ cho là do âm mưu của KGB, điệp vụ Nga Sô, vào ngày 13/5/1981 sau này đối với Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II).

Nước Tây Ban Nha mới thử nếm mùi cộng sản trong thời kỳ nội chiến 1936 -1939, như Đức Thánh Cha đề cập đến ở trên, mà như thế, các nước bị cộng sản thống trị hay bị sát nhập vào với Liên Sô th́ thế nào. Thật vậy, Hồng quân Sô Viết đă chiếm phía đông của Ba-Lan ngày 17 -9-1939, đa số phần đất của Phần-Lan vào tháng 3-1940, phần đất của Romania vào tháng 6-1940, và trọn ba nước ở vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithunia vào tháng 8-1940. “Một số nước sẽ bị tiêu diệt”, như Đức Mẹ tiên báo sự kiện “bằng không” thứ ba, phải chăng là chính ba nước thuộc vùng Baltic này, là những nước đă bị hoàn toàn sát nhập vào Liên Bang Sô Viết, chứ không phải bị đô hộ hay bảo hộ như chính sách thực dân đế quốc của Pháp đối với Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 19 đến bán thế kỷ 20.

DƯỚI GIÁO TRIỀU ĐỨC THÁNH CHA PIÔ XII (2/3/1939-9/10/1958)


Điều “yêu cầu” của Mẹ Maria đă được chị Lucia chính thức và trực tiếp tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII hai ngày 24-10-1940. Nội dung của bức thư này, chị tŕnh cho Đức Thánh Cha biết Bí Mật Fatima thứ hai được Đức Mẹ tiết lộ ngày 13-7-1917 ở Fatima, việc giữ năm Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp được Đức Mẹ xin ngày 10/12/1925 ở Pontevedra, và việc Đức Thánh Cha hợp cùng các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ được Mẹ dạy ngày 13/6/1929 tại Tuy.

Đức Thánh Cha Piô XII, vị Giáo Hoàng tiền định đă được thụ phong Giám Mục vào chính ngày giờ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần thứ nhất, 13-5-1917, cũng là vị giáo hoàng đă được thấy hiện tượng mặt trời nhẩy múa bốn lần trong bốn ngày, ngày 30 và 31 tháng 10 và ngày 1 và 8 tháng 11, dịp Ngài tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 1-11-1950, đă thực hiện “yêu cầu” này của Mẹ hai lần, một lần vào ngày 31-10-1942, ngày kết thúc mừng 25 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, và một lần vào ngày 7-7-1952, lễ hai thánh Cyrilô và Mêthôđiô, tông đồ của sắc dân Slavs, mà Nga là một trong ba nhóm (thuộc về nhóm ở phía đông).

Lần thứ nhất, qua vô tuyến truyền thanh, Đức Thánh Cha Piô XII đă gửi đến quốc dân Bồ Đào Nha điệp văn của Ngài, trong đó, có đoạn sau đây:

“Chúng con trông cậy, chúng con hiến dâng, chúng con phó thác cho Mẹ, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, trong giờ phút nguy biến của lịch sử nhân loại này, chẳng những Hội Thánh, Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Con Mẹ, đang đổ máu và đau khổ ở nhiều nơi bằng nhiều cách, mà c̣n cả thế giới đang bị ră rời v́ những bất ḥa nguy tử, đang bừng bừng lên lửa thù hận, trở nên nạn nhân của chính tội lỗi của ḿnh”

Lần thứ hai, qua Tông Thư Sacro Vergente Anno gửi quốc dân Nga Sô, Ngài viết:

“Để cho lời cầu nguyện thiết tha của chúng tôi và của qúi vị dễ được chấp nhận hơn, và để chứng tỏ cho qúi vị thấy ḷng ưu ái của chúng tôi đối với qúi vị, giống như mấy năm trước chúng tôi đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ của Thiên Chúa, vậy giờ đây, chúng tôi hiến dâng, và, một cách hết sức đặc biệt, chúng tôi phó thác tất cả nhân dân nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, với niềm hy vọng chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, nhờ sự bầu cử toàn năng của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, ước vọng của chúng tôi cũng như của qúi vị và của tất cả những người lành sẽ được hoàn toàn nên trọn, là một nền ḥa b́nh đích thực, ḥa hợp huynh đệ, và tự do cho tất cả mọi người, nhất là cho Giáo Hội

Lần thứ nhất, Nước Nga chưa được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ. Lần thứ hai, nước Nga được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ song không có sự tham dự của toàn thể các giám mục trên thế giới. Nghĩa là, cả hai lần hiến dâng này đều chưa hoàn toàn đúng như ư muốn của Thiên Chúa. Do đó, sự kiện “Bằng không, Nước Nga sẽ...” đă xẩy ra. Chị Lucia đă tóm tắt sự kiện “bằng không” này khi nói với đức giám mục Gurza như sau:

“Chúa nhân lành đă tỏ cho con biết là Ngài hài ḷng về việc làm này (việc hiến dâng lần thứ nhất) của Đức Thánh Cha cùng với một vài giám mục. Mặc dầu nó chưa được hoàn toàn đúng theo ước muốn của Ngài, song Ngài hứa sẽ làm cho chiến tranh sớm chấm dứt. C̣n việc trở lại của nước Nga th́ bây giờ chưa xẩy ra”

Về việc “chiến tranh sớm chấm Dứt”, quả thật, ngày 2/2/1943, quân Đức đă bắt đầu kiệt quệ và trước hết đầu hàng ở Stalingrad. Ngày 13/5/1943 phe trục đầu hàng ở Bắc Phi. Ngày 10-7-1943, Đồng minh chiếm Sicily nước Ư. Ngày 6-6-1944, Đồng Minh chiếm lại miền Bắc nước Pháp. Ngày 19-20/6/1944, hải quân Mỹ đánh bại Nhật ở vùng biển Phi-Luật-Tân. Ngày 30-4-1945, Hitler tự tử ở Bá-Linh. Ngày 6-8-1945, Nhật bị một trái bom nguyên tử của Mỹ ở Hiroshima. Ngày 9-8-1945, Nhật bị một trái bom nguyên tử nữa của Mỹ ở Nagasaki.

Về “việc trở lại của nước Nga th́ chưa xẩy ra”, nên, Nước Nga đă “gieo rắc lầm lạc trên khắp thế giới”: Năm 1948, đến các nước Bulgaria, Czechoslovakia và Bắc Hàn; năm 1949, đến Hung Gia Lợi, Trung Hoa và Đông Đức; năm 1950, Bắc Hàn bắt đầu tấn công Nam Hàn; năm 1954, đến các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam- Bốt; năm 1957, Bắc Việt Nam bắt đầu xâm lăng Nam Việt Nam.

DƯỚI GIÁO TRIỀU ĐỨC THÁNH CHA GIOAN XXIII (28/10/1958-3/6/1963)


Điều “yêu cầu” của Mẹ Maria, theo sử liệu, không được chị Lucia trực tiếp tŕnh lên Đức Thánh Cha Gioan XXIII, như chị đă làm việc này với hai vị tiền nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Piô XI và Piô XII. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Gioan XXIII là vị Giáo Hoàng đầu tiên đă đọc Bí Mật Fatima thứ ba, Bí Mật do chị Lucia viết ra trong tuần lễ từ 2-9/1/1944 ở Tuy, Bí Mật mà đức giám mục Silva nhận được ngày 17-6-1944, Bí Mật chỉ được phép công bố vào năm 1960, v́, như chị Lucia cho biết, “Đức Thánh Trinh Nữ muốn thế” (TWTAF3:472) và “bấy giờ (1960) nó sẽ rơ ràng hơn” (TWTAF3:474), Bí Mật mà Toà Thánh Rôma đă nhận được ngày 16-4-1947.

Sau khi lên ngôi, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ngỏ ư muốn đọc Bí Mật này. Nhận được Bí Mật này ở Castelgandolfo do cha Phaolô Philiphê đem đến cho ngài hôm 17-8-1959, mấy ngày sau Đức Thánh Cha mới đọc Bí Mật với đức ông Capovilla, vị giải tội của ngài, cũng như với đức ông Paulo José Tavares, vị chuyển dịch cho ngài. Tuy nhiên, năm 1960 qua đi, Bí Mật Fatima thứ ba vẫn không được tiết lộ ǵ cả. Việc Đức Thánh Cha hợp với toàn thể các đức giám mục trên thế giới dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cũng không thấy động tĩnh ǵ, ngoại trừ sứ điệp vô tuyến truyền thanh Đức Thánh Cha đọc dịp kết thúc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc ở Ư ngày 13-9- 1959, với những lời có liên quan đến Trái Tim Mẹ và việc dâng hiến như sau:

“Trong việc phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội của Người, ḷng khiêm hạ và quảng đại đă làm cho các con tuyên xưng đức tin yêu trong ngày hôm nay, một sự tuyên xưng nhiệt liệt trong tương lai hơn trong quá khứ, sau khi các con dâng hiến nước Ư cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria. Chúng ta tin tưởng rằng, bằng nhiệt t́nh biệt kính này hướng về Đức Thánh Trinh Nữ, tất cả mọi người Ư, với nhiệt t́nh mới, sẽ tôn kính Người là Mẹ của Nhiệm Thể Giáo Hội mà Thánh Thể là biểu hiệu và là tâm điểm, để họ bắt chước Người là mẫu gương tuyệt hảo nhất trong việc hiệp nhất với Chúa Giêsu, thủ lănh của chúng ta; để họ tự hiệp nhất với Người trong việc dâng hiến Hy Tế Thần Linh; và để, nhờ sự can thiệp từ mẫu của Người, họ khẩn cầu cho sự hiệp nhất và b́nh an của Giáo Hội... Như thế, việc dâng hiến sẽ trở lên một động lực dấn thân mănh liệt hơn trong việc thực hành các nhân đức Kitô giáo, một bảo toàn hiệu lực hơn chống lại các sự dữ đe dọa họ, và một nguồn phúc lộc ngay ở trên thế gian này như Chúa Kitô đă hứa”

Điều “yêu cầu” của Mẹ Maria, tới lúc này, vẫn chưa được thực hiện đúng như ư của Thiên Chúa. Do đó, sự kiện “bằng không” mà Mẹ Maria tiên báo vẫn cứ tiếp tục xẩy ra trên thế giới. Năm 1961, nước Cuba đă theo chủ nghĩa cộng sản dưới chế độ độc tài chuyên chính của Fidel Castro. Và, chỉ một chút nữa là thế chiến thứ ba, chiến tranh nguyên tử đă xẩy ra vào năm 1962, giữa Nga và Mỹ, khi Nikita Khrushchev, nhà cầm quyền của Cộng Sản Nga Sô bấy giờ muốn biểu dương lực lượng vũ khí tối tân của ḿnh ở Cuba. “Nước Nga sẽ gây chiến tranh” đúng như Đức Mẹ nói là như thế.

DƯỚI GIÁO TRIỀU CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAOLÔ VI (21/6/1963-6/8/1978).

Điều “yêu cầu” của Mẹ Maria, ngoài Đức Thánh Cha Piô XI và XII, không một vị Giáo Hoàng nào sau này
được chị Lucia chính thức và trực tiếp tŕnh lên bằng thư nữa. Cuộc đời của chị Lucia, một trong ba Thiếu Nhi Fatima c̣n sống sót, như Đức Mẹ nói, là v́ “Chúa muốn dùng (chị) để làm cho Mẹ được nhận biết và yếu mến” (FILOW:195).Có thể chia cuộc đời của chị Lucia làm hai thời kỳ, thời kỳ làm tông đồ nổi và thời kỳ làm tông đồ ch́m cho Mẹ.

Thời kỳ làm tông đồ nổi cho Mẹ của chị kể từ năm 1925 cho đến năm 1948 là những năm chị trở thành nữ tu của ḍng thánh Đôrôthêu, chị đă chính thức làm việc tông đồ cho Mẹ, bằng việc vâng lời đức giám mục viết ra bốn Hồi Niệm liên quan đến Sự Lạ Fatima, nhất là viết ra Bí Mật Fatima thứ ba và viết các bức thư đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XI và XII về việc hiệp cùng các giám mục trên thế giới để hiến dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

Thời kỳ làm tông đồ ch́m cho Mẹ của chị kể từ ngày 25-3-1948 là ngày chị được phép đặc biệt của Đức Thánh Cha Piô XII chuyển từ ḍng thánh Đôrôthêô sang ḍng kín Carmêlô của thánh Têrêsa, thời kỳ chị không c̣n cần phải tiết lộ thêm ǵ nữa về Sự Lạ Fatima, thời kỳ mà ngày 12/4/1970 chị đă viết cho một người bạn của chị là Dona Maria Teresa da Cunha như sau:

“Tôi phải sống trong thinh lặng, nguyện cầu và thống hối. Có như vậy, tôi mới có thể giúp chị hơn bao giờ hết. Mọi việc tông đồ cần phải lấy điều này làm nền tảng; và đó là phần mà Chúa đă dành cho tôi: cầu nguyện và tự hy hiến cho những ai chiến đấu và hoạt động trong vườn nho của Chúa và cho Nước Ngài rộng mở...”

Chính trong thời gian này Đức Mẹ lại đưa chị ra ánh sáng, qua Đức Thánh Cha Phaolô VI vào ngày 13-5-1967 cũng như qua Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II vào ngày 13-5-1982 và 13/5/1991.

(Sự kiện 2 vị Giáo Hoàng đích thân đến linh địa Fatima, trong khi các nơi Đức Mẹ hiện ra khác cũng được Giáo Hội chính thức công nhận, như Lộ Đức, La Salette, Guađalup v.v. lại không được diễm phúc này, không phải là một sự xác nhận hùng hồn nhất của Giáo Hội về sự chân thật linh thiêng rất hệ trọng nơi những ǵ Đức Mẹ nói và làm tại Fatima này hay sao!)

Ngày 13-5-1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă gửi đến Fatima Hoa Hồng Bằng Vàng với hàng chữ: “Phaolô VI, khẩn xin Mẹ Thiên Chúa bảo hộ Giáo Hội, xin dâng Hoa Hồng Bằng Vàng cho Đền Thánh Fatima, ngày 13-5-1967” (TYP:121), và chính Ngài cũng đă có mặt ở đó với những lời huấn từ sau đây:

“Hỡi các con yêu qúi, trong lúc này đây, Ta cũng muốn hợp với các con dâng lên Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của chúng ta lời nguyện cầu để xin Mẹ ghé mặt từ mẫu xuống trên thế giới c̣n quá cách xa Người Con Thần Linh của Mẹ, và để xin cho tất cả mọi người được hoàn toàn và thực sự ḥa giải với Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng là vị Giáo Hoàng đă chính thức tuyên xưng và công bố Mẹ Maria là “Mẹ Giáo Hội” vào buổi kết thúc kỳ họp thứ ba, ngày 21-11-1964, của Công Đồng Chung Vaticanô II, sau khi Hiến Chế Về Hội Thánh được chấp nhận. Cũng trong dịp này, Ngài đă tái dâng thế giới cho Mẹ:

“...Cũng giống như vị tiền nhiệm của Ta là Đức Thánh Cha Piô XII đă hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria khi thế giới đang trong lúc cực kỳ nguy biến... Ta cũng thế, nhận thấy sự bất chính trầm trọng hiện đang lấn át chúng ta, xin phó dâng loài người cho sự coi sóc của Mẹ Đồng Trinh” (TYP:122).

Qua hành động lập lại việc hiến dâng của Đức Thánh Cha Piô XII vào ngày 21-11-1964 mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đă làm, tuy có sự hiện diện của các vị giám mục trên thế giới đang tham dự Công Đồng Chung Vaticanô II bấy giờ, song rơ ràng là Nước Nga vẫn chưa được dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, như Thiên Chúa mong muốn.

Do đó, sự kiện “bằng không” vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là ở Đông Nam Á. Với những trận đánh khốc liệt diễn ra ở Nam Việt như Mậu Thân vào năm 1968 hay Mùa Hè Đỏ Lửa vào năm 1972. Với Sát chiến Trường (Killing Field) Kampuchia do cộng sản gây ra từ năm 1970. Để rồi, kết cục là cả Cam-Bốt, Nam Việt và Lào đă hoàn toàn lọt vào tay cộng sản trong tháng 4 năm 1975.

Đặc biệt, cũng trong giai đoạn này, phong trào “Thần Học Giải Phóng” chính thức xuất đầu lộ diện, qua tác phẩm “Thần Học Giải Phóng: Lịch Sử, Chính Trị và Ơn Cứu Rỗi” của linh mục ḍng tên người Ba-Tây, Gustavô Gutiérrez, xuất bản năm 1973, một phong trào mà Giáo Hội, qua văn kiện thứ nhất (trong hai văn kiện liên quan tâm đến vấn đề này) của Thánh Bộ Đức Tin “Chỉ Dẫn Về Một Vài Phương Diện Của Thần Học Giải Phóng”, đă tỏ ra quan tâm đến sự kiện ảnh hưởng của cộng sản nơi tư tưởng và phong trào Thần Học Giải Phóng này.

Riêng Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, nhân chuyến công du mục vụ tại Mexicô năm 1979, khi ngỏ lời với các đức giám mục Mỹ Châu La-Tinh ở Puebla, dựa vào giáo thuyết của Đức Thánh Cha Phaolô VI, Ngài đă phải minh định ư nghĩa giải phóng theo Kitô giáo như thế này:

“Trên tất cả, giải phóng (ở đây là giải phóng) khỏi tội lỗi và sự dữ, trong niềm vui nhận biết Thiên Chúa cũng như được Thiên Chúa biết đến”. (MCD:318)

DƯỚI GIÁO TRIỀU CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN-PHAOLÔ II (16/10/1978-........)


Lên ngôi với khẩu hiệu “Tất cả là của Mẹ” (Totus Tuus), được gợi hứng từ cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria của thánh Louis Marie Grignion de Monfort, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă thực hiện việc hiến dâng Nước Nga cho Đức Mẹ hai lần. Lần thứ nhất tại Fatima ngày 13-5- 1982, kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày Đức Mẹ cứu Ngài khỏi bị ám sát chết, như chính Ngài nói: “Ta nhận thấy trong sự trùng hợp về ngày giờ, (Ngài bị ám sát ngày 13-5-1981, sau này, đi tông du ở đâu, chỗ của ngài trên máy bay luôn luôn trưng bày một ảnh Đức Mẹ Fatima),một lời mời gọi đặc biệt để đến nơi đây (Fatima)” (FT:245), và lần thứ hai ở trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Lần hiến dâng thứ nhất tại Fatima sau thánh lễ 3 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha đă long trọng tái dâng thế giới và Nước Nga cho Mẹ như sau:

“Hôm nay, Gioan-Phaolô II, kế vị thánh Phêrô, tiếp nối công cuộc của (các vị tiền nhiệm) Piô, Gioan và Phaolô, nhất là của công đồng chung Vaticanô II, hiện diện trước Mẹ của Con Thiên Chúa tại đền thánh của Mẹ ở Fatima đây. Để làm ǵ? Người đến đây khi xúc động đọc lại lời từ mẫu kêu gọi ăn năn, cải thiện, lời nài nỉ tha thiết của Trái Tim Mẹ Maria vang vọng từ Fatima 65 năm về trước. Phải, Người đọc lại với tâm hồn xúc động, v́ Người thấy rằng đă có biết bao dân tộc và xă hội, biết bao Kitô hữu đi ngược lại với chiều hướng của sứ điệp Fatima. Tội lỗi đă gắn chặt với thế giới này như gia cư của nó, và Thiên Chúa càng ngày càng bị chối bỏ trong ư thức, tư tưởng và đường lối của con người...

Vị kế vị Thánh Phêrô hiện diện ở đây hôm nay như một nhân chứng về nỗi khổ đau vô biên của nhân loại, chứng nhân về những tai biến chực chờ đang đe dọa các dân tộc và đại đồng nhân loại. Người đang ôm lấy những đau khổ này bằng trái tim nhân loại yếu đuối của ḿnh, khi Người đặt ḿnh trước mầu nhiệm của Trái Tim Từ Mẫu, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nhân danh những khổ đau này, với nhận thức về sự dữ đang tràn lan khắp thế giới và về những đe dọa cho tất cả mọi người, mọi dân tộc và đại đồng nhân loại, vị kế vị thánh Phêrô hiện diện nơi đây với đức tin mănh liệt vào T́nh Yêu Cứu Độ bao giờ cũng mạnh hơn mọi sự dữ sẽ cứu vớt thế giới.

Tâm hồn của Người quằn quại khi thấy tội lỗi thế giới và toàn khối tai biến đang như mây đen bao kín nhân loại, song cũng vui mừng trong hy vọng khi Người, một lần nữa, thực hiện điều mà các vị tiền nhiệm của Người đă làm là dâng hiến thế giới cho Trái Tim Mẹ, nhất là khi các Ngài dâng hiến cho Trái Tim Mẹ nhân dân đặc biệt cần phải dâng hiến. Làm như thế chẳng khác ǵ hiến dâng thế giới cho Đấng vô cùng Thánh Hảo. Sự Thánh Hảo này tức là sự cứu rỗi. Tức là t́nh yêu mạnh hơn sự dữ. Không có tội lỗi nào trên thế gian này có thể thắng vượt được T́nh Yêu này...”

Lần hiến dâng thứ nhất này của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, dù Ngài đă cố gắng gửi thư trước ngày Ngài đi Fatima để kêu mời các đức giám mục trên thế giới hợp ḷng hợp ư với Ngài, cũng chưa thực sự và hoàn toàn được đúng như ư muốn của Thiên Chúa, v́ có lẽ thư của Ngài “gửi quá trễ” (30 Days:13) đă không kịp đến tay các đức giám mục lúc Ngài thực hiện việc hiến dâng này. Phải chăng, do đó, Ngài đă lập lại một lần nữa việc hiến dâng khẩn thiết này vào dịp Thánh Tượng Mẹ Fatima đến toà thánh Rôma. Lần này, “các đức giám mục trên thế giới được loan báo kịp thời” (30 Days:14). V́ thư Ngài gửi đi từ ngày 8-12-1983, trong thư Ngài viết như sau:

“Ngày 25-3-1983, chúng ta bắt đầu đặc biệt Mừng Kỷ Niệm Ơn Cứu Rỗi. Một lần nữa, Ta cám ơn qúi huynh đă hiệp với Ta khai mạc cùng một ngày mừng Năm Cứu Rỗi ở địa phận của qúi huynh. Lễ Trọng Truyền Tin mà trong chu kỳ phụng vụ nhắc nhở đến việc khởi sự công cuộc cứu rỗi nhân loại là một thời điểm thích đáng nhất cho việc khai mạc này... Qúi huynh thân mến, trong Năm Thánh Cứu Rỗi này, Ta muốn tuyên xưng quyền năng (cứu độ) này cùng với qúi huynh và với toàn thể Giáo Hội. Ta muốn tuyên xưng quyền năng cứu độ này nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa, Đấng đă cảm nghiệm được quyền năng cứu độ này ở một mức độ đặc biệt nhất.

Những lời lẽ trong việc hiến dâng và phú thác Ta gửi kèm theo đây, với một chút thay đổi, vẫn giống như những lời mà Ta đă đọc tại Fatima ngày 13-5-1982. Ta tin chắc chắn là việc lập lại hành động (hiến dâng) này trong Năm Mừng Kỷ Niệm Ơn Cứu Rỗi đáp ứng với ḷng mong ước của nhiều con tim muốn tái diễn chứng cớ về ḷng sùng kính của họ đối với Trinh Nữ Maria và muốn phú thác cho Người những sầu thương của họ nơi những tệ hại hiện nay, những lo âu về những tai biến đang chực chờ ở tương lai, những dự liệu cho ḥa b́nh và công chính ở riêng các dân nước cũng như của đại đồng nhân loại. Ngày lễ trọng Truyền Tin trong mùa chay năm 1984 là ngày thích đáng nhất cho việc cùng nhau chứng tỏ này. Ta xin cám ơn qúi huynh, vào ngày này, qúi huynh lập lại việc này với Ta, tùy theo cách thức nào mà qúi huynh cho là thích hợp nhất” (TYP:125-127)

Sau đây là những lời hiến dâng thế giới và Nước Nga của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984:

“Chúng con chạy đến với sự chở che của Mẹ, (ôi) Thiên Chúa Thánh Mẫu'. Khi thốt lên những lời ca nguyện mà Giáo Hội Chúa Kitô đă nguyện cầu qua bao nhiêu thế kỷ này, chúng con hôm nay đặt ḿnh trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi. Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ư của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay. Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay!

Ôi Mẹ của mọi người và mọi dân tộc, Mẹ biết rơ tất cả khổ đau và hy vọng của họ, với ư thức làm mẹ, Mẹ biết tất cả những giằng co giữa sự thiện và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang hành hạ thế giới tân tiến hôm nay, xin nhận lời kêu than mà chúng con được Thánh Linh khơi động trực tiếp dâng lên Trái Tim Mẹ. Với t́nh yêu của một Từ Mẫu và Tôi Tớ, xin hăy ôm lấy thế giới nhân loại của chúng con mà chúng con phú thác và hiến dâng cho Mẹ, v́ chúng con đầy âu lo cho vận mệnh hiện tại và đời đời của mọi người và mọi dân tộc.
Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.(TYF:127-128).

Về lần hiến dâng thứ hai, ngày 25/3/1984 này của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, chị Lucia đă lên tiếng như sau.

Vào ngày 1/8/1989, chị đă nói với một người em bà con 60 tuổi của chị, Maria do Fetal Neves Rosa, là chị đă trả lời cho giám mục giáo phận Leiria về câu hỏi cuộc hiến dâng vừa qua của Đức Thánh Cha có được Thiên Chúa chấp nhận không, (v́ Ngài không đề cập rơ ràng đến Nước Nga), rằng: “Có. Giờ đây việc ấy đă
được thực hiện”. Chị c̣n nói thêm khi trả lời cùng một câu hỏi cho vị sứ thần toà thánh là “Thiên Chúa sẽ giữ lời củaNgài” (TRWL:46-47).

Trong thư đề ngày 21-11-1989 gửi cho nguyệt san 30 Days, chị viết: “Thế là Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă thực hiện việc hiến dâng ngày 25-3-1984. Tôi tin rằng không có trục trặc ǵ ở đây cả, và điều quan trọng nhất chúng ta cần nhớ về việc hiến dâng là sự hiệp thông của toàn dân Chúa, như Chúa Kitô muốn và đă xin với Cha của Người...” (30 Days:13).Ơ“Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă thực hiện việc hiến dâng ngày 25-3-1984”và “Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài”. Nghĩa là, như Đức Mẹ nói với chị Lucia, “một khi yêu cầu của Mẹ được thực hiện, th́ nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh”.

Quả thật, đúng một năm sau khi Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô thực hiện việc hiến dâng được Thiên Chúa chấp nhận này, th́ Mikhail Gorbachev được bầu lên lănh đạo đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết tháng 3-1985. Để rồi từ đó, thế giới nói chung và khối cộng sản nói riêng, như đă đề cập đến ở chương một, "Hiện Tượng Nước Nga", bắt đầu thay đổi cho đến năm định mệnh 1989, năm mà chị Lucia tuyên bố “Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài”.

Quả thật, ngay sau khi chị Lucia tuyên bố điều này vào ngày 1-8-1989 th́ chính phủ cộng sản Ba-Lan đă bổ nhiệm một nhân vật thuộc Công Đoàn Liên Đới làm thủ tướng vào ngày 19/8/1989, đúng ngày Đức Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima 72 năm về trước, 19-8-1917, tại Valinhos (chứ không phải tại nơi mà Mẹ vẫn hiện ra như 5 lần khác là Cova da Iria) v́ lư do trở ngại từ chính quyền cộng sản Bồ Đào Nha bấy giờ.
 

Nếu cần, xin xem lại các phần trước:

Nội dung

chương 1 hiện tượng Nước Nga,

chương 2 Biến cố Fatima,