Chương Bốn
THỰC HIỆN LỜI HỨA
“Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng” đúng như lời Mẹ nói đă
thực sự hoàn toàn ứng nghiệm.
Trước khi khẳng định điều này, Mẹ đă “yêu cầu” Nước Nga phải được Đức Thánh Cha
hợp cùng các giám mục trên thế giới dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ. Cũng trước khi khẳng định điều này, chính Mẹ cũng nói đến những sự kiện
“bằng không”.
Thế mà, không biết v́ sao điều “yêu Cầu” của Mẹ bề ngoài xem ra quá dễ dàng như
thế mà măi đến gần 67 năm sau, nếu kể từ ngày Mẹ tiết lộ “yêu cầu” của Mẹ với ba
Thiếu Nhi ở Fatima (13/7/1917-25/3/1984), hay măi đến gần 53 năm sau, nếu kể từ
ngày Đức Mẹ chỉ cách thực hiện “yêu cầu” của Mẹ qua chị Lucia ở Tuy theo ư muốn
của Thiên Chúa (13/6/1929-25/3/1984), hoặc măi đến 44 năm sau, nêu kể từ ngày
chị Lucia viết thư tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII (24/10/1940-25/3/1984), mới
được đáp ứng thỏa đáng. Trong khoảng thời gian "yêu cầu" của Mẹ này, biết bao
nhiêu tai họa khủng khiếp đă gây ra cho thế giới nói chung, cho Giáo Hội và các
nước cộng sản nói riêng. Nhưng, lời tiên báo cuối cùng của Mẹ không thể nào
không xẩy ra, đó là việc “Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga
sẽ trở lại, và thế giới sẽ
được hưởng một thời gian ḥa b́nh”.
Thật vậy:
- Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă dâng hiến Nước Nga và chung thế giới cho Trái
Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25-3-1984.
- Nước Nga đă trở lại ngày 25-12-1991, khi tổng thống Liên Bang Sô Viết, người
đă chính thức yết kiến Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II vào ngày 1-12-1989, từ chức
sau khi hoàn tất sứ mệnh “cải tổ” (Perestrojka) của ḿnh.
- Thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh. Chiến tranh Trung Đông, có thể
nói là một cuộc Đại Chiến nhỏ, chỉ xẩy ra từ ngày 2/8/1990 đến 27/2/1991, và có
lẽ trong “một thời gian” thế giới sẽ không c̣n lo hiểm họa chiến tranh do “Nước
Nga gây ra” (FILOW:162) nữa. Hội Nghị Ḥa B́nh Trung Đông giữa Do Thái và khối Ả
Rập bắt đầu mở màn ở Ma-Ní nước Tây Ban Nha ngày 30/10/1991. Bắc Hàn và Nam Hàn
đă kư kết ḥa giải ngày 13-12-1992 trước khi bước đến cảnh thống nhất đất nước
như Đông Đức và Tây Đức. Hội đồng Giám Mục Âu Châu họp tại Rôma từ ngày
28/11/1991 đến ngày 14/12/1991, với chủ đề “Chứng nhân cho Chúa Kitô, Đấng đă
giải cứu chúng ta” (CI v3. 1:2), nhằm vào việc tái thiết Âu Châu, nơi đă chiếu
giăi văn minh loài người và Kitô giáo ra khắp thế giới, nhất là trong thời kỳ từ
năm 1488 đến năm 1611, thời kỳ của phong trào thám hiểm và khám phá các miền đất
mới trên thế giới ngoài Âu Châu. Sau cùng, rồi cũng qua đi chiến tranh hiện diễn
ra tại Nam Tư (khi những gịng chữ này đang được viết), cũng như cộng sản Việt
Nam, Trung Hoa và Cuba đang cố bám cho khỏi chết đuối trong gịng lịch sử của
một "trật tự mới" mà cả thế giới hậu cộng sản tự nhiên hướng đến và chiều theo.
Fhải chăng, Đức Mẹ có ư hiện ra ở Fatima cho trùng hợp với sự kiện cộng sản h́nh
thành chế độ tại Nga Sô, bởi thế, trên thực tế, sứ điệp và công cuộc của Fatima
bề ngoài hầu như chỉ gắn liền với vận mệnh của riêng nước Nga (được cứu vớt) và
chung thế giới (được ḥa b́nh).
Trước hết, phải kể đến “yêu Cầu” của Đức Mẹ về việc Đức Thánh Cha cần hợp với
tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội của Mẹ, một trong những điều khẩn thiết nhất, kéo dài trên dưới cả
nửa thế kỷ mới thực hiện được.
Sau đó là việc thành lập Phong Trào Đạo Binh Xanh từ năm 1947, năm Thánh Tượng
Mẹ Fatima thánh du nước Mỹ, một phong trào được cha sở của giáo xứ Saint Mary ở
Plainfield thuộc tiểu bang New Jersey là linh mục Harold V.Colgan phát động qua
câu nói: “Trong giáo xứ này, chúng ta sẽ là Đạo Binh Xanh của Đức Mẹ để chống
lại làn sóng đỏ vô thần” (LS:259), và cũng là một phong trào mà cha Piô Năm Dấu
đă nói: “Nước Nga sẽ trở lại khi nào số quân Đạo Binh Xanh cân bằng số người
cộng Sản” (FTGS:136). Ngày 8-5-1950, Năm Thánh, với tờ nguyệt san Linh Hồn đầu
tiên do Đạo Binh Xanh phát hành đặt trên bàn, Đức Thánh Cha Piô XII đă gặp riêng
vị linh mục khởi xướng phong trào này với huấn từ như sau: “Là một nhà lănh đạo
thế giới chống cộng, Ta hân hoan ban phép lành cho con và tất cả mọi phần tử Đạo
Binh Xanh”
Nếu Thời Điểm Fatima có liên quan chặt chẽ với diễn biến của Nước Nga như thế,
th́, phải chăng, một khi Nước Nga trở lại, Thời Điểm Fatima tự nhiên cũng chấm
dứt? Tôi không nghĩ như thế. Trái lại, theo tôi, sau khi Nước Nga trở lại mới
chính là tột đỉnh của Thời Điểm Fatima, hay mới chính là lúc Thời Điểm Fatima
đến hồi quyết liệt nhất.
Đúng thế, Nước Nga nói riêng và thế giới nói chung chỉ là trường hợp để Thiên
Chúa dùng trong việc “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” mà thôi.
Trong việc cứu chuộc loài người hư đi v́ nguyên tội, Thiên Chúa thật ra cũng
chẳng cần phải “hóa thành nhục thể” (Gioan 1:14) và phải tử giá mới cứu được họ,
nhưng sở dĩ Ngài muốn dùng đường lối này là để con người có thể dễ dàng nhận
biết và kính mến Ngài hơn. Cũng thế, để làm cho Nước Nga trở lại và ban ḥa b́nh
cho thế giới, theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của ḿnh, Thiên Chúa đă không
dùng một cách thức nào khác ngoài duy có một điều, đó là Đức Thánh Cha hợp với
các đức giám mục trên thế giới trong việc dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, nhờ đó, thế giới sẽ nhận biết Mẹ, Đấng đă thực sự
hiện ra ở Fatima và, v́ lo cho số phận của con cái ḿnh, Mẹ đă chỉ bảo cho chúng
những ǵ cần phải làm theo để được giải cứu khỏi tai họa của thời đại là nạn
cộng sản vô thần.
Ngay chính việc Đức Thánh Cha hợp cùng các giám mục trên thế giới hiến dâng nước
Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, cũng là việc của Mẹ làm. “Cuối cùng
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”, như Mẹ quả quyết và báo trước, là ở
chỗ này.
Bởi v́, ḥa b́nh thế giới lệ thuộc vào việc nước Nga trở lại, (bằng không, như
Mẹ nói, nước Nga chẳng những sẽ gieo rắc lầm lạc mà c̣n gây chiến tranh nữa).
Nước Nga trở lại lại lệ thuộc vào việc Đức Thánh Cha có đáp ứng đúng “yêu cầu”
của Mẹ hay không. Thế mà, dù “yêu cầu” của Mẹ đă được sứ giả của Mẹ là chị Lucia
đệ tŕnh lên các Đức Giáo Hoàng, một “yêu cầu”, tự bản chất, quá ư là dễ dàng và
đơn giản, “yêu cầu” của Mẹ, v́ một lư do nào đó, vẫn chưa được thực hiện, hoặc
có thực hiện song vẫn chưa đúng như ư muốn của Chúa.
Phải chăng, Sự Lạ Fatima, dù đă được giáo quyền địa phương chính thức xác nhận
và công bố qua văn thư mục vụ Sự Quan Pḥng Thần Linh là “đáng tin những thị
kiến của ba trẻ” chăn chiên ở Cova da Iria, giáo xứ Fatima, địa phận Leiria, từ
ngày 13/5/1917, và chính thức ban phép tôn sùng Đức Mẹ Fatima” (FT:70), vẫn c̣n
trong ṿng vấn nạn, như Đức Thánh Cha Piô XII đă nói với vị khởi xướng phong
trào Đạo Binh Xanh ngày 8-5-1950: “Giờ đây đă hết thời vấn nạn về Fatima. Đây là
lúc hành động” Vậy, Mẹ Maria đă làm sao để giải quyết “vấn nạn” về Fatima, để
các Đức Giáo Hoàng có thể đáp ứng “yêu cầu” của Mẹ?
Việc Mẹ là làm sao cho chính các Đức Giáo Hoàng cũng nhận biết rằng Mẹ thực sự
hiện diện và hoạt động tại Fatima.
Trước hết, Mẹ dùng chính ngày tấn phong giám mục của Đức Thánh Cha Piô XII để
hiện ra ở Fatima, và, sau đó, Mẹ đă cứu sống Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II vào
chính ngày 13/5, ngày Mẹ hiện ra lần đầu tiên ở Fatima. Sau đây là những lời thú
nhận của hai vị Giáo Hoàng được Mẹ trực tiếp nhúng tay vào đời tư của các Ngài,
một vị đă khởi sự (ĐTC Piô XII) và một vị đă hoàn tất (ĐTC Gioan-Phaolô II) việc
dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Mẹ, chứng tỏ các Ngài đă nhận biết Mẹ và đáp ứng
“yêu cầu” của Mẹ.
Đức Thánh Cha Piô XII, trong dịp ban huấn từ cho một phái đoàn hành hương Bồ Đào
Nha ngày 4/6/1951, phái đoàn đă dâng cúng bàn thờ Đức Mẹ Fatima cho tân vương
cung thánh đường được xây dịp kỷ niệm lễ bạc làm giám mục của Ngài và được cung
hiến cho thánh Eugene, quan thày của Ngài, đă tỏ ra nhận biết việc Mẹ làm nơi
Ngài như sau:
“Các con muốn cử hành để đồng tưởng nhớ đến sự trùng hợp thiên định việc Ta được
phong lên hàng giáo phẩm, cao qúi thay ước vọng con cái tôn kính của các con...
Vào ngày hôm ấy, cùng một giờ, ở đồi Fatima, vị Nữ Vương bạch y rất Thánh Mân
Côi hiện ra lần đầu tiên, như thể Người Mẹ dấu yêu trên hết mọi sự muốn cho Ta
hiểu rằng trong những thời gian băo tố của giáo triều của Ta, trong cơn khủng
hoảng nhất của lịch sử thế giới, Ta sẽ luôn có sự hỗ trợ từ mẫu của Người Nữ Cao
Cả chiến thắng mọi trận chiến của Thiên Chúa, để bao che Ta, để bảo vệ Ta và để
dẫn dắt Ta”
Kết quả là, ngay năm sau, vào ngày 7/7/1952, Đức Thánh Cha đă chính thức và r
ràng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ qua tông thư gửi cho nhân dân
Nga Sô.
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, trong dịp hành hương Fatima, 13/5/1982, để tạ ơn
Đức Mẹ đă cứu mạng của Ngài đúng một năm về trước, 13/5/1981, đă nói lên sự nhận
biết của Ngài về việc Mẹ làm nơi Ngài như sau:
“Vậy Ta đến đây hôm nay là v́ cũng trong chính ngày này năm trước, tại quảng
trường thánh Phêrô ở Rôma, xẩy ra việc ám sát Giáo hoàng, trùng hợp một cách lạ
lùng với ngày kỷ niệm hiện ra tại Fatima hôm 13/5/1917. Ta như nhận thấy rằng
trong sự trùng hợp về ngày giờ này một lời kêu gọi đặc biệt đến nơi đây. Bởi thế,
Ta đến đây để tạ ơn Chúa Quan Pḥng ở chốn này việc mà Mẹ Thiên Chúa đă lợi dụng
theo cách thế đặc biệt (của Mẹ)” (FT:245).
Kết quả là, chính ngày này, sau thánh lễ kéo dài 3 tiếng đồng hồ, ngài đă dâng
chung thế giới và riêng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Tuy nhiên, Mẹ chẳng những phải được nhận biết, c̣n phải được yêu mến nữa. Đó là
sứ mạng mà Chúa Giêsu đă trao phó cho chị Lucia, như Đức Mẹ đă nói cho chị biết
vào lần hiện ra thứ hai, 13-6-1917. Và, theo tôi, đó cũng mới là mục đích chính
của việc Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Nói cách khác, Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là để
làm cho nhân loại nói chung và con cái Mẹ nói riêng nhận biết và yêu mến Mẹ.
Hiện tượng Đức Mẹ làm cho mặt trời nhẩy múa vào ngày 13-10-1917, như Đức Mẹ nói,
là “để cho mọi người tin”, nhất là những người không tin Mẹ bấy giờ như gia đ́nh
và người làng của ba Thiếu Nhi Fatima, ông thị trưởng, cha sở nói riêng và những
người ṭ ṃ muốn biết thật hư ra sao nói chung, đă có mặt tại Cova da Iria.
Cũng thế, hiện tượng Nước Nga tự động trở lại một cách lạ lùng trước mắt toàn
thể thế giới vào ngày 25-12-1991, chính là việc Đức Mẹ làm “để cho mọi người
tin”, những tâm hồn thiện chí nói chung và con cái Mẹ nói riêng.
Để rồi, sau khi đă làm cho chung nhân loại và riêng con cái Mẹ tin vào Mẹ, Mẹ sẽ
làm cho họ yêu mến Mẹ nữa. Theo tôi, “thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa
b́nh” chính là thời gian Thiên Chúa dùng để làm cho Mẹ được yêu mến, đúng như ư
của Ngài là “muốn thiết lập ḷng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên
khắp thế Giới”.
Nhưng,
Tại sao, không vào thời điểm nào khác,
mà lại vào thời điểm của thế kỷ 20 này, Thiên Chúa mới, qua 3 Thiếu Nhi Fatima,
tỏ ra một cách r ràng là Ngài muốn “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, “muốn
thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ”?
Những chương c̣n lại của phần nhất sau đây sẽ là câu trả lời dứt khoát và rơ
ràng cho vấn nạn này.
Nếu cần, xin xem lại các phần trước: