Chương Năm
NHỮNG LẦN MẸ HIỆN RA
Tại sao cho đến thế kỷ 20 này, vào ngày 13/6 và 13/7/1917, qua Mẹ Maria, Thiên
Chúa mới tỏ ư “muốn thiết lập việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên
thế giới”?
Phải chăng: Đă đến thời tận thế?
Thật vậy, theo thánh Louis Marie Grignion De Monfort, “Ơn cứu rỗi của thế giới
nhờ Mẹ Maria được khởi sự thế nào th́ cũng qua Mẹ Maria mà được hoàn tất như vậy...
Là đường để Chúa Giêsu đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng là đường
để Ngài đến lần thứ hai như vậy, tuy không cùng một kiểu cách” (TTSKMM, 49,
50.4).
Như thế, phải chăng, hễ bất cứ lúc nào con người thấy Thiên Chúa bắt đầu muốn tỏ
Mẹ của Ngài ra cho thế giới biết th́ lúc ấy chính là thời tận thế?
Không phải hay sao, tại Fatima, chính Mẹ đă tỏ cho con người biết rằng: “Thiên
Chúa muốn (dùng con, chị Lucia) để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến... Thiên
Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.
Do đó, có thể tin rằng đây là thời tận thế vậy!?!
Vả lại, c̣n một sự kiện nữa có thể chứng minh được rằng đây là thời tận thế. Đó
là sự kiện xuất hiện của Thiên Thần tại Fatima năm 1916, trước năm 1917 là năm
Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi cũng tại Fatima. Tại sao sự kiện Thiên Thần hiện ra
ở Fatima lại có liên hệ đến thời gian sau hết của loài người như thế? Bởi v́,
trong dụ ngôn cỏ lùng vực, Chúa đă nói đến vai tṛ của các thiên thần là “những
thợ gặt” (Mathêu 13:39) trong ngày cuối thời.Trong ngày truyền tin Ngôi Lời nhập
thể, tức ngày Chúa Kitô đến trần gian lần thứ nhất trong, qua và nhờ cung ḷng
trinh nguyên của Mẹ Maria, không phải cũng đă có mặt của thiên thần hay sao.
Các thiên thần đă thực hiện sứ mạng làm “những thợ gặt”của ḿnh ở chỗ, chỉ vẽ
cho con cái của Giáo Hội nói chung và cho con cái của Mẹ như ba Thiếu Nhi được
Mẹ tuyển chọn nói riêng, biết hợp cùng Ḿnh Máu Thánh của Chúa Kitô đă được cấu
tạo và hạ sinh bởi Mẹ Maria, để tin yêu Thiên Chúa thay cho các tội nhân cũng
như để đền tạ Ngài cầu cho các tội nhân. Nếu các con cái của Mẹ làm đúng như lời
thiên thần dạy, như Mẹ đă “xin vâng” như lời thiên thần truyền, chắc chắn các
tội nhân sẽ được Thiên Chúa cứu rỗi. Như thế, không phải là các thiên thần đă
gặt hái các linh hồn trong thời tận thế này hay sao!
Thật sự, theo Thánh Kinh, “thời sau hết” bắt đầu kể từ khi “Ngôi Lời hóa thành
nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gioan 1:14): “Vào những thời đă qua, Thiên Chúa đă
dùng các tiên tri mà nói với cha ông chúng ta qua nhiều thể nhiều cách; vào thời
sau hết này Ngài đă nói với chúng ta qua Con của Ngài..”(Do Thái 1:2).
Bởi thế, những đoạn Thánh Kinh Tân Ước nói về những ǵ xẩy ra vào “những ngày
sau hết” (2Phêrô 3:3; 2Timôthêu 3:1) hay vào “giờ sau hết” (1Gioan 2:18) không
phải chỉ nói đến những ǵ xẩy ra cho riêng ngày tận thế, cho bằng nói đến chung
những ǵ xẩy ra cho Giáo Hội kể từ khi Chúa Kitô về trời. Chẳng hạn, câu “Hỡi
các con, vào thời giờ sau hết, như các con đă nghe thấy những Phản Kitô đă đến,
lúc này đây nhiều Phản Kitô như vậy đă xuất hiện rồi. Như thế là chúng ta nắm
chắc được rằng đây là thời giờ sau hết” (1Gioan 2: 18). Ở đây, Thánh Kinh xác
định r “Phản Kitô đă đến... đă xuất hiện”, vào chính thời những câu văn này được
viết ra từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.
Nếu bắt đầu kể từ khi Thiên Chúa tỏ Ḿnh Ngài ra qua Ngôi Lời nhập thể và cứu
thế được gọi là “thời sau hết”, th́ kể từ lúc Chúa Kitô muốn tỏ Ḿnh Ngài ra qua
Mẹ của Ngài, tức muốn Mẹ Ngài được nhận biết và yêu mến để Ngài, như thánh Louis
Maria Grignion De Monfort viết trong cuốn Thành Thực Sùng Kính: ”Vào lần Chúa
Giêsu đến lần thứ hai, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho Mẹ Maria được biết đến và tỏ
hiện, để, qua
Mẹ, Chúa Giêsu cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (TTDTM,49), cũng có thể
được gọi là “thời tận thế”. Do đó, “thời tận thế” có thể nói được là “Thời của
Mẹ” hay “Thời Đại Maria”.
Đây không phải là Thời của Mẹ Maria, là Thời Đại Maria hay sao? Ba sự kiện sau
đây có thể chứng minh được quả quyết này. Sự kiện thứ nhất là những lần Mẹ hiện
ra (được Giáo Hội chính thức công nhận) từ đầu thế kỷ 19 đến nay. Sự kiện thứ
hai là các tín điều về Mẹ được Giáo Hội tuyên tín và công bố. Và sự kiện thứ ba
là phong trào tượng Mẹ Thánh Du khắp thế giới. Trong chương này chỉ nói đến
những lần Mẹ hiện ra từ đầu thế kỷ 19 mà thôi.
Trong 18 thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, Đức Mẹ chỉ hiện ra một số lần, nếu
tổng cộng lại, c̣n ít hơn số lần Mẹ hiện ra vào khoảng thời gian hai thế kỷ của
“thời tận thế” này. Chẳng hạn: Cuối thế kỷ thứ 12, Mẹ đă hiện ra hai lần vào năm
1198 và 1199. Năm 1198, với thánh Simon Stock và năm 1199 với thánh Đa- Minh.
Với thánh Simon Stock, Đức Mẹ hiện ra tại nơi ngài ẩn tu 20 năm, vào lúc 12 giờ
trưa ngày 12/5, để giới thiệu Áo Đức Bà và truyền cho đi phổ biến cho người ta.
Với thánh Đaminh, Đức Mẹ đă hiện ra vào tháng 5 khi ngài đang ở một miền núi
nước Tây Ban Nha, đưa cho ngài chuỗi Mân Côi, dạy cho ngài biết sử dụng kinh Mân
Côi đẻ làm khí giới chống bè rối Albigense.
Vào thế kỷ 16, năm 1531, Mẹ hiện ra với Juan ở Guadalup, nước Mễ Tây Cơ để xin
dựng một đền thờ kính Mẹ, nơi mà Mẹ muốn dùng để ban ơn cho những ai đến cầu
khẩn Mẹ.
Vào thế kỷ 17, Mẹ đă hiện ra với chị đáng kính Maria D'Agreda trong khoảng thời
gian 1627-1637 để tỏ và dạy cho mẹ bề trên tu viện thánh Clara Khó Khăn Mẹ Vô
Nhiễm này biết về cuộc đời của Mẹ. Tất cả những ǵ được Mẹ mạc khải cho biết,
chị đă viết lại thành truyện về cuộc đời Mẹ với tựa đề Thiên Nhiệm Đô.
Thế mà, kể từ đầu thế kỷ 19, nếu chỉ kể đến những nơi được Giáo Hội chính thức
công nhận, Mẹ đă hiện ra liên tiếp nhiều lần, mỗi lần Mẹ ban những sứ điệp hệ
trọng liên quan đến vận mệnh của riêng một dân nước hay của chung cả loài người.
NĂM 1830, Ở BA-LÊ, nước Pháp, Mẹ đă hiện ra với một chị tập sinh thuộc ḍng Nữ
Tử Bác Ái thánh Vinh-Sơn Phao-Lô là Catarina Labuarê,(vị nữ tu đă được Đức Thánh
Cha Piô XII phong thánh năm 1947 và được Giáo Hội kính nhớ hằng năm vào ngày
28-11), ba lần, lần thứ nhất vào 11 giờ 30 đêm ngày 18 cho đến 1 giờ 30 sáng
ngày 19 tháng 7, lần thứ hai vào ngày Thứ Bảy 27 tháng 11, và lần thứ ba vào
tháng 12 cùng năm để hỏi chị về việc mà Mẹ đă trao cho chị.
Vào lần hiện ra thứ nhất, Đức Mẹ đă nói với chị như sau:
“Những điều khủng khiếp sắp xẩy ra ở nước Pháp. Ngai vàng sẽ bị hủy hoại và cả
thế giới sẽ bị kinh động v́ những tai ương rùng rợn ... Thánh giá sẽ bị chà đạp
... Máu sẽ chảy trên đường phố... Thế giới ch́m ngập trong sầu thảm...” (TWSC:
17-18)
Vào lần hiện ra thứ hai, Đức Mẹ đứng trên quả cầu, đồng thời cũng cầm trên tay
một quả cầu nhỏ có thánh giá trên đầu quả cầu, và nói:
“Quả cầu mà con thấy đây là thế giới. Mẹ vẫn cầu nguyện cho nó và cho mọi người
trong thế giới này...” (TWSC:19). Thế rồi, sau đó, quả cầu trên tay Mẹ biến đi,
hai tay Mẹ xuôi xuống, và Mẹ được bao quanh bằng một ṿng trái xoan với hàng chữ:
“Ôi Maria đầu thai vô nhiễm tội, cầu cho chúng con chạy đến cùng Mẹ” (TWSC:19).
Chị nghe thấy tiếng nói với chị: “Hăy theo h́nh ảnh này mà làm một mẫu ảnh bằng
kim loại. Tất cả những ai đeo nó sau khi được làm phép sẽ lănh nhận được nhiều
ơn, nhất là khi họ đeo nó ở cổ” (TWSC:19).
NĂM 1846, Ở LA SALETTE, cũng nước Pháp, Mẹ đă hiện ra với hai thiếu niên là
Melanie Mathieu (nữ, 14 tuổi) và Maximin Giraud (nam, 11 tuổi) vào ngày Thứ Bảy,
19-9.
Khi hiện ra với hai thiếu niên này, Đức Mẹ đă than thở, kêu gọi và chỉ dạy những
điều sau đây:
“Hỡi các con của Mẹ, đừng sợ, hăy đến đây với Mẹ. Mẹ đến để cho các con biết
những điều quan trọng. Nếu các con không nghe lời Mẹ, th́ Mẹ đành phải buông
cánh tay Con của Mẹ. Cách tay của Ngài đè nặng đến nỗi Mẹ không c̣n cản lại được
nữa. Mẹ c̣n phải chịu khổ v́ các con đến bao giờ... Cầu nguyện thật là khẩn
thiết, cả sáng lẫn tối. Nếu các con không có giờ, tối thiểu hăy đọc kinh Lạy Cha
và kinh Kính Mừng. Nếu có giờ, hăy đọc nhiều hơn” (TWSC:41-43,45-46)
Sau khi Mẹ hiện ra với 2 thiếu niên này, Đức Thánh Cha Piô IX muốn biết về Bí
Mật La Salette. Trong khi viết ra những điều bí mật theo ư muốn của Đức Thánh
Cha, Melanie đă hỏi về ư nghĩa của chữ “vô ngộ” và xin đánh vần cho chữ “phản
Kitô”. Sau khi đọc những điều hai thiếu niên này viết, Đức Thánh Cha đă nói với
những kẻ muốn biết về bí mật như sau: “Các con muốn biết bí mật này ư? Nó là thế
này: 'Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, tất cả các ngươi sẽ bị tiêu diệt'”.
NĂM 1858, Ở LỘ-ĐỨC, một lần nữa cũng tại nước Pháp, Mẹ đă hiện ra với một em gái
14 tuổi tên là Bernadette Soubirous, (sau này được Đức Thánh Cha Piô XI phong
thánh năm 1933, và được Giáo Hội kính nhớ hằng năm vào ngày 16-4), 18 lần, từ
ngày 11 tháng 2 đến 16 tháng 7.
Sứ điệp của Mẹ trong những lần hiện ra tại đây là:
Vào ngày 18/2: “Ta không hứa làm cho con được hạnh phúc ở đời này, mà là ở đời
sau” (THAL:88);
- Vào ngày 24/2: “Hăy hối cải, hối cải. Hăy cầu nguyện cùng Chúa cho các tội
nhân và hăy ăn năn hôn đất
cầu cho các tội nhân trở lại” (THAL:96);
- Vào ngày 25/3: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội” (THAL:113).
NĂM 1917, Ở FATIMA, nước Bô Đào Nha, Mẹ đă hiện ra với ba Thiếu Nhi là Giaxinta
(nữ, 7 tuổi), Phanxicô (nam, 9 tuổi) và Lucia (nữ, 10 tuổi) sáu lần, năm ngày
13/5-6-7-9-10 và một ngày 19/8.
Theo chị Lucia thuật lại trong Hồi Kư của chị, lần hiện ra nào Mẹ cũng kêu gọi "hăy
lần hạt Mân Côi hằng ngày". Mục đích lần hạt Mân Côi này, như Mẹ nói, là "để cầu
cho ḥa b́nh thế giới".
Lần hiện ra thứ hai, Mẹ cho biết ư Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới.
Lần hiện ra thứ ba, Mẹ cho ba Thiếu Nhi thị kiến thấy hỏa ngục và tiết lộ ba Bí
Mật.
Lần cuối cùng, Mẹ xưng ḿnh: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, rồi Mẹ làm phép lạ cho mặt
trời nhẩy múa để mọi người tin.
NĂM 1932 VÀ 1933, Ở BEAURAING, nước Bỉ, Mẹ đă hiện ra với năm em học sinh, 4 nữ
và 1 nam, đó là Fernande (15 tuổi), Andree (14 tuổi), Gilberte Voisin (13 tuổi),
Albert (11 tuổi), Gilberte Degeimbre (9 tuổi), 33 lần, từ ngày 29/11/1932 đến
3/1/1933.
Sứ điệp Mẹ đă ban vào những lần hiện ra với một số điều quan trọng như:
- Vào ngày 21/12/1932: “Mẹ là Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (AWCWTS:225);
- Vào ngày 30/12/1932: “Hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều” (AWCWTS:226);
- Vào ngày 1/1/1933: “Hăy luôn luôn cầu nguyện” (AWCWTS:226).
- Lần cuối cùng, 3/1/1933, Đức Mẹ nói với Gilberte Voisin: “Mẹ sẽ làm cho các
tội nhân ăn năn hối cải”, với Andree: “Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Nữ Vương Thiên đàng.
Hăy luôn cầu nguyện” (AWCWTS:227).
Nếu cần, xin xem lại các phần trước: