Chương Bảy
PHONG TRÀO TƯỢNG MẸ THÁNH DU
Hiện tượng thứ ba biểu hiệu cho Thời Đại Maria, đó là phong trào tượng Mẹ Thánh
Du khắp thế giới.
Mẹ đi đến đâu thường là được nơi đó Hiến Dâng dân nước của ḿnh cho Mẹ. Đôi khi
c̣n có những cuộc tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu (Marian Congress) với những sứ điệp
vô tuyến truyền thanh do Đức Thánh Cha ban huấn dụ tới nữa. Về Đại Hội Thánh Mẫu,
nguyên năm 1948-1949, có 8 lần tổ chức. Vào tháng 12/1948, tổng số các hội đoàn,
phong trào về Mẹ của các tín hữu đă lên tới 8 triệu hội viên, được chia thành 75
ngàn nhóm.
Đi tiên phong trong phong trào này phải kể đến giáo hội Pháp. Bốn pho tượng Đức
Bà Boulogne được thực hiện từ năm 1938, năm kỷ niệm đệ tam bách chu niên vua
Louis XIII dâng nước Pháp cho Mẹ, đă thăm viếng, trong ṿng 5 năm, 16 ngàn giáo
xứ ở 83 địa phận, cuối cùng, vào ngày Chúa Nhật 28/3/1943, hàng giáo phẩm Pháp
đă dâng mọi địa phận ở Pháp cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Trong thời gian
Thánh Du của Mẹ, theo cha Devineau thuật lại:
“Ban ngày th́ có những cuộc cung nghinh đường trường bằng chân không từ giáo xứ
này đến giáo xứ kia, bất chấp thời tiết, hè cũng như đông, nắng gắt, giá băng
hay tuyết lạnh... Đêm đêm th́ giảng giải và xưng tội. Khoảng 10 giờ tối bắt đầu
đêm đại canh thức cầu nguyện chật nhà thờ thật sốt sắng. Giáo dân suy niệm các
mầu nhiệm Mân Côi, nhất là mầu nhiệm thương khó... Nửa đêm là thánh lễ có hiệp
lễ với việc dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ..” (TWTAF:77).
Tuy nhiên, trung tâm của phong trào này phải kể đến Fatima, linh địa của Mẹ.
Khởi đầu là ngày 13/10/1942, ngày làm phép triều thiên (nặng 1 kư 2) của Mẹ do
một người đàn bà Bồ Đào Nha, để tạ ơn Mẹ đă ǵn giữ nước Bồ khỏi nội chiến của
Tây Ban Nha và Thế Chiến Thứ Hai, đă dâng cúng cho Mẹ 950 hột soàn, 313 hạt trân
châu, 17 hạt hồng ngọc, 14 hạt bích ngọc, 269 hạt lam ngọc và 2650 viên đá qúi.
Cũng trong năm này, Thánh tượng Mẹ đă được cung nghinh đến thủ đô Bồ Đào Nha là
Lisbon trong dịp Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo.
Sau đó 4 năm, vào dịp kỷ niệm nước Bồ Đào Nha được hiến dâng cho Mẹ 300 năm
trước, phong trào chính
thức được phát động và phổ biến với cuộc cung nghinh Mẹ dài 250 dặm (tức gần 400
cây số), từ ngày 22/11 đến 24/12/1946, trong thời gian này, vào ngày 8/12, hàng
giáo phẩm Bồ lại tái hiến dâng đất nước cho Mẹ. Một hiện tượng lạ xẩy ra trong
cuộc cung nghinh Thánh Tượng này là có các con chim bồ câu bay đến đậu trên chân
tượng Mẹ, như các “thiên thần ḥa b́nh”, (tước hiệu này do chính thiên thần khi
hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima năm 1916, lần thứ nhất, đă tự xưng), đi theo hộ
tống Nữ Vương Hoà B́nh.
Năm 1946 phải kể là năm sửa soạn các cuộc Thánh Du khắp thế giới của Thánh Tượng
Mẹ Fatima. Bởi v́, vào ngày 13/5/1946, qua vị đại diện Đức Thánh Cha Piô XII là
đức hồng y Aloysius Cardinal Masalla, Ṭa Thánh Rôma đă đội triều thiên (được
làm phép ngày 13/10/1942) cho Mẹ trước khi Mẹ rời gót đi thăm đoàn con cái Mẹ ở
khắp nơi trên thế giới. Vào dịp Ṭa Thánh đội thiều thiên cho Mẹ này, Đức Thánh
Cha Piô XII
đă ban huấn từ qua vô tuyến truyền thanh đến Fatima như sau:
“Phải, hăy đội triều thiên cho Nữ Vương Ḥa B́nh cũng là Nữ Vương Thế Giới, để,
một lần nữa, Mẹ giúp thế giới t́m thấy ḥa b́nh và vươn lên khỏi cảnh tàn rụi
của ḿnh! Bởi thế, triều thiên này, một biểu hiệu yêu thương và tri ân cho quá
khứ, một biểu hiệu tin tưởng và thuận phục trong hiện tại, sẽ là một triều thiên
trung tín và hy vọng cho tương lai” (TWTAF:97).
Để rồi, kể từ sau ngày 13/5/1947, Mẹ đă chính thức các cuộc Thánh Du của Mẹ.
Đầu tiên tại Âu Châu và tại Bắc Mỹ. Sau đó, Mẹ được chính con cái Mẹ trong phong
trào Đạo Binh Xanh
quốc tế, được thành lập tại Mỹ năm 1947, năm Mẹ đến Hoa Kỳ, hộ tống Mẹ đi các
nơi khác trên thế giới. Các tượng Mẹ Fatima Thánh Du do Đạo Binh Xanh quốc tế hộ
tống đi các nơi là các bức tượng được Đức Thánh Cha Phaolô VI làm phép tại
Fatima ngày 13/5/1967, dịp ngài đến hành hương và dâng Bông Hồng Bằng Vàng lên
Mẹ, và cũng là 70 bức tượng khác được Đạo Binh Xanh đem đến các nước trong năm
1971.
Các cuộc Thánh Du của Mẹ đă xẩy ra đúng như lời “sứ giả của Đấng Vô Nhiễm Tội”
(TWTAF3:108) là chị thánh Catarina Labuarê (được Đức Mẹ hiện ra năm 1830 ở Ba-Lê,
nước Pháp), như Đức Thánh Cha Piô XII đă gọi chị vào dịp phong hiển thánh cho
chị ngày 27/7/1947, nói tiên tri: “Một ngày kia, Đức Mẹ sẽ được vinh quang đưa
đi khắp thế giới” (FTGS:127).
Mẹ chẳng những được chính con cái của Mẹ nhận biết và yêu mến, mà c̣n được cả
các con cái khác nhận biết nữa. Khi Thánh Tượng Mẹ đến Mozambique ngày
30/9/1948, một vị lănh tụ của người Hồi Giáo, thuộc bộ lạc Ismaeli, đă đặt một
chiếc kiềng bằng vàng gần tưọng Mẹ và nói: “Cảm tạ Đức Mẹ Fatima đă thực hiện
các công cuộc yêu thương tại Phi Châu. Chúng tôi chúc tụng Bà cùng với Thiên
Chúa Toàn Năng”(FTGS:126). Khi Thánh Tượng Mẹ đến Ấn Độ ngày 27/11/1949, th́
cuộc nội chiến giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo được tạm ngưng để tiến tới việc điều
đ́nh cho ḥa b́nh của đôi bên.
Thánh Tượng Mẹ đă đến Ai Cập và ở Heliopolis, nơi mà Thánh Gia đă sống đời tị
nạn ngày xưa. Sau đó, Mẹ đến thăm Giêrusalem, Thánh Đô của quê hương trần gian
yêu qúi của Mẹ và của Chúa Kitô, Thiên Chúa làm người. Tháng 1/1950, Mẹ đến thăm
nước Nga, nước mà Mẹ đang chờ “yêu cầu” của Mẹ được thực hiện là
Mẹ sẽ làm cho trở lại. Ngày 29/10/1950, sau khi đi thăm một số nước ở Á Châu, Mẹ
đă đến Rôma 3 ngày
và ngự tại thánh đường Casaletto. Năm 1951, Mẹ đến thăm Úc Đại Lợi và Đại Dương
Châu.
Nhận xét về phong trào Mẹ Thánh Du này, Đức Thánh Cha Piô XII, qua vô tuyến
truyền thanh, đă nói với các con cái Mẹ hành hương Fatima vào ngày 13/5/1951,
như sau:
“Qua các cuộc Thánh Du của Mẹ ở Mỹ Châu và Âu Châu, ở Phi Châu và Ấn Độ, ở Nam
Dương và Úc Châu, Mẹ đă trào đổ ân phúc từ trời xuống, những sự lạ lùng về ân
sủng đă gia tăng đến nỗi mắt chúng ta không thể nào tin được” (TWTAF3:319).
Chẳng những Mẹ đi để ban ân phúc cho đoàn con Mẹ ở khắp mọi nơi trên thế giới,
Mẹ c̣n ban biết bao ơn lành hồn xác cho các người con đến kính viếng Mẹ tại Đền
Thánh Fatima, Linh Địa của Mẹ, nơi mà, như Đức Thánh Cha Piô XII cũng đă nói với
đoàn người hành hương Fatima ngày 13/5/1951 qua vô tuyến truyền thanh: “Rất
Thánh Trinh Nữ đă chọn làm ngai ṭa xót thương của Người cũng như làm suối nguồn
tuôn chảy bất tận ân sủng và những sự lạ lùng” (TWTAF3: 319).
Fatima thật sự là “suối nguồn tuôn chảy bất tận ân sủng và những sự lạ lùng”.
Với cả 60 ḍng tu lập nhà ở trung tâm hành hương, và vô số trung tâm để tĩnh tâm
và hội thảo, (một trong những chủ đề cho năm hành hương 1979 là “Chính với trẻ
nhỏ mà Mẹ đă nói").
Với 500 ngàn người cầu nguyện thâu đêm tới sáng để hiệp thông đền tạ ở 300 giáo
phận trên thế giới vào ngày 13/10/1960.
Với cả triệu người hành hương năm 1969, từ 53 quốc gia, trong đó có 4 hồng y,
rất đông tổng giám mục và giám mục, đă thực hiện 32 thánh lễ đồng tế đại trào,
và trên 10 ngàn thánh lễ thường.
Với toàn thể hàng giáo phẩm Bồ Đào Nha, 700 nữ tu Phanxicô, trên 200 bề trên các
ḍng tu, 100 linh mục của Phong Trào Maria của Các Linh Mục, và 3500 giáo lư
viên đến dự đại hội giáo lư tháng 4/1976.
Với những cuộc hành hương bằng chân đi cả trăm dặm đến Fatima, hay đi bằng đầu
gối chung quanh ngôi nhà
thờ nhỏ hoặc băng qua khuôn viên, và qùi gối lâu giờ cầu nguyện dưới trời nắng
chói hay trong cơn mưa tầm tă.
Với đoàn hành hương Phật tử đến từ Nhật Bản vào năm 1969.
Với các vị cao cấp Chính Thống Giáo đến cầu cho việc hiệp nhất Kitô Giáo vào năm
1970.
Với đoàn hành hương lần đầu tiên đến vào năm 1992 từ Nga do chính Đức Tổng Giám
Mục ở Mosco là Tadeusz Kondrusiewicz dẫn đầu, vị đă nói: "Hôm nay đây, mọi sự đă
khá hơn. Thực sự chúng ta có thể cho đó là do lời tiên tri ở Fatima. Chúng ta
làm sao quên được việc Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II hiến dâng Nước Nga và thế
giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria năm 1984. Khi Gorbachev lên được
ít lâu, thay đổi về sự lănh đạo ở Cẩm Linh đă xẩy ra, kéo theo những đổi thay
khác" (FFM:4-6/92).
Nếu cần, xin xem lại các phần trước: