Chương Tám


CON NGƯỜI VÀ TRÁI CẤM THỜI ĐẠI



Thời tận thế chẳng những được nhận biết qua Thời Đại Maria ở sự kiện Chúa Giêsu muốn tỏ Mẹ của Ngài ra cho thế gian “nhận biết và yêu mến”, với những lần Mẹ hiện ra vào thời cận đại, với những tín điều về Mẹ được Giáo Hội công bố trong ṿng một trăm năm qua, và với phong trào Mẹ Thánh Du khắp thế giới từ cuối tiền bán thế kỷ 20, như chương 5, 6 và 7 tŕnh thuật, mà c̣n được nhận thấy qua các “điềm thời đại” với ba sự kiện là: Con Người và Trái Cấm Thời Đại, Cộng Sản và Tiền Hô Qủi Vương, Giáo Hoàng và Chúa Kitô tái giáng.

Lịch sử thế giới cận đại có thể được đánh dấu bằng 8 cuộc cách mạng chính yếu đă chi phối sâu xa đến tận nền móng văn hóa của chung loài người.

Cuộc cách mạng thứ nhất là cuộc cách mạng tôn giáo. Cuộc cách mạng này bắt đầu xẩy ra tại Đức quốc vào ngày 31/10/1517, khi Martinô Luthêrô (1483-1546) phổ biến 91 đề án có tính cách “thệ phản” của ông đối với ṭa thánh Công Giáo Rôma.

Cuộc cách mạng thứ hai là cuộc cách mạng triết lư. Cuộc cách mạng này bắt đầu xẩy ra tại Ba-Lan vào ngày 24/5/1543, khi Nicolaus Copernicus (1473-1543) phát hành cuốn De Revolutionibus Orbium Coelestium, công bố khám phá của ông về định luật trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời nói riêng và các thiên thể nói chung quay chung quanh trái đất, một quan niệm được phát xuất từ các triết gia Hy Lạp, chủ trương con người là cái rốn của vũ trụ.

Cuộc cách mạng thứ ba là cuộc cách mạng kỹ nghệ. Cuộc cách mạng này bắt đầu xẩy ra tại Anh quốc vào năm “8, khi máy bơm chạy bằng hơi nước do Thomas Savery sáng chế và bắt đầu đem ra sử dụng.

Cuộc cách mạng thứ bốn là cuộc cách mạng kinh tế. Cuộc cách mạng này bắt đầu xẩy ra tại Anh quốc vào ngày 9/3/1776,khi Adam Smith (1723-1790) phát hành cuốn Wealth of Nations, bàn đến những vấn đề như lao động, tiền tệ, giá cả, lương bổng v.v. nhất là đến tư lợi của cá nhân trong xă hội, làm sao cho họ có được một đời sống khá hơn, nhờ đó, xă hội cũng sẽ được an vui.

Cuộc cách mạng thứ năm là cuộc cách mạng chính trị. Cuộc cách mạng này bắt đầu xẩy ra tại Pháp quốc vào ngày 14/7/1789, khi dân thành Ba-Lê tấn công ngục Bastille, mở màn cho chế độ dân chủ thay cho chế độ quân chủ.

Cuộc cách mạng thứ sáu là cuộc cách mạng phái tính. Cuộc cách mạng này bắt đầu chớm nở tại Anh quốc vào năm 1792, khi May Wollstonecraft (1759-1797) phát hành cuốn Vindication of the Rights of Woman, với chủ trương: người phụ nữ cũng b́nh đẳng như người đàn ông; với nhận định: người đàn ông coi người đàn bà thua kém ḿnh về mặt luân lư cũng như tâm trí; và với quan niệm: người đàn bà sẽ có một cuộc sống sáng tạo và hạnh phúc nếu họ được học hành đàng hoàng.

Cuộc cách mạng thứ bảy là cuộc cách mạng truyền thông. Cuộc cách mạng này xẩy ra tại Ư quốc vào năm 1895, khi Guglielmo Marconi (1874-1937) sáng chế và đem ra sử dụng loại máy vô tuyến điện tín.

Cuộc cách mạng thứ tám là cuộc cách mạng xă hội. Cuộc cách mạng này xẩy ra tại Nga Sô ngày 7/11/1917, khi Lenin (1870-1924) lănh đạo đảng Bolshevik thành công trong việc lật đổ chế độ quân chủ để thay thế bằng chế độ Cộng Sản vào năm 1918, một chế độ đặt căn bản trên lư thuyết của Karl Marx (1818-1883) trong tập The Communist Manifesto xuất bản năm 1848 và trong bộ Das Kapital, cuốn 1 xuất bản năm 1867 và 2 cuốn sau đó Engels xuất bản vào năm 1885 và 1895.

Ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng cận đại quyết liệt này, thế giới đă và đang biến đổi không ngừng, nhanh đến nỗi chóng mặt lịch sử và mạnh đến nỗi có thể bật gốc loài người.

Thật vậy, từ sau cuộc cách mạng thứ tám là cuộc cách mạng xă hội, nhất là từ sau thế chiến thứ hai, tức từ năm 1945, thế giới hầu như được chia ra làm hai khối rơ rệt, một bên chủ trương tư bản và một bên lại chủ trương cộng sản. Hai khối xă hội này đối đầu với nhau ở hệ ư thức là quyền lợi của con người.

Khối Tư Bản, theo nguyên tắc, chủ trương cá nhân con người phải được tự do hưởng quyền làm người, trong đó có quyền sinh sống và chiếm hữu. Khối Cộng sản, theo kinh nghiệm, chủ trương xă hội con người vô giai cấp, ở chỗ, tất cả mọi người đều b́nh đẳng mới tạo nên Thiên Đường Cộng Sản, một thiên đường mà Đảng hay Nhà Nước làm Chúa, có toàn quyền bắt nhân dân làm việc cho ḿnh và phân phát ân lộc cho dân tùy ư ḿnh.

Thế rồi, sau 3/4 thế kỷ được thí nghiệm tại Liên Bang Sô Viết và gần 1/2 thế kỷ được thử nghiệm trên khắp thế giới nói chung và Âu Châu nói riêng, khối Cộng Sản đă thảm bại vô cùng tang thương ở Liên bang Sô Viết và ở Đông Âu bắt đầu cuối Hè và đầu Thu 1989, chỉ v́ đă chủ trương hoàn toàn ngược lại với định luật tự nhiên mà Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành đă phú ban cho các tạo vật của Ngài khi dựng nên chúng.

Cộng Sản đă nuốt không trôi trái cấm và đă chết nghẹn. Trước cái chết tức tưởi của Cộng Sản, Tư Bản bất chiến tự nhiên thành.

Thế nhưng, sự kiện bất chiến tự nhiên thành của Tư Bản không có nghĩa là Tư Bản và chỉ có Tư Bản mới đem lại phúc lợi đích thực và tối đa cho con người mà thôi.

Dầu sao cũng phải công nhận là các nước tân tiến nhất thế giới ngày nay là các nước đại tư bản, các nước giầu mạnh nhất, cả về khoa học, kỹ thuật và quyền sống. Những khám phá kỳ diệu của khoa học làm cho con người tự tin vào quyền năng của ḿnh hơn, những sáng chế tối tân của kỹ thuật làm cho con người dễ chịu hơn và hưởng thụ hơn, từ đó, con người càng ngày càng có giá, càng phải được tôn trọng hơn bao giờ hết. Chính ở trong những nước tân tiến nhất về khoa học cũng như kỹ thuật là những nước có quyền sống cao nhất.

Tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chẳng hạn, luật lệ được đặt ra hầu như đa số là để bảo vệ quyền sống của con người, về tiêu cực, như luật không cho bạo hành con cái (child abuse) hay bỏ bê chúng (child neglect), về tích cực, nhỏ th́ như luật phải chằng dây trên xe khi lái ra đường (seat belt), lớn th́ như như quyền được tự do đốt cờ tổ quốc v.v. Kể cả người chết của một nước tân tiến như Hoa Kỳ cũng vẫn được bảo vệ và tôn trọng như thường. Một trong những điều kiện mà Cộng Sản Việt Nam muốn bang giao với Hoa Kỳ không phải là vấn đề trao trả xương của các quân nhân Mỹ tử trận ở Việt Nam hay sao?

Tuy nhiên, chính lúc các nước đại tân tiến như Hoa Kỳ hay Âu Châu ư thức được giá trị tuyệt vời của con người và đề cao nó cũng như t́m hết cách để tôn trọng nó, họ lại gặp rắc rối và giằng co trong vấn đề quyền ưu tiên.

Để giải quyết vấn đề rắc rối và giằng co ở quyền ưu tiên này, họ đă theo đường lối hết sức công bằng là sắp hàng một (one line), tức đường lối ưu tiên cho ai đến trước (first come, first serve). Thai mẫu là người được sinh vào đời trước, nên có quyền ưu tiên hơn thai nhi, ở chỗ, quyền tự do chọn sinh con hay phá thai của thai mẫu được luật pháp tôn trọng hơn quyền được sống và làm người của thai nhi bị đầu thai nhầm thế kỷ! Cha mẹ là người lớn tuổi đi trước nên có quyền ưu tiên hơn con cái nhỏ tuổi đi sau. Quyền được phép li dị và lập gia đ́nh khác của cha mẹ vẫn được luật pháp cho phép hơn quyền con cái cần phải được giáo dục bởi đầy đủ hai người đă chính thức sinh thành ra chúng v.v.

Phải chăng các nước thuộc khối Tư Bản, đại tân tiến, cũng đang cùng nhau ăn trái cấm là những ǵ con người không được phép làm. “Những ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, con người không được phép phân ly” (Mathêu 19:6), thế mà họ đă muốn lên bằng Thiên Chúa, nếu không muốn nói là truất quyền Thiên Chúa, để ban phép cho con người đă nên một xương thịt được tự do phân ly. Sự sống của con người linh thiêng cao qúi trên hết mọi sự trên đời, là của Chúa và bởi Chúa, con người dù văn minh tột bực cũng không thể nào tạo ra được, thế mà họ cũng tự động cho phép nhau được tự do hủy diệt đi cái không phải tuyệt đối là của họ và bởi họ đó.

Một thế giới chỉ có quyền làm người một cách què quặt như thế mà không có đạo làm người một cách lành mạnh theo nguyên tắc luân lư phổ quát, th́, dù ông trời không có mắt đi nữa, và dù con người có văn minh tuyệt đỉnh thế nào đi nữa, một ngày kia, cái Thiên Đường Treo của Tư Bản có tính cách vô thần ấy cũng sẽ bị hủy trong chính bàn tay con người đă tạo nên nó, biết đâu c̣n khốc liệt và khốn nạn hơn cả cảnh thảm bại của Cộng Sản vừa rồi.

Trong tông huấn về Vai Tṛ của Gia Đ́nh Kitô Giáo trong Thế Giới Tân Tiến (Familiaris Consortio), Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nhận định rất chính xác về hiện trạng của chung xă hội và riêng các gia đ́nh ngày nay như sau:

“Một đàng th́ có một ư thức sống động hơn về tự do cá nhân... Đàng khác, cũng không thiếu những dấu hiệu về t́nh trạng băng hoại một cách nhức nhối nơi một số giá trị nền tảng, như quan niệm lầm lẫn cả về lư thuyết cũng như thực hành trong sự độc lập của vợ chồng liên hệ với nhau ... số ly dị tăng tiến, sự thê thảm của phá thai... Nguồn gốc sâu xa của những hiện tượng tiêu cực này là ở tại sự hủy hoại nơi ư thức cũng như kinh nghiệm về tự do, khi cho tự do không phải là một khả năng để nhận ra sự thật mà Thiên Chúa đă định trong việc lập gia đ́nh và sống gia đ́nh, mà như là một quyền năng tự quyết để định đoạt lấy cho ḿnh, thường đụng chạm đến kẻ khác, mang lại tư lợi cho bản thân” (FC:6).

Sự sống bị con người tàn phá và hủy hoại phải chăng là dấu hiệu đă đến lúc tận số của thế giới?!
 

Nếu cần, xin xem lại các phần trước:

Nội dung

chương 1 hiện tượng Nước Nga,

chương 2 Biến cố Fatima,

chương 3 đáp ứng yêu cầu

chương 4 thực hiện lời hứa

chương 5 những lần Mẹ hiện ra

chương 6 các tín điều về Mẹ

chương 7 phong trào tượng Mẹ Thánh Du