Trái Tim Vô Nhiễm: Cốt lơi của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima
Biến Cố Thánh Mẫu Fatima bao gồm các yếu tố thường được nhắc đến nhất theo thứ tự sau đây: Sứ Điệp Fatima, Bí Mật Fatima, Thiếu Nhi Fatima v.v. Sứ Điệp Fatima bao gồm 3 Mệnh Lệnh Fatima là Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm. Bí Mật Fatima gồm có 3 phần là thị kiến hỏa ngục, dự án cứu độ và thị kiến tử đạo. Thiếu Nhi Fatima gồm có 3 em: Lucia với sứ mệnh làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, Phanxicô chuyên an ủi Chúa Giêsu ẩn thân là Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi và Giaxinta chuyên hy sinh cứu các tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là cái ǵ làm nền tảng cho tất cả Biến Cố Thánh Mẫu Fatima này, hay đâu là yếu tố chính yếu chi phối tất cả mọi yếu tố khác, nói chính xác hơn đâu là cốt lơi của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima. Câu trả lời xin được thưa: Cốt lơi của tất cả Biến Cố Thánh Mẫu Fatima đó là chính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria! Tại sao? Sau đây là 6 lư do chính yếu: v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tâm điểm của Dự Án Fatima liên quan đến phần rỗi loài người và ḥa b́nh thế giới (1); v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria do chính Thiên Chúa muốn thực hiện việc thiết lập trên thế giới (2); v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cần phải được nhận biết và yêu mến theo ư muốn của Chúa Giêsu qua chị Lucia (3); v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi nương náu cho tội nhân và là đường đưa thánh nhân đến cùng Thiên Chúa (4); v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hợp với tước hiệu “Đức Bà Mân Côi” và việc “cầu kinh mân côi hằng ngày” (5); v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị xâu xé bởi gai nhọn tội lỗi loài người cần phải được đền tạ bằng việc trở về cùng Chúa (6). 1- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tâm điểm của Dự Án Fatima liên quan đến phần rỗi loài người và ḥa b́nh thế giới Nếu chúng ta biết được đâu là Dự Án Fatima hay Dự Án Fatima là ǵ, chúng ta mới phải chân nhận lư do thứ nhất này. Thật vậy, Dự Án Fatima được chất chứa ngay đoạn đầu của phần thứ hai Bí Mật Fatima, khi Mẹ tiết lộ rằng: “Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Mà “điều Mẹ nói với các con” đây là ǵ, nếu không phải Mẹ đă nói trong câu ngay trước đó là “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Bởi vậy, căn cứ vào hai câu Mẹ nói để mở đầu cho phần thứ hai của Bí Mật Fatima, sau phần bí mật thứ nhất là thị kiến hỏa ngục, th́ quả thực Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tâm điểm của Dự Án Fatima, ở chỗ, phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới, theo ư muốn của Thiên Chúa trong Thời Điểm Maria (kể từ đầu Thế Kỷ 19 với Biến Cố Thánh Mẫu Mẹ Ban Ơn ở Paris năm 1830), hoàn toàn lệ thuộc vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Tức là, nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được tôn sùng th́ các linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh. Bằng không, nhiều linh hồn sẽ phải hư đi và thế giới không thể nào có ḥa b́nh, đúng như Mẹ khẳng định: ”Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI”. Đó là lư do Mẹ đă tiếp tục cho biết rằng Mẹ sẽ trở lại để chỉ cho con cái Mẹ biết cách thức tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nhờ đó nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh. Mẹ nói: “Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”. Quả thực Mẹ đă hiện ra hai lần sau năm 1917, với riêng Lucia bấy giờ đă trở thành một nữ tu Ḍng Đôrôthêu ở Tây Ban Nha: lần thứ nhât vào ngày 10/12/1925 với Chúa Hài Nhi để cùng Chúa xin thực hiện 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là trái tim hằng liên lỉ bị gai nhọn vô ơn và lộng ngôn của thành phần vô ơn bội nghĩa với Ơn Cứu Độ của Chúa đâm vào, một trái tim cần phải được đền tạ bằng việc “xưng tội và rước lễ” cùng “lần 50 chục kinh Mân Côi và suy gẫm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi 15 phút”. Lần thứ hai vào ngày 13/6/1929 với Chúa Giêsu Thánh Thể Tử Giá để loan báo rằng: “Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng các vị giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Hai lần hiện ra cuối cùng trong Biến Cố Thánh Mẫu Fatima này rất quan trọng, v́ là những lần Mẹ Maria đích thân dạy cho biết cách thức tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Cách thức thứ nhất có vẻ riêng tư, đó là rước lễ đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một trái tim đă phải thốt lên những lời kêu gọi trăn trối vào lần hiện ra cuối cùng ngày 13/10/1917: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Cách thức thứ hai có tính cách công khai và đại thể, đó là hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Và chính v́ Nước Nga đă được hiến dâng mà Mẹ đă quả quyết trong phần hai của Bí Mật Fatima như sau: “Nếu người ta nghe lời Mẹ yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh. Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhiều người lành bị giết, Đức Thánh Cha sẽ khổ; nhiều nước sẽ biến mất, nhưng cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”. 2- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria do chính Thiên Chúa muốn thực hiện việc thiết lập trên thế giới Đúng thế, “Thiên Chúa” chẳng những, như Mẹ Maria tiết lộ ở đầu phần hai của Bí Mật Fatima: “Muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, mà c̣n đích thân thực hiện việc này nữa. Trước hết, ở chỗ Ngài cho biết cách thức thực hiện, đó là, như Mẹ Maria cho Chị Lucia biết vào ngày 13/6/1929: “Đức Thánh Cha hiệp cùng các vị giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Ở đây chúng ta thấy Biến Cố Thánh Mẫu Fatima là một biến cố Thánh Mẫu cả thể nhất trong các biến cố Thánh Mẫu, đến nỗi biến cố ấy đụng đến cả lịch sử thế giới lẫn vai tṛ ngôn sứ môi giới của Giáo Hội trên trần gian này. Tới độ, nếu Giáo Hội hoàn cầu không thực hiện ư muốn của Thiên Chúa qua một mạc khải dù hoàn toàn tư riêng không buộc phải tin này th́ Nước Nga sẽ không trở lại và thế giới tiếp tục chiến tranh và càng ngày càng bị nhuộm đỏ như lịch sử của thế kỷ 20 cho thấy. Thực tế cho thấy, cho dù Chị Nữ Tu Lucia đă viết thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940, nhưng măi cho tới 44 năm xong mới việc hiến dâng này mới hoàn toàn và thực sự nên trọn như Thánh Ư Chúa. Đức Thánh Cha Piô XII đáp ứng hai lần việc hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, nhưng lần đầu vào ngày 31/10/1942 không phải là Nước Nga mà là chung thế giới, và lần thứ hai, 7/7/1952, ngài đă hiến dâng Nước Nga nhưng lại không hiệp dâng với toàn thể các vị giám mục trên thế giới. Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng đă hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào ngày 21/11/1964, ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II trước mấy ngàn vị giám mục, nhưng ngài lại không hiến dâng Nước Nga mà chỉ dâng loài người. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă hiến dâng 3 lần, lần đầu vào ngày 7/6/1981 ở Đền Thờ Đức Bà Cả, sau khi bị mưu sát không chết ít lâu, nhưng chỉ hiến dâng thế giới thay v́ Nước Nga, lần hai vào ngày 13/5/1982 ở chính Linh Địa Fatima nhưng lại không kịp hiệp dâng với các vị giám mục trên thế giới, và lần cuối cùng một cách trọn vẹn vào ngày 25/3/1984. Đúng thế, để việc hiến dâng quan trọng như là một điều kiện tối yếu bất khả thiếu này có thể thực hiện, chính Thiên Chúa đă phải trực tiếp nhúng tay vào lịch sử để hoàn thành ư định của Ngài đối với việc Ngài “muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Trước hết, Ngài đă sửa soạn cho vị giáo hoàng tương lai Piô XII bắt đầu thực hiện việc hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, cho dù toàn thế giới chứ không phải riêng Nước Nga, khi Ngài quan pḥng cho ngày giờ tấn phong giám mục của vị giáo hoàng tương lai này xẩy ra trùng hợp vào ngay chính ngày giờ Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần thứ nhất, 13/5/1917. Và Thiên Chúa cũng đă can thiệp vào vụ mưu sát Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, nhờ đó vị giáo hoàng mang khẩu hiệu có tính cách Thánh Mẫu “totus tuus” này mới quyết tâm thực hiện việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, sau khi vị giáo hoàng này đọc phần thứ ba của Bí Mật Fatima và cảm thấy h́nh ảnh vị giám mục mặc trắng trong thị kiến phần thứ ba ấy là chính bản thân ḿnh lúc bị mưu sát không chết. 3- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cần phải được nhận biết và yêu mến theo ư muốn của Chúa Giêsu qua chị Lucia Chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tất cả cốt lơi của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, là tâm điểm của Dự Án Fatima liên quan tới phần rỗi của các tội nhân và nền ḥa b́nh thế giới như thế, đến nỗi được chính Thiên Chúa đích thân nhúng tay can thiệp để hoàn thành ư “muốn thành lập Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” mà Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cần phải được truyền bá. Để làm việc này, cần phải có sự cộng tác của con người, và người đầu tiên được tuyển chọn đó là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất bấy giờ là Lucia, một thiếu nhi đă được Mẹ Maria vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917 cho biết về Sứ Vụ Fatima của ḿnh như sau: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Lucia tỏ ra buồn khổ, sau khi em ngây thơ nguyện xin với Bà Đẹp rằng: “Con xin Bà đem chúng con về trời!”, th́ em đă nghe thấy Mẹ Maria nói về thân phận của em cũng như của hai người em họ của em là Phanxicô và Giaxinta như sau: “Mẹ sẽ sớm đem Giaxinta và Phanxicô về. Phần con cần phải ở lại thế gian lâu hơn. V́ Chúa Giêsu muốn dùng con…” Để an ủi Lucia, sau khi nghe thấy em than van: “Con ở lại một ḿnh hay sao?”, Mẹ Maria đă lấy chính ḷng Mẹ ra để bù đắp cho em: “Không đâu con! con buồn lắm phải không? Đừng có thất vọng! Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Thực tế đă cho thấy, Phanxicô đă qua đời vào năm 11 tuổi, sau hai năm được thấy Mẹ Maria, và Giaxinta qua đời vào năm 10 tuổi, sau 3 năm được Mẹ Maria hiện ra, c̣n Lucia “phải ở lại thế gian lâu hơn”, lâu đến gần 100 tuổi, khi chị qua đời vào ngày 13/2/2005, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, hưởng thọ 98 tuổi. Chị Lucia đă sống ở thế gian lâu hơn hầu có thể hoàn tất sứ vụ Thánh Mẫu Fatima của ḿnh là làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, trong việc thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới đúng như ư muốn của Thiên Chúa. Chị đă hoàn tất 4 việc chính yếu sau đây: Thứ nhất là vận động hợp thức hóa lệ giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp, một lệ đă được giáo quyền địa phương chuẩn nhận ngày 13/9/1939. Thứ hai là xin Đức Thánh Cha Piô XII, qua bức thư đề ngày 24/10/1940, cử hành trong toàn Giáo Hội hoàn cầu Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, và điều này cũng đă được Thánh Bộ Lễ Nghi của Ṭa Thánh chuẩn nhận ngày 4/5/1944. Thứ ba là xin Đức Thánh Cha Piô XII, cũng qua cùng một bức thư trên đây, hiệp cùng với các vị giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và điều này, như trên đă tŕnh bày, đă được thực hiện tất cả là 6 lần, nhưng lần cuối cùng vào ngày 25/3/1984 mới thực sự hoàn tất sau 44 năm trời ḍng dă. Thứ bốn là việc kiểm chứng và chấp nhận phần thứ ba của Bí Mật Fatima là do chính chị đă viết và nộp cho Ṭa Thánh, trước mặt hai vị đại diện giáo hoàng được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sai đến với chị ngày 27/4/2000 sau khi chị nhận được thư của vị giáo hoàng này gửi cho chị ngày 19/4/2000. V́ phần thứ ba của Bí Mật Fatima rất quan trọng liên quan đến phần rỗi của các linh hồn, đến một thế giới quá ư là tội lỗi đă đáng phải hủy diệt, cần phải được bù đắp bằng máu tử đạo của thành phần đạo binh dàn trận của Mẹ Maria theo chiều hướng đồng công cứu chuộc của Mẹ, mà chị sứ giả Fatima đă phải sống cho tới sau biến cố tiết lộ phần thứ ba của bí mật này rồi mới qua đời. Bằng không, nếu chị qua đời trước biến cố này th́ phần bí mật do chính chị viết ra đó sẽ bị Satan biến thành những ǵ giả tạo hay thiếu sót, v́ sau khi Chị Lucia qua đời, các thứ bí mật Fatima giả tạo bắt đầu được tung ra v́ cho rằng Ṭa Thánh không tiết lộ hết tất cả Bí Mật Fatima, thậm chí c̣n có cả bí mật Fatima thứ bốn v.v. 4- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi nương náu cho tội nhân và là đường đưa thánh nhân đến cùng Thiên Chúa Thật thế, trong thị kiến thuộc phần thứ ba của Bí Mật Fatima, lời Mẹ Maria nói với 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917 về riêng thân phận của Lucia, vị Tông Đồ Fatima thế giới tiên khởi và mô phạm, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi nương náu và là đường đưa đến cùng Thiên Chúa”, đă hoàn toàn được sáng tỏ ư nghĩa của nó ở tầm mức quốc tế chứ không chỉ ở mức độ hoàn toàn cá nhân hóa nơi bản thân của nữ sứ giả Thánh Mẫu Fatima Lucia bấy giờ. Bởi v́, trong thị kiến cho thấy phần thứ ba của Bí Mật Fatima này, chúng ta thấy có tất cả là bốn màn: màn thứ nhất là h́nh ảnh vị Thiên Thần cầm thanh gươm lửa đang chĩa xuống trần gian muốn hủy diệt thế giới tội lỗi nhưng bị chặn lại bởi tia sáng từ bàn tay phải của Mẹ Maria; màn thứ hai là h́nh ảnh một đoàn người từ giáo hoàng trở xuống giáo dân đang tiến lên một đỉnh núi dốc đứng có cây Thánh Giá trên đó, nhưng trước khi lên tới đỉnh đă băng ngang qua một thành phố lớn, một nửa đă bị tàn rụi c̣n một nửa kia đang ở trong t́nh trạng chới với; màn thứ ba là h́nh ảnh đám lính bắn đoàn người đă leo lên tới chân thập giá và đoàn người này đă chết ở đó; màn thứ tư là h́nh ảnh hai Thiên Thần ở hai bên cánh Thánh Giá cầm b́nh chứa máu của các vị tử đạo mà vẩy lên thành phần tiến đến cùng Thiên Chúa. Như thế, qua thị kiến của phần thứ ba Bí Mật Fatima này, chúng ta thấy có hai thành phần, trước hết là thành phần được tiêu biểu nơi một “thành phố lớn”, h́nh ảnh ám chỉ về một thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, với đầy những tội ác ghê tởm đáng bị hủy diệt, và thứ hai là thành phần một thiểu số Kitô hữu sống đức tin đến độ dám hy sinh mạng sống ḿnh để trung thành với Chúa Kitô cũng như để cùng với Người cứu nhân độ thế. Tuy nhiên, ba màn sau (như được diễn tả trên đây) của phần thứ ba Bí Mật Fatima này đều lệ thuộc vào màn thứ nhất là màn Mẹ Maria ra tay can thiệp để cứu văn thế giới đáng bị hủy diệt bởi tội lỗi của thế giới. Thế nhưng việc Mẹ ra tay can thiệp này không phải là việc Mẹ muốn che chở và bênh vực tội lỗi của nhân loại mà là việc Mẹ muốn bù đắp cho tội lỗi của nhân loại bằng máu tử đạo của một đạo binh dàn trận được Mẹ huấn luyên, một đạo binh dám “theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), như chính bản thân Mẹ là vị Đồng Công cứu chuộc loài người với Con Mẹ đă làm gương khi “đứng dưới chân thập tự giá của Chúa Giêsu” (Jn 19:25). Tóm lại, việc Mẹ Maria ra tay uy quyền đầy hiệu nghiệm để ngăn cản việc Trời Cao muốn hủy diệt trần gian tội lỗi cho thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ quả thực là nơi cho chung con cái, nhất là cho thành phần tội nhân nương náu, và việc Mẹ tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng đạo binh dàn trận là thành phần Kitô hữu sống đức tin đến tử đạo của Mẹ, một đạo binh dàn trận Mẹ đă triệu tập với 3 Thiếu Nhi Fatima vào ngay lần đầu tiên hiện ra ở Fatima ngày 13/5/1917, c̣n cho thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ thực sự là đường đến với Thiên Chúa, đến với “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” - đến với Chúa Kitô Tử Giá, Chúa Giêsu Thánh Thể, để có thể được đồng hóa với Người trong hy tế cứu độ trần gian. Đến đây chúng ta đă thấy thật sự Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tất cả cốt lơi của Fatima bao gồm cả Sứ Điệp Fatima và Ơn Gọi Fatima. Phải nói rằng tất cả Bí Mật Fatima là Trái tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Đúng vậy, căn cứ vào ư nghĩa và chiều hướng của thị kiến ở phần ba Bí Mật Fatima, có thể nói Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trên thế giới là để Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ làm nơi nương náu và là đường đưa chung nhân loại và riêng con cái Mẹ đến cùng Thiên Chúa. Bởi vậy, linh hồn nào tận hiến cho Mẹ và sống cuộc đời với Mẹ và như Mẹ chắc chắn chẳng những sẽ không bị hư đi mà c̣n cùng nhau trở thành một đạo binh dàn trận của Mẹ cho phần rỗi của tội nhân và ḥa b́nh thế giới. 5- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hợp với tước hiệu “Đức Bà Mân Côi” và việc “cầu kinh mân côi hằng ngày” Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria tự bản chất bao gồm tất cả tu đức Kitô giáo, với hai yếu tố trọng yếu bất khả thiếu đó là mạc khải thần linh và đáp ứng thần linh. Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội chính là những ǵ tiêu biểu cho mạc khải thần linh nơi Mẹ, v́ đặc ân này chất chứa trọn vẹn Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô, Đấng là tột đỉnh và là tất cả mạc khải thần linh của Cha trên trời. Trong khi đó, Trái Tim Mẹ là tiêu biểu cho t́nh yêu của Mẹ, cho đức tin tuân phục của Mẹ, tức cho đáp ứng thần linh nơi Mẹ trước mạc khải thần linh của Thiên Chúa trong cuộc đời của Mẹ, từ giây phút Mẹ được hoài thai cho đến khi Mẹ được mông triệu về trời cả hồn lẫn xác. Tác động đáp ứng thần linh nơi Mẹ được liên lỉ tỏ ra như Phúc Âm Thánh Luca thuật lại là “Mẹ luôn ghi nhớ những sự việc ấy mà suy niệm trong ḷng (tức trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ)” (Lk 2:19, 51). Chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ luôn đáp ứng thần linh như thế mà Mẹ đă luôn đầy ân phúc, đă hoàn toàn hiệp nhất nên một bất khả phân ly với Con Mẹ, xứng đáng với vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc cùng Con của Mẹ, nhất là lúc Mẹ thấy lưỡi đ̣ng đâm vào cạnh sườn của Người Con Mẹ bấy giờ đă chết không c̣n biết ǵ nữa, giây phút như người đàn bà chuyển bụng đau đớn sinh con, Mẹ quằn quại sinh hạ đứa con nhân loại của Mẹ. Như thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria chẳng những rất thích đáng và gắn liền với tước hiệu Mẹ Maria xưng ḿnh ở Fatima ngày 13/10/1917: “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”, mà c̣n rất hợp với lời Mẹ kêu gọi từng lần và mọi lần Mẹ hiện ra ở Fatima là “hăy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, một tác động cầu kinh không phải chỉ để tôn vinh chúc tụng Mẹ là Đấng đă được Chúa thương thực hiện những sự trọng đại (xem Luca 1:49), mà c̣n, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II định nghĩa trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ở đọan 3, “cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”. Thật vậy, Kinh Mân Côi bao gồm hai phần - tâm nguyện và khẩu nguyện: Tâm nguyện liên quan đến các mầu nhiệm về Chúa Kitô, mầu nhiệm cứu chuộc, mầu nhiệm dính dáng đến ơn vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, và khẩu nguyện liên quan đến Kinh Kính Mừng, đến mầu nhiệm Maria, đến mầu nhiệm Đầy Ơn Phúc, tức đến đức tin diễm phúc của Mẹ: “Em có phúc v́ đă tin” (Lk 1:45), đến việc Mẹ liên lỉ đáp ứng tác động thần linh của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời Mẹ (x Lk 2:19,51). Bởi thế, việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, như lời Mẹ Maria kêu gọi từng lần và cả 6 lần hiện ra ở Fatima, nghĩa là cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, cùng Mẹ thực hiện những việc đáp ứng thần linh như Mẹ đối với từng mạc khải thần linh của Chúa trong cuộc đời của từng người chúng ta, là trở về với “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta là Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, để “tin kính Chúa, thờ lạy Chúa, trông cậy Chúa và yêu mến Chúa, thay cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa”, như lời nguyện cầu vắn tắt được Thiên Thần Ḥa B́nh dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1916, nhờ đó, việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” của chúng ta trở nên “như một việc đền tạ những xúc phạm Người phải chịu mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn hoán cải”, như Mẹ Maria đă kêu gọi 3 em ngay vào lần hiện ra đầu tiên 13/5/1917. 6- Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị xâu xé bởi gai nhọn tội lỗi loài người cần phải được đền tạ bằng việc trở về cùng Chúa
Chính v́ Mẹ có "Trái Tim" kính mến Thiên Chúa hơn hết mọi thần thánh là Đấng ở cùng Mẹ ngay từ giây phút Mẹ được hoài thai "Vô Nhiễm Nguyên Tội", mà Mẹ rất đau buồn khi thấy Vị Thiên Chúa toàn thiện chí ái bị Kitô hữu là thành phần đă được Ngài cứu chuộc xúc phạm đến Ngài để tự chuốc lấy cho ḿnh án phát hỏa ngục đời đời, như thị kiến về hỏa ngục 3 Thiếu Nhi Fatima thấy vào ngày 13/7/1917.
Đó là lư do trước khi thấy thị kiến hỏa ngục, 3 Thiếu Nhi Fatima, vào ngày 13/6/1917, đă được Mẹ Maria tỏ cho thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria có một ṿng gai quấn chung quanh, tiêu biểu cho tội lỗi của thành phần Kitô hữu xúc phạm đến "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta" khiến Mẹ phải đau ḷng, như Mẹ cùng với Chúa Hài Nhi hiện ra với Chị Nữ Tu Lucia vào ngày 10/12/1925 ở Pontevedra Tây Ban Nha cho chị biết theo diễn tiến thế này.
Chúa Hài Nhi lên tiếng kêu gọi chị trước: "Con hăy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đă bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút ra những gai nhọn ấy".
Mẹ Maria tiếp lời Con Mẹ: "Hỡi con yếu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa từng giây từng phút hằng xâu xé bởi tội lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ".
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Mẹ Maria kêu gọi Kitô hữu rằng "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", mà Mẹ (cùng với cả chính Chúa Hài Nhi) lại kêu gọi "làm việc đền tạ" "Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con" và "gắng an ủi Mẹ" mà không phải là đền tạ chính Chúa?
Thật ra, ngay từ lần hiện ra thứ nhất ngày 13/5/1917, khi chưa xưng ḿnh là ai và đến để làm ǵ, Mẹ Maria đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima bấy giờ mới 10 tuổi (Lucia), 9 tuổi (Phanxicô) và 7 tuổi (Giaxinta) rằng: "Các con có sẵn ḷng dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn trở lại không?" Bởi thế, việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria theo chiều hướng Fatima đây cũng chính là việc đền tạ "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta", của cả Mẹ Maria lẫn Kitô hữu, và một khi Kitô hữu đă tiến đến chỗ thiết tha thực hiện đền tạ Trái Tim Mẹ Maria là họ đă cảm thấu được phần nào cái đớn đau của Mẹ gây ra bởi tội lỗi của họ cũng như của anh chị em Kitô hữu.
Do đó, ngay trong vấn đề đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, Mẹ cũng lợi dụng để dẫn thành phần con cái đặc biệt của Mẹ đến với Chúa, nên một với Chúa hơn, khi họ thực hiện toàn là những việc qui về Chúa và đến với Chúa để nên một với Chúa thôi, như 2 cặp điều kiện Mẹ nêu lên về 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên ngày 10/12/1925 trên đây.
Hai cặp điều kiện trong việc giữ trọn 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một việc tôn sùng Thánh Mẫu Fatima đă được giáo quyền chuẩn nhận vào ngày 13/9/1939, đó là "xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ".
Cặp điều kiện thứ nhất "xưng tội và rước lễ" không trực tiếp liên quan tới Chúa Giêsu Thánh Thể là ǵ? Cặp điều kiện thứ hai: "lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi", cũng không liên quan đến Chúa Kitô hay sao, v́ "việc lần hạt mân côi không là ǵ khác ngoài việc cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô" (ĐTCGPII: Tông Thư Kinh Mân Côi, đoạn 3)? Riêng về cặp điều kiện thứ hai liên quan tới "việc lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi," c̣n là những ǵ trực tiếp "rút ra những gai nhọn" “ lộng ngôn và vô ơn" khỏi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, ở chỗ: "lần hạt" - Kính Mừng Maria đầy ơn phúc ... để bù lại "tội lộng ngôn", và "suy gẫm" - về Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm ... để bù lại "tội vô ơn".
Càng văn minh càng buồn chán và bạo loạn
Thế giới càng văn minh…
Xét về phương diện văn minh vật chất là khoa học và kỹ thuật th́ lịch sử loài người cho dù chưa đạt đến tuyệt đỉnh, nhưng chiều hướng tối tân tiến hóa vẫn đang phát triển ở một gia tốc nhanh đến chóng mặt, nhất là về mặt phát minh ra các thứ phương tiện truyền thông đại chúng và về phương diện sinh học.
Về mặt phát minh ra các thứ phương tiện truyền thông đại chúng (mass communication), con người đă đạt đến mức độ văn minh đến nỗi có thể biến thế giới thế lư (geographically/physically) này giả thực (virtually) trở thành một "cái làng hoàn vũ - global village", ở chỗ, con người thuộc mọi chư dân trên địa cầu này, dù ở góc biển chân trời nào, cũng đều cảm thấy như được gần gũi với nhau chưa từng thấy, miễn là họ có trong tay và biết sử dụng máy điện toán (computer, nhất là facebook) hay điện thoại di động (mobile phone nhất là iphone), để có thể liên lạc với nhau và theo dơi từng biến động của chung thế giới bất cứ lúc nào.
Trong Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Xă Hội XXXXV 5/6/2011: “Sự Thật, Việc Loan Báo và Chân Tính của Đời Sống trong Thời Đại Tính Số”, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nhận định như thế này:
· Càng ngày càng thấy xuất hiện một chung kiến là Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ vào thời của nó đă gây ra một biến đổi sâu xa trong xă hội bởi những cải cách được nó mang lại cho các guồng máy sản xuất và đời sống của thành phần nhân viên thế nào, th́ ngày nay những biến đổi toàn diện đang xẩy ra nơi ngành truyền thông cũng đang lèo lái những tiến triển quan trọng về văn hóa và xă hội như thế. Những thứ kỹ thuật truyền thông mới chẳng những thay đổi đường lối chúng ta truyền đạt, mà cả đến chính việc truyền thông nữa, tới độ có thể nói chúng ta đang trải qua một tời đại biến đổi rộng lớn về văn hóa. Phương tiện loan tải tin liệu và kiến thức này đang làm xuất phát một đường lối học hỏi và suy nghĩ mới mẻ, với những cơ hội chưa từng có để thiết lập những mối liên hệ và xây dựng t́nh giao hữu.
Những chân trời mới giờ đây mở ra cho tới gần đây là những ǵ không thể nào tượng tưởng nổi; chúng khiến chúng ta cảm thấy lạ lùng bỡ ngỡ trước những khả thể được các phương tiện truyền thông mới này cống hiến, đồng thời chúng cũng rất cần đến việc nghiêm cẩn suy tư về tầm quan trọng của truyền đạt trong thời đại tính số này.
Các thứ kỹ thuật mới giúp cho con người ta gặp gỡ nhau vượt ra ngoài giới hạn về không gian và nền văn hóa riêng của ḿnh, nhờ đó tạo nên một thế giới hoàn toàn mới mẻ nơi t́nh thân hữu khả dĩ. Đây là một cơ hội lớn lao nhưng nó cũng đ̣i phải chú ư và nhận thức hơn nữa về những nguy cơ có thể xẩy ra. Ai là “cận nhân” của tôi trong cái thế giới mới này? Phải chăng mối nguy hiểm là ở chỗ chúng ta ít hiện diện với những ai chúng ta gặp gỡ trong đời sống thường nhật của chúng ta? Phải chăng chúng ta có nguy cơ bị phân tâm hơn nữa v́ việc chú tâm của chúng ta bị phân mảnh và thu hút vào một thế giới “khác” với thế giới chúng ta đang sống? Chúng ta có thời gian để phản tỉnh một cách nghiêm cẩn những ǵ chúng ta chọn lựa cũng như nuôi dưỡng các mối liên hệ nhân bản là những ǵ thực sự là sâu xa và bền bỉ? Bao giờ cũng cần phải nhớ rằng việc giao tiếp có tính chất giả thực (virtual contact) không thể và không được thay thế cho việc giao tiếp trực tiếp của con người với dân chúng ở mọi lănh vực trong đời sống của chúng ta.
Về mặt phương diện sinh học (biology), con người đă đạt đến mức độ văn minh đến nỗi có thể ngừa thai và phá thai, có thể sinh vào giờ ḿnh muốn, có thể cải giống nam thành nữ và nữ thành nam, có thể thực hiện những thành phần trinh nữ sinh con không cần đến tác động giao hợp về t́nh dục, như vẫn từng xẩy ra nơi những trường hợp tạo sinh ngoại nhiên, chẳng hạn cấy trùng thai mướn, nếu không muốn cấy thai ống nghiệm, thậm chí trong tương lai, gần hay xa chẳng cần biết, con người có thể sẽ tiến đến chỗ tạo sinh sao bản - cloning, làm nên hai hữu thể con người giống hệt như nhau c̣n hơn là những cặp sinh đôi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă bày tỏ nhận định tích cực lẫn tiêu cực của ngài về lănh vực sinh học nói chung và di truyền học (genetics) cùng cải sinh học và ưu sinh học (eugenics) tân tiến này nói riêng với Hội Nghị của Hàn Lâm Viện Về Sự Sống của Ṭa Thánh ngày 21/2/2009 như sau:
· Từ thời điểm các thứ định luật về di truyền được khám phá vào giữa thế kỷ 19 bởi đan viện phụ Ḍng Âu Quốc Tinh là Gregor Mendel, vị đă được coi là sáng lập viên của khoa di truyền học, th́ khoa học này đă thực sự đạt được những bước tiến khổng lồ trong việc hiểu biết những ǵ là nền tảng của tín liệu về sinh vật học cũng như trong việc ấn định vấn đề tiến triển của một sinh thể. Đó chính là lư do khoa di truyền học tân tiến đang chiếm được một vị thế đặc biệt nổi bật trong các phân ngành về sinh vật học, một ngành đă đóng góp vào việc phát triển lạ lùng kiến thức về cái cấu trúc vô h́nh của thân thể con người cùng với những tiến tŕnh của tế bào và phân tử chi phối rất nhiều hoạt động của nó. Ngày nay khoa học đă tiến đến chỗ cho thấy những cơ cấu bí ẩn của sinh thể con người cũng như những tiến tŕnh gắn liền với cái dáng dấp của một số hư hại nào đó có thể do bị di truyền từ cha mẹ cùng với những tiến tŕnh khiến cho một số người đáng khả nghi mắc một chứng bệnh nào đó. Kiến thức này, hoa trái của tài năng và khó nhọc của vô vàn các học giả, giúp dễ dàng hơn chẳng những cho việc chuẩn định các bệnh tật về di truyền một cách hiệu nghiệm và sớm sủa hơn, mà c̣n tạo nên những thứ trị liệu làm giảm nhẹ sự tiêm nhiễm của những chứng bệnh, và, trong một số trường hợp, cuối cùng phục hồi được niềm hy vọng lấy lại sức khỏe. Ngoài ra, từ thời điểm mà tất cả tiến tŕnh về di chất của con người trở nên thuận lợi, th́ những thứ khác biệt giữa người này với người kia cũng như giữa những thành phần dân chúng khác nhau cũng đă trở nên đối tượng cho việc tra cứu của khoa di truyền, một khoa học cống hiến một thoáng nh́n về cái tiềm năng của những thắng lợi mới.
Ngày nay, lănh vực nghiên cứu vẫn c̣n đang mở rộng và các vùng chân trời mới một phần lớn chưa được khám phá hằng ngày đang lộ hiện. Công việc của các nghiên cứu gia nơi các lănh vực bí ẩn và hiếm quí này cần phải được đặc biệt nâng đỡ; việc hợp tác giữa những khoa học khác nhau là một thứ hỗ trợ bất khả thiếu nếu muốn đạt được những thành quả hiệu nghiệm và lợi ích cho t́nh trạng đích thực tiến bộ của toàn thể nhân loại. Tính chất hỗ tương này là những ǵ giúp tránh được mối nguy hiểm của thứ suy giảm về di truyền hoàn toàn muốn đồng hóa con người với dữ liệu di chất của họ và việc họ giao tiếp với môi trường của họ. Một lần nữa, cần phải nhấn mạnh là con người cao cả hơn tất cả những ǵ làm nên cơ thể của họ; thật vậy, họ mang trong ḿnh một quyền năng tư duy là những ǵ bao giờ cũng được lôi cuốn tới sự thật về bản thân họ và về thế giới... Thế nên, hết mọi con người không phải chỉ là một tổng hợp chuyên nhất về dữ liệu di chất được truyền đạt cha mẹ truyền sang cho họ. Việc phát sinh của con người không bao giờ được biến thành một thứ thuần sản xuất một cá nhân mới trong loài người, như trong trường hợp của những con thú khác. Hết mọi con người xuất hiện trên thế gian này bao giờ cũng là một việc tạo dựng mới.
Hội nghị của quí vị đây, dù sao, cũng không chỉ phân tích những thách đố lớn lao mà khoa di truyền học đang phải đối phó; mà c̣n vươn tới cả những nguy hiểm của khoa cải sinh học nữa, một khoa học không phải chỉ là một thực hiện mới mẻ và là một khoa học trong quá khứ từng là nguyên cớ cho nhiều h́nh thức thực sự của việc kỳ thị và vi phạm nữa. Việc phủ nhận về những thứ ưu sinh được sử dụng một cách vi phạm bởi một chế độ làm nên bởi hận thù về chủng tộc và phái nhóm, là những ǵ được xuất phát sâu xa từ lương tâm con người đến độ đă được chính thức bày tỏ trong bản “Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền”. Mặc dù thế, ngày nay chúng ta thấy vẫn c̣n xuất hiện những dấu thực hiện việc hận thù này, một việc thực hiện tự chúng có những đặc tính khác nhau. Thực sự là những chủ trương ưu sinh học theo ư hệ và duy chủng, những chủ trương trong quá khứ đă làm ô nhục con người và gây khổ đau khôn lường, không phải là những ǵ đang được đề ra. Nhưng là một tâm thức mới đang luồn lách ḿnh trong việc biện minh cho một cứu xét mới về sự sống và phẩm giá con người căn cứ vào quyền ước muốn của cá nhân và quyền cá nhân. Bởi vậy cái khuynh hướng coi trọng những khả năng làm việc, tính chất hiệu năng, sự toàn hảo và cái mỹ miều về thể lư đang tác hại tới những khía cạnh khác của việc hiện hữu không được cho là có giá trị.
Tuy nhiên, cho dù về văn minh vật chất con người c̣n đang tiến triển chưa từng thấy, xét về phương diện văn minh nhân bản, liên quan tới tâm thức của con người về chính bản thân ḿnh, th́ lịch sử loài người đă đạt tới tuyệt đỉnh vào ngày 10/12/1948, ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Hiến Chương Nhân Quyền, một biến cố cho thấy con người như được giác ngộ sau 2 Thế Chiến xẩy ra vào tiền bán thế kỷ 20. Thế nhưng, thực tế phũ phàng và nghiệt ngă lại cho thấy dường như thế giới càng văn minh (về vật chất) con người lại càng buồn chán và càng bạo loạn (về nhân bản).
Con người càng buồn chán
Hôm Thứ Tư 12/11/2003, tại văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh, ĐHY Javier Lozano Barragan, chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh lo Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe, cùng với hai vị Thư Kư và Phó Thư Kư của ḿnh là ĐGM Jose Luis Redrado, O.O, và linh mục Felice Ruffini, M.I, đă phổ biến chương tŕnh của Hội Nghị Lần Thứ XVIII do phân bộ ṭa thánh này tổ chức, một hội nghị được diễn tiến 3 ngày 13-15/11/2003 ở Vatican, bàn về chủ đề t́nh trạng buồn chán. Trong số tham dự viên ở tại văn pḥng báo chí Ṭa Thánh này c̣n có các vị giáo sư và các nhà tâm thần trên khắp thế giới, trong đó có cả ông Benedetto Saraceno, giám đốc phân bộ Bệnh Tâm Thần của cơ quan sức khỏe thế giới WHO (World Health Organization).
ĐHY chủ tịch cho biết là phân bộ của ngài có nhiệm vụ phải làm quen với những chứng bệnh của thời đại hiện nay, mà “một trong những chứng bệnh quan trọng là tâm trạng buồn chán. Chứng bệnh buồn chán này được xếp vào một trong những bệnh ‘sát hại’ chính của thời đại chúng ta”.
Căn cứ vào nhận định về một thứ văn hóa hiện đại “rỗng tuyếch giá trị, chạy theo phúc lợi và thoả măn, lấy lợi lộc về kinh tế làm mục đích tối hậu”, ĐHY cho biết con người “vẫn không thể nào thoát khỏi ma quái tử thần”, mặc dù họ đạt được những tiến bộ về kỹ thuật và khám phá về khoa học. Nỗi buồn phiền và lo sợ bị hủy diệt vẫn chi phối họ. ĐHY xác nhận sự kiện chết là “một nguy hiểm gây ra sợ hăi có thể biến thành tâm trạng buồn chán dưới mọi h́nh thức. Đó là lư do tại sao chúng tôi nghĩ rằng cần phải suy nghĩ sâu xa hơn về chứng bệnh này”.
Cha Tony Anatrella, một nhà phân tâm và là một bác sĩ tâm thần ở Paris, đă cho biết “tâm trạng buồn chán hiện nay cho thấy một thực tại sâu xa hơn đang chiếm được chỗ đứng nơi nhân loại cũng như đang được bộc lộ bằng việc loại bỏ ư định muốn sống. Con người không buồn v́ lư do nào ngoài bản thân ḿnh, v́ t́nh trạng bất ổn nội tâm và v́ t́nh trạng con người không được hoàn trọn. Con người ngày nay cũng như ngày hôm qua cảm nghiệm được nhu cầu cần phải học yêu mến cuộc sống để hoàn trọn bản thân nơi nhân tính của ḿnh cũng như để khám phá ra ư nghĩa nơi cuộc hiện hữu của họ”.
Trong bài tŕnh bày về t́nh trạng buồn chán của ḿnh, bác sĩ Gengt Safsten phân bộ Nội Khoa Y Học tại Bệnh Viện Đại Học ở Uppsala, Thụy Điển, đă cho biết hiện tượng tự tử hết sức bi quan như sau:
“Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO th́ có khoảng 1 triệu người sẽ tự tử hằng năm. Trong ṿng 45 năm qua, mức độ tự tử đă tăng lên 60% trên toàn thế giới. Cứ 40 giây lại xẩy ra một vụ tử tử trên thế giới. Tự tử sát hại vị thành niên hơn bất cứ bệnh tật hay nguyên cớ tự nhiên nào khác, và những nố t́m cách tự tử hay có thái độ muốn tự tử c̣n nhiều hơn cả những vụ tự tử thật nữa".
Sáng Thứ Sáu, 14/11/2003, ĐTC Gioan Phaolô II đă tiếp các tham dự viên Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ 18 này, và trong bài huấn từ của ḿnh, ĐTC đă nhận định và khuyến dụ liên quan tới căn nguyên và phương trị hiện tượng ngược đời ở chỗ thế giới càng văn minh con người lại càng buồn chán này như sau:
“T́nh trạng lan tràn tâm trạng buốn chán đă trở thành một hiện tượng đáng lo ngại. Tính cách mỏng ḍn của con người về tâm lư và tinh thần đă bộc lộ qua bệnh tật là những ǵ một phần nào đó do xă hội gây ra. Vấn đề quan trọng là cần phải nhận thức được những ảnh hưởng phát xuất từ những phổ biến của truyền thông trước quần chúng, những ǵ phát động cổ vơ khuynh hướng hưởng thụ, khuynh hướng t́m thỏa măn cấp thời cho hết mọi ước muốn của con người, khuynh hướng liên tục t́m kiếm những phúc lợi vật chất hơn nữa. Cần phải đưa ra những đường lối mới để hết mọi người có thể cải tiến tư cách của ḿnh, bằng việc vun trồng đời sống thiêng liêng là nền tảng cho việc hiện hữu trưởng thành”.
Con người càng bạo loạn
Tông Huấn Giáo Hội Tại Đại Dương Châu, ban hành ngày 22/11/2001, ngay sau biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ 11/9/2001, ở số 30, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhận định riêng về Đại Dương Châu, một châu lục ở một nghĩa nào đó quả thực là tiêu biểu cho chung thế giới văn minh Tây phương, như sau:
· “Quyền sống là một quyền đang bị đe dọa nhất nơi những xă hội càng bị tục hóa và thịnh vượng ở Đại Dương Châu. Có một điều hết sức mâu thuẫn ở chỗ này là những xă hội ấy thường là những xă hội luôn nói về các thứ nhân quyền mà lại chối bỏ quyền căn bản nhất trong các quyền”.
Thật thế, con người càng bạo loạn trong một thời điểm càng văn minh về vật chất được tỏ hiện phải nói là hết cỡ khi mà, ở thế giới Ả Rập Hồi Giáo đang có chiều hướng và chủ trương nhân danh chính tôn giáo, nhân danh chính Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn thiện và xót thương để khủng bố sát hại bất cứ những ai bị họ coi là kẻ thù, và ở thế giới văn minh Tây phương, một thế giới được đồng hóa với Kitô Giáo trong con mắt của thế giới Hồi Giáo, lại đang có chiều hướng và chủ trương tương đối hóa thần linh và tuyệt đối hóa nhân bản, nhân danh chính quyền làm người để phạm đến quyền làm người của nhau, cho dù là sát hại chính ruột thịt của ḿnh bằng cách phá thai.
Chưa hết, con người càng văn minh càng bạo loạn ở chỗ họ mù quáng sống theo xác thịt bất chấp luân thường đạo lư. Nh́n vào thế giới hôm nay, không khỏi có những người cảm thấy một bầu không khí nồng nặc hôi tanh làm sao ấy, v́ mùi vị xác thịt đang xông lên khắp nơi. Nào là khiêu dâm khích dâm thậm chí sử dụng cả đến trẻ em, nào là gia tăng kích thước các bộ phận sinh dục, nào là buôn người bán dâm, nào là du lịch t́nh dục, nào là hội đồng ân ái giữa các cặp vợ chồng t́nh nguyện thay chồng đổi vợ với nhau, nào là bọc nhựa làm t́nh, nào là hôn nhân đồng tính, thậm chí nào là linh mục lạm dụng t́nh dục giới trẻ vị thành niên v.v. Một thế giới như bị lụt lội trong đám bùn nhơ nhục dục như thế đă khiến cho người ta có thể linh cảm thấy như sắp sửa xẩy ra một h́nh phạt nào đó giống như thời Noe hay cho thành Sodom liên quan tới nhục dục lăng loàn, như Mạc Khải Thánh Kinh rơ ràng cho biết ở Sách Khởi Nguyên đoạn 6 câu 3: “Vậy Chúa phán: ‘thần trí của Ta sẽ không măi măi ở với con người v́ nó chỉ toàn là xác thịt’”. Số phận bị hủy diệt của Thành Sodom cũng gây ra bởi xác thịt, như Sách Khởi Nguyên thuật lại ở đoạn 19, từ câu 1 đến 13 như sau:
· “Hai sứ thần đến thành Xơ-đôm vào buổi chiều; ông Lót lúc ấy đang ngồi ở cửa thành Xơ-đôm. Vừa thấy các ngài, ông Lót đứng lên ra đón các ngài và cúi sấp mặt xuống đất. Ông nói: ‘Thưa các ngài, kính xin các ngài ghé lại nhà tôi tớ các ngài đây để nghỉ đêm và rửa chân, rồi sớm mai các ngài tiếp tục đi đường’. Họ đáp: ‘Không! Chúng tôi sẽ nghỉ đêm ngoài đường phố’. Nhưng ông nài nỉ các ngài măi nên các ngài ghé lại và vào nhà ông. Ông làm tiệc đăi các ngài, nướng bánh không men, và các ngài đă dùng bữa. Các ngài chưa đi nằm th́ dân trong thành, tức là người Xơ-đôm, bao vây nhà, từ trẻ đến già, toàn dân không trừ ai. Chúng gọi ông Lót và bảo: ‘Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi? Hăy đưa họ ra cho chúng tôi chơi’. Ông Lót ra trước cửa gặp chúng, đóng cửa lại sau lưng, rồi nói: ‘Thưa anh em, tôi van anh em đừng làm bậy. Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm ǵ chúng th́ làm, nhưng c̣n hai người này, xin anh em đừng làm ǵ họ, v́ họ đă vào trọ dưới mái nhà tôi’. Chúng đáp: ‘Xê ra! Tên này là một ngoại kiều đến đây trú ngụ mà lại đ̣i xét xử à! Chúng tao sẽ làm dữ với mày hơn là với những tên kia!’ Họ xô mạnh ông Lót và xông vào để phá cửa. Nhưng hai người khách đưa tay kéo ông Lót vào nhà với ḿnh, rồi đóng cửa lại. C̣n những người đứng ngoài cửa, th́ các ngài làm cho chúng ra mù, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, khiến chúng không sao t́m ra cửa. Hai người khách nói với ông Lót: ‘Ông c̣n ai ở đây nữa không? Con rể, con trai, con gái, và tất cả những ǵ ông có trong thành, hăy đưa ra khỏi nơi này’. Chúng tôi sắp phá hủy nơi này, v́ tiếng kêu trách dân thành quá lớn trước nhan Đức Chúa, và Đức Chúa đă sai chúng tôi đến huỷ diệt chúng’". (bản Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Giờ Kinh).
Về sự kiện Thành Sodom toàn là xác thịt đồng tính đă bị thiêu hủy bởi lửa, chứ không phải bởi nước như thời Noe, v́ chính Thiên Chúa đă hứa không hủy diệt con người bằng nước nữa (x Gen 9:13-14), khiến chúng ta liên tưởng tới hai điều liên hệ tới thời đại lịch sử thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn: thứ nhất, con người văn minh ngày nay đă theo nhau ào ạt sống đời hôn nhân đồng tính, và thứ hai, thị kiến phần thứ ba của Bí Mật Fatima cho thấy mở đầu là h́nh ảnh vị thiên thần cầm gươm lửa chĩa xuống trái đất để hủy diệt trái đất và thị kiến thuộc phần Bí Mật Fatima thứ ba này được chính thức tiết lộ cho chung thế giới biết vào Đại Năm Thánh 2000, một thời điểm cho thấy quả thực thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, nhất là về đam mê nhục dục. |