Tiếng
hát trầm ấm và truyền cảm của Tâm đã có
sức lôi kéo những đôi tình nhân, những cặp
vợ chồng ra sàn nhảy, và đưa họ lâng lâng vào
vùng trời tình ái. Đến nỗi, luân khúc "cho TÌNH YÊU
lên Ngôi" đã được kết thúc, lời ca
ngậm ngùi đã tắt và điệu nhạc dặt dìu
đã im, mà sàn nhảy vẫn còn những bóng dáng ngập
ngừng luyến tiếc cho một cái gì chưa trọn.
Họ chỉ đưa nhau về chỗ khi nghe thấy
tiếng của cô dâu trên sân khấu:
- Xin tác
giả của luân khúc "cho TÌNH YÊU lên Ngôi" làm ơn
đứng lại một chút. (Phương đứng bên
Tâm, cả hai cùng quay xuống cử tọa đang chăm
chú theo dõi thêm một mục nữa, hoàn toàn không có trong
chương trình đại nhạc tiệc cưới
đêm nay). Thật là cảm động khi nghe anh tâm
sự và hát tặng tôi sáng tác nửa đêm về sáng
của ngày đầu năm. Qủa thật, cho dù về
mọi mặt tôi có đầy đủ đến
thế nào đi nữa, tôi vẫn còn thiếu một
kỷ vật, đó là chưa có con tim của anh, một
con tim mà anh đã tặng cho tôi hai mươi năm qua.
Thật ra, khi không chấp nhận tình anh yêu tôi, không
phải là tôi trả lại cho anh tặng vật
để đời của anh qúi mến dành cho tôi như
một người vợ, khi chúng ta còn sống trong
một gia đình, hay như một người tình trăm
năm, khi anh không bao giờ lấy lại con tim của
mình để hiến dâng cho một người nào khác
ngoài tôi. Không phải chỉ vì kỷ vật anh tặng tôi
không bao giờ lấy lại này, mà tôi ngập ngừng trên
đường máu mà tôi đã chính thức bước vào.
Vâng, tôi sẽ mang kỷ vật duy nhất để
đời của anh tặng cho tôi theo vị tân hôn phu
của tôi.
Phương
hướng về phía Lưu Khanh đang mỉm
cười chiêm ngưỡng nàng và theo dõi thái độ
của Tâm. Thấy đã đến lúc thích hợp
để bước lên sân khấu, Lưu Khanh cầm ba
ly rượu tiến lên, bắt tay Tâm, và đứng giữa
hai nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích mà chàng là
độc giả trung thành cho đến phần kết
thúc câu chuyện của họ, để chính chàng viết
thành một câu chuyện tiểu thuyết của mình,
với chương mở đầu là chính đại
nhạc tiệc cưới đêm nay:
- Vâng,
trong các món quà tặng thành hôn của chúng tôi, chắc ai
cũng công nhận kỷ vật ông tặng riêng cho
người tình muôn thuở của tôi đây, (Lưu Khanh
trao cho Phương một ly rượu), cũng là cho tôi,
(Lưu Khanh dùng tay vừa đưa ly rượu cho
Phương cầm lấy một trong hai ly rượu từ
tay kia của mình), qúi nhất, không gì có thể sánh bằng.
Chúng tôi hết sức cảm kích trước tình yêu chân
thành và thủy chung có một không hai trên đời này
của ông, (Lưu Khanh trao cho Tâm ly rượu bên tay trái
của chàng). Vậy, để hết lòng cám ơn ông, và
cũng để chia vui với hạnh phúc của chúng tôi,
chúng ta hãy cùng nhau nâng ly. Xin tất cả qúi vị nâng ly
với chúng tôi để chúc tặng tác giả của luân
khúc "cho TÌNH YÊU lên Ngôi!"
Ngay khi
Lưu Khanh vừa dứt lời, ban nhạc trổ ngay ca
khúc "Ly Rượu Mừng", làm mọi người
phấn khởi cười nói và giơ cao ly rượu
lên phía sân khấu. Tiếng nhạc vừa chấm dứt,
mọi người vừa để ly xuống, đã nghe
thấy tiếng của một bé trai ở trên sân khấu:
- Má, má
"get married" với bác Lưu Khanh hả má? Còn bố
thì sao má?? (Quay sang Tâm, bé trai ngước lên chất
vấn). Bố nói bố đi làm xa sẽ về với
chúng con mà bố???
Không
ngờ mọi sự đã sáng tỏ trong tâm trí ngây thơ
của hai đứa nhỏ ngay trong lúc này. Cả Tâm
lẫn Phương hết sức bối rối chưa
biết phản ứng làm sao cho hợp tình, hợp lý
trước mặt mọi người. Đại
nhạc tiệc cưới của Phương
được tiếp diễn với màn bi thảm
kịch, khi Lưu Khanh qúi xuống ôm lấy hai đứa
nhỏ bỏ chỗ ông bà ngoại rủ nhau chạy lên
sân khấu lúc nào không ai biết và đang đứng bên
cạnh nhau:
- Bố
mẹ của các cháu vẫn thương nhau mà. Các cháu
vẫn còn bố, còn mẹ như thường. Kể
từ hôm nay, các cháu lại còn có "ba" nữa là bác
đây. Nhiều người yêu thương và săn sóc cho
các cháu như vậy các cháu không thích sao?
- Không,
cháu chỉ có một "daddy" thôi là bố cháu đây!
Nói xong,
bé trai chạy sang ôm chầm lấy bố. Thấy vậy,
bé gái ngơ ngác hỏi mẹ:
- Anh
Anh-Tuấn không về với mình nữa hả má? Vậy
thì đâu còn ai chơi với con! Con phải đi với
anh Anh-Tuấn...
Phương
cúi xuống ôm chầm lấy đứa con còn lại
kẻo chúng sắp vuột hết khỏi vòng tay của
nàng:
- Đâu
có... Sau tiệc cưới Anh-Tuấn sẽ về với
má mà. Con cứ yên tâm ở đây với má.
-
Cát-Trinh ơi, (bé trai nhìn đứa em gái của mình
bỗng nhiên thuộc về bên kia biên giới của gia đình,
với tư cách làm anh dẫn giải và phân chia), bố
mẹ không còn "living together" với nhau nữa đâu.
Mẹ làm "wedding" với bác Lưu Khanh rồi đó.
Anh giống bố, anh sẽ đi theo bố. Em giống
mẹ, em ở với mẹ nghe!
- "Is
that right? Is that Oke, mom? (Bé gái lắc lắc thân thể
của người mẹ hỏi dồn).
-
Vậy con có thương má không? Nếu con thương má
thì con phải ở với má chứ!
- Con
cũng thương bố nữa, thương cả anh
Anh-Tuấn nữa. Sao mình không "live together" với
nhau được hả má?
Thấy
không thể giữ im lặng được nữa,
nhất là lúc Phương đang không biết phải
trả lời sao cho đứa nhỏ. Bị dồn đến
chân tường, nàng có thể vô tình sẽ nói những
lời bất lợi cho tâm hồn non nớt ngây thơ
của chúng, Tâm kéo Anh-Tuấn đến bên cạnh
Cát-Trinh, vỗ về và hết sức nhỏ nhẹ
với hai đứa nhỏ:
- Các con
có nghĩ là bố mẹ thương các con không? (Hai đứa
nhỏ nhìn nhau cùng gật đầu). Nếu bố mẹ
thương các con thì chẳng lẽ bố mẹ lại
ghét nhau hay sao! Các con có bao giờ thấy bố mẹ cãi
nhau trước mặt các con không? (Hai đứa nhỏ
nhìn bố lắc đầu). Nếu bố mẹ không
thương nhau, bố mẹ đã không sống với
nhau, đã không sinh ra các con, đã không nuôi và dạy dỗ
các con cho đến ngày hôm nay. Các con còn nhớ sáng nay
bố vừa nói với các con là yêu thương làm nên mái
ấm gia đình không? (Hai đứa nhỏ nhìn
người mẹ gật đầu). Chính vì thế, trong
thời gian bố không được gần gũi
với các con, các con có ghét bố không hay là lại càng
thương nhớ bố hơn? (Hai đứa nhỏ
một đứa gật đầu, một đứa
lắc đầu, để trả lời cho câu hỏi
ngược chiều của bố). Vì bố biết các
con thương bố như vậy và bố cũng yêu các
con như má, nên mới có chú Lưu Khanh thay bố để
ở với các con và chăm sóc các con, (hai đứa
nhỏ cùng nhìn vào Lưu Khanh), như cô Mai-Linh chăm nuôi em
của Việt Thái vậy. Do đó, các con đừng
"worry" gì nữa, hãy cứ yên tâm sống với
mẹ và chú Lưu Khanh, miễn mọi người chúng ta
yêu thương nhau như trong một nhà, một mái ấm
yêu thương, là được rồi, phải không hai
con, Anh-Tuấn và Cát-Trinh? (Hai đứa nhỏ cùng ôm
chầm lấy bố).
Tâm xót xa
dẫn cả hai đứa đến trước mặt
Phương và Lưu Khanh, trao cho họ, rồi nghẹn
ngào quay đi, bước xuống khỏi sân khấu.
Vở bi kịch trong đại nhạc tiệc
cưới đã khéo kết thúc, nhân vật chính vừa
thắng vừa thua đang âm thầm bước ra
khỏi diễn trường. Bao cặp mắt
thương cảm, một số hình như ngấn
lệ, nhìn vào người anh hùng sa cơ lỡ thời đang
tiến ngang qua bàn tiệc của họ, cho đến khi
hoàn toàn biến dạng sau cánh cửa của nhà hàng.
Ngồi
trong xe, dựa đầu vào thành ghế, lòng Tâm chùng
xuống. Thôi, thế là hết, đêm nay là đêm tân hôn
của người ta. Mình sẽ đi về đâu đây?
Về ngôi nhà mà nàng trả lại cho mình ư? Nằm trên
chiếc giường ân ái ấy? Chỉ là hỏa
ngục! Về nơi mình đang trọ ư? Lăn
lộn một mình trong cô đơn? Khác gì luyện
ngục! Thiên đàng bây giờ ở đâu? Là gì?? Như
thế nào???
Sau khi
nhìn thấy Phương trao hai đứa nhỏ cho ông bà
ngoại của chúng, và nàng được Lưu Khanh âu
yếm dìu lên xe hoa về nhà chồng, Tâm bắt đầu
nổ máy xe, lên đường. Chiếc xe mê man chạy.
Cuối cùng dừng bánh ở cuối đường. Tâm
bước ra khỏi xe. Bấy giờ là một giờ
sáng, lại một nửa đêm về sáng...
-
"Ủa, sao lại đến đây? Nhà của Mai-Linh
mà!"
Nghĩ
thầm. Lưỡng lự. Và dứt khoát. Tâm tiến
tới. Gõ cửa. Chờ đợi...
- Ai đó?
(Tiếng nhỏ nhẹ của Mai-Linh vọng ra từ bên
trong).
- Anh đây!
(Tiếng lỉnh kỉnh mở các chốt cửa được
khóa kỹ lưỡng một cách vội vàng).
-
Ủa, tiệc cưới bây giờ mới xong hả anh?
(Cánh cửa mở ra cho Tâm bước vào). Muộn rồi
mà anh còn đến đây?? Không về nghỉ đi cho
khoẻ???
- Trong
khi người ta sống có đôi, đang liên hoan nên
một với nhau, thì anh còn biết đi đâu, ngoài mái
ấm yêu thương là gia đình mới của mình đây
hả em!
- Anh có
sao không vậy. (Mai-Linh thương hại nhìn Tâm như
chưa bao giờ bơ phờ mệt mỏi đến
thế). Để em lấy thuốc cho anh uống nhé.
Nếu cần thì anh cứ nằm nghỉ ở đây đêm
nay.
Dứt
lời, Mai-Linh đi ngay xuống bếp lấy thuốc và
nước mang lên cho Tâm. Tâm chầm chậm tiến đến
chiếc sofa ở ngay phòng khách, đầu ngả ra đằng
sau, mắt nhắm lại.
- Anh
uống tạm hai viên Tylenol loại "extra strength"
dư sức này là cảm thấy khỏe liền.
Vẫn
trong thế ngồi dựa đầu mắt nhắm, Tâm
giơ hai cánh tay về phía Mai-Linh đứng trước
mặt, xòe bàn tay ra, một tay để nhận lấy ly
nước, và một tay để nhận lấy
thuốc. Hai viên thuốc, vì sợ rớt trong thế
nhận lãnh có vẻ hững hờ của Tâm, được
Mai-Linh cẩn thận dúi hẳn vào lòng bàn tay của Tâm. Bàn
tay Tâm nắm lại, trọn bàn tay mềm mại nồng
ấm còn cầm hai viên thuốc của Mai-Linh nằm gọn
trong lòng tay Tâm. Tâm mở mắt bật người
dậy... Tiếng khóc của đứa nhỏ chợt thé
lên.
-
Thằng nhỏ bắt đầu tự nhiên khó chịu
suốt từ lúc anh rời nhà đi ăn cưới.
Trước khi đi ngủ, nó hơi âm ấm đầu.
Thằng nhỏ mà sốt tí nữa phải đem đi
emergency ngay đêm nay.
Cả
Mai-Linh và Tâm chạy đến cái nôi của Bá Vũ Ly. Đứa
nhỏ đang dẫy dụa, mắt nhắm, ngực
thở mạnh theo tiếng khóc. Mai-Linh bế đứa
nhỏ lên. Tâm sờ vào trán con.
- Không
xong rồi. Nóng quá. Đi mau kẻo trễ. Nó mà bị
"high fever", bị sốt tê liệt, óc sẽ bị
ảnh hưởng. Nếu bị "brain damage" thì
nguy, đứa nhỏ sẽ trở thành một
người bị "developmental", bị chậm phát
triển, bị "mental retardation", khù khờ cả đời.
Cho dù đứa
nhỏ có nóng mấy đi nữa, cũng chỉ là
trường hợp bệnh nặng, chứ không phải
là trường hợp emergency cần phải cấp
cứu như những trường hợp đổ máu.
Do đó, Tâm và Mai-Linh phải ôm đứa nhỏ ngồi
chờ. Đến phiên, đứa nhỏ được
bác sĩ cho uống Tylenol của trẻ con, rồi ngâm đứa
nhỏ đang nóng trên 102 độ Fahrenheit, tương đương
với 40 độ C, vào chậu nước lạnh
nửa tiếng đồng hồ. Đúng là ngược
với cách chữa trị thông thường ở bên
Việt Nam. Thế mà, đứa nhỏ đã hạ
nhiệt và dễ chịu hơn.
Sau khi đem
Mai-Linh và Bá Vũ Ly từ nhà thương về, Tâm cũng
cảm thấy đỡ lo, nhưng thân xác chàng bắt đầu
đừ đừ. Cố lái xe về đến nơi
trọ của mình đã hơn ba giờ sáng, Tâm lăn lên
giường thiếp đi không còn biết gì nữa trong
bộ quần áo đi ăn cưới hôm trước...
Cho đến khi nghe thấy tiếng điện thoại,
không biết là tiếng thứ mấy, Tâm mở mắt ra,
rướn người lên đầu giường, định
mở đầu bằng tiếng "helo" theo thói quen
nhận điện thoại, thì cơn ho không thể
cầm hãm tự nhiên cứ sù sụ vang lên, đến
nỗi, Tâm phải lấy bàn tay che ống nói lại
một lúc. Cuối cùng, ghé điện thoại vào tai, Tâm
khò khè nặng nề lên tiếng:
- Xin
lỗi.
-
Ủa, anh đang bị bệnh hả? Anh có sao không?? (Nghe
câu nói từ đầu giây bên kia, nụ cười dang
dở trên đôi môi thâm khô của Tâm chợt nở:)
-
Sức người có hạn mà em! Chống chọi với
phong ba bão tố giữa biển khơi vì một cuộc
vượt biên liều mạng cho cả gia đình mình mà
còn sống đến nay cũng là khá lắm rồi!!
Một khi chưa đóng xong tuồng hát bội của
mình, như em tưởng và như đã hứa với em,
anh chưa thể chết được và chưa được
chết đâu em!!!
Câu nói để
cố diễn tả hết nỗi niềm thăm
thẳm của mình từ lâu chưa có dịp lập
lại với đối tượng thân ái đã làm
ruột gan Tâm lại quặn lên và môi miệng Tâm sặc
sụa cơn ho một lần nữa.
- Thôi,
anh đang bệnh gần chết như vậy em cũng
không dám làm phiền anh nữa.
- Vì nhau
mà anh kiệt sức, thì cũng có thể vì nhau mà phục
hồi mau chóng cưng à. Có gì em cứ nói. Em đã quá
biết bao giờ và mãi mãi anh cũng thương em. Tình yêu
em đã làm cho anh sống và hy vọng. Bàn tay dịu mềm
của em đâu, hãy chìa ra nâng anh dậy được
không em?
- Em
hiện đang ở phi trường LAX, sắp sửa bay
sang Hawaii hưởng tuần trăng mật. Hai đứa
nhỏ ở nhà ông bà ngoại khóc cả đêm hôm qua,
nhất định đòi về với bố chúng. Em
biết trong thời gian mình đi vui chơi hoan
hưởng cuộc đời mà lại bắt anh hy sinh
coi