4- Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh 

"Vinh Hiển của Người Con Duy Nhất đến từ Cha,

đầy ân sủng và chân lư"

 

V́ tiếp liền với Mùa Giáng Sinh, những tuần lễ của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh có một liên quan đặc biệt với mầu nhiệm và biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể ở giữa chúng ta, và chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người". Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa bắt đầu mở màn cho Mùa Thường Niên, được Giáo Hội sắp xếp ngay sau Lễ Hiển Linh đă đủ chứng thực dữ kiện có liên hệ Phụng Vụ giữa Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh.

 

Nếu để ư sẽ thấy, sau Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Giáo Hội không đề cập đến sự việc liên tục theo tŕnh thuật của Phúc Âm Nhất Lăm, đó là biến cố Chúa Giêsu được Thần Linh đem vào hoang địa để ăn chay và chịu ma qủi cám dỗ. Trái lại, Giáo Hội chọn ngay những bài Phúc Âm nói đến việc Chúa Giêsu được giới thiệu (Chúa Nhật 2 Thường Niên) và được sai đi rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Hơn nữa, nếu so sánh với Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh th́ Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là thời gian Giáo Hội tiếp tục tưởng nhớ việc tỏ ḿnh ra "của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư".

 

Nhận Thức Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh

 

Trong Mùa Vọng, Giáo Hội hướng về mầu nhiệm "Lời đă hóa thành nhục thể", để dọn ḷng cho con cái của ḿnh long trọng mừng biến cố "Lời ở giữa chúng ta", bằng việc cử hành Phụng Vụ Đại Lễ Giáng Sinh. Trong Mùa Giáng Sinh sau Đại Lễ Giáng Sinh, qua Lời Chúa được công bố nơi các bài đọc chọn lọc, Giáo Hội tiếp tục tưởng niệm mầu nhiệm và biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", mà thực sự "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người".

 

Chính v́ thế mà Mùa Phụng Vụ thứ nhất trong 3 mùa của Phụng Niên mang ư nghĩa "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", và cũng v́ thế mà Thánh Lễ trọng kết thúc Mùa Giáng Sinh là Lễ Hiển Linh, Lễ Chúa tỏ ḿnh ra và "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người".

 

Mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, một Thánh Lễ được Giáo Hội xếp liền ngay sau Lễ Hiển Linh, tức sau Lễ Chúa Giêsu Tỏ Ḿnh Ra Cho Dân Ngoại.

 

Bởi thế, Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, theo tinh thần của ḿnh, một cách nào đó, cũng có tính cách hiển linh. Ở chỗ, từ sau khi Chịu Phép Rửa, Chúa Giêsu đă bắt đầu tỏ ḿnh ra, trước hết cho Gioan, vị Tiền Hô của Người, sau đó, qua môi giới Gioan, cũng như qua trung gian Mẹ Maria, cho các môn đệ của Người, rồi cho dân Do Thái. Thế nhưng, Chúa Giêsu đă tỏ ḿnh ra như thế nào, nếu không phải Người tỏ "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư".

 

Việc Chúa Giêsu bắt đầu và dần dần tỏ ḿnh ra, từ biến cố Người Chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng bởi thánh Gioan Tiền Hô, đă được thể hiện rơ ràng qua các bài đọc cho những Thánh Lễ Chúa Nhật trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh.

 

Người Kitô hữu "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người", khi sốt sắng tham dự trọn vẹn thực tại Phụng Vụ của Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh và Đại Lễ Giáng Sinh. Giờ đây, bước vào Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, qua việc suy nghiệm các bài đọc được Giáo Hội chọn lọc riêng cho Mùa Phụng Vụ này, họ tiếp tục được thấy như sau:

1.         "Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" (lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa).

2.         "Vinh hiển của Người Con duy nhất đầy ân sủng" (Chúa Nhật 2 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh).

3.         "Vinh hiển của Người Con duy nhất đầy chân lư" (Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh).

4.         "Vinh hiển của Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" (6 Chúa Nhật c̣n lại trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh).

 

Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

"Chúa Giêsu từ Galilêa đến với Gioan ở sông Dược-Đăng để chịu phép rửa của ông... Sau khi chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu lên khỏi nước. Bầu trời bỗng mở ra và Người đă thấy Thần Linh Thiên Chúa như một chim câu đậu xuống trên Người. Rồi có tiếng từ các tầng trời vang lên: 'Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta ái mộ Người'" (năm A)' "Chúa Giêsu từ Nazarét xứ Galilêa đến chịu phép rửa của Gioan ở sông Dược-Đăng. Ngay khi vừa lên khỏi nước, Người thấy bầu trời rẽ ra làm đôi, và Thần Linh như chim câu đậu xuống trên Người. Đoạn có tiếng phán từ các tầng trời: 'Con là Con yêu dấu của Cha. Cha sủng ái Con'" (năm B)' "Sau khi cũng chịu phép rửa, Chúa Giêsu đang cầu nguyện th́ các bầu trời mở ra và Thánh Thần lấy h́nh chim câu xuống trên Người. Có một tiếng phán ra từ trời: 'Con là Con yêu dấu của Cha. Cha hài ḷng v́ Con'" (năm C): "Này là tôi tớ của Ta, người mà Ta nâng đỡ, người  được Ta tuyển chọn, Ta hài ḷng về người, Ta đă đặt thần trí Ta trên Người' Người sẽ mang công chính đến cho các dân tộc... Ta đă h́nh thành con và đặt con làm giao ước của dân, làm ánh sáng cho các dân tộc, để con mở mắt cho người mù, giải tỏa t́nh trạng cầm buộc cho các tù nhân, và đưa ra khỏi ngục những kẻ sống trong tăm tối" -  "Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái b́nh"' "Anh em biết điều đă được lan truyền khắp cả xứ Giuđêa về Giêsu Nazarét, Người bắt đầu từ Galilêa chịu phép rửa mà Gioan rao giảng' và về cách thức Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi thực hiện những việc lành và chữa trị cho tất cả những ai bị ma qủi cầm buộc, và Thiên Chúa ở với Người".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha". Đây là chủ đề thích hợp cho riêng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, một lễ mở màn cho Mùa Phụng Vụ Hậu Giáng Sinh. Bởi v́, bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm đều thuật lại sự kiện về "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" này, tức "về Giêsu Nazarét, Người bắt đầu từ Galilêa chịu phép rửa mà Gioan rao giảng' và về cách thức Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2).

 

Theo Phúc Âm thánh Mathêu, "Chúa Giêsu từ Galilêa đến với Gioan ở sông Dược-Đăng để chịu phép rửa của ông", và "sau khi chịu phép rửa xong" th́ Người được "Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2). Ở chỗ, "Thần Linh Thiên Chúa như một chim câu đậu xuống trên Người". Thêm vào đó, Thiên Chúa c̣n chính thức giới thiệu "Người Con duy nhất" của ḿnh này với loài người, mà đại diện bấy giờ là Gioan, con người tiêu biểu nhất của loài người (xem Luca 7:28), bằng "tiếng từ các tầng trời vang lên: 'Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta ái mộ Người'".

 

Nếu trong Phúc Âm thánh Mathêu, "Người Con duy nhất" này của Thiên Chúa đă được Ngài giới thiệu với loài người, th́ trong Phúc Âm của hai thánh Matcô và Luca, "Người Con duy nhất" này lại được chính Thiên Chúa trực tiếp tỏ ḷng thương mến đặc biệt, bằng lời thú nhận: "Con là Con yêu dấu của Cha. Cha hài ḷng v́ Con (hay) Cha sủng ái Con". 

 

Ở đây, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đă được mạc khải cho loài người biết qua tŕnh thuật của Phúc Âm Nhất Lăm, trong trường hợp Đức Kitô lănh nhận Phép Rửa ở sông Dược-Đăng. Thiên Chúa Ngôi Cha được biểu hiệu qua "tiếng phán từ các tầng trời" (Phúc Âm cả 3 năm), Thiên Chúa Ngôi Con được sống động nơi h́nh ảnh của con người Đức Kitô, và Thiên Chúa Ngôi Ba là "Thần Linh" (Phúc Âm năm A và B) hay "Thánh Linh" (Phúc Âm năm C) được biểu hiệu qua "h́nh chim câu đậu xuống trên Người" (Phúc Âm năm C).

Thật ra, theo thần tính của ḿnh, là "Lời ở nơi Thiên Chúa" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh) đă được Thiên Chúa "phán từ các tầng trời" khi "Ngài nói với (con người) chúng ta qua Con của Ngài" (bài đọc 2 Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), th́ trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải ở đây, Thiên Chúa Ngôi Con chính là "tiếng phán từ các tầng trời", tức là "tất cả sự thật" (Jn.16:13) nơi Thiên Chúa được tỏ ra cho loài người, nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Như thế, được ngôi hiệp với thần tính, nhân tính của Đức Giêsu Kitô chính là "đường lối" (Jn.14:6) mạc khải của Thiên Chúa.

 

Thế nhưng, Thiên Chúa muốn mạc khải những ǵ, nếu không phải là t́nh yêu của Ngài đối với loài người, một thân phận tạo vật được hiện thân nơi con người của Đức Giêsu Kitô, một t́nh yêu được mạc khải qua nội dung của "tiếng phán từ các tầng trời", đó là "Ta ái mộ Người" (Phúc Âm năm A), hay "Cha sủng ái Con" (Phúc Âm năm B) hoặc "Cha hài ḷng v́ Con" (Phúc Âm năm C).

 

Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" đây không là ǵ khác ngoài t́nh trạng "đầy ân sủng và chân lư" ở nơi Người. "Ân sủng" ở đây là ǵ, nếu không phải là việc "Thiên Chúa yêu thương..." (Jn.3:16) hay "Thiên Chúa chứng tỏ/mạc khải t́nh yêu của Ngài..." (Rm.5:8' 1Jn.4:9). Và "chân lư" ở đây là ǵ, nếu không phải là "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16).

Chính thứ tự của câu "ân sủng và chân lư", trong đó, "ân sủng" được đặt trước "chân lư", đă nói lên động lực và thực tại nơi mạc khải của Thiên Chúa: v́ yêu thương (ân sủng) Thiên Chúa đă mạc khải t́nh yêu là bản tính của Ngài ra (chân lư).

 

V́ việc mạc khải của Thiên Chúa là do "ân sủng", tức là phát xuất từ việc Thiên Chúa yêu thương nhân loại, và cũng v́ cả mạc khải của Thiên Chúa c̣n là chính T́nh Yêu của Ngài, một thực tại nói lên "tất cả chân lư" của mạc khải, mà "Thánh Linh", "Đấng An Ủi, là Thần Chân Lư" (Jn.15:26), mới nhập cuộc, xuất hiện bằng h́nh ảnh của "chim câu", biểu hiệu cho tâm t́nh "hiền lành" (Mt.11:29), liên quan đến "ân sủng", và cũng biểu hiệu cho đức tính "đơn thành" (Mt.10:16), liên quan đến "chân lư".

 

Như thế, nếu nhân tính của Đức Kitô, "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" này, như vừa nhận thức, là "đường lối" mạc khải của Thiên Chúa, th́ "Thần Linh (hay) Thánh Linh lấy h́nh chim câu đậu xuống trên Người" đây chính là nguyên lư, là tác nhân mạc khải của Thiên Chúa.

 

Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" đây c̣n là "Thánh Linh" mà "Thiên Chúa xức dầu cho Người" (bài đọc 2), đồng thời cũng là "Thần Linh" mà Thiên Chúa "đă đặt trên Người" (bài đọc 1). Bởi đó, dưới tác động hay ảnh hưởng "quyền năng từ trên cao" (Lk.24:49) là "Thần Linh" hay "Thánh Linh" này, mà Đức Kitô, "Giêsu Nazarét... đi khắp nơi thực hiện những việc lành và chữa trị cho tất cả những ai bị ma qủi cầm buộc, và Thiên Chúa ở với Người" (bài đọc 2).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đă sai "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư", để "Người mang công chính đến cho các dân tộc... làm giao ước của dân, làm ánh sáng cho các dân tộc..." (bài đọc 1) - xin Cha "chúc phúc cho (chúng con) trong cảnh thái b́nh" (đáp ca), thành phần "người mù...  tù nhân... sống trong tăm tối" (bài đọc 1), đă được Người, qua Bí Tích Rửa Tội,  "mở mắt (lương tri) cho... giải tỏa t́nh trạng (ma qủi) cầm buộc cho... và đưa ra khỏi ngục (thế gian)" (bài đọc 1).

 

 

Chúa Nhật 2 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Khi Gioan thấy được Chúa Giêsu tiến đến về phía ḿnh th́ kêu lên: 'Hăy nh́n ḱa! Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian đó!' ... Nhưng như tôi nói, tôi không biết Người. Đấng sai tôi làm phép rửa bằng nước bảo tôi rằng: 'Khi nào ngươi thấy Thần Linh xuống đậu trên ai th́ đó là người làm phép rửa bằng Thánh Linh'. Nay chính tôi đă thấy và làm chứng: 'Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn'": "Chúa phán cùng tôi: Hỡi -ch-Diên, ngươi là tôi tớ của Ta, Ta tỏ vinh quang của Ta qua ngươi... Ta sẽ làm ngươi thành ánh sáng các dân tộc, để ơn cứu độ của Ta có thể lan khắp cùng bờ cơi trái đất" -  "Lạy Chúa, này tôi xin đến để thực thi ư Chúa"' "Phaolô được ư muốn Thiên Chúa kêu gọi làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô... gửi lời chào anh em là những người được thánh hiến trong Đức Giêsu Kitô và được gọi là một dân thánh hảo".

 

B.        "Gioan lúc ấy đang ở Bethany bên kia sông Dược-Đăng với hai môn đệ của ḿnh. Khi ông trông thấy Chúa Giêsu đến gần th́ nói: 'Ḱa!  Chiên Thiên Chúa đó!' Hai môn đệ nghe Gioan nói th́ đă đi theo Chúa Giêsu... Vậy họ đă đến xem nơi Người ở và đă ở lại với Người hôm đó...": "Samuel bấy giờ đang ngủ trong đền thờ Chúa, nơi có ḥm bia Thiên Chúa... Khi Samuel đi về ngủ ở chỗ của ḿnh, Chúa đến mạc khải sự hiện diện của Ngài, bằng tiếng gọi như trước: 'Samuel, Samuel!' Samuel đáp lại: 'Xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe'. Samuel lớn lên và Chúa ở với em, em không để cho một lời nào của Chúa qua đi vô ích" - "Lạy Chúa, này tôi xin đến để thực thi ư Chúa"' "Anh em không biết rằng thân thể của anh em là chi thể của Đức Kitô hay sao?... Anh em phải biết rằng thân thể của anh em là đền thờ của Chúa Thánh Linh, Đấng ở bên trong - Thần Linh mà anh em đă lănh nhận từ Thiên Chúa... Vậy hăy tôn vinh Thiên Chúa trong thân thể của anh em".

 

C.        "Ở Cana xứ Galilêa có một đám cưới, mẹ Chúa Giêsu có mặt ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ của Người cũng được mời đến cử hành. Có một lúc hết rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: 'Họ hết rượu rồi'... Mẹ Người dặn các người hầu tiệc: 'Hăy làm theo như lời Người bảo'... Chúa Giêsu thực hiện phép lạ đầu tiên ở Cana xứ Galilêa. Nhờ đó, Người mạc khải vinh quang của Người ra, và các môn đệ đă tin vào Người": "V́ Sion Ta sẽ không im lặng, v́ Gia-Liêm Ta sẽ không ngậm môi, cho đến khi cuộc báo oán của nó sáng tỏ như hừng đông, và vinh thắng của nó chiếu soi như đuốc sáng... Ngươi sẽ là một triều thiên vinh hiển ỏ trong tay Chúa, một vương miện ở trong bàn tay Thiên Chúa" - "Hăy tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân" (ở đây, câu đáp ca theo sách lễ Tiếng Anh lại hơi khác về một số từ ngữ: "Hăy công bố các việc lạ lùng của Ngài cho tất cả mọi dân nước" - "Proclaim his marvelous deeds to all the nations")' "Có nhiều tặng ân khác nhau nhưng cùng một Thần Linh' có nhiều sứ vụ khác nhau nhưng cùng một Chúa' có nhiều công việc khác nhau nhưng cùng một Thiên Chúa, Đấng hoàn tất mọi sự trong mọi người... Cùng một Thần Linh là Đấng ban phát tất cả những tặng ân này, phân phối chúng cho từng người tùy theo ư muốn của Ngài".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng". Về phương diện thần linh, sau khi được chính Thiên Chúa ban cho "một người nữ khi đến thời điểm ấn định" (bài đọc 2 Lễ Mẹ Thiên Chúa), đó là Mẹ Maria "có phúc v́ đă tin" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Vọng năm C), và được Thiên Chúa tuyên nhận với "người nam cao trọng nhất loài người" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm A), đó là Gioan Tiền Hô, vị "đă thấy và làm chứng" (Phúc Âm năm A), "Người Con duy nhất" này bắt đầu "tỏ vinh quang của Người ra" (Phúc Âm năm C), trước hết, để cho "các môn đệ của Người tin vào Người" (Phúc Âm năm C), thành phần làm nên Giáo Hội của Người sau này.

Như thế, không phải là nhờ "Người Con duy nhất đầy ân sủng" này mà Mẹ Maria mới được "đầy ơn phúc" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Vọng năm B), rồi nhờ Mẹ, Gioan Tiền Hô mới "nhẩy mừng trong ḷng (mẹ ḿnh)" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Vọng năm C), và nhờ Gioan Tiền Hô, các môn đệ của Người mới biết mà "đi theo Chúa Giêsu" (Phúc Âm năm B)

 

Cấp trật ân sủng này, bắt nguồn từ "Người Con duy nhất đầy ân sủng", qua các môi giới của Người, trước hết là Mẹ Maria, tiếp theo là Gioan Tiền Hô, rồi tới các môn đệ, sau hết mới tới "cả thế gian" (Mk.16:15' Jn.17:23), là đường lối mạc khải, cũng là đường lối thông ban ân sủng của Thiên Chúa, đúng như "Chúa phán cùng tôi: 'Hỡi -ch-Diên, ngươi là tôi tớ của Ta, Ta tỏ vinh quang của Ta qua ngươi... Ta sẽ làm ngươi thành ánh sáng các dân tộc, để ơn cứu độ của Ta có thể lan khắp cùng bờ cơi trái đất" (bài đọc 1 năm A).

 

Chính v́ cấp trật ân sủng như thế mà, về phương diện trần thế, trước khi tỏ ḿnh ra cho các môn đệ, "Người Con duy nhất" này cũng cần phải được hai nhân vật có thế giá nhất đóng vai tṛ tiền hô, trong việc giới thiệu, như Gioan Tiền Hô đă minh nhiên làm cho các môn đệ của thánh nhân, khi ngài nói: "Ḱa! Chiên Thiên Chúa đó!" (Phúc Âm năm B), và trong việc làm môi giới, như Mẹ Maria đă âm thầm làm ở tiệc cưới Cana, khi Mẹ ngỏ lời với cả Chúa "Họ hết rượu rồi" (Phúc Âm năm C) lẫn nhóm giúp tiệc cưới "Hăy làm theo như lời Người bảo" (Phúc Âm năm C).

Cũng chính v́ "Người Con duy nhất đầy ân sủng" này được Thiên Chúa "đặt làm thừa tự của tất cả mọi sự" (bài đọc 2 Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), mà "Samuel đi về ngủ ở chỗ của ḿnh (th́) Chúa đến mạc khải sự hiện diện của Ngài, bằng tiếng gọi..." (bài đọc 1 năm B), và "Phaolô được ư muốn Thiên Chúa kêu gọi làm tông đồ của Đức Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm A).

 

Bởi thế, trong lănh vực ân sủng mới "có nhiều tặng ân khác nhau nhưng cùng một Thần Linh' có nhiều sứ vụ khác nhau nhưng cùng một Chúa' có nhiều công việc khác nhau nhưng cùng một Thiên Chúa, Đấng hoàn tất mọi sự trong mọi người... Cùng một Thần Linh là Đấng ban phát tất cả những tặng ân này, phân phối chúng cho từng người tùy theo ư muốn của Ngài" (bài đọc 2 năm C).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Người Con duy nhất đầy ân sủng" của Cha, chúng con "là những người được thánh hiến và được gọi là một dân thánh hảo" (bài đọc 2 năm A), xin cho chúng con luôn luôn ư thức được hồng ân của ḿnh, là đă trở nên "một triièu thiên...  một vương miện trong tay Chúa" (bài đọc 1 năm C), nên "chi thể của Đức Kitô... đên thờ của Chúa Thánh Linh, Đấng ở bên trong" (bài đọc 2 năm B) chúng con, để chúng con biết "tôn vinh (Cha) trong thân xác của (chúng con)" (bài đọc 2 năm B), bằng cách"đến để thực thi ư Chúa" (đáp ca năm A và B),  nhờ đó chúng con có thể "công bố các việc lạ lùng của (Cha) cho tất cả mọi dân nước" (đáp ca năm C).

 

 

Chúa Nhật 3 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Khi Chúa Giêsu nghe thấy Gioan bị bắt giam, Người rút về Galilêa... Từ lúc ấy trở đi Chúa Giêsu bắt đầu công bố đề tài này: 'Hăy cải thiện đời sống! Nước Trời gần đến rồi'... Chúa Giêsu rảo khắp xứ Galilêa. Người dậy dỗ trong các hội đường, công bố tin mừng về vương quốc, và chữa lành dân chúng cho khỏi mọi tật nguyền bệnh nạn": "Thoạt tiên Ngài đă hạ giá đất Zebulun và đất Naphtali' thế nhưng, cuối cùng Ngài đă tôn vinh đường dẫn ra biển, đất bên phía tây sông Dược-Đăng, Khu Vực của các Dân Ngoại... Dân bước đi trong tăm tối đă thấy ánh sáng vĩ đại" - "Chúa là sự sáng và là Đấng Cứu Độ tôi"' "Đừng để xẩy ra phân mảnh' trái lại hăy hiệp nhất trong tâm trí và phán đoán... Chúa Kitô không sai tôi làm phép rửa mà là rao giảng phúc âm - song không phải bằng lời lẽ khôn khéo, kẻo thập giá của Chúa Kitô mất hết ư nghĩa của ḿnh!"

 

B.        "Sau khi Gioan bị tống giam, Chúa Giêsu xuất hiện ở Galilêa công bố tin mừng của Thiên Chúa: 'Đây là thời gian viên trọn. Triều đại Thiên Chúa gần kề!  Hăy cải thiện đời sống và tin vào tin mừng!'... Đi dọc bờ biển Galilêa, Người thấy... họ là những người đánh cá. Chúa Giêsu nói với họ: 'Hăy đi theo Ta' Ta sẽ làm cho các người thành những tay đánh cá người' Họ lập tức bỏ chài lưới mà đi theo Người": "Lời Chúa truyền cho Giona: 'Hăy đến đại đô Ninêvê mà loan báo cho nó một sứ điệp mà Ta sẽ bảo ngươi'... '40 ngày nữa Ninêvê sẽ bị hủy diệt', dân Ninêvê tin vào Thiên Chúa..." - "Lạy Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài"' "Thời gian ngắn ngủi. Từ nay trở đi... những ai sử dụng thế gian như không dùng đến nó, v́ thế gian như chúng ta biết nó sẽ qua đi"

 

C.        "Chúa Giêsu theo quyền năng Thần Linh trở về Galilêa... Người về Nazarét... vào hội đường trong ngày lễ nghỉ... đứng lên để đọc sách... 'Thần Linh Chúa ở trên tôi, nên Ngài đă xức dầu cho tôi. Ngài sai tôi đi mang tin mừng cho người nghèo khó, công bố việc giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ đui mù và thả ra những tù nhân, loan báo năm hồng ân của Chúa'... 'Hôm nay đoạn Sách Thánh này được ứng nghiệm theo như các người nghe thấy": "Tư tế Ezra mang lề luật ra trước hội đồng... Ông đọc sách này từ sáng tới trưa, trước mặt của đàn ông, đàn bà và những trẻ em đến tuổi hiểu biết' và tất cả dân chúng chăm chú lắng nghe sách luật... Ezra đọc sách lề luật của Thiên Chúa một cách rơ ràng, cắt nghĩa sách này để mọi người có thể hiểu điều ông đọc... Tất cả dân chúng khóc lóc khi họ nghe những lời sách luật" - "Lạy Chúa, lời Chúa là thần linh và là sự sống"' "Có một thân thể song có nhiều chi thể, tuy tất cả mọi chi thể có nhiều th́ cũng chỉ là một thân thể' Chúa Kitô cũng thế. Chính trong cùng một Thần Linh mà tất cả chúng ta, Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đều được rửa để làm nên một thân thể... Vậy anh em là thân thể của Chúa Kitô. Mỗi một người trong anh em đều là phần tử của thân thể này".

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy chân lư". So với "Đấng đến sau (ḿnh)" (Phúc Âm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm A & B, và Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm B), dầu sao Gioan Tiền Hô "tự ḿnh (vẫn) không phải là ánh sáng" (Phúc Âm Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), mà chỉ là "đèn" (Jn.5:35). Do đó, một khi "ánh sáng thế gian" (Jn.8:12) bắt đầu xuất hiện th́ "đèn" dù có "rực sáng" (Jn.5:35) đến mấy đi nữa tự nhiên cũng trở nên mờ tối. Đó là lư do, "khi Chúa Giêsu nghe thấy Gioan bị bắt giam, Người rút về Galilêa... Từ lúc ấy trở đi Chúa Giêsu bắt đầu... " (Phúc Âm năm A), hay rơ hơn nữa, "sau khi Gioan bị tống giam, Chúa Giêsu xuất hiện ở Galilêa công bố tin mừng của Thiên Chúa..." (Phúc Âm năm B).

 

Đúng thế, là "ánh sáng thật soi chiếu cho mọi người đă đến trong thế gian" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh), "Chúa Giêsu theo quyền năng Thần Linh trở về Galilêa (để ứng nghiệm đoạn Sách Thánh) 'Thần Linh Chúa ở trên tôi, nên Ngài đă xức dầu cho tôi. Ngài sai tôi đi mang tin mừng cho người nghèo khó, công bố việc giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ đui mù và thả ra những tù nhân, loan báo năm hồng ân của Chúa'" (Phúc Âm năm C).

 

"Tin mừng" này là ǵ, nếu không phải là "tin mừng về vương quốc" (Phúc Âm năm A), "tin mừng của Thiên Chúa: 'Đây là thời gian viên trọn. Triều đại Thiên Chúa gần kề! Hăy cải thiện đời sống và tin vào tin mừng" (Phúc Âm năm B).

 

"Tin mừng" này được "mang" đến cho ai, nếu không phải trước hết "cho người nghèo khó", tiêu biểu nhất là  "những người đánh cá (mà) Chúa Giêsu nói với họ 'Hăy đi theo Ta' Ta sẽ làm cho các người thành những tay đánh cá người'" (Phúc Âm năm B).

 

"Tin mừng" này khi được "công bố" th́ có tác dụng ǵ, nếu không phải mang lại "việc giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, phục quang cho kẻ đui mù và thả ra những tù nhân" (Phúc Âm năm C).

 

"Những kẻ bị giam cầm" được "tin mừng" "giải thoát" đây điển h́nh là "đại đô Ninêvê... '40 ngày nữa Ninêvê sẽ bị hủy diệt', dân Ninêvê tin vào Thiên Chúa" (bài đọc 1 năm B). "Kẻ đui mù" được "tin mừng" "phục quang" đây điển h́nh là "đất Zebulun và đất Naphtali... Khu vực của các Dân Ngoại... Dân bước đi trong tăm tối đă thấy ánh sáng vĩ đại" (bài đọc 1 năm A). "Những tù nhân" được "tin mừng" "thả ra" đây điển h́nh là "đàn ông, đàn bà và những trẻ em đến tuổi hiểu biết... (trong dân Do Thái bấy giờ, mới từ nơi lưu đầy là Babylon được trở về hồi hương, đang nghe tư tế Ezra đọc và cắt nghĩa sách luật của Thiên Chúa). Tất cả dân chúng khóc lóc khi họ nghe những lời sách luật" (bài đọc 1 năm C).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, trong "Người Con duy nhất đầy chân lư", "Chúa là sự sáng và là Đấng Cứu Độ (chúng con)" (đáp ca năm A), và "lời Chúa là thần linh và là sự sống" (đáp ca năm C) - "xin dạy bảo (chúng con) về lối bước của Ngài" (đáp ca năm B), đó là "phúc âm không phải bằng lời lẽ khôn khéo, kẻo thập giá của Chúa Kitô mất hết ư nghĩa của ḿnh" (bài đọc 2 năm A), để chúng con "từ nay trở đi, sử dụng thế gian như không dùng đến nó" (bài đọc 2 năm B), nhờ đó, chúng con mới có thể "hiệp nhất trong tâm trí và phán đoán" (bài đọc 2 năm A), như "tất cả mọi chi thể có nhiều th́ cũng chỉ là một thân thể... thân thể của Chúa Kitô" (bài đọc 2 năm C).

 

  

Chúa Nhật 4  Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Khi Chúa Giêsu thấy đám đông th́ Người lên sườn núi. Sau khi Người ngồi xuống, các môn đệ đến vây chung quanh Người, và Người bắt đầu dậy các ngài: 'Phúc cho người nghèo khó trong tinh thần... cho người buồn phiền... cho người hèn mọn... cho những ai đói khát... cho những ai xót thương... cho người có ḷng thanh sạch... cho người kiến tạo ḥa b́nh... cho những ai bị bắt bớ v́ thánh đức... bị lăng nhục, bắt bớ và mọi thứ vu khống...'": "Ta sẽ lưu lại giữa các ngươi như số c̣n lại một thành phần khiêm nhu và thấp hèn, những kẻ sẽ ẩn náu nơi danh Chúa: đó là số c̣n lại của dân Do Thái" - "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ"' "Thiên Chúa đă chọn những người mà thế gian cho là điên dại để làm hổ ngươi kẻ tinh khôn' Ngài tuyển lựa người yếu kém ở thế gian để làm xấu hổ kẻ mạnh thế. Ngài đă chọn người hèn mọn và bị khinh khi, những kẻ chẳng là ǵ, để vô hiệu hóa những kẻ có ǵ, để nhân loại không c̣n vênh vang trước mặt Ngài".

 

B.        "Chúa Giêsu vào hội đường (ở thành Caphanaum) vào ngày hưu lễ và bắt đầu giảng dạy. Dân chúng bỡ ngỡ lạ lùng về giáo lư của Người, v́ Người giảng dạy có uy lực chứ không như các luật sĩ. Bấy giờ trong hội đường có một người bị thần ô uế ám kêu lên: 'Hỡi Giêsu Nazarét, ngài muốn ǵ nơi chúng tôi đây? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi phải không? Tôi biết ngài là ai - là Đấng Thánh của Thiên Chúa!'": "Chúa nói cùng tôi (Moisen): 'Ta sẽ gây dựng từ miêu duệ của họ (dân Do Thái) một tiên tri như ngươi, và Ta sẽ đặt những lời của Ta nơi miệng của người' người sẽ nói với họ tất cả những ǵ Ta truyền cho người. Nếu ai không nghe theo những lời mà người nhân danh Ta phán bảo, chính Ta sẽ bắt họ phải trả lẽ" - "Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các bạn đừng cứng ḷng"' "Tôi mong sao cho anh em thoát được mọi lo lắng... Tôi muốn nêu lên điều tốt lành, điều sẽ giúp anh em hoàn toàn hiến thân cho Chúa".

 

C.        "Người (Chúa Giêsu) nói với họ: 'Không một tiên tri nào được chấp nhận nơi quê quán của ḿnh'... Nghe thấy những lời ấy, toàn thể thính giả trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ nhào đến để tống khứ Người ra khỏi thị trấn, bằng cách  dẫn Người đến mé đồi của thị trấn, có ư đẩy Người xuống triền đồi. Song Người đă qua giữa họ mà đi mất": "Trước khi Ta h́nh thành ngươi trong ḷng mẹ, Ta đă biết ngươi, trước khi ngươi được sinh ra, Ta đă cẩn trọng chăm chút cho ngươi, Ta đă chỉ định ngươi làm tiên tri cho các dân nước... Họ sẽ chống lại ngươi, nhưng không làm ǵ được ngươi, v́ Ta ở với ngươi để giải cứu ngươi, Chúa phán" - "Miệng tôi sẽ loan truyền sự Chúa công minh" (ỏ đây, câu đáp ca theo sách lễ Tiếng Anh lại hơi khác: "Tôi sẽ ca khen ơn cứu độ của Chúa" - "I will sing of your salvation")' "Hăy hướng ḷng của anh em về những tặng ân cao cả hơn. Giờ đây tôi sẽ chỉ cho anh em một con đường vượt trội hơn tất cả mọi đường lối khác... Kiến thức của tôi hiện nay bất toàn' nhưng rồi sau này tôi sẽ biết như tôi được biết. Kết cục c̣n lại có 3 điều là: đức tin, đức cậy và đức mến, mà cao cả nhất trong ba nhân đức này là đức mến"

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" bắt đầu như mặt trời lên soi sáng cho nhân gian, ở chỗ "khi Chúa thấy đám đông th́ Người lên sườn núi" (Phúc Âm năm A). V́ "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" này đă được Thiên Chúa "chỉ định làm tiên tri cho các dân nước" (bài đọc 1 năm C), và "Người sẽ nói tất cả những ǵ (Thiên Chúa) truyền cho Người... (cũng như Người sẽ) nhân danh (Thiên Chúa) mà phán bảo" (bài đọc 1 năm B), do đó, "dân chúng lấy làm bỡ ngỡ lạ lùng về giáo lư của Người, v́ Người giảng dạy có uy lực chứ không như các luật sĩ" (Phúc Âm năm B).

 

Và cũng bởi "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" này là "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh), mà lời Người phán ra có tác dụng xua tan bóng tối, làm cho "thần ô uế kêu lên: 'Hỡi Giêsu Nazarét, ngài muốn ǵ nơi chúng tôi đây? Ngài đến để hủy diệt chúng tôi phải không? Tôi biết ngài là ai - là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Phúc Âm năm B).

 

Ngoài ra, lời của Người c̣n làm cho cả những "ai làm điều gian ác th́ ghét ánh sáng' họ không đến gần ánh sáng, v́ sợ các việc làm của ḿnh bị lộ tẩy" (Jn.3:20), như thái độ của những người đồng quê với Người: "Nghe thấy những lời (của Người), toàn thể thính giả trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ nhào đến để tống khứ Người ra khỏi thị trấn, bằng cách dẫn Người đến mé đồi của thị trấn, có ư đẩy Người xuống triền đồi. Song Người đă qua giữa họ mà đi mất" (Phúc Âm năm C), đúng như lời tiên tri phán về Người: "Họ sẽ chống lại ngươi, nhưng không làm ǵ được ngươi, v́ Ta ở với ngươi để giải cứu ngươi, Chúa phán" (bài đọc 1 năm C).

 

Tuy nhiên, thành phần trực tiếp nhận được ánh sáng phát ra từ "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" này không phải là "đám đông dân chúng" cho bằng các môn đệ của Người, như h́nh ảnh xác thực được thánh kư Mathêu tả lại: "Sau khi Người ngồi xuống, các môn đệ đến vây quanh Người, và Người bắt đầu dậy các ngài" (Phúc Âm năm A).

Như thế, theo cấp trật ân sủng liên hệ với "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", th́ tâm điểm diễn ra ở "sườn núi" (Phúc Âm năm A) đây là "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư", ṿng trong gần với tâm điểm này hơn là "các môn đệ đến vây quanh Người", thành phần được Người trực tiếp "dạy" cho, và ṿng ngoài của tâm điểm này là "đám đông dân chúng", thành phần mà Người "thấy".

 

Thế rồi, trên các môn đệ và đám đông dân chúng này, "thành phần khiêm nhu và thấp hèn, những kẻ sẽ ẩn náu nơi danh Chúa: đó là số c̣n lại của dân Do Thái" (bài đọc 1 năm A), "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" đă tỏa ra những tia "ánh sáng thật" (Jn.1:9): "cho người nghèo khó trong tinh thần... cho người buồn phiền... cho người hèn mọn... cho những ai đói khát... cho những ai xót thương... cho người có ḷng thanh sạch... cho người kiến tạo ḥa b́nh... cho những ai bị bắt bớ v́ thánh đức... bị lăng nhục, bắt bớ và mọi thứ vu khống..." (Phúc Âm năm A).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, trong "Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lư" của Cha, Cha "đă chọn những người mà thế gian cho là điên dại để làm hổ ngươi kẻ tinh khôn' (Cha) tuyển lựa người yếu kém ở thế gian để làm xấu hổ kẻ mạnh thế. (Cha) đă chọn người hèn mọn và bị khinh khi, những kẻ chẳng là ǵ, để vô hiệu hóa những kẻ có ǵ, để nhân loại không c̣n vênh vang trước mặt (Cha)" (bài đọc 2 năm A) - xin cho chúng con biết luôn "hướng ḷng về những tặng ân cao cả hơn..., (về) một con đường vượt trội hơn tất cả mọi đường lối khác" (bài đọc 2 năm C), "điều sẽ giúp (chúng con) hoàn toàn hiến thân cho (Cha)" (bài đọc 2 năm B), đó là "yêu thương không bao giờ cùng" (bài đọc 2 năm C), một t́nh yêu được chứng tỏ bằng "tinh thần nghèo khó" (đáp ca năm A) và "nghe tiếng (Cha)... (chứ) đừng cứng ḷng" (đáp ca năm B).