Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Chúa Giêsu phán: 'Ta là cửa đàn chiên... Ai qua Ta mà vào sẽ được an toàn. Họ sẽ ra vào và t́m được đồng cỏ. Kẻ trộm đến chỉ để ăn cắp, sát hại và phá hoại. Ta đến để cho chúng (chiên) được sự sống và được một sự sống viên trọn": "Phêrô cùng 11 vị đứng dậy, lên tiếng nói cùng họ: 'Hỡi toàn thể nhà -ch Diên hăy nhận biết không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là Thiên Chúa đă làm cho Giêsu, Đấng bị qúi vị đóng đanh, nên Chúa và nên Đức Kitô... Qúi vị, mỗi một người, phải cải thiện và chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô, để tội lỗi của qúi vị được thứ tha' rồi qúi vị sẽ lănh nhận ân huệ của Chúa Thánh Thần. Lời hứa này đă ban bố chính là để cho qúi vị và con cái của qúi vị, cũng như cho tất cả những ai c̣n ở xa mà Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đă kêu gọi" - "Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi"' "Nơi thân thể của ḿnh, Người đă treo tội lỗi của anh em lên thập giá, để tất cả chúng ta đă chết cho tội có thể sống hợp với ư muốn của Thiên Chúa. Nhờ các vết thương của Người mà anh em đă được chữa cho lành mạnh. Có một thời anh em đă là con chiên lạc, song nay anh em đă trở về với vị mục tử là đấng canh giữ linh hồn của anh em".

B-        "Ta là vị mục tử nhân lành' vị mục tử nhân lành bỏ mạng sống ḿnh v́ chiên... Ta là vị mục tử nhân lành. Ta biết chiên của Ta và chiên của Ta biết Ta, như Cha biết Ta và Ta biết Cha' v́ đàn chiên này mà Ta sẽ hiến mạng sống của ḿnh. Ta c̣n những chiên khác chưa thuộc về đàn này. Ta phải dẫn dắt chúng nữa, và chúng sẽ nghe tiếng Ta. Rồi sẽ có một đàn chiên, một chủ chiên": "Đầy Thánh Linh, Phêrô lên tiếng nói: '... Việc này (chữa người què) được thực hiện chính là v́ danh của Chúa Giêsu Kitô Nazarét, Đấng qúi vị đă đóng đanh cũng là Đấng Thiên Chúa đă làm sống lại từ trong kẻ chết... Không có ơn cứu độ nơi một người nào cả, v́ trên khắp thế gian không  một danh hiệu nào khác được ban cho con người để nhờ đó chúng ta đă được cứu độ" - "Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường"' "Hăy xem t́nh yêu của Chúa Cha đă ban xuống cho chúng ta như thế nào khi cho chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa!... Giờ đây chúng ta là con cái của Thiên Chúa' điều chúng ta sẽ ra sao sau này th́ chưa sáng tỏ. Chúng ta biết rằng khi nó sáng tỏ, chúng ta sẽ giống như Ngài, v́ chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài là".

 

C-        "Chiên Ta th́ nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta ban cho chúng sự sống đời đời, và chúng sẽ không bao giờ bị diệt vong. Không ai có thể giật chúng ra khỏi tay Ta được": "Phaolô và Banabê mạnh dạn lên tiếng: 'Lời của Thiên Chúa đă được công bố cho qúi vị trước tiên' nhưng qúi vị bất chấp và như thế cho rằng ḿnh bất xứng với sự sống trường sinh, nên chúng tôi quay sang các Dân Ngoại. Bởi đó chúng tôi đă được Chúa dẫn dụ rằng: Ta đă làm các ngươi thành ánh sáng cho các dân tộc, làm phương tiện cứu rỗi cho đến tận cùng trái đất. Khi nghe thấy lời này, các Dân Ngoại vui mừng hoan hỉ và chúc tụng đáp lại lời Chúa. Tất cả những ai được tiền định hưởng sự sống trường sinh đều tin vào Lời Chúa" - "Ta là dân tộc, là đàn chiên Chúa chăn nuôi" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca được bắt đầu bằng đại danh từ "Chúng ta")' "Tôi là Gioan đă thấy trước mặt tôi một đám đông cả thể không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia và chủng tộc, mọi dân nước và ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và Con Chiên, mặc áo dài trắng và cầm cành lá dừa trong tay. Đoạn có một vị trưởng lăo nói cùng tôi: 'Đây là những người đă sống sót qua những giai đoạn thử thách khủng khiếp' họ đă giặt áo dài của ḿnh làm cho nó nên trắng trẻo trong máu của Con Chiên... Họ sẽ không bao giờ phải đói khát nữa, cũng không bao giờ bị kiệt quệ bởi mặt trời hay sức nóng của nó nữa, v́ Con Chiên ngự trên ngai sẽ chăn dắt họ. Người sẽ dẫn họ đến những suối nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt nước mắt cho họ".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

"'Ta là Sự Sống': Cho chiên sống viên trọn". Chung Phụng Vụ Lời Chúa và riêng các bài Phúc Âm trong Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh hôm nay, có thể nói, là những ǵ tiêu biểu nhất đă hoàn toàn làm sáng tỏ những nhận định, được đề cập tới ở những trang 36-37, 38 và 45, cho việc chiêm ngắm và cảm nghiệm Phụng Vụ Lời Chúa theo Chu Kỳ Phụng Niên của Giáo Hội, một cách chân thực và đích xác, đúng như Lời Chúa muốn Mạc Khải mà Giáo Hội nhận thức và muốn giăi bày qua Phụng Vụ Thánh Lễ.

 

Trước hết, trang 36-37 nhận định: "Yếu tố thứ nhất là tính cách liên tục của Bài Đọc Phúc Âm... Yếu tố thứ hai là tính cách phụ thuộc và liên hệ của cả Bài Đọc Cựu Ước cũng như Bài Đọc Tân Ước đối với Bài Đọc Phúc Âm... Yếu tố thứ ba là ư nghĩa của cả 3 Bài Đọc, được chọn theo sự liên tục hay chính yếu của Bài Đọc Phúc Âm, nên phải có cùng một nội dung để ăn khớp với toàn bộ chủ đề Bài Đọc của riêng Mùa Phụng Vụ cũng như của chung Phụng Niên".

 

Theo đó, trang 38 đề nghị: "So sánh chủ đề của cả 3 Bài Đọc mỗi tuần với chủ đề của các tuần trước nó và sau nó, xem chúng có thực sự liên kết với nhau chặt chẽ đúng như ư nghĩa chung của cả Mùa Phụng Vụ cũng như của toàn thể Phụng Niên hay chăng". Thực tế đă được trang 45 nhận định và áp dụng là: "Phụng Vụ Lời Chúa chẳng những liên kết ư nghĩa với nhau theo hàng dọc, tức là giữa các Chúa Nhật với nhau, như Chúa Nhật này với Chúa Nhật trước và Chúa Nhật sau trong cùng một Mùa Phụng Vụ, mà c̣n cả theo hàng ngang nữa, tức giữa cùng một Chúa Nhật Năm A, B và C của một Mùa Phụng Vụ. Do đó, Phụng Vụ Lời Chúa trong mỗi Chúa Nhật cần phải được sắp xếp theo kiểu đối chiếu nhau theo hàng ngang cho dễ nhận ra ư nghĩa chung theo hàng dọc".

 

Thật vậy, Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh này hoàn toàn được trích dẫn thứ tự từ duy Phúc Âm theo thánh Gioan. Như thế, bài đọc Phúc Âm có tính cách liên tục hết sức chặt chẽ với nhau cho cả 3 Chu Kỳ Phụng Vụ A-B-C  theo hàng ngang trong Chúa Nhật này đă hoàn toàn chứng thực về yếu tố thứ nhất nói riêng và cả 3 yếu tố nói chung như ở trang 36-37.

 

Tuy nhiên, ba bài đọc Phúc Âm được trích dẫn một cách thứ tự và liên tục trong Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh tuần này lại không phải là đoạn Phúc Âm nói trực tiếp về biến cố Phục Sinh của Người, như các Chúa Nhật trước, mà là đoạn nói về mục tử và chiên, tức nói về chủ đề "Ta là Sự Sống", một chủ đề thích hợp với Mùa Phục Sinh sau Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Như thế, chủ đề "Ta là Sự Sống" của giai đoạn cuối Mùa Phục Sinh này, tiếp theo chủ đề "Ta là Sự Sống Lại" của Đại Lễ Chúa Phục Sinh, cũng như tiếp theo chủ đề "Con Người đến không phải để được hầu hạ mà để phục vụ" của Mùa Chay, và chủ đề "Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" của Tuần Thánh, như đă được phân tách và đề cập tới ở trang 146, cũng chứng thực cho nhận định ở trang 36: "chủ đề của cả 3 Bài Đọc mỗi tuần với chủ đề của các tuần trước nó và sau nó... thực sự liên kết với nhau chặt chẽ đúng như ư nghĩa chung của cả Mùa Phụng Vụ cũng như của toàn thể Phụng Niên".

 

Ngoài ra, các chi tiết trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh này cũng có những điểm lập lại và quảng diễn thêm cho Chúa Nhật tuần trước. Chẳng hạn, Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh tuần trước xoay quanh tiểu đề: "Tên ban ơn cứu rỗi", th́ Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh, (bài đọc 1 năm A và năm B), vẫn c̣n tiếp tục nói đến tác dụng và ảnh hưởng của "Tên ban ơn cứu rỗi" này nơi "đàn chiên" gần cũng như xa của "vị mục tử nhân lành". Tuần trước Lời Chúa của cả 3 năm A-B-C hầu như diễn tả Đức Kitô là "Con Chiên" cứu rỗi, tuần này Lời Chúa của cả 3 năm A-B-C rơ ràng diễn tả Đức Kitô là "Mục Tử" cứu rỗi. Như thế, đúng như trang 45 đă nhận định: "Phụng Vụ Lời Chúa chẳng những liên kết ư nghĩa với nhau theo hàng dọc, tức là giữa các Chúa Nhật với nhau, như Chúa Nhật này với Chúa Nhật trước và Chúa Nhật sau trong cùng một Mùa Phụng Vụ, mà c̣n cả theo hàng ngang nữa, tức giữa cùng một Chúa Nhật Năm A, B và C của một Mùa Phụng Vụ".

 

Riêng tiểu đề của Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh này, "'Ta là Sự Sống': Cho chiên sống viên trọn", đă được sáng tỏ hết sức sống động qua từng bài đọc Phúc Âm cũng như qua các bài đọc Tân Ước.

 

"'Ta là Sự Sống: Cho chiên sống viên trọn" được sáng tỏ nơi các bài đọc Phúc Âm. Trước hết là bài đọc Phúc Âm năm B: "Ta là vị mục tử nhân lành' vị mục tử nhân lành bỏ mạng sống ḿnh v́ chiên... Ta là vị mục tử nhân lành. Ta biết chiên của Ta và chiên của Ta biết Ta, như Cha biết Ta và Ta biết Cha' v́ đàn chiên này mà Ta sẽ hiến mạng sống của ḿnh". Rồi đến bài đọc Phúc Âm năm A: "Ta là cửa đàn chiên... Ai qua Ta mà vào sẽ được an toàn. Họ sẽ ra vào và t́m được đồng cỏ. Kẻ trộm đến chỉ để ăn cắp, sát hại và phá hoại. Ta đến để cho chúng được sự sống và được một sự sống viên trọn". Cuối cùng là bài đọc Phúc Âm năm C:  "Ta ban cho chúng sự sống đời đời, và chúng sẽ không bao giờ bị diệt vong. Không ai có thể giật chúng ra khỏi tay Ta được"

 

Thế nhưng, "đàn chiên" này gồm những thành phần nào, th́ đă được các bài đọc Tân Ước trả lời. Theo bài đọc Tân Ước 1 năm A, đó là thành phần mà: "Lời hứa này (ban Thánh Linh) đă ban bố chính là để cho qúi vị và con cái của qúi vị, cũng như cho tất cả những ai c̣n ở xa mà Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đă kêu gọi". Và theo bài đọc Tân Ước 2 năm A, đó là: "Tất cả chúng ta đă chết cho tội có thể sống hợp với ư muốn của Thiên Chúa. Nhờ các vết thương của Người mà anh em đă được chữa cho lành mạnh. Có một thời anh em đă là con chiên lạc, song nay anh em đă trở về với vị mục tử là đấng canh giữ linh hồn của anh em". Theo bài đọc Tân Ước 1 năm B, đó là những kẻ ở gần, như trường hợp xẩy ra cho "người què được chữa lành", và theo bài đọc Tân Ước 1 năm C, đó là thành phần "c̣n ở xa", như "các Dân Ngoại vui mừng hoan hỉ và chúc tụng đáp lại lời Chúa. Tất cả những ai được tiền định hưởng sự sống trường sinh đều tin vào Lời Chúa". Tóm lại, "một đàn chiên" (Phúc Âm năm B) duy nhất này, theo bài đọc Tân Ước 2 năm C, sẽ là: "Một đám đông cả thể không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia và chủng tộc, mọi dân nước và ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và Con Chiên, mặc áo dài trắng và cầm cành lá dừa trong tay".

 

Thế nhưng, "đàn chiên được Chúa chăn nuôi" (đáp ca năm C) này sẽ được sống viên trọn như thế nào, nên chúng sẽ "chẳng c̣n thiếu thốn chi" (đáp ca năm A) ra sao, th́ các bài đọc Tân Ước cũng đă quảng diễn như sau. Theo bài đọc Tân Ước 2 năm C th́: "Họ sẽ không bao giờ phải đói khát nữa, cũng không bao giờ bị kiệt quệ bởi mặt trời hay sức nóng của nó nữa, v́ Con Chiên ngự trên ngai sẽ chăn dắt họ. Người sẽ dẫn họ đến những suối nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt nước mắt cho họ". Và theo bài đọc Tân Ước 2 năm B, th́ họ là thành phần sẽ ư thức được rằng: "Hăy xem t́nh yêu của Chúa Cha đă ban xuống cho chúng ta như thế nào khi cho chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa!... Giờ đây chúng ta là con cái của Thiên Chúa' điều chúng ta sẽ ra sao sau này th́ chưa sáng tỏ. Chúng ta biết rằng khi nó sáng tỏ, chúng ta sẽ giống như Ngài, v́ chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài là".

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, nhờ "Chúa là Thiên Chúa của chúng (con) đă kêu gọi" (bài đọc 1 năm A), chúng con đă nhận biết rằng: "Không có ơn cứu độ nơi một người nào cả, v́ trên khắp thế gian không một danh hiệu nào khác được ban cho con người để nhờ đó chúng (con) đă được cứu độ" (bài đọc 1 năm B), nên chúng con đă "cải thiện và chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô" (bài đọc 1 năm A). Nhờ Con Chúa là "phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường" (đáp ca năm B), mà "giờ đây, chúng (con) là con cái của Chúa" (bài đọc 2 năm B). Xin cho chúng con "có một thời đă là con chiên lạc song nay đă trở về với vị mục tử là đấng canh giữ linh hồn của (chúng con)" (bài đọc 2 năm A), "sẽ không bao giờ bị diệt vong... (bị) giật khỏi tay (Chúa)" (Phúc Âm năm B) được nữa. Trái lại, xin Chúa cho chúng con là những  con chiên "biết" vị Mục Tử Nhân Lành của ḿnh, "nghe tiếng" vị Mục Tử Nhân Lành của ḿnh và "theo" vị Mục Tử Nhân Lành của ḿnh, để chúng con có thể "đứng trước ngai và Con Chiên" (bài đọc 2 năm C), như "những người đă sống sót qua những giai đoạn thử thách khủng khiếp' (những người) đă giặt áo dài của ḿnh làm cho nó nên trắng trẻo trong máu của Con Chiên... Đấng ngự trên ngai sẽ chăn dắt (chúng con)"  (bài đọc 2 năm C).

 

 

Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Thày là đường lối, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thày. Nếu các con thật sự biết Thày th́ các con cũng sẽ biết Cha Thày nữa... Ai thấy Thày là thấy Cha... Hăy tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày... Người nào tin vào Thày sẽ làm được những công việc Thày làm mà c̣n làm hơn những việc này nữa. Tại sao? Tại v́ Thày đến cùng Cha": "12 Vị hội họp cộng đồng các môn đệ lại mà nói: 'Chúng tôi không được chểng mảng lời Chúa để phục vụ cho các bữa ăn. Anh em hăy t́m kiếm trong số anh em 7 người được coi là đạo đức sâu xa và khôn ngoan để chúng tôi bổ nhiệm họ làm công việc này. Như thế chúng tôi mới có thể chú trọng đến việc cầu nguyện và vào thừa tác vụ lời Chúa được'... Lời của Thiên Chúa tiếp tục được lan rộng, đồng thời số các môn đệ ở Gia-Liêm gia tăng lớn lao. Có nhiều vị tư tế cũng thuộc về số người đón nhận đức tin" - "Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, như chúng tôi đă trông cậy Chúa"' "Hăy đến cùng Chúa, một phiến đá sống động, bị loài người loại bỏ song được chấp nhận và qúi hóa trước mặt Thiên Chúa. Anh em cũng là những phiến đá sống động, được xây dựng như một ṭa nhà linh thiêng, thành thiên chức tư tế thánh hảo, trong việc nhờ Chúa Giêsu Kitô hiến dâng những hy tế thiêng liêng đáng chấp nhận lên Thiên Chúa... Anh em là 'gịng dơi được tuyển chọn, là thiên chức tư tế vương giả, là dân tộc mà Ngài (Thiên Chúa) nhận làm của riêng của Ngài để công bố các công việc hiển vinh' của Đấng đă kêu gọi anh em từ tối tăm vào ánh sáng diệu kỳ".

 

B-        "Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ của Người: 'Thày là cây nho thật và Cha Thày là vị trồng nho... Các con hăy cứ sống trong Thày như Thày sống trong các con.... Thày là cây nho, các con là những cành nho. Ai sống trong Thày và Thày sống trong họ sẽ sinh muôn vàn hoa trái... Nếu các con sống trong Thày và các lời của Thày ở nơi các con, các con có thể xin điều các con muốn,  điều các con xin sẽ được thực hiện. Cha Thày được hiển vinh nơi việc các con sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thày'": "Đến Gia-Liêm Saolê cố tham gia với các môn đệ ở đây' nhưng xẩy ra là họ đều sợ ngài. Thậm chí họ chối không nhận ngài là một môn đệ. Bởi đó Banabê lănh trách nhiệm giới thiệu ngài vớí các vị tông đồ... Saolê đă ở với các ngài, tự do đi lại nơi Gia-Liêm và rất cởi mở trong việc nhân danh Chúa mà diễn giải... Trong khi đó, Giáo Hội được an lành ở khắp cả xứ Giuđêa, Galilêa và Samaria. Giáo Hội được xây dựng và vững vàng tiến triển trong sự kính sợ Chúa' đồng thời Giáo Hội cũng được hưởng thêm ơn an ủi của Chúa Thánh Thần" - "Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời tôi ca ngợi vang lên trong đại hội" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca lại là: "I will praise you, Lord, in the assembly of your people" - "Lạy Chúa, tôi sẽ chúc tụng Chúa nơi hội nghị dân Chúa")' "Các con yêu dấu, nếu lương tâm của chúng ta không có ǵ trách cứ chúng ta, chúng ta có thể nắm chắc là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, và chúng ta sẽ nhận được nơi bàn tay Ngài bất cứ điều ǵ chúng ta xin. Tại sao thế? Tại v́ chúng ta giữ các mệnh lệnh của Ngài và làm điều đẹp ḷng Ngài. Giới răn của Ngài là ở chỗ chúng ta tin vào danh Giêsu Kitô, Con Ngài, và yêu thương nhau như Ngài đă truyền cho chúng ta. Những ai giữ các giới răn của Ngài th́ lưu ngụ trong Ngài và Ngài trong họ. Và cách chúng ta biết rằng Ngài ở trong chúng ta là từ Thần Linh mà Ngài đă ban cho chúng ta".

 

C-        "Khi Giuđa rời (nhà tiệc ly), Chúa Giêsu phán:'... Thày ban cho chúng con một giới răn mới: đó là các con hăy yêu thương nhau. T́nh yêu của Thày đối với các con như thế nào, t́nh yêu của các con đối với nhau cũng phải như vậy. T́nh yêu của các con đối với nhau là cách mà tất cả mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày": "Sau khi Phaolô và Banabê đă công bố tin mừng ở Đebê và tạo được một số môn đồ, các ngài quay gót trở về Lystra và Iconia trước rồi đến Antiôkia... Nơi mỗi giáo hội, các ngài lập các vị kỳ lăo, và bằng lời cầu nguyện và chay tịnh, các ngài phó dâng họ cho Chúa là Đấng các ngài tin tưởng... Đoạn các ngài đi ngang qua Pisidia, đến Pamphylia. Sau khi rao giảng sứ điệp ở Perga, các ngài xuống Attilia. Từ đó, các ngài đi thuyền về lại Antiôkia... kể lại tất cả những ǵ Thiên Chúa đă giúp cho các ngài hoàn tất và Ngài đă mở cửa đức tin cho các Dân Ngoại ra sao" - "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca mở đầu là "My King": "Lạy Vua tôi")' "Tôi là Gioan đă thấy các tầng trời mới và đất mới... Tôi cũng thấy một Gia-Liêm mới, thành thánh, từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như một cô dâu nghênh đón chồng ḿnh. Tôi đă nghe thấy một tiếng lớn từ ngai vang lên: 'Đây là nơi Thiên Chúa ngự giữa loài người. Ngài sẽ ở với họ, họ sẽ là dân của Ngài, và Ngài sẽ là Thiên Chúa của họ, Đấng luôn luôn ở với họ. Ngài sẽ lau sạch nước mắt cho họ, sẽ không c̣n chết chóc hay than khóc, kêu la hay đau đớn, v́ thế gian trước kia đă qua đi rồi'. Đấng ngự trên ngai phán cùng tôi: 'Đó, Ta canh tân lại tất cả!'".

 

 

"Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống":

 

"'Ta là Sự Sống': Cây Nho sinh hoa trái". Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh tuần này, cũng như Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh tuần trước, kể cả các Chúa Nhật 6 và 7 c̣n lại trong Mùa Phục Sinh, trừ Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên (được cử hành vào Thứ Năm), không trực tiếp tŕnh thuật lại biến cố Chúa Kitô "sống lại từ trong kẻ chết" nữa, mà là những ǵ liên quan đến biến cố này, tức đến ư nghĩa cũng như tác dụng của biến cố Phục Sinh này. Do đó, chủ đề của cả Mùa Phục Sinh mới xoay quanh trọng tâm "Ta là Sự Sống", một chủ đề tiếp theo chủ đề của Đại Lễ Chúa Phục Sinh, "Ta là Sự Sống Lại".

 

Nếu Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh tuần trước, đề tài của Phụng Vụ Lời Chúa, cho cả 3 năm A-B-C, được trích dẫn liên tục theo thứ tự ở đoạn 10 của nguyên một ḿnh Phúc Âm thánh Gioan, về đề tài "cho chiên sống viên trọn", th́ đề tài của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh tuần này, cho cả 3 năm A-B-C, cũng được trích dẫn từ Phúc Âm thánh Gioan, phần Chúa Giêsu tâm sự với các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly, về đề tài "cây nho sinh hoa trái". Như thế, chủ đề chung của Mùa Phục Sinh "Ta là Sự Sống", kể từ sau Đại Lễ Chúa Phục Sinh, hoàn toàn được sáng tỏ qua các đề tài Lời Chúa nơi các Chúa Nhật trong cùng Mùa Phụng Vụ: như đă được sáng tỏ qua đề tài của Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh tuần trước "'Ta là Sự Sống" (để) cho chiên sống viên trọn", cũng như sẽ được sáng tỏ qua đề tài của Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh tuần này "'Ta là Sự Sống' (như) cây nho sinh hoa trái".

 

Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô "từ kẻ chết sống lại", qua hơi thở thần linh của Người, như Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 2 Mùa Phục Sinh thuật lại, đă thông cho các môn đệ của Người Thánh Thần Sự Sống, để rồi, bởi chính nguyên lư Sự Sống là "Đấng ban sự sống" này, "Danh ban ơn cứu rỗi" của Người, một điều kiện tối yếu để được tái sinh, đề tài của Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh, mới "được rao giảng cho tất cả mọi dân tộc, bắt đầu từ thành Gia Liêm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh năm B). Nếu nguyên lư ban Sự Sống là Chúa Thánh Linh và điều kiện nhận Sự Sống là tin vào Danh Chúa Giêsu Kitô, th́ tác nhân ban Sự Sống là "Vị Mục Tử Nhân Lành bỏ mạng sống ḿnh v́ chiên" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh năm B), và cách thức để có thể truyền thông Sự Sống cho "tất cả mọi người" (Phúc Âm Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh năm C) là từ Chúa Giêsu Kitô qua Giáo Hội của Người.

 

Trước hết, "Sự Sống Thần Linh từ Chúa Giêsu Kitô". Phải, theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, "Vị trồng nho" (Phúc Âm năm B), Sự Sống Thần Linh chỉ có ở nơi Chúa Giêsu Kitô, "Cây Nho thật" (Phúc Âm năm B), Đấng tự xưng "Thày là Sự Sống" (Phúc Âm năm A). Bởi thế, Sự Sống Thần Linh này cũng chỉ có thể phát xuất từ một ḿnh Chúa Giêsu Kitô mà thôi, Đấng trước khi tự xưng "Thày là Sự Sống" đă tự xưng "Thày là Đường Lối". Chúa Giêsu Kitô thực sự là "Đường Lối" để Thiên Chúa thông ban Sự Sống của Ngài cho chung nhân loại, nhất là cho riêng Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô "là gịng dơi được tuyển chọn, là thiên chức tư tế vương giả, là dân tộc mà Ngài nhận làm của riêng của Ngài để công bố các công việc hiển vinh của Đấng đă kêu gọi anh em từ tối tăm vào ánh sáng diệu kỳ" (bài đọc 2 năm A). Ở chỗ, Sự Sống Thần Linh bắt nguồn từ Cha, Đấng mà Đức Giêsu Kitô đă nói với các môn đệ của Người là "người nào tin vào Thày sẽ làm được những công việc Thày làm mà c̣n làm hơn những việc này nữa. Tại sao? Tại v́ Thày đến cùng Cha" (Phúc Âm năm A), Đấng đă sai Người, để Người có thể hoàn tất ư của Đấng mà "mệnh lệnh của Ngài là sự sống đời đời" (Jn.12:50).

 

Chính v́ "Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày" (Phúc Âm năm A) như thế mà "ai sống trong Thày và Thày sống trong họ sẽ sinh muôn vàn hoa trái... Nếu các con sống trong Thày và các lời của Thày ở nơi các con, các con có thể xin điều các con muốn, điều các con xin sẽ được thực hiện. Cha Thày được hiển vinh nơi việc các con sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thày" (Phúc Âm năm B). Thế nhưng, làm sao thể hiện được việc "sống trong Thày và các lời Thày ở nơi (ḿnh)" để có thể "sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Thày" cho "Cha Thày được vinh hiển", nếu không phải ở tại việc "các con hăy yêu thương nhau. T́nh yêu của Thày đối với các con như thế nào, t́nh yêu của các con đối với nhau cũng phải như vậy. T́nh yêu của các con đối với nhau là cách mà tất cả mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Phúc Âm năm C). Như thế, Sự Sống Thần Linh quả thực đă được truyền ban "cho tất cả mọi người" từ Chúa Giêsu Kitô qua Giáo Hội của Người, v́ "cành nho lià thân nho không thể tự sinh hoa trái" (Phúc Âm năm B).

Thực tế hết sức hiển nhiên đă cho thấy, v́ các vị Tông Đồ dứt khoát chủ trương: "'Chúng tôi không được chểng mảng lời Chúa để phục vụ cho các bữa ăn. Anh em hăy t́m kiếm trong số anh em 7 người được coi là đạo đức sâu xa và khôn ngoan để chúng tôi bổ nhiệm họ làm công việc này. Như thế chúng tôi mới có thể chú trọng đến việc cầu nguyện và vào thừa tác vụ lời Chúa được' (mà) Lời của Thiên Chúa tiếp tục được lan rộng, đồng thời số các môn đệ ở Gia-Liêm gia tăng lớn lao" (bài đọc 1 năm A).

 

Cây Nho Sự Sống cung cấp nhựa Sự Sống Thần Linh chẳng những cho và qua các Cành Nho "12 Vị" (bài đọc 1 năm A) mà c̣n cho và qua Cành Nho "Phaolô và Banabê" (bài đọc 1 năm C), hai Vị Tông Đồ Dân Ngoại nữa. Do đó, "muôn vàn hoa trái" (Phúc Âm năm B) đă được trổ sinh, chẳng những tại chính "Gia-Liêm" (bài đọc 1 năm B), hay "ở khắp cả xứ Giuđêa, Galilêa và Samaria. Giáo Hội được xây dựng và vững vàng tiến triển trong sự kính sợ Chúa' đồng thời Giáo Hội cũng được hưởng thêm ơn an ủi của Chúa Thánh Thần"  (bài đọc 1 năm B), mà c̣n lan cả ra ngoài lănh địa dân Do Thái, như "ở Đebê... Lystra và Iconia rồi đến Antiôkia... qua Pisidia đến Pamphylia... Persa xuống Attilia... Thiên Chúa đă mở cửa đức tin cho Dân Ngoại" (bài đọc 1 năm C).

 

Hoa Trái của Sự Sống Thần Linh phát sinh từ Cây Nho Sự Sống này, theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, đó là "một Gia-Liêm mới, thành thánh, từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như một cô dâu nghênh đón chồng ḿnh... Đây là nơi Thiên Chúa ngự giữa loài người. Ngài sẽ ở với họ, họ sẽ là dân của Ngài, và Ngài sẽ là Thiên Chúa của họ, Đấng luôn luôn ở với họ. Ngài sẽ lau sạch nước mắt cho họ, sẽ không c̣n chết chóc hay than khóc, kêu la hay đau đớn, v́ thế gian trước kia đă qua đi rồi" (bài đọc 2 năm C).

 

            Lạy Chúa là Cha chúng con ở trên trời, chúng con "sẽ ca tụng danh Chúa đến muôn đời" (đáp ca năm C) "nơi hội nghị dân Chúa" (đáp ca năm B), v́ "Chúa đă tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng (con), như chúng (con) đă trông cậy Chúa" (đáp ca năm A), khi thành phần dân ngoại chúng con, qua việc nghe "công bố tin mừng" (bài đọc 1 năm C), đă được Chúa thương "kêu gọi từ tối tăm vào ánh sáng diệu kỳ" (bài đọc 2 năm A). Xin Chúa cho chúng con trở nên những cành nho "sinh muôn vàn hoa trái", bằng cách "giữ các mệnh lệnh của Ngài và làm điều đẹp ḷng Ngài. (Bởi v́) Giới răn của Ngài là ở chỗ chúng (con) tin vào danh Giêsu Kitô, Con Ngài, và yêu thương nhau như Ngài đă truyền cho chúng (con). (Mà) những ai giữ các giới răn của Ngài th́ lưu ngụ trong Ngài và Ngài trong họ. Và chúng (con) biết rằng Ngài ở trong chúng (con) là từ Thần Linh mà Ngài đă ban cho chúng (con)" (bài đọc 2 năm B).