2
LỜI
ĐÃ NHẬP THỂ TRONG LÒNG TRINH NỮ MARIA VÀ ĐÃ LÀM NGƯỜI
Phải, chính vì “là tình yêu” (1Jn
4:8, 16), nên sau khi con người sa ngã nơi hai nguyên tổ
của mình, Thiên Chúa chẳng những đã không tiêu diệt
loài tạo vật đã được Ngài dựng nên theo
hình ảnh và tương tự như Ngài để họ
có thể thay Ngài nắm quyền làm chủ thế giới
hữu hình (x Gen 1:26), trái lại, Ngài còn lợi dụng nỗi
yếu đuối và thân phận tạo vật bất toàn
của con người để tỏ ra thiện hảo
tính “là Cha toàn năng” (Kinh Tin Kính) vô cùng của mình nữa,
khi Ngài tự động lên tiếng hứa với đứa
con loài người bất trung bất nghĩa với mình
qua bản án Ngài tuyên phạt “con cựu xà là ma quỉ hay
Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev 12:9): “Ta sẽ gây mối
thù giữa ngươi và người nữ, giữa giòng dõi
ngươi và miêu duệ người nữ; Người sẽ
đạp nát đầu ngươi khi ngươi rình cắn
gót chân Người” (Gen 3:15).
· “Dự án của Chúa Cha bắt
đầu được mạc khải qua ‘Protoevangelium’
(phúc âm tiên khởi), khi mà, sau lúc Adong và Evà sa ngã phạm tội,
Thiên Chúa loan báo cho biết rằng Ngài sẽ gây mối thù
giữa con rắn và người nữ: chính người
con trai của người nữ sẽ đạp nát đầu
con rắn (x.Gen
3:15). Lời hứa
này đã được nên trọn trước hết ở
biến cố Truyền Tin, khi Mẹ Maria được mời
gọi trở nên Người Mẹ của Đấng Cứu
Thế.
“’Hãy vui lên hỡi đầy
ân phúc’ (Lk
(ĐTC Gioan Phaolô
II, bài Giáo Lý Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng
cũng là bài Giáo Lý Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ
tư ngày 5/1/2000, đoạn 1 trên và đoạn 2 dưới,
tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,
12/1/2000).
Như thế, Mẹ
Maria chính là Điểm Hẹn Thần Linh, là nơi
Thiên Chúa toàn năng và toàn thiện muốn hẹn hò để
gặp gỡ loài tạo vật vô cùng bất toàn và bất
lực hết sức đáng thương mà Ngài đã dựng
nên cho họ được thông phần vào Sự Sống
Thần Linh của Ngài (xem sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo,
số 1 và 51), một
sự sống họ đã bị “tên sát nhân ngay từ đầu”
(Jn 8:44) làm mất đi song đã được
Ngài ban lại cho họ còn “dồi dào hơn” (Jn 10:10) trước nữa, còn ngon
hơn trước nữa (x Jn 2:10),
nơi Người Con Thiên Sai của Ngài và qua một “người
trinh nữ tên là Maria” (Lk 1:27):
“Người đã Nhập Thể trong lòng Trinh Nữ
Maria và đã làm Người” (Kinh Tin Kính).
· “Chính Ngài muốn có sự
hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử cứu
độ. Khi quyết định sai Con mình vào trần
gian, Ngài đã muốn Người đến với chúng
ta bằng việc được hạ sinh bởi một
người nữ (x Gal 4:4).
Như thế là Ngài đã muốn người nữ này,
con người đầu tiên lãnh nhận Con của Ngài, phải
thông truyền Người ra cho toàn thể nhân loại.
“Bởi vậy, trên con đường
từ Chúa Cha đến loài người, Mẹ Maria đã
có mặt như là một người mẹ tặng ban Người
Con Cứu Thế cho tất cả mọi người. Đồng
thời Mẹ còn có mặt trên cả con đường nhân
loại phải đi qua để đến với Chúa
Cha qua Chúa Kitô trong Thần Linh nữa (x Eph 2:18).
(ĐTC Gioan Phaolô
II, bài Giáo Lý Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư
ngày 12/1/2000, đoạn 1, tuần san L’Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ, 19/1/2000)
T |
hật vậy, giây phút linh thiêng
nhất và quan trọng nhất trong lịch sử tạo vật
(kể cả thần thiêng) nói chung và loài người nói riêng
là giây phút “Lời đã hóa thành nhục thể và ở
giữa chúng ta” (Jn 1:14).
Giây phút Lời Nhập Thể này là giây phút gồm tóm tất
cả những gì Thiên Chúa Toàn Hữu muốn tỏ cũng
như muốn thông chính bản thân Ngài ra bên ngoài, từ mầu
nhiệm tạo dựng đầu tiên (trong Sách Khởi
Nguyên 1:1-31) cho đến mầu nhiệm canh tân sau hết
(xem Sách Khải Huyền 21:1-27).
·
“Có thể nói, đối
với Công Cuộc Cứu Độ, Mầu Nhiệm
Nhập Thể được coi là khởi điểm, còn
Mầu Nhiệm Vượt Qua mới là đích điểm.
Bởi thế, theo Phụng Vụ của Giáo Hội, thời
điểm trọng nhất trong Phụng Niên là Tam Nhật
Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Thế nhưng, đối
với Dự Án Cứu Độ, Mầu Nhiệm Nhập
Thể mới thực sự là chính tâm điểm, bởi
vì, có Mầu Nhiệm Nhập Thể mới có Mầu Nhiệm
Vượt Qua, hay nói cách khác, Mầu Nhiệm Vượt
Qua chỉ là tột đỉnh của Mầu Nhiệm Nhập
Thể mà thôi, hoặc cũng có thể nói, Mầu Nhiệm
Nhập Thể là Mầu Nhiệm bao gồm cả Mầu
Nhiệm Phục Sinh, Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu
Nhiệm Cánh Chung. Tức là, nơi Mầu Nhiệm Nhập
Thể đã có cả Mầu Nhiệm Phục Sinh (vì thân xác
của Đức Kitô được ngôi hiệp với thần
tính của Lời sẽ không bao giờ bị hư hoại),
Mầu Nhiệm Giáo Hội (vì Đức Kitô sẽ hiến
mạng sống thân xác của mình để cho chiên được
sự sống viên mãn hơn), và Mầu Nhiệm Cánh Chung (vì
Thiên Chúa hằng sống đã đi vào thời gian, nên thời
gian đã được mặc lấy vĩnh cửu, và vì
nhân tính đã được kết hiệp với thần
tính hằng sống, nên đã được, đang được
và vĩnh viễn sẽ được canh tân, để xứng
đáng làm nơi Thiên Chúa ngự trị, một ‘Tân Gialiêm’
– Rev.21:2)”.
(bài Lời Nhập
Thể: Tuyệt Đỉnh Thời Gian, trang 14-15)
Giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời
Gian” này là giây phút Trời Đất Hội Ngộ, là giây
phút Đất Trời Giao Duyên, qua Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp
của Lời Nhập Thể, của một Vị Thiên Chúa
làm Người, đến nỗi, ngôn ngữ loài người
có thể nói Thiên Chúa là một Con Người Thần
Linh và Con Người là Thiên Chúa Hiện Thân. Bởi
vì, ngay giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” này, Thần
Tính và nhân tính đã hiệp nhất nên một nơi Ngôi Vị
duy nhất là “con người Đức Giêsu Kitô, Đấng
Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5). Trong Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp,
nhân tính không có trước Thần Tính, như kiểu xác thể
con người có trước hồn thiêng khi họ được
thụ thai và cưu mang trong lòng mẹ, bằng không, “con người
Đức Giêsu Kitô” chỉ là một con người được
thần linh hóa, hay được thánh hóa ngay từ trong lòng
mẹ của mình, như trường hợp của thai
nhi Gioan Tẩy Giả mà thôi (x Lk 1:44),
và như thế Người sẽ không còn là, hay nói đúng
hơn, không phải là “Đấng Trung Gian duy nhất giữa
Thiên Chúa và loài người” nữa.
Tuy nhiên, dù hai bản tính Thần
Nhân làm nên một Ngôi Vị duy nhất là “con người Đức
Giêsu Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và
nhân loại”, song vì tác nhân tạo nên “con người Đức
Giêsu Kitô” này trong lòng Trinh Nữ Maria không phải do loài người
mà là “bởi Thánh Thần Thiên Chúa” (Mt 1:20; x Lk 1:35), nên chủ thể của
“con người Đức Giêsu Kitô” ấy chính là Thiên Chúa,
tức nơi Con Người Thần Linh độc
nhất vô nhị ấy, Thần Tính mới là chính, là bản
thể, còn nhân tính chỉ là phụ, là tùy thể.
·
“Toàn thể biến
cố Nhập Thể độc nhất vô nhị của
Con Thiên Chúa không có nghĩa là Đức Giêsu Kitô một phần
là Thiên Chúa và một phần là loài người, cũng không
có ám chỉ Người là sản phẩm của việc
trộn lẫn giữa những gì thần linh và loài người.
Người đã thực sự trở nên con người
mà vẫn thực sự là Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là
Thiên Chúa thật và là người thật”
(Sách Giáo Lý của
Giáo Hội Công Giáo 1992, số 464, xem cả số 469)
·
“… Nhân tính của Đức
Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần
linh Con Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy nhân tính ấy
và biến nhân tính ấy thành nhân tính của mình…”
(cùng
nguồn vừa dẫn, số 466)
·
“…Như thế, mọi
sự nơi nhân tính của Chúa Kitô, chẳng những các phép
lạ Người làm mà cả đến những khổ đau,
thậm chí sự chết của Người nữa, đều
phải được qui về ngôi vị thần linh của
Người là chủ thể xứng hợp của nhân tính
ấy…”
(cùng
nguồn vừa dẫn, số 468, xem cả câu thứ hai
trong số 470)
·
“…
Từ những chiếc tã vào đời cho tới dấm
chua Khổ Nạn và khăn liệm Phục Sinh của Người,
hết mọi sự nơi đời sống của Chúa
Giêsu đều là dấu hiệu nói lên mầu nhiệm của
Người (x Lk 2:7; Mt 27:48; Jn
20:7). Những việc
làm, phép lạ và lời nói của Người, tất cả
đều tỏ ra cho thấy rằng ‘toàn thể trọn
vẹn thần tính ngự trị một cách thể lý ở
nơi Người’ (Col 2:9).
Nhân tính của Người như là ‘một bí tích’, tức
như là một dấu hiệu và là một dụng cụ,
của thần tính Người cũng như của ơn
cứu độ Người mang đến, ở chỗ,
những gì hữu hình nơi đời sống trần
gian của Người đều dẫn đến
mầu nhiệm vô hình của vai trò thiên tử và sứ
vụ cứu chuộc của Người”.
(cùng nguồn vừa dẫn,
số 515)