·        Về lư do bắt đạo trong Triều Đại Nhà Nguyễn thế kỷ 19:

 

Theo một vài tham luận đọc tại hội nghị này th́ có thể nhận xét rằng, sự truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam đặc biệt kể từ cuối thế kỷ XVIII sang nửa đầu thế kỷ XIX, không thuần túy chỉ là việc truyền bá đức tin mà chứa đựng đầy nghi ngờ có cơ sở thực tiễn về sự liên hệ với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Đây chính là nguyên nhân ban đầu, sâu xa, dẫn tới những nguyên nhân cụ thể trực tiếp khác đẩy triều Nguyễn đi tới chủ trương cấm và giết đạo…

 

Nguyễn Ánh lâm vào t́nh trạng vừa chịu ơn việc đạo lại vừa lo sợ việc đạo. Đó là thực chất tờ chiếu đầu tiên ban hành tháng giêng năm Giáp tư (1804), nhân khi tuyên bố với dân chúng Bắc Hà về việc thờ thần Phật… Nguyên văn đoạn chiếu đó như sau: “Lại như đạo Gia-tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, đặt ra thuyết thiên đường địa ngục khiến kẻ ngu phu ngu phụ chạy vạy như điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết. Từ nay về sau, dân các tổng xă nào có nhà thờ Gia-tô đổ nát th́ phải đưa đơn tŕnh quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới th́ đều cấm. Những điều trên đây đều là nên cố đổi tệ cũ, kính giữ giáo điều. nếu cứ quen thói làng, can phạm phép nước, có người phát giác th́ xă trưởng phải đồ lưu đi viễn châu, dân hạng, nặng th́ sung dịch phu, nhẹ th́ xử roi hay trượng, để bớt phí cho dân mà giữ phong tục thuần hậu” (ĐNTLCB, tập III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1963, tr. 168).

 

Minh Mạng đă ra chỉ dụ đầu tiên về việc cấm đạo đối với dân chúng Việt Nam trong toàn quốc tháng 11 Nhâm Th́n (1832). Nội dung đạo dụ này đại ư như sau: Đạo Gia-tô là của người Tây dương truyền vào nước ta từ lâu mê hoặc dân chúng, học thuyết của họ không tin được, lại trái với phong tục dân ta, việc này phạm vào pháp luật…

 

Đạo dụ thứ hai tháng 1-1836 cấm chỉ tà giáo phương Tây, xử chém những người Tây dương lẩn lút không khai báo, những đạo trưởng đang ẩn trong nhân gian

 

Chỉ dụ thứ ba, tháng 5 Mậu Tuất 1835 riêng cho ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa chỉ bắt tội các đạo trưởng Tây và ta, không trị tội giáo đồ, không được nhiễu dân. Dụ này nhằm hạn chế sửa chữa những lệch lạc trong khi thi hành dụ trước, chủ yếu ở ba địa phương kể trên.

 

Chỉ dụ thứ tư, (mật), tháng 6 Kỷ Hợi 1839, cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, truy nă, đạo trưởng Tây Dêduminô, tức Vọng hay Siméon Francois Berneux bằng mọi biện pháp.

 

Chỉ dụ thứ năm, (mật), tháng 6 Kỷ Hợi 1839, cho các tỉnh Nam Kỳ điều tra phản ứng của giáo dân và t́nh h́nh đạo Thiên Chúa kể từ sau sự biến Lê Văn Khôi.

 

Thiệu Trị lên ngôi thay Minh Mệnh có ư muốn thay đổi biện pháp khôn ngoan hơn, dù vẫn không chấp nhận đạo Gia-tô… Tiếc thay ngay năm đó (Đinh Mùi 1847) lại xẩy ra sự kiện thủy chiến ở Đà Nẵng, quân triều đ́nh thua thiệt, lại thấy có hiện tượng giáo sĩ thông tin tức cho tầu giặc, Thiệu Trị tức giận đă nói với các triều thần đại ư: thuốc phiện và đạo Gia-tô là hai mối hại, phải xuống dụ và ghi vào quốc sử…

 

Chỉ dụ thứ sáu, tháng 3 Đinh Mùi (4-1847) tuyên bố lại các chỉ dụ cấm đạo thời Minh Mệnh, như một bị vong lục, để chứng tỏ Thiệu Trị không khoan dung với các giáo sĩ và đạo Gia-tô như trước nữa, bởi họ đă không đếm xỉa ǵ tới t́nh h́nh đó.

 

Chỉ dụ thứ bảy, tháng 9 năm Đinh Mùi (10-1847) ban hành chủ yếu nhằm đối tượng các quan văn vơ theo đạo, nếu không hối lỗi sẽ bị trị tội, lấy tiền đề là việc xuất đội Vũ Văn Điển tiết lộ quân cơ cho địch trong sự kiện thủy chiến ở Đà Nẵng kể trên…

 

Sau khi Thiệu Trị qua đời, Tự Đức lên nối ngôi và tuyên bố đi theo đường lối cũ của cha ông đối với các giáo sĩ và đạo Thiên Chúa…

 

Đạo dụ thứ tám, tháng 6 Mậu Thân (1848) phân biệt xử lư với từng loại theo các h́nh phạt khác nhau, nhưng nặng nhất là với các giáo sĩ Tây dương, bị quăng xuống biển, rồi tới các linh mục Việt Nam không chịu hối cải bị xử tử, c̣n giáo dân không bị giết, nếu không hối cải th́ bị thích chữ vào mặt.

 

Chỉ dụ thứ chín, tháng 7 nhuận Giáp Dần (1864) vẫn xử nặng các giáo sĩ Tây và linh mục Việt, nhưng nhẹ với giáo dân (chỉ bị phát văng ở miền núi không được ở miền biển) và nhẹ với quan lại (chỉ bị cách chức). Ngoài ra chỉ dụ này quy định thêm tội chứa chấp giáo sĩ Tây dương: các quan lại từ phủ trở lên bị giáng cấp lưu nhiệm, tổng lư bị đánh trượng.

 

Chỉ dụ thứ mười, tháng 10 Đinh Tỵ (1857) ban hành sau hàng loạt sự kiện nổi dậy của giáo dân và nông dân vùng Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và vụ Hồ Đ́nh Hy. Dụ này qui định việc tịch thu gia sản những người che giấu đạo trưởng.

 

Chỉ dụ thứ mười một, tháng 4 Kỷ Mùi (1859). Chỉ dụ thứ mười hai, tháng 9 Kỷ Mùi (1859) ban hành liên tiếp sau khi Pháp đánh Đà Nẵng và Nam Kỳ, khi Tự Đức nghe tân báo có hiện tượng giáo dân đi theo địch. Các dụ này đề ra các biện pháp ngăn giữ, quản thúc những người theo đạo, kể cả kêu gọi giáo dân đừng theo giặc, phân tán họ vào các xă lương dân v.v. Điều đặc biệt là các dụ này không hề đề ra một h́nh phạt nào xử tử cả mà chỉ nói tới giam giữ, nếu người giáo dân có tội thực th́ bị bắt giữ, tài sản đem chia đều cho người khác.

 

Chỉ dụ thứ mười ba, tháng Chạp Kỷ Mùi (đă sang tháng 1-1860) ban hành sau khi hành h́nh cụ Thái (linh mục Đỗ Thế Hùng) cùng nhiều đồng lơa cầm đầu cuộc nổi loạn phù Lê Duy Huân. Dụ này trở lại việc xử nặng các quan văn vơ theo đạo…

 

Chỉ dụ cuối cùng thứ mười bốn, tháng 11 Tân Dậu (1861) ban hành khi chiến sự miền Nam đang ác liệt, đặt ra biện pháp xử trí rất nặng là thắt cổ và giam đến chết những giáo dân thực sự ngạo mạn và có tội đang bị giam giữ. Những giáo dân đưa đi an trí không hối cải th́ chỉ bị phạt đánh trượng.

 

Sau khi kư hàng ước Nhâm Tuất 6-6-1862, Tự Đức cho tha tội các giáo dân bị bắt giữ, nhưng những người đích thực có thông đồng với giặc Pháp th́ các quan địa phương tra xét rơ rồi trị tội. Đây là lệnh trực tiếp của Tự Đức, không phải một đạo dụ riêng.

 

Vậy nếu kể là mệnh lệnh của đích thân nhà vua th́ 15 mệnh lệnh kể trên đầu xuất hiện do những duyên cớ trực tiếp khi nguy cơ xâm lược và nguy cơ thua trận mất nước ngày càng khẩn cấp hơn. Các lư do sâu xa và trước mắt đó là một hiện thực khách quan. V́ vậy có thể nói, nếu các giáo sĩ, linh mục nước ngoài kể cả người Việt Nam Công giáo nào đó có phạm luật nước, giúp đỡ cho đội quân xâm lược Pháp th́ việc ngăn cấm và xử tội những người đó trước chính quyền nhà Nguyễn là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên trong khi thi hành công việc có tính cách bảo đảm an ninh toàn quốc này không tránh khỏi t́nh trạng quá đáng, hoặc nhầm lẫn gây đau thương cho nhiều người. Biện pháp cấm và giết đạo tuy là có cơ sở có mềm dẻo theo t́nh h́nh thực tế và không cố ư gây nên tội lỗi nhưng là một biện pháp không nh́n xa trông rộng, không khôn ngoan, do đó là sai lầm. Cái hậu quả xấu nhất của biện pháp này là lại tạo thêm cớ rất “mủi ḷng” thuận lợi hơn cho sự can thiệp vũ trang của thực dân Pháp. Có thể nói nhà Nguyễn đă sa vào bẫy của chủ nghĩa thực dân Pháp. Một điều đau xót hơn nữa và thực trớ trêu là nhờ giáo sĩ mà nhà Nguyễn giữ được nước, nhưng cũng v́ giáo sĩ mà nhà Nguyễn bị mất nước. Đó cũng là một bi kịch lịch sử nhà Nguyễn đă phải chịu đựng ngay từ cuối thế kỷ XVIII đến măi thế kỷ XX. Không t́nh huống nào trắc trở bằng ân nhân ḿnh lại là đối phương của ḿnh. Ân nhân là đối với một gịng họ Nguyễn. C̣n đối thủ lại đứng trước cả một dân tộc mà họ Nguyễn giữ chủ quyền đại diện… Hăy trả lại cho triều Nguyễn những ǵ triều đại ấy đă có. Đó là cách nh́n ḷng lành của tất cả chúng ta, của đời sau đối với các thế hệ trước.

 

(Huy Vũ và Huy Hợp, Viện Sử học Việt Nam,

bài Cái Ǵ Của Nhà Nguyễn Hăy Trả Về Cho Nhà Nguyễn,

sách đang dẫn trang 149, 151, 152, 153, 154, 155, 156;)

 

Dường như có một số người nào đó không đồng ư với nhận định này. Họ lập luận rằng các sắc dụ cấm đạo của các vua triều Nguyễn – Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đều chỉ nêu lên lư do tôn giáo – “Gia-tô là tả đạo… Tả đạo ấy rất hại cho phong hóa” – chứ tuyệt nhiên không nêu lên lư do chính trị. Thế nhưng đọc kỹ một số sắc dụ cấm đạo, chúng tôi lại thấy trong đó có nói tới lư do chính trị bên cạnh lư do tôn giáo. Xin đan cử vài thí dụ để làm minh chứng: Dụ của Thiệu Trị năm 1847 có đoạn ghi: “Đạo Gia-tô là tà giáo làm mê hoặc ḷng người rất sâu, không những cám dỗ làm cho tiểu dân u mê mà cả đến người trong quan chức cũng có kẻ say mê không tỉnh! Gần đây như việc Đà Nẵng ở tỉnh Quảng Nam, suất đội Vũ Văn Điển v́ dương di mà ngầm đưa tờ ước thúc, làm tiết lộ quân cơ!…” (Đại Nam thực lục chính biên, Tập XXVI). Dụ của Thiệu Trị năm 1845 cũng có đoạn viết: “Có người Kinh là bọn Nguyễn Văn Thất theo tả đạo, ngầm thông tin tức với thuyền nước ngoài, bị bắt, chém bêu đầu rêu rao khắp nơi” (cùng sách vừa dẫn, Tập XXV).

 

Đến đây, vấn đề tưởng đă khá rơ.

 

Tuy nhiên bên cạnh kết luận trên, cũng cần xác định rằng các vua triều Nguyễn đă phạm sai lầm trong đối sách, đă có thái độ quá tả khi ra lệnh cấm đạo quyết liệt và sát đạo tràn lan, vơ đũa cả nắm, không có sự phân biệt rạch ṛi giữa những giáo sĩ, giáo dân cấu kết, làm tay sai, làm gián điệp hoặc dẫn đường cho giặc với những giáo sĩ, giáo dân sinh sống và làm ăn b́nh thường, một ḷng kính Chúa yêu nước, khiến cho có rất nhiều người vô tội bị chết oan, trong đó có không ít người đă thực sự “tử v́ đạo”. Mặc dầu vậy cũng phải nói ngay rằng cái chết của những con người ấy, một phần do lỗi lầm cực đoan của nhà cầm quyền, nhưng một phần có cội nguồn sâu xa của nó, đó là sự giằng mắc giữa công việc truyền đạo và theo đạo với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, chúng ta có quyền phê phán đường lối cấm đạo và sát đạo sai lầm của triều đ́nh nhà Nguyễn, nhưng chúng ta lại không thể lên án quyết liệt động cơ trong việc làm này của họ. Thử hỏi một giai cấp cầm quyền nào lại không ra sức bảo vệ quyền lực và thể chế của ḿnh, một khi quyền lực và thể chế ấy không những bị đe dọa bằng chiến tranh xâm lược mà c̣n bị đe dọa bằng sự phá vỡ những nền tảng đạo đức và chính trị của nó.

 

(Huỳnh Lứa, Viện Khoa học xă hội, TP Hồ Chí Minh,

bài Do Đâu Mà Có Việc Cấm Đạo Thiên Chúa Trong Các Thế Kỷ XVII, XVIII và XIX, sách đang dẫn trang 176-178)

 

Về chính sách cấm và giết đạo của nhà Nguyễn, có thể coi đó là một phản ứng tự nhiên, một sự bùng nổ về văn hóa, về nhân sinh quan, về lối sống giữa truyền thống cũ vững chắc ổn định trong nước với nền văn hóa văn minh Kitô giáo của phương Tây xa lạ, mới mẻ, du nhập vào. Đó là một phản ứng tự nhiên. Trước sự kết hợp của thực dân với việc truyền đạo, các vua Nguyễn cũng đă chống trả lại nguy cơ xâm lược với tư cách tự vệ dân tộc. Sự phản ứng trở lại là một mặt không tránh khỏi, mặt khác c̣n do phương pháp truyền đạo của các giáo sĩ ngoại quốc với sự chi phối của đầu óc tự tôn, muốn giáo hóa, đồng hóa nhanh chóng những dân tộc xa xôi. Đó là một sự đụng độ có ư thức, có mục đích của cả hai phía. Trong sự đồng hành với chủ nghĩa thực dân, ngoài ư muốn đồng hóa, những người làm sứ mệnh truyền giáo c̣n dùng cả sự cám dỗ, mua chuộc bằng lợi ích vật chất trần gian nữa. Về mặt chính trị, đây là một quá tŕnh “leo thang” mà khởi đầu không phải là chống đối, thậm chí lại là hoan nghênh, hoặc là chỗ dựa lẫn nhau của thế lực phong kiến nào đấy chống lại các thế lực phong kiến khác. Nhưng dần dần lộ ra những âm mưu hiểm họa của nạn mất nước. Nguy cơ này càng được tăng cường lên từng bước th́ chính sách cấm và giết đạo cũng có sự leo thang ngày càng quyết liệt. Chủ nghĩa thực dân tiến tới lợi dụng chiêu bài tôn giáo để thu thập tin tức t́nh báo, cố gắng khơi gợi các lực lượng làm nội ứng. Trong một t́nh h́nh như vậy, việc tự vệ, bảo đảm an ninh đất nước là việc làm không tránh khỏi. Nhưng các vua Nguyễn, từng áp bức bóc lột nhân dân đă trở thành đại biểu một giai cấp thối nát, không thể và không biết đoàn kết tập hợp dân tộc, đă dùng các biện pháp thủ đoạn cấm và giết đạo. Thế là rơi vào bẫy của chủ nghĩa thực dân Pháp và phạm sai lầm tai hại. Không phải chúng ta bào chữa cho triều Nguyễn và chế độ phong kiến v́ chúng ta là những người cách mạng xă hội chủ nghĩa, nhưng với lịch sử, chúng ta phải công tâm, giải thích thỏa đáng các sự kiện… Phải nói rằng giữa hai chính sách đó th́ chính sách thâm độc của thực dân là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất…

 

(Phát Biểu Kết Thúc Hội Nghị Khoa Học của GS Phạm Như Cương,

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam,

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xă hội Việt Nam, cùng sách trang 272-273, 274).

 

Nhiều học giả phương Tây cũng phải thừa nhận rằng, người Việt Nam quả có một tinh thần khoan dung về tín ngưỡng, nếu trong một lúc nào đó họ tỏ ra khắc nghiệt với một thành phần tín hữu của một tôn giáo nào đó – như trường hợp cấm và sát đạo Thiên Chúa – th́ đúng như lời của linh mục kiêm sử gia Louvet trong cuốn Đức cha Puginier: “Sự bách hại người Công giáo mang tính chất một cuộc trả thù của ḷng yêu nước chống lại việc thiết lập chế độ bảo hộ, hơn là sự kỳ thị tín ngưỡng”.

 

(Phó tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội,

bài Một Vài Suy Nghĩ Về Thái Độ Truyền Thống Của Người Công Giáo Việt Nam Lịch Sử Và Hiện Tại, sách đang dẫn trang 236-237)

 

·        Lư do bắt đạo của Văn Thân dưới Triều Nhà Nguyễn:

 

Tôi muốn dành vài ḍng cuối cùng của bản báo cáo cho vấn đề tư tưởng sát đạo của các sĩ phu Văn Thân, mà hành động của họ bị nhiều người Công gáo hôm nay cho là “có tội nặng lạm quyền vua, tả đạo”, và hành động sai lầm của họ cũng xếp ngang với Công giáo chống Cộng sản và Vô thần… Thậm chí có người c̣n cho Văn Thân là một cơn ác mộng với cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.

 

Trước hết tôi muốn lưu ư rằng không ít các nhà sử học nước ngoài khi viết về lịch sử Việt Nam thời kỳ này thường lầm lẫn khái niệm sĩ phu hay Văn Thân (Lettré) với khái niệm quan lại (mandarainx).

 

Không có ví dụ nào tiêu biểu hơn trong chuyện này bằng Cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất 1874 của Trần Tấn, Đặng Như Mai, Trần Quang Cán, Nguyễn Huy Điển ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng B́nh. Tôi đă có một vài lần trực tiếp đi điền dă, khảo sát cuộc khởi nghĩa ấy, đă ghi lại biết bao lời ca như c̣n thấm máu giáo dân các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc. Nhưng tôi lại có đủ bằng chứng để khẳng định rằng, Trần Tấn, Đặng Như Mai v́ quá căm thù giặc Pháp vừa dày xéo thành Hà Nội trong cuộc đánh chiếm lần thứ Nhất và sự phản bội của triều đ́nh (đă không trợ giúp lực lượng kháng chiến phát huy chiến thắng Cầu Giấy tiêu diệt Fransis Garnier, lại hạ bút kư ḥa ước Giáp Tuấn 1874 công nhận về pháp lư chủ quyền của Pháp tại Nam Kỳ), mà những kẻ thù ấy th́ ở xa, c̣n nhỡn tiền, là sự dính líu, đồng lơa của Giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier) cùng một số giáo dân xấu khác, đă bị sức ép về tâm lư nên có phần lỡ đà khi nêu lên khẩu hiệu B́nh Tây sát Tả. Tuy vậy, chính họ cũng chỉ xem sát Tả như là một phương tiện để kích động, tập hợp quần chúng mà thôi. Xin hăy đọc kỹ lại Hịch của họ: “Triều đ́nh dẫu ḥa với Tây mặc ḷng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước hết xin giết hết giáo dân rồi sau đánh đuổi Tây cho hết, để giữ lấy cái văn hóa của ta đă hơn một ngàn năm nay” (Trần Trọng Kim, Việt sử lược, Tân Việt, tr. 521). Cũng không nên quên rằng, mặt chủ yếu và là cái lớn, cái độc đáo của các Văn Thân trong khởi nghĩa Giáp Tuất 1874 là tư tưởng kháng Pháp phải đi đôi với việc chống triều đ́nh đầu hàng:

 

Dập ŕnh trống đánh cờ siêu

Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây

 

(Vè Khởi nghĩa Giáp Tuất, sưu tầm ở Nghệ Tĩnh)

 

C̣n phải tính đến cả chính sách của Giám mục Puginier Cần phải tiêu diệt bọn nho sĩ, như chính ông ta thú nhận khi tṛ truyện với De Lanessan.

Vậy th́ làm sao có thể mạt sát những sĩ phu Văn Thân là giận cá chém thớt nhất là khi dân tộc ta đang khủng hoảng về lực lượng lănh đạo trước và cả trong phong trào Cần Vương (1885-1896)?

 

(Phó tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội,

bài Một Vài Suy Nghĩ Về Thái Độ Truyền Thống Của Người Công Giáo Việt Nam Lịch Sử Và Hiện Tại, sách đang dẫn trang 237-238)

 

·        Lư do chung trong việc bắt đạo tại Việt Nam là v́ đạo lư và cách truyền đạo Thiên Chúa giáo:

 

Lại cũng phải kể đến một nguyên nhân khác cũng mang tính lịch sử và không kém phần quan trọng dẫn đến việc cấm đạo ngày càng gay gắt của thời Nguyễn. Đó là t́nh trạng tuyệt đối không có chút thích nghi nào giữa đạo Thiên Chúa được truyền vào Việt Nam với những truyền thống văn hóa của dân tộc.

 

Nước Việt Nam vào lúc đạo Thiên Chúa du nhập, chủ yếu từ đầu thế kỷ XVII, đă là một quốc gia có một nền văn hóa đă định h́nh nằm trong một hệ văn hóa lớn và nổi tiếng của phương Đông: Hệ văn hóa Nho giáo vào một nền tảng của văn hóa bản địa. Do đó việc dung nạp một tôn giáo thuộc một hệ văn hóa khác không thể là việc quá dễ dàng. Phải thấy rằng việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào các quốc gia có một nền văn hóa định h́nh và phát triển, không thể giống như ở các miền mà nền văn hóa đang c̣n ở vào buổi ban sơ.

 

Song, các nhà lănh đạo tôn giáo, đạo Thiên chúa ở phương Tây đă không coi trọng thực tế lịch sử đó. Ở họ đă h́nh thành một quan điểm truyền giáo không lịch sử, thể hiện ở chỗ đề cao tuyệt đối tôn giáo và văn hóa phương Tây, đánh giá thấp và khinh miệt mọi nền văn hóa phương Đông, tuyệt đối không dung nạp bất kỳ một truyền thống địa phương nào, đă áp dụng phương pháp áp đặt một tôn giáo mới nguyên vẹn trên cơ sở tiêu diệt các tôn giáo khác, các truyền thống địa phương và coi đó là hành động truyền giáo nhân ái nhất. Quan điểm truyền giáo ấy tất nhiên sẽ gặp phải sức đẩy của các nền văn hóa đă phát triển thông quan chính sách cấm đạo của các Nhà nước…

 

Chúng ta được biết, trong kế hoạch đưa Việt Nam vào phạm vi ảnh hưởng của Pháp, Pigneau de Béhaine rất tha thiết sử dụng biện pháp tôn giáo, mà chủ yếu là cải giáo cho vua chúa Việt Nam, trước mắt là cho Nguyễn Ánh đă có khá nhiều cuộc luận bàn về tôn giáo, trong đó Nguyễn Ánh thừa nhận đạo Thiên Chúa là nhân ái, song lại luôn luôn phàn nàn là luật lệ của đạo quá nghiêm ngặt, cứng rắn không phù hợp với phong tục Việt Nam nên không thể theo được. Nguyễn Ánh nói: “Đạo này rất hay nhưng quá nghiêm ngặt ai mà theo nổi”… hay “Đạo Thiên Chúa rất hợp với đạo lư nhưng quá nghiêm khắc với tục đa thê. Đối với ta không thể chỉ lấy một vợ mặc dù ta thấy rơ là trị cả nước c̣n dễ dàng và ít mệt mỏi hơn là giữ cho gia đ́nh ta được yên ấm”.

 

Ḷng tha thiết cải giáo cho Nguyễn Ánh đă thúc đẩy Pigneau de Béhaine theo gương các giáo sĩ Jésuites ở Trung Quốc tuyên bố cho phép giáo dân Việt Nam được thờ cúng tổ tiên để đổi lấy một sự tha cấm của Nhà nước đối với đạo Thiên Chúa. Song, các vị lănh đạo Thiên Chúa giáo ở phương Tây và cả Ṭa thánh La Mă đă kiên quyết ngăn chặn, dọa sẽ thi hành án tuyệt thông đối với Pigneau de Béhaine. Khả năng thi hành những “Tolérances” (tha cẩm) ở Việt Nam có thể hiểu là khả năng khơi ra một lối thoát cho sự cấm đạo đă bị triệt tiêu.

 

Tóm lại, vào những thập kỷ 40, 50, 60 của thế kỷ XIX, Nhà nước phong kiến Nguyễn đă buộc phải đối phó với một t́nh h́nh là có một bộ phận dân chúng, khoảng 60 vạn người đă theo đạo Thiên chúa, một tôn giáo có những yếu tố đạo lư gần gũi với những đạo lư phổ biến, song do ảnh hưởng của một phương thức truyền giáo cứng rắn, sự thao túng của một tổ chức truyền giáo nước ngoài có sự gắn bó khắng khít với chủ nghĩa thực dân, không những không hội nhập được vào dân tộc mà ngày càng bị lôi cuốn vào một xu thế bất lợi cho lợi ích của dân tộc.

 

(GS Nguyễn Văn Kiệm, Đại học Sư phạm Hà Nội,

bài Nói Thêm Về Những Nguyên Nhân Dẫn Tới

Sự Cấm Đạo Của Nhà Nguyễn,

sách đang dẫn, trang 24-25, 26-28)