“Cũng thế, ở Tây Âu tất cả khuynh hướng này h́nh như đang theo chiều hướng phát triển của một mẫu thức văn hóa hoàn toàn trần tục, một mẫu thức làm cho toàn thể sự sống bị lệ thuộc vào các mục đích thực tiễn và kinh tế, không c̣n chỗ cho sinh hoạt thiêng liêng chuyên biệt nữa. Tuy nhiên một thứ văn hóa không làm cho nhu cầu của bản tính thiêng liêng con người thỏa măn không thể nào vĩnh viễn thành công tốt đẹp được… Quí bạn có thể cung cấp cho con người thực phẩm, giải trí, vui chơi cùng với các hoàn cảnh tốt lành song họ vẫn không thỏa măn. Quí bạn có thể từ chối họ tất cả những thứ ấy, họ sẽ không phàn nàn than trách bao lâu họ cảm thấy rằng họ sống chết cho một cái ǵ đó.

 

“Cho dù chúng ta có coi con người như là một con vật đi nữa, chúng ta cũng phải công nhận họ là một loại thú vật có một không hai biết hy sinh thiện ích của ḿnh cho lư tưởng – một loài vật có khả năng tử đạo. Nhà cầm quyền thấy được điều này, nên lên tiếng kêu gọi con người b́nh thường hăy bỏ nhà cửa và gia đ́nh họ để ra đi chết một cách đau thương trong hầm hố cho quê hương đất nước của ḿnh; và con người b́nh thường ấy cũng không ngần ngại ra đi. Người Cộng sản biết được điều này, nên họ kêu gọi thợ thuyền làm việc vất vả hơn và ăn uống ít hơn cho chương tŕnh năm năm và cho việc cách mạng thế giới. Thế nhưng, đến khi người lính chinh chiến trở về, cũng là lúc Cộng sản đă hiện thực được Lư tưởng của ḿnh, họ đành phải cảm nhận cái không tương xứng giữa những hy sinh của họ với những thành quả do họ gặt hái được.

 

“Thế nên chính v́ cái tương khắc nồng cốt của chủ nghĩa duy vật này, là những ǵ vừa đề cao những thành quả của việc con người gắt hái được đồng thời lại vừa chối bỏ thực tại của các quyền lực thiêng liêng làm cho những gặt hái này được khả dĩ. Tất cả những thành đạt cao cả nhất của tinh thần con người, nơi cấp trật tư tưởng hoặc tác hành, hay nơi bản chất về luân lư, đều được dựa vào một tuyệt đối thể linh thiêng, chứ không thể nào lại xẩy ra nơi một thế giới thuần túy về kinh tế hay ngay cả nơi các giá trị thuần nhân bản. Bản tính của con người có thể nhận biết được tính cách cao cả riêng của ḿnh và nhận ra những khả năng cao hơn nữa của ḿnh chỉ ở trong chiều hướng của cảm nghiệm về đạo lư cũng như của những nguyên tắc thiêng liêng tuyết đối mà thôi.

 

“Thế giới loài người hiện hữu trong và cho một thứ thế giới thực tại thiêng liêng vĩnh cửu. Cái trực giác căn bản này nằm ở cốt lơi của tất cả mọi tôn giáo, cho dù là một thứ tôn giáo sơ khai nhất. Có một hôm tôi thấy được một dẫn chứng rất hay về điều này, hoàn toàn bất ngờ, nơi một đoạn tiểu thuyết của Edgar Wallace, một đoạn tiểu thuyết ông đang diễn tả về một cuộc bàn bạc liên quan đến tôn giáo. giữa một viên chức da trắng và một vị y sĩ Tây Phi. Viên chức da trắng nói ‘Trên thế gian này có những vị thần linh mà anh cứ luôn luôn nói tới hay chăng?’, và con người quê mùa đáp lại: ‘Ôi con người, hăy biết rằng các Vị Thần Linh không có ở trong thế gian này đâu; mà chính là thế gian này ở trong các Vị Thần Linh đó’.

 

“Trong thế giới văn minh tân tiến của chúng ta đây th́ sự thật ấy không c̣n minh tường nữa; nó đă trở nên lu mờ và huyền ảo. Tuy nhiên, nó không thể nào bị coi thường mà có thể tránh thoát được hậu hoạn. Thứ văn minh chối bỏ Thiên Chúa là chối bỏ nền tảng của ḿnh. V́ vinh quang của con người là phản ánh mờ mờ vinh quang của Thiên Chúa, và một khi vinh quang của Thiên Chúa bị chối bỏ th́ vinh quang của con người cũng biến mất.

 

“Tóm lại, t́nh trạng mất đi cảm quan về đạo nghĩa, được chứng tỏ qua việc thế giới tân tiến khô đạo hay hận thù đối với Kitô giáo, là một trong những điểm yếu nơi nền văn minh của chúng ta, bao gồm cả mối nguy hiểm thực sự đối với tính chất sống động thiêng liêng của nền văn minh này, cũng như đối với tính cách vững chắc của xă hội. Tuy nhiên, nếu những nhu cầu thiêng liêng của con người không được công nhận một cách mạnh mẽ, và nếu chúng không được thỏa nguyện bằng tôn giáo th́ chúng sẽ t́m kiếm bù đắp ở nơi khác, thường là ở những sinh hoạt phá hoại và chống lại xă hội… Nền văn minh không có chỗ cho đạo giáo là một thứ văn hóa què quặt, mất gốc thiêng liêng của ḿnh, phải chịu hậu quả cằn cỗi và thui chột”.

 
Đúng thế, một “nền văn minh không có chỗ cho đạo giáo là một thứ văn hóa què quặt, mất gốc thiêng liêng của ḿnh, phải chịu hậu quả cằn cỗi và thui chột”, mà hậu quả chính là “những sinh hoạt phá hoại và chống lại xă hội…”. Điển h́nh nhất là việc con người tân tiến ngày nay đang nhân danh văn hóa để hủy hoại đi chính nền tảng của xă hội là cơ cấu gia đ́nh và sự sống con người.

 

Theo Tông Hiến Pastor Bonus của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về công việc của Ṭa Thánh Rôma, ban hành ngày 28-06-88, trong đó, ở khoản 141.3 có nói đến “nỗ lực làm cho các quyền lợi của gia đ́nh được công nhận và bênh vực trong sinh hoạt xă hội và chính trị, cũng như bảo tŕ và phối kết những sáng kiến bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai và yêu chuộng trách nhiệm sinh sản”, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đ́nh đă tổ chức những cuộc họp quốc tế với sự tham dự của những nhà lập pháp và những chính trị gia thế giới, như những lần sau đây:

 

Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Nhất của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Âu Châu diễn ra tại Varese, Nước Ư, ngày 8-10/3/1993, về “Các Quyền Lợi của Gia Đ́nh trước Ngưỡng Cửa của Ngàn Năm Thứ Ba”, đề tài này cũng là đề tài cho Cuộc Họp Thứ Nhất của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu, diễn ra tại Rio de Janeiro ngày 28-31/8/1993.

 

Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu diễn ra tại Mexico City ngày 6-8/6/1996 về “Phẩm Giá của Gia Đ́nh và Sự Sống trong Lănh Vực Chính Trị và Ngành Lập Pháp ở Mỹ Châu theo Chiều Hướng của Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống”, và Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Âu Châu diễn ra tại Vatican ngày 22-24/10/1998 về “Mối Liên Hệ giữa Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền Năm 1948 và Hiến Chương Nhân Quyền về Gia Đ́nh Năm 1983 của Ṭa Thánh Rôma”.

Sau đây là nguyên văn những nhận định của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu, cũng như ở Âu Châu, trong Cuộc Họp Quốc Tế Lần Hai, về năo trạng của con người ngày nay đối với cơ cấu gia đ́nh cùng giá trị của sự sống con người.  

 

Những nhận định của Cuộc Họp Quốc Tế Lần Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu.

 

“Bất chấp tất cả mọi biến động lung tung xẩy ra nơi địa lục to lớn của chúng ta, một thực tại vẫn c̣n đó ở ngay tâm điểm của mọi quốc gia, đó là gia đ́nh, một tế bào căn bản, nguyên khởi và sống c̣n của xă hội. Trong đời sống gia đ́nh làm nên bởi hôn nhân, sự sống con người đă được thụ thai, sinh nở và nuôi dưỡng. V́ gia đ́nh là cung thánh của sự sống, do đó, những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến sự sống của con người, như phá thai, trợ tử cũng như các mối đe đọa và các cuộc tấn công sự sống không thể là những vấn nạn chẳng có liên quan ǵ tới gia đ́nh. V́ gia đ́nh là yếu tố chính yếu tiên khởi của xă hội mà những qui chế về kinh tế và xă hội phải góp phần xây dựng gia đ́nh và phải làm cho gia đ́nh thêm vững chắc.  

 

“Ngày nay, chúng ta được báo động trước t́nh trạng sự sống của con người và gia đ́nh đang bị tấn công trong tất cả mọi xứ sở của chúng ta. Bởi thế, họp nhau lại tại Thành Phố Mễ Tây Cơ này, chúng tôi muốn gửi đến các chính trị gia và các nhà lập luật đồng nghiệp lời kêu gọi của chúng tôi đây.

 

“Vào giây phút này chúng tôi muốn phác tả cho thấy những đặc tính chính của cuộc khủng hoảng...

 

Cuộc Khủng Hoảng

 

“Vấn đề dân số xẩy ra theo chiều hướng khác nhau tại các quốc gia. Việc di dân tăng phát đă gây ra những thách đố khác nhau. Tiến tŕnh của việc làm giảm bớt và nắm vững t́nh trạng tăng nhân số, được các chuyên gia coi như là vấn đề chuyển tiếp về dân số, cũng đang được tiến triển tốt đẹp nơi nhiều vùng đất của chúng ta. Tuy nhiên, bởi hiểu lầm về những dữ kiện dân số, tân ư hệ Malthusian đă hào hứng phác họa ra các qui chế kiểm soát dân số tại rất nhiều quốc gia của chúng ta, qua việc ngừa thai, chặn thai, thậm chí phá thai. Được các quốc gia giầu có nâng đỡ, các tác nhân thuộc ư hệ hủy hoại và lầm lạc này đă trở thành những tổ chức quốc tế giầu tiền lắm của dấn thân vào việc, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là, ‘âm mưu chống lại sự sống’ (Thông Điệp Sự Sống Con Người, đoạn 17). V́ họ mâu thuẫn với quyền lợi của dân chúng mà các tổ chức quốc tế phải nhắm vào việc phục vụ công ích phổ quát và phải tránh những hoạt động không xứng hợp với sứ vụ nguyên thủy của ḿnh.

 

“Phá thai là một sự dữ đầu tiên và là một trong những nạn trầm trọng trong thời đại của chúng ta. Ở Hoa Kỳ, phá thai đă được hợp pháp hóa đến những mức độ cao nhất của t́nh trạng tệ hại và rùng rợn nơi những việc phi nhân bản như ‘việc phá thai bán phần’. Ở Châu Mỹ Latinh, những khoản luật bênh vực quyền sống vẫn c̣n hiệu lực đă bị triệt tiêu bởi việc không chịu áp dụng chúng, cũng như bởi những nỗ lực phối hợp tranh đấu cho việc phá thai khỏi bị luật pháp trừng phạt, cùng với những dự định biến tội ác này thành một ‘thứ quyền’, nại đến nhiều lư do sai quấy, trong số đó có lư do ‘sức khỏe sinh sản của nữ giới’ và ‘quyền sinh sản’.

 

“Trợ tử cũng vào hùa với phá thai trong việc khinh thường sự sống. Ở Bắc Mỹ Châu, những nỗ lực sử dụng việc trợ tử đang đe dọa mạng sống của hằng triệu con người không có khả năng tự vệ, nhất là thành phần già yếu và tật nguyền, những người có quyền được yêu thương và chăm sóc trong gia đ́nh.

 

“Chính luật lệ là nguyên tắc của quyền lợi cũng đang bị bại hoại. Ở đằng sau những cuộc tấn công hủy diệt sự sống, chúng ta thấy được chủ nghĩa pháp lư tích cực và duy lợi, qua việc hạ bệ quyền sống vốn có từ đầu xuống theo ư muốn tuyệt đối của các nhà lập pháp, chuyên viên pháp luật hay vị lănh thủ quốc gia. Gắn liền với những lực lượng này là các h́nh thức tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản (x Thông Điệp Bách Niên, đoạn 33) cùng với chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, làm suy giảm, thậm chí hủy diệt đi cả giá trị lẫn trách nhiệm của dục tính, hôn nhân và đời sống gia đ́nh. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định, những lực lượng như vậy đang soi ṃn đến tận gốc rễ của nền dân chủ đích thực (x. Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 20).

 

“Phương tiện truyền thông xă hội thường bị lạm dụng để cổ vơ ‘nền văn hóa tử vong’ cũng như cổ vơ quan niệm duy vật và duy lạc của con người, phản khắc với các giá trị của hôn nhân và gia đ́nh.

 

“Qui chế về kinh tế của các quốc gia chúng ta thường không thiên về gia đ́nh. Phụ nữ bị buộc phải làm việc ngoài nhà và không được nâng đỡ để thực hiện sứ vụ làm mẹ của họ. Ở một số quốc gia, những nạn xă hội như t́nh trạng gia đ́nh bần cùng túng thiếu, cảnh nhiều nhà chỉ có một cha hay một mẹ, t́nh trạng thiếu niên bê tha, nghiện hút và tội ác bạo lực trở nên tệ hại bởi các chương tŕnh an sinh thất sách. Ở một số quốc gia khác lại thiếu những khoản an sinh đầy đủ khiến cho các gia đ́nh nghèo phải sống trong một t́nh trạng rất thiếu kém và thê thảm. 

 

“Các quyền căn bản của cha mẹ về vấn đề giáo dục không luôn luôn được công nhận. Các chương tŕnh dạy tính dục, do Chính Phủ bó buộc và thường bởi các tổ chức kiểm soát dân số điều khiển, vi phạm đến quyền lợi của phụ huynh và cổ vơ các lối sống hưởng lạc. Nhiều cha mẹ không được tự do chọn cho con cái một chương tŕnh giáo dục hợp với đức tin và lương tâm của ḿnh, hay họ phải trả nhiều tiền cho một chương tŕnh giáo dục như vậy.

 

“Trẻ em ở nhiều miền đất đă trở thành nạn nhân của những khai thác vô loài, qua việc lao động trẻ em, măi dâm trẻ em và h́nh ảnh trẻ em khiêu dâm. Nỗi khổ của ‘các trẻ em bụi đời’, nạn nhân của t́nh trạng thiếu kỷ cương gia đ́nh, là một gương mù và là một nỗi hổ ngươi cho nhiều thành phố lớn nhất của chúng ta.

 

“Nữ giới phần lớn phải sống trong cảnh bần cùng. Họ thường bị tổn hại v́ thiếu học hành. Cùng với con cái, họ là những nạn nhân chính của cảnh tan vỡ gia đ́nh. Ở một số xă hội, họ là những nạn nhân cho quyền lực dục tính của nam giới. Trái lại, phong trào nữ giới cấp tiến, bằng việc phát động ư niệm sai lầm về ‘giống tính’, đồng thời đă làm hại họ ở hết mọi quốc gia thuộc Mỹ Châu, làm thấm nhập từ từ những thành kiến phản lại chủ nghĩa nữ giới chân chính là chủ nghĩa bảo vệ phẩm vị của nữ giới.

 

“Sau hết, chúng tôi muốn nói lên nỗi quan tâm sâu xa nhất của chúng tôi về một tân ‘kiểu mẫu sức khỏe’ nhắm đến việc làm cho quyền sống khỏe mạnh bị lệ thuộc vào việc giải quyết của cá nhân hay của xă hội”.

 

(tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 10/7/1996)

 

Những nhận định của Cuộc Họp Quốc Tế Lần Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Âu Châu.

 

“Chúng tôi, từ tất cả mọi quốc gia ở Âu Châu, đến đây để suy nghĩ về đề tài nhân quyền và các quyền lợi của gia đ́nh, và chúng tôi đă trao đổi về Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền đối với mọi vấn đề liên quan đến gia đ́nh, một tế bào căn bản của xă hội, một tế bào rất cần cho xă hội ở sứ vụ không thể thay thế của nó, ở việc phát triển của nó, ở những khó khăn thử thách của nó cũng như ở những chịu đựng của nó.

 

“Chúng tôi đă suy nghĩ về mối liên hệ giữa Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền Năm 1948Bản Hiến Chương về Quyền Lợi Gia Đ́nh được Ṭa Thánh ban hành năm 1983. Đây là một số những kết luận tổng kết đă được Hội Nghị chúng tôi nhất trí chuẩn nhận, chúng xin được chia sẻ đặc biệt với những vị như chúng tôi làm việc phục vụ xă hội để mưu cầu công ích.

 

1.1       “Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, được long trọng công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948, đă ban cho Hiệp Chủng Quốc thẩm quyền về luân lư trong việc thi hành sứ vụ đă được ủy nhiệm cho nó, đó là sứ vụ hoạt động cho ḥa b́nh, cho việc phát triển và bảo vệ quyền lợi của mọi người. Các Chính Quyền đă được mời gọi để đưa những quyền lợi này vào việc lập pháp nghiêm cẩn của ḿnh. Việc lập pháp này liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống của mọi người (khoản 3), vấn đề tôn trọng quyền tự do của mọi người, và vấn đề công nhận những quyền lợi nồng cốt khác nhau, bao gồm cả ‘quyền kết hôn và lập gia đ́nh’ (khoản 16.1) là cơ cấu được coi như ‘một đơn vị nhóm tự nhiên và căn bản của xă hội’ và ‘được xă hội và Chính Quyền bảo vệ’ (khoản 16.3). Hơn nữa, tất cả mọi quyền lợi về xă hội, dân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa được tuyên bố trong Bản Tuyên Ngôn c̣n nhắm đến thiện ích của con người, của những cơ cấu môi giới, cũng như của toàn thể cộng đồng nhân loại.

 

1.2            “Người ta không phải chỉ được tôn trọng như là ‘những hữu thể cá nhân’ mà là như những con người được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, có khả năng nhận biết sự thật và ḥa hợp việc ḿnh làm cho đúng với sự thật, cũng như sống thuận ḥa với những người khác trong xă hội (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lư Trí, đoạn 3, 24). Bản Tuyên Ngôn Năm 1948 hợp với quan điểm về con người này và đă cho thấy những thành quả của ḿnh.

 

1.3       “Bản Tuyên Ngôn đă hơn một lần giúp vào việc ngăn ngừa những xung khắc, vào việc đối đầu với những h́nh thức chuyên chế độc tài mới, vào việc đề cao ḷng trọng kính các quyền lợi của con người, vào việc cổ vơ băi bỏ chế độ thuộc địa đế quốc, cũng như vào việc khích lệ phát triển và ḥa b́nh. Nó đă cho thấy thành quả của ḿnh qua những việc thực hiện như vậy.

 

1.4       “Tuy nhiên, chúng tôi, những con người nam nữ hoạt động trong lănh vực chính trị và lập pháp đang tham dự buổi họp này, muốn đồng thanh nói lên rằng, Bản Tuyên Ngôn này thường bị bỏ qua trong thực hành, thậm chí bị khinh thị, hay bị bóp méo bằng những kiểu cắt nghĩa lại những thứ quyền lợi đă được nó công bố. Những méo mó như vậy đặc biệt là đă làm giảm mất giá trị của cơ cấu gia đ́nh.

 

Những Quyền Lợi của Gia Đ́nh và

Quyền Sống Bị Khinh Miệt

 

2.1       “Các quyền lợi của con người mà tầm quan trọng phổ quát của chúng được nhấn mạnh năm 1948 không được công nhận một cách hoàn toàn hay được tôn trọng ở mọi nơi, bởi chính quyền hay bởi các cơ cấu tổ chức riêng tư. Đây là một số trường hợp liên quan đặc biệt đến gia đ́nh và sự sống mà bất hạnh thay cũng xẩy ra ngay cả ở Âu Châu nữa.

 

2.2            “Khoản 3: Quyền sống bị chối bỏ bởi những khoản luật cho phép – thực ra là khuyến khích – phá thai, hủy thai, và trợ tử ở nơi một số xứ sở.

 

2.3            “Khoản 12: Quyền tôn trọng tính cách riêng tư và danh thơm tiếng tốt của con người, qua những vận động về báo chí, những tố giác xảo quyệt, những ‘nhăn hiệu’ có tính cách kỳ thị (như ‘những tên thủ cựu’, ‘những người hùng luân lư’, ‘những kẻ cuồng nhiệt ủng hộ sự sống’); thái độ cười nhạo thành phần giới trẻ tỏ ra chống lại tính cách bi quan về dục tính v.v. 

 

2.4            “Khoản 16: Quyền kết hôn và lập gia đ́nh, qua việc hạ giá cơ cấu hôn nhân; việc các vị chính quyền không màng chi tới t́nh trạng lệch lạc về đạo lư của xă hội (như tính cách hỗn độn của giới trẻ, sống chung mà không hề có ư dấn thân hay cảm quan trách nhiệm, t́nh trạng phát triển về bạo lực, ngay cả trong việc chiêu mộ đồng tính luyến ái mà không tôn trọng kẻ khác và những tổ chức hiện hữu), việc thu thuế gia đ́nh và các qui chế ác cảm với gia đ́nh.

 

2.5            “Khoản 26: Quyền lợi của cha mẹ trong việc chọn chương tŕnh giáo dục được cung cấp cho con cái họ, qua việc lạm dụng việc dạy tính dục cho con cái họ ở nhà trường hay nơi những chương tŕnh chăm sóc sức khỏe, việc ngừa thai và đôi khi phá thai cho vị thành niên đă được tách khỏi quyền bảo vệ của cha mẹ họ, việc giới hạn tự do của phụ huynh trong việc chọn chương tŕnh giáo dục và học đường cho con cái hợp với những niềm xác tín của họ.

 

Những Nỗ Lực Bóp Méo Nhân Quyền

 

3.1            “Những thứ lệch lạc này thực sự chỉ là ‘việc cắt nghĩa lại’ Bản Tuyên Ngôn Năm 1948, một việc cắt nghĩa làm xoay chuyển tận gốc rễ cái ư nghĩa của nó. Vượt qua mặt và vượt lên trên những quyền lợi được Bản Tuyên Ngôn công nhận, tuyên xưng và công bố là một số ‘những quyền lợi nhân bản mới’ đang được đề ra bởi những khuynh hướng văn hóa, những điều đ́nh, những áp lực và những phương sách đồng thuận, theo hoạch định của các hoạt động liên quốc gia.

 

3.2       “Sau Hội Nghị ở Cairô (1994) và ở Bắc Kinh (1995), nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc, thường được hỗ trợ bởi Hiệp Hội Âu Châu, đang cố gắng để chiếm được một sự đồng thuận quốc tế về một số quyền được gọi là ‘các thứ quyền mới’ này. Những quyền mới này đặc biệt bao gồm ‘vấn đề sức khỏe sinh sản’ (một phát biểu thực sự cho thấy bao gồm cả việc phá thai), và quyền của vị thành niên trong việc thực hiện tác động tính dục với cả người khác phái tính hay đồng phái tính với ḿnh, kèm theo việc họ được sử dụng những dụng cụ ngừa thai.

 

3.3             “Những lệch lạc này hay những lệch lạc khác, như trợ tử, việc phát triển đồng tính luyến ái và paedophilia, đều được bộc phát bởi các thứ triết lư duy lợi, ngộ thức, kể cả bởi các thứ triết lư thực tiễn, buông thả và khoa học (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lư Trí, đoạn 46, 88, 89, 90, 91), cũng như bởi ư hệ về ‘giống tính’. Bởi thế, vấn đề ở đây không phải chỉ là việc thêm thắt vào những quyền phổ quát được công bố năm 1948 ‘những thứ quyền lợi mới’, mà là việc làm mất đi ư nghĩa nơi quyền lợi của con người cũng như việc làm đảo lộn ư nghĩa chính yếu của chúng. ‘Những tác nhân’ của chiều hướng mới này hiểu ư nghĩa nơi quyền lợi con người chẳng những theo quan niệm về con người mà c̣n theo những chính sách được gọi là đồng thỏa thuận nữa. Con người, gia đ́nh và cả Chính Quyền cần phải được điều chỉnh theo quan niệm ‘đồng thỏa thuận’ này, một việc vừa theo chiều hướng tích cực vừa theo chiều hướng tương đối.

 

3.4       “Đối với một số người th́ t́nh trạng lệch lạc này cũng c̣n do bởi ảnh hưởng về ư hệ của phong trào ‘Thời Mới’ ngày nay, qua việc họ ‘linh thánh hóa’ thiên nhiên, đặc biệt hơn nữa là ‘trái đất’. Theo quan điểm này th́ con người không được coi như là trung tâm của lịch sử, là chủ thể của quyền lợi và nghĩa vụ, mà chỉ là một tùy thể ngắn hạn của thiên nhiên, cần phải được điều chỉnh theo ‘khả năng nắm giữ’ của hành tinh này.

 

3.5            “Ngược lại với những chiều hướng tương đối và buông thả này, Bản Tuyên Ngôn Chung Năm 1948 chủ trương lề luật tự nhiên một cách đặc biệt, đó là chủ trương khả năng bẩm sinh của con người là để t́m kiếm những ǵ chân thật, ngay lành và thiện hảo. Chúng tôi chấp nhận quan niệm về con người này, và thấy nơi quan niệm ấy có một nền tảng luân lư để xác nhận phẩm vị cùng với các quyền lợi của hết mọi người, kể cả những quyền lợi của cộng đồng nhân loại căn bản là gia đ́nh”.

 

(tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 20/1/1999)