Những tiến tŕnh này kêu gọi việc suy nghĩ lại vấn đề hợp tác quốc tế liên quan đến nền văn hóa mới về t́nh đoàn kết. Khi nh́n nó như một mầm mống ḥa b́nh th́ việc hợp tác không thể nào bị giảm xuống mức độ trợ giúp hay nâng đỡ, nhất là theo chiều hướng lấy lại lợi lộc nhắm vào các nguồn lợi sẵn có. Trái lại, việc hợp tác này phải cho thấy được một cuộc dấn thân cụ thể và rơ ràng đối với t́nh đoàn kết, yếu tố làm cho người nghèo trở thành tác nhân tự phát triển lấy, và khiến cho tối đa dân chúng, trong những hoàn cảnh kinh tế và chính trị của họ, có thể thể hiện tính cách sáng tạo là đặc tính của con người, cũng là đặc tính chi phối sự phong phú của quốc gia (xem Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Diễn Từ ngỏ với Hội Nghị Chung của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ngày 5/10/1995, đoạn 13: Insegnamenti XVIII, 2/1995).

 

Nhất là cần phải t́m kiếm những giải quyết dứt khoát cho cái nạn nợ nần quốc tế kỳ cựu của những quốc gia nghèo, đồng thời cũng làm cho các nguồn tài chính thuận lợi hơn trong việc cần dùng để giải quyết vấn đề đói khổ, thiếu dinh dưỡng, bệnh hoạn, mù chữ và hủy hoại môi sinh.

 

18- Hôm nay đây, hơn là trong quá khứ, càng cần phải nuôi dưỡng ư thức về những giá trị luân lư phổ quát để đương đầu với những cái nạn của ngày hôm nay, những cái nạn đang mặc lấy chiều kích mỗi ngày một hoàn vũ hơn. Việc cổ vơ ḥa b́nh và nhân quyền, việc giải quyết những xung khắc bằng vơ trang cả trong Quốc gia lẫn ngoài bờ cơi, việc bênh vực các thành phần dân thiểu số và di dân, việc canh giữ môi sinh, việc chiến đấu với các bệnh hoạn rùng rợn, việc chống lại những tay buôn lậu thuốc phiện và vũ khí, cũng như việc chống lại t́nh trạng băng hoại về chính trị và kinh tế: đều là những vấn đề mà hôm nay đây không một quốc gia nào lại đứng ra đối đầu một cách đơn phương cả. Chúng liên quan đến toàn thể cộng đồng nhân loại, và v́ thế chúng phải được đương đầu và giải quyết bằng những nỗ lực chung.

 

Phải t́m cách bàn đến những cái nạn được tương lai của nhân loại đặt ra, bằng một ngôn từ chung có thể hiểu được. Căn bản của một cuộc đối thoại như vậy đó là luật luân lư phổ quát được ghi khắc nơi cơi ḷng con người. Theo bản “văn phạm” này của tâm linh, cộng đồng con người có thể đương đầu với cái nạn chung sống và có thể tiến đến tương lai, bằng cả một tấm ḷng tôn trọng dự án của Thiên Chúa (cùng nguồn vừa trích, đoạn 3).

 

Việc gặp gỡ giữa đức tin và lư trí, giữa tôn giáo và luân lư, có thể là một kích thích quyết liệt cho việc đối thoại và hợp tác giữa các dân tộc, các văn hóa và các tôn giáo.

 

19- B́nh an dưới thế cho người Chúa thương!” Hướng đến Cuộc Đại Mừng Kỷ Niệm, Kitô hữu khắp thế giới tham dự vào việc long trọng tưởng niệm mầu nhiệm Nhập Thể. Lắng nghe lại lời loan báo của các Thiên Thần ở bầu trời Bêlem (x. Lk 2:14), họ tưởng niệm mầu nhiệm Nhập Thể với nhận thức rằng Chúa Giêsu “là ḥa b́nh của chúng ta” (Eph 2:14), là tặng ân ḥa b́nh cho tất cả mọi dân nước. Lời đầu tiên của Người ngỏ cùng các môn đệ sau khi Phục Sinh là “B́nh an cho các con” (Jn 20:19, 21, 26). Chúa Kitô đến để hiệp nhất những ǵ bị phân rẽ, để hủy diệt tội lỗi và hận thù, và để làm cho con người tái nhận thức được ơn gọi nên một và t́nh yêu huynh đệ. Thế nên, Người là “nguồn mạch và là khuôn mẫu cho một nhân loại được đổi mới, thấm nhiễm t́nh yêu huynh đệ, chân thành và một tinh thần an b́nh mà mọi người khát vọng” (Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 8).

 

20- Trong Năm Mừng Kỷ Niệm này, Giáo Hội sốt sắng nhớ đến Chúa của ḿnh và muốn xác nhận ơn gọi cùng sứ mệnh của ḿnh trong Chúa Kitô như là một “bí tích” hay như là một dấu hiệu và khí cụ ḥa b́nh trên thế giới và cho thế giới. Đối với Giáo Hội, thực hiện sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa của ḿnh tức là hoạt động cho ḥa b́nh. “Bởi thế, Giáo Hội, đàn chiên duy nhất của Thiên Chúa, như một mốc điểm được đặt trên cao cho các nước nh́n thấy, phục vụ Phúc Âm ḥa b́nh cho tất cả loài người, khi Giáo Hội lữ hành tiến bước trong niềm hy vọng hướng về đích điểm của ḿnh là quê cha trên trời” (Công Đồng Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh Đại Kết Unitatis Redinte Gratio, đoạn 2).

 

Đối với tín hữu Công giáo, việc dấn thân xây đắp ḥa b́nh và công lư không phải là một việc thứ yếu mà là một việc chính yếu. Phải đảm nhận việc này trong tinh thần cởi mở đối với anh chị em thuộc các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội khác, đối với các tín đồ của những tôn giáo khác, và đối với tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm có cùng một quan tâm về ḥa b́nh và t́nh yêu thương huynh đệ như họ.

 

21- Mặc dầu gặp những trở ngại trầm trọng, cũng có dấu hiệu cho thấy rằng những sáng kiến hoạt động cho ḥa b́nh mỗi ngày tiếp tục phát hiện, được nhiều người nhiệt t́nh hợp tác. Ḥa b́nh là một ṭa nhà được liên lỉ xây cất. Việc xây dựng ḥa b́nh này bao gồm những người sau đây:

 

·        Cha mẹ là những vị sống gương mẫu và là chứng nhân của ḥa b́nh nơi gia đ́nh ḿnh, và là những vị giáo dục con cái ḿnh sống cho ḥa b́nh;

 

·        Nhà giáo là những người có thể truyền đạt những giá trị đích thực nơi các lănh vực hiểu biết và nơi di sản của nhân loại về lịch sử và văn hóa;

 

·        Những con người nam nữ lao động, những con người nhất quyết kéo dài cuộc chiến đấu trong lứa tuổi của ḿnh cho giá trị của việc lao động ở vào những hoàn cảnh hiện nay, những hoàn cảnh đang lên tiếng kêu gào công lư và t́nh  đoàn kết trên lănh vực quốc tế;

 

·        Những nhà lănh đạo chính trị, những vị đặt mối quyết tâm cổ vơ ḥa b́nh và công lư vào ngay trọng tâm hoạt động chính trị của ḿnh cũng như hoạt động chính trị của xứ sở ḿnh;

 

·        Những người thuộc các tổ chức quốc tế, thành phần thường thiếu thốn phương tiện, hoạt động ở hàng tiền đạo, nơi mà v́ đóng vai tṛ là “người kiến tạo ḥa b́nh”, mà sự an toàn cá nhân của họ có thể gặp nguy hiểm;

 

·        Những phần tử thuộc những tổ chức ngoài chính quyền, thành phần ở các phần thế giới khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau nhất, đă dấn thân vào việc ngăn ngừa và giải quyết những xung khắc bằng việc t́m ṭi và hoạt động;

 

·        Những tín hữu, thành phần thâm tín rằng đức tin chân chính không bao giờ lại là nguồn phát sinh ra chiến tranh hay bạo lực, truyền bá niềm xác tín về ḥa b́nh và yêu thương, bằng việc đối thoại đại kết và liên tôn.

 

22- Quí bạn trẻ thân mến, Tôi đang đặc biệt nghĩ đến quí bạn, những người cảm nghiệm được cách riêng phúc lành của sự sống và việc không được làm phung phí nó đi. Ở học đường và đại học đường, ở chỗ làm việc, ở nơi giải trí và thể thao, ở nơi tất cả những ǵ quí bạn làm, chớ ǵ tư tưởng này luôn soi dẫn cho quí bạn, đó là b́nh an ở trong ḷng quí bạn và ở chung quanh quí bạn, b́nh an luôn luôn măi măi, b́nh an với mọi người, b́nh an cho mọi người.

 

Với quí bạn bất hạnh gặp phải chiến tranh thảm khốc và đang ôm ấp những cảm giác hận thù cùng phẫn uất, Tôi xin quí bạn là: quí bạn hăy cố gắng hết sức để tái nhận thức được con đường của ḥa giải và thứ tha. Nó là một con đường khó đi, nhưng lại là một con đường duy nhất giúp cho quí bạn nh́n về tương lai với một niềm hy vọng đối với chính ḿnh, với con cái của ḿnh, với xứ sở của ḿnh cũng như với toàn thể nhân loại.

 

Quí bạn thân mến, Tôi sẽ có dịp trở lại đề tài này với quí bạn lúc chúng ta gặp nhau ở Rôma vào tháng Tám tới đây để cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, trong bài diễn từ chung cuối cùng của ngài, đă lại nói với “những người thiện tâm”, khi xin họ hăy dấn thân ḿnh cho một chương tŕnh ḥa b́nh dựa trên “Phúc Âm của đức tuân phục Thiên Chúa, Phúc Âm của ḷng xót thương và tha thứ”. Ngài c̣n thêm là: “chắc chắn ngọn đuốc ḥa b́nh sẽ cháy sáng, làm bùng lên niềm vui và tỏa ra ánh sáng cùng với ân sủng nơi tâm hồn con người trên khắp thế giới, giúp cho họ nhận thức được dung nhan của anh chị em ḿnh, dung nhan của bạn hữu ḿnh vượt ra ngoài tất cả mọi lằn ranh giới” (Diễn từ dịp tặng thưởng giải Balzan Prize ngày 10/5/1963: AAS 55 năm 1963, 455). Chớ ǵ quí bạn, giới trẻ của Năm 2000, cũng thấy nơi người khác, và giúp cả cho người khác thấy, dung nhan của anh chị em ḿnh, dung nhan của bạn hữu ḿnh!

 

Trong Năm Mừng Kỷ Niệm này, năm Giáo Hội dốc ḷng cầu nguyện cho ḥa b́nh bằng những việc chuyển cầu trọng thể, chúng ta hăy lấy ḷng sùng mộ của con cái mà hướng về Người Mẹ của Chúa Giêsu. Trong khi kêu cầu Người là Nữ Vương Ḥa B́nh, chúng ta hăy xin Người ban cho chúng ta dồi dào tặng ân của ḷng nhân lành từ mẫu của Người, và giúp cho nhân loại trở thành một gia đ́nh trong t́nh đoàn kết và trong ḥa b́nh.

 

Tại Vatican ngày 8/12/1999

Gioan Phaolô II.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 15/12/1999)

 

Đúng thế, chính v́ Ḥa B́nh Thế Giới liên quan đến dự án thần linh của Thiên Chúa đối với phần rỗi của toàn thể nhân loại, mà:

 

·        “Đối với Giáo Hội, thực hiện sứ mệnh truyền bá phúc âm hóa của ḿnh tức là hoạt động cho ḥa b́nh”. (xem lại trang 373)

·        Đối với tín hữu Công giáo, việc dấn thân xây đắp ḥa b́nh và công lư không phải là một việc thứ yếu mà là một việc chính yếu. (xem lại trang 373)

 

Đúng vậy, theo ư nghĩa và tinh thần của Mối Phúc Đức Thứ Bảy (xin xem lại trang 225-226), th́ sống ḥa b́nh, nhất là “kiến tạo ḥa b́nh” (Mt 5:9), chính là đặc tính làm nên và cho thấy thành phần con cái Thiên Chúa, thành phần phản ảnh hết sức đích thực và sống động người “Con đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mk 1:11), Đấng đă kiến tạo ḥa b́nh bằng cuộc Vượt Qua của ḿnh để trước hết đem lại “b́nh an cho các con” (Jn 20:19, 21) là các môn đệ đang sợ chết!

 

Tuy nhiên, để có thể hoàn thành sứ vụ kiến tạo ḥa b́nh của ḿnh trong một thế giới đầy biến động nhuốm mầu hủy diệt này, Giáo Hội đă phải chạy đến với “Nữ Vương ban sự b́nh an” (Kinh Cầu Đức Bà), Vị “đă hạ sinh Đấng Chiến Thắng sự chết và Đấng là Tác Giả của sự sống” (trang 380). Theo niên lệ tôn kính Mẹ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đến với tượng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Piaoăa di Spagna Rôma chiều ngày 8/12/1999 Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ở đó ngài đă trần t́nh với con cái ḿnh và với Mẹ những lời hết sức thiết tha sau đây:

 

1-            “Hằng năm vào ngày này,

một ngày rất thân thương với dân Kitô giáo,

chúng ta tụ họp nơi đây, tại tâm điểm của thành phố này,

để lại theo truyền thống dâng hoa

lên Đức Nữ Trinh, ở dưới chân một cột tháp

được người Rôma dựng lên tôn kính

Ơn Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.

Việc chúng ta cử hành hôm nay đây,

vào sát cận Cuộc Đại Mừng Kỷ Niệm,

là việc chúng ta đặc biệt sửa soạn để gặp gỡ Chúa Kitô,

“Đấng đă hủy diệt sự chết

và nhờ Phúc Âm làm sáng tỏ sự sống

cùng phúc trường sinh bất tử” (2Tim 1:10).

Đó là những ǵ Thánh Kinh tỏ cho chúng ta thấy

về sứ mệnh cứu độ của Con Thiên Chúa.

 

2-         Đức Nữ Trinh, Đấng chúng ta đang chiêm ngắm

hôm nay đây trong mầu nhiệm Đầu Thai Vô Nhiễm Tội,

mời gọi chúng ta hăy hướng mắt về Đấng Cứu Chuộc,

đă v́ phần rỗi chúng ta sinh ra nghèo hèn ở Bêlem.

Chúng ta hăy cùng Mẹ chiêm ngắm tặng ân

Con Thiên Chúa nhập thể,

Đấng đến giữa chúng ta để ư nghĩa hóa lịch sử loài người.

Chớ ǵ lời của tiên tri Isaia vang vọng trong ḷng chúng ta

“Dân bước đi trong tăm tối

đă nh́n thấy ánh sáng rực rỡ(9:2).

Maria là b́nh minh ngời sáng của ngày đầy hy vọng này.

Maria là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng đă làm người

để khai mở những thời điểm mới theo như lời các tiên tri.

 

3-         Với Mẹ Maria, “b́nh minh của Ơn Cứu Chuộc”,

 chúng ta đang sống Mùa Vọng,

một thời điểm của niềm hân hoan mong đợi,

của chiêm ngưỡng và của niềm hy vọng.

Như ngôi sao ban sáng báo hiệu trên bầu trời

vừng dương xuất hiện thế nào,

th́ ơn đầu thai vô nhiễm tội của Trinh Nữ Maria

cũng đến trước việc nhập thể của Con Thiên Chúa,

là “Rạng Đông” (Lk 1:78) như vậy.

Đây là một mầu nhiệm cao trọng của ân sủng,

mà chúng ta càng cảm thấu hơn trong năm này,

ở vào lúc tận cùng của một thiên niên

cũng là lúc sắp sửa mở màn cho Năm Mừng Kỷ Niệm.

Hôm nay, bằng một ḷng tin tưởng sâu xa,

chúng ta vội vă chạy đến chân Đức Nữ Trinh,

xin Mẹ giúp chúng ta, với một dấn thân đổi mới,

vượt qua ngưỡng Cửa Thánh, ngưỡng cửa dẫn chúng ta

nhập Cuộc Mừng Kỷ Niệm Long Trọng Năm 2000.

 

4-                  Ôi Nữ Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội,

được nâng đỡ và phấn khởi nhờ ơn Mẹ hộ giúp,

Chúng con sẽ vượt qua ngưỡng cửa này,

với tất cả ư thức.

Hai ngàn năm trước ở Bêlem xứ Giuđêa,

Mẹ đă hạ sinh Đấng Chiến Thắng sự chết và

Đấng là Tác Giả của sự sống,

Đấng qua Phúc Âm làm ngời sáng

tất cả mọi sự sống con người.

Chúa Kitô đă đến giữa chúng con để phục hồi

trọn vẹn phẩm vị cho con người

là loài đă được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa.

Vâng, loài người không thể ở trong tăm tối;

họ khát vọng Ánh Sáng chân thật chiếu soi

những bước tiến của ḿnh trong cuộc lữ hành dương thế.

 

5-                  Con người không yêu thích sự chết:

được trang điểm bằng một bản chất linh thiêng,

con người khát vọng cho trọn vẹn hữu thể của ḿnh

được trường sinh bất tử.

Chúa Giêsu đă hủy diệt quyền lực sự chết

bằng máu của Người,

và làm cho khát vọng sâu xa ấy

của cơi ḷng con người được thỏa măn.

Khi chúng con nh́n lên Mẹ,

Vị Nữ Trinh được tuyển chọn và đầy ơn phúc,

đám lữ khách trần gian chúng con

thấy lời hứa phúc trường sinh bất tử được nên trọn

trong việc hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa.

Các lời của Thánh Tông Đồ đă được nên trọn nơi Mẹ,

Mẹ sinh linh, thành phần hoa trái vinh quang đầu mùa:

Chúa Giêsu “đă hủy diệt sự chết

và làm sáng tỏ sự sống cùng phúc trường sinh bất tử”.

Giáo Hội cũng lập lại sứ điệp hoan lạc này

trong năm nay, trước ngưỡng cửa của một ngàn năm mới.

 

6-                  Đó là lư do tại sao hôm nay chúng con lại đến

chân Mẹ, Nữ Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội đầy Ân Phúc,

để van xin Mẹ, Đấng đă trở nên tiếng nói

của toàn thể dân Kitô giáo,

hăy nhận lấy việc dâng hoa của chúng con,

một việc nói lên đức tin và ḷng sùng mộ của chúng con,

khi chúng con, bằng một ḷng biết ơn sâu xa,

truyền lại cho tân thiên niên kỷ,

cái lệ tốt lành trong việc thiết tha gặp gỡ Mẹ đây,

tại chân cột tháp Piaoăa di Spagna này.

Phần Mẹ, hỡi Nữ Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria,

xin cầu cho chúng con!”

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 15/12/1999)

 

Chính v́ ư thức được rằng:

 

·        Con người không yêu thích sự chết: được trang điểm bằng một bản chất linh thiêng, con người khát vọng cho trọn vẹn hữu thể của ḿnh được trường sinh bất tử. Chúa Giêsu đă hủy diệt quyền lực sự chết bằng máu của Người, và làm cho khát vọng sâu xa ấy của cơi ḷng con người được thỏa măn” (xem lại trang 380),

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Sứ Điệp Giáng Sinh gửi nội thành Rôma và chung thế giới, chiều ngày 25/12/1999, tại Rôma, mới kêu gọi chung loài người và riêng Giáo Hội hăy tiến vào ngàn năm thứ ba qua Chúa Kitô “là Cửa cho chúng ta và cho hết mọi người! Cửa cứu độ của chúng ta, Cửa sự sống, Cửa b́nh an!” (trang 384).

 

Sau đây là nguyên văn Sứ Điệp Giáng Sinh của Ngài:

 

1-         “Một con trẻ chào đời v́ chúng ta,

một người con được ban cho chúng ta” (Is 9:6).

Hôm nay, “tin mừng” của Ngày Lễ Giáng Sinh

vang lên trong Giáo Hội và trên thế giới.

Tin mừng ấy vang lên như lời của tiên tri Isaia,

người được gọi là “vị thánh kư” của Cựu Ước,

vị đă nói về mầu nhiệm cứu chuộc,

như thể thấy được các biến cố ấy bảy thế kỷ sau đó.

Những lời được Thiên Chúa linh ứng, những lời lạ lùng,

những lời được truyền lại qua gịng lịch sử,

để rồi hôm nay đây, trước ngưỡng cửa của Năm 2000,

vang vọng lại khắp cùng bờ cơi trái đất,

loan báo mầu nhiệm Nhập Thể cao cả.

2-         “Một con trẻ vào đời v́ chúng ta”.

Những lời tiên tri này đă được nên trọn

nơi tŕnh thuật của Thánh Kư Luca,

vị đă diễn tả “biến cố” này,

đầy những điều tân kỳ huyền diệu và hy vọng.

Vào đêm hôm ấy, ở Bêlem,

Mẹ Maria đă hạ sinh một Con Trẻ

được Mẹ gọi là Giêsu.

Quán trọ không có chỗ cho các vị;

bởi thế Người Mẹ hạ sinh Người Con

trong một cái hang và đặt Người nằm trong máng cỏ.

Thánh Kư Gioan, trong Lời Mở Đầu Phúc Âm của ḿnh,

đă đào sâu “mầu nhiệm” của biến cố này.

Đấng được sinh ở một hang động

là Con hằng sống của Thiên Chúa.

Người là Lời, Đấng có từ ban đầu,

là Lời, Đấng ở nơi Thiên Chúa,

là Lời, Đấng là Thiên Chúa.

Tất cả mọi sự nhờ Người mà được tạo thành (x. Jn 1:1-3).

Lời hằng sống, Con Thiên Chúa,

đă mặc lấy bản tính con người.

Thiên Chúa Cha đă “yêu thương thế gian

đến nỗi đă ban Con duy nhất của ḿnh” (Jn 3:16).

Khi Tiên Tri Isaia nói:

“Một con trẻ vào đời v́ chúng ta”,

ngài đă tỏ cho chúng ta thấy tất cả

mầu nhiệm Giáng Sinh:

việc Lời đời đời nhiệm sinh từ Cha,

việc Người hạ sinh trong thời gian

bởi việc của Chúa Thánh Thần.