Tông Thư

MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ

(Novo Millennio Ineunte)

của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: Phân Tích và Tuyển Dịch

(từ L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phần phụ trương, 10/1/2001)

(tiểu đề của các phần và các đoạn ở đây được liên hợp bởi người dịch )
 

Vào chính ngày bế mạc Năm Thánh 2000, ngày 6/1/2001, Lễ Ba Vua, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă gửi cho các vị giám mục, linh mục và thày sáu, tu sĩ nam nữ và giáo dân một Bức Tông Thư mang tựa đề Latinh là “Novo Mellennio Ineunte”. Bức Tông Thư này gồm có 59 đoạn, hoàn toàn tương đương với số đoạn trong Bức Tông Thư “Tertio Millennio Adveniente” ban hành ngày 10/11/1994 để phác họa cho việc tổ chức Mừng Kỷ Niệm Năm Thánh 2000.

Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” mới này, ngoài phần mở và kết, được chia làm 4 phần chính, phần một về việc Gặp Gỡ Chúa Kitô là Di Sản của Năm Thánh, phần hai về Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng, phần ba về việc Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô, và phần bốn về Những Chứng Nhân T́nh Yêu. Đó là nội dung và bố cục của văn kiện này, c̣n mục đích và ư nghĩa của Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” có thể t́m thấy ở đoạn 3 như sau:

·        “Anh Chị Em thân mến, chúng ta đặc biệt cần phải hướng tâm tưởng của ḿnh về tương lai đang mở ra trước mắt chúng ta. Vào những tháng ngày này, chúng ta thường hướng tới một tân thiên niên kỷ đang mở màn, như thể chúng ta đă sống cuộc Mừng Kỷ Niệm này chẳng những như là một hoài niệm của quá khứ mà c̣n như một ngôn sứ tương lai nữa. Giờ đây chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành. Đó là việc Tôi muốn mời gọi tất cả mọi giáo hội địa phương đảm nhận. ‘Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền thực sự hiện diện và hoạt động’ (Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Pastoral Office of Bishops in the Church Christus Dominus, 11) nơi mỗi một giáo hội địa phương qui tụ quanh vị Giám Mục của ḿnh khi họ lắng nghe lời Chúa và ‘‘bẻ bánh’ trong t́nh nghĩa huynh đệ (x Acts 2:42) này. Đặc biệt  là mầu nhiệm của một Dân Chúa duy nhất đă mặc lấy một h́nh thức riêng biệt xứng hợp với từng môi trường và văn hóa cá biệt nơi trường hợp cụ thể của mỗi một giáo hội địa phương. Xét cho cùng th́ căn gốc này của Giáo Hội về thời gian và không gian đă làm phản ánh tác động của chính việc Nhập Thể. Đây là thời điểm mỗi một Giáo Hội địa phương cần phải thẩm định lại hồng ân của ḿnh và phải tạo lấy cho ḿnh một nhiệt t́nh mới trước những trách nhiệm về tinh thần cũng như về mục vụ, bằng việc suy nghĩ đến những ǵ Thần Linh vẫn đang nói với Dân Chúa trong năm hồng ân đặc biệt này, nhất là trong một thời đoạn xa hơn kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II cho tới Cuộc Kỷ Niệm Đại Hỷ. Chính v́ nhắm đến mục đích ấy mà Tôi muốn cống hiến Bức Tông Thư này vào lúc kết thúc Năm Mừng Kỷ Niệm đây, một đóng góp của Tôi trong vai tṛ Kế Thừa Thánh Phêrô, để Giáo Hội được ngời sáng hơn bao giờ hết nơi các tặng ân của Giáo Hội, cũng như nơi mối hiệp nhất của Giáo Hội trong cuộc hành tŕnh của ḿnh”.

Có thể nói, tất cả bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” được gói ghém trong câu văn này: Chúng ta đă sống cuộc Mừng Kỷ Niệm này chẳng những như là một hoài niệm quá khứ mà c̣n như một ngôn sứ tương lai nữa. Giờ đây chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành. Đó là việc Tôi muốn mời gọi tất cả mọi giáo hội địa phương đảm nhận”. Thật thế, bốn phần chính của bức tông thư đă làm sáng tỏ ư tưởng chủ chốt nơi câu văn này như sau. Phần thứ nhất về việc “Gặp Gỡ Chúa Kitô: Di Sản Năm Thánh đă gợi lại những ǵ liên quan đến diễn tiến trong Năm Thánh như một hoài niệm quá khứ”, được Đức Thánh Cha khai mở bằng câu Kinh Thánh trong Sách Khải Huyền (11:17)Chúng tôi cảm tạ Ngài, Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng; phần thứ bốn vềNhững Chứng Nhân T́nh Yêu” đă phác họa những ǵ liên quan đến vai tṛ củamột ngôn sứ tương lai”, được khai mở với lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ ở Bữa Tiệc Ly trong Phúc Âm Thánh Gioan (13:35): “Nếu các con yêu thương nhau th́ căn cứ vào điều này tất cả sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày”; phần thứ ba về “Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng”, được bắt đầu bằng câu trong Phúc Âm Thánh Gioan (12:21) “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” và phần bốn về việc “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”, được bắt đầu với lời Chúa Giêsu nói ở câu kết Phúc Âm Thánh Mathêu (28:20): “Thày ở cùng các con luôn măi cho đến tận thế”, cả hai phần giữa của Bức Tông Thư này đă khai triển một cách rơ ràng những ǵ “chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành”. C̣n nội dung của tất cả bốn phần này, đă được Đức Thánh Cha trích đoạn 5 của Phúc Âm Thánh Luca thuật lại về một mẻ cá lạ để gợi ư cho toàn bản văn kiện, xuất hiện ngay ở những hàng đầu tiên mở đầu cho bức tông thư như sau:

·         Vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu’ù: ‘Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)”.

Như thế, chủ yếu của Đức Thánh Cha viết bức tông thư này là muốn kêu gọi và thúc giục “tất cả mọi giáo hội địa phương”, sau Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000, thời điểm “Gặp Gỡ Chúa Kitô” (phần tông thư thứ 1: Di Sản Năm Thánh”), phải sống đạo “sâu” hơn, ở chỗ, nhận biết Chúa Kitô thâm thúy hơn (phần tông thư thứ 2: “Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng”), cũng như ở chỗ gắn bó với Chúa Kitô thiết tha hơn (phần tông thư thứ 3: “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”), để nhờ đó có thể thực sự trở thành những Tông Đồ Chuyên Nghiệp đánh cá người (phần tông thư thứ 4: “Những Chứng Nhân T́nh Yêu”), cho Thiên Niên Kỷ Thứ Ba thực sự trở thành một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ.