1.      GẶP GỠ CHÚA KITÔ: DI SẢN NĂM THÁNH”: “MỘT HOÀI NIỆM QUÁ KHỨ
 

Trong phần thứ nhất này của bức tông thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhắc lại những biến cố chính yếu của Năm Thánh 2000, như việc Giáo Hội thanh tẩy kư ức ngày 12/3 (đoạn 6), việc tưởng niệm các chứng nhân đức tin ngày 7/5 (đoạn 7), việc giáo dân hành hương Năm Thánh (đoạn 8 và 10), việc giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV (đoạn 9), việc tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế và việc Đức Thánh Cha Hiến Dâng Tân Thiên Kỷ cho Mẹ Maria (đoạn 11), việc Đại Kết Kitô Giáo cùng nhau cử hành mừng Năm Thánh ngày 18/1 (đoạn 12), việc Đức Thánh Cha hành hương đến Đất Thánh (đoạn 13), và sau cùng là việc giảm nợ quốc tế (đoạn 14).
 

“Gặp Gỡ Chúa Kitô”: “Một Hoài Niệm Quá Khứ” về “H́nh Ảnh Giáo Hội Lữ Hành”

Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nếu việc “gặp gỡ Chúa Kitô là di sản của Năm Thánh”, th́ không c̣n ǵ ư nghĩa hơn là việc Hành Hương Năm Thánh của chính bản thân Ngài cũng như của đủ mọi thành phần giáo dân, nhất là của giới trẻ và của một số thành phần tiêu biểu, đă được Ngài đặc biệt đề cập đến trong Bức Tông Thư của Ngài như sau.

·        “Như muốn theo chân các Thánh, vô số con cái nam nữ của Giáo Hội đă tuốn đến Rôma như triều sóng, đến để tuyên xưng đức tin của ḿnh nơi Mộ của Hai Thánh Tông Đồ, và đă xưng thú tội lỗi để lănh nhận t́nh thương cứu độ. Năm nay Tôi đă cảm kích trước những đám đông dân chúng đến tràn đầy Quảng Trường Thánh Phêrô để tham dự nhiều cuộc cử hành. Tôi thường dừng lại để nh́n những hàng dài khách hành hương đang nhẫn nại đợi chờ bước qua Cửa Thánh. Nơi mỗi một người trong họ, Tôi đă h́nh dung thấy được truyện đời của họ, một cuộc đời làm nên bởi những niềm hân hoan, những nỗi âu lo, những đau khổ; một truyện đời của một người nào đó đă được Chúa Giêsu đón gặp và là một con người đă tái bắt đầu lại một cuộc hành tŕnh hy vọng qua cuộc trao đổi với Người” (đoạn 8.1).

“Khi quan sát gịng người hành hương liên tục ấy, Tôi thấy họ như là một thứ h́nh ảnh cụ thể của Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội như Thánh Augustinô nói, ‘đi giữa những bách hại của thế gian và ơn an ủi của Thiên Chúa’ (De Civitate Dei, XVIII, 51, 2: PL 41, 614; x. Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế về Giáo Hội Lumen Gentium, 8)...” (đoạn 8.2).

“Nhiều cuộc qui tụ Mừng Kỷ Niệm đă tập hợp lại những nhóm người khác nhau nhất, và mức độ tham dự thật là cảm động, có những lúc vượt quá mức cố gắng của thành phần tổ chức và cộng sự viên thuộc Giáo Hội cũng như dân sự...” (đoạn 9.1)

Làm sao chúng ta lại bỏ qua không đặc biệt nhắc đến cuộc qui tụ nhộn nhịp và sinh động của giới trẻ? ... Đối với họ cũng như với những ai thấy họ không dễ ǵ quên được tuần lễ đó, một tuần lễ Rôma đă trở nên ‘trẻ trung với đám trẻ’. Không thể nào quên được Thánh Lễ ở khu Đại Học Tor Vergata’ (đoạn 9.2).

“Một lần nữa, giới trẻ đă tỏ ra cho thấy rằng họ là một món quà tặng đặc biệt của Thần Linh Thiên Chúa ban cho Rôma cũng như cho Giáo Hội. Đôi khi nh́n thấy đám trẻ có những vấn đề và yếu điểm làm nên đặc tính của chúng trong xă hội hiện đại, chúng ta thường hay có khuynh hướng bi quan. Thế nhưng, Cuộc Mừng Kỷ Niệm của Giới Trẻ đă làm thay đổi quan niệm ấy, đă cho chúng ta thấy rằng giới trẻ, bất cứ họ có những mập mờ nào đi nữa, họ vẫn có một ḷng khát vọng sâu xa đối với những giá trị chân thực là những ǵ làm cho họ được nên viên trọn nơi Chúa Kitô... Nếu giới trẻ được dạy cho biết Chúa Kitô thực sự là ai th́ họ sẽ cảm nghiệm thấy Người đúng là một đáp ứng trọn vẹn, và họ mới có thể chấp nhận sứ điệp của Người, cho dù sứ điệp này có gắt gao đ̣i hỏi và có ghi dấu vết Thánh Giá đi nữa. V́ lư do này, để đáp lại ḷng nhiệt thành của họ, Tôi đă không ngần ngại xin họ hăy dứt khoát chọn lấy đức tin và sự sống, rồi trao cho họ một công việc trầm kha, đó là việc trở thành ‘những người canh gác ban mai’ (x Is 21:11-12) vào thời điểm rạng đông của một tân thiên niên kỷ” (đoạn 9.3).

“Hiển nhiên là Tôi không thể nào đi sâu vào chi tiết của mỗi một biến cố Mừng Kỷ Niệm riêng. Mỗi một cuộc mừng kỷ niệm này đều có đặc tính khác nhau, và đă để lại sứ điệp của nó, chẳng những cho thành phần trực tiếp tham dự  mà c̣n cho cả những ai nghe nói đến nó nữa hay tham dự cách xa xa qua phương tiện truyền thông xă hội. Thế nhưng, làm sao chúng ta quên được cung cách cử hành cuộc qui tụ đông đảo đầu tiên được dành cho trẻ em? Như thế, để bắt đầu với trẻ em tức là chúng ta đă tỏ ra tôn trọng lệnh truyền của Chúa Kitô, đó là ‘Hăy để cho trẻ em đến cùng Thày’ (Mk 10:14). Có lẽ việc bắt đầu với trẻ em c̣n nhắm đến cả việc làm theo những ǵ Người đă làm nữa, khi Người đặt một con trẻ ở giữa các môn đệ và biến em trở thành chính biểu hiệu tác hành mà chúng ta phải có nếu chúng ta muốn vào Vương Quốc của Thiên Chúa (x Mt 18:2-4)” (đoạn 10.1).

“Như thế, ở một ư nghĩa nào đó, chính v́ theo chân các trẻ em mà tất cả mọi nhóm người lớn khác nhau đă đến t́m kiếm Ơn Mừng Kỷ Niệm, từ người già đến người bệnh và tật nguyền, từ những công nhân nơi hăng xưởng và đồng áng đến những tay thể thao, từ những nhà nghệ sĩ đến các giáo sư đại học, từ các vị Giám Mục và linh mục đến thành phần tận hiến tu tŕ, từ các nhân viên cảnh sát đến những kư giả, đến nhân viên quân đội tới để xác định lại ư nghĩa việc ḿnh làm như là một việc làm cho ḥa b́nh” (đoạn 10.2).