“Một trong những biến cố đáng ghi nhận nhất là cuộc qui tụ của các nhân công vào ngày mùng 1 tháng 5, ngày theo truyền thống vốn dành cho giới lao động. Tôi đă xin họ hăy sống linh đạo lao động theo gương Thánh Giuse cũng như theo gương của chính Chúa Giêsu. Cuộc qui tụ Mừng Kỷ Niệm này cũng đă cho Tôi cơ hội để mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi, hăy sửa lại những chênh lệch về kinh tế và xă hội hiện đang xẩy ra trong giới lao công, cũng như hăy thực hiện những nỗ lực quyết liệt để bảo đảm được rằng, những tiến tŕnh toàn cầu hóa về kinh tế phải làm sao cẩn thận lưu ư đến mối đoàn kết và ḷng trọng kính xứng với mọi người” (đoạn 10.3).

“Theo ư nghĩa cử hành không thể thiếu của ḿnh, một lần nữa, trẻ em lại có mặt cho Cuộc Mừng Kỷ Niệm của Các Gia Đ́nh, một cuộc mừng kỷ niệm chúng đă được Tôi nâng lên cao trước mắt thế giới như là một ‘mùa xuân cho gia đ́nh và xă hội’. Đây thực là một cuộc qui tụ quan trọng tập hợp vô số các gia đ́nh từ những phần đất trên thế giới đổ về, để lấy lại nhiệt t́nh mới từ ánh sáng của Chúa Kitô, một thứ ánh sáng chiếu giăi cho thấy dự án nguyên thủy của Thiên Chúa liên quan đến họ (x Mk 10:6-8; Mt 19:4-6), cũng như để dấn thân mang ánh sáng ấy chiếu soi một thứ văn hóa đang lâm nguy một cách ái ngại trong t́nh trạng không c̣n nh́n thấy chính ư nghĩa của hôn nhân và của gia đ́nh như là một cơ cấu nữa” (đoạn 10.4).

“Đối với Tôi, một trong những cuộc gặp gỡ cảm động nhất đó là cuộc gặp gỡ các tù nhân ở ngục thất Nữ Vương Thiên Đ́nh Regina Coeli. Tôi đă thấy khổ đau hiện lên trong đôi mắt của họ, thế nhưng cũng có cả niềm thống hối và hy vọng nữa. Đối với họ, Cuộc Mừng Kỷ Niệm, một cách nào đó, chính là một ‘năm của ḷng xót thương’” (đoạn 10.5).

“Sau hết, vào những ngày cuối cùng của năm nay, một cơ hội vui mừng diễn ra là cuộc gặp gỡ giới giúp vui, một giới có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong quần chúng. Tôi đă nhắc nhở tất cả mọi người liên hệ về trách nhiệm quan trọng của họ trong việc sử dụng việc giúp vui để cống hiến một sứ điệp tích cực, một sứ điệp lành mạnh về luân lư và là một sứ điệp có thể truyền đạt tin tưởng và yêu thương” (đoạn 10.6).

“Tôi làm sao lại không nhắc tới Cuộc Mừng Kỷ Niệm của bản thân Tôi trên những nẻo đường của Đất Thánh? Tôi muốn bắt đầu khởi hành cuộc hành tŕnh này ở Ur là xứ sở của những người Chaldean, để thực sự cụ thể việc theo chân Abraham, ‘cha của chúng ta trong đức tin’ (x Rm 4:11-16). Tuy nhiên, Tôi đă đành ḷng phải thực hiện cuộc hành hương này trong tinh thần, vào dịp cử hành Phụng Vụ Lời Chúa gợi ư trong Cuộc Triều Kiến ở Sảnh Đường Phaolô VI hôm 23 tháng 2. Ngay sau cuộc hành hương tinh thần này th́ cuộc hành hương thực đă diễn ra qua những chặng đường lịch sử cứu độ. Vậy Tôi đă hoan hỉ viếng thăm Núi Sinai, nơi Mười Điều Răn của Giao Ước được trao ban. Một tháng sau, Tôi lại lên đường tiến lên Núi Nebo, rồi đến chính những nơi Đấng Cứu Chuộc đă sống cũng là những nơi Người đă thánh hóa. Khó ḷng mà diễn tả được cảm xúc Tôi trải qua trong việc có thể được đến kính viếng những nơi Người đă sinh ra và sinh sống ở Bêlem cũng như ở Nazarét, có thể cử hành Thánh Thể tại Căn Thượng Lầu, chính nơi bí tích này được thiết lập, có thể suy niệm một lần nữa mầu nhiệm Thập Giá trên đồi Gongota, nơi Người hiến mạng sống ḿnh v́ chúng ta. Ở những nơi ấy, những nơi vẫn c̣n gặp rắc rối và vừa mới xẩy ra bạo động, Tôi đă được đón tiếp hết sức đặc biệt, chẳng những bởi những phần tử của Giáo Hội, mà c̣n bởi cả các cộng đồng Dân Yến Duyên và dân Pha-Lệ-Tinh nữa. Tôi hết sức xúc động khi cầu nguyện tại Bức Tường Thành Phía Đông, cũng như khi tới thăm Mausoleum ở Yad Vashem, nơi gợi nhớ thương tâm đến các nạn nhân của những trại tử thần Nazi. Cuộc hành hương của Tôi là một giây phút của t́nh huynh đệ và ḥa b́nh, và Tôi thích nhớ đến cuộc hành hương này như là một trong những tặng ân đẹp nhất của cả biến cố Mừng Kỷ Niệm vậy...” (đoạn 13).

Tất cả những biến cố Năm Thánh 2000 được Đức Thánh Cha nhắc lại trong phần thứ nhất của Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” này đều có khởi điểm chung là việc “Kitô giáo được bắt nguồn trong lịch sử” và đều có mục đích là để “khơi lên một sinh lực mới:

“Gặp Gỡ Chúa Kitô”: “Một Hoài Niệm Quá Khứ” về việc “Kitô giáo được bắt nguồn trong lịch sử”

·        Kitô giáo là một tôn giáo được bắt nguồn trong lịch sử! Chính nơi mảnh đất lịch sử này mà Thiên Chúa đă chọn để thiết lập giao ước với dân Yến Duyên và sửa soạn cho việc Con Ngài giáng sinh từ cung ḷng Mẹ Maria ‘vào lúc thời gian viên trọn’ (Gal 4:4). Hiểu theo mầu nhiệm thần linh và nhân loại này của Người, Chúa Kitô là nền tảng và là tâm điểm của lịch sử, Người là ư nghĩa và là mục đích tối hậu của lịch sử. Thật vậy, chính nhờ Người là Lời và là h́nh ảnh của Cha mà ‘tất cả mọi sự được tạo thành’ (Jn 1:3; x Col 1:15). Việc nhập thể của Chúa Kitô, lên đến tuyệt đỉnh nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua cũng như nơi tặng ân Thần Linh, là hồn sống của thời gian, của giờ khắc mầu nhiệm Vương Quốc Thiên Chúa đến với chúng ta (x Mk 1:15), một vương quốc thực sự đă đâm rễ trong lịch sử của chúng ta như là một mầm mống để trở thành một cây vĩ đại (x Mk 4:30-32)” (đoạn 5.1).

“Gặp Gỡ Chúa Kitô”: “Một Hoài Niệm Quá Khứ” để “khơi lên một nguồn sinh lực mới”

Đó chỉ là một vài yếu tố của cuộc cử hành Mừng Kỷ Niệm. Cuộc mừng kỷ niệm này đă để lại nơi chúng ta nhiều nhung nhớ. Thế nhưng, nếu chúng ta hỏi cốt lỡi của di sản lớn lao lưu lại nơi chúng ta ấy là ǵ, Tôi sẽ không ngần ngại cho di sản lớn lao đó là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, một Chúa Kitô được nh́n qua những tính chất lịch sử và mầu nhiệm của Người, một Chúa Kitô được nhận biết ở việc Người hiện diện nhiều mặt nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới, và được tuyên xưng như là chính ư nghĩa của lịch sử cũng như là ánh sáng cho cuộc hành tŕnh của cuộc sống” (đoạn 15.1).

·