4.    NỘI DUNG TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ CÓ PHẢN ẢNH MỤC ĐÍCH CỦA M̀NH CHĂNG?

Nếu mục đích xa là làm sao cho Giáo Hội trở thành huy hoàng ngời sáng th́ mục đích gần của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong việc viết bức tông thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ là để phác ra một số hướng dẫn chủ yếu cần thiết cho chương tŕnh mục vụ của tất cả mọi Giáo Hội địa phương khắp nơi trên thế giới. Nội dung của bức tông thư này hoàn toàn phản ảnh trung thực mục đích trực tiếp này.

Có thể nói, tất cả bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” được gói ghém trong câu văn này:

·        Chúng ta đă sống cuộc Mừng Kỷ Niệm này chẳng những như là một hoài niệm quá khứ mà c̣n như một ngôn sứ tương lai nữa. Giờ đây chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành. Đó là việc Tôi muốn mời gọi tất cả mọi giáo hội địa phương đảm nhận” (đoạn 3.1).

Thật thế, bốn phần chính của bức tông thư đă làm sáng tỏ ư tưởng chủ chốt nơi câu văn này như sau. Phần thứ nhất về việc “Gặp Gỡ  Chúa Kitô: Di Sản Năm Thánh” đă gợi lại những ǵ liên quan đến diễn tiến trong Năm Thánh như là “một hoài niệm quá khứ”, được Đức Thánh Cha khai mở bằng câu Kinh Thánh trong Sách Khải Huyền (11:17) “Chúng tôi cảm tạ Ngài, Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng”; phần thứ bốn về “Những Chứng Nhân T́nh Yêu” đă phác họa những ǵ liên quan đến vai tṛ của “một ngôn sứ tương lai”, được khai mở với lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ ở Bữa Tiệc Ly trong Phúc Âm Thánh Gioan (13:35): “Nếu các con yêu thương nhau th́ căn cứ vào điều này tất cả sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày”; phần thứ ba về “Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng”, được bắt đầu bằng câu trong Phúc Âm Thánh Gioan (12:21) “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” và phần bốn về việc “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”, được bắt đầu với lời Chúa Giêsu nói ở câu kết Phúc Âm Thánh Mathêu (28:20): “Thày ở cùng các con luôn măi cho đến tận thế”, cả hai phần giữa của Bức Tông Thư này đă khai triển một cách rơ ràng những ǵ “chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành”. C̣n nội dung của tất cả bốn phần này, đă được Đức Thánh Cha trích đoạn 5 của Phúc Âm Thánh Luca thuật lại về một mẻ cá lạ để gợi ư cho toàn bản văn kiện, xuất hiện ngay ở những hàng đầu tiên mở đầu cho bức tông thư như sau:

·        Vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu’ù: ‘Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)”

Như thế, chủ yếu của Đức Thánh Cha viết bức tông thư này đúng là Ngài muốn kêu gọi và thúc giục “tất cả mọi giáo hội địa phương”, sau Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000, thời điểm “Gặp Gỡ Chúa Kitô” (phần tông thư thứ 1: “Di Sản Năm Thánh”), phải sống đạo “sâu” hơn, ở chỗ, nhận biết Chúa Kitô thâm thúy hơn (phần tông thư thứ 2: “Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng”), cũng như ở chỗ gắn bó với Chúa Kitô thiết tha hơn (phần tông thư thứ 3: “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”), để nhờ đó có thể thực sự trở thành những Tông Đồ Chuyên Nghiệp đánh cá người (phần tông thư thứ 4: “Những Chứng Nhân T́nh Yêu”), cho Thiên Niên Kỷ Thứ Ba thực sự trở thành một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ.
 

5.    PHẦN NHẤT CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ ÔN LẠI NHỮNG BIẾN CỐ CHÍNH NÀO?

Trong phần thứ nhất này của bức tông thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhắc lại những biến cố chính yếu của Năm Thánh 2000, như việc Giáo Hội thanh tẩy kư ức ngày 12/3 (đoạn 6), việc tưởng niệm các chứng nhân đức tin ngày 7/5 (đoạn 7), việc giáo dân hành hương Năm Thánh (đoạn 8 và 10), việc giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV (đoạn 9), việc tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế và việc Đức Thánh Cha Hiến Dâng Tân Thiên Kỷ cho Mẹ Maria (đoạn 11), việc Đại Kết Kitô Giáo cùng nhau cử hành mừng Năm Thánh ngày 18/1 (đoạn 12), việc Đức Thánh Cha hành hương đến Đất Thánh (đoạn 13), và sau cùng là việc giảm nợ quốc tế (đoạn 14).

Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nếu việc “gặp gỡ  Chúa Kitô là di sản của Năm Thánh”, th́ không c̣n ǵ ư nghĩa hơn là việc Hành Hương Năm Thánh của chính bản thân Ngài đến Thánh Địa, cũng như của đủ mọi thành phần giáo dân đến Giáo Đô Rôma, nhất là của giới trẻ và của một số thành phần tiêu biểu, đă được Ngài đặc biệt đề cập đến trong Bức Tông Thư của Ngài như sau: Hành Hương Mừng Năm Thánh (đoạn 8), Giới Trẻ Mừng Năm Thánh (đoạn 9), Trẻ Em Mừng Năm Thánh (đoạn 10.1), Người Lớn Mừng Năm Thánh (10.2). Nhân Công Mừng Năm Thánh (10.3), Gia Đ́nh Mừng Năm Thánh (10.4), Ngục Tù Mừng Năm Thánh (10.5), Giúp Vui Mừng Năm Thánh (10.6), Giáo Hoàng Mừng Năm Thánh (đoạn 13).
 

6.    PHẦN THỨ HAI CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ TR̀NH BÀY VỀ VẤN ĐỀ G̀?

Trong phần thứ hai của Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” này, để Kitô hữu ở “tất cả mọi Giáo Hội riêng” có thể chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô một cách chính xác, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă căn cứ vào “Chứng Từ của Các Phúc Âm” (đoạn 17 và 18) cũng như vào “Đời Sống Đức Tin” (đoạn 19-20) các vị Tông Đồ (như Tôma, Phêrô và Gioan) là những chứng nhân tiên khởi, để đi vào “Chiều Sâu của Mầu Nhiệm” (đoạn 21-23), ở đó, có “Dung Nhan của Người Con” (đoạn 24), “Một Dung Nhan Sầu Khổ” (đoạn 25-27), cũng là “Dung Nhan của Đấng Phục Sinh” (đoạn 28). Có thể phân tích và tóm gọn phần này như sau:

Chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô với Mục Đích là để Làm Chứng về Người, chẳng những bằng cách nói về Người mà c̣n bằng việc tỏ Người ra, một việc chỉ có thể thực hiện được sau khi chiêm ngưỡng dung nhan Người mà thôi (đoạn 16);  chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô, một dung nhan theo tŕnh thuật của Các Phúc Âm đă được Giáo Hội công nhận (đoạn 18); chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô là một Ngôi Vị có hai Bản Tính (đoạn 21); chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô được phát xuất từ chính Ư Thức của Chúa Kitô, nghĩa là từ chính những ǵ Chúa Kitô nghĩ về Người (đoạn 24); chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô, một dung nhan nhờ mầu nhiệm ngôi hiệp hai bản tính nên có những Đường Nét vừa Sầu Khổ vừa Vinh Quang (đoạn 25-28); chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô bằng Đức Tin và một đời sống Thinh Lặng Nguyện Cầu mà thôi (đoạn 19-20); và chúng ta chiêm ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô để t́m thấy một Nền Tảng vững chắc cho Khoa Nhân Loại Học (đoạn 23).
 

7.    PHẦN THỨ BA CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ KÊU GỌI PHẢI SỐNG ĐẠO RA SAO?

Sang phần thứ ba của Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” của ḿnh, để Kitô hữu ở “tất cả mọi Giáo Hội riêng”, đối tượng chính của bản văn kiện, có thể “bắt đầu lại từ Chúa Kitô”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trước hết đă nhắc lại ơn gọi sống “thánh thiện” trong việc mục vụ (đoạn 30-31), sau đó, Ngài đă đi thẳng vào những việc sống đạo quen thuộc hết sức thực tế, như “cầu nguyện” (đoạn 32-34), cử hành “Thánh Lễ Chúa Nhật”(đoạn 35-36), lănh nhận “Bí Tích Ḥa Giải” (đoạn 37), cậy dựa vào “Ân Sủng” hơn là vào tài năng sức lực hoạt động tự nhiên của con người (đoạn 38), việc “Lắng Nghe Lời Chúa” (đoạn 39), và việc “Loan Báo Lời Chúa”(đoạn 40-41). Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết vấn đề “những ưu tiên mục vụ”, Đức Thánh Cha đă xác định rơ những việc ưu tiên mục vụ này đ̣i hỏi tất cả mọi người phải thực hiện, chứ không riêng một thành phần nào, và không phải là thực hiện những ǵ mới lạ, cho bằng thực hiện chương tŕnh sẵn có ngàn đời của Phúc Âm cũng như của Truyền Thống Giáo Hội, song là một chương tŕnh cần phải được thích ứng với hoàn cảnh của thời đại ḿnh đang sống. Ngài đă viết lên những điều này trong đoạn số 29 để chuyển ư từ phần hai sang phần ba.

 

·        “Thế nên, những ǵ đang chờ đợi chúng ta sẽ là một công việc hứng khởi làm tái sinh động lănh vực mục vụ, một công việc bao gồm tất cả mọi người chúng ta. Để hướng dẫn và khích lệ mọi người, Tôi muốn đề cập đến một số những vấn đề ưu tiên mục vụ, theo Tôi nghĩ, được xuất phát từ cảm nghiệm của Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm”.

Qua đoạn tông thư 30 và 31, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng càch cố gắng luyện tập nên thánh qua cuộc sống hằng ngày của từng người cũng như qua việc ḥa nhập với sinh hoạt của các hội đoàn công giáo tiến hành cũ mới trong Giáo Hội.

Qua đoạn tông thư 32, 33 và 34, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng việc học tập và sống cầu nguyện trong Chúa Ba Ngôi theo phụng vụ, để làm sao có thể đạt đến một tŕnh độ say yêu th́ chúng ta mới có khả năng đi làm lịch sử cứu độ.

Qua đoạn tông thư 35 và 36, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, không phải chỉ để chu toàn luật buộc mà c̣n cảm thấy cần thiết cho đời sống đạo của ḿnh, nhờ đó Kitô hữu chúng ta mới càng được hiệp thông với Giáo Hội hơn và không cảm thấy bị cô lập lẻ loi trong một thế giới có những đối chọi giữa văn hóa và tôn giáo làm cho Kitô giáo có những nơi trở thành thiểu số.

Qua đoạn tông thư 37, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng việc Ḥa Giải, một việc cần phải được thực hiện nhất là trong thời đại bị khủng hoảng về ư thức tội lỗi này, một thời đại do đó cần phải nh́n lên dung nhan vô cùng nhân hậu của Chúa Kitô, một dung nhan cần được các Vị Mục Tử, Giám mục cũng như linh mục, hăy lợi dụng những cuộc t́m về với bí tích ḥa giải của giáo dân trong Năm Thánh 2000 để làm cho dung nhan của Người được sáng tỏ hơn qua việc mục vụ và thừa tác vụ thánh của các vị.

Qua đoạn tông thư 38, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” trong Ân Sủng, ở chỗ, nhờ đời sống cầu nguyện chúng ta mới có thể luôn luôn ư thức được vai tṛ trọng yếu của ân sủng, của Chúa Kitô trong việc hoạt động mục vụ, một hoạt động v́ thế có gặt hái được thành quả tốt đẹp, th́ hoàn toàn không phải là do bởi khả năng tự nhiên và nỗ lực loài người, thậm chí nếu có v́ tự phụ tự măn của ḿnh mà tác nhân bị thảm bại trong việc tông đồ mục vụ đi nữa, th́ đó cũng chính là giây phút ân sủng, là cơ hội đức tin rất thuận lợi để họ đặt lại vấn đề cho đúng chỗ của nó.

Qua đoạn tông thư 39, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng việc chuyên chú lắng nghe Lời Chúa, ở chỗ chẳng những ham đọc Thánh Kinh, dạy giáo lư và truyền giáo bằng Thánh Kinh, có cuốn sách Thánh Kinh tại mỗi gia đ́nh, mà c̣n ở chỗ đọc cả các sách thiêng liêng được kín múc từ Thánh Kinh nữa.

Và qua đoạn tông thư 40, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô” bằng việc truyền bá Lời Chúa, ở chỗ, phải làm sao lấy lại được ḷng nhiệt thành của các Tông Đồ trong Ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống xưa để có thể thực hiện một cuộc tái truyền bá phúc âm hóa trong một thời đại đang theo chiều hướng toàn cầu hóa và cho một thế giới đang ở trong một t́nh trạng hỗn hợp bất ổn về văn hóa, một cuộc truyền bá phúc âm hóa bởi thế phải hết sức chú trọng đến nhu cầu hội nhập văn hóa.
 

8.    PHẦN THỨ BỐN CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ KÊU GỌI TRUYỀN ĐẠO THẾ NÀO?

Tới phần thứ bốn cũng là phần cuối cùng của Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” của ḿnh, để Kitô hữu ở “tất cả mọi Giáo Hội riêng”, mục tiêu chính của bản văn kiện, có thể thực sự trở thành “một ngôn sứ tương lai”, theo Đức Thánh Cha, “những chứng nhân t́nh yêu”này cần phải sống “linh đạo hiệp thông” (đoạn 43-45) theo “các ơn gọi khác biệt” (đoạn 46-47) của ḿnh, phải “tham gia việc đại kết” (đoạn 48), “thắt kết mọi sự vào đức ái”(đoạn 49-50) nhất là nơi “những thách đố ngày nay” (đoạn 51-52), được tỏ ra bằng “một dấu hiệu cụ thể” (đoạn 53), sau hết phải biết “đối thoại và truyền giáo” (đoạn 54-56). Trong đoạn chuyển ư (42) chủ yếu cho cả phần bốn này của bức tông thư, Đức Thánh Cha đă nhấn mạnh đến đức bác ái, một yếu tố chẳng những chứng tỏ cho thấy chính yếu tính của mầu nhiệm  Giáo Hội, mà c̣n là một yếu tố làm cho Giáo Hội thực sự trở thành một bí tích hiệp thông nữa.

·        “’Nếu các con yêu thương nhau th́ tất cả mọi người căn cứ vào điều ấy mà nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:15). Nếu chúng ta thực sự chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, anh chị em thân mến, th́ việc chúng ta hoạch định chương tŕnh mục vụ phải được chi phối bởi ‘giới răn mới’ mà Người đă ban cho chúng ta: ‘Các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con’ (Jn 13:34)” (đoạn 42.1). “Đó là một lănh vực quan trọng khác cần phải được Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội riêng chú trọng và hoạch định: một lănh vực hiệp thông (koinonia) là hiện thân và cho thấy chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội. Hiệp thông là hoa trái và biểu lộ cho thấy mối t́nh yêu xuất phát từ tấm ḷng của Cha Hằng Hữu và được tuôn đổ trên chúng ta nhờ Thần Linh Chúa Giêsu ban cho chúng ta’ (Rm 5:5), để làm cho tất cả chúng ta được ‘đồng tâm nhất trí’ (Acts 4:32). Chính ở tại việc xây đắp mối hiệp thông yêu thương này mà Giáo Hội mới hiện hữu như là một ‘bí tích’, như là ‘dấu hiệu và là dụng cụ của mối hiệp thông với Thiên Chúa cũng như mối hiệp nhất nhân loại’ (Hiến Chế Lumen Gentium, 1)” (đoạn 42.2).

Qua đoạn tông thư 43, 44 và 45, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu”, trước hết bằng “Linh Đạo Hiệp Thông”, một linh đạo phải chi phối các việc huấn luyện nội bộ, nhất là, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, đă có những cải tiến nơi cơ cấu tổ chức và sinh hoạt trong Giáo Hội hoàn vũ cũng như tại các Giáo Hội địa phương, một linh đạo phải phản ảnh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi,, làm cho chúng ta nhờ đó sống với nhau như những chi thể của cùng một thân thể, biết chia vui sẻ buồn với nhau, biết mừng cho nhau khi được hưởng phúc, cũng như biết chia sẻ nâng đỡ nhau khi gặp gian nan hoạn nạn, một linh đạo phải được thể hiện ở mọi cấp trong Giáo Hội giữa đủ mọi thành phần với nhau.

Qua đoạn tông thư 46 và 47, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu” theo “Ơn Gọi Khác Biệt” của mỗi một người, ở chỗ, ư thức trách nhiệm chủ động của ḿnh nơi sinh hoạt của Giáo Hội trong mọi lănh vực thích hợp với ḿnh, những trách nhiệm của vai tṛ là thành phần giáo sĩ hay tu sĩ, một ơn gọi ngày nay cần phải được phát động hơn nữa, hay của vai tṛ là thành phần tông đồ giáo dân, một ơn gọi sống giữa ḷng đời để biến đổi trần thế, một ơn gọi đă được hiện thân qua những mẫu hội đoàn cũ mới để đắc lực phục vụ Giáo Hội trong tinh thần hiệp nhất với Giáo Hội, một ơn gọi c̣n được thể hiện qua đời sống hôn nhân gia đ́nh theo đúng ư định của Thiên Chúa để làm sáng tỏ mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.

Qua đoạn tông thư 48, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu” bằng việc “Tham Gia Đại Kết”, ở chỗ, Kitô hữu chúng ta, cà Giáo Hội Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo Đông Phương và Giáo Hội Cải Cách Tây Phương, phải làm sao để có thể thực sự tỏ ra muốn lănh nhận ơn hiệp nhất Thiên Chúa luôn tuôn ban cho chung Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô, Đấng đă xin “cho họ được nên một”, một mối hiệp nhất làm nên thực tại của Giáo Hội Người, song bề ngoài đă bị rạn nứt nơi nỗi yếu hèn của con cái Giáo Hội trong gịng lịch sử thời gian, khi họ đáp ứng nguyện vọng hiệp nhất của Chúa Kitô và ân sủng hiệp nhất của Thần Linh.

Qua đoạn tông thư 49 và 50, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu” bằng việc “Thắt Kết Đức Ái”, nhất là với thành phần nghèo khó, chẳng những với thành phần nghéo khó về vật chất trong xă hội, một xă hội đang tiến theo chiều hướng toàn cầu hóa thiên về lợi lộc của một thiểu số có cơ may song lại rất bất lợi cho đại đa số kém may mắn hơn, nên đă phải sống trong những hoàn cảnh bất xứng với nhân phẩm làm người, mà c̣n với cả thành phần nghèo khó về tâm linh, một h́nh thức nghèo khó mới mẻ ngày nay ở nơi chính những chỗ sung túc về vật chất; tuy nhiên, việc “thắt kết đức ái” với cả hai thành phần nghèo khó về vật chất lẫn tâm linh này chẳng những phải được tỏ ra ở việc cứu trợ họ một cách thỏa đáng nhu cầu của họ, mà c̣n ở cách cứu trợ họ một cách thân t́nh nữa, đến nỗi làm cho họ cảm thấy vui thỏa trong t́nh nghĩa gia đ́nh với ḿnh.

Qua đoạn tông thư 51 và 52, Vị Đại Diện Chúa Kitô muốn chúng ta phải trở thành những “Chứng Nhân T́nh Yêu” trước những “Thách Đố Ngày Nay”, như t́nh trạng khủng hoảng môi sinh, t́nh trạng chiến tranh loạn lạc, nhất là t́nh trạng vi phạm nhân quyền, nhất là vi phạm đến quyền lợi về sự sống, ở chỗ, Kitô hữu, nhất là thành phần giáo dân ở ngay trong ḷng đời, phải làm sao giải thích cho con người ngày nay biết những ǵ Giáo Hội Công Giáo truyền dạy không phải là để bắt thành phần khác niềm tin với ḿnh phải tuân giữ, cho bằng để bảo vệ các giá trị nhân bản chân chính, để chẳng những xây dựng một xă hội loài người theo đúng đường hướng của Phúc Âm Chúa Kitô, mà c̣n giải quyết những vấn đề xă hội một cách thích hợp nữa, theo chiều kích Nhập Thể và cánh chung của Kitô giáo.