truyện Phúc Âm thuật lại về mẻ cá lạ là ‘Chúng con đă vất vả thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ hết trơn’ (Lk 5:5). Đó là giây phút của đức tin, của nguyện cầu, của việc hoán cải trở về cùng Thiên Chúa, để mở ḷng chúng ta ra cho triều sóng ân sủng cũng như cho lời của Chúa Kitô thấm vào chúng ta với tất cả năng lực của lời ấy: Duc in altum Hăy thả lưới ở chỗ nước sâu! Trong trường hợp ấy, chính Phêrô đă nói lên những lời tỏ ra ḷng tin tưởng của ḿnh: ‘Con sẽ thả lưới theo lời Thày’ (cùng nguồn vừa dẫn). Vào lúc tân thiên kỷ mở màn đây, hăy để cho Vị Thừa Kế Thánh Phêrô kêu mời toàn thể Giáo Hội hăy tỏ ra tác động đức tin này, một tác động được thể hiện nơi việc tái thiết tha cầu nguyện” (đoạn 38.2).
“’Nếu các con yêu thương nhau th́ tất cả mọi người căn cứ vào điều ấy mà nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:15). Nếu chúng ta thực sự chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, anh chị em thân mến, th́ việc chúng ta hoạch định chương tŕnh mục vụ phải được chi phối bởi ‘giới răn mới’ mà Người đă ban cho chúng ta: ‘Các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con’ (Jn 13:34)” (đoạn 42.1).
“Đó là một lănh vực quan trọng khác cần phải được Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội riêng chú trọng và hoạch định: một lănh vực hiệp thông (koinonia) là hiện thân và cho thấy chính yếu tính của mầu nhiệm Giáo Hội” (đoạn 42.2).
Mục tiêu Đức Thánh Cha nhắm tới khi viết bức tông thư này là các Giáo Hội địa phương, lư do là bởi v́ Giáo Hội địa phương, hiện thân của Giáo Hội hoàn vũ, là một hiệp thông đức tin thực sự Nhập Thể nơi đủ mọi môi trường và văn hóa cá biệt của con người là tất cả những ǵ cần phải được truyền bá phúc âm hóa theo chiều hướng của bức tông thư về việc sống đạo sâu hơn để truyền giáo một cách hữu hiệu.
· “‘Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền thực sự hiện diện và hoạt động’ (Second Vatican Ecumenical Council, Decree on the Pastoral Office of Bishops in the Church Christus Dominus, 11) nơi mỗi một giáo hội địa phương qui tụ quanh vị Giám Mục của ḿnh khi họ lắng nghe lời Chúa và ‘bẻ bánh’ trong t́nh nghĩa huynh đệ (x Acts 2:42) này. Đặc biệt là mầu nhiệm của một Dân Chúa duy nhất đă mặc lấy một h́nh thức riêng biệt xứng hợp với từng môi trường và văn hóa cá biệt nơi trường hợp cụ thể của mỗi một giáo hội địa phương”. (đoạn 3.1)
“Xét cho cùng th́ căn gốc này của Giáo Hội về thời gian và không
gian đă làm phản ánh tác động của chính việc Nhập Thể”.
(đoạn 3.2)
1. ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II VIẾT TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ ĐỂ LÀM G̀?
· “Đây là thời điểm mỗi một Giáo Hội địa phương cần phải thẩm định lại hồng ân của ḿnh và phải tạo lấy cho ḿnh một nhiệt t́nh mới trước những trách nhiệm về tinh thần cũng như về mục vụ, bằng việc suy nghĩ đến những ǵ Thần Linh vẫn đang nói với Dân Chúa trong năm hồng ân đặc biệt này, nhất là trong một thời đoạn xa hơn kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II cho tới Cuộc Kỷ Niệm Đại Hỷ. Chính v́ nhắm đến mục đích ấy mà Tôi muốn cống hiến Bức Tông Thư này vào lúc kết thúc Năm Mừng Kỷ Niệm đây, một đóng góp của Tôi trong vai tṛ Kế Thừa Thánh Phêrô, để Giáo Hội được ngời sáng hơn bao giờ hết nơi các tặng ân của Giáo Hội, cũng như nơi mối hiệp nhất của Giáo Hội trong cuộc hành tŕnh của ḿnh”. (đoạn 3.2)
2. NỘI DUNG TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ CÓ PHẢN ẢNH MỤC ĐÍCH CỦA M̀NH CHĂNG?
Có thể nói, tất cả bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” được gói ghém trong câu văn này:
· “Chúng ta đă sống cuộc Mừng Kỷ Niệm này chẳng những như là một hoài niệm quá khứ mà c̣n như một ngôn sứ tương lai nữa. Giờ đây chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành. Đó là việc Tôi muốn mời gọi tất cả mọi giáo hội địa phương đảm nhận” (đoạn 3.1).
Thật thế, bốn phần chính của bức tông thư đă làm sáng tỏ ư tưởng chủ chốt nơi câu văn này như sau. Phần thứ nhất về việc “Gặp Gỡ Chúa Kitô: Di Sản Năm Thánh” đă gợi lại những ǵ liên quan đến diễn tiến trong Năm Thánh như là “một hoài niệm quá khứ”, được Đức Thánh Cha khai mở bằng câu Kinh Thánh trong Sách Khải Huyền (11:17) “Chúng tôi cảm tạ Ngài, Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng”; phần thứ bốn về “Những Chứng Nhân T́nh Yêu” đă phác họa những ǵ liên quan đến vai tṛ của “một ngôn sứ tương lai”, được khai mở với lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ ở Bữa Tiệc Ly trong Phúc Âm Thánh Gioan (13:35): “Nếu các con yêu thương nhau th́ căn cứ vào điều này tất cả sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày”; phần thứ ba về “Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng”, được bắt đầu bằng câu trong Phúc Âm Thánh Gioan (12:21) “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” và phần bốn về việc “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”, được bắt đầu với lời Chúa Giêsu nói ở câu kết Phúc Âm Thánh Mathêu (28:20): “Thày ở cùng các con luôn măi cho đến tận thế”, cả hai phần giữa của Bức Tông Thư này đă khai triển một cách rơ ràng những ǵ “chúng ta cần phải làm cho ân sủng nhận được sinh lợi, bằng việc áp dụng ân sủng ấy vào những quyết tâm cũng như vào những hướng dẫn tác hành”. C̣n nội dung của tất cả bốn phần này, đă được Đức Thánh Cha trích đoạn 5 của Phúc Âm Thánh Luca thuật lại về một mẻ cá lạ để gợi ư cho toàn bản văn kiện, xuất hiện ngay ở những hàng đầu tiên mở đầu cho bức tông thư như sau:
· “Vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu’ù: ‘Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)”
Như thế, chủ yếu của Đức Thánh Cha viết bức tông thư này đúng là
Ngài muốn kêu gọi và thúc giục “tất cả mọi giáo hội địa phương”, sau Thời
Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2000, thời điểm “Gặp Gỡ Chúa Kitô” (phần tông thư
thứ 1: “Di Sản Năm Thánh”), phải sống đạo “sâu” hơn, ở chỗ, nhận
biết Chúa Kitô thâm thúy hơn (phần tông thư thứ 2: “Một Dung Nhan Để Chiêm
Ngưỡng”), cũng như ở chỗ gắn bó với Chúa Kitô thiết tha hơn (phần tông thư
thứ 3: “Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô”), để nhờ đó có thể thực sự trở thành
những Tông Đồ Chuyên Nghiệp đánh cá người (phần tông thư thứ 4: “Những Chứng
Nhân T́nh Yêu”), cho Thiên Niên Kỷ Thứ Ba thực sự trở thành một Mùa Xuân
Gieo Tin Mừng Cứu Độ.
3. PHẦN NHẤT CỦA BỨC TÔNG THƯ MỞ MÀN CHO MỘT TÂN THIÊN NIÊN KỶ ÔN LẠI NHỮNG BIẾN CỐ CHÍNH NÀO?
Trong phần thứ nhất này của bức tông thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhắc lại những biến cố chính yếu của Năm Thánh 2000, như việc Giáo Hội thanh tẩy kư ức ngày 12/3 (đoạn 6), việc tưởng niệm các chứng nhân đức tin ngày 7/5 (đoạn 7), việc giáo dân hành hương Năm Thánh (đoạn 8 và 10), việc giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV (đoạn 9), việc tổ chức Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế và việc Đức Thánh Cha Hiến Dâng Tân Thiên Kỷ cho Mẹ Maria (đoạn 11), việc Đại Kết Kitô Giáo cùng nhau cử hành mừng Năm Thánh ngày 18/1 (đoạn 12), việc Đức Thánh Cha hành hương đến Đất Thánh (đoạn 13), và sau cùng là việc giảm nợ quốc tế (đoạn 14).
Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nếu việc “gặp gỡ Chúa Kitô là di sản của Năm Thánh”, th́ không c̣n ǵ ư nghĩa hơn là việc Hành Hương Năm Thánh của chính bản thân Ngài cũng như của đủ mọi thành phần giáo dân, nhất là của giới trẻ và của một số thành phần tiêu biểu, đă được Ngài đặc biệt đề cập đến trong Bức Tông Thư của Ngài như sau.
Hành Hương Mừng Năm Thánh
· “Như muốn theo chân các Thánh, vô số con cái nam nữ của Giáo Hội đă tuốn đến Rôma như triều sóng, đến để tuyên xưng đức tin của ḿnh nơi Mộ của Hai Thánh Tông Đồ, và đă xưng thú tội lỗi để lănh nhận t́nh thương cứu độ. Năm nay Tôi đă cảm kích trước những đám đông dân chúng đến tràn đầy Quảng Trường Thánh Phêrô để tham dự nhiều cuộc cử hành. Tôi thường dừng lại để nh́n những hàng dài khách hành hương đang nhẫn nại đợi chờ bước qua Cửa Thánh. Nơi mỗi một người trong họ, Tôi đă h́nh dung thấy được truyện đời của họ, một cuộc đời làm nên bởi những niềm hân hoan, những nỗi âu lo, những đau khổ; một truyện đời của một người nào đó đă được Chúa Giêsu đón gặp và là một con người đă tái bắt đầu lại một cuộc hành tŕnh hy vọng qua cuộc trao đổi với Người” (đoạn 8.1).
“Khi quan sát gịng người hành hương liên tục ấy, Tôi thấy họ như là một thứ h́nh ảnh cụ thể của Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội như Thánh Augustinô nói, ‘đi giữa những bách hại của thế gian và ơn an ủi của Thiên Chúa’ (De Civitate Dei, XVIII, 51, 2: PL 41, 614; x. Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế về Giáo Hội Lumen Gentium, 8)...” (đoạn 8.2).
“Nhiều cuộc qui tụ Mừng Kỷ Niệm đă tập hợp lại những nhóm người khác nhau nhất, và mức độ tham dự thật là cảm động, có những lúc vượt quá mức cố gắng của thành phần tổ chức và cộng sự viên thuộc Giáo Hội cũng như dân sự...” (đoạn 9.1)
Giới Trẻ Mừng Năm Thánh
· “Làm sao chúng ta lại bỏ qua không đặc biệt nhắc đến cuộc qui tụ nhộn nhịp và sinh động của giới trẻ? ... Đối với họ cũng như với những ai thấy họ không dễ ǵ quên được tuần lễ đó, một tuần lễ Rôma đă trở nên ‘trẻ trung với đám trẻ’. Không thể nào quên được Thánh Lễ ở khu Đại Học Tor Vergata’ (đoạn 9.2).
“Một lần nữa, giới trẻ đă tỏ ra cho thấy rằng họ là một món quà tặng đặc biệt của Thần Linh Thiên Chúa ban cho Rôma cũng như cho Giáo Hội. Đôi khi nh́n thấy đám trẻ có những vấn đề và yếu điểm làm nên đặc tính của chúng trong xă hội hiện đại, chúng ta thường hay có khuynh hướng bi quan. Thế nhưng, Cuộc Mừng Kỷ Niệm của Giới Trẻ đă làm thay đổi quan niệm ấy, đă cho chúng ta thấy rằng giới trẻ, bất cứ họ có những mập mờ nào đi nữa, họ vẫn có một ḷng khát vọng sâu xa đối với những giá trị chân thực là những ǵ làm cho họ được nên viên trọn nơi Chúa Kitô... Nếu giới trẻ được dạy cho biết Chúa Kitô thực sự là ai th́ họ sẽ cảm nghiệm thấy Người đúng là một đáp ứng trọn vẹn, và họ mới có thể chấp nhận sứ điệp của Người, cho dù sứ điệp này có gắt gao đ̣i hỏi và có ghi dấu vết Thánh Giá đi nữa. V́ lư do này, để đáp lại ḷng nhiệt thành của họ, Tôi đă không ngần ngại xin họ hăy dứt khoát chọn lấy đức tin và sự sống, rồi trao cho họ một công việc trầm kha, đó là việc trở thành ‘những người canh gác ban mai’ (x Is 21:11-12) vào thời điểm rạng đông của một tân thiên niên kỷ” (đoạn 9.3).
Trẻ Em Mừng Năm Thánh
· “Hiển nhiên là Tôi không thể nào đi sâu vào chi tiết của mỗi một biến cố Mừng Kỷ Niệm riêng. Mỗi một cuộc mừng kỷ niệm này đều có đặc tính khác nhau, và đă để lại sứ điệp của nó, chẳng những cho thành phần trực tiếp tham dự mà c̣n cho cả những ai nghe nói đến nó nữa hay tham dự cách xa xa qua phương tiện truyền thông xă hội. Thế nhưng, làm sao chúng ta quên được cung cách cử hành cuộc qui tụ đông đảo đầu tiên được dành cho trẻ em? Như thế, để bắt đầu với trẻ em tức là chúng ta đă tỏ ra tôn trọng lệnh truyền của Chúa Kitô, đó là ‘Hăy để cho trẻ em đến cùng Thày’ (Mk 10:14). Có lẽ việc bắt đầu với trẻ em c̣n nhắm đến cả việc làm theo những ǵ Người đă làm nữa, khi Người đặt một con trẻ ở giữa các môn đệ và biến em trở thành chính biểu hiệu tác hành mà chúng ta phải có nếu chúng ta muốn vào Vương Quốc của Thiên Chúa (x Mt 18:2-4)” (đoạn 10.1).
Người Lớn Mừng Năm Thánh
· “Như thế, ở một ư nghĩa nào đó, chính v́ theo chân các trẻ em mà tất cả mọi nhóm người lớn khác nhau đă đến t́m kiếm Ơn Mừng Kỷ Niệm, từ người già đến người bệnh và tật nguyền, từ những công nhân nơi hăng xưởng và đồng áng đến những tay thể thao, từ những nhà nghệ sĩ đến các giáo sư đại học, từ các vị Giám Mục và linh mục đến thành phần tận hiến tu tŕ, từ các nhân viên cảnh sát đến những kư giả, đến nhân viên quân đội tới để xác định lại ư nghĩa việc ḿnh làm như là một việc làm cho ḥa b́nh” (đoạn 10.2).
Nhân Công Mừng Năm Thánh
· “Một trong những biến cố đáng ghi nhận nhất là cuộc qui tụ của các nhân công vào ngày mùng 1 tháng 5, ngày theo truyền thống vốn dành cho giới lao động. Tôi đă xin họ hăy sống linh đạo lao động theo gương Thánh Giuse cũng như theo gương của chính Chúa Giêsu. Cuộc qui tụ Mừng Kỷ Niệm này cũng đă cho Tôi cơ hội để mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi, hăy sửa lại những chênh lệch về kinh tế và xă hội hiện đang xẩy ra trong giới lao công, cũng như hăy thực hiện những nỗ lực quyết liệt để bảo đảm được rằng, những tiến tŕnh toàn cầu hóa về kinh tế phải làm sao cẩn thận lưu ư đến mối đoàn kết và ḷng trọng kính xứng với mọi người” (đoạn 10.3).
Gia Đ́nh Mừng Năm Thánh
· “Theo ư nghĩa cử hành không thể thiếu của ḿnh, một lần nữa, trẻ em lại có mặt cho Cuộc Mừng Kỷ Niệm của Các Gia Đ́nh, một cuộc mừng kỷ niệm chúng đă được Tôi nâng lên cao trước mắt thế giới như là một ‘mùa xuân cho gia đ́nh và xă hội’. Đây thực là một cuộc qui tụ quan trọng tập hợp vô số các gia đ́nh từ những phần đất trên thế giới đổ về, để lấy lại nhiệt t́nh mới từ ánh sáng của Chúa Kitô, một thứ ánh sáng chiếu giăi cho thấy dự án nguyên thủy của Thiên Chúa liên quan đến họ (x Mk 10:6-8; Mt 19:4-6), cũng như để dấn thân mang ánh sáng ấy chiếu soi một thứ văn hóa đang lâm nguy một cách ái ngại trong t́nh trạng không c̣n nh́n thấy chính ư nghĩa của hôn nhân và của gia đ́nh như là một cơ cấu nữa” (đoạn 10.4).
Ngục Tù Mừng Năm Thánh
· “Đối với Tôi, một trong những cuộc gặp gỡ cảm động nhất đó là cuộc gặp gỡ các tù nhân ở ngục thất Nữ Vương Thiên Đ́nh Regina Coeli. Tôi đă thấy khổ đau hiện lên trong đôi mắt của họ, thế nhưng cũng có cả niềm thống hối và hy vọng nữa. Đối với họ, Cuộc Mừng Kỷ Niệm, một cách nào đó, chính là một ‘năm của ḷng xót thương’” (đoạn 10.5).
Giúp Vui Mừng Năm Thánh
·
“Sau hết, vào những ngày cuối cùng của năm nay, một cơ hội vui mừng
diễn ra là cuộc gặp gỡ giới giúp vui, một giới có một ảnh hưởng mạnh mẽ
trong quần chúng. Tôi đă nhắc nhở tất cả mọi người liên hệ về trách nhiệm quan
trọng của họ trong việc sử dụng việc giúp vui để cống hiến một sứ điệp tích cực,
một sứ điệp lành mạnh về luân lư và là một sứ điệp có thể truyền đạt tin tưởng
và yêu thương” (đoạn 10.6).