Với Khối Hiệp Nhất Âu Châu

2004

xim xem thêm:

Với Khối Hiệp Nhất Âu Châu 2005

Khối Hiệp Nhất Âu Châu đi về đâu?

 

Vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu: nặng kinh tế nhẹ nhân quyền

Đức ông Aldo Giordano, tổng bí thư của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE: Council of European Bishops' Conferences) đã tỏ ra lo ngại là trong việc cứu xét đến vấn đề chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng vấn đề sách lược và chính trị hơn là vấn đề nhân quyền.

Thật thế, vị tổng bí thư này đã bày tỏ mối quan tâm của mình với Đài Phát Thanh Vatican, sau khi cuộc họp ở Brussels quyết định hôm 17/12/2004 về vấn đề bắt đầu vào Tháng 10/2005 thảo luận tới việc gia nhập từ từ của quốc gia Hồi giáo duy nhất ở Âu Châu này.

Tuy nhiên, trước đó, tờ nhật báo Avvenire đã gây chú ý về những gì đã xẩy ra ở Quốc Hội Âu Châu tại Strasbourg, Pháp quốc hôm 15/12/2004, liên quan đến cuộc bỏ phiếu thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ đối với vần đề có thể trở thành phần tử của khối này. Một nhóm đại biểu, vì quan tâm tới việc nước này cần phải tôn trọng nhân quyền, đã nêu lên một bản tu chính yêu cầu nước ấy ban pháp quyền tức khắc cho các nhà thờ Kitô giáo trong xứ sở này; hủy bỏ Văn Phòng Tôn Giáo Vụ, một cơ cấu ngặt nghèo kiểm soát việc thờ phượng; và cho phép kiến thiết các cơ sở mới. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội Âu Châu đã loại bỏ bản tu chính này.

Theo tờ nhật báo Avvenire thì thành phần cuối cùng bị kỳ thị tôn giáo ở nước này là Chính Thống giáo. Bởi vì nước Hồi giáo này không cho phép Chính Thống giáo lấy lại Nhà thờ Trinh Nữ Dâng Mình ở Istanbul là nhà thờ bị thiệt hại trong cuộc tấn công Sứ Quán Hiệp Vương Quốc năm 2004. Hôm 21/11/2004, Đức Thượng Phụ toàn cầu Bartholomew I giáo chủ Contantinople đã nói rằng: “Chúng tôi thấy mình trở thành nạn nhân chẳng những của thành phần khủng bố mà còn của các thẩm quyền nơi thành phố này và xứ sở này. Chúng tôi chỉ xin những gì là quyền lợi được đối xử bình đẳng như hết mọi người công dân”.

Mấy ngày sau, chẳng một lời cắt nghĩa, vị giám mục ở Mira không được phép cử hành Giờ Kinh Thần Vụ hằng năm diễn ra vào ngày 6/12 nơi cảnh đổ nát của nhà thờ Thánh Nicholas ở Mira, Tiểu Á. Và một phán quyết hầu như đồng thời của Tối Cao Pháp Viện không cho vị thượng phụ này các quyền sở hữu đối với một cô nhi viện thuộc các hải đảo Chư Hoàng Tử. Tòa án này, hai tháng trước đó, cũng đã phủ quyết việc tái thiết Chủng Viện Thần Học ở Halki.

ĐHY Roberto Tucci đã nhận định trên Đài Phát Thanh Vatican rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng “các yếu tố khác, kinh tế, chính trị, quân sự v.v. mà coi thường những giá trị về tự do tôn giáo”, một coi thường “rất ư là nguy hiểm”, “như thể Âu Châu không tìm thấy những giá trị nào cao cả hơn” là những giá trị được đề cập đến trong lãnh vực trần thế.

Đức Ông tổng thư ký cho rằng vấn đề này liên quan đến việc Bản Hiến Pháp Âu Châu không dám minh nhiên nói rõ đến các căn gốc Kitô giáo: “Vấn đề rắc rối thật sự có lẽ là vấn đề về chính chúng ta. Một thực tại mà không có căn tính hiển nhân đang gặp nguy cơ thảm bại”.

Thổ Nhĩ Kỳ có 68 triệu dân hầu như toàn tòng Hồi giáo. Các cộng đồng tôn giáo không phải Hồi giáo không được pháp luật chính thức nhìn nhận.

 

Tòa Thánh qua Truyền Thông về Tình Hình Căn Gốc Kitô Giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của Tòa Thánh đặc trách liên hệ với các quốc gia, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo La Stampa hôm Thứ Sáu, 29/10/2004, tức vào chính ngày 25 quốc gia hội viên chính thức ký kết vào bản hiến pháp này ở Rôma, đã cho biết cảm tưởng của mình về tình hình căn gốc Kitô giáo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu như sau:


Vấn:     Việc Tòa Thánh Vatican yêu cầu đề cầp đến các căn gốc Kitô Giáo của châu lục này vào lời dẫn nhập của Bản Hiến Pháp đã bị bác bỏ. ĐTGM có nghĩ rằng việc quyết định ấy nói lên cho thấy tính cách khẩn trương ở Âu Châu về một thành kiến có tính cách trần thế chống Kitô Giáo hay chăng?


Đáp:     Việc đề cập tới các căn gốc của Kitô Giáo của Âu Châu trong lời mở đầu Bản Hiệp Định Hiến Pháp là những gì đã được nhiều Kitô hữu ở châu lục này, như Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành, hết sức mong muốn. Việc này không tác hại, như một số người lo sợ, đến tính cách trần thế, một tính cách trần thế lành mạnh (!) thuộc cơ cấu chính trị.


Trái lại, nó là một việc cần thiết để làm sống động cái ý thức về căn tính lịch sử thực sự của Âu Châu cũng như về các giá trị của châu lục này là những gì vẫn không bao giờ có thể bỏ đi được. Nếu một tân ‘Âu Châu cổ’ muốn thi hành, trong lịch sử vào những năm tới đây, một vai trò xứng với quá khứ của mình, thì nó không thể vui vẻ với những thứ hồi niệm mơ hồ, mà là phải ý thức về những gì đặc biệt đã ghi dấu vết tướng mạo thiêng liêng của nó.


Người ta lấy làm ngỡ ngàng trước cái thiển cận về văn hóa, hơn là thành kiến chống Kitô Giáo, một thành kiến không có gì là lạ, vì khi nói về những căn gốc Kitô Giáo không có nghĩa là vấn đề hạn chế ý hệ, mà là vấn đề tưởng nhớ đến cái men được dậy lên trong lịch sử Âu Châu, và từ Âu Châu lan tràn khắp thế giới việc nhớ lại cuộc cách mạng lớn nhất về tinh thần mà nhân loại đã biết tới; việc nhớ lại này không có nghĩa là hy vọng trở về với những thời điểm đã qua, mà là hy vọng hướng về một tân chủ nghĩa nhân bản là những gì sẽ không mất đi sức mạnh của mình bởi khuynh hướng tương đối hay bị triệt sản bởi kỹ thuật… một tân chủ nghĩa nhân bản vốn tôn trọng và cởi mở với các thứ văn hóa khác, nhất là hướng về một hình thức văn minh mới mẻ và cao qúi hơn.


Vấn:     Có những cuộc bàn luận đang diễn tiến ở Âu Châu về vấn đề cơ hội nới rộng Khối Hiệp Nhất này trong việc bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Một đàng lo rằng quyết định này có thể sẽ làm có thể làm suy yếu tính cách hiệp nhất về văn hóa của Châu Lục chúng ta đây vào chính lúc châu lục của chúng ta đang dường như bị mất đi mầu sắc của nó theo chiều hướng tương đối chung chung. Đàng khác, thế giới Hồi Giáo có thể thấy được một tấm gương quan trọng về vấn đề hội nhập văn hóa và loại trừ cái được gọi là đụng độ văn hóa. Về vấn đề này chủ trương của Tòa Thánh ra sao?


Đáp:     Tôi không nghĩ rằng cho tới nay Tòa Thánh vẫn chưa bày tỏ chủ trương chính thức của mình. Dĩ nhiên, Tòa Thánh chủ trương rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải đáp ứng tất cả mọi qui chuẩn về chính trị được nêu lên ở Thượng Nghị Copenhagen hồi Tháng 12/2002.


Về vấn đề Giáo Hội ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tòa Thánh chủ trương rằng quyền tự do tôn giáo ở xưứsở này chẳng những cần phải được bảo toàn trên bình diện Hiến Pháp, lập pháp và hành pháp, mà còn cần phải được bảo vệ một cách hiệu lực ở những khía cạnh cụ thể trong đời sống xã hội nữa.


Quí vị đã đề cập đến một số khía cạnh tích cực và tiêu cực liên quan đến vấn đề gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ: Quí vị cho rằng những gì đang gặp nguy hiểm ở đây đó là cái thích đáng của siêu việt tính, do đó mới rất dễ hiểu là có một số chính phủ Âu Châu muốn quyết định của mình được ủng hộ bởi một cuộc trưng cầu dân ý.


Dù sao Tòa Thánh cũng không lo sợ vấn đề nới rộng Âu Châu: Đức Gioan Phaolô II đã nói ở một số lần về một Âu Châu hiệp nhất từ Đại Tây Dương đến Urals. Vấn đề quan trọng là Tân Âu Châu này phải có một sự gắn bó sâu xa nội tại.


Trong trường hợp này chẳng hạn, đối với tôi, vấn đề là Cần phải chú ý hơn nữa đến các quốc gia đang là ứng viên, chẳng hạn như Romania, Bulgaria, Croatia cũng như Ukraine, Moldova, Georgia và Armenia, những xứ sở có một nền văn hóa cổ kính và cao cả. Và danh sách có thể được tiếp tục với các quốc gia khác ở vùng Balkans, như Serbia và Montenegro, Macedonia và Albania, những quốc gia Âu Châu không thể thiếu và là những quốc gia Tòa Thánh cảm thấy rất thân thương.


Vấn:     Ở Tây Ban Nha, những quyết định của chính phủ tân thủ tưởng Zapatero đã gây ra những cáo buộc tỏ ra những thành kiến chống Công Giáo. ĐTGM có nghĩ rằng cũng tại xứ sở này, theo truyền thống tôn giáo sâu xa, đang có cơ nguy xẩy ra một cuộc tấn công vào các giá trị của Giáo Hội Công Giáo hay chăng?


Đáp:     Trong một thời gian rất ngắn, tân chính quyền Tây Ban Nha đã ban hành hay đang chủ trương những đường lối liên quan đến điều kiện giảng dạy đạo Công Giáo ở học đường, đến vấn đề ly dị, vấn đề kết hiệp đồng phái tính, vấn đề phá thai, vấn đề trợ triệt sinh, những vấn đề rõ ràng cho thấy chẳng những chính phủ này chống lại các giá trị của Giáo Hội Công Giáo mà còn chống lại đại truyền thống nhân bản Kitô giáo của nhân dân Tây Ban Nha nữa.


Chính trị đang khôn ngoan lưu ý tới những niềm xác tín tôn giáo sâu xa của một dân tộc, hay ít là về đa số quần chúng. Điều này chưa từng xẩy ra ở Tây Ban Nha.


Những người Công Giáo Tây Ban Nha vẫn không ngừng lên tiếng, và họ chắc chắn sẽ không để mịnh bị đe dọa bởi các cuộc vận động của báo chí hay của những thứ thăm dò dư luận. Họ cũng sẵn sàng thực hiện một cuộc đối thoại nghiêm cẩn và xây dựng.

 

Vấn:     Trong những đề tài đang được tranh luận gay go nhất ở Âu Châu là những đề tài về luân thường đạo lý càng ngày càng nhiều, từ những đề tài liên quan đến gia đình tới đề tài liên quan đến việc nghiên cứu khoa học. Những nguyên tắc phóng khoáng được các quốc gia chiều theo đó là hoàn toàn theo chọn lựa của cá nhân. Tuy nhiên, Giáo Hội dường như đang kêu gọi các quốc gia hãy thiết lập các qui tắc, nói cách khác, đó là việc can thiệp vào đời sống riêng tư của cá nhân để hướng dẫn tác hành của họ. Điều này có nguy hiểm lắm chăng vì những kêu gọi này sẽ được coi như là một nỗ lực áp đặt sự thật ngay cả trên những người không nhìn nhận nó? Phải chăng đó là một trong những lý do khả hữu liên quan tới bầu khí thành kiến chống Công Giáo mà theo một số người đang tăng phát ở Âu Châu?


Đáp:     Vấn đề hết mọi cá nhân được quyền hoàn toàn quyết định về luân lý, đạo lý và chính trị, cũng như vấn đề can phải tôn trọng những quyết định như vậy, là những vấn đề, tôi có thể nói, tín điều phóng khoáng hơn ai hết của Kitô giáo.
Thế nhưng, chân lý mới là những gì giải phóng con người. Đó là lý do Giáo Hội không thể làm thinh hay không lên tiếng dẫn giải về những gì Giáo Hội biết đó là chân lý và là thứ chân lý giải phóng con người.


Người ta cần phải nhớ rằng một khi Giáo Hội can thiệp vào những vấn đề luân lý hệ trọng gây ra bởi lãnh vực chính trị thì không phải là Giáo Hội đưa ra những chứng minh về đức tin mà là những lý lẽ dựa trên lý trí được Giáo Hội cho là có giá trị nên khả chấp cho cả những ai không tin tưởng nữa.


Chẳng hạn, về những vấn đề quan trọng liên quan đến tình trạng nguy hiểm của phôi bào con người thì Giáo Hội đang thực sự nói gì đây? Điều duy nhất Giáo Hội làm đó là lập lại rằng phôi bào con người không phải là một thực thể riêng khác với bào thai, khác với một thai nhi hay một đứa bé sơ sinh, khác với người lớn mà phôi bào này sẽ trở nên. Đó là một sự thật hoàn toàn căn cứ vào lý trí và đó cũng là một sự thật theo khoa học nữa.


Bởi thế, phôi bào con người cần phải được bảo vệ theo phẩm vị làm người của nó, cũng như theo quyền sống của nó, giống heat như chúng ta là thành phần người lớn vậy. Nó không thể nào bị mạo dụng như là một phương tiện để đạt mục đích, cho dù mục đích này có cao quí mấy chăng nữa.


Cũng thế khi áp dụng vào các đề tài quan trọng khác hợp với giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Chúng tôi đưa ra những lý lẽ của lý trí, những lý lẽ tự chúng có giá trị, chứ không phải là những lập luận của đức tin, cho dù những lý lẽ ấy được đức tin soi động và xác nhận.

Ngoài ra, tôi xin nói thêm là những ai tin tưởng rằng Giáo Hội cần phải hạn chế mình vào vai trò “linh hướng” là vai trò chỉ liên quan tới lãnh vực lương tri nội tâm, đều hết sức lầm lạc, bởi vì, như Phúc Âm cho thấy, Giáo Hội là vấn đề của một “thành được xây trên núi”.


Vấn:     Trong Tuần Lễ Về Xã Hội Của Người Công Giáo Ý ở Bologna mới đây đã có vấn đề được đặt ra là không thể nào áp đặt chế độ dân chủ trong một thế giới chiến tranh loạn lạc. Thật vậy, vị Giáo Hoàng này bao giờ cũng chống chiến tranh. Bởi thế, không có vấn đề chiến tranh chính đáng, thậm chí không có cả vấn đề tự vệ chống lại kẻ tấn công, chống lại một cuộc khủng bố tấn công, như cuộc khủng bố tấn công ngày 11/9 ở Nữu Ước?


Đáp:     Bản văn thẩm quyền nhất cho thấy giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này vẫn là hiến chế mục vụ “Vui Mừng Và Hy Vọng” của Công Đồng Chung Vatican II ở khoản số 79.


Nguồn gốc của tất cả mọi cuộc chiến tranh đó là lầm lỗi của con người, những lỗi lầm lớn lao và không bao giờ than khóc cho đủ nếu người ta nghĩ đến thành phần vô tội phải trả giá bằng chính mạng sống mình cho những cuộc chiến ấy.


Thế nhưng, để bênh vực một người khỏi tay kẻ tấn công bất chính chẳng những được phép mà còn là một nhiệm vụ nữa, đó là lý do Tòa Thánh không ngần ngại yêu cầu là Liên Hiệp Quốc cần phải có đầy đủ quyền lực để can thiệp vào những trường hợp “khẩn cấp về nhân đạo” một cách nhanh chóng và hiệu nghiệm.


Tuy nhiên, vấn đề quyết tâm quan trọng nhất vẫn là việc làm sao để tránh đừng để xẩy ra chiến tranh và duy trì hòa bình. Điều này là những gì được bản hiến chế của công đồng này đề cập tới ở một số đoạn theo cách diễn tả bằng tiếng Latinh hay ho của nó: “de pace fovenda” (về nhiệm vụ cổ võ hòa bình” và “de bello vitando” (về nhiệm vụ tránh lánh chiến tranh).


Thế nhưng còn vấn đề chủ nghĩa dân chủ thì tôi nghĩ cần phải nói như sau: Chắc chắn là tất cả mọi người đều được sinh ra để sống tự do và đều muốn tự do quyết định về những gì chi phối đến họ trong đời sống tư riêng và công cộng. Thế nhưng, chế độ dân chủ là một hệ thống chính trị phức tạp không thể nào là những gì ngẫu tác. Nó liên quan tới một số giả định của lịch sử, tới nền văn minh pháp luật cũng như nền văn hóa xã hội.


Bởi thế, chính vì liên quan tới những vấn đề ấy mà cần phải thực hiện một cuộc sửa soạn, nhẫn nại và khôn ngoan, trong việc nới rộng những trường hợp dân chủ nơi nhân loại là những gì đáng ước mong.

 

Vấn:     Hình như thế giới ngày nay, hơn bao giờ hết, cần đến thẩm quyền về luân lý của Đức Giáo Hoàng để giải quyết những xung khắc của mình. Người ta đã thấy được cái yếu kém của Liên Hiệp Quốc trong vai trò là một tổ chức có khả năng giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế một cách cụ thể hiệu nghiệm. Bởi thế, có chính đáng hay chăng đối với trường hợp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nếu nước này bất đồng với Liên Hiệp Quốc, trong việc tự vệ chống khủng bố tấn công, bằng cách tấn công các quốc gia dường như tỏ ra ủng hộ khủng bố?


Đáp:     Nhất định là phải chiến đấu chống lại khủng bố rồi. Có lúc người ta cần phải ra tay. Tuy nhiên, để dập tắt những thùng thuốc nổ người ta không thể làm mà lại thiếu mất những hoạt động có tính cách đa phương, được bắt đầu bằng các tín vụ.


Thế nhưng, trước hết, cần phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa đã sản xuất ra và làm cho những thùng thuốc nổ ấy bùng lên. Những nguyên nhân ấy là những nguyên nhân về chính trị, xã hội và văn hóa, tiếc thay, cũng là những nguyên nhân dính dáng tới cả việc lạm dụng tôn giáo nữa.


Việc bắt đầu thực hiện vấn đề trao đổi văn hóa, nhất là ở cấp đại học và giới trẻ, viễn tượng về những vấn đề phát triển tốt đẹp về thương vụ, cũng như tình trạng tăng phát nơi trào lưu thành phần du lịch cũng có thể góp phần lớn vào việc giải quyết ấy.


Đức Giáo Hoàng, vị ngôn sứ tay vo, không ngừng đề cập tới những đường lối hòa bình, thuận hợp và cộng tác giữa các dân tộc. Tôi lấy làm hân hoan khi nghe thấy quí vị nói rằng thẩm quyền về luân lý của ngài được nhìn nhận.


Tôi cũng thấy như thế, rất thường, nơi thế giới ngoại giao, được bày tỏ thậm chí bởi các nhân vật không phải là Kitô hữu. Thế nhưng, có những trường hợp những đường lối hòa bình đòi phải can trường hơn là những đường lối chiến tranh chém giết.


Vấn:     ĐTGM có thể đề cập một cách cụ thể những gì Âu Châu có thể thực hiện cho hòa bình trên thế giới?


Đáp:     “Phát triển là một danh xưng mới của hòa bình”, đó là câu nói nổi tiếng của Đức Phaolô VI. Tôi nghĩ rằng, trước những diễn tiến có thể xẩy ra sau này, cũng như trước những thảm cảnh di dân của con người là những gì đang xẩy ra trước mắt chúng ta đây, Âu Châu có thể dấn thân cật lực hơn nữa trong việc giúp đỡ các quốc gia Phi Châu.


Từ quyết nghị của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào Tháng 10/1970, một quyết định đã được lập lại ở nhiều hội nghị quốc tế, đến cuộc hội nghị được Liên Hiệp Quốc tổ chức về vấn đề tài trợ cho việc phát triển vào Tháng Ba năm 2002, thì mục tiêu này đã được tái ấn định giành 0.7% của Tổng Sản Lượng của các quốc gia giầu thịnh nhất vào việc phát triển các quốc gia nghèo khổ.


Trong cuộc thượng nghị ở Nữu Ước vào Tháng Chín vừa qua (2004) về vấn đề chống tình trạng đói khổ và nghèo khổ, phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, do Đức Hồng Y Angelo Sodano, quốc vụ khanh của Tòa Thánh, đã hất sức nhấn mạnh đến điều này. Hiện nay chỉ số đóng góp của hầu hết các quốc gia Âu Châu chỉ mới ở vào khoảng 0.2% hay 0.3% tổng sản lượng của họ mà thôi.


Đó là một phương cách rất cụ thể, những gì chắc chắn mang lại những kết quả thiện ích, có thể hoàn thành việc dấn thân này, nhất là đối với các quốc gia nghèo khổ nhất ở Phi Châu, những quốc gia đã từng được một số quốc gia Âu Châu trong giòng lịch sử cho vay mướn mượn nợ.


Ngoài ra, những cấu trúc mới của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang hướng Âu Châu về những cơ hội quan trọng trong việc sử dụng năng lực mạnh mẽ về chính trị và luân lý của mình để can thiệp vào những miền hòa bình đang bị đe dọa hay đang bị vi phạm.


Thế nhưng, hiện nay vấn đề giao hữu đang được nới rộng nên tôi cần phải lập lại một lần nữa về những “căn gốc Kitô giáo”, vì, ngoài công lý và luập pháp, hòa bình đòi phải có những giá trị cao hơn nữa, như tình đoàn kết và sự hòa giải giữa các dân tộc.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 2-3/11/2004