GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 28/7/2005 NGÀY THÁNH THỂ |
1) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: 100 Ngày Làm Giáo Hoàng
2) Tòa Thánh với Những Loại Thuốc Chủng Ngừa được chế bằng những thai bào bị phá
3) Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài Thánh Lễ: Cảm Nhận và Thực Hiện (tiếp)
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: 100 Ngày Làm Giáo Hoàng
Vào ngày áp 100
ngày (19/4-28/7/2005) làm giáo hoàng của ĐTC Biển Đức XVI, phóng viên Tosatti
chuyên viên về Vatican của tờ La Stampa đã bày tỏ nhận định của mình về vị tân
giáo hoàng, vị ký giả cũng là tác giả cuốn sách bằng Ý ngữ đó là “Cuốn Tự Điển
về Giáo Hoàng Ratzinger: Bản Hướng Dẫn cho Giáo Triều Ngài”.
Vấn:
Đâu là ý tưởng nổi bật nhất, nguyên khôi nhất và quan trọng nhất về cuốn “Tự
Điển Giáo Hoàng Ratzinger”?
Đáp:
Tôi rất thích việc ngài suy tư về Ngai Tòa Thánh Phêrô – khó khăn và khó nuốt –
cũng như về Do Thái Giáo vào thời của Chúa Giêsu. Tân Ước chẳng là gì khác ngoài
việc dẫn giải về Do Thái Giáo, bắt đầu từ lịch sử của “lề luật, tiên tri và các
bản văn” về Chúa Giêsu mà vào thời của Chúa Giêsu chưa đạt được hình thức trọn
vẹn của mình như một sổ bộ dứt khoát cuối cùng, thế nhưng vẫn còn bỏ ngỏ và vì
thế được trình bày cho thành phần môn đệ như một chứng từ về chính Chúa Giêsu,
như các cuốn Sách Thánh mạc khải về mầu nhiệm của Người.
Đáp:
Chắc chắn là có mối nguy hiểm này. Luật tự nhiên và quyền tự nhiên dường như
đang gặp nguy hiểm ở thế giới Tây phương. Thế nhưng, một số trường hợp, tôi đang
cố ý nói tới chủ trương của nhiều nhà tư tưởng “trần thế” quan trọng ở Ý trong
những tháng vừa rồi, khiến cho người ta hy vọng rằng ít là một phần thế giới cho
mình là Kitô giáo sẽ hiểu được những nguy cơ xuất phát từ cá nhân chủ nghĩa, từ
cái châm ngôn “mọi ước muốn đều là quyền lợi”.
Vấn:
Ông có nghĩ rằng giáo triều Biển Đức XVI, Vị Giáo Hoàng Đức quốc đầu tiên qua
nhiều thế kỷ, có thể ảnh hưởng đến những đổi thay về chính trị và văn hóa của
quê hương đất nước ngài hay chăng?
Đáp:
Tôi không nghĩ thế. Tôi không nghĩ xứ sở sinh trưởng của ngài là mối quan tâm
chính yếu của ngài. Tôi lấy làm lạ vì thấy ngài coi nó như là một phần của thế
giới Tây phương, trong đó những hình thức mới của chủ nghĩa dân ngoại đang chiếm
ưu thế, và trong đó đang tái hiện tình trạng mê tín dị đoan gây ra bởi thiếu hụt
đức tin. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc tuyển chọn một vị Giáo Hoàng Đức quốc có thể
làm gia tăng sự hứng thú của đồng bào ngài vào hình ảnh và sứ điệp của ngài, như
là một tác hiệu về lâu về dài.
Đáp:
Tôi đã giành hai đoạn dài cho đề tài về chủ nghĩa tương đối. Tôi đã trích dẫn
ngay từ đầu là “Chủ nghĩa tương đối đã trở thành… vấn đề chính yếu của thời đại
chúng ta”. Ở một đoạn khác ngài viết rằng tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô “được
coi như một thứ bảo thủ xuất hiện như là một cuộc thực sự tấn công tinh thần tân
tiến”.
Đáp:
Tôi không dám nêu lên nhận định, cho bằng chia sẻ những cảm tưởng của mình. Ngài
tiến hành một cách nhẫn nại, khôn ngoan và tế nhị, thế nhưng ngài tiến hành và
thực hiện nhiều hơn là chúng ta nhận thấy. Ngài không sợ nhã nhặn nhưng hết sức
rõ ràng minh bạch để nói lên những điều nào đó.
Từ từ ngài để
cho thấy chiều kích nhân bản của ngài, một chiều kích hết sức phong phú, và là
một chiều kích không phải bao giờ cũng dễ dàng đối với một con người bẽn lẽn.
Ngài biết cách nói với thành phần đơn thành cũng như với thành phần triết gia,
và làm cho người ta hiểu biết về ngài, và đó là một khả năng không phải là thông
dụng. Tôi nghĩ rằng ngài sẽ làm nhiều điều tốt đẹp cho Giáo Hội và cho thế giới.
Vấn:
Hình như một phần của Âu Châu và thế giới Tây Phương hướng chiều về việc hợp
pháp hóa nghịch lại với luật tự nhiên và các giáo huấn của Kitô giáo. Một cuộc
đối chọi về các đề tài luân lý cũng như về mối liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia
dường như khó có thể tránh được. Theo ý của ông thì sao?
Vấn:
Là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, và là một nhà trí thức, Đức Joseph
Ratzinger đã nhúng tay một cách rõ ràng vào việc chống lại chủ nghĩa tương đối
về luân lý và đạo nghĩa. Ông đã khám phá ra những gì nơi mối liên hệ này khi
viết cuốn sách của ông?
Vấn:
Là chuyên viên
Vatican, ông có
thể cho biết nhận định tổng hợp về những ngày đầu tiên này của giáo triều Đức
Biển Đức XVI hay chăng?
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 27/7/2005
Tòa Thánh với Những Loại Thuốc Chủng Ngừa được chế bằng những thai bào bị phá
Theo Tòa Thánh thì không được phép sử dụng những loại chủng ngừa được chế tạo bằng những thai bào bị phá, thế nhưng những loại chủng ngừa này có thể được sử dụng trong những trường hợp khi không còn cách nào khác nữa.
Chủ trương này của Tòa Thánh được bày tỏ trong một văn kiện mới được phổ biến trong tờ điểm báo “Y Dược và Luân Lý” của Trung Tâm Đạo Lý Sinh Học thuộc Đại Học Công Giáo Rôma.
Giáo Hoàng Học Viện Về Sự Sống đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để trả lời cho “một vấn đề xác đáng được nêu lên bởi những hiệp hội phò sự sống ở Hiệp Chủng Quốc trước vấn đề này”. ĐGM Elio Sgreccia, chủ tịch của học viện này đã cho Đài Phát Thanh Vatican biết hôm Thứ Bảy 23/7/2005.
Vị giám mục này cắt nghĩ a rằng “ở Hiệp Chủng Quốc họ vẫn còn sử dụng một loại thuốc chủng được chế bằng những thai bào bị phá. Đã có việc hợp tác giữa những ai làm loại thuốc chủng ấy với những ai hành nghề phá thai. Đó là vấn đề đã khiến các phong trào phò sự sống tỏ ra chống đối”.
Đáp lại lời yêu cầu của vị giám đốc điều hành tổ chức Con Cái Thiên Chúa Cho Sự Sống là Debra Vinnedge, học viện này “đã tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về vấn đề những loại thuốc chủng ‘bị ươn’ này, và đã cung cấp kết quả của cuộc nghiên cứu ấy”, như lời vị giám mục chủ tịch viết trong văn kiện hồi đáp.
Vị giám mục cân nhắc: “Một đàng thì trẻ em có nhu cầu chủng ngừa, đàng khác thứ chủng ngừa ở những miền Hiệp Chủng Quốc được chế tạo khaỏng 20 năm trước đã sử dụng các thai bào bị phá”. Trước tình trạng ấy, học viện này đã nêu lên một giải đáp lưỡng diện trong văn kiện của mình như sau:
Một đàng “được phép sử dụng những thứ chủng ngừa ấy chỉ ở môi trường Hiệp Chủng Quốc, vì không còn những thứ chủng ngừa nào khác sẵn có vào lúc bấy giờ”, vị giám mục nói tiếp trên đài phát thanh. “Đàng khác, ‘việc hợp tác’ với vấn đề phá thai xẩy ra ở một khoảng cách về thời gian và không gian, liên quan tới những tế bào đầu tiên được sử dụng, những tế bào sau đó được làm gia tăng lên và được gieo trồng”.
Về vấn đề này, những ai hiện nay đang sử dụng thứ chủng ngừa ấy, “các y sĩ chích thuốc chủng ngừa này, trẻ em được chích ngừa, không thể nào liên lụy tới ‘việc hợp tác tội lỗi’”.
Họ không chịu trách nhiệm gì “về việc phá thai được thực hiện vào dịp ấy. Ở những nơi ấy, vào thời điểm ấy, được phép chích thuốc chủng này, hơn nữa, cần phải làm vì trẻ em cần đến nó”.
“Câu trả lời thứ hai đó là quốc gia… cần phải đòi hỏi là các kỹ nghệ sản xuất ra những thứ thuốc chủng không được sử dụng các thai bào”, nhất là những thai bào bị phá, “vì ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, những thứ thuốc chủng ngừa hiệu nghiệm có thể được chế tạo một cách thích hợp, như đang xẩy ra ở Âu Châu, bằng việc sử dụng tế bào thú vật”.
Tâm Phương, theo Zenit ngày 26/7/2005
Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài
Thánh Lễ: Cảm Nhận và Thực Hiện
(tiếp theo 14 Thứ Năm và 21 Thứ Năm)
Bởi vậy, khi chiêm ngắm
Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể là chúng ta chiêm ngắm một Vị Thiên Chúa
chẳng những “đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), mà còn là một
Vị Thiên Chúa đã Vượt Qua để chẳng những giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự
chết mà còn để ban cho chúng ta Sự Sống Thần Linh của Người qua Tặng Ân Thánh
Thần, một Vị Thiên Chúa chẳng những mong muốn chúng ta được vĩnh viễn và viên
mãn Hiệp Thông với Người “trong tinh thần và chân lý” (Jn 4:24), mà còn muốn qua
chúng ta, qua việc chúng ta thực sự và trọn hảo hiệp nhất với Người, làm cho thế
gian cũng được hiệp nhất với Người (x Jn 17:24).
Như thế, thực tại Chúa Giêsu hiện diện nơi Nhà Tạm chẳng những là một thực tại
nhắc nhở về Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Vượt Qua, mà còn là một thực tại
tiên báo về một Trời Mới Đất Mới, có trung tâm điểm là Tân Đô Gia-Liêm, nơi
Thiên Chúa ở giữa loài người. Nhờ Mầu Nhiệm Nhập Thể, vũ trụ hữu hình trở thành
một vương cung Thánh Đường, trái đất thành cung thánh của vương cung thánh đường
này, Giáo Hội là nhà tạm trên cung thánh thế gian và Kitô hữu như là những tấm
bánh thánh trong nhà tạm Giáo Hội. Và nơi Mầu Nhiệm Thánh Thể, một Mầu Nhiệm
hiện thực hóa Mầu Nhiệm Vượt Qua (khi cử hành phụng vụ Thánh Thể), mọi sự đã
thực sự được phục hồi trong Chúa Kitô (x Eph 1:10), nhưng vẫn đang được Thánh
Thần liên tục canh tân, qua việc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội Chúa Kitô,
cho tới khi thế giới đạt đến tầm vóc của nó vào lúc Chúa Kitô tái giáng trong
vinh quang, lúc Chúa Kitô trao vương quốc của Người cho Cha Người, để Cha là tất
cả trong mọi sự (x 1Cor 15:28).
Đó là lý do, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là việc Kitô hữu chúng
ta chẳng những tỏ ra tin thật Người đang Hiện Diện Thực Sự (Real Presence) trong
Bí Tích Thánh Thể, mà còn tỏ ra luôn tưởng nhớ đến Người, tỏ ra hết lòng tri ân
cảm mến Người, thật lòng khát khao Người và muốn được hoàn toàn thần hiệp với
Người “là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25), “Vị Chủ Chiên Nhân Lành hiến
mạng sống cho chiên được sự sống viên mãn (Jn 10:11,10). Trong Tông Thư về Năm
Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con ở khoản số 19, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
đã nhấn mạnh đến khía cạnh Hiện Diện Thần Linh của Thánh Thể liên quan mật thiết
đến khía cạnh Hiệp Thông Sự Sống của Thánh Thể như sau:
• “Khi các môn đệ đi Emmau xin Chúa Giêsu hãy ở ‘với’ các vị, Người đã đáp lại
bằng việc ban cho họ một tặng ân còn cao trọng hơn thế nữa, đó là, nhờ Bí Tích
Thánh Thể, Người tìm được cách để ở ‘trong’ các vị. Nhận lãnh Thánh Thể tức là
đi vào mối hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu. ‘Các con hãy ở trong Thày như Thày
ở trong các con’ (Jn 15:4). Mối liên hệ về việc ‘ở’ với nhau một cách sâu xa này
cho chúng ta được nếm hưởng trước thiên đường ngay trên trần gian này. Đó không
phải là điều ước mong lớn lao nhất của con người hay sao? Đó không phải là những
gì Thiên Chúa đã nghĩ đến khi Ngài thực hiện trong lịch sử dự án cứu độ của Ngài
hay sao? Thiên Chúa đã gieo vào tâm can con người một ‘nỗi đói khát’ Lời của
Ngài (x Am 8:11), một nỗi đói khát chỉ được thỏa nguyện chỉ khi nào được hoàn
toàn hiệp nhất với Ngài mà thôi. Chúng ta có thể ‘thỏa mãn’ Thiên Chúa ngay trên
trái đất này nơi mối hiệp thông Thánh Thể được ban cho chúng ta đây, với niềm
khát vọng được hoàn toàn mãn nguyện trên cõi thiên cung”.
Nếu việc đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là việc của lòng tin yêu
như thế thì việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ này cũng bao gồm cả việc chẳng
những đền tạ tội lỗi loài người xúc phạm đến Người mà còn tỏ ra muốn được Người
cho no thỏa Tặng Ân Thần Linh của Người nữa, để có thể Sống Thánh Chứng Nhân (x
Jn 15:26-27) về sự Hiện Diện Thần Linh của Người trong Thánh Thể cũng như về
Linh Đạo Thánh Thể của Người, một Linh Đạo Hiệp Thông Sự Sống.
Đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để đền tạ Người thì chẳng khác gì
như chúng ta đến với Người, trước hết, để đền tạ chính tội lỗi của chúng ta, như
người phụ nữ tội lỗi trong thành (x Lk 7:37-38), đến với tất cả tấm lòng tan nát
khiêm cung (được thể hiện qua cử chỉ lấy nước mắt rửa chân cho Chúa và lau chân
Chúa bằng tóc của mình), nhưng lại đầy tin tưởng yêu mến (qua cử chỉ hôn chân
Chúa và xức dầu thơm chân Người); hay đến để đền tạ tội lỗi trần gian, như vị
thiên thần xuất hiện để an ủi Người trong Vườn Nhiệt vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh
(x Lk 22:43), lúc Người đang cảm thấy buồn sầu đến nỗi chết được (x Mk 14:34),
tới độ đổ mồ hôi máu nhỏ xuống đất (x Lk 22:44). Trong Tông Thư Xin Chúa Ở Với
Chúng Con ở khoản số 18, như đã được trích dẫn ở đầu bài, Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II đã đề cầp đến vấn đề đền tạ này như sau:
• “Chúng ta hãy tìm giờ để quì trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để lấy đức tin và đức mến của chúng ta mà đền tạ những hành động vô ý và coi thường, nhất là những xỉ nhục Chúa Cứu Thế của chúng ta phải chịu ở nhiều nơi trên thế giới”.
Và việc đến với Chúa Giêsu
Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để xin được no thỏa Tặng Ân Thần Linh của Người thì
chẳng khác gì như chúng ta đến với Người đang đợi chờ chúng ta ở bên bờ Giếng
Giacóp, để Người bổ sức cho chúng ta, những tâm hồn đang cảm thấy nặng mình và
mệt mỏi (x Mt 11:28), nặng mình bởi trách nhiệm hay tội lỗi; mệt mỏi bởi cảm
thấy bị thiệt thòi, đụng chạm, hiểu lầm, chống đối, thất bại v.v., Người bổ sức
bằng cách ban cho chúng ta thứ nước không bao giờ khát là Thần Linh của Người (x
Jn 4:14, 7:37-39). Sau nữa, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để được
hiệp thông Thần Linh của Người còn là việc chúng ta chọn phần tốt hơn (x Lk
10:42), như Maria xưa, ngồi bên Chúa để lắng nghe Người và tâm sự với Người (x
Lk 10:39). Cũng trong cùng đoạn Tông Thư vừa được trích dẫn, Đức Thánh Cha Gioan
Phaolô II đã kêu gọi tác động này như sau:
• “Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút
nhiều linh hồn hơn tỏ lòng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói
của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người”.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL