GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 29/7/2005

 

1) Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh (tiếp)

2) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Công Đồng Chung Vaticanô II và Tính Chất Tân Tiến  (tiếp)

3) Tổ Chức Tiến Bộ Các Dân Tộc: Hội Nghị hằng năm, mục đích và dịch vụ

   

   

Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Tâm Bệnh

(tiếp 26 Thứ Ba27 Thứ Tư)

Vấn:     Các quan niệm về xã hội và y khoa của việc nghiên cứu khoa học cho thấy những gì về nhu cầu của một em nhỏ đối với một người cha và một người mẹ?

Đáp:    Bản tóm lược của bác sĩ Reekers và bác sĩ Byrd về một số văn liệu lớn liên quan tới vấn đề phát triển của trẻ em đã cho thấy tầm quan trọng sống còn của một người cha và một người mẹ cần thiết cho việc phát triển của một người con.

Thật vậy, việc nghiên cứu của khoa xã hội hợp với bản tuyên bố của Tòa Thánh Vatican gần đây là việc chủ ý làm cho một em nhỏ bị hụt hẫng đi một người cha hay một người mẹ ở chỗ các em được thành phần sống đời hôn nhân đồng tính nhận nuôi sẽ gây ra tai hại trầm trọng cho các em ấy.

Bản tuyên cáo của APA đã bỏ qua mớ kiến thức sâu rộng về nhu cầu của trẻ em như trong cuốn của Henry Biller là cuốn “Những Người Cha và Gia Đình: Các Yếu Tố Thân Phụ nơi Việc Phát Triển Con Cái”, một cuốn sách bao gồm thư mục có gần cả ngàn bài viết khác biệt hay sách vở về những khía cạnh tích cực của thành phần làm cha đối với con cái.

Những cuộc nghiên cứu này không thực hiện như là những gì thuộc về một thứ vận động về chính trị, mà là một thứ kiến thức sâu rộng nghiêm chỉnh để gia tăng việc chúng ta hiểu biết về vấn đề phát triển của trẻ em. Văn liệu về nhu cầu của một người con đối với một người mẹ thậm chí còn dồi dào hơn nữa, song cũng bị APA bỏ qua không màng gì tới cả.

Vấn:     Nếu ý nghĩ của APA thiên về việc ủng hộ vấn đề đồng tính hôn nhân cùng với việc thành phần này nhận con nuôi không được căn cứ vào việc nghiên cứu về y khoa, tâm bệnh và xã hội học, thì theo ông nó được căn cứ vào những gì đây?

Đáp:    Tôi tin rằng quyết định ấy là một quyết định theo ý hệ và chính trị, chứ không phải là một quyết định theo khoa y học hay là một quyết định về việc bảo vệ sức khỏe của người lớn hay của trẻ em.

Chủ trương phi khoa học này của APA làm cho chúng ta nhớ tới lời của ĐGH Biển Đức XVI về tình trạng độc đoán của chủ nghĩa tương đối ở Tây Phương.

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của mình là một tâm bệnh gia chuyên về bản chất và việc chữa trị tâm trạng giận dữ thái quá thì quyết định của APA bị ảnh hưởng mãnh liệt của một thành kiến thiên lệnh lâu đời đối với nền luân lý của DoThái Kitô Giáo, đặc biệt là của Công Giáo. Việc nhìn nhận về pháp lý mới đây cho vấn đề hôn nhân đồng tính ở Tây Ban Nha và Gia Nã Đại không được căn cứ vào khoa y học hay vào tình trạng phúc hạnh của người lớn và trẻ em là một chứng tỏ cho thấy thành kiến thiên lệnh ấy.

Thành kiến thiên lệnh này đã khiến cho không ít người Công giáo trải qua kinh nghiệm đối với các chuyên viên về tâm thần, thành phần chuyên viên này chê trách đức tin và luân lý của họ là những gì đã gây ra cho họ hay cho con cái của họ những rắc rối về cảm xúc, và thành phần chuyên viên này cố gắng thay đổi qui tắc về luân lý của họ đối với vấn đề tình dục.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005

 

TOP


Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, Công Đồng Chung Vaticanô II và Tính Chất Tân Tiến

 

(tiếp 27 Thứ Tư)

Vấn:     Dự phóng này, một dự phóng được các Nghị Phụ Công Đồng ấy đặt để trong hieên chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, thành công hay thất bại?

Đáp:    Trước bối cảnh của việc đọc một cách tụa hóa hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, Đức Gioan Phaolô II lập luận rằng văn kiện này cần phải được đọc theo quan điểm của Khoản 22. Tóm tắt thì khoản này nói rằng con người cần nhận biết Chúa Kitô để biết bản thân mình.

Chắc chắn là Đức Giáo Hoàng Biển Đức đồng ý rằng khoản này làm giảm đi những chữ nghĩa mâu thuẫn nếu nó được coi như cái lăng kính để đọc các phần khác của văn kiện này. Thế nhưng có bao nhiêu người Công Giáo trên thế giới, kể cả thành phần giáo sĩ, biết được tầm quan trọng của Khoản 22 ấy?

Việc giải thích phổ thông bản văn kiện này đó là nó cho thấy việc Giáo Hội công nhận tính chất tân tiến là những gì có thể chấp nhận được, và vì đó là ý muốn của Thần Linh mà người Công giáo thích ứng các việc thực hành và văn hóa của mình, kể cả văn hóa phụng vụ, với tinh thần tân tiến sớm bao nhiêu có thể.

Điều này đã gây ra việc xuất phát một thứ cách mạng về văn hóa trong Giáo Hội đến nỗi bất cứ những gì có tính cách tiền công đồng đều được đặt lại vấn đề.

Những kiểu trang phục phụng vụ, những hình thức kinh nguyện, những việc tôn sùng khác nhau, những bản thánh ca từng là một phần thuộc kho tàng văn hóa của Giáo Hội qua nhiều thế kỷ, đều chẳng những bị vứt bỏ mà còn chủ động dẹp đi nữa. Để làm một người Công Giáo hành đạo ở nhiều giáo xứ, người ta cần phải chia sẻ với nền văn hóa nhân gian thuộc thập niên 1960 và 1970.

Chống lại tình trạng này, Đức Ratzinger đã từng bị phê phán về những gì ngài gọi là “tính cách pho trương lòe loẹt và tính cách non nớt về mục vụ” – “việc hạ thấp phụng vụ xuống mức độ của một bữa tiệc trà giáo xứ và mức độ dễ hiểu của một tờ nhật báo thông dụng”.

Nếu dự phóng của hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” được hiểu là “việc dàn xếp vấn đề thực hành đức tin theo văn hóa tân tiến” thì tôi nghĩ rằng dự phóng này có vấn đề về phương diện mục vụ.

Tuy nhiên, nếu nó được đọc bằng lăng kính “Thảm Kịch của Chủ Nghĩa Nhân Bản Vô Thần” của thần học gia de Lubac thì tôi nghĩ rằng dự phóng ấy đang vươn tới con người được gọi là tân tiến và giúp họ tìm thấy bản thân họ, bằng cách phổ biến thần học về thân thể của Đức Gioan Phaolô II, khoa nhân loại học Ba Ngôi của bộ thông điệp “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”, “Giầu Lòng Thương Xót” và “Là Chúa và Là Đấng Ban Sự Sống”, cùng với những giá trị của Phúc Âm Sự Sống nơi Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” và “Rạng Ngời Chân Lý” – một dự phóng như thế thực sự mới chỉ là những gì bắt đầu và còn lâu mới khởi sự sinh hoa kết trái.

Vấn:     Về vấn đề giao tiếp của Giáo Hội với “thế giới” có vấn đề liên tục hay ngắt quãng nơi quan điểm của Giáo Hoàng Biển Đức và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị góp phần chính yếu vào hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” như thế nào?

Đáp:    Tôi nghĩ rằng sẽ có một sự liên tục ở chỗ Đức Biển Đức chắc chắn đồng ý là cần phải đọc hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” theo kiểu của thần học gia de Lubac, là văn hóa không phải là những gì trung dung về thần học, là chúng ta phải chọn lựa giữa văn minh yêu thương và văn hóa sự chết, là Chúa Kitô và khoa nhân loại Kitô giáo cần thiết để giải cứu chúng ta khỏi mạng lưới của những thực hành văn hóa và luân lý làm hủy hoại tính cách nguyên vẹn của con người và nuôi dưỡng chủ nghĩa buông thả.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt duy nhất về sắc thái đó là Đức Biển Đức ít có khuynh hướng sử dụng ngữ pháp đặc biệt là những gì được Đức Gioan Phaolô II ưa chuộng.

Chẳng hạn như Đức Gioan Phaolô II có lần nói rằng Giáo Hội của Công Đồng này “thấy mình như là hồn sống của tính chất tân tiến”. Rồi ngài định nghĩa tính chất tân tiến như là “một tụ điểm của những điều kiện giúp cho con người thể hiện tốt đẹp hơn tính chất trưởng thành của mình về tinh thần, luân lý và văn hóa”. Vấn đề ở đây là đó không phải là những gì được hầu hết con người ta nghĩ tới khi họ nghe thấy từ ngữ diễn tả “tính chất tân tiến”; và chắc chắn đó không phải là cách hiểu biết như người ta thấy xẩy ra nơi nhiều lập luận thức giả của thứ hiện tượng văn hóa ấy.

Từ những gì tôi đã đọc, Đức Biển Đức không theo sách lược tri thức này. Khi ngài nói về tính chất tân tiến ngài không cố gắng để tái định nghĩa lại ý nghĩa chung. Điều này có lẽ là vì ngài nghĩ rằng về ngữ pháp không có gì là lợi cho lắm khi trình bày Giáo Hội như tân tiến khi mà thành phần hậu tân tiến lại quá bận bịu với việc phê phán tính chất tân tiến. Nó chỉ làm cho người Công giáo lấy lại cho thăng bằng một thứ chủ trương đang bị lu mờ đi tính cách phổ thông của nó.

Cách thứ hai tôi nghĩ vai trò giáo hoàng của hai vị có thể khác nhau đó là trong khi Đức Gioan Phaolô II chú trọng tới đạo đức học và nhân loại học – và bởi vì đó là những đề tài chính yếu của hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” – thì Đức Biển Đức có thể sẽ chú trọng nhiều hơn đến giáo hội học, tập trung vào các đề tài trong hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” và sắc lệnh về đại kết cũng như với tất cả những gì về phụng vụ.

Trong cuốn “Thần Đô”, Thánh Âu Quốc Tinh viết rằng trong việc viết lên lịch sử thế giới theo sự quan phòng thần linh có một nét đẹp nào đó xuất phát từ cái tương phản của những thứ nghịch đảo, một tính chất hùng hồn nơi các biến cố thay vì nơi ngôn từ.

Khi so sánh giữa hai vai trò làm giáo hoàng này có một thứ tính cách hùng hồn về lịch sử nơi việc Đức Wojtyla, một người Balan được tuyển chọn để làm cho chủ nghĩa Marxít sụp đổ và chú trọng tới việc cổ võ một khoa nhân loại học Kitô giáo thay thế, trong khi Đức Ratzinger người Đức được tuyển chọn để đối đầu với các vấn đề gây ra bởi những thành phần mà trong đó có Lutherô và Nietzche.

Vai trò giáo hoàng này có thể chú trọng nhiều đến việc chữa lành các vết thương của Phong Trào Cải Cách được bắt đầu ở Đức, và chiến đấu với những gì được ngài gọi là “cái độc đoán của chủ nghĩa tương đối” mà giòng dõi tri thức của chủ nghĩa này cũng mang tính chất Đức quốc rất ư là mãnh liệt.

Việc này cho thấy vẻ đẹp và bàn tay can thiệp tối hậu của thần linh.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24-25/7/2005 

 

TOP

 

Tổ Chức Tiến Bộ Các Dân Tộc: Hội Nghị hằng năm, mục đích và dịch vụ 

 

Hội đồng quản trị của Tổ Chức Tiến Bộ Các Dân Tộc tổ chức một cuộc họp hằng năm ở Lima, Peru, từ 19-22/7. Tổ chức này được Đức Gioan Phaolô II thành lập để cổ võ việc phát triển toàn diện nơi người nghèo, nơi thành phần dân bản xứ, nơi thành phần hỗn chủng cũng như nơi các cộng đồng dân làng Mỹ-Phi Châu thuộc Châu Mỹ Latinh và Carebbean.

 

Từ khi được thiết lập vào năm 1992, tổ chức này, một tổ chức thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng “Đồng Tâm”, đã tài trợ trên 2 ngàn dự án lên tới gần 20 triệu Mỹ kim, để thực hiện những hình thức cụ thể “cử chỉ đoàn kết yêu thương của Giáo Hội đối với thành phần bị bỏ rơi và thiếu thốn nhất, như thành phần nghèo khổ, bản xứ, hỗn chủng và các cộng động làng quê Phi-Mỹ Châu – như hoa trái của yêu thương và bác ái”.

 

Năm nay tổ chức này đã chấp thuận 212 dự án để phát triển toàn diện các thành phần này, đặc biệt là các lãnh vực sau đây: 36.29% cho vấn đề sản xuất, như canh nông, tiểu thương hay các tiệm của cộng đồng; 23.55% cho những dự án hạ tầng chung như nước uống, hàng rào, nhà tiêu và các sảnh đường của cộng đồng; 18.15% cho các dinh thự như học đường, nhà cửa và các trung tâm sức khỏe; 16.60% cho việc giáo dục, như huấn luyện, truyền thông, đóng góp và phát hành; 5.49% cho các dự án hướng dẫn về sức khỏe, bao gồm cả các thứ đóng góp và huấn luyện”.

 

Các xứ sở được bao gồm trong các dự án này là Colombia, Peru, Bolivia, Brazil và Argentina, Chile and Caribbean.

 

Đức Ông Tejado nói rằng: “Giáo Hội không thể bị biến thành một tổ chức viện trợ nhân đạo; trái lại, sứ vụ của Giáo Hội bao gồm các cá nhân thuộc mọi khía cạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi thế, các dự án được trình bày cho tổ chức này cần phải bao gồm yếu tố bác ái Kitô giáo, đó là việc loan báo rằng nơi Chúa Giêsu Kitô con người có thể đến được với một Người Cha đầy yêu thương đối với người nghèo. Chứng từ này được thực hiện bằng việc cung cấp cứu trợ nhân danh Đức Thánh Cha cũng như bằng việc bao gồm tất cả mọi thành đạt vào trong lãnh vực của Giáo Hội địa phương”.

 

 Bá Vũ Ly, theo VIS ngày 26/7/2005

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ