GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 22/10/2006

 TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN

NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO

 

?  “Đức Ái là Hồn Sống của Truyền Giáo” - Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI cho Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm thứ 80, 22/10/2006

?  Ngày của Chúa - Dies Domini / Ngày của Con Người - Dies Hominis: Ngày nghỉ ngơi

?   Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

 

 

? “Đức Ái là Hồn Sống của Truyền Giáo” 

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo năm thứ 80, 22/10/2006

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1.         Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giới chúng ta sẽ cử hành vào Chúa Nhật 22/10 là cơ hội để chia sẻ trong năm nay về đề tài: ‘Đức Ái là hồn sống của truyền giáo’.

 

Trừ phi việc truyền giáo được đức ái hướng động, tức là trừ phi nó xuất phát từ tác động mãnh mẽ của tình yêu thần linh, bằng không nó sẽ có cơ nguy bị biến thành một thứ hoạt động thuần túy nhân đạo và xã hội. Thật vậy, tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người làm nên cốt lõi của cảm nghiệm và việc loan truyền Phúc Âm, và những ai đón nhận tình yêu này thì cũng trở thành chứng nhân của nó. Tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu ban sự sống cho thế gian, là tình yêu đã được cống hiến cho chúng ta nơi Chúa Giêsu, Lời cứu độ, hình ảnh tuyệt hảo của tình Cha Trên Trời xót thương.

 

Sứ điệp cứu độ bởi thế có thể được tóm gọn rõ ràng nơi những lời của Thánh Ký Gioan: ‘Tình yêu của Thiên Chúa bày tỏ nơi chúng ta là thế này, đó là Ngài đã sai Người Con duy nhất của mình đến thế gian để chúng ta nhờ Người mà được sống’ (1Jn 4:9).

 

Chính sau cuộc Phục Sinh mà Chúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ lệnh truyền loan báo tin mừng yêu thương này, và các Vị Tông Đồ, bề trong được quyền năng của Thánh Linh biến đổi vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, bắt đầu làm chứng cho Chúa Kitô là Đấng đã chết đi và sống lại. Từ đó, Giáo Hội đã tiếp tục sứ vụ này, một sứ vụ là một cuộc dấn thân bất khả châm chước và liên tục đối với tất cả mọi tín hữu.

 

2.         Vì vậy, hết mọi cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi để làm cho Thiên Chúa là Tình Yêu được nhận biết. Trong Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu của mình, tôi đã muốn dừng lại suy niệm về mầu nhiệm nền tảng đức tin của chúng ta đây. Thiên Chúa làm cho tất cả tạo vật cùng lịch sử loài người thấm đậm tình yêu thương của Ngài.

 

Từ ban đầu con người xuất phát từ bàn tay của Đấng Hóa Công như hoa trái của sáng kiến yêu thương. Sau đó, tội lỗi đã làm lu mờ đi hình ảnh của thần linh nơi họ.

 

Bị đánh lừa bởi Tên Gian Ác, Adong và Evà, những vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta, đã không sống trọn mối liên hệ của lòng tin tưởng giành cho Chúa của các vị, bằng việc chiều theo chước cám dỗ của Tên Gian Ác là kẻ gieo vào lòng họ sự ngờ vực cho rằng Chúa là một đối thủ và muốn giới hạn tự do của họ.

 

Bởi thế họ đã coi mình hơn tình yêu thần linh đã được giành cho họ, vì họ tin rằng nhờ đó họ quyết định theo ý riêng của mình. Hậu quả là họ đã đi đến chỗ mất đi hạnh phúc nguyên thủy của mình và nếm mùi đau thương của tôị lỗi và sự chết.

 

Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi họ. Ngài đã hứa ban ơn cứu độ cho họ cũng như cho miêu duệ của họ, loan báo trước cho họ biết rằng Ngài sẽ sai Người Con Duy Nhất của mình là Đức Giêsu, Đấng vào thời gian viên trọn đã mạc khải tình yêu của Ngài là Cha, một tình yêu có khả năng cứu chuộc hết mọi con người tạo vật khỏi cảnh nô lệ sự dữ và sự chết.

 

Thế nên, nơi Chúa Kitô, sự sống bất tử đã được truyền đạt cho chúng ta, truyền đạt chính sự sống của Chúa Ba Ngôi. Nhờ Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành không bỏ rơi con chiên lạc của mình, con người thuộc mọi thời đại được ban cho cơ hội để được hiệp thông với Thiên Chúa, Người Cha Xót Thương sẵn sàng đón nhận về nhà Người Con Hoang Đàng.

 

Một dấu hiệu bàng hoàng kinh ngạc của tình yêu này đó là Thập Giá. Tôi đã viết trong bức Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu rằng cuộc tử giá của Chúa Kitô trên Thập Giá là ‘tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra chống lại chính mình, nhờ đó chính Ngài nâng con người lên và cứu độ họ… Đây là một hình thức cực đoan nhất của tình yêu … Chính ở nơi đây mới có thể chiêm ngắm được sự thật này. Chính từ đó chúng ta mới hiểu được tình yêu này. Trong việc chiêm ngắm này Kitô hữu khám phá ra con đường mà họ phải sống và theo’ (đoạn 12).

 

3.         Vào ngày áp Cuộc Khổ Giá của mình, Chúa Giêsu để lại như một chúc thư cho các môn đệ của mình, thành phần đã qui tụ lại ở Căn Thượng Lầu để cử hành Lễ Vượt Qua, ‘giới luật mới – mandatum novum’: ‘Thày truyền cho các con điều này là các con hãy yêu thương nhau’ (Jn 15:17). Tình yêu huynh đệ Chúa Kitô xin thành phần ‘bạn hữu’ của Người là tình yêu xuất phát từ tình yêu thương thân phụ của Thiên Chúa.

 

Tông Đồ Gioan ghi nhận rằng: ‘Ai yêu mến là người được hạ sinh bởi Thiên Chúa và mến yêu Thiên Chúa’ (1Jn 4:7). Bởi thế, theo ý muốn của Thiên Chúa thì để yêu thương cần phải sống trong Ngài và bởi Ngài: Thiên Chúa là ‘ngôi nhà’ đầu tiên của con người, và chỉ khi nào ở trong Thiên Chúa con người nam nữ mới bừng lên ngọn lửa yêu thương thần linh là ngọn lửa ‘nung nấu’ thế gian. 

 

Bởi vậy, không có gì là khó hiểu là mối quan tâm đích thực truyền giáo, việc dấn thân ưu tiên của Cộng Đồng Giáo Hội, được gắn liền với lòng trung thành với tình yêu thần linh, và điều này là những gì chân thực đối với mọi cá nhân kitô hữu, với mọi cộng đồng địa phương, với các Giáo Hội riêng cũng như với toàn thể Dân Chúa.

 

Việc quảng đại sẵn sàng của thành phần môn đệ Chúa Kitô trong việc đảm trách các công cuộc tiến bộ về nhân bản và tâm linh lấy được nghị lực thực sự từ ý thức của việc truyền giáo chung này. Những công cuộc ấy, như Đức Gioan Phaolô II yêu dấu viết trong Thông Điệp Redemptoris Missio, cho thấy ‘hồn sống của tất cả mọi hoạt động truyền giáo là tình yêu, một tình yêu vẫn là và vẫn là mãnh lực lôi kéo của việc truyền giáo, và còn là ‘tiêu chuẩn duy nhất để phân định những gì được thực hiện hay chưa được thực hiện, những gì cần được thay đổi hay không được đổi thay. Nó là nguyên tắc cần phải hướng dẫn mọi hành động, và mọi đích điểm chi phối hành động. Khi chúng ta tác hành theo chiều hướng đức ái, hay được tác động bởi đức ái, thì không gì lại không thể và mọi sự đều tốt đẹp’ (đoạn 60).

 

Tóm lại, là thành phần thừa sai nghĩa là mến yêu Thiên Chúa với tất cả tâm hồn của mình, cho đến độ, nếu cần, chết vì Ngài. Biết bao nhiêu là các vị linh mục, Tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã cống hiến chứng từ cao cả yêu thương này bằng việc tử đạo ngay trong thời điểm của chúng ta đây!

 

Là thành phần thừ sai nghĩa là cúi mình xuống với những nhu cầu của tất cả mọi người, như Người Samaritanô Nhân Lành, nhất là những ai bần cùng nhất và thành phần cơ cực nhất, vì những ai yêu mến bằng Trái Tim Chúa Kitô thì không tìm kiếm tư lợi của mình mà là vinh quang của của Chúa Cha và thiện ích của tha nhân mình mà thôi.

Đó là cái bí mật của việc sinh hoa trái tông đồ nơi hoạt động truyền giáo vượt biên cương bờ cõi và các nền văn hóa, vươn tới các dân tộc và lam tới tận cùng thế giới.

 

4.         Anh chị em thân mến, chớ gì Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một cơ hội hữu ích để hiểu hơn nữa là chứng từ yêu thương, hồn sống của việc truyền giáo, là những gì liên quan tới mọi người. Thật vậy, việc phục vụ Phúc Âm không được coi là một cuộc mạo hiểm đơn độc mà là một cuộc dấn thân cần phải được mọi cộng đồng góp phần.  

 

Cũng như những ai đang ở tiền tuyến truyền bá phúc âm hóa – và ở đây tôi đang tri ân nghĩ đến những vị thừa sai nam nữ – nhiều người khác, trẻ em, giới trẻ và người lớn, qua những lời nguyện cầu và hợp tác của mình, góp phần bằng những đường lối khác nhau trong việc làn truyền Vương Quốc của Thiên Chúa trên thế gian. Hy vọng rằng việc tham dự này sẽ tiếp tục gia tăng, nhờ việc góp phần của mỗi người và mọi người.

 

Tôi muốn lợi dụng cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc cũng như với Chư Hội Truyền Giáo Của Tòa Thánh, những cơ cấu dấn thân điều hợp các nỗ lực được thực hiện khắp nơi trên thế giới để hỗ trợ hoạt động của những ai ở tiền tuyến truyền giáo.

 

Xin Trinh Nữ Maria, Vị đã chủ động hợp tác ngay từ ban đầu nơi việc truyền giáo của Giáo Hội bằng sự hiện diện của Mẹ dưới chân cây Thập Giá và bằng lời nguyện cầu của mình ở Căn Thượng Lầu, bảo trì hoạt động của họ và giúp cho các tín hữu trong Chúa Kitô càng biết yêu thương chân thực hơn, nhờ đó họ trở thành nguồn mạch nước sự sống trong một thế giới khát khao linh thiêng. Tôi hết sức mong muốn điều này, nên tôi ban Phép Lành của tôi cho tất cả anh chị em.

 

Tại Vatican ngày 29/4/2006

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/missions/documents/hf_ben-xvi_mes_20060429_world-mission-day-2006_en.html 

  

TOP

 

 

 ? Ngày của Chúa - Dies Domini / Ngày của Con Người - Dies Hominis: Ngày nghỉ ngơi

 

Tông Thư Dies Domini của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của văn khố Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html

 

(loạt bài về Chúa Nhật cho các Chúa Nhật kể từ Chúa Nhật 23/4/2006) 

 

Ngày nghỉ ngơi

 

64.           Qua một số thế kỷ, Kitô hữu đã giữ Ngày Chúa Nhật thuần túy như là một ngày để thờ phượng mà thôi, không mang lại cho ngày này ý nghĩa đặc biệt của một ngày Hưu Lễ nghỉ ngơi. Chỉ sang thế kỷ thứ tư luật dân sự của Đế Quốc Rôma mới công nhận cái tính cách tái diễn hằng tuần, quyết định rằng vào “ngày của mặt trời”, các vị thẩm phán, dân chúng ở các thành phố và những công ty kinh doanh khác nhau đều nghỉ việc (107). Bởi thế Kitô hữu hớn hở thấy được những ngãng trở được loại bỏ, những ngãng trở mà cho tới bấy giờ đôi khi đã khiến cho việc tuân giữ Ngày của Chúa phải anh hùng lắm mới làm nổi. Bấy giờ họ có thể tha hồ nguyện cầu chung với nhau mà không còn bị gặp trở ngại nữa (108).

 

Do đó thật là sai lầm khi thấy nơi khoản luật về nhịp điệu của tuần lễ này chỉ là một trường hợp lịch sử thuần túy không có một ý nghĩa đặc biệt nào đối với Giáo Hội, và là những gì Giáo Hội có thể tự nhiên bỏ qua. Ngay cả sau khi Đế Quốc này bị sụp đổ, các Công Đồng vẫn không ngừng chú trọng đến vấn đề dàn xếp để làm sao thực hiện việc nghỉ ngơi Chúa Nhật. Nơi những xứ sở có thiểu số Kitô hữu, và nơi các ngày lễ theo niên lịch không trùng với Chúa Nhật, thì Chúa Nhật vẫn là Ngày Của Chúa, ngày tín hữu đến với nhau thành cộng đồng Thánh Thể. Thế nhưng thực hiện việc này cần phải có những hy sinh thực sự. Kitô hữu không cho là chuyện bình thường khi Chúa Nhật, ngày của việc hân hoan cử hành, không phải là một ngày nghỉ ngơi, và nếu không có đủ thời giờ tự do thảnh thơi thì họ phải khó khăn lắm mới giữ cho Ngày Chúa Nhật được thánh hảo.

 

65.           Trái lại, mối liên hệ giữa Ngày của Chúa và ngày nghỉ ngơi nơi xã hội dân sự có một ý nghĩa và tầm quan trọng vượt ra ngoài quan điểm Kitô giáo chuyên biệt. Việc luân chuyển giữa vấn đề làm việc và nghỉ ngơi, một thứ luân chuyển được kiến tạo nơi bản tính của con người, là những gì theo ý muốn của chính Thiên Chúa, như được thể hiện qua câu truyện tạo dựng trong Sách Khởi Nguyên (x 2:2-3; Ex 20:8-11): nghỉ ngơi là một điều “linh thánh”, vì nó là cách thức con người rút khỏi chu kỳ đôi khi quá đòi hỏi của các công việc trần gian để tái ý thức rằng hết mọi sự đều là việc làm của Thiên Chúa. Có nguy cơ là quyền năng phi thường trên thiên nhiên tạo vật do Thiên Chúa ban cho con người có thể khiến họ quên rằng Thiên Chúa là Đấng Hóa Công mà mọi sự phải lụy thuộc. Chúng ta lại càng cần phải nhìn nhận việc lụy phục này trong thời đại của chúng ta đây, một thời đại mà khoa học và kỹ thuật đã làm gia tăng ngoài sức tưởng tượng cái quyền năng được con người thực hiện qua việc làm của họ ấy.

 

66.           Sau hết, cũng không được quên rằng ngay cả trong thời đại của chúng ta đây, đối với nhiều người, việc làm là những gì rất cùng cực, hoặc bởi những điều kiện làm việc thảm thương và lâu giờ – nhất là nơi những vùng nghèo khổ trên thế giới – hay vì tính cách dai dẳng của quá nhiều trường hợp bất công và khai thác giữa người với người ở những xã hội tân tiến hơn về kinh tế. Qua nhiều thế kỷ, khi ấn định luật lệ liên quan đến việc nghỉ ngơi Chúa Nhật (109), Giáo Hội trước hết đã nghĩ tới công ăn việc làm của thành phần tôi tớ và lao động, chắc chắn không phải là vì thứ công ăn việc làm này kém giá đối với những đòi hỏi thiêng liêng của việc giữ Ngày Chúa Nhật, nhưng vì cần phải điều chỉnh cho tốt đẹp hơn việc làm giảm bớt gánh nặng của nó, nhờ đó giúp cho mọi người có thể giữ Ngày của Chúa thánh hảo. Về vấn đề này, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Lêô XIII, trong Thông Điệp Rerum Novarum, đã nói về việc nghỉ ngơi Chúa Nhật như là quyền lợi của người công nhân cần phải được Quốc Gia bảo toàn (110).

 

Trong môi trường lịch sử của chúng ta đây vẫn cần phải có trách nhiệm để bảo đảm là hết mọi người có thể được hoan hưởng tự do, nghỉ ngơi và xả hơi theo như phẩm giá con người đòi hỏi, cũng như được thể hiện những nhu cầu về tôn giáo, gia đình, văn hóa và giao hệ, những nhu cầu khó có thể đáp ứng nếu không được bảo đảm ít là một ngày trong tuần để con người có thể vừa nghỉ ngơi vừa mừng lễ. Bình thường thì quyền lợi nghỉ ngơi này của người công nhân bao hàm quyền làm việc của họ, và, như chúng ta chia sẻ về vấn đề Kitô giáo hiểu biết Ngày Chúa Nhật, chúng ta không thể không nhớ tới, bằng một cảm quan liên kết sâu xa, nỗi khốn khó của vô số con người nam nữ, vì thiếu việc làm, đã bị ở trong tình trạng vô công rỗi nghề vào những ngày làm việc trong tuần nữa.

 

67.           Nhờ việc nghỉ ngơi Chúa Nhật mà những quan tâm và việc làm hằng ngày mới có thể được định hướng một cách thích đáng, ở chỗ, các thứ vật chất được chúng ta quan tâm hướng về những giá trị thiêng liêng; trong một lúc gặp gỡ nào đó hay ở một cuộc trao đổi ít bị dồn nén hơn, chúng ta thấy được chân dung của con người chúng ta đang sống với. Ngay cả những vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật đi nữa – những vẻ đẹp thường bị lọ lem bởi ước muốn khai thác thường quay lại phản chống chính con người – cũng có thể được tái khám phá và trọn vẹn hoan hưởng. Là ngày con người thảnh thơi với Thiên Chúa, với bản thân và với tha nhân, Chúa Nhật trở thành thời điểm con người có thể nhìn thấy một cách mới mẻ những kỳ diệu của thiên nhiên tạo vật, khiến họ say mê với cái hòa hợp một cách lạ lùng và diệu vợi là những gì, theo Thánh Ambrôsiô, phối kết nhiều yếu tố của vũ trụ này thành một “liên kết hiệp thông và an bình”, bằng “một thứ luật bất khả vi phạm của hợp hòa và yêu thương” (111). Những con người nam nữ bấy giờ có một cảm quan sâu xa hơn, như Thánh Tông Đồ nói, đó là “hết mọi sự Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành, và không cần phải bỏ đi điều gì nếu biết lãnh nhận với lòng tri ân cảm tạ, vì bấy giờ nó được lời Chúa và việc nguyện cầu thánh hiến” (1Tim 4:4-5). Nếu sau 6 ngày làm việc – thực ra được nhiều người giảm xuống còn 5 – người ta tìm giờ xả hơi và chú trọng hơn nữa đến các khía cạnh khác của đời sống của mình, thì việc tìm giờ này tương ứng với nhu câu thực sự hoàn toàn hợp với quan điểm của sứ điệp Phúc Âm. Bởi thế mà thành phần tín hữu được kêu gọi làm thỏa đáng nhu cầu này một cách nhất trí với việc tỏ bày niềm tin chung riêng của họ, như được thể hiện nơi việc cử hành và thánh hóa Ngày của Chúa.

 

Thế nên, cũng trong những hoàn cảnh đặc biệt của thời đại chúng ta đây, Kitô hữu bình thường cần phải chiến đấu để bảo đảm rằng luật pháp dân sự tỏ ra tôn trọng nhiệm vụ giữ Ngày Chúa Nhật thánh hảo của họ. Bất cứ ở vào trường hợp nào, theo lương tâm, họ buộc phải sắp xếp việc nghỉ ngơi Chúa Nhật của mình ở chỗ khiến họ có thể tham dự Thánh Thể, kiêng việc làm và những sinh hoạt không hợp với việc thánh hóa Ngày của Chúa, một ngày có đặc tính hân hoan và nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thể xác (112).

 

68.           Để việc nghỉ ngơi không thoái hóa thành trống rỗng hay chán chường, cần phải thực hiện vấn đề thăng tiến tâm linh, được thanh thơi hơn, có những cơ hội để chiêm niệm và hiệp thông huynh đệ. Thế nên, trong số những hình thức về văn hóa và giải trí được xã hội cung cấp cho, người tín hữu cần phải chọn những gì thích đáng nhất với một đời sống theo các qui định của Phúc Âm. Như thế việc nghỉ ngơi Chúa Nhật mới trở thành việc “loan báo”, khẳng định chẳng những tối thượng quyền của Thiên Chúa, mà còn cả cái ưu tiên và phẩm giá của con người đối với những đòi hỏi của đời sống xã hội và kinh tế, và ở một nghĩa nào đó ngưỡng vọng đến “trời mới” và “đất mới”, ở đó, việc giải thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho các thứ nhu cầu sẽ được kết thúc và hoàn tất. Tóm lại, Ngày của Chúa nhờ đó mới là ngày của con người nữa theo nghĩa đích thực nhất.

 

(còn tiếp vào mỗi Chúa Nhật) 

 

TOP

 

 

?  Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

(tiếp 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy 15 Chúa Nhật về Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử; 16 Thứ Hai, 17 Thứ Ba, 18 Thứ Tư 19 Thứ Năm về Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ; 20 Thứ Sáu 21 Thứ Bảy về Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Giải Đáp Vấn Nạn)

 

Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Giải Đáp Vấn Nạn

 

Thế nhưng, t ban đầu, đức tin Kitô giáo là mt trong nhng yếu t chính yếu, cùng vi yếu t Hy-La, đã hình thành văn hóa Tây phương, đến ni, có th nói văn hóa Tây phương là văn hóa Kitô Giáo, mt th văn hóa nhân bn Kitô Giáo, mt th văn hóa tôn trng, c võ và bo v phm v ln s sng ca con người, mt th văn hóa phc v không hưởng th, mt th văn hóa hip thông toàn cu hóa tình đoàn kết huynh đệ, giúp cho mi dân tc có th chung sng vi nhau như mt đại gia đình, trong công lý và hòa bình.

 

Bi thế, chng nhng để cu vãn mà còn s dng như phương tin truyn bá phúc âm hóa th văn hóa Tây phương đã lc xa đức tin Kitô giáo, và chính vì tách khi gc gác thn linh ca mình được th hin nơi đức tin Kitô giáo hn sng y, mà văn hóa Tây phương đã tr thành lc loài, băng hoi, đến độ tr thành mt th văn hóa được Đức C Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gi là “văn hóa s chết”, Đức Thánh Cha Bin Đức XVI đã nêu lên 4 li hun d thc tế nguyên văn như sau:

 

5.      Hun d th nht: “S nhân nhượng chúng ta hết sc cn đến bao gm c lòng kính s Thiên Chúa – tôn trng nhng gì người khác cho là linh thánh. Vic tôn trng đối vi nhng gì người khác cho là linh thánh y đòi hi là chính chúng ta cn phi tái hc biết vic t lòng kính s Thiên Chúa. Cm quan tôn trng này có th được tái sinh nơi thế gii Tây Phương ch khi nào nim tin tưởng vào Thiên Chúa được phát sinh, ch khi nào Thiên Chúa mt ln na tr nên hin hu đối vi chúng ta và trong chúng ta”.

 

6.      Hun d th hai: “Chúng ta không áp đặt nim tin này trên bt c mt ai. Vic d giáo như thế là nhng gì nghch li vi Kitô Giáo. Đức tin ch có th phát trin trong t do. Thế nhưng chúng ta mun kêu gi quyn t do ca con người nam n hãy hướng v Thiên Chúa, hãy tìm kiếm Ngài, hãy nghe tiếng ca Ngài”.

 

7.      Hun d th ba: “Thế gii cn đến Thiên Chúa. Chúng ta cn đến Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa như thế nào?” Theo ngài, đó là v Thiên Chúa mà “‘vic báo oán’ ca Người là thp t giá: mt tiếng ‘không’ đối vi bo lc và là ‘mt tình yêu thương cho đến cùng’. Đó là v Thiên Chúa chúng ta cn”.

 

8.      Hun d th bn: “Chúng ta không thôi t lòng tôn trng đối vi nhng tôn giáo và văn hóa khác, vic sâu xa tôn trng nim tin ca h, khi chúng ta minh nhiên và dt khoát loan truyn v Thiên Chúa chng li bo lc bng ni đớn đau ca Người; Đấng trước quyn lc s d t ra tình thương ca Người, để kìm hãm và chế ng s d”.

 

Căn c vào 4 điu hun d này ca ngài, chúng ta thy qu đúng như li ngài đã tr li cho mt ký gi Đức trong cuc phng vn ngày 5/8/2006, ti dinh ngh hè ca giáo hoàng Castel Gandolfo, liên quan chng nhng ti s đip ca chuyến tông du th bn ca ngài, mà còn ti mi s đip ngài chia s và kêu gi con người hin đại, c thế gii văn minh Tây phương ln thế gii Rp Hi Giáo, như li ngài gii đáp cho vn nn “ti sao thế gii càng tân tiến con người càng bo lon?”:

  

·         Vn đề căn bn đó là chúng ta cn phi tái nhn thc Thiên Chúa, không phi bt c v Thiên Chúa nào, mà là v Thiên Chúa có mt b mt con người, vì khi chúng ta thy Chúa Giêsu Kitô là chúng ta thy Thiên Chúa. Khi đi t đó chúng ta cn phi tìm cách gp g nhau trong gia đình, gia các thế h, ri gia các nn văn hóa và dân tc na. Chúng ta cn phi tìm cách hòa gii và chung sng thun hòa trên thế gii này, nhng đường li dn ti tương lai. Chúng ta s không thy được nhng con đường dn đến tương lai y nếu chúng ta không lãnh nhn ánh sáng t trên cao”. 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ