GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 18/11/2006

 TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN

 

?  “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: "Cuộc Phục Sinh của Người là một mầu nhiệm sáng giá của Kitô Giáo"

?  Văn Kiện của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh phổ biến ngày 10/10/2006 về chủ đề “Việc Chiến Đấu Chống Tình Trạng Băng Hoại”

?   Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria Cần Thiết  - Tiết III. Nhng Thành Qu

 

 

 

? “Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Kitô Phục Sinh là Niềm Hy Vọng cho Thế Giới”: "Cuộc Phục Sinh của Người là một mầu nhiệm sáng giá của Kitô Giáo"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng ngày 19/10/2006 tại Hội Nghị Toàn Ý Quốc về Giáo Hội ở Verona.

(xin đọc bài Huấn Từ cũng của Đức Thánh Cha cho Hội Nghị này đã được phổ biến từ Chúa Nhật 12 đến hết Thứ Sáu 17/11/2006 vừa rồi)

Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong thánh lễ được cử hành ở sân vận động túc cầu Bentegodi, với 42 ngàn người trực tiếp tham dự, chưa kể 60 ngàn người theo dõi qua những màn ảnh vĩ đại ở những nơi khác nhau trong thành phố này.

 

Quí Huynh khả kính trong Hàng Giáo Phẩm và Giáo Sĩ,

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay, trong việc cử hành Thánh Thể này, chúng ta sống giây phút chính yếu của Hội Nghị Toàn Quốc lần thứ tư về Giáo Hội ở Ý quốc, một hội nghị được tập trung quanh Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Tâm điểm của hết mọi biến cố giáo hội là Thánh Thể, nơi Chúa Kitô kèo chúng ta lại với nhau, nói với chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta và sai chúng ta đi.

 

Vận động trường Verona đây, nơi được chọn cho việc long trọng cử hành phụng vụ này, là những gì có ý nghĩa: nó là một nơi các lễ nghi không phải tôn giáo thường được cử hành, đó là những biến cố về thể thao lôi cuốn hằng triệu người hâm mộ.

 

Hôm nay, nơi này được tổ chức giành cho Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng thực sự hiện diện nơi Lời của Người, nơi cộng đồng Dân Chúa cùng với các vị Mục Tử của cộng đồng này, một cách cao cả, nơi Bí Tích Mình Máu của Người.

 

Hôm nay Chúa Kitô đến chốn Công Đường tân thời này để tuôn đổ Thần Linh của Người trên Giáo Hội Ý quốc, nhờ đó, được canh tân bởi hởi thở của Người bằng một Lễ Hiện Xuống mới, Giáo Hội này có thể ‘truyền đạt Phúc Âm trong một thế giới đang biến chuyển’, như được đề ra ở những chỉ thị mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Ý quốc cho những năm 2000-2010.

 

(Hai đoạn tiếp theo ngài ngỏ lời chào tất cả mọi chức sắc và thành phần trong Giáo Hội Ý, kể cả những ai theo dõi qua truyền hình và truyền thanh, và nhóm truyền thông theo dõi hội nghị này).

 

Bài Đọc Thánh Kinh được công bố cách đây ít lâu là những gì soi sáng cho đề tài của Hội Nghị này: ‘Thành Phần Chứng Nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh là Niềm Hy Vọng của Thế Giới’. Lời Chúa nhấn mạnh đến Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, một biến cố đã làm tái sinh nơi thành phần tín hữu một niềm hy vọng sống động, như Tông Đồ Phêrô nói ở đầu Bức Thư Thứ Nhất của ngài. Đoạn văn này là những gì làm nên cái trục chi phối cuộc hành trình để thực hiện những việc sửa soạn cho cuộc đại hội toàn quốc này. Là vị Thừa Kế của ngài, tôi cũng hân hoan kêu lên rằng: ‘Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta’ (1Pt 1:3), vì qua cuộc Phục Sinh của Con mình, Ngài đã tái sinh chúng ta và đã ban cho chúng ta niềm hy vọng vô địch của sự sống đời đời theo đức tin, nhờ đó chúng ta sống trong hiện tại mà bao giờ cũng hướng tới đích điểm, đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng với Chúa của chúng ta và là Đấng Cứu Độ của chúng ta.

 

Được kiên cường bằng niềm hy vọng này, chúng ta không được hãi sợ thử thách, những thử thách mà, dù đau thương và nặng nề, không bao giờ có thể làm hại đến niềm vui sâu xa bởi được Thiên Chúa yêu thương. Theo sự quan phòng yêu thương của mình, Ngài đã ban Con của Ngài cho chúng ta và chúng ta, cho dù không thấy Ngài, vẫn tin vào Ngài và mến yêu Ngài (x 1Pt 1:3-9). Tình Ngài yêu thương là đủ cho chúng ta rồi.

 

Nhờ được củng cố bởi tình yêu thương ấy, một tình yêu vững vàng tin tưởng vào cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu, một cuộc phục sinh làm nẩy sinh niềm hy vọng, mà chứng từ Kitô Hữu của chúng ta mới xuất phát và liên lỉ đổi mới. Chính ở nơi đây mới có ‘Kinh Tin Kính’ của chúng ta, một công thức của niềm tin làm nền tảng cho việc giảng dạy tiên khởi và tiếp tục như thế trong việc nuôi dưỡng Dân Chúa.

 

Nội dung của ‘bài giảng tiên khởi’ này, của việc loan báo này, việc loan báo làm nên bản chất của tất cả sứ điệp Phúc Âm, là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm Người, Đấng đã chết đi và sống lại vì chúng ta. Cuộc Phục Sinh của Người là một mầu nhiệm sáng giá của Kitô Giáo, là việc viên trọn dồi dào phong phú tất cả mọi lời hứa cứu độ, cũng là những lời hứa chúng ta đã nghe trong Bài Đọc Thứ Nhất được trích lại từ cuối Sách Tiên Tri Isaia.

 

(còn tiếp 2 ngày nữa)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo


http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061019_verona_en.html

 

 

TOP

 

 

 ? Văn Kiện của Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh phổ biến ngày 10/10/2006 về chủ đề “Việc Chiến Đấu Chống Tình Trạng Băng Hoại”

 

(tiếp 11 Thứ Bảy)

 

"Hiện tượng băng hoại: Bản Chất, Nguyên Nhân và Hậu Quả"

 

4-         Nếu vấn đề băng hoại gây thiệt hại trầm trọng theo quan điểm vật chất và gây gánh nặng cho việc tăng trưởng về kinh tế thì nó lại càng gây thiệt hại hơn nữa bởi ảnh hưởng của nó nơi những sản vật không phải là vật chất, những gì có liên hệ chặt chẽ với phẩm chất và chiều kích nhân bản của đời sống trong xã hội. Vấn đề băng hoại về chính trị, như Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội của Giáo Hội dạy, ‘làm tổn hại tới phận vụ đúng đắn của quốc gia, gây ra một ảnh hưởng tiêu cực cho mối liên hệ giữa thành phần cai trị với thành phần bị trị. Nó gây ra tình trạng gia tăng ngờ vực đối với các tổ chức công cộng, mang lại một niềm ác cảm mỗi ngày một hơn nơi thành phần công dân về vấn đề chính trị và thành phần đại diện chính trị, tiến tới chỗ làm suy yếu đi các cơ cấu tổ chức’ (khoản 411).

 

Có những liên hệ rất rõ ràng và được chứng thực bằng kinh nghiệm giữa vấn đề băng hoại và việc thiếu vắng văn hóa, giữa băng hoại và những hạn chế về tác hành nơi các hệ thống tổ chức, giữa băng hoại với chỉ số phát triển của con người, giữa băng hoại với các thứ bất công trong xã hội. Đó không phải chỉ là một tiến trình làm suy yếu đi guồng máy kinh tế: Băng hoại là những gì làm cản trở việc phát động con người và làm cho xã hội trở nên kém chân chính và ít vươn lên.

 

5.         Giáo Hội coi tình trạng băng hoại là một sự kiện rất trầm trọng làm méo mó guồng máy chính trị. Cuốn Tổng Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội cho thấy một nhận định rất tiêu cực như sau: ‘Băng hoại làm méo mó một cách sâu xa vai trò của các cơ cấu đại diện, vì chúng được sử dụng như một đấu trường đổi chác về chính trị giữa những yêu cầu của thân chủ và các dịch vụ của chính quyền. Bởi đó, những quyết định chính trị thiên về những mục tiêu nhỏ hẹp của những ai có được phương tiện ảnh hưởng đến các quyết định ấy, và là một trở ngại trong việc mang lại công ích cho tất cả mọi người công dân’ (khoản 411). Băng hoại được liệt kê ‘trong số những căn nguyên góp phần rất nhiều vào tình trạng chậm phát triển và nghèo khổ’ (khoản 447), và đôi khi nó cũng xẩy ra trong chính guồng máy viện trợ cho các quốc gia nghèo nữa.

 

Tình trạng băng hoại làm cho dân chúng bị hụt hẫng một thứ công ích căn bản, đó là thứ công ích về tính cách hợp pháp, ở chỗ tôn trọng các qui luật, ở chỗ hành sử đúng đắn các cơ cấu kinh tế và chính trị cùng với tính cách minh bạch. Tính cách hợp pháp thực sự là một thứ công ích giành cho hết mọi người. Thật vậy, nó là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển, vì tính cách hợp pháp có thể thiết lập mối liên hệ đúng đắn giữa xã hội, kinh tế và chính trị, cũng như vì nó có thể hiện thực môi trường tin tưởng làm nền tảng cho hoạt động kinh tế. Là ‘một thứ công ích’, nó cần phải được tất cả mọi dân tộc cổ võ, thật sự là tất cả mọi dân tộc đều có quyền hưởng cái sự thiện là tính cách hợp pháp này. Tính cách hợp pháp là một trong số những gì con người nam nữ có quyền sở hữu bởi việc làm người của họ. Việc thực hiện và nền văn hóa băng hoại cần phải được thay thế bằng việc thực hành và văn hóa có tính cách hợp pháp. 

 

6.         Theo quan điểm chế ngự nạn băng hoại thì hết mọi diễn tiến tích cực đều được thấy việc chuyển tiếp từ những xã hội độc đoán đến các xã hội dân chủ, từ các xã hội khép kín đến những xã hội cởi mở, từ những xã hội theo hàng dọc đến các xã hội theo hàng ngang, từ các xã hội tập quyền đến những xã hội phân quyền. Thế nhưng, cuộc chuyển giao không phải là một cái gì tích cực tự nhiên xẩy ra. Rất cần phải cẩn thận để việc cởi mở mới không làm suy yếu đi sức mạnh của những niềm xác tín về luân lý và tính cách đa nguyên không trở thành những gì cản trở cho những liên hệ xã hội vững chắc. Việc khủng hoảng về những tiêu chuẩn luân lý nơi nhiều xã hội tiến bộ có thể là những gì che đậy một mối hiểm nguy cả thể của nạn băng hoại, cả thể như mối nguy hiểm xẩy ra nơi cái khắt khe của nhiều xã hội cổ xưa. Có những thứ xã hội được cấu tạo cao, rất khắt nghiệt và khép kín, và thậm chí có những xã hội độc đoán về nội tại hay đối với thế giới bên ngoài. Có những xã hội tỏ ra linh động nhiều hơn và di động nhiều hơn, với những cấu trúc hợp lý cùng với những tổ chức dân chủ cởi mở và tự do.

 

Một mặt chúng ta có thể nhận thấy làm thế nào nạn băng hoại có thể dễ dàng xẩy ra nơi loại đầu tiên của các xã hội, vì nó khó nhận thấy được sự hiện diện của nạn băng hoại nơi những xã hội ấy: Những ai gây ra băng hoại và những ai làm kẻ khác bị băng hoại vẫn có thể là thành phần thầm kín, thậm chí họ còn được bảo vệ khi xẩy ra vấn đề thiếu minh bạch và khi quốc gia không biết căn cứ một cách chính đáng vào qui tắc của luật lệ. Nạn băng hoại có thể tự mình vĩnh tồn vì nó có thể dựa vào tình trạng ổn định. Tuy nhiên, mặt khác, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy làm cách nào mà, nơi loại thứ hai của các xã hội cũng có cả những thứ nguy hiểm ẩn nấp ở đó nữa. Tính cách đa nguyên thái quá có thể trở thành nguyên nhân gây ra việc làm suy yếu đi việc đồng thuận về đạo lý của thành phần công dân. Cái lộn xộn xuất phát từ những lối sống khác nhau cũng có thể làm yếu kém đi nhận định về luân lý liên quan tới vấn đề băng hoại. Việc biến mất những giới hạn về nội tại cũng như ngoại tại ấy của các xã hội này có thể là những gì dẫn tới chỗ làm dễ dàng hóa việc xuất cảng nạn băng hoại trên thế giới.

 

(Văn kiện dài này còn tiếp 2 ngày nữa)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/10/2006 (người dịch tự chia văn kiện này thành hai phần dưới hai tiểu đề cho dễ nhận thức bố cục và  nội dung của vấn đề được trình bày) 

 

 

TOP

 

 

?  Thánh Long Mộng Phố: “Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” - Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria Cần Thiết  - Tiết III. Nhng Thành Qu

 

(Cun Thành Thc Sùng Kính M Maria này đã b đứt quãng t ngày 23-9 Thứ Bảy, vì các bài về Kinh Mân Côi trong Tháng 10 và các bài nhận định của ĐTC GPII về chính cuốn sách này)

 

Chương Một: Tôn Sùng Mẹ Maria  - Cần Thiết 

  

Tiết III. Nhng Thành Qu

 

37.          Chúng ta cn phi minh nhiên đúc kết nhng gì tôi va nói: Th Nht, M Maria đã được Thiên Chúa ban cho quyn ch tr rng ln trên các linh hn tuyn chn. Bng không, M không th làm nơi cư ng ca M nơi h như Thiên Chúa Cha đã ch th cho M thc hin, và M cũng không th cưu mang h, nuôi dưỡng h, và làm cho h được sng đời đời vi tư cách làm m ca h. Bng không, h không th tr thành gia sn ca M, làm s hu ca M, và M không th hình thành h trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu trong h. Bng không, M không th cy vào lòng h nhng gc r nhân đức ca M, cũng không th tr thành cng tác viên bt kh phân ly ca Chúa Thánh Thn trong tt c nhng vic làm ca ân sng y. Tôi xin lp li, M không làm được mt s gì trong nhng s y, tr phi M được Đấng Toàn Năng ban cho quyn hn và quyn bính trên các linh hn ca h. Khi ban cho M quyn năng trên Người Con duy nht theo bn tính ca mình, Thiên Chúa cũng đã ban cho M quyn năng trên thành phn con cái được Ngài tha nhn – không phi nhng gì liên quan ti phn xác ca h – nhng gì không đáng k lm – mà là nhng gì liên quan ti linh hn ca h.

 

38.          M Maria là N Vương tri đất bi ân sng, như Chúa Giêsu là vua theo bn tính và bng vic chiến thng. Thế nhưng, như vương quc ca Chúa Giêsu Kitô hin hu chính yếu là nơi tâm can hay trong ni tâm ca con người, theo li Phúc Âm “Vương quc ca Thiên Chúa trong các người” thế nào, thì vương quc ca Đức Trinh N chính yếu cũng nơi ni tâm ca con người, tc trong linh hn h vy. Chính trong các linh hn mà M được vinh hin vi Con M, hơn là nơi bt c mt to vt hu hình nào khác. Bi vy mà, như các thánh, chúng ta có th gi M là N Vương các cõi lòng.

 

39.          Sau na, chúng ta cn phi kết lun rng, là nhng gì cn thiết đối vi Thiên Chúa như mt th  cn thiết được gi là ‘gi định’, (tc vì Thiên Chúa mun thế), Đức Trinh N li càng cn thiết cho con người trong vic đạt ti cùng đích ca h. Bi thế, chúng ta không được t lòng sùng kính M mt mc độ ging như lòng tôn sùng các v thánh khác, như là mt điu hoàn toàn tùy nghi.

 

40.          Tu sĩ Suarez Dòng Tên đạo hnh và trí thc, thn hc gia Justus Lipsius đạo đức và uyên bác, và nhiu người khác đã chng minh mt cách bt kh ph nhn được rng, vic tôn sùng Đức Bà là nhng gì cn thiết trong vic đạt được ơn cu độ. H chng t điu này theo giáo hun ca các v Giáo Ph, đặc bit là Thánh Âu Quc Tinh, Thánh Ephrem, thày phó tế Edessa, Thánh Cyrilô thành Giêrusalem, Thánh Germanô thành Constantinople, Thánh Gioan Damasceno, Thánh Anselm, Thánh Benado, Thánh Bernadino, Thánh Tôma và Thánh Bonaventura. Thm chí theo Oecolampadius và nhng bình lun gia khác thì vic thiếu tôn kính và mến yêu Trinh N Maria là mt du hiu chc chn b Chúa ph nhn. Trái li, du hiu vng chc được Thiên Chúa ưng nhn đó là vic trn vn và thc s sùng kính M.

 

41.          Nhng mu gương và nhng đon sách Cu Ước và Tân Ước đều cho thy s tht này, các ch trương và gương các thánh cũng xác nhn điu y, và lý trí ln kinh nghim cũng dy cho biết cùng chng t điu này. Thm chí ma qu và các k theo hn, khi phi đối din vi chng c ca s tht y, thường t ra bt đắc dĩ phi công nhn đúng là như thế. Để vn gn, tôi ch xin trích dn mt trong nhiu đon tôi đã thu thp được t các v Giáo Ph và các v Tiến Sĩ ca Giáo Hi đã t ra ng h s tht này mà thôi. “Ôi Đức Trinh N, tôn sùng M là phương tin cu độ Thiên Chúa ban cho nhng ai Ngài mun cu độ (Thánh Gioan Đamascênô).  

42.          Tôi có thể kể nhiều câu truyện để làm chứng về những gì tôi vừa nói.

(1)           Một câu truyện được ghi lại trong cuốn niên ký của Thánh Phanxicô. Vị thánh này đã thấy, trong lúc ngất trí, một cái thang rất lớn vươn lên tới trời, có Đức Trinh Nữ đứng ở đầu thang. Ngài đã được cho biết rằng đấy là cái thang mà tất cả chúng ta cần phải leo lên trời.

(2)           Một câu truyện khác liên quan tới cuốn niên ký của Thánh Đaminh. Gần Carcassonne, nơi Thánh Đaminh đang giảng dạy về Kinh Mân Côi, có một người lạc đạo bất hạnh bị ám bởi một đám đông ma quỉ. Những thần dữ này cảm thấy bối rối khi chúng bị Đức Mẹ buộc chúng phải thú ra nhiều sự thật lớn lao và an ủi liên quan tới việc tôn sùng Mẹ. Chúng đã làm điều ấy một cách rõ ràng và mạnh mẽ tới độ, dù việc chúng ta tôn sùng Đức Mẹ có yếu kém đến đâu, chúng ta cũng không thể nào đọc câu truyện thực sự này mà không ứa nước mắt vui mừng, một câu truyện đám ma quỉ không muốn tiết lộ liên quan tới việc tôn sùng Đức Mẹ.

(còn tiếp vào các Ngày Thánh Mẫu Thứ Bảy hằng tuần)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ