GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 12/8/2006 TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN |
? Fatima: Đạo Binh Dàn Trận – Thiếu Nhi Fatima Phanxicô
? Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông
? HÀNH TRÌNH VIỆT NAM (tiếp) - Ngưỡng Vọng Việt Nam
Fatima: Đạo Binh Dàn Trận – Thiếu Nhi Fatima Phanxicô
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
(Loạt bài về Thánh Mẫu Fatima vào mỗi Thứ Bảy hằng tuần từ 27/5/2006)
Trong Đạo Binh Dàn Trận của Đức Mẹ Mân Côi Fatima, nếu Thiếu Nhi Fatima Lucia lớn nhất đóng vai trò tiền đạo theo ơn gọi “chấp nhận mọi đau khổ” riêng của mình, như đã được trình thuật trong bài trước cho số báo TTĐM 344, 8-9/2006, thì Thiếu Nhi Fatima Phanxicô đóng vai trung đạo theo ơn gọi “đền tạ những xúc phạm” của mình.
Thật thế, Nếu Lucia thực hiện ơn gọi hy sinh của Thiếu Nhi Fatima bằng việc “chấp nhận mọi đau khổ” thế nào, thì Phanxicô cũng thực hiện ơn gọi hy sinh của Thiếu Nhi Fatima bằng việc “đền tạ những xúc phạm” như vậy. Theo Hồi Niệm Thứ Bốn của mình, chị Lucia đã cho chúng ta thấy hình ảnh một Phanxicô ngày xưa, ngày trước Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, thích ngồi ở một tảng đá trên đồi cao để thổi sáo, nhưng sau đó đã bỏ thói quen và sở thích lành mạnh của mình này, thậm chí bỏ cả những giây phút chơi đùa vui vẻ hữu ích với chị Lucia và em Giaxinta của mình để tìm chỗ cầu nguyện an ủi Đấng được em gọi là “Chúa Giêsu ẩn thân” của em. Sở dĩ em tự nhiên xu hướng về việc đền tạ và chú ý đến việc đền tạ nhất, đền tạ cả Chúa Giêsu Thánh Thể lẫn Mẹ của Người, là vì em bị cảm kích trước hình ảnh của gương mặt thảm sầu của Mẹ Maria khi Mẹ nói lời kết thúc Biến Cố Thánh Mẫu Fatima cũng là lời làm nên cốt lõi của Sứ Điệp Fatima: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”.
Thật ra, theo lời Đức Mẹ nói, việc hiến mình hy sinh chịu mọi đau khổ của 3 Thiếu Nhi Fatima có hai mục đích rõ ràng, đó là, thứ nhất, để đền tạ Thiên Chúa bị tội lỗi xúc phạm, và, thứ hai, để cầu cho tội nhân ăn năn cải thiện đời sống. Thế nhưng, đối với Phanxicô là Thiếu Nhi Fatima chú trọng đến Thiên Chúa hơn các tội nhân, thì mục đích thứ nhất vẫn quan trọng và khẩn thiết hơn. Hồi Ký Lucia 4 thuật lại điều này như sau:
“Ngày kia, con hỏi em: 'Phanxicô, điều nào em thích hơn, an ủi Chúa chúng ta hay cải hối các tội nhân để không một linh hồn nào phải xuống hoả ngục nữa?'. 'Em thích an ủi Chúa chúng ta hơn. Chị không để ý đến tháng vừa rồi Đức Mẹ của chúng ta buồn lắm sao, khi Người nói rằng người ta không được xúc phạm đến Chúa của chúng ta nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm nhiều rồi? Em thích an ủi Chúa chúng ta rồi mới cải hối các tội nhân để họ đừng xúc phạm đến Ngài nữa.
“Có một lần, con và Giaxinta vào phòng của em, em nói với chúng con: 'Hôm nay đừng nói nhiều nghe vì em nhức đầu lắm đó. Giaxinta nhắc anh: 'Nhưng đừng quên dâng cầu cho tội nhân nghe'. 'Ừ. Nhưng anh phải dâng để an ủi Chúa chúng ta và Đức Mẹ của chúng ta trước đã, rồi sau đó mới dâng cho các tội nhân và Đức Thánh Cha'”.
Đền tạ, đối với Phanxicô, cũng như với Giaxinta và Lucia, trước hết ở tại việc hy sinh chịu mọi đau khổ Chúa gửi đến cho. Chị Lucia đã đề cập đến điều này như sau:
“Một ngày kia, khi con tỏ cho em biết rằng con bất hạnh là chừng nào khi bị những tấn công đầu tiên bắt nguồn từ cả trong gia đình lẫn bên ngoài, Phanxicô đã phấn khích con bằng những lời này: 'Không sao đâu! Đức Mẹ đã chẳng nói là chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau khổ đó sao, để đền tạ Chúa của chúng ta và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Người, vì tất cả những tội lỗi mà các Ngài phải chịu? các Ngài buồn quá đi! Nếu chúng ta ủi an các Ngài bằng những chịu đựng này thì chúng ta sung sướng biết bao!'”
Riêng trường hợp của em, em đã chịu khổ để đền tạ như được chị Lucia thuật lại như sau:
“Trong khi bị bệnh, em lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ và bằng lòng. Có những lần con hỏi em rằng:
- Phanxicô ơi em có đau lắm không?
- Đau lắm chị, nhưng không sao! Em đang chịu khổ để an ủi Chúa, để rồi sau đó, một thời gian ngắn nữa thôi, em sẽ về trời mà!
- Khi em lên đó rồi, đừng quên xin Đức Mẹ đem chị lên trên ấy sớm nhé.
- Em không xin điều đó đâu! Chị quá rõ là Người chưa muốn chị ở đó mà.
Trước khi em chết 1 ngày, em nói với con rằng:
- Chị coi! Em bệnh quá sức; giờ đây không còn lâu nữa em sẽ về trời.
- Vậy thì em hãy nghe đây. Khi em lên đó rồi, đừng quên cầu nguyện thật nhiều cho các tội nhân nhé, cho Đức Thánh Cha, cho chị và cho Giaxinta nữa.
- Vâng, em sẽ cầu nguyện. Thế nhưng, tốt hơn chị hãy xin Giaxinta cầu nguyện cho những điều này, vì em sợ rằng em sẽ quên mất khi em được thấy Chúa. Vào lúc ấy em chỉ muốn an ủi Chúa mà thôi”.
Phải, đền tạ, đối với Phanxicô, không những là hy sinh chịu khổ vì Chúa, còn chính là an ủi, là thông cảm với Chúa, Đấng đã bị xúc phạm và tỏ ra buồn sầu.
Phanxicô đã an ủi và thông cảm với Chúa là Đấng Quá Sầu Buồn ở chỗ thích sống gần gũi với Chúa. Đối với em, gần gũi, kề cận với Chúa Giêsu cũng là một việc cần thiết để an ủi Chúa. Do đó, hễ có dịp là Phanxicô tìm đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà em gọi là Chúa Giêsu Ẩn Thân. Chị Lucia kể lại rằng:
“Ngày kia, em ra khỏi nhà gặp con… Con bắt đầu đi đến trường, và trên đường đi, con đã nói với các người em họ của con về tất cả những điều này (cầu nguyện cho một người mẹ có đứa con trai bị tố cáo phạm tội có thể bị tù đầy, như bà này đã nhờ chị Têrêsa là chị ruột của Lucia xin Lucia cầu với Đức Mẹ cứu con của bà). Khi chúng con tới Fatima, Phanxicô nói với con rằng:
- Chị ơi! Trong khi chị đi đến trường, em sẽ ở lại với Chúa Giêsu Ẩn Thân, và em sẽ xin Người ban ơn ấy cho.
Tan học, con đến gọi em mà hỏi:
- Em có cầu xin Chúa ban cho ơn ấy không vậy?
- Có, em có cầu nguyện. Xin chị nói với chị Têrêsa rằng anh ấy sẽ được về nhà mấy ngày nữa.
Thật thế, mấy ngày sau, người con trai đáng thương về đến nhà. Vào ngày 13, anh ta và cả nhà đến tạ ơn Đức Mẹ về điều ấy.
Một lần khác, con nhận thấy là, sau khi chúng con đã rời nhà, Phanxicô bước
đi rất chậm. Con hỏi em:
- Làm sao vậy. Em hầu như không thể bước đi nổi nữa rồi!
- Em bị nhức đầu quá đi, em cảm thấy sắp ngã đến nơi rồi nè.
- Vậy thì đừng đi nữa. Em hãy ở nhà đi!
- Em không muốn đâu. Em thích ở trong nhà thờ với Chúa Giêsu Ẩn Thân trong khi chị đi học”.
Đối với Phanxicô, đền tạ chẳng những ở tại việc hy sinh vì Chúa, gần gũi với Chúa, mà còn tránh làm bất cứ điều gì làm mất lòng Chúa nữa.
Chị Lucia thuật lại như sau:
“Khi thấy con bối rối và ngờ vực, em khóc và nói: 'Nhưng làm sao mà chị lại có thể cho rằng đó là việc của ma qủi? Chị không thấy là Đức Mẹ và Thiên Chúa ở trong ánh sáng cao vời đó sao? Không có chị làm sao chúng em tới đó được, vì chị là người đối đáp mà'. Đêm đó, sau khi dùng cơm tối, em đến nhà con, gọi con ra hiên nhà mà nói: 'Này! Mai chị không đi thật à?' 'Chị không đi thật mà. Chị đã bảo với các em là chị sẽ không trở lại đó nữa thây'. 'Thế thì xấu hổ thật! Tại sao bây giờ chị lại có thể nghĩ như vậy được? Chị không thấy rằng việc đó không thể nào là việc của ma qủi ư? Thiên Chúa đã buồn sầu vì bao tội lỗi đủ rồi, bây giờ chị không đi, Người lại còn buồn hơn nữa! Thôi, chị nói đi đi!'”
(còn tiếp vào mỗi Thứ Bảy hằng tuần)
Lebanon: “Những Ngày Lịch Sử Cuối Cùng”?: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông
Tình Hình Căng
Thẳng
giữa
Do Thái và Các Nước
Ả
Rập
Hồi
Giáo ở
Trung Đông
1948-1949 – Độc lập, chiến tranh và đình chiến: Bản tuyên ngôn của nhà lãnh đạo phong trào Phục Quốc Do Thái David Ben-Gurion ở Tel Aviv ngày 14/5/1948 công nhận Do Thái là một quốc gia độc lập đã châm mồi cho lực lượng đồng minh Ai Cập, Syria, Transjordan, Lebanon và Iraq thực hiện việc tấn công xâm chiếm nước Do Thái. Thế mà, sau 15 tháng, những người Do Thái chẳng những không bị thua mà còn nới rộng quyền lực của mình tới miền bắc Galilê và miền nam Negev. Việc đình chiến bảo đảm đã chia cắt Giêrusalem giữa Do Thái và Jordan, nhưng còn số mệnh của 400 ngàn người Ả Rập Palestine chạy loạn trong thời gian chiến tranh đang ở những lều trại gần biên giới không được giải quyết.
1956 – Cuộc chiến ở Sinai: Những cuộc săn bắt và nổi dậy giữa những người Ả Rập và Do Thái, cùng với việc Ai Cập chiếm Kinh Đào Suez đã khiến Do Thái xâm chiếm Đảo Sinai. Trong khi Pháp và Hiệp Vương Quốc kiểm soát kinh đào Suez thì Do Thái chiếm giải Gaza và Sharm el Sheikh ở mũi nhọn Đảo Sinai là chỗ kiểm soát ngõ ra vào Vịnh Aqaba và Ấn Độ Dương. Do Thái đã rút quân vào năm 1957 khi vịnh này được Liên Hiệp Quốc bảo toàn.
1959 – Al Fatah và PLO: Yasser Arafat và Abu Jihad (Khalil al-Wazir) thành lập Al Fatah, một từ ngữ viết tắt của Phong Trào Quốc Gia Giải Phóng Palestine (Palestine National Liberation Movement). Phong trào này phát triển nhanh chóng vào thập niên 1960 và trở thành một lực lượng lớn nhất và giầu nhất của phe Palestine. Vào năm 1969, Arafat trở thành chủ tịch của phong trào này PLO (Palestine Liberation Organization), một nhóm được thành lập từ năm 1964 như là một cái dù che chở cho những khối khác nhau đang tham chiến chống đánh Do Thái. Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ban cho PLO vị thế làm quan sát viên ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/1974.
1967 – Cuộc chiến 6 ngày: Vào Tháng 5/1967, Ai Cập đóng Vịnh Aqaba không cho tầu bè của Do Thái đi lại, và bắt đầu vận động lực lượng tấn công Do Thái. Syria và Jordan cũng tiến đến chỗ tấn công Do Thái. Để đối đầu, Do Thái đã tấn công họ. Từ ngày 5/6, không quân Do Thái đã phá hủy các máy bay của Ai Cập còn ở trên mặt đất. Được yểm trợ bởi không lực trên trời, các đoàn xe tăng và bộ binh của Do Thái đã chiếm đảo Sinai 3 ngày. Ngoài ra, Do Thái cũng làm chủ cả vùng Cao Nguyên Golan, miền Tây Ngạn Sông Dược-Đăng, bao gồm cả Cổ Thành Giêrusalem (là nơi sau này Do Thái chiếm cứ), và giải Gaza. Cuộc chiến này đã được chấm dứt vào ngày 10/6, nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp.
1970 – PLO bị đẩy lui: Những cuộc đụng độ bằng những loại súng cối giữa Do Thái và Palestine ở Jordan, cùng với những cuộc không tặc do các tay hiếu chiến Palestine gây ra, đã khiến cho người ta sợ rằng Jordan có thể sẽ bị PLO chiếm cứ. Quân đội Jordan đã đẩy lui PLO ra khỏi xứ sở của họ vào năm 1971, và PLO tái định quân tại Lebanon. Vào Tháng 9/1972, một nhóm hiếu chiến được gọi là Tháng Chín Đen đã giết chết 11 lực sĩ Do Thái tại Thế Vận Hội ở Munich Đức Quốc.
1973 – Cuộc chiến tranh Yom Kippur: Ai Cập và Syria cùng nhau tấn công Do Thái vào ngày 6/10 năm này, ngày lễ Yom Kippur của Do Thái. Iraq cũng tham gia cuộc tấn công ấy, và các quốc gia Ả Rập khác ra tay hỗ trợ cuộc tấn công. Bị đánh bất ngờ, Do Thái đã mất mấy ngày để lấy lại thăng bằng, với số tử thương nặng nề, nhưng đã đẩy lui được lực lượng tấn công. Thậm chí Do Thái đã đẩy lực lượng Ai Cập sang bên kia Kinh Đào Suez và chiếm vùng tây ngạn kinh đào này. Do Thái cũng chiếm những vùng lớn của lãnh thổ Syria trước khi các lực lượng Ả Rập đồng ý ngừng chiến do Liên Hiệp Quốc sắp xếp. Qua một loạt hiệp ước năm 1974, Do Thái đã đồng ý rút lực lượng của họ khỏi kinh đào Suez về lại Sinai và tiến đến chỗ ngừng chiến với Syria. Thế nhưng, cuộc chiến này đã làm cho Do Thái trở thành một quyền lực chủ chốt trong vùng.
1979 – Những hiệp ước Camp David: Ai Cập và Do Thái đã ký một hiệp ước hòa bình vào ngày 26/3 chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh xẩy ra giữa họ trong 30 năm qua. Để đáp lại việc Ai Cập nhìn nhận Do Thái có quyền hiện hữu, Do Thái đã trả lại cho Ai Cập Đảo Sinai. Hai nước này còn chính thức thiết lập ngoại giao với nhau nữa.
1982 – Cuộc
chiến
ở
Lebanon:
Chỉ
sau ít tuần
rút khỏi
Sinai, những
chiếc
phản
lực
của
Do Thái đã
dội
bom các thành trì của
PLO ở
Beirut và miền
nam Lebanon bằng
những
cuộc
săn
đuổi
trả
đũa.
Sau đó
ít lâu, quân
đội
Do Thái đã
xâm chiếm
Lebanon và bao vây Beirut
đang
lưỡng
lự
thương
thảo
với
PLO. Sau 10 tuần
lễ
hết
sức
trốn
tránh, PLO
đồng ý rời
Beirut dưới
sự
bảo
vệ
của
một
lực
lượng
đa
quốc
và tại
định
quân ở
các quốc
gia Ả
Rập
khác. Giai
đoạn
này đã
làm lũng
đoạn
vai trò lãnh
đạo
của
PLO. Do Thái
đã
rút quân khỏi
hầu
hết
ở
Lebanon vào năm
1985, nhưng
tiếp
tục
giữ
một
giải
đất
dọc
theo lãnh thổ
của
mình do họ
chiếm
cứ
vào năm
1978. Do Thái
đã
rút quân khỏi
miền
nam Lebanon vào tháng 5/2000.
1987 – Cách mạng Intifada: Sau 20 năm bị chiếm cứ, những người Palestine ở giải Gaza, vùng Tây Ngạn và Giêrusalem nổi loạn chống lại những người Do Thái. Những cuộc cách mạng này tiếp tục xẩy ra nhiều năm, và Yasser Arafat đã tuyên bố rằng PLO là chính phủ lưu vong của “Quốc Gia Palestine”. PLO chính thức công nhận quyền hiện hữu của Do Thái vào năm 1988. Tuy nhiên, trong những cuộc điều đình về hòa bình không có PLO.
1993 – Bắt tay hiệp định: Những cuộc điều đình bí mật ở Oslo, Na Uy, giữa Do Thái và PLO đã đưa đến việc nhìn nhận lẫn nhau, giới hạn phe Palestine tự trị ở Jericho và giải Gaza, và những khoản giành cho một hiệp ước vĩnh viễn trong việc giải quyết tình trạng giải Gaza và vùng tây Ngạn. Bản hiệp định này được ký ở Washington, và được đánh dấu lịch sử bằng cái bắt tay giữa Arafat và Thủ Tướng Do Thái Yitzhak Rabin. Rabin, Arafat và Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái Shimon Peres đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1994 về những nỗ lực của họ.
1994 – Cuộc tàn sát và rút lui: Vào tháng Hai năm này, một tay Do Thái cực đoan đã giết 39 người Palestine khi họ đang cầu nguyện ở một đền thờ vùng Tây Ngạn. Tình hình căng thẳng tăng lên. Tuy nhiên, vào tháng Năm, Do Thái đã rút lui khỏi Jericho ở vùng Tây Ngạn và khỏi giải Gaza. Vào tháng Bảy, Arafat tiến vào giải Gaza và đã bắt các phần tử của Thẩm Quyền Palestine phải thề hứa, thành phần kiểm soát việc giáo dục và văn hóa, tình trạng an sinh xã hội, du lịch, sức khỏe và thuế má.
1995 – Cuộc ám sát Rabin: Vào tháng Chín, Rabin và Peres đã ký một thỏa ước cho phe Palestine được nới rộng quyền tự trị ở vùng Tây Ngạn cũng như cho Thẩm Quyền Palestine được quyền kiểm soát sáu tỉnh lớn ở Tây Ngạn. Rabin đã bị ám sát ở một cuộc xuống đường hòa bình hai tháng sau đó bởi một sinh viên luật Do Thái có liên hệ với những tay cực đoan khuynh hữu.
1996 – Những cuộc bầu cử: Qua những cuộc bầu cử lần đầu tiên chưa bao giờ có của những người Palestine, Arafat đã được nhiệt liệt chọn bầu làm tổng thống của Thẩm Quyền Palestine. Còn bên phía Do Thái thì lại xẩy ra một vụ những tay Hồi Giáo cực đoan cho nổ bom một chiếc xe bus đầy người làm tử thương 25 mạng và gây thương tích cho hằng chục người trong cuộc bầu cử vị thủ tướng Do Thái. Vị lãnh đạo Đảng Likud là Benjamin Netanyahu đã thắng Perez khít khao. Netanyahu và Arafat đã thề hứa hoạt động để đi đến một thỏa ước hòa bình tối hậu. Chính quyền Do Thái sau đó trong cùng năm ấy đã quyết định chấm dứt cuộc ngưng xây cất nơi những vùng chiến đóng. Những cuộc đụng độ đã tiếp tục xẩy ra giữa những người Palestine và kiều dân Do Thái ở những vùng Do Thái chiếm đóng này.
1997 – Vấn đề trả đất, gia cư và Hamas: Tỉnh Hebron ở vùng Tây Ngạn được trả về cho quyền kiểm soát của người Palestine sau 30 năm dưới quyền của Do Thái. Thế nhưng Netanyahu đã phê chuẩn một dự án gia cư Do Thái mới rộng lớn ở phía đông Giêrusalem. Cuộc bạo động bùng nổ. Trong số những cuộc bạo động này quan trọng nhất là vụ ôm bom tự tử tại một khu chợ ngoài trời ở Giêrusalem, sát hại 15 mạng và gây thương tích cho 170 người. Một nhóm Palestine cực đoan đã bắt Hamas phải chịu trách nhiệm về vụ ấy, và Nội Các Do Thái nhấn mạnh là việc điều đình hòa bình chỉ có thể tiếp tục chỉ khi nào chấm dứt các cuộc khủng bố tấn công mà thôi.
1998 – Hòa
ước
Wye Mills:
Sau cả
năm
trời
thương
thảo
tắt
nghẽn
hầu
như
không đi
đến
đâu
và một
cuộc
họp
căng
thẳng
21 tiếng
đồng
hồ
được
phối
kết
bởi
tổng
thống
Bill Clinton, Netanyahu và Arafat
đã
ký một
bản
điều
đình
land-for-peace ngày 23/10 tại
Wye Mills ở
tiểu
bang maryland. Bản
điều
đình
này kêu gọi
chấm
dứt
các cuộc
khủng
bố,
tái phối
trí quân đội
Do Thái, chuyển
14.2% phần
đất
thuộc
vùng Tây Ngạn
cho phe Palestine, mở
những
lối
đi
an toàn cho người
Palestine giữa
giải
Gaza và vùng Tây Ngạn,
thả
750 người
Palestine khỏi
ngục
tù của
phe Do Thái và mở
một
phi trường
cho người
Palestine ở
Gaza.
1999 – Ehud Barak: Trong cuảc bầu cử thủ tướng Do Thái vào Tháng Năm, Ehud Barak thuộc Đảng Lao Động Ôn Hòa đã thắng Netanyahu khít khao. Do Thái đã thả 200 tù nhân Palestine và bắt đầu chuyển vùng đất Tây Ngạn cho thẩm quyền Palestine theo bản điều đình Wye Mills năm trước.
2000 – Cuộc
chiến
không lối
thoát tăng
thêm: Tổng
thống
Clinton của
Hoa Kỳ
đã
điều
động
một
cuộc
họp
thượng
đỉnh
giữa
Barak và Arafat
ở
Camp David vào Tháng Bảy
cho hòa ước
cuối
cùng được
dự
định
cùng lắm
vào ngày 13/9. Thế
nhưng,
cuộc
điều
đình
đã
chấm
dứt
sau 15 ngày, chẳng
có thỏa
ước
gì với
nhau cả.
Arafat bác bỏ
lời
điều
đình
của
Barak về
việc
cho Palestine kiểm
soát hầu
hết
chứ
không phải
tất
cả
lãnh thổ
bị
Do Thái chiếm
đóng
từ
cuộc
Chiến
Tranh Sáu Ngày Năm
1967. Vào cuối
Tháng Chín, nhà lãnh
đạo
chống
nhóm khuynh hửu
Do Thái là Ariel Sharon
đã
dẫn
một
phái đoàn
đại
biểu
đến
một
vị
trí ở
Giêrusalem mà cả
Do Thái lẫn
Hồi
Giáo đều
coi là linh thánh. Những
đám
đông
người
Palestine ở
giải
Gaza và vùng Tây Ngạn
đã
bắt
đầu
tấn
công các lực
lượng
an ninh của
Do Thái sau chuyến
viếng
thăm
gây rắc
rối
này. Tình trạng
bạo
loạn
tiếp
tục
xẩy
ra ở
cả
đôi
bên. Bị
mất
ủng
hộ,
Barak đã
từ
chức
vào Tháng 12, kêu gọi
một
cuộc
bầu
cử
thủ
tướng
vào tháng Hai 2001.
(bài tiếp: Tình Hình Căng Thẳng giữa Do Thái và Các Nước Ả Rập Hồi Giáo ở Trung Đông - phần 3)
HÀNH TRÌNH VIỆT NAM - Ngưỡng Vọng Việt Nam
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
(tiếp 8 Thứ Ba, 9 Thứ Tư, 10 Thứ Năm và 11 Thứ Sáu)
Ngưỡng Vọng Việt Nam
|
Ôi, nếu tính chất cần cù làm ăn, tinh thần tự lập tay làm hàm nhai, khả năng tiểu thương tài khéo mỹ thuật, và tinh thần hy sinh quên mình phục vụ trên đây của dân tôi, gặp được thời cơ nhỉ, như Nhật sau hai trái bom nguyên tử năm 1945, thì chắc tôi không còn cơ hội để xót xa đau lòng nhìn thấy những khu nhà ổ chuột của dân tôi ở Quận Tám Thành Phố Hồ Chí Minh đầy hôi thối, hay ở một khu đông dân cư Hà Nội, đi trên xe mà còn phải bịt mũi, bởi những chất phóng uế được thải ra bừa bãi xuống cái cống lộ thiên, dọc theo đường phố. Tại sao sau hai trái bom nguyên tử, trong vòng một phần tư thế kỷ 25 năm, Nhật Bản đã tỉnh giấc và đã trở thành một trong đệ nhất bát cường trên thế giới, thuộc nhóm G8 (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nga, Nhật, Gia Nã Đại), mà Việt Nam tôi, sau 31 năm trường, sau 31 năm được gọi là “giải phóng”, vẫn được kể là một trong những nước nghèo nhất thế giới, một trong các quốc gia thuộc thế giới đệ tam? Phải chăng, đúng như Ấn Tượng Việt Nam nơi tôi, đó là một Việt Nam hiện nay như chiên không chủ chăn, cần phải có một thành phần lãnh đạo, biết dấn thân sống vì dân vì nước.
Trong chuyến xuyên Việt 2006 của mình, khi có dịp, tôi đều chân thành chia sẻ tâm sự của mình với tất cả những ai có vẻ tâm đầu ý hợp với mình. Dù là những người hướng dẫn viên du lịch, những người tài xế, những giáo viên, những tiếp viên nhà hàng v.v., dù họ là lương hay giáo, mà phần đông không phải người đồng đạo, thậm chí dù họ là cộng sản nằm vùng. Tôi đã bày tỏ niềm xác tín của tôi về một định mệnh Việt Nam, một tương lai Việt Nam, chủ yếu ở những tư tưởng tiêu biểu sau đây:
1. Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần Linh mới hoàn toàn làm chủ lịch sử, chứ không phải con người, dù là Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v. Đến thời điểm của mình, Ngài sẽ thực hiện dự án của Ngài, như Ngài đã làm ở Đông Âu năm 1989 và Liên Sô năm 1991. Sự tồn tại hiện nay của cộng sản Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Trung Hoa là chứng cớ hùng hồn cho thấy Vị Chúa của lịch sử đã quả thực nhúng tay vào biến cố Đông Âu Sụp Đổ và Liên Sô Giải Thể. Bởi vì, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không một lực lượng bên ngoài nào có thể dẹp được cộng sản, vậy thì tại sao đầu não cộng sản Liên Sô và Đông Âu tự động biến mất chứ, nếu không phải có bàn tay thần linh nào đó nhúng vào, qua những nhân vật lịch sử được Ngài sai đến vào đúng thời điểm của Ngài. Hiện tượng Việt Nam và Trung Quốc đang biến hình, bề trong với một tinh thần glasnost (cởi mở) và perestroika (cải tổ) như Gobarchev trước đây, và bề ngoài với một bộ mặt kinh tế tư bản cạnh tranh thị trường, phải chăng là dấu chỉ thời đại cho thấy chính quyền Việt Nam sau 1975 đã công nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai lầm, là hoàn toàn lỗi thời? Phải chăng thời cơ đã điểm!
2. Đúng thế, lịch sử, nếu thuần túy do con người cho mình có quyền lèo lái, thì có những lúc, nếu không muốn nói là rất nhiều khi, trở thành như một trò hề chính trị: trước 1975, bên này thì vênh vang đuổi được Mỹ ngụy, giờ đây, lại kéo mời Mỹ trở lại (trong chuyến xuyên Việt 2006, tôi chẳng thấy chữ Nga hay chữ Tầu là bậc quan thày của cộng sản Việt Nam đâu cả, mà chỉ thấy toàn là chữ Mỹ ở những chỗ cần phải viết thêm tiếng ngoại quốc; con đường từ phi trường Tân Sơn Nhất tiến vào thành phố Hồ Chí Minh, như người tài xế taxi chở tôi ra phi trường về lại Mỹ cho biết, chính phủ đang có dự định sửa sang cho rộng lớn để đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush vào tháng 11/2006, cũng chính người tài xế này thành thật cho tôi biết rằng những điều tôi chia sẻ rất hay và mới lạ, anh chưa hề nghe thấy); cũng trước 1975, bên kia bỏ rơi Việt Nam, (làm cho dân tôi vô cùng điêu linh khốn đốn, chẳng những vào Tháng Tư Đen ở miền Nam nói chung và Sài Gòn thất thủ nói riêng, mà còn trong suốt thập niên 1980, với phong trào vượt biên đầy tử vong và uất nhục kinh hoàng khôn xiết tả), giờ đây lại trở lại ve vãn Việt Nam v.v. Thật chẳng ra làm sao. Y như trò trẻ con vậy!
3. Bởi vậy, cần phải có một thành phần lãnh đạo vì dân vì nước, không tham quyền cố vị. Nhờ Mỹ nhưng dứt khoát không lụy Mỹ, dù có vì thế mà bị Mỹ sát hại, như một chí sĩ Ngô Đình Diệm bất khuất thời đệ nhất cộng hòa. Trong thành phần chính phủ Việt Nam hiện nay, tôi tin rằng, không thể nào tất cả đều là cá mè một lứa. Trong một gia đình thân tình với nhau mà còn có lúc bất hòa với nhau, huống chi trong một chính phủ, dù là độc đảng. Chắc chắn có một cá nhân hay thiểu số nào đó, còn tâm huyết với dân nước, mà chưa thể làm gì nổi, vì chưa tới thời cơ, cơ chưa đến tay. Trong chuyến xuyên Việt 2006, tôi được nghe cả người tài xế lẫn người hướng dẫn viên du lịch ở miền trung của nhóm tôi, khi xe chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, thi nhau thuật lại rằng, bờ biển Đà Nẵng không còn một em thanh thiếu niên lang thang lêu lổng. Tất cả đã được phục vụ ở những trung tâm giành cho các em trong thành phố. Người nào còn thấy một em nào bụi đời mà báo cáo với chính quyền sẽ được thưởng hiện kim. Hai người này cho biết đó là công trình của ông nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, nay được thăng chức Bí Thư Thành Ủy. Vị này, còn được anh tài xế cho biết là, dân chúng thường tụ họp tại nhà tư của ông, để gặp ông sau giờ làm việc của ông, và được ông giải quyết cho rất nhiều vấn đề. Tôi rất mừng khi nghe được có ít là một cá nhân như thế. Vậy, nếu cờ đến tay, ở vào vị trí của một Gobarchev Liên Sô trước đây, những cá nhân vì dân vì nước như thế chẳng lẽ không làm được việc hay sao? Mà nếu lịch sử thuộc về chủ quyền của Thần Linh hơn là loài người, thì dù một cá nhân, cũng vẫn làm được những gì Ngài muốn, khi đến thời điểm của nó.
4. Thế nhưng, tôi vẫn không cầu xin Vị Chủ Tể Lịch Sử ban cho dân nước Việt Nam tôi một thứ hòa bình kiểu Mỹ quốc. Hòa bình kiểu dân chủ quá khích, theo cá nhân chủ nghĩa, theo trào lưu “pro choice” trong mọi sự, theo chiều hướng duy nhân bản, duy ngã độc tôn, ý dân là ý trời. Ở chỗ, đặt nặng quyền làm người hơn tình làm người. Ở chỗ, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. là tất cả những gì được pháp luật công nhận thuộc về quyền làm người. Không ai được đụng đến. Không ai được ngăn cản. Tôi cũng không cầu xin Đấng Quan Phòng Thần Linh cho quê hương Việt Nam tôi trở thành một đệ nhất cường quốc như Hoa Kỳ. Một đệ nhất cường quốc đã hơn cả chục năm nay đi đâu cũng bị khủng bố, vì thái độ tân thực dân đế quốc về kinh tế của họ, lạm dụng quyền lực kinh tế, viện trợ “nhân đạo”, để nhúng tay vào guồng máy chính trị của thành phần tiểu quốc. Bởi thế, tôi còn dám xin Đấng Toàn Năng rằng, thà cứ để cho dân tộc tôi quằn quại dưới chế độ hiện nay, mà giữ được đạo, mà mạnh đức tin, mà còn nhân nghĩa, còn hơn được tự do, được thái hòa, mà trở thành vô thần, trở thành bất nhân. Nhưng tôi vẫn hết sức tin tưởng rằng, nếu tôi là một tạo vật còn biết yêu giống thương nòi, thì Vị Chúa Hòa Bình, Đấng dựng nên con người không phải để đọa đầy họ, mà là để cho họ được hưởng sự sống, một sự sống viên mãn ngay trên đời này, nhất là được trường sinh vinh phúc, còn thương yêu quê hương dân tộc tôi biết là chừng nào. Chắc chắn, một ngày kia, sắp tới (?), Ngài sẽ ban cho dân nước Việt Nam rất thân yêu của tôi, một quê hương bé nhỏ trải qua cả một lịch sử toàn tranh đấu, với “một ngàn năm đô hộ giặc tầu, một trăm năm đô hộ giặc tây, 30 năm nội chiến từng ngày”, 31 năm “giải phóng” long đong v.v., được bình an trong chân lý, một thứ bình an của nền văn hóa sự sống, một thứ bình an của văn minh yêu thương!
(mai tiếp: Cải Tiến Việt Nam)