GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 28/8/2006

 TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXI Thường Niên 27/8/2006 về Thánh Monica và Âu Quốc Tinh

?  Đức Hồng Y TGM Vienna Áo quốc Christoph Schonborn kêu gọi Tham Gia vào Việc Tranh Luận về Vấn Đề Tiến Hóa Thuyết

?   Vấn đề ngừa thai và triệt sản liên quan tới tình trạng sức khỏe tâm thần, cảm xúc và thiêng liêng của nữ giới

 

 

? Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXI Thường Niên 27/8/2006 về Thánh Monica và Âu Quốc Tinh

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hôm nay, 27/8, chúng ta tưởng nhớ Thánh Monica, và ngày mai chúng ta sẽ nhớ đến người con của thánh nữ này là Thánh Âu Quốc Tinh: Những chứng từ của các vị có thể là niềm an ủi lớn lao và giúp cho nhiều gia đình trong cả thời đại của chúng ta đây.

 

Thánh Monica, vào đời ở Tagaste, ở Algeria (thuộc Souk-Arhas) ngày nay, từ một gia đình Kitô giáo, đã sống một cách gương mẫu sứ vụ làm vợ và làm mẹ của mình, giúp chống là Patricius từ từ khám phá ra vẻ đẹp của niềm tin tưởng vào Chúa Kitô cũng như sức mạnh của lòng mến yêu phúc âm có thể chế ngự sự dữ bằng sự lành.

 

Sau khi ông chết, một cái chết xẩy ra sớm sủa, Thánh Monica đã dấn thân để chăm sóc cho 3 đứa con của bà, 2 trai và 1 gái, trong đó có Âu Quốc Tinh, người ngay từ đầu đã làm cho bà khổ sở vì tính nết nổi loạn chống đối của mình.

 

Chính Thánh Âu Quốc Tinh sau này đã nói rằng mẹ ngài đã sinh ra ngài hai lần; lần thứ hai đòi phải làm bồn thiêng liêng lâu dài bằng nguyện cầu và nước mắt, thế nhưng cuối cùng đã được hoan hưởng niềm vui thấy ngài chẳng những tha thiết với đức tin và lãnh nhận phép rửa, mà còn hoàn toàn dấn thân phụng sự Chúa Kitô.

 

Biết bao nhiêu là khó khăn cũng xẩy ra nơi mối liên hệ gia đình ngày nay, và có biết bao nhiêu là bà mẹ sầu khổ vì con cái của mình chọn đi theo những con đường sai lạc!

 

Thánh Monica, một người đàn bà khôn ngoan và vững vàng trong đức tin, mời gọi họ đừng chán nản, nhưng hãy kiên trì với sứ vụ làm vợ và làm mẹ của mình, mạnh mẽ tin tưởng vào Thiên Chúa và thiết tha kiên trì nguyện cầu.

 

Còn về Thánh Âu Quốc Tinh, cả cuộc đời của ngài là một cuộc hăng say tìm kiếm chân lý. Cuối cùng, sau một cơn bão tố nội tâm lâu dài, ngài đã khám phá ra nơi Chúa Kitô cái ý nghĩa tối hậu và trọn vẹn cho đời sống của ngài cũng như cho toàn thể lịch sử loài người. Ở tuổi thanh thiếu niên, bị thu hút bởi vẻ đẹp trần gian, ngài đã ‘say mê’ nó – như ngài thành thật cho biết (Tự Thú 10,27-38) – một cách vị kỷ và chiếm hữu bằng hành vi gây cho sầu thương cho người mẹ đạo hạnh của ngài.

 

Thế nhưng, nhờ cuộc hành trình khổ ải, cũng nhờ những lời nguyện cầu của bà, Âu Quốc Tinh đã hướng về cái trọn vẹn của sự thật và yêu thương, cho đến độ thực hiện việc hoán cải, một biến cố xẩy ra ở Milan, qua sự hướng dẫn của Thánh Ambrôsiô.

 

Bởi thế ngài là mô phạm về đường lối đến với Thiên Chúa là sự thật và sự thiện tối cao. Ngài đã viết trong cuốn sách Tự Thú nổi tiếng của ngài rằng: ‘Thế rồi con đã mến yêu Ngài. Ôi sự mỹ rất cổ song cũng rất mới… Vì này đây Chúa đã ở trong con, và con đã ở ngoài mình; con tìm kiếm Chúa ở ngoài con… Chúa đã ở với con mà con lại không ở với Chúa… Chúa đã gọi con và kêu con, đã bật mở đôi tai điếc lác của con ra: Và Ngài đã soi chiếu trên con và săn đuổi cái mù quáng của con’ (ibid).

 

Chớ gì Thánh Âu Quốc Tinh cũng xin cho chúng ta được tặng ân được thực sự và sâu xa gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ trước hết cũng cho tất cả giới trẻ là thành phần khao khát hạnh phúc, tìm kiếm hạnh phúc bằng những đường lối sai lầm và bị lạc vào những ngõ cụt đường cùng.

 

Thánh Monica và Thánh Âu Quốc Tinh mời gọi chúng ta hãy tin tưởng hướng về Mẹ Maria là tòa đức khôn ngoan. Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ thành phần cha mẹ Kitô giáo, để như Thánh Monica, họ biết nâng đỡ con cái của mình trong cuộc sống của chúng bằng gương lành và lời nguyện cầu của họ.

 

Chúng ta trao phó cho người mẹ trinh nguyên của Thiên Chúa giới trẻ, để như Thánh Âu Quốc Tinh, họ biết luôn hướng tới tầm vóc viên trọn của sự thật và yêu thương là Chúa Kitô: Đấng duy nhất có thể làm mãn nguyện những nhu cầu sâu xa của tâm can con người.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/8/2006

 

 

TOP

 

 

 ? Đức Hồng Y TGM Vienna Áo quốc Christoph Schonborn kêu gọi Tham Gia vào Việc Tranh Luận về Vấn Đề Tiến Hóa Thuyết

 

Hôm Thứ Năm 24/8/2006, trong một hội trường chật người của Cuộc Họp Thân Hữu Giữ Chư Dân, do Phong Trào Hiệp Thông Và Giải Phóng ở Rimini, Ý quốc, tổ chức, ĐHY Christoph Schonborn, TGM ở Vienna đã đề nghị thực hiện một cuộc tranh luận về vấn đề tiến hóa, và muốn làm sáng tỏ chủ trương của Giáo Hội về vấn đề này.

 

Vị TGM thủ đô Áo Quốc đã từng là một trong những thành viên soạn thảo Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo từ năm 1992 với ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin  bấy giờ là Joseph Ratzinger này, trong cuộc họp báo Thứ Tư 23/8, đã cho biết là Giáo Hội không chủ trương các thứ lý thuyết duy tạo dựng (creationist) liên quan tới nguồn gốc sự sống và con người là những lý thuyết rút tỉa những thành quả khoa học từ các bản văn Thánh Kinh.

 

Thật vậy, theo ngài, không có vấn đề ‘xung khắc giữa khoa học và tôn giáo’, trái lại, chỉ có một cuộc tranh luận ‘giữa việc giải thích theo duy vật về thành quả của khoa học với việc giải thích siêu hình theo triết lý’.

 

Vị hồng y đã làm bùng lên cuộc tranh luận trên thế giới vào năm 2005 qua một bài viết trên tờ New York Times về đề tài này, đã lên tiếng kêu gọi hãy làm sáng tỏ vấn đề khác nhau giữa ‘thuyết tiến hóa’ và ‘chủ nghĩa tiến hóa’, mà chủ nghĩa tiến hóa được hiểu là một ý hệ căn cứ vào lý thuyết của khoa học.

 

Vị hồng y đã nêu lên một thí dụ điển hình cho vấn đề cần phải phân biệt cái khác nhau ấy, khi đề cập tới Karl Marx và Friedrich Engels, những người đã thấy nơi tác phẩm ‘Nguồn Gốc Các Giống Loại’ của Charles Darwin ‘nền tảng khoa học cho thuyết duy vật Mát Xít của mình. Đó là chủ nghĩa tiến hóa chứ không phải là thuyết tiến hóa’.

 

Vị hồng y này còn cảnh giác việc áp dụng ý hệ chủ nghĩa tiến hóa này vào các lãnh vực như chủ nghĩa tân giải phóng kinh tế, hay các vấn đề đạo lý sinh học là vấn đề có nguy cơ tạo nên các lý thuyết mới về việc cải hóa sự sống.

 

Có những ký giả đã hỏi vị hồng y này ý nghĩa của lời Đức Gioan Phaolô II nói trong bài huấn từ của ngài ngỏ cùng Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Các Khoa Học vào tháng 10/1996, khi ngài cho rằng tiến hóa như là ‘một cái gì đó còn hơn là một lý thuyết nữa’.

 

Vị hồng y đã trả lời rằng câu ấy có nghĩa là ‘lý thuyết này, một lý thuyết khoa học, đã được quảng diễn với nhiều dữ kiện, thế nhưng dĩ nhiên câu ấy không thể được cho là việc Giáo Hội Công Giáo đồng ý chấp nhận chủ nghĩa tiến hóa theo ý hệ’.

 

Vị hồng y này còn đề cập tới một bản văn kiện được Ủy Ban Thần Học Quốc Tế phổ biến năm 2004, với sự phê chuẩn của ĐHY Joseph Ratzinger, với tựa đề là ‘Hiệp Thông và Phục Vụ: Con Người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa’.

 

Ngài nói bản văn này làm sáng tỏ cái khác biệt giữa ý hệ và khoa học, và ‘cống hiến một giải đáp cho những ai muốn giải thích cầu của Đức Gioan Phaolô II theo một ý nghĩa ý hệ. Những gì tôi thiết tha mong muốn đó là cả ở các chương trình học vấn, cần phải giải thích những vấn nạn theo lãnh vực khoa học, được gợi lên bởi thuyết tiến hóa, như vấn nạn nổi tiếng về những cái nhẫn bị thất lạc’.

 

Vị hồng y này nói rằng 150 năm sau khi lý thuyết của Darwin tung ra, ‘vẫn không có chứng cớ nào cho thấy các giống loại cần phải hiện hữu nơi các giai cấp địa chất môi giới, như thuyết của Darwin. Chính ông viết trong cuốn sách của mình rằng đó là một cái lỗ hổng nơi lý thuyết của ông và xin làm sao tìm thấy những giống loại ấy’. 

 

Đức Tổng Giám Mục Vienna kết luận: ‘Điều này là những gì cần phải được bàn luận một cách thanh thản. Nếu một lý thuyết có tính cách khoa học chứ không có tính cách ý hệ thì nó có thể được tự do bàn luận vậy’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/8/2006

 

 

TOP

 

 

?   Vấn đề ngừa thai và triệt sản liên quan tới tình trạng sức khỏe tâm thần, cảm xúc và thiêng liêng của nữ giới

 

(tiếp 26 Thứ Bảy bài Thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’ (morning-after pill): Tổng Thống Bush ủng hộ việc cho phép các em thiếu nữ được sử dụng; và 27 Chúa Nhật bài Các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’)

 

Các cuộc tranh luận về việc sử dụng loại thuốc hậu sự làm tình phá thai (morning after pill) thường chú trọng tới sức khỏe thể lý của nữ giới mà thôi, chứ ít nói tới vấn đề sức khỏe tâm thần, cảm xúc và thiêng liêng của thành phần nữ giới dùng thuốc phá thai.

 

Một chuyên viên nghiên cứu về vấn đề này là tâm lý gia Theresa Burke, sáng lập viên Rachel’s Vineyard Ministries. Trong tác phẩm của mình: ‘Việc Ngừa Thai của Mối Buồn Thương: Căn Nguyên Thống Khổ được thai nghén nơi Thành Phần Phá Thai và Triệt Sản’ (do Priests for Life - Linh Mục Cho Sự Sống xuất bản) , bà tường trình là nhiều phụ nữ chịu đớn đau và hối hận về việc sử dụng việc ngừa thai và triệt sản. Bà đã chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu những hậu quả sâu xa gây ra bởi việc ngừa thai và triệt sản.


Vấn:    Điều gì đã thúc đẩy bà viết về mối sầu thương liên quan tới việc sử dụng thuốc phá thai và triệt sản? Khuynh hướng này được bà chú trọng tới bắt đầu từ khi nào?

 

Đáp:   Trong 20 năm qua, tôi đã dấn thân thực hiện việc nghiên cứu và chữa trị của vấn đề mất mát thai nghén và tâm trạng sầu đau khôn nguôi. 

 

Tôi không bao giờ nghĩ rằng vấn đề ngừa thai là những gì gắn liền nỗi đớn đau về cảm xúc một cách sâu đậm và sâu kín với cái bề ngoài thường tỏ ra trong những ngày chữa trị cuối tuần sau khi xẩy ra việc phá thai.

 

Thật vậy, nhiều cuộc phá thai đã liên quan tới việc thất bại ngừa thai. Bất cứ người phụ nữ nào rời khỏi y viện phá thai đều được cung cấp cho một kho thuốc ngừa thai. Hành vi dẫn đến chỗ ngừa thai là những gì không bao giờ được đề cập tới, thế nhưng người phụ nữ cần được cung cấp cho những phương liệu để ngăn ngừa một cuộc thụ thai khác… đại khái như vậy, theo họ nghĩ.

 

Ngoài những lý do hiển nhiên cho nỗi sầu thương ấy, tôi còn bàng hoàng trước con số gia tăng nơi thành phần nữ giới, kể cả những người phụ nữ không phải là Công Giáo, bày tỏ rằng họ cũng đã cảm thấy những nỗi sâu xa sầu thương và mất mát vì thực hiện việc ngừa thai là những gì đưa đến chỗ phá thai đột xuất.

 

Vấn đề này cũng được nêu lên bởi những người đến trợ giúp cho các cuộc tĩnh tâm của chúng tôi nữa, và là vấn đề có giây phút chia sẻ rất linh thiêng về nỗi sầu thương sâu xa chưa từng thấy được họ giấu kín trong tâm hồn họ.

 

Tôi đã gặp nỗi sầu thương đặc biệt này ở nhiều trường hợp khác nhau. Tôi phải nói rằng trong nhiều thứ hổ thẹn và sầu thương kín đáo trong Giáo Hội ngày nay, có lẽ nỗi đớn đau về cảm xúc gây ra bởi việc sử dụng phương pháp ngừa thai là những gì không được chú ý tới, không được đề cập tới và không được biết tới.

 

Thế rồi, khi ý thức được rằng một đứa con, hay vài đứa con, đã bị mất đi bởi những phương pháp ngừa thai khác nhau, bấy giờ có thể xẩy ra những hậu quả trầm trọng về cảm xúc.

 

Thoạt tiên, tôi chỉ chú trọng tới những vụ phá thai mà thôi, chứ không phải ngừa thai. Tuy nhiên, tôi đã thấy rằng vai trò của chúng tôi là giúp đỡ những người phụ nữ đang phải đương đầu và đang cảm thấy sâu đau về thực tại được giấu kín trong tâm can của họ. Nếu tâm hồn cxủa họ cảm thấy đớn đau thì tôi là ai có thể nói rằng điều ấy không phải là những gì thực hữu chứ?

 

Tôi để cho họ nói sự thật đã được họ giữ kín trong lòng và khóc thương cho nỗi đớn đau đang dâng lên. Tôi cũng chứng kiến thấy việc họ được giải phóng và tự do, thấy việc họ hướng về sự sống, thấy niềm vui và thái độ sinh động sau cái cảm nghiệm ấy của họ.

 

Janet Morana, phụ tá giám đốc tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống, là người cũng khuyến khích tôi viết về vấn đề này. Janet đã cảm thấy rằng nỗi đớn đau bà đã chịu bởi việc ngừa thai thì sâu đậm, và bà biết rằng có nhiều người khác cũng có cùng một nỗi sầu thương ấy. Bà cảm thấy rằng trong xã hội ít người công nhận hay đánh giá nỗi đớn đau này, hay nỗi đớn đau khác như phá thai, xẩy thai vì ngừa thai, cũng là một nỗi sầu thương bị cấm đoán.

 

Khi Rachel’s Vineyard trở thành một thừa tác vụ của tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống thì nó là một trong những vấn đề mới mẻ đầu tiên tôi bắt đầu nghiên cứu.

 

Vấn:    Nói một cách vắn tắt thì một số hình thức ngừa thai có tác dụng như là những thứ thuốc phá thai như thế nào? Tại sao lại có rất ít người biết đến những sự kiện ấy?

 

Đáp:   Một số hình thức ngừa thai có tác dụng không phải chỉ để ngừa thai mà thôi.

 

Thuộc ngừa thai, thuốc IUD, hay các thứ thuốc ngừa thai về kích tố như thuốc hậu sự làm tình (morning after pill) – ‘ngừa thai khẩn cấp’ (emergency contraception’ – Depo-Provera và Norplant là những thuốc đôi khi gây ra tình trạng phá hủy đi sự sống con người đã được thụ thai.

 

Bác sĩ Walter L. Larimore và Bác sĩ Joseph B. Stanford vạch ra cho thấy rằng kỹ thuật chính của các thứ thuốc uống về thụ thai đó là để ngăn chặn việc rụng trứng, thế nhưng kỹ thuật này không phải lúc nào cũng có kết quả.

 

Hai vị bác sĩ này nói rằng ‘khi việc rụng trứng xẩy ra trọn vẹn thì những kỹ thuật này ra tay ngăn cản việc thụ thai. Những kỹ thuật ấy có thể xẩy ra một là trước khi thụ tinh hay sau khi thụ tinh. Các nguyên tắc về việc đồng ý một cách ý thức nói rằng các bệnh nhân, những người có thể phản đối việc hủy hoại những cái trứng thụ tinh của mình, cần phải được cho biết về điều ấy, để họ có thể hoàn toàn ý thức chấp thuận việc sử dụng việc uống thuốc ngừa thai’. 

 

Thế nhưng, hầu hết người ta chưa từng nghe đến sự kiện này. Tình trạng bị vô thức và bị hướng dẫn sai lạc là những gì đang xẩy ra đầy giẫy.

 

Mặc dù Giáo Hội chủ trương sự thật theo tín lý một cách hết sức nguyên vẹn, song hàng giáo sĩ hiếm khi giảng dạy về nó. Đa số các cặp vợ chồng Công Giáo thực hành một hình thức ngừa thai nào đó, bất chấp những tuyên bố chính thức của Giáo Hội chống lại việc sử dụng việc ngừa thai từ năm 1968.

 

Cuộc thăm dò của viện Gallup năm 1992 đã cho thấy rằng 80% người Công Giáo Hoa Kỳ không đồng ý với câu nói: ‘Việc sử dụng phương tiện ngừa thai nhân tạo là sai lầm’. Cuộc nghiên cứu năm 1996 của Cha Thomas Sweetser cho Dự Án Thẩm Định Giáo Xứ ở Milwaukee cho thấy rằng chỉ có 9% người Công Giáo coi việc ngừa thai là vô luân mà thôi.

 

Rõ ràng là có một thứ bất liên kết giữa giáo huấn của Giáo Hội với việc hành đạo. Theo văn hóa thì nhiều người coi những gì họ làm trong phòng ngủ là việc tư riêng, chẳng có liên hệ gì tới vấn đề thực hành đức tin và luân lý.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/7/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ