GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 1/1/2007 LỄ MẸ THIÊN CHÚA NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI |
? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm thứ 40, 1/1/2007: “Con Người, Trọng tâm của Hòa Bình”
? "Con người đã khám phá ra trong thời gian tất cả sự thật về thiên nhiên tạo vật cũng như về chính bản thân mình"
? “Hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô”
“Con Người, Trọng tâm của Hòa Bình”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm thứ 40, 1/1/2007
1. Mở màn cho tân niên này, tôi muốn gửi những lời nguyện chúc tốt đẹp đến các Chính Quyền, các vị lãnh đạo quốc gia cùng tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Tôi đặc biệt cầu xin hòa bình cho tất cả những ai đang trải qua đớn đau và khổ đau, những ai đang sống trong tình trạng bị đe dọa bởi bạo động và bạo lực, và những ai đang đợi chờ được giải phóng về nhân bản cũng như về xã hội, với nhân phẩm làm người của họ đang bị chà đạp. Tôi cầu xin hòa bình xuống cho các trẻ em, thành phần, nhờ bản chất vô tội của mình, đang làm phong phú hóa sự thiện hảo và niềm hy vọng cho nhân loại, cũng như nhờ những nỗi khổ đau của họ, đang thúc đẩy tất cả chúng ta hãy hoạt động cho công lý và hòa bình. Từ mối quan tâm về trẻ em ấy, nhất là những em có một tương lai mờ mịt bởi việc khai thác và sự hiểm ác của thành phần người lớn thiếu hạnh kiểm, tôi muốn nhân dịp Ngày Thế Giới Hòa Bình này để khuyến khích hết mọi người hãy suy nghĩ về đề tài: ‘Con Người, Trọng Tâm của Hòa Bình’. Tôi tin rằng việc tôn trọng con người là những gì cổ võ cho hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải có một nền tảng trọn vẹn thực sự về nhân bản. Có thế mới sửa soạn một tương lai vững chắc cho các thế hệ mai hậu.
Con người và hòa bình: tặng ân và tác vụ
2. Thánh Kinh khẳng định rằng ‘Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh Thiên Chúa, Ngài đã dựng nên họ; Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ’ (Gen 1:27). Vì người ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa mà mỗi một cá nhân con người có được phẩm vị của một con người; họ nam hay nữ cũng không phải chỉ là một cái gì đó mà là một con người nào đó, có khả năng tự thức, tự sở hữu, tự hiến thân và hiệp thông với người khác. Đồng thời, nhờ ân sủng, mỗi người được kêu gọi tới việc giao ước với Đấng Hóa Công, được kêu gọi để đáp ứng Ngài bằng niềm tin yêu là những gì không một thụ tạo nào khác có thể thay thế được họ (Cf. Catechism of the Catholic Church, 357). Theo quan điểm siêu nhiên ấy, người ta có thể hiểu tác vụ được ủy thác cho con người trong việc trưởng thành về khả năng yêu thương cũng như trong việc góp phần vào tình trạng tiến bộ của thế giới, canh tân thế giới trong công lý cũng như trong hòa bình. Bằng một câu tổng luận mạnh mẽ, Thánh Âu Quốc Tinh đã dạy rằng: Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta không cần việc trợ giúp của chúng ta; song Ngài không muốn cứu chúng ta nếu chúng ta không phụ giúp” (Sermo 169, 11, 13: PL 38, 923). Bởi thế mà tất cả mọi con người đều có nhiệm vụ phải vun trồng ý thức đối với chiều kích lưỡng diện về tặng ân lẫn tác vụ này.
3. Cũng thế, hòa bình vừa là tặng ân vừa là tác vụ. Nếu thực sự hòa bình hòa bình giữa cá nhân và giữa các dân tộc - một khả năng sống với nhau và xây dựng các mối liên hệ trong công lý và kết đoàn – là những gì đòi phải không ngừng dấn thân về phía chúng ta, thì cũng thực sự, thực sự hơn như thế nữa, hòa bình là tặng ân Thiên Chúa ban. Hòa bình là một khía cạnh nơi hoạt động của Thiên Chúa, được biểu lộ cả nơi việc tạo dựng nên một vũ trụ thứ tự lớp lang và hòa hợp, cũng như nơi việc cứu chuộc một nhân loại đang cần được phục hồi từ tình trạng lệch lạc của tội lỗi. Như thế, việc Tạo Dựng và việc Cứu Chuộc cống hiến một yếu tố giúp chúng ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa của đời sống chúng ta trên thế gian này. Vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi ngỏ cùng Tổng Hội Đồng Liên Hiêä Quốc ngày 5/10/1995, đã nói rằng: ‘chúng ta không sống trong một thế giới vô tri hay vô nghĩa… có một thứ lý lẽ về luân lý được cài đặt nơi đời sống của con người và là cái có thể giúp thực hiện việc có thêåđối thoại với nhau giữa cá nhân với nhau cũng như các dân tộc với nhau’ (đoạn 3). Cái ‘văn phạm’ siêu việt này, tức là bộ qui luật cho tác hành của cá nhân cũng như cho các mối liên hệ hỗ tương giữa con người với nhau theo công lý và tình đoàn kết, là những gì được ghi khắc nơi lương tâm của con người, nơi phản ảnh dự án khôn ngoan của Thiên Chúa. Như mới đây tôi đã có dịp tái khẳng định: ‘chúng ta tin rằng bắt đầu hết mọi sự có Lời Hằng Hữu là Lý Trí chứ không phải là Vô Tri’ (Homily at Islinger Feld, Regensburg, 12 September 2006). Bởi thế hòa bình cũng là một tác vụ đòi hỏi hết mọi người phải tự đáp ứng hợp với dự án của Thiên Chúa. Qui luật thúc đẩy thực hiện việc đáp ứng này chỉ có thể ở nơi thái độ tôn trọng ‘thứ văn phạm’ được Đấng Hóa Công thần linh viết trong tâm can của con người.
Theo quan điểm ấy, không được coi các chuẩn định của luật tự nhiên như là những chỉ thị áp đặt ngoại tại, như là những gì hạn chế tự do của con người. Trái lại, cần phải đón nhận chúng như là một tiếng gọi trung thành thực hiện dự án thần linh phổ quát được ghi khắc nơi bản tính của con người. Theo những chuẩn định ấy, tất cả mọi dân tộc – qua các nền văn hóa riêng biệt của mình – có thể tiến tới một mầu nhiệm cao cả nhất, đó là mầu nhiệm về Thiên Chúa. Cả cho đến ngày hôm nay nữa, việc nhìn nhận và tôn trọng luật tự nhiên là những gì tiêu biểu cho nền tảng của một cuộc đối thoại giữa thành phần tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau cũng như giữa thành phần tín đồ và vô tín ngưỡng. Là một điểm hội tụ lớn lao, nó cũng là một tiền ước nồng cốt cho nền hòa bình chân thực.
Quyền sống và tự do tôn giáo
4. Nhiệm vụ tôn trọng phẩm vị của mỗi một con người, một phẩm vị tự bản chất phản ảnh Đấng Hóa Công mà bởi đó có nghĩa là con người không thể bị sử dụng tùy nghi theo ý muốn. Tất cả những ai có quyền hành hơn về chính trị, kỹ thuật hay kinh tế không được sử dụng quyền hành này để phạm tới các quyền lợi của những người khác mang thân phận thấp kém hơn. Hòa bình được căn cứ vào việc tôn trọng các quyền lợi của tất cả mọi người. Ý thức được như thế, Giáo Hội tranh đấu cho các thứ nhân quyền căn bản của mỗi một người. Giáo Hội đặc biệt cổ động và bênh vực việc tôn trọng sự sống và tự do tôn giáo cho hết mọi người. Việc tôn trọng quyền sống ở mọi giai đoạn của nó thực sự làm nên một nguyên tắc có một tầm quan trọng quyết liệt, ở chỗ, sự sống là một tặng ân không hoàn toàn tùy thuộc vào việc sử dụng của chủ thể. Cũng thế, việc xác định quyền tự do tôn giáo là những gì liên kết con người với một nguyên tắc siêu việt kéo họ ra khỏi tính cách thất thường của con người. Quyền sống và quyền tự do bày tỏ niềm tin tưởng của cá nhân đối với Thiên Chúa không phải là những gì lệ thuộc vào quyền bính của con người. Hòa bình đòi phải thiết lập một biên giới rõ ràng giữa những gì thuộc quyền sử dụng của con người và những gì không, nhờ đó, mới tránh được những thứ xâm nhập bất khả chấp vào gia sản của những thứ giá trị chuyên biệt của con người.
5. Đối với quyền sống, chúng ta cần phải vạch trần việc vi phạm lan tràn của nó trong xã hội của chúng ta: ngoài những nạn nhân của các cuộc xung đột võ trang, nạn khủng bố và những hình thức bạo đôäg khác, còn có những cái chết âm thầm gây ra bởi đói khổ, bởi phá thai, bởi việc thí nghiệm phôi thai bào con người và bởi việc triệt sinh an tử. Làm sao chúng ta lại không thấy nơi tất cả những thứ ấy cuộc tâá công hòa bình chứ? Việc phá thai và việc thí nghiệm phôi thai bào con người lạ một thứ trực tiếp chối bỏ thái độ chấp nhận người khác như là những gì bất khả châm chước để thiết lập những mối liên hệ hòa bình bền vững. Liên quan tới việc tự do bày tỏ niềm tin cá nhân, một triệu chứng phiền nhiễu khác gây ra tình trạng thiếu hòa bình trên thế giới được thấy nơi những khốn khó mà cả Kitô hữu và những tín đồ thuộc các tôn giáo khác thường gặp phải khi công khai và tự động tuyên xưng các niềm tin tưởng về đạo giáo của mình. Đặc biệt về Kitô hữu, tôi cảm thấy khổ tâm khi phải lên tiếng nói rằng họ chẳng những có những lúc bị ngăn cản làm như thế; mà ở một số Quốc Gia, họ thực sự còn bị bách hại, thậm chí người ta còn thấy được cả những trường hợp thê thảm mới đây gây ra bởi việc bạo lực tàn ác. Có những chế độ áp đặt một tôn giáo duy nhất trên moọ người, trong khi các chế độ trần thế thường không dẫn tới chỗ có nhiều cuộc bách hại dữ dội cho b ằng tới việc nhạo báng theo chiều hướng văn hóa các niềm tin tôn giáo. Trong cả hai trường hợp, nhân quyền căn bản của con người đều không được tôn trọng, gây ra hậu quả trầm trọng đến cuộc chung sống thuận hòa. Tình trạng này chỉ có thể cổ võ một thứ tâm thức và văn hóa không lợi ích gì cho hòa bình cả.
Quyền Bình Đẳng Tự Nhiên giữa Tất Cả Mọi Người
6. Nguồn gốc của nhiều thứ căng thẳng đe dọa tới hòa bình chắc chắn là những tình trạng thiếu quân bình một cách bất công vẫn còn thê thảm xẩy ra trên thế giới của chúng ta. Đàng khác, cái đặc biệt oái oăm trong số những thứ bất quân bình này đó là tình trạng bất quân bình trong việc có thể được hưởng dụng những sản vật thiết yếu như thực phẩm, nước nôi, cư trú, sức khỏe; ngoài ra, còn có những thứ bất quân bình liên lỉ giữa nam nhân và nữ giới trong việc hành sử các quyền lợi căn bản của con người nữa.
Một yếu tố nồng cốt cho việc xây dựng hòa bình đó là việc nhìn nhận cái quyền bình đẳng thiết yếu của con người xuất phát từ phẩm giá siêu việt chung của họ. Sự bình đẳng về phương diện này là sự thiện thuộc về tất cả mọi người, một sự thiện được ghi nhận nơi một ‘thứ văn phạm’ có thể suy diễn từ sự án thần linh của việc tạo dựng; nó là một sự thiện không thể bị coi thường hay khinh thường nếu không muốn gây ra những hậu quả trầm trọng nguy hại tới hòa bình. Tình trạng cực kỳ thiếu thốn đang hành hạ nhiều dân tộc, nhất là ở Phi Châu, nguyên nhân sâu xa đưa đến những phản ứng bạo động và vì thế gây tổn thương nặng nề cho hòa bình.
7. Tương
tự như thế, việc không quan tâm đầy đủ đến tình trạng của nữ giới là những gì
góp phần vào tình trạng bất ổn định nơi cơ cấu xã hội. Tôi nghĩ tới việc khai
thác nữ giới, thành phần bị đối xử như là những đồ vật, cũng như tới nhiều cách
thức thiếu tôn trọng đối với phẩm giá của họ; tôi cũng nghĩ tới – ở một bối cảnh
khác – tâm thức kéo dài nơi một số văn hóa, nơi phụ nữ vẫn còn bị lụy thuộc một
cách mạnh mẽ vào những quyết định độc đoán của nam giới, gây ra những hậu quả
trầm trọng cho phẩm giá riêng tư của họ cũng như cho việc họ hành sử các quyền
tự do căn bản của họ. Một nền hòa bình bảo đảm chắc chắn chỉ là ảo tưởng cho tới
khi những hình thức kỳ thị này cũng được chế ngự nữa, vì chúng làm tổn thương
đến phẩm vị riêng tư được Đấng Hóa Công ghi khắc nơi hết mọi người
(Cf.
Congregation for the Doctrine of the Faith, Letter to the Bishops of the
Catholic Church on the collaboration of men and women in the Church and in the
world [31 May 2004], 15-16. ).
“Cái Môi Sinh của Hòa Bình”
8. Trong bức Thông Điệp ‘Bách Niên’ của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: ‘Thiên Chúa chẳng những ban trái đất cho con người, thành phần cần phải trân trọng sử dụng nó vì mục đích tốt đẹp nguyên thủy mà nó được ban cho họ, mà cả con người nữa c ũng là tặng ân Thiên Chúa đã ban tặng cho con người nữa. Bởi thế họ cần phải tôn trọng cấu trúc tự nhiên và luân lý mà họ đã được ban cho (khoản 38)". Nhờ việc đáp ứng trách nhiệm này, được Hóa Công ủy thác cho mình, con người nam nữ mới có thể hiệp nhau mang lại một thế giới hòa bình. Cùng với môi trường thiên nhiên, cũng có cả những gì được gọi là một thứ môi trường ‘con người’ nữa, một môi trường ngược lại cần đến một thứ môi trường ‘xã hội’. Tất cả những điều này có nghĩa là nhân loại, nếu thực sự muốn hòa bình, cần phải gia tăng ý thou về những mối liên hệ giữa môi sinh tự nhiên, hay tôn trọng thiên nhiên, và môi sinh con người. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc bất kể môi trường bao giờ cũng tác hại tới việc chung sống của con người, hay ngược lại. Càng trở nên hiển nhiên hơn nữa nơi cái liên hệ bất khả phân ly giữa tình trạng hòa bình với thiên nhiên và hòa bình nơi con người. Cả hai thứ hòa bình này bao hàm tình trạng hòa bình với Thiên Chúa. Bài thi nguyện của Thánh Phanxicô, đưoơc biết đến như là bài ‘Ca Vịnh Anh Mặt Trời’, là một thí dụ tuyệt vời và hằng hiện đại về thứ môi sinh đa diện của hòa bình này.
9. Cái liên hệ chặt chẽ giữa hai thứ môi sinh này có thể hiểu được ở nơi tình trạng bị trục trặc trầm trọng gia tăng về vấn đề cung cấp năng lượng. Trong những năm gần đây, các quốc gia mới đã hăng say nhập cuộc vào việc sản xuất về kỹ nghệ, bởi đó mới gia tăng nhu cầu năng lượng của họ. Điều này đã dẫn đến một cuộc chạy đua chưa từng có đối với các nguồn liệu sẵn có. Trong khi đó thì một số nơi trên trái đất này vẫn ở trong tình trạng tụt hậu, và việc phát triển thực sự bị ngăn cản, một phần vì vấn đề gia tăng giá cả về năng lượng. Những gì sẽ xẩy ra cho những dân tộc ấy? Tình trạng khan hiếm nơi những nguồn cung cấp năng lượng sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển hay không phải triển của những dân tộc ấy ra sao? Cuộc chạy đua đối với các nguồn năng lượng này sẽ gây ra những thứ bất công và xung khắc như thế nào? Và đâu là phản ứng của những ai bị hất ra khỏi cuoọc chạy đua này? Những vấn nạn ấy cho thấy việc tôn trọng đối với thiên nhiên liên hệ chặt chẽ tới nhu cầu cần phải thiết lập, giữa cá nhân với nhau và giữa các quốc gia với nhau, các mối liên hệ chú trọng tới phẩm giá của con người cùng với khả năng đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu chân thực của họ. Việc hủy hoại môi trường, việc sử dụng không thíc h đáng hay vị kỷ, và việc giành giật tích trữ các nguồn nhiên liệu của trái đất này là những gì gây ra các tình trạng bất bình, xung khắc và chiến tranh, chính vì chúng là thành quả của một quan niệm phi nhân nơi việc phát triển. Thật vậy, nếu vấn đề phát triển được thu hẹp vào chiều kích kinh tế kỹ thuật, không đếm xỉa gì tới chiều kính tôn giáo luân lý, nó sẽ không phải là một thứ phát triển trọn vẹn về nhân bản, mà là một thứ méo mó một chiều, sẽ tiến tới chỗ làm bùng nổ các thứ khả năng hủy hoại của con người.
Những quan niệm giảm thiểu về con người
10. Bởi vậy mà ngay trong cấu trúc của các thứ khó khăn và căng thẳng quốc tế hiện nay, rất cần phải thực hiện một cuộc dấn thân cho một thứ môi sinh nhân bản hướng về cuộc tăng trưởng ‘cây hòa bình’. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải có một nhãn quan về con người không bị lây nhiễm bởi các thứ thành kiến về ý hệ và văn hóa, hay bởi những thứ khuynh hướng lợi lộc về chính trị và kinh tế là những gì có thể gây ra hận thù và bạo động. Vẫn biết rằng các thứ quan niệm về con người là những gì khác nhau tùy theo văn hóa. Tuy nhiên, điều không thể chấp nhận được ở đây là việc gieo rắc các quan niệm về nhân loại học chất chứa các mầm mống hận thù và bạo lực. Cũng không thể chấp nhận được các quan niệm về Thiên Chúa phấn khích thái độ bất dung nhượng và việc sủ dụng bạo lực chống lại kẻ khác. Đó là vấn đề cần phải minh nhiên tái xác quyết, ở chỗ, chiến tranh nhân danh Thiên Chúa bao giờ cũng là những gì bất khả chấp! Khi một quan niệm nào đó về Thiên Chúa là nguyên nhân gây ra các hành động tội ác thì nó là dấu hiệu cho thấy rằn g quan niệm đó đã trở thành một thứ ý hệ rồi vậy.
11. Tuy nhiên, ngày nay, hòa bình chẳng những bị đe dọa bởi tình trạng xung khắc giữa những quan niệm giảm thiểu về con người, nói cách khác, giữa những thứ ý thức hệ. Hòa bình cũng còn bị đe dọa bởi thái độ dửng dưng coi thường đối với những gì tạo nên bản tính thực sự của con người nữa. Nhiều người đương thời của chúng ta thực sự chối bỏ sự hiện hữu của một bản tính con người đặc biệt và bởi đó mở đường cho những dẫn giải quá trớn nhất về những gì thiết yếu cấu tạo nên con người. Cả ở đây nữa cũng cần phải làm sáng tỏ vấn đề, đó là một quan niệm ‘yếu kém’ về con người, một quan niệm dọn chỗ cho hết mọi quan niệm, ngay cả quan niệm kỳ quái nhất, chỉ là quan niệm thiên về hòa bình một cách bề ngoài vậy thôi. Thực ra nó cản trở việc đối thoại đích thực và mở đường cho những thứ áp đặt độc đoán, cuối cùng biến con người thành mất khả năng tự vệ, với hậu quả là con người trở thành một mồi ngon cho áp bức và bạo lực.
Các thứ nhân quyền và tổ chức quốc tế
12. Một thứ hòa bình thực sự và bền vững bao hàm việc tôn trọng các thứ nhân quyền. Tuy nhiên, nếu những thứ nhân quyền này đưoơc bắt nguồn từ một quan niệm yếu kém về con người, thì làm sao những thứ nhân quyền ấy lại không trở thành những gì suy yếu chứ? Ở đây chúng ta có thể thấy cái hụt hẫng trầm trọng là chừng nào của một thứ quan niệm tương đối về con người. Cái vấn đề khó khăn ở đây đã là những gì hiển nhiên, đó là các thứ quyền lợi được cho là tuyệt đối, tuy nhiên, cái nền tảng nâng đỡ những thứ quyền lợi này lại chỉ là những gì tương đối. Có thể chúng ta nghĩ rằng, trước những đòi hỏi ‘bất thuận lợi’ của thứ quyền này hay quyền khác, có người sẽ đặït vấn đề với thứ quyền lợi ấy hay sẽ dứt khoát là cần phải loại trừ quyền lợi này đi? Chỉ khi nào chúng được dựa vào những đòi hỏi khách quan của một bản tính con người được Hóa Công ban cho, thì những thứ quyền lợi được qui cho họ mới có thể được xác nhận mà không sợ bị xung khắc mà thôi. Ngoài ra, cũng không thể nào không đề cập tới là các thứ nhân quyền đều bao hàm cả những thứ nhiệm vụ tương hợp nữa. Về vấn đề này, ông Mahatma Gandhi đã nói một cách khôn ngoan rằng: ‘Những Băng quyền lợi xuất phát từ Núi Hy Mã Lạp Sơn nhiệm vụ’. Cần phải làm sáng tỏ những thứ bao hàm căn bản này, nếu muốn bênh vực một cách thỏa đáng các thứ nhân quyền ngày nay đang liên tục bị tấn công. Không minh bạch như thế thì ‘các thứ nhân quyền’ cuối cùng sẽ đi đến chỗ lệ thuộc vào việc tùy nghi quyết định c ủa các chủ thể khác nhau: có những trường hợp thì con người mang một phẩm giá cùng những quyền lợi tồn tại bao giờ cũng có giá trị ở mọi nơi và đối với mọi người, có trường hợp con người có một phẩm vị được đôåi thay cùng với những quyền lợi liên tục được mặc cả, tùy theo nội dung, thời điểm và địa điểm.
13. Việc bảo vệ các thứ nhân quyền là những gì liên tục được qui cho những cơ cấu quốc tế, và, đặc biệt là Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức lãnh trách nhiệm nống cốt là cổ võ các thuư nhân quyền được qui định trong Bản Tuyên Ngôn Chung năm 1948. Bản Tuyên Ngôn này được coi như một thứ quyết tâm về luân lý được thực hiện bởi toàn thể nhân loại. Có một sự thật sâu xa ở đây, đặc biệt là nếu các thứ quyền lợi được diễn tả trong Bản Tuyên Ngôn này được tuân giữ trên căn bản không phải chỉ vì chúng là những quyết định được chuẩn nhận bởi một hội đồng, mà là những gì căn cứ vào chính bản tính của con người và phẩm giá bất khả chuyển nhượng của họ như là một con người được Thiên Chúa dựng nên. Bởi thế, điều quan trọng là các cơ quan quốc tế đừng làm mất đi cái nền tảng tự nhiên về nhân quyền này. Nó sẽ giúp cho họ có thể tránh khỏi nguy cơ, bất hạnh thay luôn xẩy ra, trong việc trơn theo một thứ dẫn giải thuần thực chứng về những quyền lợi này. Nếu điều này xẩy ra thì các cơ cấu quốc tế sẽ đi đến chỗ thiếu thẩm quyết cần thiết để thi hành vai trò của mình như là thành phần bênh vực các thứ quyền lợi nồng cốt của con người cũng như của các dân tộc, thiếu lý do chính đáng chính yếu cho chính sự hiện hữu cùng hoạt động của họ.
Luật nhân đạo quốc tế và luật lệ nội tại của các Quốc Gia
14. Việc nhìn nhận rằng các thứ nhân quyền bất khả chuyển nhượng của con người liên hệ với bản tính chung của con người đã dẫn đến chỗ thiết lập một bộ luật nhân đạo quốc tế được các Quốc Gia quyết tâm tôn trọng, ngay cả trong trường hợp xẩy ra chiến tranh. Tiếc thay, không kể đến những trường hợp trong quá khứ, điều này vẫn không được nhất trí áp dụng nơi một số trường hợp c hiến tranh mới đây. Điển hình cho trường hợp như thế đã xẩy ra trong cuộc xung đột mấy tháng trước đây ở miền nam Lebanon đó là việc hầu như tỏ ra coi thường nhiệm vụ ‘bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân vô tội’ để tránh tình trạng liên quan tới thành phần dân chúng. Tình trạng đau lòng này ở Lebanon và việc hình thành mới những cuộc xung đột, nhất là từ khi mối đe dọa khủng bố hoàn toàn tung ra những hình thức mới bạo động, buộc cộng đồng quốc tế phái tái khẳng định luật nhân đạo quốc tế, và áp dụng nó vào tất cả mọi trường hợp xung đột võ trang hiện nay, bao gồm cả những luật nhân đạo hiện luật quốc tế không có. Ngoài ra, nạn khủng bố đòi phải sâu xa suy nghĩ về những giới hạn đạo lý hạn chế việc sử dụng các phương pháp tân thời trong việc bảo đảm tình trạng an ninh nội bộ. Càng ngày càng xẩy ra những trận đánh không tuyên chiến, nhất là khi những trận chiến này được khởi động bởi các nhóm khủng bố quyết tâm chiếm được mục đích của mình bằng bất cứ phương tiện nào trong tầm tay. Trước những biênácố đáng lo ngại trong những năm gần đây, các Quốc Gia không thể nào không nhận thấy nhu cầu cần phải thiết lập các qui luật rõ ràng hơn trong việc đương đầu một cách hiệu nghiệm với tình trạng tệ hại gần đây đang xẩy ra trước mắt chúng ta. Chiến tranh bao giờ cũng cho thấy cái thất bại của cộng đồng quốc tế và cái thiệt hại nặng nề đối với nhân loại. Bất chấp mọi nỗ lực, một khi chiến tranh bùng nổ thì ít là phải bảo đảm được những nguyên tắc thiết yếu của nhân loại cùng với những giá trị căn bản nơi tất cả cuộc chung sống về dân sự, phải ấn định những qui chuẩn tác hành có thể hạn chế lại tình trạng thiệt hại bao nhiêu có thể, và giúp vào việc làm giảm bớt đau thương cho dân chúng cũng như cho các nạn nhân của các cuộc xung đột (In this regard, the Catechism of the Catholic Church indicates strict and precise criteria: cf. 2307-2317).
15. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là gần đây có một số Quốc Gia tỏ ra muốn có được các thứ vũ khí nguyên tử. Điều này càng làm gia tăng hơn nữa bầu khí đang lan tràn về một thứ bất ổn và lo sợ có thể xẩy ra một tai biến nguyên tử. Chúng ta cản thấy như thụt lại thời đầy những lo âu của giai đoạn ‘chiến tranh lạnh’. Khi cuộc chiến tranh lạnh này kết thúc, người ta hy vọng rằng mối nguy hiểm về nguyên tử đã được hoàn toàn thắng vượt và nhân loại cuối cùng đã được thở phào một cách nhẹ nhàng thoải mái. Về vấn đề này thì còn gì hợp thời cho bằng lời cảnh giác của Công Đồng Chung Vaticanô II là ‘hết mọi hành động chiến tranh nhắm đến việc hủy hoại hằng loạt toàn diện các thành phố hay những miền đất rộng lớn cùng với dân cư ở đấy là một tội ác phạm đến Thiên Chúa và nhân loại, đáng bị mạnh mẽ và cương quyết lên án (Pastoral Constitution "Gaudium et Spes," 80). Tiếc thay, những đám mây đe dọa vẫn tiếp tục tụ lại ở chân trời nhân loại. Đường lối để bảo đảm một tương lai hòa bình cho hết mọi người chẳng những ở nơi các bản thỏa ước quốc tế về vấn đề thôi leo thang các thứ vũ khí nguyên tử, mà còn ở cuộc dứt khoát dấn thân tìm cách giảm bớt chúng và cuối cùng giải giới chúng. Chớ gì hết mọi nỗ lực được thực hiện để qua việc thương thảo đạt tới những mục tiêu ấy! Vận mệnh của toàn thể gia đình nhân loại đang bị hiểm nguy!
Giáo Hội bảo đảm cho tính cách siêu việt của con người
16. Sau hết, tôi muốn khẩn trương kêu gọi Dân Chúa: hết mọi Kitô hữu hãy dấn thân cho việc không ngừng đi làm hòa bình cũng như cho việc nhiệt thành bênh vực cho phẩm giá của con người cùng những quyền lợi bất khả chuyển nhượng của họ.
Với lòng biết ơn Chúa là Đấng đã gọi mình thuộc về Giáo Hội của Người, một Giáo Hội là ‘dấu hiệu và là bảo đảm cho chiều kích siêu việt của con người (cùng nguồn vừa dẫn, đoạn 76) trên thế gian này, Kitô hữu sẽ không ngừng nài xin Chúa ban cho sự thiện hòa bình sâu xa, một sự thiện có một tầm quan trọng thực sự nơi đời sống của mỗi một con người. Ngoài ra, họ cũng sẽ cảm thấy hãnh diện được dấn thân hoạt động cho hòa bình, rat ay giúp đỡ anh chị em của mình, nhất là những ai, ngoài việc chịu đựng nghèo khổ và thiếu thốn, cũng bị hụt hẫng cả sự thiện quí báu này nữa. Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết rằng ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Jn 4:8), và ơn gọi cao cả nhất của hết mọi người là yêu thương. Nơi Chúa Kitô, chúng ta có thể thấy được lý do tối hậu trong việc trở thành những đối thủ hào hùng cho phẩm vị con người và là những kiến trúc viên can trường xây dựng hòa bình.
17. Vậy hết mọi tín hữu hãy không ngừng góp phần vào việc phát triển một thứ nhân bản trọn vẹn đích thực hợp với các giáo huấn của những bức Thông Điệp ‘Populorum Progressio’ và ‘Sollicitudo Rei Socialis’, những bức thông điệp chúng ta sửa soạn mừng kỷ niệm 40 và 20 năm vào năm nay. Tôi xin ký thác cho Nữ Vương Hòa Bình là Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là ‘hòa bình của chúng ta’ (Eph 2:4), lời nguyện cầu thiết tha của tôi cho toàn thể nhân loại vào đầu năm 2007 này, một đầu năm chúng ta đang hướng về với tràn đầy hy vọng, bất kể những hiểm nguy và khó khăn đang vây bủa chúng ta. Xin Mẹ Maria tỏ cho chúng ta thấy, nơi Con của Mẹ, Đường Lối hòa bình, và soi sáng cho quan niệm của chúng ta, để chúng ta có thể nhận ra dung nhan của Chúa Kitô trên khuôn mặt của hết mọi con người là tâm điểm của hòa bình!
Tại Vatican ngày 8/12/2006
Biển Đức XVI
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được
Zenit phổ biến ngày 17/12/2006
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20061208_xl-world-day-peace_en.html
? "
Con người đã khám phá ra trong thời gian tất cả sự thật về thiên nhiên tạo vật cũng như về chính bản thân mình"
Thời Gian Hiện Thân nơi Không
Gian
Nói đến thời gian là nói đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế nhưng, có thể
nói, nếu không có con người cũng không có thời gian… Tại sao? Tại vì, trong tất
cả mọi sự thuộc thế giới không gian, tức thế giới thiên nhiên tạo vật, chỉ có
con người mới nhận thức được thời gian, mới đi làm lịch sử, mới tiến hóa theo
thời gian, nói đúng hơn, mới làm cho thời gian đạt được mục đích hiện hữu của nó
với vai trò là một thực tại trung gian, một thực tại qui hướng về vĩnh cửu, về
Thực Tại Thần Linh toàn hảo tối thượng là cùng đích của tất cả mọi sự nói chung
và nhất là của loài linh ư vạn vật nói riêng. Bởi thế, không có con người, thì
dù hiện hữu, giá trị của thời gian sẽ là gì và ở chỗ nào? Phải chăng nó là một
tiến trình mù quáng của vật chất, của thiên nhiên tạo vật?
Vẫn biết không gian và thời gian đồng qui ở chỗ hữu hạn, ở chỗ có cùng, có bắt
đầu và có kết thúc, và dù cho thời gian và không gian có hội ngộ nhau ở bốn mùa
thời tiết xuân, hạ, thu, đông, vì “thời” đây là thời gian và “tiết” đây thuộc về
không gian. Thế nhưng, theo hiện tượng vật lý, thời gian hoàn toàn tùy thuộc vào
không gian và được con người sử dụng làm phương tiện đo đếm không gian. Bởi vì,
theo con người hiểu biết và khám phá về khoa học, ngày giờ năm tháng của thời
gian trên trái đất này lệ thuộc vào cuộc xoay vần vận chuyển của không trung vũ
trụ, như một ngày là do kết quả của một vòng xoay (rotation) của trái đất chung
quanh chính tâm trục của nó, hay một năm là do kết quả của một vòng quay
(movement) của trái đất chung quanh mặt trời v.v. Ở những nơi có đủ bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, như ở Hoa Kỳ hay ở miền Bắc Việt Nam, thì ngày dài vào mùa hè và
đêm dài vào mùa đông. Thế nhưng, vấn đề cần phải giải quyết ở đây là thái dương
hệ, tiêu biểu cho không gian vũ trụ đây, được hình thành từ lúc nào và bắt đầu
hoạt động chuyển vận của nó như thế bao lâu rồi?
Đó là lý do, theo triết lý, nếu không gian vũ trụ hay thiên nhiên tạo vật không
tự mình mà có thì nó phải có trong thời gian và tồn tại cũng như phát triển theo
thời gian. Theo quan sát khoa học, nếu xẩy ra đúng như định luật tự nhiên, thì
mọi sự, nhất là loài sinh vật, xuất hiện ở một lúc nào đó, rồi phát triển theo
thời gian, cho đến khi hết thời của nó. Chẳng hạn, sau cuộc ân ái của vợ chồng
vào đúng thời gian trứng rụng của người vợ, thì bình thường trong thời gian tối
đa 48 tiếng là người vợ có thể mang bầu, và qua thời gian ấn định 9 tháng 10
ngày sau đó là người con ra đời; và con người mới này, sau khoảng thời gian ấu
nhi và thiếu nhi, họ sẽ bắt đầu tiến vào thời gian dậy thì, thời gian phát triển
sinh lý, với những phát triển mới mẻ trên thân xác liên quan đến cơ phận sinh
dục của họ v.v. Thế rồi, cũng theo tiến trình bình thường, vào một thời gian nào
đó, 70 tuổi hay 100 tuổi, cuối cùng, con người sẽ qua đi. Không phải con người
chết là hết thời mà là vì hết thời của mình nên con người chết đi. Bởi thế, sau
khi con người chết đi, thời gian vẫn còn đó. Và dù con người có muốn làm chủ
thời gian, ở chỗ, họ muốn chết vào ngày giờ do họ ấn định, bằng cách tự tử đi
nữa, họ vẫn lệ thuộc vào thời gian, bởi vì, những vụ tự tử không thành đã hùng
hồn chứng thực điều này, do đó, những vụ tự tử thành công cũng chính là lúc thực
sự hết thời của con người tuyệt vọng chán đời.
Thời Gian là Thực Tại Tỏ Hiện
Như thế, thời gian có tính cách thần linh, chất chứa nơi nó tất cả những dự định
thần linh, được thể hiện qua các định luật tự nhiên, những định luật mà bất cứ
tạo vật nào, nhất là sinh vật, cách riêng loài người, đến nỗi, một khi cả dám
làm ngược lại hay chống lại, con người có lý trí khôn ngoan suy xét và có tự do
chọn lựa lành dữ sẽ phải chịu một hậu quả tai hại khôn lường. Điển hình là nếu
họ uống thuốc ngừa thai họ có thể sẽ bị ung thư ngực, uống kích thích tố
(hormone) sau khi hết kinh nguyệt để giữ nét trẻ trung có thể sẽ dễ bị mục xương,
ăn nhiều quá sẽ bị bội thực, uống rượu nhiều quá sẽ bị say. Tại sao ở Mỹ ung thư
là một tác nhân đệ nhất sát hại mạng sống con người cả nam lẫn nữ như thống kê
cho thấy, nếu không phải con người ở đây đã ăn uống mọi sự hầu như có chất hóa
học, kể cả thịt thà được cung cấp từ những con vật được nuôi bằng những chất
dinh dưỡng hóa học, hay rau cỏ được tưới bón bằng những thứ phân hóa học. Sự
kiện suy diễn này không biết có chính xác hay chăng, chỉ biết rằng, ngày xưa,
khi còn sống sát với thiên nhiên, còn ăn tươi nuốt sống những thứ có thể cho
được vào bụng, thì con người sống khỏe mạnh và thọ hơn con người văn minh vật
chất sau họ!
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là con người phải sống theo thời gian, phó mặc
cho định mệnh là những gì vốn chất chứa trong thời gian và là những gì sẽ được
hiện lộ khi tới thời điểm (time) của nó, khi tới lúc (moment) của nó. Chẳng hạn
như bị bệnh nguy tử không chịu chạy chữa, cho rằng, nếu hết thời của mình thì dù
có đi bác sĩ hay uống thuốc tiên cũng chết. Đúng thế, sinh vật nói chung và con
người nói riêng, vì sống trong thời gian và hoàn toàn lệ thuộc vào thời gian,
nếu hết thời của mình thì tự nhiên sẽ qua đi, không thể thoát được, dù có đề
phòng cách mấy đi nữa. Tuy nhiên, định luật tự nhiên cũng bao gồm cả định luật
bảo tồn và tự vệ, định luật khôn sống mống chết, như vẫn thấy nơi loài thú vật.
Nếu đói không ăn, theo định luật tự nhiên, con người chắc chắn sẽ chết thế nào,
thì bị bệnh nguy tử không chữa, theo định luật tự nhiên, họ cũng khó lòng thoát
được bàn tay tử thần như vậy. Bởi thế, cái chết của con người không chịu chữa
trị khi bị bệnh nguy tử đây không phải bị gây ra bởi họ buông xuôi theo định
luật tự nhiên cho bằng chỉ vì họ đã đi ngược chiều với định luật tự nhiên, định
luật bảo tồn, khuynh hướng sinh tồn. Tai nạn xẩy ra hay tất cả mọi tai ương biến
loạn trong thiên nhiên vũ trụ nói chung và trong xã hội loài người nói riêng này,
kể cả nhân tai lẫn thiên tai, không phải đã bị gây ra bởi những hiện tượng hay
sự kiện ngược ngạo và đối địch nhau liên quan đến định luật tự nhiên hay sao?
Thế nhưng, nói chung, như lịch sử loài người cho thấy, qua giòng thời gian hiện
hữu của mình, từ thời ăn lông ở lỗ sống để mà ăn như con vật, đến thời điểm văn
minh văn hóa ăn để mà sống thuần túy loài người hiện nay, con người càng ngày
càng khám phá ra sự thật về thiên nhiên tạo vật nói chung nhất là về chính bản
thân mình nói riêng. Qua thời gian, con người đã không khám phá ra thiên nhiên
tạo vật chung quanh mình bằng những khám phá khoa học hay sao, về đủ mọi lãnh
vực, từ bầu trời cao đến đáy biển cả, từ đại không gian đến tiểu vũ trụ, nhất là
về lãnh vực tạo sinh cải giống từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thiên
kỷ thứ ba hiện nay hay sao? Cũng qua thời gian, con người đã thực sự khám phá ra
chính mình, bằng việc ý thức được mối liên hệ đại đồng, một mối liên hệ chỉ được
tồn tại nếu xã hội loài người muốn duy trì và phát triển, ở chỗ, con người cần
phải nhìn nhận, tôn trọng và bảo vệ phẩm giá cùng quyền lợi làm người bẩm sinh
của mỗi người cũng như của mọi người trong xã hội, như được ý thức và công bố
trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc năm 1948 sau
hai trận Thế Chiến Thứ I & II.
Thời Gian Nên Trọn nơi Con Người
Nếu qua thời gian, con người đã khám phá ra trong thời gian tất cả sự thật về
thiên nhiên tạo vật cũng như về chính bản thân mình như thế, một sự thật đã có
trước họ và tồn tại sau khi từng thế hệ nhân gian của họ qua đi, và nếu họ biết
sống đúng với sự thật ấy, họ sẽ chẳng những có thể làm chủ trái đất, mà còn có
thể làm chủ cả thời gian nữa. Thật vậy, nếu sự thật là một thực tại bất biến,
một thực tại chi phối tất cả không gian, được từ từ hiện lộ trong thời gian và
được khám phá thấy bởi nhân gian, thì một khi con người đã biết lợi dụng sự thật
tự nhiên bằng khả năng khoa học của mình để làm chủ trái đất này thế nào, họ
cũng có thể biết lợi dụng cả sự thật về con người nhân bản của mình bằng ý thức
luân lý, nhờ đó họ làm chủ được cả thời gian như vậy. Vì sống trong sự thật và
sống theo sự thật, một thực tại bất biến, một thực tại tối thượng, con người hữu
hình và hữu hạn, cho dù có chết về phần xác, có bị thiếu hụt về thể lý, tâm lý
và luân lý trên đời này, họ sẽ không bao giờ qua đi, không bao giờ cảm thấy
thiếu thốn, trái lại, họ sẽ vĩnh viễn tồn tại, có thể nói, họ đã đạt đến cùng
đích của mình ngay khi họ còn sống trong thời gian. Hay nói cách khác, thời gian
cô đọng lại nơi con người sống sự thật, hội tụ lại nơi con người sống trong sự
thật. Nếu không gian thu hẹp lại nơi con người sống yêu thương thế nào, hay
không gian được yêu thương bao trùm thế nào, thì thời gian cũng tụ lại nơi con
người chân thực như thế, hay thời gian được chân lý bao trùm như vậy.
Đó là lý do thực tế cho thấy, con người khôn ngoan, một khôn ngoan trung thực
phản ánh sự thật, là một con người sống hiện tại với cả quá khứ lẫn tương lai.
Bởi vì, tất cả những gì họ tác hành, hay phản ứng, hoặc giải quyết, trong giây
phút hiện tại và cho cuộc sống hiện tại của cá nhân họ, những gì liên quan đến
cả xã hội hay cho xã hội, họ đều căn cứ vào những kinh nghiệm sống họ đã được
truyền thụ bởi các bậc tiền bối cha ông họ, nhất là do chính họ rút tỉa được từ
cuộc sống riêng tư trong thời gian quá khứ của họ, để làm sao cho bản thân họ
cũng như cho chung nhân gian chẳng những được tồn tại mà còn phát triển, hầu đạt
đến một chân trời tương lai rạng ngời chân lý và thiện hảo, đúng như dự án thần
linh của Thượng Trí Quan Phòng là Chân Lý Tối Cao và là Nguyên Lý Đệ Nhất. Một
con người sống sự thật, hay sống trong sự thật, sống theo sự thật, là một con
người làm chủ thời gian, làm cho thời gian được kết tụ lại nơi họ, ở chỗ họ đang
sống trung thành, trước sau như một, sống thủy chung (từ đầu đến cuối), bất chấp
mọi bất trắc và ngãng trở xẩy ra trong cuộc sống. Dù trước mắt thế gian họ có bị
coi là ngu dại, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Họ có chết đi cho chân lý và vì
chân lý, như trường hợp của những con người tranh đấu cho công lý và hòa bình,
hay như trường hợp của những vị tử đạo chân chính, những anh hùng vị quốc vong
thân, nhân gian lịch sử sẽ không bao giờ quên họ, và họ sẽ vĩnh viễn tồn tại với
lịch sử, với thời gian, thậm chí vượt ra ngoài thời gian và không gian, ở chỗ họ
sẽ bất diệt và bất tận như chính sự thật vậy.
Để có thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật như thế,
ngoài tác động ý thức liên quan mật thiết tới hiện tại, con người còn cần phải
có một ký ức sống động và một phán đoán chính xác nữa, một ký ức liên quan đến
quá khứ và một phán đoán liên quan đến tương lai. Thật vậy, con người cần đến ký
ức là yếu tố tâm lý liên quan đến quá khứ, vì thời gian chất chứa sự thật và tỏ
hiện sự thật, nên tất cả những gì xẩy ra trong cuộc đời con người và cho cuộc
đời con người đều mang con người đến gần sự thật hay đều tỏ cho con người biết
sự thật về bản thân họ cũng như về ngoại cảnh chung quanh họ. Bởi thế, càng sống
con người càng khôn ra là vậy, con người càng cảm thấy mình biết đời hơn và biết
mình hơn, hành sử một cách hiệu quả hơn, không còn vụng về, dại dột, ngớ ngẫn,
thất sách như trước nữa. Thế nhưng, nếu con người không biết rút kinh nghiệm và
lưu trữ những cảm nhận cuộc đời, họ khó mà có thể tiến thân, có thể trưởng thành.
Tưởng niệm là một yếu tố tối ư quan trọng của Do Thái Giáo cũng như của Kitô
Giáo. Bởi vì, ơn cứu độ của họ không phải là một thực tại mơ hồ, mà là một biến
cố lịch sử, một biến cố họ chẳng những cần phải tưởng nhớ mà còn phải liên tục
long trọng cử hành nữa.
Thời Gian Sống Động trong Cuộc Đời
Biến cố lịch sử cứu độ của Do Thái Giáo là biến cố Vượt Qua, biến cố họ được Vị
Thiên Chúa chân thật duy nhất, Vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho tổ phụ họ là
Abramham, Isaac và Giacóp, Vị Thiên Chúa đã tự động lập Giao Ước với các vị cha
ông của họ ấy và thực sự đã hoàn tất giao ước của Ngài với con cháu các vị, cụ
thể nhất là việc Ngài chẳng những dùng nhân vật Moisen để giải thoát họ khỏi
cảnh làm tôi cho dân Ai Cập 450 năm, mà còn dùng Gioduệ để đưa họ vào chính mảnh
đất Ngài đã hứa với các vị là mảnh đất Palestine thấm đẫm huyết lệ nhất trên thế
giới hiện nay. Đó là lý do Do Thái Giáo, từ biến cố lịch sử cứu độ vô tiền
khoáng hậu đó tới nay, hằng năm, họ vẫn cử hành tuần lễ Vượt Qua để, trong khi
tưởng nhớ đến Vị Thiên Chúa Cứu Độ của mình, họ ý thức ngay trong hiện tại những
gì họ cần phải sống một cách xứng đáng với ơn cứu độ của họ.
Biến cố lịch sử cứu độ của Kitô Giáo cũng là Biến Cố Vượt Qua, một cuộc vượt qua
đã được báo trước bằng chính cuộc vượt qua của dân Do Thái. Biến Cố Vượt Qua mà
Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng long trọng cử hành vào mỗi
Chúa Nhật hằng tuần trong năm, nhất là vào Tuần Thánh, với cao điểm là Lễ Phục
Sinh, đó là biến cố vượt qua của Vị Sáng Lập họ tôn thờ, Đấng đã chịu chết trên
cây thập giá, nhưng đã tự mình sống lại từ trong kẻ chết vào ngày thứ ba. Theo ý
nghĩa vượt qua này, cũng như nhờ biến cố lịch sử vượt qua này của Vị Sáng Lập,
Kitô hữu, qua Bí Tích Rửa Tội, chẳng những được cứu độ cho khỏi tội lỗi và sự
chết, mà còn được sự sống và là một sự sống viên mãn, một sự sống thần linh, một
sự sống hoàn toàn tự do siêu thoát, khiến họ có khả năng chế ngự sự dữ bằng sự
lành, nhất là khả năng làm chứng cho chân lý, khả năng làm cho con người nhận
biết chân lý và sống trong chân lý, một sự sống trường sinh bất diệt, một sự
sống thần linh toàn hảo. Như thế, nếu biến cố Vượt Qua của Kitô Giáo, qua con
người Kitô hữu, có thể làm cho nhân gian nhận biết sự thật và sống trong sự thật,
một sự thật là nguồn gốc và là cốt lõi của văn hóa nhân bản đích thực, thì biến
cố này không phải chỉ là biến cố lịch sử thuần túy đã hoàn toàn qua đi và cần
phải tưởng niệm, mà còn là một biến cố hiện thực sống động nơi việc cử hành
phụng vụ của cộng đồng Kitô hữu nữa.
Để có thể sống trong hiện tại một cách khôn ngoan, một cách chân thật, con người
chẳng những cần phải có một ký ức sống động liên quan đến quá khứ mà còn phải có
một phán đoán chính xác liên quan đến cả tương lai nữa. Đúng thế, cho dù ký ức
có nhớ kỹ lưỡng và đầy đủ những gì xẩy ra trong quá khứ, nhưng nếu con người
không biết lợi dụng những kinh nghiệm lợi hại, tốt xấu đã qua ấy để áp dụng vào
môi trường và hiện cảnh cuộc sống của mình thì tương lai trước mắt họ vẫn chỉ là
một ảo tưởng, hiện tại của họ vẫn là một cuộc dậm chân tại chỗ, thậm chí có
những lúc trở thành một vũng lầy, càng nhúc nhích cựa quậy con người càng bị lún
xuống sâu hơn, cho đến lúc không còn cứu được nữa. Nhận định này không đúng hay
sao, bằng không tại sao con người càng văn minh lại càng lo âu sợ hãi chính mình,
sợ hãi chính những gì mình làm ra, sợ hãi nhau, không tin tưởng nhau. Đến nỗi,
kinh nghiệm của hai trận Thế Chiến I và II chưa đủ, con người hiện nay hình như
sắp sửa cần đến một trận Thế Chiến III nữa mới được? Bởi thế, phán đoán của con
người không thể chỉ căn cứ vào nguyên kinh nghiệm quá khứ để quyết định cho số
phận của tương lai, bằng không, tương lai chỉ là lập lại quá khứ, như giòng nước
chảy ngược. Vì không bài học nào giống bài học nào, lại còn vấn đề hoàn cảnh mỗi
thời đại mỗi khác nữa, mà con người hiện tại cần phải hết sức sáng suốt, ở chỗ,
họ làm sao để kinh nghiệm quá khứ có thể kết trái tương lai. Thế nhưng, nếu kinh
nghiệm quá khứ, tự bản chất của nó, là cảm nghiệm của con người về sự thật, thì
càng kinh nghiệm cuộc đời, con người càng gần gũi sự thật, càng thông suốt sự
thật, càng thấu triệt sự thật mới đúng. Như thế, chỉ cần con người nhận biết sự
thật, qua kinh nghiệm và nhờ kinh nghiệm quá khứ, cũng như qua những dấu chỉ và
môi trường hiện tại, họ có thể an tâm tiến vào tương lai, dù chân trời tương lai
mù mịt giông ba bão táp. Bởi vì, sự thật chẳng những là Thực Tại Thần Linh Tối
Thượng mà con người phải đạt tới như cùng đích của mình, mà còn là ánh sáng soi
đường dẫn lối cho con người thiện tâm bước đi và là sức mạnh thúc đẩy con người
khao khát kiếm tìm chân thiện mỹ tiến bước về cõi trường sinh vĩnh hằng.
“Hãy chăm lo tới mối liên hệ riêng tư của con người với Thiên Chúa, một mối liên hệ nhờ đó Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta nơi Chúa Kitô”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
với Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ Thứ Năm 9/11/2006 (tiếp theo bài giảng hôm Thứ Ba 7/11/2006).
(tiếp 30 Thứ Bảy và 31 Chúa Nhật)
Điều thứ hai được tôi lưu ý tới ngay trong những ngày này là những gì liên quan tới những vấn đề luân lý.
Tôi thường nghe nói rằng dân chúng ngày nay cảm thấy khát vọng Thiên Chúa, khát vọng linh đạo, khát vọng tôn giáo, và lại bắt đầu thấy Giáo Hội như là một đồng bạn khả đàm nhờ đó họ có thể nhận được một điều gì đó. (Đã có giai đoạn điều này chỉ thấy nơi các tôn giáo khác thôi).
Có một nhận thức đang phát triển đó là Giáo Hội đặc biệt chuyển đạt cảm nghiệm thiêng liêng; Giáo Hội như một cây choc him trời làm tổ cho dù chúng có muốn bay đi sau đó – nhưng Giáo Hội cũng thực sự là một nơi giúp con người có thể được ổn định một thời gian nào đó.
Trái lại, những gì dân chúng cảm thấy khó khăn hơn đó là thứ luân lý được Giáo Hội truyền dạy. Tôi đã suy nghĩ về điều này – tôi vẫn đang suy nghĩ về nó đã lâu – và tôi thấy càng rõ ràng hơn nữa là trong thời đại của chún g ta đây vấn đề luân lý thực sự bị chia ra làm đôi.
Xã hội tân tiến không phải chỉ thiếu những gì là luân lý mà còn ‘khám phá’ ra và cần đến chiều kích khác của luân lý, những gì mà trong việc Giáo Hội loan báo trong các thập niên gần đây, thậm chí trước cả đó nữa, có lẽ đã chưa được trình bày đầy đủ. Chiều kích này bao gồm những đề tài to lớn về hòa bình, về việc bất bạo động, về công lý cho tất cả mọi người, về mối quan tâm đến người nghèo và về việc tôn trọng thiên nhiên. Chúng đã trở thành một tổng thể đạo lý mà, giống hệt như một quyền lực chính trị, có một quyền lực lớn mà đối với nhiều người có thể trở thành những gì thay thế hay thừa kế cho tôn giáo.
Những đề tài quan trọng về luân lý đóng một vai trò thiết yếu trong việc ban phẩm giá cho con người và hẹn ước với họ, thay cho tôn giáo là những gì được thấy như thuộc về siêu hình học và như là một cái gì đó từ trên cao – có lẽ cũng như là một cái gì đó tư riêng nữa.
Đó là chỉ là một khía cạnh, ở chỗ cái luân lý này xẩy ra đồng thời cũng lôi cuốn cả giới trẻ nữa, thành phần hoạt động cho hòa bình, cho tình trạng bất bạo động, cho công lý, cho người nghèo, cho thiên nhiên. Ngoài ra thật sự là còn có những đề tài luân lý quan trọng cũng thuộc về truyền thống của Giáo Hội nữa. Tuy nhiên, phương tiện được cống hiến cho việc giải quyết đối với những đề tài ấy thường rất ư là đơn phương một chiều và không bao giờ có uy tín hết, song giờ đây chúng ta không thể bàn đến vấn đề này. Những đề tài quan trọng hiện đang xẩy ra.
Một lãnh vực khác của luân lý, thường gây ra tranh cãi bởi các đảng phái chính trị, liên quan tới sự sống. Một khía cạnh trong lãnh vực này đó là cổ võ sự sống từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đời, tức là việc bênh vực sự sống chống lại vấn đề phá thai, chống lại vấn đề triệt sinh an tử, chống lại vấn đề con người mạo dụng và tự động cho mình có quyền sử dụng sự sống.
Dân chúng thường tìm cách biện minh cho những thứ nhúng tay can thiệp này bằng mục đích có vẻ cao cả, thậm chí còn có tính cách luân lý để nắm trong tay sự sống và mạo dụng nó.
Tuy nhiên , đàng khác, sự sống cũng được nhìn nhận là một tặng ân cần phải tôn trọng và yêu chuộng từ ngay giây phút ban đầu cho tới tận giây phút cuối cùng đối với thành phần khổ đau, tật nguyền và yếu kém.
Vấn đề luân lý về hôn nhân và gia đình cũng thích hợp trong bối cảnh này. Hôn nhân có thể nói trở thành những gì bị loại trừ hơn bao giờ hết.
Chúng ta thấy được thí dụ điển hình nơi một số quốc gia tu chính luật lệ để hôn nhân không còn được định nghĩa là mối liên kết giữa một người nam và một người nữ mà là mối liên kết giữa những con người; bởi đó, rõ ràng là ý nghĩa căn bản về hôn nhân đã bị hủy diệt và nguồn gốc sâu xa của xã hội trở thành một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.
Việc nhận thức rằng tình dục, tình ái và hôn nhân như một cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ là những gì đi với nhau – ‘và họ trở nên một xác thịt’ (Gen 2:24) – đang càng ngày càng trở nên suy yếu, hết mọi mẫu liên kết dường như là những gì hoàn toàn bình thường – chúng tiêu biểu cho một thứ luân lý tổng quan bất biệt phân và là một hình thức tự do hợp với con người.
Tất nhiên, theo đó, tính cách bất khả phân ly của hôn nhân đã trở thành hầu như là một ý nghĩ không tưởng, bị nhiều nhân vật trong quần chúng thực sự dường như phủ nhận. Bởi thế mà cả gia đình thậm chí cũng dần dần bị tan rã.
Dĩ nhiên là có nhiều thứ giải thích cho vấn đề giảm sút ghê gớm nơi mức sinh sản, thế nhưng chắc chắn đóng một vai trò quyết liệt trong vấn đề này là sự kiện con người muốn hoan hưởng cuộc đời, là sự kiện họ ít tin tưởng vào tương lai và họ cảm thấy gia đình không còn tồn tại như là một cộng đồng lâu dài cho các thế hệ tương lai có thể phát triển.
Thế nên, trong những bối cảnh ấy, việc loan báo của chúng ta đụng độ với một ý thức thực sự phản nghịch lại xã hội và với một thứ phản luân lý theo quan niệm tự do được coi như là chức năng được quyền tự động chọn lựa chẳng cần gì đến những hướng dẫn được ấn định trước cả, bất chấp, từ đó đi tới chỗ khả chấp đối với tất cả những gì là khả dĩ.
Bởi vậy, nó tự động cho mình là đúng về đạo lý, nhưng thứ nhận thức khác vẫn không bị biến mất. Nó vẫn còn đó, và tôi tin rằng chúng ta cần phải dấn thân để tái liên kết hai lãnh vực này của luân lý và làm sáng tỏ vấn đề là chúng cần phải được liên kết với nhau bất khả phân ly.
Chỉ khi nào sự sống con người từ khi được thụ thai đến lúc tự nhiên qua đi được tôn trọng thì đạo lý về hòa bình mới khả dĩ và khả tín; chỉ cho tới lúc ấy vấn đề phi bạo lực mới được thể hiện ở mọi chiều kích, chỉ cho tới bấy giờ chúng ta mới có thể thực sự chấp nhận tạo vật và chỉ tới bấy giờ chúng ta mới đạt được công lý đích thực.
Tôi nghĩ rằng đó là một công cuộc cao cả trước mắt chún g ta: một đàng vừa không làm cho Kitô Giáo dường như trở thành thuần luân lý, mà là một tặng ân nhờ đó chún g ta có được một tình yêu nâng đỡ chún g ta và cống hiến cho chúng ta sức mạnh cần thiết để có thể ‘mất sự sống mình’. Mặt khác, trong bối cảnh của một tình yêu tự nguyện trao ban, chúng ta cần tiến tới với những đường lối đem ra thực hành, luôn đặt trên nền tảng Bản Thập Giới là những gì ngày nay chúng ta cần phải dẫn giải với Chúa Kitô và với Giáo Hội một cách tiến bộ và mới mẻ.
Bởi vậy, những đề tài tôi nghĩ tôi cần phải và có thể diễn giải là như thế. Tôi xin cám ơn lòng quảng đại và sự nhẫn nại của chư huynh. Chúng ta hy vọng Chúa sẽ giúp tất cả chúng ta tron g cuộc hành trình của chúng ta!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican