GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 14/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 6 |
? Huấn Từ của ĐTC Biển Đức XVI ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007: "Các bạn hãy là tông đồ giới trẻ. Hãy mời gọi họ tiến bước với các bạn, có cùng một cảm nghiệm tin cậy mến; hãy gặp gỡ Chúa Kitô để họ có thể cảm thấy họ thực sự được yêu thương, được chấp nhận, có thể hiện thực khả năng của họ cách trọn vẹn".
? ĐTC Biển Đức XVI Bài Giảng Phong Thánh Antonio de Sant'Ana Galvão: “Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những ơn ích dài lâu nhờ ảnh hưởng truyền bá phúc âm hóa mạnh mẽ được Chúa Thánh Thần làm phát sinh nơi rất nhiều tâm hồn qua thánh Frei Galvão”.
? Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối: “Thừa tác vụ làm Giám Mục của chúng ta bởi thế thúc bách chúng ta nhận thức được ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và phác ra một dự án mục vụ có khả năng huấn luyện Dân Chúa biết nhận ra và tha thiết với các thứ giá trị siêu việt, trung thành với Chúa Kitô và với Phúc Âm”.
"Các bạn hãy là tông đồ giới trẻ. Hãy mời gọi họ tiến bước với các bạn, có cùng một cảm nghiệm tin cậy mến; hãy gặp gỡ Chúa Kitô để họ có thể cảm thấy họ thực sự được yêu thương, được chấp nhận, có thể hiện thực khả năng của họ cách trọn vẹn".
Tông Du Ba Tây: Huấn Từ của ĐTC Biển Đức XVI ngỏ cùng Giới Trẻ chiều ngày 10/5/2007
(tiếp 12 Thứ Bảy và 13 Chúa Nhật)
5. Đến đây, một lần nữa tôi hướng về các bạn, hỡi giới trẻ, vì tôi muốn nghe thấy các bạn có cùng một đáp ứng như người trẻ trong Phúc Âm: tất cả những điều ấy tôi đã tuân giữ từ hồi còn trẻ. Con người trẻ trong Phúc Âm này là một con người tốt lành. Anh ta đã tuân giữ các giới răn. Anh ta đã bước theo con đường của Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Giêsu mới trìu mến nhìn anh ta, yêu thương anh ta. Bằng việc nhận biết rằng Chúa Giêsu là Đấng tốt lành, anh ta tỏ ra rằng cả anh nữa cũng tốt lành. Anh ta đã có một cảm nghiệm về sự tốt lành thiện hảo, và vì thế có cảm nghiệm về Thiên Chúa. Còn các bạn hỡi giới trẻ của Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh, các bạn đã khám phá ra những gì là tốt lành hay chưa? Các bạn có tuân theo các giới luật của Chúa hay chăng? Các bạn có khám phá thấy rằng đó là con đường chân thật duy nhất dẫn đến hạnh phúc hay chăng?
Những năm tháng này của đời sống các bạn là những tháng năm sửa soạn các bạn hướng tới tương lai. “Ngày mai” của các bạn lệ thuộc rất nhiều vào cách các bạn đang sống của ngày “hôm nay” của thời các bạn trẻ trung. Các bạn trẻ yêu dấu, trải dài trước mắt các bạn là một cuộc đời được tất cả chúng ta hy vọng rằng sẽ kéo dài ; tuy nhiên nó là một cuộc đời duy nhất, nó là một cái gì đặc thù có một không hai: đừng để cho họ qua đi cách vô ích; đừng phung phá cuộc đời. Hãy sống cuộc đời cách nhiệt thành và hoan hỉ, thế nhưng, trước hết bằng một cảm quan trách nhiệm.
Nhiều lần, chúng tôi là những vị chủ chăn cảm thấy chấn động khi chúng tôi nhớ tới tình hình thế giới ngày nay. Chúng tôi nghe nói về những nỗi sợ hãi của giới trẻ ngày nay. Những nỗi sợ hãi này cho thấy cả một sự thiếu hụt kinh khủng về niềm hy vọng: một nỗi sỡ sợ sự chết, ở vào ngay lúc sự sống đang bừng nở và cũng là lúc giới trẻ đang tìm cách làm trọn khả năng của mình; nỗi sợ hãi bị thất bại, vì không khám phá ra được ý nghĩa của cuộc đời; nỗi hãi sợ bởi vẫn còn bị tách rời trước một thứ gia tăng hỏa tốc một cách lung củng nơi các biến cố và các thứ truyền thông. Chúng tôi thấy được mức độ gia tăng chết chóc nơi giới trẻ, mối đe dọa về bạo động, sự thịnh hành tàn tệ về thuốc phiện là những gì đang tấn công những gì sâu xa nhất nơi giới trẻ ngày nay. Vì những lý do ấy mà chúng tôi nghe thấy nói tới một thứ “giới trẻ lạc loài”.
Thế nhưng, khi chúng tôi nhìn vào giới trẻ các bạn đang hiện diện ở đây – các bạn là những người đang tỏ rạng rất nhiều hân hoan và nhiệt huyết – tôi thấy các bạn như Chúa Kitô thấy các bạn: bằng một ánh mắt của yêu thương và tin tưởng, chắc chắn rằng các bạn đã tìm thấy được đường ngay nẻo chính. Các bạn là giới trẻ của Giáo Hội. Bởi thế, tôi sai các bạn đi với sứ mệnh trọng đại truyền bá phúc âm hóa giới trẻ nam nữ đã bị lầm đường lạc hướng trên thế giới này như chiên không chủ chăn. Các bạn hãy là tông đồ giới trẻ. Hãy mời gọi họ tiến bước với các bạn, có cùng một cảm nghiệm tin cậy mến; hãy gặp gỡ Chúa Kitô để họ có thể cảm thấy họ thực sự được yêu thương, được chấp nhận, có thể hiện thực khả năng của họ cách trọn vẹn. Chớ gì họ cũng khám phá ra những đường lối chắc chắn của các giới luật, và nhờ theo đuổi những giới luật ấy mà đến cùng Thiên Chúa.
Các bạn có thể là những kiến thiết gia của một xã hội mới, nếu các bạn tìm cách thực hành một lương tâm được soi động bởi những giá trị luân lý phổ quát, thế nhưng cũng là một cuộc dấn thân tư riêng cho một cuộc đào luyện quan trọng sống còn về nhân bản và tâm linh. Những con người nam nữ không được sửa soạn để đương đầu với những thách đố thực sự, được thể hiện bởi đời sống Kitô Giáo đúng đắn nơi hoàn cảnh sống của họ, sẽ trở thành mồi ngon cho tất cả những cuộc tấn công của duy vật chủ nghĩa và tục hóa chủ nghĩa, những chủ nghĩa càng ngày càng năng động ở tất cả mọi lãnh vực.
Các bạn hãy là những con người nam nữ tự do và hữu trách; hãy biến gia đình thành một trung tâm chiếu tỏa an bình và niềm vui; hãy là những người cổ võ sự sống từ khi nó khởi sự tới khi tự nhiên qua đi; hãy bảo vệ người già, vì họ xứng đáng được tôn trọng và ngợi khen về sự thiện họ đã thực hiện. Vị Giáo Hoàng này cũng mong giới trẻ tìm cách thánh hóa công việc của họ, thực hiện công việc ấy bằng khả năng kỹ thuật và chuyên tâm cần mẫn, để góp phần vào tình trạng tiến bộ của tất cả mọi anh chị em mình, cũng như để chiếu sáng Lời Chúa trên tất cả mọi hoạt động của nhân loại (x Lumen Gentium, 36). Thế nhưng, trên hết, vị Giáo Hoàng này muốn họ kiên quyết trong việc xây dựng một xã hội công chính và huynh đệ hơn, khi hoàn tất các nhiệm vụ của mình đối với Quốc Gia: bằng cách tôn trọng luật lệ quốc gia; không để mình bị cuốn theo hận thù và bạo lực; cố làm gương sinh động theo Kitô Giáo nơi môi trường nghề nghiệp và xã hội, trổi vượt về tính liêm khiết nơi các mối liên hệ về xã hội và nghề nghiệp của mình. Họ cần phải nhớ rằng lòng tham vọng thái quá đối với vấn đề giầu sang và quyền lực là những gì gây ra tình trạng băng hoại bản thân và người khác; không có một động lực nào thích đáng để có thể biện minh cho nỗ lực áp đặt những khát vọng trần tục của con người – về kinh tế hay chính trị – bằng việc gian lận và lừa đảo.
Cuối cùng thì vẫn hiện lên một bức phông cảnh bao la của hoạt động bao gồm những vấn đề có tính chất xã hội, kinh tế và chính trị mang tầm vóc đặc biệt quan trọng, bao lâu những vấn đề ấy được soi động bởi Phúc Âm và giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Điều này bao gồm cả việc xây dựng một xã hội chân chính và huynh đệ hơn, một xã hội hòa giải và an bình, nó bao gồm việc dấn thân để làm giam bớt bạo lực, bao gồm những khởi động cổ võ tính cách toàn vẹn của sự sống, trật tự về dân chủ và công ích, và đặc biệt là những khởi động nhắm đến chỗ loại trừ đi một số hình thức kỳ thị đang diễn ra ở các xã hội thuộc Mỹ Châu La Tinh: tránh lánh việc loại trừ, để phong phú hóa lẫn nhau.
Nhất là các bạn hãy đặc biệt tôn trọng cơ cấu của bí tích Hôn Phối. Không thể nào có hạnh phúc gia đình thực sự trừ phi thành phần phối ngẫu biết trung thành với nhau. Hôn nhân là một cơ cấu theo luật tự nhiên, một cơ cấu được thăng hóa bởi Chúa Kitô thành vị thế của một bí tích; nó là một đại hồng ân Thiên Chúa ban cho loài người: hãy tôn trọng nó và tôn kính nó. Đồng thời Thiên Chúa cũng kêu gọi các bạn hãy tôn trọng lẫn nhau khi các bạn phải lòng nhau và đính hôn với nhau, vì đời sống phối ngẫu, một đời sống theo ấn định thần linh là để cho các cặp vợ chồng, sẽ mang lại hạnh phúc và bình an chỉ khi nào các bạn có thể xây dựng những niềm hy vọng tương lai của mình trên sự thanh tịnh, cả trong lẫn ngoài hôn nhân. Tôi lập lại ở đây với tất cả các bạn là “eros – tình ái có khuynh hướng vươn lên … tới Thần Linh, đem chúng tar a khỏi bản thân mình; tuy nhiên, chính vì lý do ấy mà nó cần đến một đường lối vươn cao, từ bỏ, thanh tẩy và chữa lành” (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 5). Nói tóm gọn, nó đòi phải có m ột tinh thần hy sinh và từ bỏ vì lợi ích lớn lao hơn, tức là coi tình yêu của Thiên Chúa trên tất cả mọi sự. Các bạn hãy tìm cách mạnh mẽ chống lại những mưu chước của sự dữ xuất hiện nơi nhiều môi trường, đẩy các bạn đến một cuộc sống buông thả mà ngược lại vẫn cảm thấy trống rỗng, khiến cho các bạn mất đi tặng ân quí hóa đối với quyền tự do của các bạn cũng như niềm hạnh phúc chân thực của các bạn. Tình yêu chân thực “càng tìm kiếm hạnh phúc của người khác, càng quan tâm về người mình yêu, cống hiến mình và muốn ‘sẵn sàng’ cho kẻ khác” (ibid 7), và bởi thế nó sẽ luôn tăng tiến trong sự trung thành, trong tình trạng bất khả phân ly và phong phú.
Trong tất cả những sự ấy, các bạn hãy cậy nhờ vào ơn trợ giúp của Chúa Giêsu Kitô là Đấng sẽ làm cho chúng trở thành hiện thực nhờ ân sủng của Người (x Mt 19:26). Cuộc sống đức tin và nguyện cầu sẽ dẫn các bạn tiến bước trên con đường sống thân mật với Thiên Chúa, giúp các bạn hiểu được sự cao cả của những gì Người dự định cho mỗi người. “Vì nước trời” (Mt 19:12), có một số được kêu gọi hoàn toàn tận tuyệt hiến mình, bằng việc thánh hiến cho Thiên Chúa trong đời sống tu trì – “một tặng ân ngoại lệ của ân sủng”, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã diễn đạt nó ( cf. Sắc lệnh Đức Ái Trọn Hảo, 12). Thành phần tận hiến, bằng việc hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa, theo tác động của Thánh Linh, tham phần vào sứ vụ của Giáo Hội, làm chứng trước mọi dân tộc về niềm hy vọng của mình nơi Vương Quốc thiên đình. Bởi thế tôi chúc lành và nguyện xin ơn bảo vệ của Thiên Chúa xuống trên tất cả những tu sĩ hiến thân cho Chúa Kitô cũng như cho anh chị em của mình trong vườn nho Chúa. Thành phần tận hiến thực sự đáng được cộng đồng giáo hội tri ân cảm tạ: các đan sĩ nam nữ, những con người nam nữ chiêm niệm, những con người tu sĩ nam nữ dấn thân cho các hoạt động tông đồ, các phần tử của những Tu Hội Đời và Những Hội Sống Đời Tông Đồ, những ẩn sĩ và những trinh nữ thánh hiến. “Cuộc đời của họ làm chứng cho tình yêu của họ đối với Chúa Kitô khi họ bước theo con đường được Phúc Âm khuyến dụ và hết sức hân hoan dấn thân sống cùng một lối sống họ chọn cho bản thân mình” (Congregation for Institutes of Consecrated Life and for Societies of Apostolic Life, Instruction Starting Afresh from Christ, 5). Tôi nguyện cầu là trong giây phút ân sủng này và trong mối hiệp thông sâu xa trong Chúa Kitô ấy, Thánh Thần sẽ làm bừng lên trong tâm can của nhiều giới trẻ một tình yêu say mê, thúc đẩy họ theo đuổi và bắt chước Chúa Giêsu Kitô, thanh sạch, khó nghèo và tuân phục, hoàn toàn dấn thân cho vinh quang của Chúa Cha cũng như cho tình yêu thương anh chị em mình.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007
“Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những ơn ích dài lâu nhờ ảnh hưởng truyền bá phúc âm hóa mạnh mẽ được Chúa Thánh Thần làm phát sinh nơi rất nhiều tâm hồn qua thánh Frei Galvão”.
Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Bài Giảng Phong Thánh Antơnio de Sant'Ana Galvão (1739-1822) ngày 11/5/2007
(Tổng quan dẫn nhập mở đầu)
2. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa về những ơn ích dài lâu nhờ ảnh hưởng truyền bá phúc âm hóa mạnh mẽ được Chúa Thánh Thần làm phát sinh nơi rất nhiều tâm hồn qua thánh Frei Galvão. Đoàn sủng của dòng Phanxicô, được sống trọn theo tinh thần Phúc Âm, đã sinh ra những hoa trái quan trọng qua chứng từ của ngài như là một người thiết tha tôn thờ Thánh Thể, như một vị linh hướng khôn ngoan đối với các linh hồn tìm đến tham vấn với ngài, và như một con người hết lòng tôn sùng Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là Đấng ngài coi mình là “người con và là người tôi tớ muôn thuở” của Mẹ.
Thiên Chúa đến với chúng ta, “Người tìm cách chiếm lấy lòng của chúng ta, mãi cho tới Bữa Tiệc Ly, cho tới khi con tim của Người bị đâm thâu trên Thập Giá, cho tới những lần hiện ra của Người sau khi Phục Sinh và cho tới những việc làm trọng đại được Người sử dụng, qua hoạt động của các Vị Tông Đồ, để hướng dẫn Giáo Hội sơ khai tiến bước trong cuộc hành trình của Giáo Hội” (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 17). Người đã tỏ mình ra qua lời của Người, nơi các bí tích và nhất là nơi Thánh Thể. Bởi thế, sự sống của Giáo Hội chính thực là sự sống Thánh Thể. Trong sự quan phòng ưu ái của mình, Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta một dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện của Người.
Khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong Thánh Lễ, Đấng được vị linh mục nâng lên sai lời truyền phép bánh và rượu, hay khi chúng ta sốt sắng tôn thờ Người được hiện lộ trong mặt nhật, chúng ta lập lại niềm tin của chúng ta bằng lòng tấm khiêm nhượng sâu xa, như thánh Fei Galvão đã làm nơi “laus perennis”, bằng một thái độ liên lỉ tôn thờ. Thánh Thể chất chứa tất cả mọi kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô, Cuộc Vượt Qua của chúng ta, bánh hằng sống từ trời xuống, một thứ bánh nhận được sự sống từ Thánh Thần để ban sự sống vì bánh này là nguồn Sự Sống cho nhân loại. Việc biểu lộ huyền diệu và khôn tả này của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại là những gì chiếm được một chỗ đặc biệt trong lòng Kitô hữu. Họ cần phải tiến đến chỗ nhận biết niềm tin của Giáo Hội qua các vị thừa tác viên thánh chức của Giáo Hội, qua cách thức mẫu mực được các vị thi hành đối với các thứ lễ nghi qui định luôn hướng về phụng vụ thánh thể như là tâm điểm của toàn thể công việc truyền bá phúc âm hóa. Về phần mình, thành phần tín hữu cần phải tìm cách lãnh nhận và tôn kính Bí Tích Cực Thánh này một cách đạo hạnh và sùng mộ, nao nức đón nhận Chúa Giêsu bằng đức tin, và bất cứ khi nào cần thì chạy đến với bí tích hòa giải để thanh tẩy linh hồn khỏi mọi tội trọng.
3. Ý nghĩa nơi gương mẫu của thánh thánh Fei Galvão là ở chỗ ngài sẵn sàng phục vụ tha nhân khi được yêu cầu. Ngài nổi tiếng là một vị cố vấn, ngài là người mang lại an bình cho các linh hồn và các gia đình, và là người ch ất chứa đức bác ái đặc biệt đối với thành phần nghèo khổ và bệnh nhân. Ngài được rất nhiều người tim đến xưng tội, vì ngài nhiệt tâm, khôn ngoan sáng suốt. Đó là đặc tính của những ai thực sự yêu mến vì họ không muốn Người Yêu của mình bị xúc phạm; việc hoán cải của các tội nhân do đó là đam mê hết sức của vị thánh chúng ta đây. Chị dòng Helena Maria, người nữ tu đầu tiên đã có ý định thuộc về Recolhimento de Nossa Senhora da Conceição, đã làm chứng cho những gì thánh Fei Galvão đã nói với chị: “Hãy cầu nguyện để Chúa là Thiên Chúa của chúng ta sử dụng cánh tay uy quyền của Người để nâng các tội nhân lên khỏi những vực thẳm khốn nạn tội lỗi mà họ đang chìm ngập”. Chớ gì lời khuyên nhủ minh thức này trở thành một kích tố cho chúng ta trong việc nhận biết nơi Lòng Thương Xót Chúa con đường dẫn đến hòa giải với Thiên Chúa và tha nhân của chúng ta, cho lương tâm của chúng ta được an bình.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007
“Thừa tác vụ làm Giám Mục của chúng ta bởi thế thúc bách chúng ta nhận thức được ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và phác ra một dự án mục vụ có khả năng huấn luyện Dân Chúa biết nhận ra và tha thiết với các thứ giá trị siêu việt, trung thành với Chúa Kitô và với Phúc Âm”.
Tông Du Ba Tây: Bài Giảng của ĐTC Biển Đức XVI cho Hội Đồng Giám Mục Ba Tây 400 vị trong Giờ Kinh Tối 11/5/2006 tại Vương Cung Thánh Đường São Paulo
Các Vị Giám Mục thân mến!
“Mặc dù là Con Thiên Chúa, Người cũng đã biết tuân phục qua những gì Người phải chịu; và khi được làm cho nên trọn hảo, Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người” (Heb 5:8-9).
1. Câu chúng ta vừa nghe trong Bài Đọc cho Giờ Kinh Tối chất chứa một giáo huấn sâu xa. Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng lời Thiên Chúa là những gì sống động, sắc hơn thanh gươm hai lưỡi; thấu suốt thâm cung linh hồn và mang lại an ủi cùng phấn khởi cho thành phần tôi trung của Người (x Heb 4:12).
(Những lời chào hỏi và cám ơn mở đầu)
2. Cuộc gặp gỡ này là một biến cố lớn lao của Giáo Hội và thuộc về công cuộc gia tăng truyền giáo Mỹ Châu La Tinh cần phải thực hiện, được bắt đầu từ đây – trên mảnh đất Ba Tây này. Đó là lý do tại sao trước hết tôi muốn nói cùng chư huynh là các vị Giám Mục Ba Tây, bằng cách gợi lên những lời ấy, những lời sâu xa về nội dung, từ Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái: “Mặc dù là Con, Người cũng đã biết tuân phục qua những gì Người phải chịu; và khi được làm cho nên trọn hảo, Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người” (Heb 5:8-9). Những câu đầy ý nghĩa này nói về lòng cảm thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, như được thể hiện nơi cuộc khổ nạn của Con Ngài. Những lời ấy nói về việc tuân phục của Chúa Kitô và về việc Người ý thức tự nguyện chấp nhận dự án của Cha, một dự án hầu như được sáng tỏ ở lời Người nguyện cầu trên Núi Olive: “Xin cho ý của Cha được nên trọn chứ không phải ý Con” (Lk 22:42). Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng được lối cứu độ chân thực là ở chỗ tuân hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa. Đó là những gì chúng ta nguyện cầu trong lời nguyện ước thứ ba của “Kinh Lạy Cha”: ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, vì bất cứ nơi đâu ý của Thiên Chúa được thực hiện thì ở đó có sự hiện diện của Vương Quốc Thiên Chúa.
Thành phần Giám Mục chúng ta đến với nhau để biểu hiện sự thật chính yếu ấy, vì chúng ta trực tiếp gắn liền với Chúa Kitô là Vị Mục Tử Nhân Lành. Sứ vụ được ủy thác cho chúng ta với tư cách thày dạy đức tin đây, là ở chỗ nhắc nhớ, theo lời của vị Tông Đồ Dân Ngoại, rằng Đấng Cứu Thế của chúng ta “muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tim 2:4). Sự thật này, chứ không phải bất cứ một điều gì khác, là mục đích của Giáo Hội: phần rỗi của từng linh hồn. Đó là lý do Chúa Cha đã sai Con của Ngài, và theo những lời của Chúa Giêsu được truyền đạt cho chúng ta trong Phúc Âm Thánh Gioan, “như Cha đã sai Thày thế nào thì Thày cũng sai các con như vậy” (Jn 20:21). Bởi thế mới có lệnh truyền rao giảng Phúc Âm: “Vậy các con hãy đi tuyển mộ môn đề khắp mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân giữ tất cả những gì Thày đã truyền cho các con; và này đây Thày sẽ ở cùng các con mãi mãi cho tới tận thế” (Mt 28:19-20). Những lời này đơn sơ nhưng cao vời; chúng nói về nhiệm vụ của chúng ta trong việc loan báo sự thật đức tin, về nhu cầu khẩn trương của đời sống bí tích, và lời Chúa Kitô hứa liên tục hỗ trợ Giáo Hội, Đó là những thực tại nồng cốt: chúng nói về việc hướng dẫn dân chúng theo đức tin và luân lý Kitô Giáo, và về việc cử hành các phép bí tích. Ở đâu Thiên Chúa và ý muốn của Ngài không được biết đến thì ở đó niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô cũng như vào sự hiện diện bí tích của Người bị hụt hẫng, thì yếu tố thiết yếu để giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội và chính trị cũng bị mất đi. Việc trung thành với thượng quyền của Thiên Chúa và ý muốn của Ngài, một ý muốn được nhận biết và sống hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô, là tặng ân thiết yếu mà thành phần Giám Mục và linh mục chúng ta cần phải cống hiến cho dân của chúng ta (cf. "Populorum Progressio," 21).
3. Thừa tác vụ làm Giám Mục của chúng ta bởi thế thúc bách chúng ta nhận thức được ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và phác ra một dự án mục vụ có khả năng huấn luyện Dân Chúa biết nhận ra và tha thiết với các thứ giá trị siêu việt, trung thành với Chúa Kitô và với Phúc Âm.
Thật sự thời hiện tại đây là một thời điểm khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều con cái của Giáo Hội đang cảm thấy được tình trạng khó khăn. Xã hội đang trải qua những giây phút lạc hướng đáng lo âu. Tính cách thánh thiện của hôn nhân và gia đình đang bị tấn công một cách vô thưởng vô phạt, như là những thứ nhượng bộ được thực hiện theo những hình thức áp lực, gây hại đến những tiến trình lập pháp; các thứ tội ác phạm đến sự sống được biện minh nhân danh quyền tự do cá nhân và nhân quyền; những cuộc tấn công phạm đến phẩm giá của con người; nạn ly dị và các cuộc phối hợp ngoài hôn nhân đang lan tràn gia tăng. Thậm chí còn hơn thế nữa: khi mà, trong chính Giáo Hội, dân chúng bắt đầu đặt vấn đề giá trị của việc dấn thân của linh mục như là một việc hoàn toàn ký thác cho Thiên Chúa qua đời sống độc thân, và như là việc hoàn toàn hướng tới vấn đề phục vụ các linh hồn, và căn cứ vào các vấn đề có tính cách ý hệ, chín h trị và thậm chí đảng phái, v ấn đề cấu trúc của việc toàn hiến cho Thiên C húa bắt đầu mất đi ý nghĩa sâu xa n hất của nó. Làm sao chúng ta lại không cảm thấy sâu xa buồn đau trước tình trạng này? Thế nhưng, hãy tin tưởng: Giáo Hội thánh thiện và bất tử (cf. Eph 5:27). Như Thánh Âu Quốc Tinh đã nói: “Giáo Hội sẽ bị nao núng nếu nền tảng của Giáo Hội bị chấn động; thế nhưng chẳng lẽ Chúa Kitô sẽ bị rún động hay chăng? Vì Chúa Kitô không thể bị chấn động mà Giáo Hội sẽ vẫn được thiết lập cho tới tận thế” ("Enarrationes in Psalmos," 103,2,5: PL 37,1353).
Một vấn đề chư huynh đang phải đối đầu với tư cách là những vị Mục Tử chắc hẳn là vấn đề của những người Công Giáo loại bỏ đời sống của Giáo Hội. Nguyên do chính yếu của vấn đề này dường như rõ ràng thấy được nơi việc thiếu hụt một thứ truyền bá phúc âm hóa hoàn toàn đặt trọng tâm vào Chúa Kitô và vào Giáo Hội của Người. Những người yếu kém nhất trước cuộc dụ giáo hung hăng của các giáo phái – một nguyên do chính đáng cần được quan tâm – và những ai không thể cưỡng lại được cuộc tấn công của chủ nghĩa bất khả thần tri, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa tục hóa, thường là thành phần lãnh nhận phép rửa không được truyền bá phúc âm hóa một cách đầy đủ; họ dễ bị ảnh hưởng bởi đức tin yếu kém của họ, bị lẫn lộn, dễ bị nao núng và chất phác ngây thơ, bất chấp tính cách mộ đạo bẩm sinh của họ. Trong Thông Điệp “Thiên Chúa Là Tình Yêu”, tôi đã nói rằng: “việc là Kitô hữu không phải là kết quả của một thứ chọn lựa về đạo lý hay của một ý nghĩ cao đẹp, mà là của một cuộc hội ngộ với một biến cố, một con người, là những gì mang lại sự sống cho một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt” (đoạn 1). Bởi thế, cần phải dấn thân vào hoạt động tông đồ như là một sứ vụ thực sự giữa đoàn chiên được Giáo Hội hình thành ở Ba Tây, và cổ võ ở mọi lãnh vực việc truyền bá phúc âm hóa theo phương pháp nhắm đến lòng trung thành tư riêng cũng như cộng đồng đối với Chúa Kitô. Đừng bỏ qua một nỗ lực nào trong việc tìm kiếm những người Công Giáo đã lầm đường lạc bước và những ai ít biết hay không biết gì về Chúa Giêsu Kitô, bằng việc áp dụng một dự án mục vụ đón nhận họ và giúp họ nhận thức rằng Giáo Hội là nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa, và cũng là một tiến trình học giáo lý liên tục.
Tóm lại, điều cần thiết ở đây đó là một sứ vụ truyền bá phúc âm hóa có khả năng bao gồm tất cả mọi năng lực hiện hữu nơi đàn chiên to lớn này. Tôi nghĩ đến các linh mục, những tu sĩ nam nữ và giáo dân đang làm việc rất hăng say, thường gặp phải những khốn khó khủng khiếp, để truyền bá chân lý Phúc Âm. Nhiều người trong họ cộng tác với hay chủ động tham gia các hiệp hội, phong trào và những thực thể giáo hội khác, những tổ chức hiệp thông với các vị Mục Tử và am hợp với những hướng dẫn của giáo phận, mang lại cho tâm điểm của Giáo Hội sự dồi dào phong phú về tâm linh, giáo dục và truyền giáo của họ, như là một kinh nghiệm quí báu và là một mẫu gương sống đời Kitô hữu.
Trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa này, cộng đồng giáo hội cần phải được nổi bật một cách rõ ràng những khởi động về mục vụ, nhất là bằng việc sai đi các nhà truyền giáo, giáo dân hay tu sĩ, đến các nhà ở ngoại ô thành phố cũng như trong thành phố, để đối thoại với hết mọi người trong tinh thần cảm thông, tế nhị và bác ái. Đàng khác, nếu những ai họ gặp đang sống nghèo khổ, cần phải giúp đỡ họ, như các cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi đã làm bằng việc thực hành tìn h đoàn kết và làm cho những người nghèo khổ ấy thực sự cảm thấy mịnh được yêu thương. Thành phần nghèo khổ sống ở những vùng thuộc ngoại ô thành phố hay ở miền que cần cảm thấy rằng Giáo Hội kề cận với họ, cung cấp những nhu cầu khẩn trương nhất của họ, bênh vực quyền lợi của họ và cùng hoạt động với họ để xây dựng một xã hội trên công lý và hòa bình. Phúc Âm đặc biệt ngỏ cùng thành phần nghèo khổ, và vị Giám Mục, theo mô phạm của Vị Mục Tử Nhân Lành, đặc biệt cần phải lưu tâm tới vấn đề cống hiến cho họ niềm an ủi thần linh của đức tin, mà không bỏ qua nhu cầu của họ đang “cần đến bánh vật chất”. Như tôi đã nhấn mạnh đến trong Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu rằng: “Giáo Hội không thể lơ là chểnh mảng việc phục vụ đức ái như Giáo Hội không thể coi thường các bí tích và Lời Chúa” (số 22).
Đời sống bí tích, nhất là nơi việc cử hành bí tích Xưng Tội và Thánh Thể, ở đây có một tầm vóc đặc biệt quan trọng. Là thành phần Mục Tử, công việc chính yếu của chư huynh đó là bảo đảm rằng thành phần tín hữu thông phần vào đời sống Thánh Thể cũng như vào Bí Tích Hòa Giải. Chư huynh cần phải khôn ngoan bảo đảm rằng việc xưng tội và giải tội bình thường là việc cá nhân, vì chính tội lỗi là một cái gì hết sức riêng tư (cf. Post-Synodal Apostolic Exhortation "Reconciliatio et Paenitentia," 31, III). Bởi thế, thật là thích hợp để làm cho các linh mục thấm nhập việc quảng đại làm cho mình trở thành thuận tiện cho thành phần tín hữu là những người chạy đến với bí tích của Tình Thương Thiên Chúa (cf. Apostolic Letter "Misericordia Dei," 2).
(Còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/5/2007