GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 3/5/2007 PHỤC SINH TUẦN 4 |
? Giáo phụ Origen thành Alexandria: "Bắt đầu phát động ‘việc đọc theo Kitô Giáo’ Cựu Ước"
? “Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: 2- Thông Điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chúng ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến”
Giáo phụ Origen thành Alexandria: "Bắt đầu phát động ‘việc đọc theo Kitô Giáo’ Cựu Ước"
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/3/2007 – Bài Giáo Lý 37 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Cũng trong các Bài Giảng này, ông Origen đã lợi dụng hết mọi cơ hội để đề cập tới những ý nghĩa khác nhau của Thánh Kinh là những gì có thể trợ giúp hay diễn đạt đường lối tăng trưởng nơi đức tin: Thánh Kinh có nghĩa ‘đen’, thế nhưng ý nghĩa này lại che dấu cái sâu xa không hiển hiện khi mới đọc lần đầu; chiều kích thứ hai là ý nghĩa về ‘luân lý’, đó là những gì chúng ta cần phải làm khi chúng ta sống Lời Chúa; và sau cùng chúng ta có ý nghĩa ‘thiêng liêng’, mối hiệp nhất của Thánh Kinh nơi tính cách đa dạng của Thánh Kinh.
Thật là hay khi chứng tỏ cho thấy được như thế. Trong tác phẩm ‘Giêsu Nazarét’ của mình, tôi đã cố gắng một cách nào đó để chứng tỏ cho thấy những chiều kích dồi dào của Lời Chúa trong thế giới hôm nay, của Thánh Kinh, là những gì trước hết cần phải được tôn trọng theo ý nghĩa lịch sử. Thế nhưng cái ý nghĩa này chỉ mang chúng ta đến với Chúa Kitô, trong ánh sáng soi của Thánh Linh, và tỏ cho chúng ta thấy đường đi nước bước, cho chúng ta biết làm sao để sống.
Chúng ta thấy được những dấu vết về điều này, chẳng hạn, nơi Bài Giảng thứ chín về Sách Dân Số, là cuốn sách được ông Origen so sánh Thánh Kinh với những hạt đậu phộng. Ngài cho rằng: ‘Giáo huấn của Sách Luật và các Sách Tiên Tri theo chiều hướng về Chúa Kitô có một ý nghĩa khó nuốt hơn, như là việc bóc võ, sau đó quí vị mới tới cái võ là giáo huấn về luân lý, rồi thứ ba quí vị mới thấy được cái ý nghĩa của các mầu nhiệm, nơi mà linh hồn của các vị thánh được nuôi dưỡng cả ở đời này lẫn đời sau’ (Hom. Num. 9,7).
Theo đường lối ấy, ông Origen đã bắt đầu phát động ‘việc đọc theo Kitô Giáo’ Cựu Ước, sáng suốt thắng vượt cái thách đố khó khăn của thành phần lạc giáo – nhất là thành phần Bất Khả Thần Tri và Marcionites – những người cuối cùng đã đi đến chỗ loại bỏ Cựu Ước.
Tác giả thành Alexandria này đã viết về điều ấy trong cùng Bài Giảng về Sách dân Số: ‘Tôi không gọi Sách Luật này là một thứ ‘Cựu Ước’, nếu tôi hiểu sách ấy theo Thần Linh. Sách Luật này trở nên một thứ ‘Cựu Ước’ chỉ đối với những ai hiểu sách này theo nghĩa đen’, tức là, dừng lại ở việc thuần túy đọc bản văn mà thôi. Thế nhưng, ‘đối với chúng ta, thành phần hiểu biết và áp dụng Sách Luật này theo Thần Linh và theo ý nghĩa Phúc Âm, thì Sách Luật này trở thành mới mẻ và cả hai Giao Ước đều là một thứ Giao Ước mới đối với chúng ta, không phải vì ngày tháng trần gian mà là vì tính cách mới mẻ của ý nghĩa… Đối với thành phần tội nhân, trái lại, cũng như đối với thành phần không tôn trọng giao ước đức ái, thì thậm chí Phúc Âm cũng trở thành cổ hủ’ (Hom. Num. 9,4).
Tôi mời gọi anh chị em hãy mở lòng đón nhận những giáo huấn của bậc đại sư đức tin này. Ông nhắc nhở chúng ta rằng trong việc đọc Thánh Kinh một cách nguyện cầu cũng như nơi đường lối sống gắn bó, Giáo Hội được canh tân và trẻ trung.
Lời Thiên Chúa, những gì không bao giờ lão hay cạn kiệt ý nghĩa, là cách đặc biệt để làm điều ấy. Chính Lời Chúa, qua hoạt động của Thánh Linh, là những gì dẫn chúng ta vào tất cả sự thật (cf. Benedict XVI, international congress for the 40th anniversary of the dogmatic constitution "Dei Verbum," in Insegnamenti, vol. I, 2005, pp. 552-553).
Chúng ta hãy xin Chúa giúp thành phần tư tưởng gia, thần học gia và thánh kinh diễn giải gia chúng ta ngày nay có thể tìm thấy bản chất đa chiều kích này, tính cách vĩnh viễn tác hiệu này của Thánh Kinh.
Chúng ta hãy nguyện cầu xin Chúa giúp chúng ta đọc Thánh Kinh một cách nguyện cầu, để thực sự nuôi dưỡng mình bằng bánh sự sống đích thực là Lời của Người.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/4/2007
“Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc”: 2- Thông Điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Bản Văn Soạn Thảo cho Đại Hội Thường Niên 13 của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Về Xã Hội Học 27/4-1/5/2007
Đại hội tới đây của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Về Xã Hội Học sẽ chú trọng tới việc học hỏi về vấn đề Bác Ái và Công Lý nơi Những Mối Liên hệ giữa Chư Dân và Chư Quốc. Trong tuần vừa qua, hàn lâm viện này đã giành những phiên họp cho việc học hỏi về việc toàn cầu hóa và những phiên họp này đã giúp chúng ta có thể thấy rằng thế giới chúng ta sống đây đang bị thiếu hụt đức ái và công lý.
Điều này có thể được tóm gọn một cách tổng quát là những việc tái cung cấp bất tương xứng, những hứa hẹn không được tuân giữ, và những thứ chia rẽ mất quân bình. Ngoài ra, chúng ta đang phải đương đầu với những dấu chỉ thời đại mới rất đáng lo ngại. Tất cả những điều này được đáp ứng bằng việc tái kêu gọi sống bác ái và công lý của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, nhất là trong thông điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ của ngài. Những sự kiện ấy và lời kêu gọi ấy làm thành một yếu tố quan trọng cho bối cảnh của cuộc họp của chúng ta.
Chủ đề cho cuộc họp này sẽ là những mối liên hệ giữa chư dân và chưa quốc: thành phần phát triển, đang phát triển, đang vươn lên và nghèo khổ. Chúng ta sẽ tự hỏi rằng những mối liên hệ này, theo chiều hướng của giáo huấn về xã hội của Giáo Hội, đã trở nên cống chính hơn, công bằng hơn và an bình hơn hay chăng, và đâu là đường lối cần phải theo để đạt được những đích điểm ấy. Tóm lại, đức ái và công lý có thể tác hợp với nhau trong thế giới được toàn cầu hóa này hay chăng?
2- Thông Điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Cuộc họp của chúng ta muốn lấy hứng từ bức thông điệp đầu tiên của vị Giáo Hoàng này cùng với những hàm ý quan trọng của nó. Bản văn kiện này đặc biệt nhắc nhở chúng ta rằng thần đức và nhân đức bác ái cần phải chi phối tất cả mọi giáo huấn về xã hội cũng như tất cả mọi hoạt động xã hội của Giáo Hội và của phần tử Giáo Hội. Trước hết, bức thông điệp này dẫn chúng ta tới tâm điểm đức tin của chúng ta, tới sự thật ‘Thiên Chúa là tình yêu’.
Bởi thế, vị Giáo Hoàng tuyên bố rằng ‘Chúa Giêsu đã liên kết giới luật kính mến
Thiên Chúa và giới luật yêu thương tha nhân thành một huấn dụ duy nhất’. Vị Giáo
Hoàng kéo chú ý của chúng ta tới sự kiện là giáo huấn này vừa hợp thời vừa quan
trọng ‘trong một thế giới mà danh tánh của Thiên Chúa đôi khi được liên kết với
việc trả đũa hay thậm chí tới một thứ nhiệm vụ hận thù và bạo động’.
Đó là lý do tại sao ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ một phần nào đó đã có lý được coi là như một thông điệp về xã hội. Chính tình yêu (caritas) là những gì tác động việc Giáo Hội chăm sóc cho thành phần túng thiếu, hoạt động của con người giáo dân nam nữ cho công lý và hòa bình trong lãnh vực trần thế, và là năng lực dậy men của Giáo Hội trong xã hội. Không có yêu thương, như Thánh Phaolô đã nói với tín hữu Côrintô, những lời nói và việc làm của chúng ta chỉ là hư không.
Thật thế, ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ tự bản chất hướng theo chiều hướng lâu dài của các bức thông điệp khác về xã hội (x khoản 27), không những vì nó nói đến đức bác ái mà còn vì nó qui cho nhân đức công bằng tầm quan trọng chính yếu. Thật vậy, nó đã đặc biệt trích dẫn một cau nói thời danh về nhân đức này của một trong những đại nhân vật thuộc Truyền Thống: ‘Như Thánh Âu Quốc Tinh có lần đã nói, một quốc gia không được cai trị theo công lý thì như một bọn trộm cướp vậy: Remota itaque iustitia quid sunt regna nisi magna latrocinia?’
Chú trọng tới những giáo huấn triết học truyền thống cũng như (một cách nhận thức) đòi hỏi của chủ nghĩa Mar-Xít về vấn đề phân phối công bằng các sản vật bởi công quyền, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tuyên bố rằng: ‘Trong tình hình phức tạp ngày nay, không phải chỉ vì việc phát triển của một thứ kỹ nghệ được toàn cầu hóa mà giáo huấn về xã hội của Giáo Hội đã trở thành một mớ hướng dẫn nồng cốt cống hiến những đường lối thậm chí vượt ra ngoài các giới hạn của Giáo Hội: trước những gì đang diễn tiến thì những hướng dẫn này cần phải được nói đến theo chiều hướng đối thoại với tất cả những ai thiết tha quan tâm tới nhân loại và thế giới chúng ta đang sống’ (số 27).
Khi bàn tới mối liên hệ giữa Giáo Hội là một ‘Cộng Đồng Yêu Thương’ với chính trị, đường lối của vị Giáo Hoàng đối với vấn đề công lý là những gì đặc biệt thích ứng với các khoa xã hội học cũng như đối với huấn quyền của Giáo Hội.
Trước hết, vị Giáo Hoàng cống hiến một nhãn quan sâu xa nhất đã từng được hình thành trong thời hiện đại về mối liên hệ giữa chính trị và công lý: ‘Trật tự chính đáng của xã hội và Quốc Gia là trách nhiệm chính yếu của hoạt động chính trị’. Thật thế, ‘Công lý vừa là mục đích vừa là tiêu chuẩn nội tại của tất cả mọi hoạt động chính trị’.
Đối với vị Giáo Hoàng này thì công lý (và chính trị) không phải là một thứ kỹ thuật thuần thực dụng hay có tính cách giao kèo, mà ‘tự bản chất của mình nó có liên quan tới đạo lý’ (số 28). Ngược lại với thứ kiến thức có tính cách thuần hình thức và phi giá trị về hoạt động của con người được nhiều người thuộc lãnh vực các khoa học nhân bản và xã hội học chủ trương, vị Giáo Hoàng này tán thành tầm quan trọng của lý trí thiết thực bằng việc lập lại vấn đề về trật tự chính trị chính đáng nhất.
Tuy nhiên, ngài nhận thấy cái nguy hiểm tân tiến của việc tách lìa lý trí khỏi đức tin: ‘Nếu lý trí được hành sử một cách thích hợp thì nó cần phải trải qua một cuộc thanh tẩy liên lỉ, vì nó không bao giờ hoàn toàn thoát khỏi cái hiểm nguy của một thứ mù quáng về đạo lý gây ra bởi việc theo đuổi cái hào nhoáng của quyền lực cùng với những lợi lộc đặc biệt’. Thật vậy, chúng ta không thể không thực hiện một cuộc thẩm định kiến thức của mình về công lý theo ý nghĩa đức tin: ‘Theo quan điểm của Thiên Chúa thì đức tin giải thoát lý trí khỏi những điểm mù quáng của nó, nhờ đó giúp cho nó càng trở nên hoàn trọn hơn’.
Công việc ý thức này của đức tin là những gì giải tỏa lý trí khỏi những hạn hữu của nó: ‘Đức tin giúp cho lý trí có thể thực hiện công việc của nó một cách hiệu nghiệm và thấy được đối tượng thích đáng của nó một cách rõ ràng hơn’. Chẳng những chiều kích về lịch sử nơi ý nghĩa của công lý, những gì đã từng được bắt nguồn từ cả truyền thống Do Thái và Kitô Giáo lẫn gia sản Hy La, mà đến cả ý nghĩa hiện đại của nó cũng xuất phát từ việc thanh tẩy liên lỉ được đức tin mang lại cho lý trí nữa: ‘Đó là vị thế của giáo huấn Công Giáo về xã hội: nó không có ý chiếm lấy cho Giáo Hội quyền lực trên Quốc Gia. Nó lại càng không phải là việc áp đặt trên những ai không chia sẻ niềm tin những cách thức suy tư và kiểu cách tác hành xứng hợp với đức tin’.
Để kết luận, cả ở đây nữa, vị Giáo Hoàng này qui về cho Kitô Giáo một công việc trọng yếu và nhấn mạnh rằng mục đích của giáo huấn về xã hội của Giáo Hội ‘chỉ là để giúp thanh tẩy lý trí và góp phần ngay lúc này đây vào việc công nhận và đạt được những gì là chân chính’ (số 28a).
Đức Thánh Cha, theo chiều hướng giáo huấn này về đức ái và công lý, bởi thế kêu gọi những cơ cấu phục vụ bác ái trong môi trường xã hội của ngày hôm nay hãy cổ võ phúc hạnh cho cá nhân, chư dân và nhân loại: ‘Thời đại của chúng ta cần đến một thái độ sẵn sàng mới mẻ để trợ giúp tha nhân đang cần đến chúng ta… Việc quan tâm đến tha nhân của chúng ta là những gì vượt trên những giới hạn của các cộng đồng quốc gia và càng nới rộng chân trời của nó đến toàn thể thế giới’ (số 30).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/4/2007
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về "Vị Thiên Chúa có Dung Nhan của Chúa Giêsu Kitô": “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chúng ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến”
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Kinh Tối Áp Chúa Nhật 1 Mùa Vọng 2/12/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Anh Chị Em thân mến,
Lời tiền xướng đầu tiên của việc cử hành tối hôm nay hiện lên như mở màn cho Mùa Vọng và âm vang như lời tiền xướng cho cả phụng niên. Chúng ta hãy nghe lời ấy lại một lần nữa: ‘Hãy loan báo cho các dân nước rằng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chúng ta đang đến’.
Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’. Những lời rất ngắn gọn này có một mãnh lực tái khơi động hơn bao giờ hết.
Chúng ta hãy trầm lắng chút xíu để suy nghĩ: lời loan báo này không ở quá khứ thể – Thiên Chúa đã đến – hay tương lai thể – Thiên Chúa sẽ đến – mà trong hiện tại thể – ‘Thiên Chúa đang đến’.
Nhìn kỹ hơn, thì đây là một thứ hiện tại liên tục, tức là một tác động hằng liên tục: nó đã xẩy ra, nó hiện đang xẩy ra và nó sẽ xẩy ra nữa. ‘Thiên Chúa đang đến’ trong bất cứ giây phút nào.
Động từ ‘đến’ xuất hiện ở đây như là một động từ về thần học, thật sự là thần học, vì nó nói lên một cái gì đó thuộc về chính bản tín h của Thiên Chúa.
Việc loan báo rằng ‘Thiên Chúa đang đến’, bởi thế, tương đương thuần túy với việc loan báo chính Thiên Chúa vậy, qua một trong những đặc tính thiết yếu và nổi bật của Ngài, đó là việc Ngài là Vị Thiên Chúa đang đến.
Mùa Vọng kêu gọi tín hữu hãy nhận thức được sự thật này và hãy tác hành một cách thích đáng. Nó vang lên như một lời kêu gọi hữu ích qua những ngày, những tuần và những tháng lập đi lập lại rằng: Hãy tỉnh thức! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang đến! Không phải là hôm qua, không phải là ngày mai, mà là hôm nay, là lúc này đây!
Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ‘vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chúng ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến.
Ngài là một Người Cha không bao giờ thôi nghĩ đến chúng ta, và hoàn toàn tôn trọng tự do của chún g ta, muốn gặp gỡ chúng ta và viếng thăm chúng ta; Ngài muốn đến, muốn ở giữa chúng ta, muốn ở với chúng ta.
Việc Ngài ‘đến’ được thúc đẩy bởi ý định muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và sự chết, khỏi tất cả những gì làm ngăn trở chúng ta được hưởng hạnh phúc đích thật. Thiên Chúa đến để cứu độ chúng ta.
Các vị Giáo Phụ của Hội Thánh nhận định là việc Thiên Chúa ‘đến’ – liên tục và thực sự là hoàn toàn tự nhiên như chính hữu thể của Ngài – được tập trung vào hai lần đến chính yếu của Chúa Kitô, đó là việc Người Nhập Thể và trở lại trong vinh quang vào ngày cùng tháng tận (cf. Cyril of Jerusalem, Catechesis 15,1: PG 33, 870). Mùa Vọng làm sống động toàn thể cái đối cực này.
Những ngày đầu tiên này n hấn mạnh đến niềm mong đợi việc Chúa Đến Lần Cuối Cùng, như các bài đọc của buổi cử hành tối này cho thấy.
Thế nhưng, với Lễ Giáng Sinh sắp tới, vấn đề chính ở đây là việc tưởng niệm biến cố ở Bêlem, nhờ đó chúng ta có thể nhận thấy nó như là lúc ‘thời điểm viên trọn’.
Giữa hai lần đến ‘được tỏ hiện ’ ấy, còn có thể thấy được lần đến thứ b a, lần đến được Thánh Bênađô gọi là ‘lưng chừng’ và ‘kín đáo’, và là lần đến xẩy ra ở nơi các linh hồn tín hữu và thực sự là một ‘cây cầu nối’ giữa lần đến thứ nhất và lần đến sau cùng.
Thánh Bênađô viết: ‘Vào lần đến đầu tiên, Chúa Kitô là cuộc cứu chuộc của chúng ta; vào lần đến cuối cùng, Người sẽ tỏ mình cho chúng ta thấy Người như là sự sống của chúng ta là nơi chúng ta hoan hưởng nghỉ ngơi và an ủi’ (Discourse 5 on Advent, 1).
Mẹ Maria bao giờ cũng là kiểu mẫu cho việc Chúa Kitô đến ấy, một việc đến chúng ta có thể gọi là một ‘cuộc nhập thể thiêng liêng’. Như vị Trinh Mẫu này đã suy niệm trong lòng mình Lời hóa thành nhục thể thế nào, hết mọi linh hồn cũng như toàn thể Giáo Hội cũng được kêu gọi trong cuộc hành trình trần thế của mình đời chờ Chúa Kitô là Đấng đang đến để đón nhận Người bằng một đức tin và đức mến mời mẻ hơn bao giờ hết.
Phụng vụ Mùa Vọng như thế chiếu giãi ánh sáng cho thấy cách thức Giáo Hội vang lên nỗi lòng của chúng ta mong đợi Thiên Chúa, một nỗi niềm mong đợi đã được ghi khắc sâu xa trong lịch sử nhân loại; tiếc thay, niềm mong đợi này thường bị dập tắt đi hay bị sai lệch đi theo những chiều hướng khác.
Như là một Thân Mình được mầu nhiệm liên kết với Chúa Kitô là Đấu, Giáo Hội là một bí tích, tức là một dấu hiệu và là một dụng cụ hiệu nghiệm của việc đợi chờ Thiên Chúa này vậy.
Cộng đồng Kitô Giáo có thể, cho đến độ chỉ có Người biết, làm cho Việc Đến Lần Cuối Cùng của Người mau đến, khi giúp cho nhân loại tiến lên nghênh đón vị Chúa đang đến.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và tuyển dịch