GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 28/6/2007

TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea  

?  Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Một Trùng Hợp Thánh Nhân

?  Cao nguyên có gì lạ

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 13/6/2007 – Bài Giáo Lý 41 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới giáo phụ Eusebius of Caesarea

 

(tiếp 27 Thứ Tư, 21 Thứ Năm)

 

Giáo phụ Eusebius đã thật sự ngỡ ngàng nhìn nhận rằng: “Chỉ có một mình Chúa Giêsu của tất cả những ai đã từng hiện hữu ngay cả cho tới ngày nay được gọi là Đức Kitô (tức là Đấng Thiên Sai và là Đấng Cứu Thế) bởi tất cả mọi người trên khắp thế giới, và được tuyên xưng và làm chứng dưới danh xưng ấy, cũng như được tưởng niệm bởi cá người Hy Lạp lẫn thành phần Dã Man, thậm chí cho tới hôm nay được tôn kính như Vua bởi thành phần môn đệ của Người trên khắp thế giới, cùng được ca ngợi còn hơn là một vị tiên tri, được hiển vinh như vị Thượng Tế đích thực và duy nhất của Thiên Chúa. Ngoài ra, là Lời Chúa hiện diện từ muôn thuở, hiện hữu ngay từ ban đầu trước tất cả mọi thế hệ, Người đã lãnh nhận vinh dự c ao cả từ Cha, và được thờ phượng cùng tôn thờ như Thiên Chúa. Thế nhưng, tuyệt vời nhất đó là sự kiện chúng ta là thành phần hiến mình cho Người, tôn vinh Người chẳng những bằng lời nói của mình cũng như bằng âm thanh của lời nói, mà còn bằng việc hoàn toàn nâng hồn lên, nhờ đó chúng ta muốn làm chứng cho Người hơn là bảo trì sự sống của mình” (cf I,3,19-20).

 

Một đặc tính khác xuất hiện nổi nang liên tục trong khoa sử giáo hội cổ thời, đó là “ý hướng luân lý” chi phối trình thuật. Việc phân tích về sử không bao giờ kết thúc ở chính nó; nó không phải viết ra chỉ theo chiều hướng muốn biết về quá khứ; trái lại, nó tập trung một cách quyết liệt vào vấn đề hoán cải cũng như vào việc làm chứng đích thực của đời sống Kitô Giáo nơi tín hữu. Nó còn là một bản hướng dẫn cho chúng ta nữa.

 

Bởi thế, giáo phụ Eusabius đã mạnh mẽ thách đố tín hữu thuộc mọi thời đại liên quan tới việc họ tiến tới các biến cố của lịch sử và cách riêng của Giáo Hội. Ngài cũn g thách đố chúng ta rằng thái độ của chúng tar a sao đối với những cảm nghiệm của Giáo Hội? Phải chăng nó là thái độ của những ai hào hứng về nó chỉ vì tò mò, hay thậm chí tìm kiếm một cái gì đó cảm kích hoặc hết sức kích động? Hoặc nó là một thái độ đầy yêu thương và hướng về mầu nhiệm của những ai biết – nhờ đức tin – rằng họ có thể truy tầm nơi lịch sử của Giáo Hội những dấu chỉ yêu thương của Thiên Chúa và những công việc cứu độ cao cả Ngài thực hiện?

 

Nếu đó là thái độ của chúng ta, chúng ta chỉ có thể cảm thấy được phấn chấn đáp ứng gắn bó và quảng đại hơn, sống chứng nhân Kitô Giáo hơn, để truyền lại những dấu hiệu về tình yêu Thiên Chúa cho cả các thế hệ mai hậu nữa. 

 

Đức Hồng Y Jean Daniélou, một học giả tiếng tăm về khoa Giáo Phụ Học, không ngừng nói rằng. “Có một mầu nhiệm. Lịch sử có một nội dung sâu nhiệm… Mầu nhiệm đó là mầu nhiệm về các việc làm của Thiên Chúa trong thời gian làm nên  thực tại đích thực được ẩn dấu đằng sau những dáng vẻ bề ngoài…. Tuy nhiên, lịch sử được Ngài thực hiện cho loài người này, Thiên Chúa đã không hiện thực mà lại thiếu họ.

 

“Việc dừng lại để chiêm ngưỡng ‘những sự cao trọng’ do Thiên Chúa thực hiện có nghĩa là chỉ thấy một chiều kích duy nhất của sự việc. Việc con người đáp ứng trước những sự việc này” (Saggio sul mistero della storia, Italian edition, Brescia, 1963, p. 182).

 

Cả ngày nay nữa, rất ư là nhiều thế kỷ mai hậu, giáo phụ Eusebius thành Caesarea vẫn kêu gọi các tín hữu, kêu gọi chúng ta, hãy ngẫm nghĩ, hãy chiêm ngưỡng nơi lịch sử các việc cả thể của Thiên Chúa về phần rỗi của nhân loại. Và ngài năng nổ kêu gọi chúng ta hãy hoán cải cuộc đời. Thật vậy, chúng ta không thể nào ì ra đó trước một vị Thiên Chúa đã quá yêu thương chúng ta. Trường hợp thích đáng về tình yêu thương này đó là cả cuộc đời của chúng ta cần phải hướng về việc bắt chước Người Yêu của mình. Bởi thế, chúng ta đừng bỏ qua một nỗ lực nào trong việc lơ là với dấu vết tinh tường của tình yêu Thiên Chúa nơi đời sống của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2007/documents/hf_ben-xvi_aud_20070613_en.html

 

TOP

 

?   Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ - Một Trùng Hợp Thánh Nhân

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Lễ an táng của ngài được tường trình là có trên 4000 giáo dân, 1200 tu sĩ nam nữ, 210 vị linh mục, 3 đan viện phụ và 2 giám mục, chưa kể 100 công an được sai phái đến để giữ trật tự và đề phòng bất trắc xẩy ra.

 

Theo tôi, trong một thời điểm đang hết sức căng thẳng và sôi động tại Việt Nam về tình hình đàn áp thành phần lên tiếng về nhân quyền mà lại có một cuộc tụ họp đông đảo như vậy thì phải kể là sự lạ, như đám tang có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử loài người diễn ra ở Vatican hôm Thứ Sáu 8/4/2005, với 500 ngàn người tại ngay Quảng Trường Thánh Phêrô, bao gồm trên 300 vị đại diện chính trị và tôn giáo, 600 ngàn người ở các vùng lận cận theo dõi bằng màn ảnh lớn, mà không xẩy ra một bất trắc nào, trong thời điểm đang gia tăng nạn khủng bố toàn cầu.

 

Cả việc thẩm quyền địa phương không cho phép ngài được chôn táng ngài tại nội vi của nhà dòng, song phải mang ra nghĩa trang mà chôn, cũng không ngoài ý Chúa. Theo lịch sử, nếu cộng sản đã hết sức khôn khéo tìm cách chống phá Giáo Hội Công Giáo nói chung và Giáo Hội Balan nói riêng, mà vẫn từ ngay nước cộng sản Balan này xuất hiện một vị Giáo Hoàng không phải người Ý sau 455 năm thế nào, thì nơi trường hợp đổi chỗ an táng cho Cha Thủ cũng chất chứa một ý nhiệm nào đó.

 

Phải chăng, vì Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ là của mọi người, nên ngài thuộc về mọi người, chứ không riêng của Dòng Đồng Công, vì ngài chẳng những được Chúa dùng để sáng lập Dòng Đồng Công mà còn được sai đến để lo huấn thánh cho người Việt Nam, nơi hội dòng Việt Nam đầu tiên do ngài lập nên chính vì mục đích này, và, vì ngài đã thiết tha với đất nước dân tộc Việt Nam, bằng việc liên lỉ xin ơn hòa bình cho Việt Nam, qua các kinh nguyện của ngài dọn cho anh em dòng đọc?! Phải chăng biến cố đổi chỗ chôn táng Cha Đ aminh Maria Trần Đình Thủ này đã ứng nghiệm lời Chúa: “Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, song đặt nó trên giá để nó soi sáng cho cả nhà” (Mt 5:15)!?

 

Biết đâu, ở ngoài nghĩa trang, sau này, thi thể trong ngôi mộ nằm trong lòng đất dưới bộ tượng Đồi Canvê ấy lại như một hát lúa miến mục nát đi trổ sinh muôn vàn hóa trái (x Jn 12:24)!? Gần mộ của ngài là ngôi mộ của Cha Minh Đăng, nguyên chủ nhiệm Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, vị linh mục Đồng Công nổi tiếng giảng về Đức Mẹ, bị xe đò cán chết sau năm 1975, đã là ngôi mộ đưc dân chúng đến kính viếng hằng ngày, và không còn chỗ để dựng bảng tạ ơn.

 

Tóm lại, cuộc đời của vị linh mục được Thiên Chúa sử dụng sáng lập Dòng Đồng Công chẳng khác gì bầu trời Canvê như ngày an táng ngài. Cuộc khổ nạn cuối đời của ngài cũng tương tự như cuộc khổ nạn của Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đã không nói được nữa vào chính lúc ban huấn từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật Phục Sinh 27/3/2005, và đã bị hôn mê rồi qua đi trong bệnh tật hôm Thứ Bảy 2/4, sau khi nhập bệnh viện mấy lần, vì những chứng bệnh trầm trọng khác nhau, như bị đột xuất nhiễm trùng, bị hư tâm mạch bất khả vãn hồi, bị xưng ống tiểu tiện vì nhiễm trùng, bị tăng áp huyết tim và thiếu máu cục bộ.

 

Cuộc khổ nạn của Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ cũng thế, cũng hầu như bị cấm khẩu và nhập bệnh viện mấy lần vì các chứng bệnh khác nhau, như bị tai biến mạch máu não, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính và huyết áp thấp. Thậm chí, như Chúa Giêsu trong cuộc Khổ Nạn và Tử Giá đã không còn hình thú loài người và dung nhan con người thế nào (x Is 52:13-14), vị linh mục sáng lập Dòng Đồng Công biệt danh Đaminh Maria Thánh Giá cũng đã hoàn toàn biến dạng và biến diện, không còn tầm vóc cân đối và khuôn mặt đẹp lão của ngài nữa, khi ngài vào bệnh viện lần cuối! Tôi đã giật mình đến kinh sợ khi nhìn thấy tấm hình của ngài đang nằm trên giường vào những giờ phút cuối cùng, được một người con của anh em thân hữu Đồng Công ở Việt Nam đã chụp lén nhà thương.

 

Một trùng hợp nữa, ngoài cuộc khổ nạn cuối đời, giữa Cha Đaminh Maria và Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng “totus tuus”, đó là cả hai đã sống đời tận hiến cho Mẹ Maria theo đường lối của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) trong tác phẩm Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của thánh nhân, một cuốn cẩm nang Thánh Mẫu mà tu sĩ Đồng Công phải học hỏi trong năm tập, một thời gian được mở màn bằng Lễ Nghi Tận Hiến cho Mẹ và được kết thúc bằng lời khấn tạm lần đầu.

 

Phải chăng các vị thánh đều có một thân mệnh giống nhau, đó là được phúc uống chén đắng với Thày (Mt 20:22-23): “Thày đi để dọn chỗ cho các con, rồi Thày sẽ trở lại với các con, để Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày” (Jn 14:3)? Đúng thế, nếu ngay ở đời này, vị linh mục được ơn sáng lập Dòng Đồng Công vào chính ngày Lễ Mẹ Đau Thương 4/4/1941 đã được Chúa Kitô Khổ Nạn và Tử Giá trở lại để đem ngài đi đến “chỗ” của Người, và ngài đã thực sự được mai táng với Người qua tất cả mọi khổ đau về cả tâm hồn lẫn thể xác của mình trong cuộc hành trình đức tin kéo dài trên 100 năm theo Người, thì ngài cũng sẽ được chung phn vinh quang phục sinh với Người (x Rm 6:4), như một hạt lúa miến mục nát đi…

 

 

TOP

 

 

?  Cao nguyên có gì lạ

 

Thằng bé liến thoắng vô cùng, nó nói không kịp thở. Nhưng có lẽ vì cái liến thoắng của nó mà làm cho đoạn đường hơn năm cây số dẫn vào buôn làng của người dân tộc ngắn đi. Mọi người và tặng vật đã được chuyển vào bằng xe thồ, chỉ riêng ba đứa Việt Kiều chúng tôi quyết định đi bằng chính đôi chân của mình. Cái nắng trưa tháng 6 oi bức làm sao, lại đi ngược dốc, cộng với cái quả tim yếu đuối của tôi làm cho tôi bước đi từng bước nặng nhọc. Cũng may là tôi đi tay không, chứ không phải vác Thánh Giá như Chúa Giêsu ngày xưa.

 

Từ đằng xa tôi đã nhìn thấy rất nhiều người dân tộc tập trung ở một cái sân rộng lớn (sau này tôi mới biết đó là sân nhà của vị Già Làng.) Thằng bé dẫn tôi vào giữa vòng tròn trao cho vị già làng, vị già làng nói một câu bằng tiếng Thượng, làm mọi người cười thật to, riêng tôi thì không hiểu gì, chỉ biết là cụ đang nói gì đó về tôi và hai thằng bạn Việt Kiều của tôi! Cũng may, sau câu nói tiếng Thượng đó, già làng và mọi người nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, tuy có hơi lơ lớ, nhưng dù sao cũng dễ nghe hơn tiếng Thượng rất nhiều.

 

Chúng tôi vào nhà rửa mặt mũi và ăn trưa. Bữa ăn thật là thịnh soạn, ở Mỹ dù có cả triệu dollar cũng không có những món chúng tôi đang được thưởng thức: toàn là thịt rừng. Sau bữa ăn trưa chúng tôi phát quà cho mỗi gia đình trong làng và đặc biệt tôi còn phát thêm 4 phần học bổng toàn năm, mỗi phần trị giá 4 trăm dollars cho bốn bạn trẻ trong làng đang theo học đại học, do 4 chủ tiệm nail gởi tôi trao tặng. Sau bữa cơm trưa mọi người chuẩn bị ra xe để đi lên thị trấn chơi! Riêng tôi quyết định ở lại với bản làng và hai ngày sau mấy đứa bạn sẽ quay trở về để đón tôi.

Tối đó tôi được nằm ngủ kế già làng, dĩ nhiên không phải là chung giường mà là mỗi người một cái Võng. Muỗi ơi là muỗi, nó vo ve, nó chích, toàn thân tôi nổi cục và tôi thì nổi cáu. Cái chai thuốc muỗi tôi đem từ Mỹ về thật vô dụng, hay có lẽ muỗi Việt Nam và muỗi Mỹ khác nhau chăng?

 

Hai ngày kế tiếp, buổi sáng vì trời còn mát nên tôi theo các thanh niên thiếu nữ lên nương, đến trưa thì họ cho tôi về vì trời nóng quá họ sợ tôi chịu không nổi. Nhưng trước khi về họ cho tôi hưởng cái thú mát rượi khi được dầm mình vào dòng suối trong lành. Buổi chiều thì tôi phụ các bà nấu nướng là để học cách nấu ăn của người dân tộc. Việc này tôi phải năn nỉ mãi họ mới cho tôi giúp, vì truyền thống của người dân tộc cấm kị các phái nam vào bếp. Buổi tối thì mọi người quay quần bên cái đèn dầu ở nhà Già Làng nghe tôi kể chuyện bên Hoa Kỳ! Ai cũng thích nghe. Có chuyện họ bắt tôi phải kể đi kể lại, hay phải giải thích đến hai hay ba lần vì .. nó lạ quá, không tin được. Ví dụ như tôi nói bên Mỹ chúng tôi có cái máy (Microwave) dùng làm nóng đồ ăn nên rất tiện không phải nổi lửa lên. Một bà cụ giơ tay lên nói: "Ông Tầy ơi! Không có lửa thì làm sao mà nóng được!"

 

Tối hôm đó, cũng như hai hôm trước, mọi người tụ họp sau buổi cơm chiều nghe tôi kể chuyện. Nhưng bỗng nhiên Già Làng, nói bằng tiếng dân tộc, gọi 3 cô gái bước vào trong mặt có vẻ giận giữ và la mắng 3 cô điều gì đó, tôi chẳng hiểu gì nên quay sang hỏi người ngồi bên cạnh. Anh ta giải thích là Già Làng đang la ba cô gái vì họ đã dám "dụ dỗ" tôi đi ra ngoài buôn làng vào buổi chiều hôm đó! Tôi vội vàng lên tiếng bằng tiếng Việt giải thích với Già Làng và mọi người là họ không có dụ dỗ tôi đi ra ngoài buôn làng mà chính tôi đã nhờ nhọ dẫn ra chợ làng để mua một số đồ làm kỷ niệm. Nghe tôi giải thích, Già Làng vỗ đùi cái đét một cái và cười nói: "Ong Tầy cũng hiếu tiếng Tượng hả!" (có nghĩa là: Ong thầy cũng hiểu tiếng Thượng hả?"

 

Đêm nay là đêm cuối cùng nên tôi ngồi hàn huyên với họ cho đến hơn hai giờ sáng. Vì Già Làng và một số người trong làng trở lại Công Giáo từ đạo Tin Lành nên tôi hỏi: "Già ơi, Già có thể cho con biết sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công Giáo không?" Già làng trả lời: "Khác là cái Tằng Tin Lành nó tới nhà mình mỗi chúa nhật, còn cái thằng ông Cha Công Giáo, nó ở nhà nó, và mình phải tới nhà của Tằng ông Cha!" Tôi nghe đến đây vừa buồn cười vừa thương họ vì họ thật đơn sơ!

 

Sáng hôm sau, những đứa bạn tôi từ tỉnh trở về đón tôi. Tôi từ giã Già Làng và mọi người, hứa sẽ trở lại khi tôi có thể! Trên đường về, bạn bè tôi kể cho tôi nghe là tha`nh pho^' Kontum đẹp nhu thế nào, chúng nó đã ăn những gì, đi chơi những chỗ nào. Riêng tôi, hình ảnh ngôi làng giữa triền núi, và mọi người sống trong ngôi làng đó là hi`nh a?nh de.p nha^'t, la` thần dược giúp tôi mạnh dạn hơn trên đường tiến tới bàn tiệc Thánh.

 

Lời Nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã đón nhận những người thật đơn sơ làm con của Chúa. Xin Cho chúng con cũng biết sống đơn sơ, từ trong lời nói, việc làm đến suy nghĩ. Xin cho mỗi người chúng con là một khí cụ rao giảng tin mừng, để danh Chúa được cả sáng, nước chúa được trị đến, từ trong thành thị cho đến làng quê, và ngay cả những người sống trên núi đồi.

 

Linh Mục Martino Nguyễn Bá Thông

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ