SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 


"Thày là Sự Sống"
(Gioan 11:25)




Tái Sinh Thần Linh


Phụng Vụ Lời Chúa Tuần II Phục Sinh


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại của Mùa Phục Sinh, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.

Vậy chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho các ngày trong 
tuần lễ thứ hai của Mùa Phục Sinh như thế nào? Ngày Chúa Nhật đầu của tuần lễ thứ hai này, Ngày Chúa Nhật Lễ Lòng Thương Xót Chúa, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật, thuộc về chính Tuần Bát Nhật, đồng thời cũng là thời điểm mở đầu cho phần thứ hai của Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống". Vì ngay ở bài Phúc Âm Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày cuối cùng của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta thấy "sự sống" ở cả nơi Chúa Kitô tỏ mình ra cho riêng tông đồ Toma lẫn ở nơi đức tin của tông đồ Toma đặt ở nơi Người.

Thật vậy, trong 6 tuần lễ còn lại của Mùa Phục Sinh, sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, các bài Phúc Âm, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày thường, từ Thứ Hai đến hết Thứ Bảy, đều chất chứa một
 nội dung duy nhất: "Thày là sự sống". Một điều cần lưu ý là nguyên việc Giáo Hội chọn đọc cho cả Mùa Phục Sinh suốt 7 tuần lễ, tức bao gồm cả Tuần Bát Nhật Phục Sinh, hai cuốn sách Thánh Kinh Tân Ước là Phúc Âm của Thánh Ký Gioan và Sách Tông Vụ đã đủ cho thấy hiển nhiên về chủ đề "sự sống" rồi vậy.

Bởi vì, "sự sống" đây là sự sống thần linh, sự sống xuất phát từ Chúa Kitô Vượt Qua, đồng thời cũng là sự sống cần phải được chấp nhận bằng lòng tin tưởng vào Người. Thế nên, cho dù trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Phụng Vụ Lời Chúa theo chiều hướng "Thày là sự sống lại", bởi các Bài Phúc Âm trong suốt tuần lễ đầu tiên này của Mùa Phục Sinh đều tường thuật lại từng lần Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ hay các môn đệ để chứng tỏ Người đã phục sinh từ trong cõi chết, ý nghĩa chính yếu vẫn là "sự sống". Vì tự việc Chúa Kitô sống lại từ trong cõi chết tỏ mình ra "là sự sống lại", qua những lần Người hiện ra, là để các môn đệ nói chung, nhất là các tông đồ nói riêng, tin vào Người mà được sự sống.

Sách Tông Vụ là cuốn sách trong bộ Thánh Kinh Tân Ước thuật lại sứ vụ, hoạt động và tiến trình truyền giáo của Giáo Hội sơ khai, bắt đầu từ biến cố Thánh Thần Hiện Xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đấng ban sự sống, qua Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, trước hết và trên hết bằng chứng từ của Giáo Hội về Chúa Kitô, cho dù có kèm theo việc rao giảng Phúc Âm cho lương dân. Ơn gọi, sứ vụ và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội là để mang lại cho nhân loại sự sống đời đời, qua việc họ nhận biết Chúa Kitô, nơi lời rao giảng và chứng từ yêu thương của Kitô hữu.

Phúc Âm của Thánh ký Gioan là cuốn phúc âm về sự sống, vì cốt lõi của phúc âm này đó là "sự sống chiếu sáng con người" (Gioan 1:4), như chính Chúa Kitô là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), là chính "sự sống" đã khẳng định: "Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ được ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12). Để thông ban sự sống đời đời cho nhân loại nói chung và cho những ai tn vào Người nói riêng, Chúa Kitô Phục Sinh đã sử dụng những phương tiện để thông ban, được gọi là bí tích, trước hết và trên hết đó là chính Mình Thánh Máu Thánh của Người.

Và Người ví Người như nguồn sống của nhân loại nói chung và Kitô hữu nói riêng. Bởi thế mà, trong Mùa Phục Sinh, chúng ta sẽ nghe thấy các bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan (nhất là trong ngày trong tuần) về sự sống, trước hết liên quan đến việc tái sinh (tuần 2), hay đến Bánh Sự Sống (tuần 3), hoặc đến vị mục tử nhân lành hiến mạng sống mình vì chiên cho chiên được sự sống (tuần 4), hay đến cây nho thông nhựa sống cho cành nho để cành nho sinh hoa trái (tuần 5), hoặc đến đức bác ái yêu thương là hồn sống cho tình trạng hiệp nhất nên một (tuần 6), hay chính Thánh Linh là Đấng ban sự sống (tuần 7). Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh.

 

 

Chúa Nhật II Phục Sinh Năm B

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 32-35

"Họ đồng tâm nhất trí".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 16ab -18. 22-24

Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". - Ðáp.

2) Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên, tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. Chúa sửa trị, Chúa sửa trị tôi, nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần. - Ðáp.

3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Ga 5, 1-6

"Mọi cái sinh ra bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, ai tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên Chúa, và ai yêu mến Ðấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ sinh ra bởi Ðấng đó. Cứ dấu này chúng ta nhận biết rằng chúng ta yêu mến con cái Thiên Chúa, là khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thực hành các giới răn Người. Vì chưng, lòng yêu mến Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ giới răn Người, và giới răn của Người không nặng nề.

Vì những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Ðấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 20, 29

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 20, 19-31

"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!"

Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Ðó là lời Chúa.

 

Cảm Nhận Lời Chúa

 

 

"Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: 'Bình an cho các con'".

Theo Thánh ký Gioan thì lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra này là lần hiện ra thứ hai của Người với chung các tông đồ, và lần này cũng là lần duy nhất trong cả Tuần Bát Nhật Phục Sinh được Phúc Âm cho thấy phản ứng tích cực và chủ động của chung tông đồ đoàn qua vai trò đại diện của Tông Đồ Tôma. Để đáp lại lời trắc nghiệm về lòng tin tưởng của các tông đồ về căn tính "Thày là ai?", Tông Đồ Phêrô đã đại diện tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian" (Mathêu 16:16) thế nào, thì giờ đây, Tông Đồ Tôma cũng đại diện tông đồ đoàn tuyên xưng như thế: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!"  

 

 

 


 

 

Câu tuyên xưng của Tông Đồ Tôma sau khi Chúa Kitô Phục Sinh, về hình thức có vẻ khác lạ với câu tuyên xưng chính yếu của Tông Đồ Phêrô: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", nhưng về nội dung cũng chất chứa những gì cốt lõi trong lời tuyên xưng của Tông Đồ Phêrô về căn tính của Người: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". "Chúa" và "Thiên Chúa" nơi lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma đây, trước hết, "Chúa" ám chỉ nguồn gốc thần linh của "Thày là Đức Kitô" Thiên Sai, và "Thiên Chúa" ám chỉ bản tính thần linh của "Con Thiên Chúa hằng sống". 

 

Câu tuyên xưng của Tông Đồ Tôma vào Chúa Kitô Phục Sinh còn có một ý nghĩa làm nên chính Mùa Phục Sinh nữa: "Thày là sự sống lại và là sự sống". Bởi vì, nếu Thày không phải là "Chúa" thì Thày đã không "sống lại", nhưng nay vì Thày đã thật sự "sống lại" nên Thày quả thực là "Thiên Chúa" hằng sống, là chính "sự sống" vậy. 

Câu Chúa Giêsu phán sau lời tuyên xưng chính xác của vị tông đồ không còn hoài nghi này là "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin":

 

Trước hết, không phải là Người hoàn toàn phủ nhận đức tin không cần chứng từ, bằng không đức tin Kitô giáo sẽ dễ trở thành hoang đường, chỉ thuần linh, nhất là thiếu chứng cứ lịch sử, không hợp với tầm mức lập luận của trí khôn và cảm nhận của tâm linh, phản lại với đường lối nhập thể của Người.

 

Bởi thế , dù “thấy” không còn là “tin” và “tin” không phải là “thấy”, vì “thấy” là thấy những gì về chất thể, còn “tin” là tin những gì về bản thể, thì “thấy” một Nhân Vật Giêsu Nazarét, “thấy” chứng cớ phục sinh, nhưng chưa chắc đã “tin” Nhân Vật Giêsu Nazarét đó là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và đã “tin” chứng cớ mộ trống, thiên thần và khăn liệm là các dấu hiệu cho thấy Người đã sống lại từ trong cõi chết.

Câu Chúa Kitô Phục Sinh phán: "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin" còn hiểu rằng, không một ai, kể cả Mẹ Maria, được tận mắt chứng kiến thấy thân xác tử giá của Chúa Kitô sống lại cách nào, như thế nào và vào lúc nào, nghĩa là hoàn toàn "không thấy" những gì hữu hình hợp với giác quan tự nhiên bao gồm sự kiện phục sinh, và vì thế cũng "không thấy" xác của Người đâu, nhưng chính sự kiện "không thấy" đó mới đưa các vị đến một thực tại thần linh siêu nhiên, đối tượng của chính lòng "tin", đó là mầu nhiệm phục sinh, nhất là đến chính sự thật của mầu nhiệm này, đó là Đấng bị loài người giết chết đã sống lại từ trong kẻ chết chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), như Tông Đồ Phêrô đã tuyên xưng khi Người còn sống, "là Chúa và là Thiên Chúa", như Tông Đồ Toma đã tuyên xưng sau khi Người phục sinh.

Thực tại thần linh và sự thật về Đấng khổ nạn và tử giá bị loài người giết chết vào chiều hôm Thứ Sáu Tuần Thánh đó nay đã sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, thành phần Người đã báo trước về cuộc Vượt Qua của Người 3 lần, nhất là lời tiên báo trong Bữa Tiệc Ly: "Thật vậy, Thày đi (ám chỉ về cuộc khổ nạn và tử giá của Người) để dọn chỗ cho các con, sau đó Thày sẽ trở lại (ám chỉ về cuộc phục sinh của Người) để mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3, và xem Gioan 21:19 là chỗ Chúa Kitô phục sinh kêu gọi tông đồ Phêrô theo Người đi chịu chết như Người và với Người cho chiên). Quả thực Người phục sinh đã hoàn toàn ứng nghiệm lời Người đã khẳng định và tiên báo: "Tôi tự bỏ mạng sống mình đi (nơi cuộc khổ nạn) rồi lấy nó lại (nơi cuộc phục sinh)" (Gioan 10:17) để làm cho các môn đệ tin vào Người cũng như cho phần rỗi của những ai tin vào người qua chứng từ của các vị.

Thực tại thần linh và sự thật về Đấng khổ nạn và tử giá bị loài người giết chết vào chiều hôm Thứ Sáu Tuần Thánh đó nay đã sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ được tuyển chọn làm chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người, thành phần Người đã báo trước về cuộc Vượt Qua của Người 3 lần, nhất là lời tiên báo trong Bữa Tiệc Ly: "Thật vậy, Thày đi (ám chỉ về cuộc khổ nạn và tử giá của Người) để dọn chỗ cho các con, sau đó Thày sẽ trở lại (ám chỉ về cuộc phục sinh của Người) để mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3, và xem Gioan 21:19 là chỗ Chúa Kitô phục sinh kêu gọi tông đồ Phêrô theo Người đi chịu chết như Người và với Người cho chiên). Quả thực Người phục sinh đã hoàn toàn ứng nghiệm lời Người đã khẳng định và tiên báo: "Tôi tự bỏ mạng sống mình đi (nơi cuộc khổ nạn) rồi lấy nó lại (nơi cuộc phục sinh)" (Gioan 10:17) để làm cho các môn đệ tin vào Người cũng như cho phần rỗi của những ai tin vào người qua chứng từ của các vị.

Sau nữa, khi khẳng định "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin", Chúa Kitô Phục Sinh muốn nhấn mạnh đến chính cốt lõi của đức tin, đến thực tại thần linh của đức tin, như chính lời tuyên xưng của Tông Đồ Tôma, vị tông đồ không tuyên xưng: "Vâng, giờ đây con đã tin rằng Thày đã sống lại từ trong cõi chết", mà là "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", vì biến cố phục sinh, cho dù là yếu tố then chốt của Mầu Nhiệm Vượt Qua và làm nên Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm cho thấy tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, vẫn là một phương tiện hay một đường lối hơn là cùng đích, là mục tiêu, vì biến cố phục sinh cần phải có và không thể nào không xẩy ra để Vị "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24) và "vô hình" (Colose 1:15) chứng tỏ Ngài thực sự là "Chúa" và là "Thiên Chúa", hay nói ngược lại, chính vì Đức Giêsu Kitô là "Chúa và là Thiên Chúa" nên mới sống lại từ trong kẻ chết.

Sau hết, khi tuyên phán "Phúc cho những ai đã không thấy mà tin", Người muốn ám chỉ đến chung Giáo Hội, một Giáo Hội có nền tảng là các tông đồ (xem Epheso 2:20), tiêu biểu nhất có thể nói là Tông Đồ Gioan, "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" cũng là người môn đệ duy nhất đứng dưới chân thập giá của Người với Mẹ của Người và được Người trao phó cho Mẹ của Người và muốn phải noi gương bắt chước Mẹ của Người (Gioan 19:25-27), một người môn đệ, như Mẹ Maria, đã tin Người sống lại rồi, cho dù chưa được Người thực sự hiện ra như với Mai Đệ Liên (xem Gioan 20:8, 13-17).

Tông Đồ Gioan và nữ môn đệ đặc biệt Mai Đệ Liên là 2 nhân vật trung kiên theo Chúa Kitô cho đến cùng, cho đến khi đứng dưới chân thập giá của Người đấy. Thế nhưng, cả hai đều thấy chứng cớ phục sinh trước khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra: Nữ môn đệ Mai Đệ Liên thấy trước, thấy tảng đá đã được chuyển rời (xem Gioan 20:1), thậm chí còn nhìn thấy và nghe thấy hai thiên thần ở bên trong ngôi mộ (xem Gioan 20:12-13), đến độ "nhìn thấy Chúa Giêsu đứng đó" (Gioan 20:14) mà vẫn chưa tin..., trong khi đó, Tông Đồ Gioan, chỉ cần chứng từ các tấm khăn liệm trong ngôi mộ trống là đủ: "Ông đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8).

Như thế cả Tông Đồ Gioan cũng "thấy" rồi mới "tin" thì có hơn gì Tông Đồ Tôma hay Nữ Môn Đệ Mai Đệ Liên đâu? Đúng thế, nhưng mà vấn đề ở đây là Tông Đồ Gioan đã "tin" trước khi được Chúa Kitô hiện ra, nghĩa là cho dù Người có hiện ra hay không thì Người quả thực đã sống lại, vì đối với Tông Đồ Gioan, như với Mẹ Maria đầy ơn phúc, Vị thậm chí không cần phải tận mắt thấy chứng cứ như Tông Đồ Gioan nữa, Chúa Kitô đã thực sự là "Chúa" và là "Thiên Chúa" rồi, nên Người không thể nào chết mà không sống lại, trái lại, chính vì Người là "Chúa" và là "Thiên Chúa" mà Người phải sống lại và chắc chắn phải sống lại để chứng tỏ lời Người đã tự xưng thực tại thần linh của Người và loan báo trước về thực tại thần linh của Người: "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Câu "phúc cho ai không thấy mà tin" đây phải chăng Chúa Giêsu ngầm khen tặng Người Mẹ sống đức tin của Người!?! 

Phúc Âm không hề thuật lại bất cứ lần nào Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với người mẹ của mình. Tuy nhiên, cho dù Người có âm thầm hiện ra với Mẹ của Người chăng nữa, vào một lúc nào đó, mà thường là ngay sau khi Người sống lại từ trong cõi chết vào nửa đêm Thứ Bảy rạng Chúa Nhật, lúc mọi người đang yên giấc, nhất là đám phụ nữ là thành phần sẽ thức dậy sớm ra mộ sang hôm sau, thì không phải là để chứng tỏ Người thực sự sống lại đúng như Lời Thánh Kinh và lời Người đã tiên báo, cho bằng để đáp ứng lòng Mẹ tin tưởng tràn đầy hy vọng vào cuộc vinh thắng của Người, đồng thời cũng để tưởng thưởng cho Mẹ cũng như bù đắp cho Mẹ về tất cả những khổ đau đến cùng tận mà Mẹ đã hiệp nhất nên một với Người trong việc đồng công cứu chuộc nhân loại, nhờ đó Người đã biến nỗi thống khổ sầu thương của Mẹ thành niềm chất ngất hân hoan (xem Gioan 16:21-22)

Đức tin tông truyền của Giáo Hội là ở chỗ đức tin này được tuyền lại từ chính các tông đồ. Kitô hữu hậu sinh hay thậm chí ngay từ thời các tông đồ tuy không được tận mắt “thấy” Chúa hiện ra(ngoại trừ đặc biệt Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, vị nhận lãnh đức tin vừa nhờ tông truyền vừa bằng cảm nhận bản thân – xem 1Corinto 15:3-4 và 8), hay được diễm phúc sống với Người, được diễm phúc mắt thấy, tai nghe, tay sờ vào Người như các tông đồ (xem 1 Gioan 1:1), nhưng có cùng một đức tin như chính các vị, những con người có phúc được “thấy” nhưng vẫn phải “tin”, không phải chỉ "thấy" rằng quả thực có một nhân vật Lịch Sử Nazarét, đã chịu tử giá và đã phục sinh, vào thời điểm lịch sử của các vị, mà còn "tin" rằng nhân vật Lịch Sử Nazarét, đã chịu tử giá và đã phục sinh ấy chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) để sấp mình xuống tôn thờ Người: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", trước khi có thể làm chứng về Người: “chúng tôi không thể nào không nói lên những điều mắt thấy tai nghe” (Tông Vụ 4:20, bài đọc 1 Thứ Bảy Bát Nhật Phục Sinh).

Lời Chứng (ngôn từ) và Dấu Chứng (hành động) về Người Con Thiên Chúa Nhập Thể Vượt Qua Thiên Sai Cứu Thế của các tông đồ ở Bài Đọc 1, từ Sách Tông Vụ:

"Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".

 

 

 

Ở Bài Đọc 2 hôm nay, từ Thứ thứ nhất của Thánh Gioan cũng đề cập đến vai trò chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh, một chứng nhân nhờ vào Đức Kitô Thiên Sai Con Thiên Chúa mà sinh bởi Thiên Chúa, nhờ đó họ chinh phục thế gian, làm cho thế gian nhận biết Người bằng đức tin chiến thắng thế gian của họ:

"Các con thân mến, ai tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên Chúa... Vì những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Ðấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Ðức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý."

 

1 JOHN 5:4 BIBLE VERSE OF THE DAY | Momsfirstscreenn's Weblog

 

Thánh Thi (Giờ Kinh Sách Các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh - theo bản của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)

 

Hôm nay chính là ngày của Chúa

Ánh hồng thiêng rực rỡ tỏa lan

Khi dòng Máu Thánh tuôn tràn

Rửa muôn tội lỗi thế gian bao đời.

 

Nguồn hy vọng nuôi người nản chí

Ánh hào quang soi kẻ mù lòa

Nghe tên trộm được thứ tha

Ai còn sợ sệt ai mà chẳng yên?

 

Thiên thần cũng ngạc nhiên bỡ ngỡ

Ðang thấy y chịu khổ ngoài thân,

Một lời hối cải ăn năn

Bỗng đâu Chúa hứa chung phần thiên cung.

 

Ôi huyền diệu lạ lùng khôn ví:

Muốn chữa lành dịch tễ chúng nhân,

Chính thân thể Ðấng Cao Tôn

Ðền thay tội lỗi của muôn xác phàm!

 

Ôi mầu nhiệm suy làm sao thấu,

Tội chờ lòng nhân hậu tha cho,

Ân tình xua đuổi âu lo

Chết đi mới được thiên thu trường tồn!

 

Giêsu hỡi, chúng con nài nỉ

Ðược muôn đời mừng lễ Vượt Qua,

Tái sinh ơn nghĩa chan hòa

Vang vang khúc khải hoàn ca reo hò!

 

Muôn lạy Chúa Giêsu từ ái

Ðấng lừng danh đánh bại tử thần,

Ngàn đời hiển trị muôn dân

Cùng Ngôi Thánh Phụ Thánh Thần quang vinh.

 

Thánh Gioan Lasan 7-4

 

Ngày 7/4: Thánh Gioan Baotixita Lasan

 

 

Gioan Lasan ( Jean Baptiste de Lasalle) chào đời ngày 30/4/1651 tại thành Rheims_Pháp, trong một gia đình trưởng giả. Cha là thẩm phán tòa án thành Rheims, mẹ là con gái nhà quý tộc. Ngay từ thưở thơ ấu Gioan đã thích những việc đạo đức.

Lên 10 tuổi Gioan bắt đầu học lớp đệ lục tại Rheims. Năm 1662, Gioan nhận phép cắt tóc được chính thức công nhận là ứng sinh gia nhập vào hàng ngũ giáo sĩ. Chưa đầy 16 tuổi Gioan đã lãnh nhận chức Kinh Sĩ và lãnh bằng M.A hạng tối ưu, kết thúc quãng đời học sinh năm 1669 ( 18 tuổi)
Gioan học đại học Rheims được một năm, đến tháng 10/1670 thì theo học tại đại chủng viện Sulpice ( Xuân Bích) do các linh mục tu hội Xuân Bích điều khiển.

Năm 1671, được tin mẹ mất và chưa đầy 9 tháng sau, cha của Gioan cũng qua đời. việc học vì thế bị gián đoạn, Gioan trở về nhà chăm lo việc gia đình. Năm 1672, Gioan lãnh nhận chức phụ phó tế trong nhà nguyện Đức TMG tại Cambrai. Mùa thu năm 1673, công việc trôi chảy nên Gioan tiếp tục việc học. Tháng 8/1675 Gioan lấy được bằng cử nhân thần học. một năm sau lãnh nhận chức phó tế và ủy quyền giám sát các em của mình lại cho ông cậu. đến năm 1678, Gioan được thụ phong linh mục trong dinh Đức TGM thành Rheims đồng thời nhận bằng tiến sỹ thần học năm 1680.

Những năm đầu đời linh mục, Gioan đã gặp khó khăn trong việc thương thuyết xin chính quyền công nhận hội dòng “các chị em Chúa Giêsu Hài Đồng” chuyên giáo dục những em gái nghèo do cha Nicolas trao phó cho Gioan trước khi ngài mất. cha Gioan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, cha thường đến dâng lễ và giúp về phần thiêng liêng cho các chị em. Cha Gioan ngày ngày dâng lễ với cung cách trang nghiêm sốt sắng nên thu hút được nhiều người và cảm hóa nhiều người khô khan nguội lạnh.

Ngày 15/4/1679 trường Kitô đầu tiên dành cho con trai nghèo được thành lập cùng bao khó khăn thiếu thốn. đến khoảng cuối năm 1679 thêm hai trường nữa được thành lập và rất thành công. Tuyn nhiên người quản lý các trường là ông Nyel không lo huấn luyện các thầy giáo nên về sau các thầy giáo trở nên cẩu thả, học sinh ngày càng khó trị và vô kỉ luật. Tất cả những gì tốt đẹp xây dựng bấy lâu sắp tan thành mây khói. Cha Gioan quyết định đưa các thầy giáo về sống trong nhà mình để có thêm thời gian lo cho các thầy giáo và huấn luyện họ trở thành một cộng đoàn cùng chung ý hướng và tôn chỉ. Mặc cho gia đình phản đối cha vẫn giữ nguyên quyết định thực hiện, từ bỏ thế giới sung túc để sống trong thế giới của người nghèo. Xây dựng trường học, huấn luyện các thầy giáo, tiến hành cải cách nền giáo dục Kitô cho trẻ em nghèo…Cha Gioan đã gặp không biết khó khăn, gian nan trong việc thành lập hội dòng, mở rộng các trường học khắp các miền thành Rhiems, Paris, Vaugirard…Cha đã vượt qua tất cả sự chống đối, nhục mạ và kiện tụng, có những lúc rơi vào tình trạng khủng hoảng tưởng chừng như hội dòng sắp tiêu tan…

Có thể nói Cha Gioan đã hi sinh tất cả để chăm lo cho các em trường Kitô và hội dòng trong suốt quãng thời gian từ năm 1680 đến năm 1719. Công lao sáng lập, gây dựng của Cha thật lớn lao cho một nền giáo dục nhân bản và Kitô.

Về phần mình Cha Gioan luôn sống khắc khổ, ăn chay, hãm mình. Mặc cho đau ốm bệnh tật suýt chết, cha vẫn khó nghèo trong luật lệ do chính mình soạn thảo ra, sống hết mình, vâng phục để làm vinh danh Chúa theo khả năng mình và theo thánh ý Người.

Về cuối đời. cha Gioan sống trong bệnh tật khắc nghiệt, phải chịu nhiều đau đớn nhưng cha vẫn trung thành với Chúa cho đến cùng. Khi đang trong cơn đau sắp chết vì một số hiềm khích lúc trước mà có người hại Gioan, kết cuộc Gioan bị treo chén. Đây là tủi nhục cuối cùng mà Gioan phải đón nhận. như bao lần trước ngài vẫn cất tiếng: “ Xin chúc tụng Chúa” vào thứ 6 tuần thánh, ngày 7/4/1719 Gioan trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 68 tuổi.

Đến 5/1840 hồ sơ phong thánh của người được nộp cho Tòa Thánh. Các sách vở người viết được nộp cho Tòa Thánh cứu xét. Ngày 12/1/1852, Tòa Thánh công nhận các bản văn này phù hợp với tín lý của Giáo Hội. Ngày 1/11/1887, Toà Thánh công nhận 3 phép lạ do lời chuyển cầu của Ngài và Ngài được Đức Thánh Cha Leo XIII nâng lên hàng Á Thánh ngày 19/2/1888. Sau đó Tòa Thánh công nhận thêm 2 phép lạ nữa do Ngài cầu bầu giúp. Ngày 25/4/1900, Đức Thánh Cha nâng ngài lên hàng các thánh và được chọn làm quan thầy các nhà giáo dục trên toàn thế giới vào ngày 15/5/1950.

Công trình cả đời Ngài thâm tín là “ việc của Chúa – Domine, Opus Tuum” vẫn được tiếp tục bởi nhưng người nối gót theo Ngài dấn thân cống hiến cho trẻ, đặc biệt là con em người nghèo và lao động, một nền giáo dục nhân bản KiTô trong hơn 300 năm qua ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

 

http://lasanbmt.com/tin-tc/tin-tc-la-san/598-tiu-s-thanh-gioan-lasan.html

 

Trong một thế kỷ ham chuộng tóc giả, phấn son cùng y phục xa hoa; ai là người để ý tới kẻ săn sóc đám lê dân? Trong khi mà vua Louis thứ XIV oai phong lẫm liệt giữa triều thần trong cung điện Versailles; trong khi mà Giám mục Bossuet hấp dẫn mọi người chung quanh giảng đài của ông; trong khi chiến thắng oanh liệt của hai ông Turenne và Condé vang dội châu Âu; trong khi mà thi kịch gia Corneille,Racine,La Fontaine chói lọi trên văn đàn; hỏi ai là người đếm xỉa tới một Linh mục chạy ngược xuôi tổ chức các trường từ thiện?

                                                                                                                       Đucmagnificat

Đám trẻ nhỏ không có ai dạy dỗ

Đi lang thang chập choạng bước lạc loài

Gặp Lasan, kẻ đã được Chúa sai

Như ngọn lửa bừng lên trong đêm lạnh.

            Vâng, giữa lúc các trường công nước Pháp cấm dạy đạo, Chúa Quan Phòng đã cho xuất hiện một vị Thánh chuyên lo giáo dục trẻ, khai mở các trường Công giáo, vừa dạy chữ, dạy nghề, vừa huấn luyện đạo lý. Đó là Thánh Gioan Baotixita La-san linh mục mà chúng ta mừng kính hôm nay.

            Thánh Gioan Lasan sinh ngày 30.4.1651 tại thành Reims(Pháp) trong một gia đình giàu có, sang trọng và đạo đức. Người theo học tại chủng viện Sulpice và thụ phong linh mục vào năm 1678. Nhờ ơn Chúa soi sáng, Ngài thấy được con đường lý tuởng của Ngài. Đó là “đào tạo giáo viên và mở trường dạy học”; một con đường với đầy những khó khăn, gian khổ và đau thương ngập tràn khiến Ngài đã từng phải thốt lên rằng: “Nếu tôi biết trước được công việc sẽ dẫn tôi đến đâu, thì tôi sẽ không bao giờ đụng ngón tay vào…”Thế nhưng, từng bước một và một cách tế nhị, kín đáo, Chúa dẫn đưa Người dần dần tới chỗ lo cho việc giáo dục trẻ nghèo, một nhu cầu cấp bách của xã hội đương thời.

            Người đã thấy được hai thực thể:một thực thể tối thượng là Thiên Chúa;và một thực thể thấp hèn là con em giới lao động.

            Người đã nhận thức được hai sự thật: một là Thiên Chúa luôn luôn muốn cứu sống hết mọi người; hai là trong khi ấy con em giới lao động lại sống quá xa ơn cứu độ.

Và Thánh Gioan Lasan đã quyết định đem ơn cứu độ đến trong tầm tay của trẻ hay nói đúng hơn là để bỏ ngỏ đời mình cho Thiên Chúa Quan phòng cứu sống trẻ.

            Chính vì thế, Người bán hết của cải, phân phát cho kẻ nghèo, tới sống chung với một số giáo viên. Người đứng ra khai mở nhiều trường Công giáo, dạy văn hoá, huấn luyện nghề nghiệp nhất là hướng dẫn Giáo lý cho học sinh. Ngài ưu tiên cho học sinh nghèo, miễn phí cho họ. Chính vì đó mà Ngài gặp hết khó khăn này đến khó khăn khác. Các trường khác chống đối Ngài vì trường họ mất học sinh, nhất là vấn đề học phí. Họ tố cáo Ngài, tổ chức cướp phá trường của Ngài. Chính quyền ra lệnh cấm Ngài dạy miễn phí trong thành phố Paris. Nhưng Thánh nhân vẫn không ngã lòng.

Trên hai vai nặng trĩu gánh học đường

Cha vững bước trong niềm TIN sắt đá,

Chén gian truân Cha nào đâu có sá,

Uống cạn ly vì hai chữ NHIỆT THÀNH.

            Và thế là Ngài tiếp tục mở trường dạy miễn phí ở các nơi khác.

            Lần lần với kinh nghiệm, ngài thấy rằng muốn cho công cuộc giáo dục đạt kết quả tốt, chẳng những là phải có một đội ngũ giáo viên có học thức cao mà cần nhất là đào tạo đức gương mẫu. Với ngưòi, nghề gõ đầu trẻ không còn là một kế sinh nhai mà là một nghề cao quý, và hơn nữa còn là một sứ mạng thiêng liêng.

Gõ đầu trẻ, một cái nghề bất hạnh

Sống qua ngày cho trọn kiếp tầm tơ

Nhưng này đây: một sứ mạng đang chờ

Cùng với Chúa dựng xây nhà Hội Thánh.

            Vì thế, Ngài cầu nguyện với Chúa và quyết định biến đổi nhóm giáo viên của Ngài thành một cộng đoàn tu sĩ chuyên lo việc giáo dục đào tạo. Đó là Dòng Các Sư Huynh trường Kitô mà chúng ta thấy hiện có mặt khắp các nước trên thế giới. Để giới hạn hội dòng riêng cho công trình giáo dục, Ngài đã định không một sư huynh nào được làm linh mục. Vì nếu làm linh mục thì các sư huynh phải lo việc mục vụ, không đủ thời gian lo cho việc dạy dỗ giới trẻ. Chính Ngài đã chăm lo huấn luyện đạo đức và nghiệp vụ cho các Sư huynh.Ngài thường nhắn nhủ: “Anh em hãy suy nghĩ điều tông đồ Phaolô đã nói:Thiên Chúa đã đặt trong Hội thánh có các tông đồ,các tiên tri và các tiến sĩ.Bây giờ anh em cũng sẽ thâm tín rằng chính Chúa cũng đã đặt anh em trong chức vụ đang ở.Về điều đó,chính vị Thánh ấy đã cho anh em một bằng chứng khi nói: có nhiều tác vụ và nhiều công việc nhưng chỉ có một Thánh Thần biểu thị trong mỗi ơn như vậy, để làm ích chung cho toàn thể tức là cho cả Hội thánh.

            Do đó, anh em không được nghi nan gì về ơn mà anh em đã được, là giáo dục thiếu niên, rao giảng Tin mừng cho chúng và huấn luyện chúng trong tinh thần đạo đức. Đó là ơn cao cả Thiên Chúa đã ban cho anh em. Người đã gọi anh em đến chức vụ Thánh này. Vậy trong toàn bộ việc giáo dục của anh em, anh em phải làm cho lớp thiếu niên mà anh em có phận sự coi sóc, nhận thấy anh em chính là thừa tác viên của Thiên Chúa,khi anh em chu toàn phận sự với tình thương không giả dối và với sự chuyên cần chân thật. Hơn nữa, anh em còn phải dấn thân vào chức vụ không phải chỉ là thừa tác viên của Thiên Chúa mà còn là thừa tác viên của Đức Kitô và Hội thánh nữa.

            Anh em hãy thao thức làm cho thiếu niên đi vào cơ cấu của ngôi đền thờ này là Hội Thánh, để một ngày kia chúng xứng đáng đến trước toà Đức Giêsu đầy vinh quang, không tì tích, không nhăn nheo hay xấu xa hầu chứng tỏ cho các thế hệ mai sau thấy các sự giàu sang phong phú của ơn Thánh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng, khi cho chúng trợ giúp về giáo lý, lúc trao chúng cho anh em dạy dỗ và giáo dục để chúng được phần gia nghiệp nước Thiên Chúa và của Đức Giêsu Kiô,Chúa chúng ta”.

            Cuộc đời của Gioan Lasan đầy gian truân thử thách và chịu nhiều áp lực của thế quyền cũng như giáo quyền, nhưng Người vẫn luôn tin tưởng và phó thác vào bàn tay Chúa Quan Phòng. Người mất ngày thứ sáu Tuần Thánh 07.04.1719,tại Saint-Yon,thọ 68 tuổi. Lời cuối cùng của Người nói lên được thái độ thâm sâu của Người trước cuộc đời: “Tôi thờ lạy Thánh ý Chúa trong mọi sự đối với tôi”.

            Chỉ bấy nhiêu việc cũng đủ ghi danh Người vào sử sách nhưng Người còn làm hơn nữa, Người đã dựng cho các trường tiểu học một hệ thống giáo dục mà nhiều điểm còn tồn tại tới ngày nay cho nên Người đã được coi là Vị gầy dựng nên trường tiểu học. Các sử gia phải lấy làm kinh ngạc khi thấy những nguyên tắc giáo khoa tân tiến ngày nay đã được Người áp dụng cách đây hơn hai thế kỉ.

            Gioan Lasan không còn nữa nhưng hệ thống giáo dục, những công trình Ngài đã lao công vất vả để gầy dựng cũng như hội dòng Các Sư huynh trường Kitô vẫn sống mãi theo thời gian. Vì lý do rất đơn giản: Còn giới trẻ-Còn giáo dục;Còn giáo dục-còn các Sư huynh Lasan.

            Chính vì thế,ngày 19.02.1888 Đức Giáo hoàng Léon XIII đã tôn phong Người lên bậc Chân phước và lên bậc Hiển Thánh ngày 24.05.1900.

            Ngày 15.05.1950 Đức Giáo hoàng Piô XII tôn phong Người làm Quan Thầy các nhà giáo dục Kitô trên toàn thế giới.        


Và công trình của Thánh Gioan Lasan,một công trình mà ANH luôn thâm tín là việc của Chúa-Domine,opus tuum-vẫn còn tiếp tục

            qua các Sư huynh Lasan, con cái của ANH,

            qua Chị em Lasan, con cháu của ANH,

            qua các nhà giáo dục,những người thông dự vào đoàn sủng Lasan,

            đang nối gót ANH

            dấn thân cống hiến cho giới trẻ, đặc biệt con em giới nghèo và lao động,

            một nền giáo dục nhân bản và Kitô,

            trong gần 350 năm qua trên 84 quốc gia trên thế giới.

Lasan
(Theo Dòng Lasan VN)

https://www.lsvn.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1172

 

Tinh Thần Đức Tin Giúp Gioan La San Vượt Qua Khó Khăn Thử Thách

Là tu sĩ La San, là thành viên gia đình La San, là những người cảm nhận mình đang bước trên hành trình phục vụ giáo dục nhân bản và Kitô cho giới trẻ và trẻ nghèo, chúng ta có chung một niềm từ hào về Cha Gioan La San, Đấng Sáng Lập Dòng La San. Một trong những điểm nổi bật trong cuộc đời Cha Thánh Gioan La San đó là tinh thần đức tin quả cảm của ngài.

Những suy trong bài này quy chiếu vào tinh thần đức tin của thánh Gioan La San, nó không phải là một khảo luận nhưng chỉ là một suy tư dựa trên các tư liệu của Dòng.

Nội dung bài suy tư này gồm 3 điểm chính: thứ nhất thánh Gioan La San đã minh chứng một đức tin hùng hồn khi Ngài từ bỏ hết mọi sự để theo Chúa. Tiếp đến, Ngài đã thể hiện niềm tin đó trong một cộng đoàn liên kết cùng nhau thực thi thánh ý Chúa. Sau cùng, bài suy tư bàn đến một đức tin rất quả cảm của thánh Gioan La San, không lùi bước trước khó khăn thử thách.

1/ Từ Bỏ Mọi Sự Để Theo Chúa: Mình Chứng Một Đức Tin Hùng Hồn.

Kể từ lúc đến sống chung với các thầy giáo năm 1682, Gioan La San đã nhận thấy một thực trạng không mấy sáng sủa: Cộng đoàn không có tài sản để bảo đảm cho tương lai, một số người bị cám dỗ không tiếp tục ở lại. Cha Gioan La San đã khuyên họ tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Nhưng tất cả lý do để đưa ra không thể nào thuyết phục được họ. Thật khó cho cha Gioan La San, lời nói giờ đây đối với họ chỉ như “nước đổ đầu vịt” họ cần một cái gì khác, bởi họ nhận ra trong lời cha nói và cuộc sống tiện nghi của Cha có một hố sâu cách biệt. Họ cần một con người bằng xương bằng thịt làm gương hơn là một lý thuyết xa xôi trong sách vở, dù cho đó là lời lẽ trong Phúc Âm.

Phải trở nên nghèo như họ. Đó là ý tưởng đã không ngừng thách đố cha Gioan La San khi ngài suy nghĩ, tự vấn bản thân về lời lẽ các thầy đã từng nói: “Cha đâu thiếu thốn gì…. Chúng tôi là những kẻ không tài sản[1].

Sau khi đã suy nghĩ kỹ, cầu nguyện và đặc biệt xin ý kiến của cha linh hướng, cha Gioan La San đã quyết định “từ bỏ mọi sự” để theo Chúa Kitô khó nghèo, làm gương cho các thầy bằng cách lột bỏ hết mọi bám của cải trần tục để chỉ còn bám víu vào Chúa Quan Phòng mà thôi. Nếu không có tinh thần đức tin vững mạnh, cha Gioan La San đã không thế quyết định từ bỏ ngoạn mục như thế được.

Chúng ta có thể theo dõi những khắc khoải của người cha đáng kính của chúng ta khi quyết định dùng tài sản mà cha đã thấy rằng tài sản đó không còn thuộc sở hữu của ngài nữa. Lời cầu nguyện trong khắc khoải của ngài như sau:

“Chúa con ơi, con biết phải làm sao đây, nên hay không nên đầu tư vào ngân hàng để kiếm tiền lời cho trường học. Việc lập các cộng đoàn đâu phải chuyện con; con thực cũng đâu biết cách thức lập cộng đoàn. Chỉ mình Chúa mới biết chuyện này, và chỉ chính Chúa mới biết cách thực hiện như thế nào vừa ý Chúa. Con không dấm lập cộng đoàn và cũng chẩng dám đầu tư, vì con không biết Chúa muốn gì. Thôi, con không đầu tư đâu. Nếu Chúa đầu tư kiếm tiền cho trường, trường sẽ có tiền; nếu Chúa không làm thì trường sẽ không có quỹ. Chúa ơi, con van xin Ngài tỏ cho con biết thánh ý”[2]

Thế là cha Gioan La San đã quyết định trao lại cho Chúa tất cả tài sản của cha bằng cách phân phát hết tất cả cho người nghèo. Thật lạ lùng! Cho đến hôm nay, các sư huynh vẫn còn hưởng được tài sản mà Cha Gioan La San đã ký gửi vào ngân hàng của Chúa.

Song song với việc từ bỏ tài sản, cha Gioan La San cũng từ bỏ chức kinh sĩ, để từ giây phút đó, cha chỉ còn làm “công việc của Chúa”. Chúa nuôi cha, chăm lo cho cha, cha chẳng thiếu thốn chi. Quả thật, đức tin của cha Gioan La San thật tuyệt vời!

Một khi đã trao lại cho Chúa tất cả tài sản và việc “quản trị” công cuộc của Dòng, Cha Gioan La San vững tin rằng, Chúa sẽ lo liệu mọi thứ. Ngài không sợ hãi! Ai không thích hợp với ơn gọi mới này của cha, cha sẵn sàng mở rộng đường cho họ đi. Không bao giờ cha sợ thiếu người làm việc của Chúa trong Hội Dòng.

2/ Liên Kết Cùng Nhau Làm Việc Của Chúa: Một Đức Tin Dũng Mãnh.

Anh em La San chúng ta mãi mãi mang trong lòng ký ức về Lời Khấn Anh Hùng năm 1691 mà cha Gioan La San cùng với anh Nicolas Vuyard, và Gabriel Drolin tuyên khấn.

Cha Gioan La San đang đứng trước những khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”, những khó khăn theo sự tường trình của tác giả Blain[3]. Sự thành công của các trường La San ảnh hưởng đến “nồi cơm” của các Trường Nhỏ. Tháng 2 năm 1690 họ gửi đơn kiện cha La San vì trường của cha xâm phạm đến quyền lợi của họ. Ngoài khó khăn từ bên ngoài này,còn có khó khăn từ bên trong,. Tại Reims, 8 trong số 16 anh em ở trong căn nhà Neuve bỏ đi vì sự cứng rắn của anh bề trên Jean Henrry. Tại Paris, 2 anh em đã ở đó trước đây chống đối cha Gioan La San vì ngài đặt một anh mới đến sau làm bề trên cộng đoàn  của họ trên đường Princesse.

Khó khăn càng lúc càng làm cho cha Gioan La San buồn thảm, vì một mặt những khó khăn do các vụ kiện cáo từ các trường bên ngoài, mặt khác con số anh em trong các cộng đoàn lại giảm sút, công việc xem ra không tiến triển tốt. Nhưng không một thử thách hay đau khổ nào có thể đánh gục được lòng tin tưởng mãnh liệt của cha Gioan La San vào Thiên Chúa.

Với lòng lòng say mê cầu nguyện, ăn chay hãm mình, năng tìm thánh ý Chúa, cha Gioan La San đã đi đến quyết định mà cha tin rằng đó là thánh ý Chúa. Vì thế, để bảo đảm cho tương lai của cộng đoàn La San, cha đã cùng với anh Nicolas Vuyard và Gabriel Drolin đã khấn Lời Khấn Anh Hùng vào ngày 21.11.1691.

Lời khấn Anh Hùng này liên kết các thành viên lại với nhau để “tận hiến hoàn toàn cho Chúa”, tự ràng buộc họ vào sự sống còn của Dòng, bằng tất cả lòng nhiệt thành dấn thân. Ngay cả chỉ còn lại 3 người cùng khấn lời khấn này trong Dòng  mà thôi, thậm chí chỉ “sống bằng bánh mì mà thôi”.

Với lời Khấn Anh Hùng này, riêng với cá nhân cha Gioan La San, đây là một quyết định tối quan trọng cho sự sống còn của công cuộc mà cha tin rằng chính Chúa đã thiết lập. Đây chính là một quyết định dấn thân và phó thác toàn vẹn cho Thiên Chúa, một quyết định dứt khoát của niềm tin. Quyết định này nêu lên ý chí dũng mãnh của cha Gioan La San trong niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Quan Phòng công cuộc mà cha được mời gọi cộng tác vào.

3/ Không Sợ Hãi Khi Gặp Khó Khăn: Một Đức Tin Kiên Trì.

Vào khoảng năm 1702, một âm mưu được lập ra để chống đối cha  Gioan La San từ phía các linh mục, các nhà biên niên gọi tên những người ấy là “những kẻ thù của tôi tớ Chúa[4]. Họ tìm cách làm cho các Đức Hồng Y De Noiailles[5], Tổng Giám Mục Paris tỏ ra khó chịu đối với Gioan La San.  Thừa dịp có 2 tập sinh than phiền về các khó khăn của họ trong cộng đoàn trên đường Princesss nơi họ thực tập, cha Chétardie[6] chánh xứ Saint-Sulpice đã viết một lá thư báo cáo lên Đức Hồng Y. Trong thư báo cáo, cha này vu oan cho cha Gioan La San là “con người bướng bỉnh về tình cảm, tự mãn, cứng rắn, không nhân từ với anh em, nghiêm khắc phạt các lỗi nhẹ nhất và không tha thứ gì cho sự yếu đuối của con người[7].

Vì là người độc tài, lại là giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích, cha Chétardie muốn “nắm đầu” các sư huynh để điều khiển Hội Dòng theo ý mình. Để làm được việc này, cha Chétardie đã sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của “người tôi tớ Chúa” là Gioan La San. Vì là một nhà lý luận cố chấp. nên một khi cha Chétardie muốn hạ bề Gioan La San, cha tìm đủ cách để thuyết phục Đức Hồng Y Noiailles dù kết quả của lần điều tra đầu tiên có thuận lợi hay không.

Cha Pirot là Tổng Đại Diện được giao nhiệm vụ điều tra hiện tình của bảng cáo trạng Gioan La San. “Cha Pirot chất vấn từng sư huynh và chỉ nghe thấy những lời ca ngợi Gioan La San[8]. Kết quả cuộc điều tra, cha Pirot rất có ấn tượng tốt với các sư huynh. Tuy nhiên điều đó không đủ để thay đổi tình thế, Đức Hồng Y vẫn quyết định đặt cha Bricot làm bề trên của các sư huynh, thay thế cha Gioan La San. Làng sóng phản đối việc bổ nhiệm vị bề trên mới bắt đầu dâng lên trong cộng đoàn các sư huynh. Mặc dù cha Gioan La San đã “quỳ gối năn nỉ”

Tỉnh hình trở nên rất phức tạp vì: các sư huynh không chấp nhận vị bề trên mới, nhưng cha Gioan La San lại không muốn anh em mình chống lại phán quyết của giáo quyền. Giải pháp nào đây, thật là khó! Đó là kể đến chuyện nỗi khó khăn do cha Gioan La San bị vu oan bởi “kẻ thù” là cha xứ Saint Sulpice. Thêm vào đó, Cha Gioan La San có thể lãnh hậu quả là bị cách chức và bị lưu đây, theo lời nói của cha Pirot Tổng Đại Diện Giáo Phận Paris.

Đứng trước nổi khó khăn này, Cha Gioan La San vẫn luôn giữ thái độ bình thản. Cầu nguyện là phương thuốc duy nhất cha Gioan La San dùng để chữa trị mọi nỗi âu lo và thử thách. Thế là, cha Gioan La San đã cùng với anh em “cầu nguyện suốt đêm ngày, không ăn, không uống, xin Chúa nâng đỡ trong lúc âu sầu xao xuyến”[9].  Cuối cùng giải pháp để giải quyết khó khăn cũng xuất hiện, cha Tổng Đại Diện và cha chánh xứ Saint-Sulpice đã thương lượng với anh em một giải pháp: là đặt cha Bricot là vị tân bề trên của anh em trên danh nghĩa, và cha Gioan vẫn tiếp tục ở lại với anh em. Qua việc này, đúng thật là có bàn tay can thiệp của Chúa để bảo vệ những con người đang làm việc của Ngài khỏi sóng gió cuộc đời.

Nếu không có tinh thần đức tin vững mạnh, lòng kiên trì tín thác vào Chúa, cha Gioan La San và anh em khó có thể vượt qua cơn đau khổ như thể mà vẫn để lại trong lòng những người chống đối lòng cảm phục sâu xa.


[1] Henri Bédel, Dẫn Vào Lịch Sử Dòng Anh Em Trường Kitô: Nguồn gốc (1651 -1726), Bản dịch Việt Ngữ, nội bộ,

[2] Sh Fortunat Trần Trọng An Phong, Góp Nhặt, Nội Bộ, 19

[3] Henri Bédel, Dẫn Vào Lịch Sử Dòng Anh Em Trường Kitô: Nguồn gốc (1651 -1726), Bản dịch Việt Ngữ, nội bộ, 120 -122

[4] Henri Bédel, Dẫn Vào Lịch Sử Dòng Anh Em Trường Kitô: Nguồn gốc (1651 -1726), Bản dịch Việt Ngữ, nội bộ, 167

[5] Đức Hồng Y De Noiailles thuộc phái Jeanséniste xem Jean Pungier FSC, Một Linh Đạo Dành Cho Các Giáo Viên và Các Nhà Giáo Dục, Nội Bộ, 11

[6] Cha Chetardy không phải là người mời các sư huynh đến mở trường tại xứ Saint Sulpice. Cha Barmondière trước đó 1 nhiệm kỳ mới là người mời.

[7] Henri Bédel, Dẫn Vào Lịch Sử Dòng Anh Em Trường Kitô: Nguồn gốc (1651 -1726), Bản dịch Việt Ngữ, nội bộ, 167

[8] Charles Lapierre (1992), Cứ Theo Ta - Ngài La San, Bản Việt Ngữ, Nội Bộ, Tỉnh Dòng LSVN, 95

[9] Henri Bédel, Dẫn Vào Lịch Sử Dòng Anh Em Trường Kitô: Nguồn gốc (1651 -1726), Bản dịch Việt Ngữ, nội bộ, 176

Thiên Văn FSC
 https://www.lsvn.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1492


“Thiên tài Sư Phạm”.

Quyển “Prions en Eglise” phổ biến khắp các nước nói tiếng Pháp, để các tín hữu sử dụng trong Thánh Lễ hàng ngày, đã in trong những trang đầu một bài tóm tắt nét độc đáo cuộc đời Thánh Gioan La San mang tựa đề “Génie pédagogique” xin tạm dịch là “Thiên tài Sư Phạm”.

Để được người thời nay gọi “Thiên Tài Sư Phạm”, để được Đức Giáo Hoàng tôn phong là Quan Thầy các Nhà Giáo dục, Gioan La san đã để các thầy giáo đầu tiên chất vấn về quy chế và lời nói của Ngài. Trong một trang rất ngắn, tác giả mô tả cuộc đời của Thánh Lập Dòng chúng ta và làm nổi bật sự phó thác nơi Chúa Quan phòng của Gioan La San, không phải bằng lời rao giảng suông mà bằng thực tế. Tôi xin tạm chuyển ngữ và chia sẻ cùng anh em là những người nối nghiệp Gioan La San trên con đường giáo dục cho người trẻ và đặc biệt người nghèo. 

Làm sao để lời rao giảng có thể đáng tin, về tinh thần nghèo khó và phó thác cho Chúa Quan Phòng, khi mà mình sống trong sung sướng và trong an toàn? Trong rất nhiều tháng, câu hỏi nầy dày vò người kinh sĩ Gioan La San, kẻ thừa kế một gia đình giàu có ở xứ sâm banh. Một thời gian ngắn sau khi Ngài chịu chức linh mục vào năm 1678, cũng có hơi tình cờ, Ngài phụ giúp cho một nhóm người sẽ trở thành những giáo viên của một trường miễn phí ở thành Reims. Lo lắng về tương lai của mình, các thầy giáo khiêm tốn nầy một ngày kia chất vấn thẳng thắn Gioan La San, về sự mâu thuẩn nầy, giữa cái quy chế của Ngài và những lời nói của Ngài. Gioan La San đã cầu nguyện rất lâu giờ , bị chao đảo vì những bất an của Ngài. Sau khi đã nhận được lời khuyên, Ngài từ bỏ phận vụ có lợi tức của chức kinh sĩ  và sau đó phân phát tất cả gia tài cho người nghèo. Một việc hy sinh thật khó hiểu, một sự vấp phạm đối với gia đình Ngài cũng như  đối với người dân trong môi trường của Ngài!

Nhưng Gioan La San đã quyết định hiến mình trọn vẹn, không đem về cho mình bất cứ điều gì có thể, đối với dự tính mà Thiên Chúa đã kêu gọi Ngài, đó là: giáo dục nhân bản và Ki-tô cho trẻ em nghèo, và đào tạo các thầy có khả năng dạy dỗ chúng. Vì l‎y’ do đó mà Dòng Anh Em Trường Ki-tô ra đời, mà Vị Sáng Lập và các môn đệ của Ngài đã dấn thân bằng “Lời Khấn Anh hùng”, để duy trì bằng bất cứ giá nào, cho dù phải vì đó mà “buộc phải đi ăn xin và chỉ sống bằng bánh mì mà thôi”.

Những ngôi trường miễn phí cho con trai được mở ra tại thành Reims, rồi Rethel, Guise, Laon…Và sau đó là đến Paris mà tại đó không biết bao nhiêu là thử thách xảy đến với Gioan La San. Sự độc đáo về sư phạm và sự thành công của những sáng kiến của Ngài gây nên sự ghen tuông, cáo gian và chống đối dẫn đến cả việc kiện tụng! Vị Sáng Lập phải lánh đi Rouen, nơi đó Ngài tiếp tục công việc của mình cho đến lúc qua đời vào năm 1719.

“Thiên tài Sư Phạm” như Chân Phước Gioan Phao Lô II đã gọi, Gioan La San được phong hiển thánh vào năm 1900 và được tôn phong là Quan thầy các nhà giáo dục vào năm 1950. Theo dấu chân của Ngài, các Anh Em Trường Ki-tô, hay “La San” cố gắng là “anh em với nhau, là anh em với những người trưởng thành, và anh cả của những người trẻ được trao phó cho các ngài” (hiện nay có 5000 sư huynh hiện diện trên 80 quốc gia).

Xavier Lecoeur, Sử gia và phóng viên

Nhật Nhật Tân FSC (chuyển dịch)

https://www.lsvn.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1172

 

 

 

Thứ Hai Sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh

 

Ngày 25 tháng 3

LỄ TRUYỀN TIN

lễ trọng

 

Chín tháng trước lễ Giáng Sinh, chúng ta mừng ngày Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Biến cố này được thánh Lu-ca tường thuật lại trong phần đầu sách Tin Mừng của người. Phụng vụ ngày hôm nay được soi sáng nhờ lời của tác giả thánh vịnh 39. Lời này đã được tác giả thư Híp-ri đặt lên miệng Chúa Ki-tô khi Người bước vào trần gian : “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.”

Image: Saint Mary Annunciation of Angel 02 صورة

 

 

Phụng Vụ Giờ Kinh

Rực rỡ ngày lên báo tin lành,
Thiên thần mang đến Mẹ Đồng Trinh
Lời Thiên Chúa hứa và thực hiện
Cho cả trần gian hưởng thái bình.

Đấng tự ngàn đời đã sinh ra
Từ lòng muôn thuở Chúa Ngôi Cha,
Giáng trần phải chọn người thân mẫu
Sống kiếp phàm nhân chẳng nề hà.

Chân Lý ngàn thu nay nhập thể
Trong lòng Trinh Nữ chẳng ai ngờ,
Chỉ hồn trong trắng được chiêm ngưỡng,
Xin giãi sáng vào cõi bùn nhơ.

Được phúc cưu mang Đấng Cửu Trùng,
Dẫu là tỳ nữ rất khiêm cung,
Giờ đây Bà Chúa trên Thiên Quốc
Xin Mẹ hằng thương chúng con cùng.

Muôn tiếng ngợi khen dâng kính Chúa
Giáng trần sinh bởi Mẹ Đồng Trinh.
Ngài cùng Thánh Linh và Thánh Phụ
Thiên thu hiển trị cõi thiên đình.

 

Khắp cả trần gian hãy biết rằng
Tin Mừng giải thoát đã tràn lan,
Sau thời nô lệ đầy tăm tối
Đến lúc tự do ngập huy hoàng.

Lời sấm bao đời của Ê-sai
Về người Trinh Nữ, ứng nghiệm thay !
Thiên thần loan báo, và Trinh Nữ
Nhờ Chúa Thánh Linh, đã thụ thai.

Lời Chúa, Mẹ tin rất vững vàng,
Nay thành mầm sống Mẹ cưu mang,
Đấng trời cùng đất không chứa nổi,
Giờ hoá thai nhi sống ẩn tàng.

Này A-đam mới rửa tinh tuyền
Những gì nhơ nhớp bởi tội nguyên,
Tổ phụ kiêu căng làm đổ vỡ,
Cháu con khiêm tốn dựng xây lên.

Chúc tụng Ngôi Cha, Đấng tạo thành,
Hát mừng Thánh Tử, Vị Cứu Tinh,
Đấng đầu thai xuống lòng Trinh Nữ
Do bởi phép mầu Chúa Thánh Linh.

 

Hôm nay Thiên Chúa sai thiên sứ báo tin vui cứu độ cho Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Vậy ta hãy tha thiết nguyện cầu :

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Chúa đã chọn Đức Ma-ri-a làm Mẹ Chúa Cứu Thế, - xin rủ tình thương tất cả những ai đang mong chờ ơn cứu độ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Chúa đã sai thiên sứ Gáp-ri-en báo tin mừng bình an cho Đức Mẹ, - xin cho toàn thế giới nhìn nhận rằng Con Một Người chính là Đấng nhân loại đợi trông.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Nhờ quyền năng Thánh Thần, Chúa đã cho Ngôi Lời đến ngự trong lòng Đức Mẹ để ở giữa chúng con, - xin cho chúng con biết noi gương Đức Mẹ mà đón rước Ngôi Lời của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Chúa là Đấng thương xót kẻ nghèo hèn, và ban của đầy dư cho người đói khổ, - xin nâng đỡ những ai kiệt sức, trợ giúp kẻ cơ bần và an ủi người đang hấp hối.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Chỉ mình Chúa thực hiện những kỳ công vĩ đại, - xin thương cứu chúng con trong ngày Chúa cho kẻ chết được phục sinh.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được đầy tràn ân sủng.

Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Ngôi Lời của Chúa mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a để cứu độ loài người. Này chúng con tuyên xưng Đấng Cứu Độ là Thiên Chúa thật và là người thật, xin cho chúng con cũng được thông phần bản tính Thiên Chúa của Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

 

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: Is 7, 10-14

"Này trinh nữ sẽ thụ thai".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử Chúa". Và Isaia nói: "Vậy nghe đây, hỡi nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 11

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

Xướng: 1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Ðáp.

2) Như trong cuốn sách đã chép về con, lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và luật pháp của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.

3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.

4) Con chẳng có che đậy đức công minh Chúa trong lòng con; con đã kể ra lòng trung thành với ơn phù trợ Chúa; con đã không giấu giếm gì với đại hội về ân sủng và lòng trung thành của Chúa. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Dt 10, 4-10

"Ở đoạn đầu cuốn sách đã viết về tôi là, lạy Chúa, tôi thi hành thánh ý Chúa".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, máu bò và dê đực không thể xoá được tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật". Ðoạn Người nói tiếp: "Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa". Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hoá nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia hoặc Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 1, 14ab

(Mùa Chay: bỏ Alleluia)

Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Người. -Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 1, 26-38

"Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.

Ðó là lời Chúa. 

 

 

High Resolution Stock Art |The Annunciation, by Poussin - Restored  Traditions

 

 

"Hết mọi sự trong Giáo Hội, hết mọi cơ cấu và thừa tác vụ, bao gồm cả thừa tác vụ của Thánh Phêrô và của các vị thừa kế ngài, đều được ‘bao gồm’ trong áo choàng của Vị Trinh Nữ này"

 

ĐTC Biển Đức XVI chủ tế và giảng lễ Thánh Lễ Đồng Tế Với Tân 15 Hồng Y Thứ Bảy Lễ Mẹ Thai Lời ngày 25/3/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô

 

Quí Hồng Y và Thượng Phụ thân mến,

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô!

 

Tôi cảm thấy hết sức hân hoan chủ sự đồng tế này với các vị tân hồng y sau cuộc mật nghị hồng y hôm qua, và tôi thấy là thích đáng thực hiện cuộc mật nghị hồng y này vào ngày lễ trọng Truyền Tin. Thật vậy, trong việc nhập thể của Con Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy nguồn gốc của Giáo Hội. Hết mọi sự được bắt đầu từ đó. Hết mọi sự hiện thực của Giáo Hội về lịch sử và từng cơ cấu thuộc tổ chức Giáo Hội cần phải được hình thành bởi nguồn mạch nguyên khởi này.

 

Chúng phải được hình thành bởi Chúa Kitô, Lời nhập thể của Thiên Chúa. Chính Người là Đấng chúng ta liên lỉ chúc tụng là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Đấng mà nhờ Người ý muốn cứu độ của Thiên Chúa Ngôi Cha được hoàn tất. Tuy nhiên, ngày của mọi ngày hôm nay đây chúng ta chiêm ngưỡng khía cạnh này của mầu nhiệm ấy – khía cạnh suối nguồn thần linh tuôn chảy qua một mạch nước đặc biệt đó là Trinh Nữ Maria. Thánh Bênađô đã nói về điều này bằng hình ảnh ‘aquaeductus’ sống động (cf. "Sermo in Nativitate B.V. Mariae": PL 183, 437-448). Thế nên, khi cử hành việc nhập thể của Người Con, chúng ta không thể không tôn vinh Mẹ của Người.

 

Lời thiên thần loan báo cho Mẹ, Mẹ đã chấp nhận, và khi Mẹ đáp lại bằng tất cả tâm hồn của mình là ‘Này tôi… xin vâng như lời ngài truyền’ (Lk 1:38), thì Lời hằng hữu bắt đều hiện hữu như là một con người trong thời gian.

 

Mầu nhiệm khôn lường này không ngừng trở thành những gì là bàng hoàng ngỡ ngàng từ đời nọ đến đời kia. Thánh Âu Quốc Tinh tưởng tượng ra một cuộc đối thoại giữa ngài và vị thiên thần Truyền Tin, khi đặt vấn đề là: ‘Ôi Thiên Thần, xin nói cho tôi hay là tại sao điều này đã xẩy ra nơi Mẹ Maria?’ Câu trả lời được vị thiên sứ đáp lại chất chứa chính những lời chào kính: ‘Kính mừng đầy ơn phúc’ (x Sermo 291.6). Thật vậy, vị thiên thần, ‘khi hiện ra với Mẹ’, đã không gọi Mẹ theo tên trần gian của Mẹ là Maria, mà bằng tên thần linh của Mẹ, ‘Đầy ơn phúc – gratia plena’, một tên theo nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là ‘yêu dấu’ (x Lk 1:28) vì Mẹ luôn được Thiên Chúa biết đến và mang dấu vết Thiên Chúa. Giáo phụ Origen đã nhận định rằng không có danh xưng nào như thế được ban cho bất cứ một con người nào, và là một danh xưng duy nhất trong toàn bộ Thánh Kinh (cf ‘In Lucam’ 6:7). 

 

Nó là một danh hiệu ở thể thụ động, thế nhưng ‘cái thụ động’ này của Mẹ Maria, Vị luôn được và đang được Chúa mãi mãi ‘yêu thương’, bao gồm việc tự do ưng thuận của Mẹ, việc đáp ứng cá nhân và nguyên vẹn của Mẹ: Khi được yêu thương, Mẹ Maria hoàn toàn chủ động, vì Mẹ chấp nhận một cách quảng đại làn sóng yêu thương của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên Mẹ. Cả ở việc này nữa, Mẹ cũng là người môn đệ trọn hảo của Con Mẹ, Đấng hiện thực tất cả tự do của mình qua việc tuân phục Chúa Cha.

 

Trong bài đọc thứ hai, chúng ta nghe một đoạn tuyệt vời được tác giả của bức Thư gửi Do Thái viết khi dẫn giải Thánh Vịnh 39 theo ý nghĩa nhập thể của Chúa Kitô: “Khi Chúa Kitô vào trần gian, Người đã thưa… ‘Này Con đây, Con xin đến để làm theo ý Cha, Ôi Thiên Chúa’” (10:5-7). Trước mầu nhiệm của hai lời ‘Này con đây’ của Chúa Kitô và Vị Trinh Nữ, lời này phản ảnh trong lời kia, làm nên câu Amen duy nhất dâng lên ý muốn yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy đầy những ngỡ ngàng và tri ân cảm tạ, và chúng ta cúi mình xuống tôn thờ.

 

Chư huynh thân mến, thật là một ân huệ cao cả biết bao khi thực hiện việc cử hành ý nghĩa này vào Lễ Trọng Truyền Tin đây! Chúng ta có thể nhận được dồi dào ánh sáng biết bao từ mầu nhiệm này cho đời sống chúng ta làm thừa tác viên của Giáo Hội đây! Nhất là các vị tân hồng y thân mến, chư huynh có thể lãnh nhận nhiều bổ dưỡng là chừng nào cho sứ vụ làm ‘Nghị Viên’ cao cả của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô! Cơ hội thích đáng này giúp chúng ta coi biến cố hôm nay đây, một biến cố nhấn mạnh đến nguyên tố Phêrô của Giáo Hội, theo chiều hướng của một nguyên tố khác, đó là nguyên tố Thánh Mẫu, một nguyên tố thậm chí còn quan trọng hơn nữa. Tầm vóc quan trọng của nguyên tố Thánh Mẫu trong Giáo Hội, sau công đồng chung Vaticanô II, được đề cao một cách đặc biệt bởi Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiền nhiệm yêu dấu của tôi, hợp với khẩu hiệu của ngài ‘Totus tuus’.

 

Trong linh đạo của ngài, cũng như trong thừa tác vụ liên lỉ của ngài, sự hiện diện của Mẹ Maria như là Người Mẹ và là Nữ Vương của Giáo Hội đã trở thành hiển nhiên trước mắt mọi người. Nhất là ngài đã quảng bá sự hiện diện từ mẫu của Mẹ nơi vụ ám sát ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Để tưởng nhớ biến cố bi thương này, ngài đã đặt một bức ảnh Đức Trinh Nữ bằng vi thạch ghép trên cao Tông Dinh Giáo Hoàng, nhìn xuống Quảng Trường Thánh Phêrô, để hỗ trợ những giây phút chính yếu và diễn tiến hằng ngày cho giáo triều dài lâu của ngài. Đúng một năm từ khi giáo triều của ngài đi vào giai đoạn cuối cùng, giai đoạn vượt qua đầy khổ đau nhưng thực sự là vinh thắng. Tấm hình Truyền Tin, hơn bất cứ tấm hình nào khác, giúp chúng ta thấy rõ lý do tại sao hết mọi sự trong Giáo Hội trở về với mầu nhiệm Mẹ Maria chấp nhận Lời thần linh, nhờ đó, qua tác động của Thánh Linh, giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại mới được hoàn toàn niêm ấn.

 

Hết mọi sự trong Giáo Hội, hết mọi cơ cấu và thừa tác vụ, bao gồm cả thừa tác vụ của Thánh Phêrô và của các vị thừa kế ngài, đều được ‘bao gồm’ trong áo choàng của Vị Trinh Nữ này, trong chân trời đầy ân phúc của lời Mẹ ‘xin vâng’ theo ý muốn của Thiên Chúa. Mối liên hệ này với Mẹ Maria tự nhiên khơi lên trong tất cả chúng ta một âm hưởng rất mến thương, thế nhưng, trước hết nó có một giá trị khách quan. Giữa Mẹ Maria và Giáo Hội thực sự có một mối liên hệ tự nhiên, được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh qua quyết định khéo léo của mình, trong việc đưa phần về Đức Trinh Nữ vào đoạn kết của hiến chế ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ về Giáo Hội.

 

Đề tài về mối liên hệ giữa nguyên tố Phêrô và nguyên tố Thánh Mẫu cũng được thể hiện nơi biểu hiệu chiếc nhẫn mà tôi sắp sửa trao cho chư huynh. Chiếc nhẫn này luôn là dấu hiệu của hôn ước. Hầu hết tất cả chư huynh đã được một chiếc nhẫn vào ngày được tấn phong lên hàng giáo phẩm, như biểu lộ lòng trung thành và việc dấn thân của chư huynh trong vấn đề trông coi Hội Thánh là hiền thê của Chúa Kitô (x. Nghi Thức Tấn Phong Giám Mục). Chiếc nhẫn tôi trao cho chư huynh hôm nay đây, chiếc nhẫn hợp với phẩm tước hồng y, là để xác nhận và củng cố việc dấn thân ấy, việc dấn thân cũng xuất phát từ tặng ân hôn ước, từ việc nhắc nhở cho chư huynh nhớ rằng trước hết và trên hết chư huynh cần phải mật thiết kết hợp với Chúa Kitô để hoàn thành sứ vụ của chư huynh là thành phần phù rể của Giáo Hội.

 

Chớ gì việc chư huynh chấp nhận chiếc nhẫn này, đối với chư huynh, là việc chư huynh lập lại tiếng ‘xin vâng’ của mình, tiếng ‘này con đây’ của chư huynh, ngỏ cả cùng Chúa Giêsu là Đấng đã chọn chư huynh và ủy nhiệm chư huynh, lẫn Giáo Hội, một Giáo Hội chư huynh được kêu gọi để phục vụ bằng tình mến yêu của một người bạn đời. Bởi vậy mà hai chiều kích của Giáo Hội là Thánh Mẫu và Phêrô, gặp nhau ở giá trị cao cả của ‘đức ái’ là đức làm trọn mỗi nguyên tố. Thánh Phaolô nói rằng đức ái là đặc sủng ‘cao trọng nhất’, là ‘đường lối tuyệt hảo nhất’ (1Cor 12:31,13:13).

 

Hết mọi sự trên thế giới này sẽ qua đi. Trong cõi vĩnh hằng chỉ có tình yêu mới tồn tại mà thôi. Vì lý do này, Chư Huynh thân mến, lợi dụng dịp thuận lợi của mùa Chay này, chúng ta hãy quyết tâm bảo đảm là hết mọi sự trong đời sống riêng tư của mình, cũng như trong hoạt động của Giáo Hội chúng ta tham phần, đều được tác động bởi đức ái và dẫn tới đức ái. Cả về khía cạnh này nữa, chúng ta được chiếu soi bởi mầu nhiệm chúng ta đang cử hành hôm nay đây. Thật vậy, việc đầu tiên Mẹ Maria làm sau khi lãnh nhận sứ điệp của Thiên Thần là ‘vội vã’ lên đường tới nhà của người chị họ Isave để phục vụ người chị này (x Lk 1:39).

 

Động tác của Vị Trinh Nữ này là một động tác của đức ái chân thực, một động tác khiêm tốn và can đảm, được tác động bởi niềm tin tưởng vào lời Chúa và được Thánh Linh động viên trong lòng. Những ai yêu thương thì quên mình và dấn thân phục vụ tha nhân.

 

Ở đây chúng ta có được hình ảnh và mô phạm của Giáo Hội! Hết mọi cộng đồng giáo hội, như Người Mẹ của Chúa Kitô, đều được kêu gọi hoàn toàn quảng đại chấp nhận mầu nhiệm của Thiên Chúa là Đấng đến ngự trong Mẹ và dẫn Mẹ bước đi trên con đường yêu thương. Đó là con đường tôi đã chọn để khai triều của mình, khi mời gọi mọi người, bằng bức thông điệp đầu tiên của mình, trong việc xây dựng Giáo Hội trong đức ái như một ‘cộng đồng yêu thương’ (x Thiên Chúa Là Tình Yêu, phần 2).

 

Trong việc theo đuổi mục tiêu này, Chư Huynh Hồng Y khả kính, việc gắn bó về tinh thần và việc chủ động hỗ trợ của chư huynh là những gì hỗ trợ và an ủi tôi rất nhiều. Tôi cám ơn chư huynh về điều ấy, đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người trong chư huynh, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân, hãy liên kết với nhau trong việc kêu cầu Thánh Linh, xin cho Hồng Y Đoàn được nhiệt thành hơn trong đức ái mục vụ, hầu giúp cho toàn thể Giáo Hội chiếu rạng tình yêu của Chúa Kitô trên thế giới, để chúc tụng và tôn vinh Ba Ngôi Chí Tháhh. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/3/2006  

 

 

 

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

(Nếu ngày này trong tuần không bị át đi bởi Lễ trọng Đức Mẹ được Truyền Tin thụ thai Lời Nhập Thể được dời từ ngày 25/3 tới hôm nay sau Tuấn Bát Nhật Phục Sinh)

 

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 23-31

"Khi họ cầu nguyện xong, thì được đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Chúa".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, sau khi được phóng thích, Phêrô và Gioan trở về cùng các anh em, và thuật lại cho họ nghe tất cả những điều mà các thượng tế và kỳ lão đã nói. Vừa nghe thuật lại, họ đồng thanh cất tiếng nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa, Chúa là Ðấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Nhờ Thánh Thần, Chúa đã dùng miệng tổ phụ chúng con là Ðavít tôi tớ Chúa mà phán: "Tại sao chư dân chấn động, và các nước lại mưu đồ chuyện luống công? Các vua thiên hạ đều nổi dậy, các thủ lãnh toa rập với nhau chống lại Chúa và Ðấng Kitô của Người". Vì quả thật, tại thành Giêrusalem này, Hêrôđê và Phongxiô Philatô đã liên kết với các dân ngoại và dân Israel, mà chống lại tôi tớ thánh của Chúa là Ðức Giêsu, Ðấng Chúa đã xức dầu, để thực hiện những điều mà quyền năng và ý định Chúa đã dự liệu từ trước. Và lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Ðức Giêsu".

Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 2, 1-3. 4-6. 7-9

Ðáp: Phúc cho tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa (c. 13b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tại sao chư dân chấn động, và các nước mưu đồ chuyện luống công: các vua mặt đất cùng nổi dậy, và bậc quân vương nhất tề âm mưu phản nghịch Chúa và Ðấng Kitô của Người. Họ nói: "Ðập tan xiềng xích chúng ra, gông cùm chúng, hãy ném cho xa bọn mình". - Ðáp.

2) Ðấng ngự trên thiên đình cười nhạo, Chúa mỉa mai cười chúng. Bấy giờ Người phán bảo chúng trong cơn thịnh nộ, và làm cho chúng rối loạn trong cơn lôi đình: "Nhưng Ta đã đặt vương nhi Ta trên núi Sion, núi thánh của Ta". - Ðáp.

3) Ta sẽ truyền rao thánh chỉ của Chúa: Chúa đã phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã sinh thành ra Con. Hãy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần sản nghiệp, và tận cùng cõi đất làm gia tài. Con sẽ cai trị chúng bằng cây gậy sắt, như bình thợ gốm, Con đem nghiền nát chúng ra". - Ðáp.

 

Alleluia: Mt 23, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 1-8

"Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong nhóm biệt phái, có người tên là Nicôđêmô, một đầu mục của người Do-thái. Ông đến thăm Chúa Giêsu ban đêm và thưa rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi nhận biết Thầy là một vị tôn sư Thiên Chúa uỷ phái đến. Vì không ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người đó". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa". Nicôđêmô thưa Chúa rằng: "Một người đã già, làm sao có thể tái sinh? Không lẽ người ấy lại vào lòng mẹ mà sinh ra lần nữa sao?" Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Ðó là lời Chúa.





Cảm Nghiệm


Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Hai trong Tuần II Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện hết sức minh nhiên trong chính bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu nói về chính việc tái sinh bởi trời, bởi trên cao với ông Nicôđêmô là một trong các viên chức thuộc Hội Đồng Đầu Mục Do Thái thời bấy giờ, mà điển hình nhất trong số thành phần tái sinh thần linh được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, một cộng đoàn bất khuất trước quyền lực tối tăm đầy đe dọa chết chóc bằng lòng tin tưởng mãnh liệt vào Đấng Phục Sinh quyền năng, một cộng đoàn được Người ở cùng nhờ Thánh Thần ngự xuống trên họ. 

"Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".
Trong câu Phúc Âm chính yếu trên đây, chúng ta thấy 4 điểm then chốt về sự kiện tái sinh thần linh sau đây:

1) Tái sinh thần linh: tác nhân - "Bởi nước và Thánh Thần". Khi lãnh nhận Phép Rửa, Kitô hữu dự tòng đã thật sự được rửa bởi nước cho sạch nguyên tội (lẫn tư tội nếu là người lớn), và được xức dầu Thánh Linh. Tuy nhiên, "nước và Thánh Thần" ở đây đều có thể hiểu về Thánh Thần: "nước" ám chỉ Thánh Thần được Chúa Kitô Phục Sinh thông cho các tông đồ từ thân xác phục sinh của Người khi Người hiện ra với các vị vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần (xem Gioan 20:22; Gioan 7:37-39); "Thánh Thần" đây là Đấng được Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha sai đến (xem Gioan 15:26; Tông Vụ 1:8, 2:1-4). Như thế, "nước" đây là Thánh Thần được ban cho Kitô hữu dự tòng khi họ lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy tái sinh, và "Thánh Thần" đây là Đấng được ban cho Kitô hữu trưởng thành nơi Bí Tích Thêm Sức để họ có thể làm chứng cho Chúa Kitô.

2) Tái sinh thần linh: mục đích - "Được vào nước Thiên Chúa", nghĩa là được Ơn Cứu Độ, được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, được hiệp thông thần linh với Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, như được thể hiện ở Giáo Hội sơ khai và được Thánh ký Luca thuật lại trong Sách Tông Vụ ở Bài Đọc 1 hôm nay: "'Lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Ðức Giêsu'. Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Thiên Chúa".

3) Tái sinh thần linh: lý do - "Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh". Nghĩa là tự bản chất và khuynh hướng của mình, con người chỉ sống theo bản tính tự nhiên trần tục của mình, bởi họ "sinh bởi máu huyết, bởi ước muốn nhục dục, bởi ý muốn con người" (Gioan 1:13) hèn hạ tội lỗi, nên chỉ hướng hạ và sa ngã phạm tội mà thôi, nếu họ không được cứu độ, được giải thoát để có thể "tôn thờ Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lý" (Gioan 4:24), để có thể sống xứng đáng với "quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), một cách tự do, theo các tác động thần linh, "như gió muốn thổi đâu thì thổi", được chính Chúa Kitô  khẳng định cuối bài Phúc Âm hôm nay.

4) Tái sinh thần linh: tác dụng - "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy" (Bài Phúc Âm ngày mai). Vì việc tái sinh thần linh là hoa trái của Mầu Nhiệm Vượt Qua, ở chỗ, nhờ quyền năng phục sinh của Chúa Kitô toàn thắng tội lỗi và sự chết bởi Thánh Thần của Người mà ai tin vào Người, nên một với Người chắc chắn sẽ được Người biến đổi, đến độ có thể làm được những gì xác thịt của họ vốn hướng hạ theo chiều hướng dân ngoại lăng loàn không thể nào làm được (xem Marco 16:16-18). Bởi thế, chính tình trạng mỗi ngày được biến đổi sau khi được tái sinh thần linh mà Kitô hữu thật sự đang sống trong thời điểm cánh chung, một thời điểm cánh chung được thể hiện ngay nơi thân xác của họ mỗi ngày được trở nên giống như thân xác vinh hiển của Chúa Kitô (xem Philiphê 3:21). Nhờ tái sinh Kitô hữu sống đức tin đã và đang thực sự được biến đổi, nghĩa là được phục sinh ngay khi còn sống trong chính thân xác của mình.

Ngoài ra, còn những chi tiết trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến nhân vật Nicôđêmô nữa, về thời điểm nhân vật này đến gặp Chúa Kitô và về chức phận biệt phái đầu mục của ông:

1- Về thời điểm nhân vật Nicôđêmô đến gặp Chúa Kitô - vào ban đêm: Thời điểm vào ban đêm này có thể hiểu được mấy ý nghĩa khác nhau: trước hết đêm tối ở đây ám chỉ nỗi sợ hãi của nhân vật này không muốn cho thành phần trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái của ông biết được ông đang làm một việc bất khả chấp đối với họ, nghĩa là việc trực tiếp tỏ ra kính phục và mến chuộng một nhân vật tầm thường xuất thân từ Nazarét là nơi chẳng có tiếng tăm gì v.v. Sau nữa, đêm tối ở đây cũng có nghĩa là tình trạng mù mờ của ông, một nhà thông luật của Do Thái giáo, về giáo huấn mới mẻ nhưng đầy thu hút của Chúa Giêsu, "ánh sáng thật đã đến trong thế gian" (Gioan 1:12) và là "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), một giáo huấn ông mới lờ mờ cảm nhận, cần phải được làm cho sáng tỏ. Sau hết, đêm tối ở đây còn bao gồm ý nghĩa về tình trạng chung nhân loại đang sống trong sự chết của tội lỗi, xuất phát từ nguyên tội, một cái chết bởi sống theo xác thịt, và vì thế nhân loại cần phải được tái sinh bởi trời, bởi nước và Thánh Linh.

2- Về chức phận của nhân vật Nicôđêmô - một biệt phái đầu mục: Nhân vật Nicôđêmô chẳng những là một biệt phái, thành phần giữ luật, thông luật và dạy luật, mà còn là một đầu mục có quyền hành quản trị tôn giáo của dân Do Thái nữa. Thế nhưng, nhờ thiện chí chân thành của ông trong việc tìm đến với Chúa Kitô, ông lại không thuộc về thành phần khôn ngoan thông thái bị Cha trên trời dấu những mầu nhiệm chỉ được Ngài tỏ cho những kẻ bé mọn (xem Mathêu 11:25). Tuy nhiên, dù ông rất thích hợp với vai trò làm môn đệ tông đồ của Chúa Kitô, Người cũng không gọi ông như Người đã kêu gọi các tông đồ khác, chẳng những vì ông đang là một đầu mục của dân Do Thái bấy giờ, mà còn vì Người chỉ muốn thành phần được Người tuyển chọn làm môn đệ của Người tầm thường thôi, nhờ đó Người tỏ mình ra qua họ cho thế gian một cách hiển nhiên hơn, còn chính nhân vật Nicôđêmô thì sau khi được gặp Người và nghe thấy những gì chính yếu để được tái sinh, cũng đã tự nguyện trở thành nhân chứng của Người và cho Người ngay trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái của ông, như chúng ta đã thấy sau này khi ông tỏ ra bênh vực Người vậy (xem Gioan 7:50-51).



                                                                                                           

Thứ Ba sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 4, 32-37

"Họ một lòng một ý với nhau".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là Barnabê (nghĩa là con sự an ủi), một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng, ông bán đi và đem tiền đặt dưới chân các tông đồ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5

Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).

Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai. - Ðáp.

2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.

3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 18

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 7-15

"Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Nicôđêmô hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào được?" Chúa Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".

Ðó là lời Chúa.

 


Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Ba trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu khẳng định với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ về tính chất chân thực của sự kiện hay điều kiện cần phải tái sinh thần linh để có thể được tự do làm con cái Thiên Chúa dưới tác động của Thánh Thần như gió muốn thổi đâu thì thổi, mà điển hình nhất trong số thành phần tái sinh thần linh được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, một cộng đoàn bác ái yêu thương nhau như trong một gia đình có cùng một Cha trên trời, cùng một Đầu là Chúa Kitô và cùng một hồn sống là Thánh Linh. 

Bài Đọc I (Tông Vụ 5:17-26):

"Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung...  Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ".


Phúc Âm
(Gioan 3:9-13):


"Nicôđêmô hỏi lại rằng: 'Việc ấy xảy ra thế nào được?' Chúa Giêsu đáp: 'Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".

Trong câu phúc âm chính yếu trên đây, "những sự dưới đất" "những sự trên trời" mà Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây với nghị viên Nicôđêmô là thành phần thiên về Luật Moisen là gì, nếu không phải "những sự dưới đất" đây là chính sự việc tái sinh thần linh hơn là nghi thức cắt bì của Do Thái giáo trong Cựu Ước, và "những sự trên trời" đây là mạc khải thần linh, là dự án cứu độ mầu nhiệm của Thiên Chúa, là chính Nước Thiên Chúa mà chỉ những ai tái sinh thần linh mới được thừa hưởng. 

Thật vậy, nếu không được tái sinh "bởi trời" hay "bởi nước và Thánh Linh", như Chúa Kitô đã đề cập đến với nghị viên Nicôđêmô trong bài Phúc Âm hôm qua thì không một con người tạo vật nào vốn "sinh bởi xác thịt là xác thịt" có thể "vào Nước Thiên Chúa" đó là được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, thông phần vào bản tính thần linh của Ngài, sống sự sống thần linh với Ngài và như Ngài.

Chính Chúa Kitô, ở ngay đầu bài Phúc Âm hôm nay đã cho biết thành phần được "tái sinh bởi trên cao", "bởi nước và Thánh Linh" hoàn toàn khác với và trổi vượt trên những ai không được hay chưa được tái sinh. Ở chỗ: "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

Đúng thế, những ai được "tái sinh bởi Thần Linh" là thành phần được trở nên con cái của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ban Thần Linh của Ngài cho, để nhờ đó có thể nhận biết Ngài như Ngài là và yêu mến Ngài như Ngài xứng đáng, với tư cách là con của Ngài, thành phần, nhờ tác động của Thần Linh trong họ "như gió muốn thổi đâu thì thổi", họ chỉ biết tuân theo một cách ngoan ngoãn và mau chóng, bằng "đức tin tuân phục" (Roma 1:5) như Mẹ Maria trong Biến Cố Truyền Tin, hoàn toàn tin tưởng phó thác cho Ngài, không cần "biết gió từ đâu tới và sẽ đi đâu".





Thứ Tư sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 17-26

"Kìa, những người mà các ông tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: "Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này". Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.

Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: "Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả".

Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: "Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ". Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9

Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.

4) Thiên Thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 26

Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 16-21

"Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa và đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa.


Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Tư trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời Chúa Giêsu tiếp tục nói với nghị viên Nicôđêmô trong Hội Đồng Đầu Mục Do Thái bấy giờ, từ "những sự dưới đất" là sự kiện tái sinh thần linh (như trong 2 bài phúc âm đầu tuần Thứ Hai và Thứ Ba), đến "những sự trên trời" về chính thực tại thần linh là tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã muốn "những gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" nơi con người được tái sinh thành "những gì sinh bởi thần linh là thần linh" nhờ Con của Ngài, trái với thành phần chưa được tái sinh thần linh trong bài đọc 1 hôm nay, thành phần tìm hết cách để triệt hạ các tông đồ làm chứng cho Đấng Phục Sinh cho dù họ thấy chứng cớ bất khả chối cãi nơi bản thân các vị và các việc các vị làm trong / cho cộng đồng dân chúng bấy giờ. 

Bài Đọc I (Tông Vụ 5:17-26):
"Trong những ngày ấy, vị thượng tế và mọi người thuộc phe ông, tức là phái Sađốc, đầy lòng phẫn nộ; họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục. Nhưng đến đêm, Thiên Thần Chúa mở cửa ngục, dẫn các ngài đi và nói: 'Hãy đi vào đền thờ giảng dạy cho dân chúng biết mọi lời hằng sống này'. Nghe lệnh ấy, sáng sớm các ngài vào đền thờ và giảng dạy.

"Lúc bấy giờ vị thượng tế và các người thuộc phe ông đến, triệu tập công nghị và tất cả các vị kỳ lão trong dân Israel, rồi sai người vào tù dẫn các tông đồ ra. Khi thủ hạ đến nơi, mở cửa ngục, không thấy các tông đồ, họ liền trở về báo cáo rằng: 'Thật chúng tôi thấy cửa ngục đóng rất kỹ lưỡng, lính canh vẫn đứng gác ngoài cửa, nhưng khi chúng tôi mở cửa ra, thì không thấy ai ở bên trong cả'.

"Khi nghe các lời đó, viên lãnh binh cai đền thờ và các thượng tế rất lúng túng, không biết rõ công việc đã xảy đến cho các tông đồ. Lúc đó có người đến báo tin cho họ rằng: 'Kìa, những người mà các ông đã tống ngục, hiện đang đứng giảng dạy dân chúng trong đền thờ'. Bấy giờ viên lãnh binh cùng các thủ hạ tới dẫn các tông đồ đi mà không dùng bạo lực, vì sợ bị dân chúng ném đá".

Phúc Âm (Gioan 3:16-21):
"Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa".
Trong bài phúc âm hôm nay, ở phần cuối Chúa Giêsu đã nói riêng về lý do tại sao con người không chấp nhận mạc khải thần linh, không tin vào Con Một Thiên Chúa được ban cho họ để cứu độ họ

"Đây là án luận phạt: là sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách, nhưng ai hành động trong sự thật, thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ, là họ đã hành động trong Thiên Chúa". 
Ở câu Phúc Âm trên đây, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: "Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách". 

Đúng thế, thực tế cũng cho thấy rõ ràng là "Người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng, vì hành động của họ xấu xa". Và chính vì thế, vì "hành động của họ xấu xa" mà họ mới "ghét sự sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách".

Những hành động cụ thể chứng tỏ con người yêu tối tăm hơn ánh sáng, sợ ánh sáng và không dám ra trước ánh sáng như: không chấp nhận tội lỗi của mình để khỏi phải sửa mình nhờ đó có thể tiếp tục sống thoải mái theo bản tính tự nhiên, hay giải thích Lời Chúa hay luật Chúa theo khuynh hướng dễ dãi của mình để khỏi phải bỏ mình tuân giữ, hoặc sau khi cầu xin cho biết ý Chúa và biết được đâu là ý của Ngài rồi thì chối bỏ, chạy trốn, không dám theo.

Thánh phần của phe vị thượng tế và bè Sađốc trong bài đọc một hôm nay là những con người điển hình nhất "yêu tối tăm hơn ánh sáng", sợ ánh sáng, không dám ra trước ánh sáng, không dám chấp nhận sự thật, trái lại, càng muồn dập tắt ánh sáng, chôn vuì sự thật, một thực tại thần linh bất diệt không ai có thể chống lại được.

 

Thứ Năm sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33

"Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?" Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người?" Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 33, 2 và 9. 17-18. 19-20

Ðáp: Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.

2) Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Ngài cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. - Ðáp.

3) Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương giập nát. Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 7 và 13

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến, người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 3, 31-36

"Ðức Chúa Cha thương mến Con Ngài, nên ban toàn quyền trong tay Con Ngài".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: "Ðấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Ðiều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật. Ðấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ấy".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Năm trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua những lời chứng của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả về thế giá khả tín của Chúa Giêsu liên quan đến 2 vấn đề then chốt Người đã mạc khải cho nghị viên Nicôđêmô biết, bao gồm cả vấn đề "những sự dưới đất" là việc tái sinh thần linh, lẫn vấn đề "những sự trên trời" là tình yêu của Thiên Chúa muốn cứu độ con người nơi Con của Ngài, một Người Con mà các tông đồ đã được rửa trong Thánh Thần, trong bài đọc 1 hôm nay, tỏ ra hiên ngang rao giảng và làm chứng, bất chấp lệnh cấm đoán của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái vẫn tiếp tục cố tình muốn bóp nghẹt sự thật, muốn tránh né trách nhiệm về hậu quả họ đã gây ra cho Người Con của Thiên Chúa. 

"Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: 'Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?' Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: 'Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người?' Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài".

Nếu "Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống này ở nơi Con của Ngài" (1Gioan 5:11), mà chỉ có ai tin vào Chúa Kitô mới được sự sống mà thôi (xem Gioan 3:16). Mà sự sống đây được Chúa Kitô ban phát cho dân của Người bấy giờ như của ăn mang lại sự sống đời đời (xem Gioan 6:27) là chính bản thân Người nói chung, là mạc khải thần linh của Người, qua lời Người nói và việc Người làm.

Đó là lý do Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay đã làm chứng về bản thân đầy thế giá và đáng tin của Chúa Kitô: "Khi ấy, ông Gioan nói để làm chứng về Chúa Giêsu rằng: 'Ðấng từ trên cao mà đến thì vượt trên hết mọi người. Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất. Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người. Ðiều gì Người thấy và nghe, thì Người làm chứng về điều đó. Nhưng lời chứng của Người không ai chấp nhận. Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật. Ðấng được Thiên Chúa sai đến thì nói lời của Thiên Chúa, vì được Chúa ban cho thần linh khôn lường. Cha yêu mến Con, nên đã ban mọi sự trong tay Con. Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời. Còn ai không tin vào Con, thì sẽ không được thấy sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên người ấy'".

Vị Tiền Hô này còn khẳng định những lời Người nói hay việc Người làm (chứng) đều mang lại sự sống cho những ai tin tưởng vào Người: "Ai chấp nhận lời chứng của Người, thì quả quyết Thiên Chúa là Ðấng chân thật.... Ai tin vào Con thì có sự sống đời đời". Và chính vì "lời chứng của Người không ai chấp nhận", "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" (Bài Phúc Âm Thứ Hai Tuần II Phục Sinh) và "Kẻ bởi đất mà ra, thì thuộc về đất và nói những sự thuộc về đất" (Phúc Âm hôm nay), mới cần đến "Ðấng từ trời mà đến thì vượt trên hết mọi người" để tỏ cho họ biết, nhờ đó họ có thể được "tái sinh bởi trời" (Phúc Âm Thứ Hai Tuần II Phục Sinh), như một "con người sinh bởi Thần Linh" (Bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần II Phục Sinh).

 

Ngày 11/4: Thánh Stanislao (St. Stanislaus), giám mục tử đạo

 

11 Tháng Tư Thánh Stanislaus (1030-1079) – HUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH

 

I. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ

Thánh Stanislaô sinh năm 1030, gần thành phố Cracow, nước Ba Lan. Để sinh hạ Stanislaô, song thân ngài đã phải liên lỉ cầu nguyện suốt ba mươi năm trời. Lúc Stanislaô chào đời, song thân đã khấn dâng ngài cho Thiên Chúa vì họ rất biết ơn có được mụn con. Khi lớn lên, Stanislaô sang học ở Paris, nước Pháp. Sau khi song thân qua đời, Stanislaô đem cho người nghèo tất cả tiền bạc và của cải mà song thân để lại cho ngài. Sau đó, Stanislaô làm linh mục.

Năm 1072, Stanislaô được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Cracow. (Sau này, trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II cũng là Giám mục của Giáo phận Cracow này.) Giám mục Stanislaô chiếm được tình cảm của mọi người. Họ hết sức cảm kích trước cách thức ngài quan tâm chăm sóc những người nghèo, những quả phụ và các trẻ mồ côi. Chính Stanislaô thường hay tiếp đãi phục vụ họ.

Lúc ấy, Bôlêlô II làm vua nước Ba Lan. Nhà vua là người rất độc ác và sống vô luân. Dân chúng chán ghét lối sống của vua và ghê sợ nhà vua. Thoạt đầu, Giám mục Stanislaô sửa lỗi cho nhà vua cách tư riêng. Tuy Stanislaô rất tử tế và lịch duyệt, nhưng ngài cũng nhận định hết sức trung thực về việc làm sai trái của nhà vua. Vua có vẻ hối hận nhưng chẳng bao lâu lại chứng nào lại tật nấy. Thậm chí vua đã sai phạm những tội còn quái ác hơn! Chính vì thế mà Giám mục đành phải loại vua ra khỏi Giáo hội. Vua Bôlêlô liền nổi cơn thịnh nộ. Để trả thù, nhà vua truyền lệnh cho hai trong số những cận vệ của mình đến giết hại thánh Stanislaô. Họ đã cố gắng đến ba lần nhưng đều thất bại. Rồi chính nhà vua, trong một cơn cuồng giận, đã chạy vào nguyện đường của thánh Giám mục. Vua đã giết chết thánh Stanislaô khi ngài đang dâng thánh lễ. Hôm đó là ngày 11 tháng Tư năm 1079.

Chưa đã thỏa lòng giận dữ , ông còn chặt xác ngài thành ra thành nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phượng hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới các thánh

Bấy giờ vua Bôlêlô mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh được liền lại như mới qua đời vì bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chính tòa Krakow.

Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ sau khi thánh Stanislaô qua đời. Mọi người đều gọi Stanislaô là vị thánh tử đạo. Năm 1253, Đức Thánh Cha Innôcentê IV đã tôn Stanislaô lên bậc hiển thánh.

II. BÀI HỌC.

Bài học chúng ta có thể học nơi thánh Stanislaô là lòng can đảm khi phải đương đầu với những khó khăn theo sứ mạng của mình.

Nếu thánh Gioan Tẩy Giả ngày xưa đã vì sứ mạng mà dám công khai lên án việc làm sai trái của vua Hêrôđê để rồi phải nhận lấy cái chết đau khổ trong ngục tù thì thánh Stanislaô chúng ta mừng kính hôm nay cũng vậy. Vì là Giám Mục nên ngài có bổn phận phải bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng và thánh thiện của Giáo hội. Chính vì thế mà ngài không thể làm ngơ trước những việc làm tồi tệ của vua Bôlêlô lúc đó. Mặc dù ngài biết hậu quả của việc ngài phải làm sẽ như thế nào. Lịch sử còn ghi lại: Giám mục Stanislaô đã phải nhận lấy cái chết còn đau khổ hơn nhiều, Thế nhưng đó là cái chết vì bổn phận, vì sứ mạng tông đồ của Chúa Giêsu đúng như lời Chúa đã nói tiên tri thuở trước.”Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy” (Mt 24, 9).

Quả thực thánh Stanislaô đã đạt tới vinh quang bằng con đường mà ai trong chúng ta cũng có thể noi theo. Đó là con đường nên thánh bằng cách chu toàn bổn phận Chúa trao phó. Mỗi người chúng ta sinh ra vào đời đều được Chúa trao cho một sứ mệnh phải hoàn thành. Hoàn thành được sứ mạng Chúa trao tức là chúng ta đã làm trọn thánh ý Chúa. Và đó chính là con đường nên thánh hoàn hảo nhật.

Làm bất cứ bổn phận nào cũng có thể nên thánh

*Tác giá ĐHV nói:”Việc nhỏ, lòng nhỏ; việc lớn; lòng lớn; việc lớn, lòng nhỏ; việc nhỏ, lòng lớn. Con hãy thực hành cách sau hết: Trung tín trong việc lớn; để trung tín trong việc nhỏ, khó. Chúa khen kẻ thực hành cách sau này. (ĐHV 807)

* Không có công việc nào hèn hạ chỉ có tâm hồn hèn hạ. (ĐHV 811)

Thánh Bonaventura (1221-1274) trước khi làm Hồng Y coi sóc Giáo phận, đã làm Bề Trên Cả điều khiển Dòng Phanxicô. Ngài có tiếng là rất thông minh xuất chúng, viết nên nhiều tác phẩm lừng danh, trong đó có cuốn (Commentaire sur les quatres livres des sentences) và nhiều tác phẩm thần học rất có giá trị.

Một hôm, thầy nấu bếp xin gặp ngài với nét mặt thật thê lương ảm đạm, thầy trình bày:

- Thưa cha, mấy lâu nay con buồn quá nhưng vẫn cứ ấp ủ mãi trong lòng. Đến hôm nay, con mới bạo dạn xin phép gặp cha để nhờ cha giải quyết nỗi lo âu cho con.

- Cha sẵn sàng giúp con, con cứ tự nhiên trình bày mọi chuyện.

- Thưa cha, con trộm nghĩ: thông thái thời danh như cha thì thật là hạnh phúc. Vì nhờ đó cha có thể yêu mến Chúa, phụng sự Chúa, và sau lên thiên đàng dễ dàng hơn, ngồi gần Chúa hơn! ... Nghĩ lại phận con là một tên đầu bếp rất hèn, con cảm thấy quá buồn tủi! Không biết rồi đây có được lên thiên đàng không, thấy được sự vinh hiển Chúa không, có gần gũi Chúa như cha được không!

- Ồ, con đừng nghĩ thế! Chúa chẳng bao giờ đòi hỏi sự thông thái thời danh cả. Chúa chỉ sợ con không mến Chúa trong các công việc bổn phận tầm thường hằng ngày của con thôi?

- Vậy dốt như con cũng có thể yêu mến Chúa như cha Bề Trên Cả sao?

- Đúng thế!

- Mấy bà ngoại chợ cũng thế à?

- Dĩ nhiên rồi! Miễn là mấy bà dâng cho Chúa mọi công việc!

Nghe đến đây thầy đầu bếp chẳng còn đè nén được niềm phấn khởi. Không kịp chào Bề Trên Cả, thầy vội chạy ra khỏi phòng, leo lên thành, nhảy xuống đường, chạy đến phố chợ và la lên: “Anh chị em ơi! Các bà bán hàng ngoài chợ ơi! Tôi báo cho anh chị em một tin rất vui mừng, anh chị em có thể nên thánh bằng cha Bề Trên Cả của chúng tôi được”.

Thầy vừa chạy vừa la lớn tiếng như điên, quanh cả phố chợ. Người ta thật khó mà nhận ra thầy vì thầy chạy quá nhanh, nhưng giọng nói của thầy thì ai cũng nghe: “Cứ làm bổn phận tầm thường vì mến Chúa thì sẽ nên thánh cả. Chính cha Bonaventura mới cho tôi biết! mừng quá? Vui quá!’

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-11-04-thanh-sta-nit-la-o-giam-muctu-dao-1030-1079-40240


Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị Thánh bảo trợ thành Krakow ở Balan, nơi ngài làm Giám mục và hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ chính tòa. Không có tường thuật đương thời nào về ngài được coi là đầy đủ và các chi tiết về đời ngài cũng không rõ rệt lắm. Người ta kể rằng : cha mẹ ngài thuộc dòng dõi quí phái, nhưng lại hiếm muộn về đàng con cái. Sau nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng 07 năm 1030, họ sinh được một người con trai và đặt tên là Stanislaô. Họ chú tâm đào luyện con mình theo những tập quán đạo hạnh khiến Stanislaô, từ nhỏ đã tỏ ra có tinh thần bác ái và nhiệt hành phụng sự Chúa.

 
Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislaô đã nghe rõ tiếng Chúa kêu gọi đi làm tông đồ Chúa. Trước hết ngài đã theo học Đại học tại triết học tại Đại học Gniezno. Sau đó ngài sang Paris theo học Luật và thần học ở tu viện Lorrain trong bảy năm trời. Khi cha mẹ qua đời, ngài phải trở về Balan.
 
Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đã quyết chí hiến thân phụng sự Chúa vì vậy ngài đã đem của cải phân phát cho người nghèo khó rồi tiếp tục theo đưổi lý tưởng tu trì. Đức Giám mục Lampert đã phong chức Linh mục cho Stanislaô, năm 1062 và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa địa phận.
 
Giữ chức vụ kinh sĩ, Stanislaô đã trở nên lừng danh về tài thuyết giảng và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của ngài. Đức cha Lambert, toàn thể giáo sĩ và giáo dân đã bầu Stanislaô lên kế vị. Vì khiêm tốn, thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng lời Đức Thánh Cha Alexandre II, Stanislaô đã nhận làm Giám mục Krakow.
Đức cha Stanislaô là một Giám mục thánh thiện và nhân hậu nhất là đối với những ai đau khổ và nghèo đói. Tuy nhiên, ngài cũng tỏ ra là người can đảm đặc biệt. Vua Balan lúc ấy là Bôleslas II. Ông ta đã dùng sức mạnh khí giới để đạt tới vinh quang nhưng lại chịu bị khuất phục trước những tật xấu khủng khiếp. Hành vi độc ác của ông đã khiến cho người ta gọi ông là "kẻ độc ác". Cả nước đều phải run sợ nhưng không ai dám mở lời can ngăn. Chỉ có một người, một vị thánh là Stanislaô đã dám đương đâu với sự giận dữ của nhà vua.
 
Sau khi cầu nguyện với tất cả tâm hồn, thánh nhân đến gặp nhà vua. Khiêm tốn nhưng đầy cương quyết, thánh nhân quyết định nói với ông ta tất cả những gì phải nói, ngài trình bày cho nhà vua thấy trước những tội ác tày trời, gương mù trong vương quốc mà nhà vua gây nên, ngài cũng nói cho nhà vua rõ những phán xét Thiên Chúa đang chờ đón. Vừa nghe, Bôleslas đã tỏ ra hối hận. Nhưng thật đáng tiếc vì đây chỉ là một tình cảm chóng qua, Bôleslas lại trở nên man rợ như trước và còn thêm một tội ghen ghét vào những ác độc của ông.
 
Sau này, vua đã cướp vợ của một nhà quí phái để nhốt trong hoàng cung. Cơn giận lan ra khắp tỉnh nhưng dân chúng run sợ không ai dám mở miệng, thánh Stanislaô một lần nữa can đảm đến gặp Boleslas, cố gắng đưa ông trở về với những tình cảm chân chính. Ngài đe dọa, nếu còn cố chấp, nhà vua sẽ bị tuyệt thông. Run lên vì tức giận, nhà vua tìm kế sát hại thánh nhân.
 
Bôleslas biết Đức Cha có mua một thuở đất để xây cất nhà thờ mà chỉ trao tiền trước mặt nhiều chứng nhân mà không làm chứng từ. Khi chủ nhân cũ qua đời, ông đe dọa các chứng nhân để họ phản chứng rồi tố giác Đức Giám mục ra tòa. Mưu độc của ông bị thất bại. Vì sau ba ngày cầu nguyện thánh Stanislaô đã truyền đào mồ người chết và kêu ông dậy làm chứng sự thật.
 
Dầu vậy, Bôleslas vẫn không thay lòng đổi dạ đối với vị Giám mục gan dạ Stanislaô. Ngày 08 tháng 5 năm 1079, khi thánh Stanislaô đang dâng thánh lễ tại thánh đường thánh Micae. Ông sai người đến sát hại thánh nhân. Cả ba nhóm binh sĩ lần lượt đến mà không hoàn thành được lệnh truyền, khiến chính nhà vua phải ra tay. Ông xông vào nhà thờ chém giết vị Giám mục tại bàn thờ. Chưa đã thoả lòng giận dữ , ông còn chặt xác ngài thành ra làm nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phượng hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới xác thánh.
 
Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh liền lại như mới qua đời vì bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chính tòa Krakow.

 
Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý - Theo Vết Chân Người

https://giaophanphucuong.org/phung-vu-chu-thanh/thanh-stanislao---giam-muc-tu-dao-1030---1079-1158.html

 

Bất cứ ai đọc lịch sử Ðông Âu đều phải biết đến tên Stanislao, vị Giám mục thánh thiện nhưng bi thương của Giáo phận Krakow. Cùng với các thánh Tôma More và Tôma Becket, ngài thường được nhớ đến vì sự chống đối quyết liệt của ngài đối với một chính phủ hung bạo và bất chính thời ấy. 

Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị thánh bảo trợ thành Krakow ở Ba Lan, nơi ngài làm giám mục và hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ chính tòa. Không có tường thuật đương thời nào về ngài được coi là đầy đủ và các chi tiết về đời ngài cũng không rõ rệt lắm. Người ta kể rằng: Cha mẹ ngài thuộc dòng dõi quí phái, nhưng lại hiếm muộn về đàng con cái. Sau nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng 07 năm 1030, họ sinh được một người con trai và đặt tên là Stanislao. Họ chú tâm đào luyện con mình theo những tập quán đạo hạnh khiến Stanislao, từ nhỏ đã tỏ ra có tinh thần bác ái và nhiệt thành phụng sự Chúa.

Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislao đã nghe rõ tiếng Chúa kêu gọi đi làm Tông đồ Chúa. Trước hết Ngài đã theo học  triết học tại Đại học Gniezno. Sau đó Ngài sang Paris theo học Luật và Thần học ở tu viện Lorranin trong bảy năm trời. Khi cha mẹ qua đời, Ngài phải trở về Ba Lan.

Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đã quyết chí hiến thân phụng sự Chúa vì vậy Ngài đã đem của cải phân phát cho người nghèo khó rồi tiếp tục theo đuổi lý tưởng tu trì. Đức Giám mục Lampert đã phong chức linh mục cho Stanislao, năm 1062 và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa địa phận.

Giữ chức vụ Kinh sĩ, Stanislao đã trở nên lừng danh về tài thuyết giảng và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của Ngài. Đức cha Lambert, toàn thể giáo sĩ và giáo dân đã bầu Stanislao lên kế vị. Vì khiêm tốn, thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng lời Đức Thánh Cha Alexandre II, Stanislao đã nhận làm Giám mục Krakow.

Đức cha Stanislao là một Giám mục thánh thiện và nhân hậu, nhất là đối với những ai đau khổ và nghèo đói. Những việc hoàn thành lớn lao của Đức Giám mục Stanislao bao gồm việc đem các vị Khâm sứ Tòa thánh tới Ba Lan, việc tái lập tòa Tổng Giám mục tại Gniezno. Việc tái lập này được thực hiện theo một thỏa ước là việc đội vương niệm cho quận vương Boleslaus lên ngôi vua Ba Lan, và được thực hiện vào năm 1076. Đức Giám mục Stanislao khích lệ vua Boleslaus thiết lập các đan viện Biển Đức để giúp phát triển việc Kitô giáo hóa nước Ba Lan.

Cuộc đối đầu với vua Boleslaus khởi sự với chuyện tranh dành đất đai. Đức Giám mục Stanislao có mua cho địa phận một mảnh đất bên bờ sông Vistula gần Lublin từ một người có tên là Phêrô (Piotr), nhưng khi ông này chết, thì con cái đòi lại mảnh đất đó. Nhà vua đã phán quyết cho gia đình của ông Phêrô này thắng kiện. Nhưng thánh Stanislau đã xin một thời gian ba ngày để ngài kháng án. Ngài đã cầu nguyện, và tới ngày thứ ba, thì cho ông Phêrô kia được sống lại để làm chứng cho việc mua đất là sự thật, và nhà vua đã bãi bỏ vụ kháng cáo chống lại tòa Giám mục đó.

Trong cuộc viễn chinh chống với đại đế Duchy của Kiev (nước Ucraina), Ðức Stanislao bị dính líu đến tình hình chính trị ở Ba Lan. Nổi tiếng là người thẳng thắn, ngài tấn công những hành động xấu xa của vua và người dân, nhất là các cuộc chiến bất chính cũng như các hành động vô luân của vua Boleslaus II vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc.

Lúc đầu nhà vua tự ý xin lỗi và bày tỏ sự ăn năn sám hối, nhưng sau đó lại trở về con đường cũ. Ðức Stanislao tiếp tục công khai chống đối bất kể những hăm dọa về tội phản quốc và tử hình. Sau cùng ngài đã ra vạ tuyệt thông nhà vua và từ chối cử hành Thánh lễ mỗi khi có sự hiện diện của ông. Ðiên lên vì tức giận, nhà vua ra lệnh quân lính hạ sát vị Giám mục. Khi binh lính từ chối không tuân phục, chính tay ông đã giết Ðức Stanislao trong khi ngài cử hành Thánh lễ trong một nhà thờ ở ngoại ô thành phố. Sau đó thân thể của ngài bị chặt ra thành từng mảng và ném xuống ao ở phía ngoài nhà thờ. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phượng hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới xác Thánh.

Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng thánh Stanislao rất trọng thể. Xác Thánh liền lại như mới qua đời vì bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chánh tòa Krakow.

Cuộc giết thánh Stanislao đã khuấy động lên sự phẫn nộ của dân chúng khắp đất Ba Lan và dẫn tới việc vua Boleslaus phải thoái vị khỏi ngai vàng, và đi sang nương náu tại nước Hung Gia Lợi, để cho em vua là Wadyslaw kế vị ông.

Ðức Stanislao là biểu hiệu của tinh thần dân tộc Ba Lan. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Innôcentê IV phong Thánh năm 1253 và được đặt làm Quan thầy chính thức của Krakow.

 Lời bàn

Thánh Gioan Tẩy Giả, Tôma Becket, Tôma More và Stanislao là một vài ngôn sứ dám tố giác sự thối nát của những người có địa vị. Các ngài đã theo chân Ðức Giêsu Kitô, là người vạch ra sự sa đọa luân lý của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy. Ðó là một công việc đầy nguy hiểm đòi hỏi sự can đảm sống chứng nhân cho Tin Mừng.

Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB

http://loichua.donboscoviet.org/ngay-11-thang-4-thanh-stanislao-giam-muc/

 

Thánh Phaolô đã viết cho Timôtêô như thế này: ”Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, Ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người”

( 2Tm 2, 11-12 ). Thánh Stanislao đã kiên quyết cảnh cáo và khuyến dụ những con người phản nghịch, tội lỗi. Ngài đã xứng lãnh nhận triều thiên công chính.

THÁNH STANISLAO, NGƯỜI LÀ AI ?

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang, nhưng Ngài không ham mê của cải, không màng danh vọng, chức quyền, ngay từ nhỏ, từ lúc thiếu thời, Ngài đã tỏ ra là người đầy là nhân ái và giầu lòng thương xót. Ngay từ lúc còn nhỏ, Ngài đã nhận ra tiếng Chúa gọi mời, Ngài bỏ mọi sự và đi theo tiếng mời gọi của Chúa, thánh nhân học triết và thần học, rồi lãnh nhận sứ vụ linh mục. Thánh nhân được cất nhắc lên bậc kinh sĩ, vị linh mục mới đã nổi tiếng về đời sống thánh thiện, tài đức, được nhiều người khen ngợi và biết tiếng. Thánh nhân dù rất nổi tiếng, nhưng lúc nào Ngài cũng khiêm nhượng, âm thầm và sống nhiệt thành với sứ vụ, với công việc được trao phó và sống hết sức bác ái với mọi người. Thánh nhân luôn nghiên cứu Thánh Kinh, tham khảo các giáo phụ và thần học. Vì sự khiêm nhượng và tài lãnh đạo, lòng nhân ái của Ngài, khi Đức giám mục giáo phận qua đời, Ngài đã được đề cử lên lãnh trách nhiệm giám mục cai quản địa phận vào năm 1072. Thánh nhân sống đời sống thánh thiện, đạo đức, Ngài ăn chay, đánh tội, bố thí hàng ngày và đi thăm những người đau ốm. Thánh nhân rất hiền lành, nhưng lại rất cương quyết chống lại, khuyến cáo và răn đe những người tội lỗi. Thánh nhân can đảm, mạnh dạn lên tiếng phản đối và tố cáo bạo vương Boleslas. Bị động tới lòng tự ái và nhỏ nhen, ích kỷ, bạo vương Boleslas đã xông tới bàn thờ chém đầu thánh nhân lúc thánh nhân đang cử hành thánh lễ. Bạo vương ra lệnh phân thây xác Ngài và truyền ném xác cho muông thú ăn thịt, nhưng không một con thú nào dám động đến xác thánh của Ngài. Trước việc kỳ diệu, lạ lùng ấy, bạo vương đã thống hối ăn năn, trở về và ngày tang lễ của thánh nhân trở thành ngày vui mừng, hân hoan.

GIÁO HỘI TUYÊN DƯƠNG THÁNH NHÂN

Vì lòng bác ái, những nhân đức siêu vời và những gương sáng thánh nhân để lại, nhất là việc lạ lùng Chúa làm nơi thân xác thánh nhân. Đức Thánh Cha Innocentê IV vào ngày 17 tháng 9 năm 1253  đã phong hiển thánh cho Ngài.

Lạy Chúa, để làm vinh danh Chúa, thánh giám mục Stanislao đã ngã gục dưới lưỡi gươm những kẻ bách hại mình. Xin cho chúng con cũng được một niềm tin vững mạnh, giúp chúng con trung thành với Chúa suốt cuộc đời chúng con (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Stanislao).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi  DCCT

 

http://giaophanthaibinh.org/a7420/Ngay-11-4-Thanh-Stanislao-St-Stanislaus-giam-muc-tu-dao.aspx

https://dcvxuanloc.net/thanh-stanislao-giam-muc-tu-dao-ngay-114/

 

Thánh Stanislaô - Giám mục tử đạo

(Lễ nhớ ngày 11.4)

Thánh Stanislaô (Stanislaus) sinh ra tại Sezepanow, Ba Lan, vào ngày 26.7.1030 trong một gia đình giàu sang, phú quý, nhưng ngài không ham mê của cải, không màng danh vọng, chức quyền. Ngay từ lúc thiếu thời, ngài đã tỏ ra là người đầy nhân ái và giàu lòng thương xót. Sau khi cha mẹ qua đời, ngài phân chia tài sản của mình cho người nghèo, rồi đi theo tiếng mời gọi của Chúa. Thánh nhân học Triết và Thần học. Năm 1062, ngài được Đức cha Lampert, Giám mục giáo phận Krakow phong chức linh mục và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa địa phận. Năm 1072, ngài lên kế vị Giám mục cai quản giáo phận Krakow. Trong vai trò giám mục, ngài tiến hành viếng thăm mục vụ các họ đạo mỗi năm, đổi mới tinh thần giáo sĩ và giáo dân. Đức Giám mục Stanislaô chiếm được tình cảm của mọi người. Họ hết sức cảm kích cách thức ngài quan tâm chăm sóc những người nghèo, những quả phụ và các trẻ mồ côi.

Thời đó, nước Ba Lan đang dưới quyền cai trị của vua Bôleslas II. Ông này đã bắt cóc một phụ nữ đã có chồng để thỏa mãn dục vọng. Đức Stanislaô đã mạnh dạn tố cáo tội dâm ô đó. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ và đe dọa ngài. Đức Giám mục Stanislaô không còn cách nào khác là phải rút phép thông công. Để trả thù, vua truyền lệnh cho hai trong số những cận vệ của mình đến giết hại Đức Giám mục Stanislaô. Họ đã cố gắng đến ba lần nhưng đều thất bại. Rồi chính nhà vua, trong một cơn cuồng giận, đã chạy vào nguyện đường của Đức Giám mục. Vua đã giết chết Giám mục Stanislaô khi ngài đang dâng thánh lễ. Hôm đó là ngày 11.4.1079. Hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ chánh tòa Krakow.

Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ sau khi Đức Giám mục Stanislaô qua đời. Mọi người đều gọi Stanislaô là vị Thánh Tử đạo. Ngày 17.9.1253, Đức Thánh Cha Innôcentê IV đã tôn phong Stanislaô lên bậc Hiển thánh. Ngài rất được tôn kính ở Ba Lan.

http://www.cgvdt.vn/lich/thanh-stanislao-giam-muc-tu-dao_a4827

 

Bất cứ ai đọc lịch sử Ðông Âu đều phải biết đến tên Stanislaus, vị giám mục thánh thiện nhưng bi thương của giáo phận Krakow. Cùng với các Thánh Tôma More và Tôma Becket, ngài thường được nhớ đến vì sự chống đối quyết liệt của ngài đối với một chính phủ hung bạo và bất chính thời ấy.

Thánh Stanislaus sinh trong một gia đình quý tộc ở Szczepanow gần Krakow. Ngài theo học các trường Công Giáo ở Gniezno, sau đó ở thủ đô Ba Lan, và ở Balê. Ngài thụ phong linh mục ở Gnesen và được bổ nhiệm làm tổng phó tế và người thuyết giáo của Ðức Giám Mục Krakow, là nơi tài hùng biện và gương mẫu của ngài đã giúp nhiều người thực sự hoán cải đời sống, trong đó có cả hàng giáo sĩ. Ngài trở thành giám mục của Krakow năm 1072.

Trong cuộc viễn chinh chống với Ðại Ðế Duchy của Kiev, Ðức Stanislaus bị dính líu đến tình hình chính trị ở Ba Lan. Nổi tiếng là người thẳng thắn, ngài tấn công những hành động xấu xa của vua và người dân, nhất là các cuộc chiến bất chính cũng như các hành động vô luân của Vua Boleslaus II vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc.

Lúc đầu nhà vua tự ý xin lỗi và bày tỏ sự ăn năn sám hối, nhưng sau đó lại trở về con đường cũ. Ðức Stanislaus tiếp tục công khai chống đối bất kể những hăm dọa về tội phản quốc và tử hình. Sau cùng ngài đã ra vạ tuyệt thông nhà vua và từ chối cử hành Thánh Lễ mỗi khi có sự hiện diện của ông. Ðiên lên vì tức giận, nhà vua ra lệnh quân lính hạ sát vị giám mục. Khi binh lính từ chối không tuân phục, chính tay ông đã giết Ðức Stanislaus trong khi ngài cử hành Thánh Lễ trong một nhà nguyện ở ngoại ô thành phố.

Ðức Stanislaus là biểu hiệu của tinh thần dân tộc Ba Lan. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Innôcentê IV phong thánh năm 1253 và được đặt làm quan thầy chính thức của Krakow.

Lời Bàn: Thánh Gioan Tẩy Giả, Tôma Becket, Tôma More và Stanislaus là một vài ngôn sứ dám tố giác sự thối nát của những người có địa vị. Các ngài đã theo chân Ðức Giêsu Kitô, là người vạch ra sự sa đọa luân lý của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy. Ðó là một công việc đầy nguy hiểm đòi hỏi sự can đảm sống chứng nhân cho Tin Mừng.

Lời Trích: "Những người khao khát muốn có quyền bính để có thể áp đặt luật lệ, mệnh lệnh và kiểm soát người khác, thì chính họ là những người sống vô kỷ luật và không kiềm chế" (Thánh Tôma More, Một Ðối Thoại Về Sự Tiện Nghi).

Nguồn: Báo Người Tín Hữu

https://www.longthuongxotchua.org/index.php/tai-lieu/blog/ngay-11-04-thanh-stanislaus-1030-1079

https://sites.google.com/site/guongcacthanh/guong-cac-thanh/thang-4/gt_04-11

 

 

Thứ Sáu sau Chúa Nhật II Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 34-42

"Các ngài hân hoan ra về, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Ðức Giêsu".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Bấy giờ, có người biệt phái tên là Gamaliel, cũng là luật sĩ, có thế giá trong dân, đứng lên giữa công nghị, truyền dẫn các tông đồ ra ngoài trong giây lát, rồi nói với các người trong công nghị rằng: "Hỡi chư vị Israel, xin hãy thận trọng về việc chư vị định làm đối với những người này. Vì trước đây ít ngày, có tên Thêôđa nổi lên, tự xưng là một nhân vật, có độ bốn trăm người theo mình, y đã bị giết, và nhóm người theo y đều tan rã và không còn gì nữa. Sau y, lại có tên Giuđa người Galilêa, cũng nổi lên trong những ngày kiểm tra dân số, lôi kéo dân chúng theo mình, rồi chính hắn cũng chết, mọi kẻ theo hắn đều tan rã. Và bây giờ, tôi xin chư vị đừng can dự gì đến những người này, cứ để mặc họ: vì nếu một mưu toan hay việc này là do loài người, thì sẽ tự tan rã; nhược bằng bởi Thiên Chúa, thì chư vị không thể phá tan được, kẻo lỡ ra mang tội chống đối Thiên Chúa". Họ đồng ý. Họ cho gọi các tông đồ vào, ra lệnh đánh đòn các ngài, và cấm tuyệt đối không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu. Và hằng ngày, tại đền thờ hay tại tư gia, các ngài cứ tiếp tục giảng dạy, và loan truyền Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 26, 1. 4. 13-14

Ðáp: Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi (c. 4ab).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Chúa là sự sáng, là Ðấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Ðấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Ðáp.

2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Ngài. - Ðáp.

3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Cl 3, 1

Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô, đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 1-15

"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút".

Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.

Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Ðấng Tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.

Ðó là lời Chúa.






Cảm Nghiệm


Chủ đề
"Thày là sự sống" của ngày Thứ Sáu trong Tuần II Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua việc Chúa Giêsu làm phép lạ (lần đầu) hóa bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng theo đuổi Người, nghe lời Người, một hành động Người làm với sự hợp tác của các môn đệ, thành phần mà, sau khi Người sống lại từ cõi chết và lên trời, đã chứng tỏ mình thực sự được tái sinh thần linh, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, ở chỗ, các vị càng vui mừng vì được chịu khổ vì Đấng Phục Sinh và cứ tiếp tục tỏ ra bất khuất trong việc rao giảng và làm chứng cho những gì các vị đã thấy và đã nghe nơi Người.

Phúc Âm (Gioan 6:1-15):
"Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: 'Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?' Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: 'Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút'. Một trong những môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: 'Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người'. Chúa Giêsu nói: 'Cứ bảo người ta ngồi xuống'. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê, Người bảo các môn đệ: 'Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi'. Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư."
Bài Đọc I (Tông Vụ 5:34-42):
"'Tôi xin chư vị đừng can dự gì đến những người này, cứ để mặc họ: vì nếu một mưu toan hay việc này là do loài người, thì sẽ tự tan rã; nhược bằng bởi Thiên Chúa, thì chư vị không thể phá tan được, kẻo lỡ ra mang tội chống đối Thiên Chúa'. Họ đồng ý. Họ cho gọi các tông đồ vào, ra lệnh đánh đòn các ngài, và cấm tuyệt đối không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu. Và hằng ngày, tại đền thờ hay tại tư gia, các ngài cứ tiếp tục giảng dạy, và loan truyền Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô".
"Hai môn đệ khác" trong bài Phúc Âm không được Thánh ký Gioan kể đến trên bờ biển hồ Tibêria sau khi Chúa Kitô Phục Sinh như 5 tông đồ khác (xem Gioan 21:2) phải chăng là Anrê, em của tông đồ Phêrô (xem Gioan 1:40-41), và Philiphê, bạn của Nathanael (xem Gioan 1:43-45), 2 cặp môn đệ đã "đến và xem chỗ Người ở" (Gioan 1:39), và cũng chỉ có 2 môn đệ này, ở Phúc Âm phép lạ bánh hóa ra nhiều Thứ Sáu tuần trước, được Thánh ký Gioan đề cập tới trong việc cung cấp 5 ổ bánh và 2 con cá cho Chúa Giêsu? Phải chăng 5 chiếc bánh và 2 con cá này có liên quan đến 7 môn đệ rủ nhau đi đánh cá ở bài Phúc Âm hôm nay, 5 môn đệ có tên liên quan đến 5 ổ bánh và 2 môn đệ không có tên liên quan đến 2 con cá.

Hai con cá Anrê và Philiphê trong bài Phúc Âm hôm nay phải chăng ám chỉ các ngài cũng là những con cá được Chúa Kitô câu bắt được, giờ đây, phải được Người nướng lên mới ăn được, như Người đã làm ở bờ biển hồ Tibêria cho 7 môn đệ bắt được mẻ cá 153 con ăn, nghĩa là phải trở thành hy tế cho phần rỗi nhân loại, phải chết đi cho dân được sống. Đó là lý do trong bài Phúc Âm hôm nay, 12 thúng còn dư chỉ thu được từ 5 ổ bánh, hoàn toàn không thấy nói đến từ cá, vì bánh đây ám chỉ Chúa Kitô, Đấng được các môn đệ làm chứng bằng hy tế của mình cho loài người nhận biết Người hơn là chính các vị.

Đúng thế, các con cá tông đồ đều đã được Thày nướng lên cho chín, và các vị không thể nào để cho Người nướng lên như thế nếu các vị không sống đức tin, hoàn toàn tin tưởng phó thác trong bàn tay đầy quyền năng của Người. Mà đức tin liên quan đến tác động "nhìn" hay "thấy" hoặc "gặp", những tác động cần phải có của đức tin nhưng phụ thuộc vào đức tin hơn là đức tin phụ thuộc vào chúng. Đó là lý do trong dịp lễ Vượt Qua ở Giêrusalem, hai môn đệ Philiphê và Anrê này, (chứ không phải các vị khác, bởi 2 vị này hình như biết tiếng Hy Lạp), đã là những môn đệ trung gian môi giới được người Hy Lạp ở đó bấy giờ ngỏ ý "chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu" (Gioan 12:20-22).






                                                                                                                     
          Thứ Bảy sau Chúa Nhật II Phục Sinh

Bài Ðọc I: Cv 6, 1-7

"Họ chọn bảy người đầy Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: "Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa". Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 18-19

Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, như chúng con đã trông cậy Chúa (c. 22).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Người hiền đức, hãy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ lòng ngay. Hãy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hãy xướng ca mừng Chúa. - Ðáp.

2) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. - Ðáp.

3) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 19, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 16-21

"Họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: "Chính Thầy đây, đừng sợ". Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới.

Ðó là lời Chúa.







Cảm Nghiệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Bảy trong Tuần II Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm qua việc Chúa Giêsu đi trên biển đến với các tông đồ đang sang bên kia bờ và bị sóng gió trong đêm tối, một hành động Người làm để củng cố đức tin cho các vị, để từ từ các vị được Người tái sinh thần linh, thành phần mà, sau khi Người sống lại từ cõi chết và lên trời, còn được rửa trong Thánh Linh nữa, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, ch "chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa" là những gì chính yếu trong sứ vụ và thừa tác vụ mục tử của các vị.

Bài Đọc I (Tông Vụ 6:1-7):

"Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy-lạp kêu trách các người Do-thái, vì trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà goá trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: 'Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, thì không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hãy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, thì sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa'. Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiôkia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin".

Phúc Âm (Gioan 6:16-21):

"Chiều đến, các môn đệ Chúa Giêsu xuống bờ biển. Rồi lên thuyền, sang bên kia, trẩy về hướng Capharnaum. Trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ. Bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh. Khi chèo đi được chừng hai mươi lăm hay ba mươi dặm, thì họ thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển, tiến lại gần thuyền, họ hoảng sợ. Nhưng Người nói với họ: 'Chính Thầy đây, đừng sợ'. Họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới".
Trong bài phúc âm hôm nay, chúng ta thấy hoàn toàn hợp với đời sống đức tin tu đức của Kitô giáo chúng ta nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng:
Trước hết, sự kiện "trời đã tối, mà Chúa Giêsu vẫn chưa đến với họ" quả thực là tình trạng mỗi khi vắng bóng Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta tìm kiếm Ngài mà chẳng thấy Ngài đâu, ngược lại Ngài lại tự ẩn mặt đi hay cố ý khuất dạng khỏi cảm giác hay lý trí của chúng ta, chúng ta cảm thấy lẻ loi cô độc và sợ hãi.

Sau nữa, sự kiện "bỗng cuồng phong thổi lên, biển động mạnh" là sự kiện lưỡng diện cho thấy, trước hết, đối với nạn nhân trong cuộc thì thật là bất hạnh và nguy hiểm, mà thường bao giờ không có Chúa, như ở trong tối tăm đức tin thì thế nào cũng gặp "ma", gặp thử thách và cám dỗ, tuy nhiên, đối với chính Đấng muốn tỏ mình ra thì đó lại là sự kiện báo trước việc Ngài sắp xuất hiện, như các hiện tượng thiên nhiên (sấm xét, chớp sáng, động đất, lửa cháy v.v.) trước mỗi cuộc thần hiển của Thiên Chúa trong hành trình về Đất Hứa của Dân Do Thái. Bởi thế, ngay sau sự kiện "bỗng cuồng phong nổi lên, biển động mạnh" thì "Chúa Giêsu đi trên mặt biển tiến lại gần thuyền". 

Sau hết, sự kiện "họ định rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc ấy, thuyền đã đến nơi họ định tới" cho thấy, một khi có sự hiện diện của Chúa thì mọi sự trôi chảy và linh hồn cảm thấy tiến nhanh trên đường nhân đức, nhất là sau mỗi lần thắng vượt được th thách, nhờ đó đức tin càng mạnh và đời sống siêu nhiên càng tăng trưởng lạ lùng ngoài sức tự nhiên cố gắng trước đó mãi mà hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.

Bài Phúc Âm hôm nay, tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm hôm qua về phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi dân chúng, ám chỉ đề tài "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh còn lại sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, nhưng lại là Bài Phúc Âm hầu như chẳng thấy chi tiết nào liên quan đến sự sống một cách hiển nhiên như bài Phúc Âm ngay trước đó hôm qua. Tuy nhiên, "Thày là sự sống" được tỏ hiện bằng những cách thức và hình thức khác nhau, chứ không phải giống nhau. Ở chỗ, chính vì "Thày là sự sống", một sự sống bất diệt và toàn năng, mà Người chẳng những có thể khống chế được sự dữ xẩy ra trong thiên nhiên như bão tố ở bài Phúc Âm hôm nay, mà còn nhờ đó, nhờ quyền năng đầy sự sống thần linh này làm cho các tông đồ tin mà được sống nữa. Tuyệt vời.



Ngày 13/4
Thánh Martinô I Giáo hoàng, Tử đạo
(590-655)

Người trẻ xin ơn đương đầu với mọi nghịch cảnh

(Mời bấm vào đường link nhan đề trên đây để nghe, nếu không muốn đọc như dưới đây)

Hiện nay, toàn Giáo hội cũng như toàn thế giới đang trong những ngày đau thương tang tóc vì dịch bệnh. Con số những người tử vong mỗi ngày làm cõi lòng mỗi người chúng ta quặn đau. Có lẽ, hơn lúc nào hết từng người trong chúng ta đều học được những sứ điệp mà những khó khăn gian khổ, những chết chóc chia lìa mà trận đại dịch này có thể dạy chúng ta. Trong “Tông huấn Đức Kitô đang sống” Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ: “Thiên Chúa ở đó, nơi chúng ta nghĩ Ngài đã bỏ rơi chúng ta và không còn hy vọng cứu rỗi gì nữa. Đó là một nghịch lý, nhưng đối với nhiều Kitô hữu, đau khổ và bóng tối đã trở thành... những nơi gặp gỡ Thiên Chúa.” 1 Chắc hẳn chúng ta sẽ cảm nghiệm được điều này, trong suốt mấy tháng dài của đại dịch và trong khi chúng ta chiêm ngắm cuộc đời thánh Máctinô I - Giáo hoàng và chiêm ngắm mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su trong tuần thánh.

Thánh Máctinô I là linh mục của thành phố Rôma, sinh năm 590. Ngài nổi tiếng là người thánh thiện và thông thái. Vào tháng 7/649, Máctinô lên ngôi giáo hoàng khi gần 60 tuổi. Khi ấy, người ta tranh cãi nhau về vấn đề giáo lý đức tin – thuyết “nhất ý” nơi Đức Kitô. Đức Giáo hoàng Máctinô I liền triệu tập Công đồng Latêranô, với mục đích giải thích cách rõ ràng minh bạch các chân lý mạc khải, những điều mà buộc chúng ta phải tin. Hoàng đế Constan II thành Constantinôpôli không hiểu rõ những việc làm của Đức Giáo hoàng Máctinô I. Vì thế, ông đã ra lệnh cấm mọi tranh luận về vấn đề này, ra lệnh bắt giam Giáo hoàng. Đức Giáo hoàng Máctinô bị dẫn bộ sang Constantinôpôli, bị đối xử tàn nhẫn, phải ra toà và bị kết án tử hình trong một vụ kiện đầy xuyên tạc, sau đó bị lưu đày tại Crinêa. Vì phải sống trong cơ cực, cô độc, và muôn vàn ngược đãi, nên Đức Giáo Hoàng Máctinô I đã qua đời ngày 13/4/655 2

Chiêm ngắm mẫu gương của thánh Giáo hoàng Máctinô I, chúng ta xin Chúa cho chúng ta “được kiên cường bất khuất để đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc sống trần gian.” Xin cho chúng ta mặc lấy tâm tình của thánh Giáo hoàng Máctinô, xin Thiên Chúa “ban cho các tâm hồn được vững vàng trong đức tin chân chính, được mạnh mẽ chống lại mọi kẻ lạc giáo và thù nghịch với Hội thánh chúng ta.” Thánh Giáo hoàng Máctinô I còn nêu cao tấm gương về sự trung thành với chân lý và kiên cường trong đau khổ thử thách khi Ngài nói: “Cho dù người ta cắt tôi ra trăm mảnh, tôi cũng không bao giờ chấp nhận lạc giáo.”
3

Trong cương vị Giáo hoàng, vị lãnh đạo tối cao của Hội thánh, Đức Giáo hoàng cần phải bảo vệ đức tin tinh tuyền; trong vai trò của một nhân viên y tế trong cơn đại dịch, vị lương y phải tìm cách và phải lên tiếng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; trong vị trí của người lãnh đạo quốc gia, người đứng đầu phải lo cho dân nước, người lãnh đạo phải lo cho người dân được an toàn; trong cuộc sống của mỗi người ở mỗi cương vị, bổn phận của chúng ta là phải chu toàn trọng trách cho dù là nhiệm vụ nhỏ bé nhất, cho dù có gặp những khó khăn thử thách cam go nhất. Tất cả chúng ta không được phép đổ lỗi cho hoàn cảnh, không được phép đổ lỗi cho người khác, không được phép thoái thác vô trách nhiệm. Trong trường hợp nghịch cảnh ùa đến mà chúng ta đã làm hết sức, hãy viết đoạn kết cuộc đời mình bằng câu mà thánh Phaolô gởi cho ông Timôthê: “Tôi đã thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững đức tin” (2Tm 4,7) như bác sĩ Lý Văn Lượng đã viết trong câu kết của bài thơ trước khi qua đời.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con đến xin Chúa an ủi chúng con, vì chúng con đang gặp đau khổ, chúng con đau khổ lắm Chúa ơi! Xin cho chúng con tìm được niềm an ủi vì tin rằng còn có Chúa yêu thương chúng con, và bảo đảm cho chúng con được ơn cứu độ.

Lạy Chúa Giêsu, con hướng tâm hồn lên cùng Chúa, xin đừng để con hoài nghi thánh ý Ngài. Xin cho con biết đón nhận những gì xảy đến và cho con hiểu rằng: Chúa luôn yêu thương quan phòng gìn giữ con. Xin đừng để con thất vọng dù bao gian nan khốn khó xảy đến trong đời con. Xin cho con kiên nhẫn chờ đợi Chúa đáp lời. Xin đừng để con đắng cay chua xót khi gặp đau khổ. Xin chỉ cho con đường lối phải đi, xin cho con nhận ra rằng con rất cần đến Chúa, con cần đến Chúa trong mọi giây phút của cuộc đời con. Xin thánh Giáo hoàng Martino cầu cho chúng con. Amen



1 ĐTC Phanxicô “Tông huấn Đức Kitô đang sống” (Christus Vivit), số 149.
2 https://tonggiaophanhanoi.org/phung-vu/hanh-cac-thanh/11459-ngay-13-04-thanh-mac-ti-no-i-giao-hoang-tu-dao.html
   http://tinmung.net/CACTHANH/DanhChoBanTre/CacThanhBanTreINDEX.htm

3 Trích lời nguyện trong Sách Lễ Roma ngày 13/4.

http://daminhrosalima.net/phut-cau-nguyen-moi-ngay/ngay--134---thanh-martino-i-giao-hoang-tu-dao-29076.html
Thánh martino Giáo Hoàng Tử Đạo 16/4

Ngày 13/4: Thánh Martinô I, Giáo hoàng tử đạo

Thánh Martinô I là linh mục của thành phố Rôma. Ngài nổi tiếng là người thánh thiện và thông thái. Vào tháng Bảy năm 649, Martinô lên ngôi giáo hoàng. Khi người ta tranh cãi nhau về những chân lý buộc phải tin, giáo hoàng Martinô I liền triệu tập một hội nghị các giám mục. Cuộc họp này là Công đồng Lateranô, có mục đích giải thích cách rõ ràng minh bạch các chân lý mạc khải, những điều mà chúng ta phải tin. Tuy thế, có một vài Kitô hữu đã không hài lòng về việc này. Giáo hoàng Martinô biết rằng sự giải thích cắt nghĩa của Công đồng là điều chân thật. Bổn phận của ngài với cương vị giáo hoàng là phải giảng dạy chân lý cho dân chúng.

Một số người có thế lực không hiểu rõ những việc làm của giáo hoàng Martinô. Một trong số họ là hoàng đế Constan II thành Constantinôpôli. Ông đã sai thuộc hạ của ông tới Rôma bắt giáo hoàng Martinô I và giải về Constantinôpôli. Những người thuộc hạ đã đến bắt cóc giáo hoàng. Lập tức họ đưa ngài ra khỏi đền thờ thánh Gioan Latran và đẩy ngài lên một chiếc tàu. Rồi, giáo hoàng Martinô lâm bệnh nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Vào tháng Mười năm 653, họ giam ngài tại Constantinôpôli độ ba tháng. Trong thời gian này, mỗi ngày họ chỉ cho giáo hoàng Martinô chút ít thực phẩm và nước uống. Thậm chí ngài không được phép tự mình tắm rửa. Sau đó, giáo hoàng Martinô I bị đưa ra xét xử, bị công khai làm nhục và bị lên án tử. Nhưng sau đó, họ lại mang ngài trở về nhà tù và giam ngài thêm ba tháng nữa. Đức Thượng phụ Giáo chủ Phaolô của Constantinôpôli đã xin tha chết cho ngài. Vì vậy, Martinô I đã bị án lệnh trục xuất thay vì phải chết. Người ta đặt giáo hoàng Martinô I trên một chiếc tàu chở ngang qua Biển Đen. Vào tháng Tư năm 654, tàu đổ bộ trên bán đảo Nga gọi là “bán đảo Crinêa.”

Họ làm cho giáo hoàng Martinô I phải chú ý trước sự thờ ơ lãnh đạm của những người phụ trách việc giam giữ ngài. Giáo hoàng Martinô I đã viết một bài tường thuật về những ngày buồn thảm ấy. Ngài nói rằng mình cảm thấy rất đau buồn khi bị chính những người thân thuộc và các thành viên trong Giáo hội Rôma quên lãng. Ngài biết rằng họ sợ nhà vua. Nhưng ít ra, đức Martinô I nói, hẳn là họ cũng có thể gởi cho ngài những đồ tiếp tế như ngũ cốc, dầu mè và các nhu cầu thông thường khác. Nhưng họ đã không làm. Họ đã bỏ rơi giáo hoàng chỉ vì sợ hãi!

Thời gian lưu đầy của giáo hoàng Martinô I kéo dài hai năm. Ngài qua đời khoảng năm 656. Giáo hoàng Martinô I được tôn phong là thánh tử đạo vì những đau khổ khủng khiếp ngài đã chịu. 

Đôi khi chúng ta bị rơi vào cạm bẫy ghen tị với những người có chức vị quyền hành. Chính lúc đó chúng ta hãy cầu xin với thánh giáo hoàng Martinô I. Chúng ta hãy xin thánh nhân thay thế tham vọng ấy bằng một tâm hồn can đảm.


https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-13-4-thanh-martino-igiao-hoang-tu-dao-40219



Thánh Martinô I sinh tại Tôđi, miền Umbria.

Đức Giáo Hoàng đặt ngài làm đại diện ở Constantinophe. Tại đây, ngài đã nhiệt thành chống lại Nhất ý thuyết. Lạc giáo này dạy rằng : nơi Chúa Giêsu chỉ có một ý chí, ý chí thần linh. Như vậy là họ chối bỏ ý chí riêng của nhân tính Ngài.
 
Năm 649, khi Đức Thêodôre qua đời, thánh Martinô được cử lên ngôi kế vị thánh Phêrô. Ngay tháng 10 năm này, ngài đã triệu tập công đồng Lêtêranô để kết án lạc thuyết.
 
Làm như vậy ngài đã liều chuốc lấy phản ứng độc hại của Contance II, một hoàng đế trẻ theo lạc giáo, và muốn bắt Giáo hội phải chấp nhận sắc lệnh "Type" về giáo lý của ông. Ngày 17 tháng 6 năm 653, quan thái thú đại diện hoàng đế là Calliopas ở Ravenna Italia đã bắt Đức Giáo Hoàng trong nhà thờ chính tòa. Ngài bị tố cáo đồng lõa trong cuộc phản loạn của quan thái thú tiền nhiệm là Olympius.
 
Sau đó ngài bi đưa về Constantinôple bằng tàu. Sẵn đau khổ vì bệnh đau khớp xương, cuộc hành trìnnh còn khổ cực thêm vì bị mất thực phẩm tối thiểu, bị cấm không được tắm rửa.
 
Ngày 17 tháng 9, ngài tới Constantinôple và bị giam trong một nhà tù cho tới ngày 20 tháng 12. Tại một tòa án giả tạo với sư hiện diện của hoàng đế, ngài bị truất ngôi và bị kết án tử hình.
 
Bị bỏ rơi trong ngục thất, thánh Martinô vô cùng cực khổ vì lạnh. Một phụ nữ lén cho ngài một chiếc giường và một chiếc nệm. Khi ấy, Thượng phụ giáo chủ Constantinôple hấp hối, ông ta sợ bị đoán phạt trước tòa Chúa nên xin Hoàng đế đừng xử tử tù nhân. Nhưng thánh Martinô lại bị lưu đày tới Cherson ở Crimea.
 
Tại đây, ngài qua đời vì thiếu thốn, có lẽ vào ngày 03 tháng 4 năm 656.



Trong ca hiệp lễ, lễ thánh giáo hoàng hay giám mục có viết: “Lạy Chúa, Chúa biết rõ mọi sự, Chúa biết con thương Chúa” (lời của thánh Phêrô). Thánh Mác-ti-nô I là vị giáo hoàng đã kiên trung đổ máu đào làm chứng cho Chúa phục sinh vì Người yêu mến Chúa.

 

THÁNH MÁC-TI-NÔ I :

 

Ngay trong ca nhập lễ, ta đọc thấy:’’Chúa đã lập với vị thánh này một giao ước bình an, đặt Người làm thủ lãnh và ban cho Người chức tư tế, tồn tại đến muôn đời” (Hc 45, 30 ). Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt. Vì thế, vào năm 649, ngay những ngày đầu tiên, thánh nhân ngự trên Ngai Giáo Hoàng, Ngài đã cố gắng thuyết phục các anh em lạc giáo, bè rối và ly giáo, nhất là nhóm ly khai Phaolô đệ Constantinople được Hoàng Đế Constance bao che, đỡ đầu, đang hoành hành và lan tràn khắp nơi. Để làm công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi can đảm, hăng say và đầy cương quyết, thánh Mác-ti-nô I đã triệu tập công đồng chung từ ngày 5 tới ngày 31 tháng 10 năm 649, gồm 500 giám mục để lên án bọn lạc giáo và ly giáo. Đang khi công đồng chung họp, Hoàng Đế Constance sai Olympius tới để đuổi Đức Giáo Hoàng và giải tán công đồng. Tuy nhiên, ý Chúa rất nhiệm mầu, Olympius bị bệnh chết cách thảm thương. Constance không chịu dừng bước, Hoàng Đế lại sai Théodore Calliopas đến tiếm chiếm đền thờ Latran và cung điện của Đức Thánh Cha, rồi bắt Ngài giam ở đảo Naxos năm 653, để sau này đưa về Constantinople. Thánh nhân bị bỏ tù ở Constantinople, bị tra tấn, khinh bỉ, ngược đãi vì danh Chúa Giêsu.

 

THIÊN CHÚA TÔN VINH NGƯỜI:

 

Thánh vịnh 112, 1 có viết: “Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban”. ” Giữa tối tăm bừng lên một ánh sáng, chiếu rọi kẻ ngay lành: đó là người từ bi nhân hậu và công chính” (Tv 112, 4). Thánh Mác-ti-nô I đã can đảm hiến dâng cuộc đời mình trong hy tế thập giá với Đức Kitô. Thánh nhân, sau đó bị đầy qua Hy Lạp, ở tại Chersonèse. Thiên Chúa đã cất Người về với Ngài vào năm 654, đúng như lời thánh vịnh viết : “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vui sướng…”. Thánh nhân đã ra đi trong nước mắt, nhưng đã về trong hân hoan, hạnh phúc. Thiên Chúa đã thưởng Ngài vì Ngài đã yêu đến hy sinh mạng sống để làm chứng cho tình yêu như Chúa Giêsu (Ga 15, 13).

Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã cho thánh Giáo Hoàng Mác-ti-nô tử đạo, được can đảm không lùi bước trước lời đe dọa, cũng chẳng nao núng khi chịu cực hình. Xin cho chúng con được kiên cường bất khuất để đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc sống trần gian (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Mác-ti-nô, giáo hoàng, tử đạo).

 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

https://dcvxuanloc.net/thanh-martino-i-giao-hoang-tu-dao-ngay-134/


Xin xem thêm: Phụng Vụ Lời Chúa - Những Nét Chính Yếu của Mùa Phục Sinh trong Sách Tông Đồ Công Vụ