“Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban,

nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua gịng lịch sử”.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

loạt bài giáo lư về Đức Tin Thứ Tư 31/10/2012

 bài thứ 3 về Bản Chất Giáo Hội của Đức Tin

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Chúng ta tiếp tục cuộc hành tŕnh của chúng ta trong việc suy niệm về Đức Tin Công Giáo. Tuần vừa rồi tôi đă cắt nghĩa rằng đức tin là một tặng ân, v́ chính Thiên Chúa là Đấng đă khởi đầu và đến gặp gỡ chúng ta. Bởi thế đức tin là việc đáp ứng ở chỗ chúng ta tiếp nhận Ngài như là một nền tảng vững vàng cho đời sống của chúng ta. Đức tin là một tặng ân biến đổi đời sống của chúng ta, v́ đức tin giúp chúng ta có thể trông nh́n bằng cặp mắt của Chúa Giêsu, Đấng hoạt động trong chúng ta và hướng chúng ta về t́nh yêu mến Thiên Chúa và những người khác.

 

Hôm nay, tôi muốn tiến một bước xa hơn trong việc chia sẻ của chúng ta, cũng được bắt đầu bằng một số vấn nạn: Phải chăng đức tin chỉ là những ǵ riêng tư và cá thể? Phải chăng đức tin chỉ liên quan đến con người riêng của tôi thôi? Phải chăng tôi chỉ sống đức tin một ḿnh thôi? Tác động đức tin thực sự là một tác động cá thể chuyên biệt xẩy ra trong thâm tâm thầm kín nhất của con người chúng ta và báo hiệu cho thấy một sự đổi thay về hướng đi, một cuộc hoán cải bản thân. Chính đời sống của tôi được đánh dấu bằng một khúc quanh và nhận được một hướng đi mới.

 

Trong phụng vụ Phép Rửa, vào lúc thề hứa, vị cử hành yêu cầu biểu lộ đức tin và nêu lên câu hỏi thế này: Anh chị em có tin vào Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hay chăng? Anh chị em có tin vào Chúa Giêsu Kitô là Con của Ngài hay chăng? Anh chị em có tin vào Thánh Linh hay chăng? Theo lịch sử th́ các câu hỏi này được đặt ra cho từng người lănh nhận phép rửa, trước khi d́m họ ba lần vào trong nước. Cả đến hôm nay nữa, câu trả lời vẫn có tính cách cá nhân: “Tôi tin”.  Thế nhưng niềm tin tưởng của tôi không phải là thành quả của vấn đề suy nghĩ riêng của tôi, hay là sản phẩm về những suy tưởng của tôi. Trái lại, niềm tin là hoa trái của một mối liên hệ, của một cuộc đối thoại bao gồm việc lắng nghe, lănh nhận và đáp ứng. Nó là một cuộc trao đổi với Chúa Giêsu khiến tôi ra khỏi cái “tôi” tự khép kín của ḿnh để tôi có thể hướng về t́nh yêu của Thiên Chúa là Cha. Nó như là một cuộc tái sinh trong đó tôi khám phá ra rằng tôi được liên kết với chẳng những Chúa Giêsu mà c̣n với tất cả những ai đă bước đi và những ai đang tiếp tục bước đi trên cùng một con đường. Và cuộc tái sinh này, một cuộc tái sinh được bắt đầu nơi phép rửa, sẽ tiếp tục qua suốt cuộc sống. 

 

Tôi không thể nào xây dựng đức tin của cá nhân tôi trên một cuộc trao đổi riêng tư với Chúa Giêsu, v́ đức tin  được Thiên Chúa ban cho tôi qua cộng đồng các tín hữu là Giáo Hội. Đức tin liệt kê tôi vào thành phần đông đảo tín hữu, trong một mối hiệp thông không phải chỉ thuần về phương diện xă hội, mà hơn thế nữa, được bắt nguồn sâu xa từ t́nh yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa, Đấng mà nơi chính bản thân ḿnh là mối hiệp thông Cha, Con và Thánh Thần – Đấng là T́nh Yêu Ba Ngôi. Đức tin của chúng ta thực sự là riêng tư chỉ khi nào nó cũng có tính cách cộng đồng. Nó chỉ có thể là đức tin của tôi nếu nó sống động trong “cái chúng tôi” của Giáo Hội, nếu nó là đức tin của chúng ta, là đức tin chung của một Giáo Hội duy nhất.

 

Vào ngày Chúa Nhật, khi chúng ta đọc “Kinh Tin Kính” (Kinh “Tôi Tin Kính”) trong Thánh Lễ, chúng ta diễn tả bản thân ḿnh ở ngôi thứ nhất, thế nhưng chúng ta tuyên xưng một đức tin duy nhất của Giáo Hội như là một cộng đồng. Kinh “Tôi Tin Kính” mà chúng ta tuyên xưng theo cá nhân được liên kết với một ca đoàn bao la rộng lớn kéo dài cả về thời gian lẫn không gian, trong đó mỗi một người thực sự góp phần vào một thứ đa âm điệu ḥa hợp của đức tin. Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo tóm gọn điều này một cách rất rơ ràng như sau: “’Việc tin tưởng’ là một tác động của giáo hội. Đức tin của Giáo Hội có trước, sản sinh, nâng đỡ và nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Giáo Hội là mẹ của tất cả mọi tín hữu. ‘Không ai có Thiên Chúa là Cha mà lại không có Giáo Hội là Mẹ’ (Thánh Cyprian)” (số 181). Bởi thế, đức tin được hạ sinh trong Giáo Hội, dẫn đến Giáo Hội và sống trong Giáo Hội. Đó là điều rất quan trọng cần phải nhớ lấy.

 

Vào lúc mở màn cho cuộc thám hiểm của Kitô giáo, khi Thánh Thần hiện xuống bằng quyền lực trên các vị môn đệ vào ngày Lễ Ngũ Tuần, như được thuật lại trong Sách Tông Vụ (cf, 2:1-13), th́ Giáo Hội sơ khai lănh nhận sức mạnh để thi hành sứ vụ được Vị Chúa phục sinh trao phó cho ḿnh, đó là truyền bá Phúc Âm, tin mừng về Vương Quốc của Thiên Chúa, đến hết mọi nơi trên trái đất này, và hướng dẫn hết mọi người đến chỗ gặp gỡ Đức Kitô phục sinh cũng như đến đức tin cứu độ. Các Tông Đồ đă vượt qua hết mọi lo âu sợ hăi trong việc loan báo những ǵ các vị đă nghe, đă thấy và bản thân đă cảm nghiệm  về Chúa Giêsu. Nhờ quyền lực của Thánh Linh, các vị bắt đầu nói bằng các thứ ngôn ngữ mới, công khai loan báo mầu nhiệm các vị đă chứng kiến thấy.

 

Bởi thế, trong Sách Tông Vụ, chúng ta đă được thuật lại về bài giảng trọng đại được Thánh Phêrô thực hiện vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngài bắt đầu bằng một đoạn trích sách Tiên Tri Joel (3:1-5), nói về Chúa Giêsu và công bố cái cốt lơi của đức tin Kitô giáo, ở chỗ: Người là Đấng đă dồi dào làm ích cho tất cả mọi người, và được Thiên Chúa chứng thực bằng các phép lạ và những việc thế lực, bị đóng đanh và sát hại, thế nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại từ trong kẻ chết, đặt để Người làm Chúa và là Đấng Thiên Sai. Nhờ Người, chúng ta đă tiến tới với ơn cứu độ sau hết như được các vị tiên tri loan báo, và bất kỳ ai kêu đến danh hiệu của Người đều được cứu độ (cf Acts 2:17-24). Nhiều người nghe thấy những lời của Thánh Phêrô đă cảm thấy bản thân nhức nhối; họ đă thống hối tội lỗi của ḿnh và lănh nhận phép rửa, nhận lănh tặng ân Thánh Linh (cf Acts 2:37-41).

 

Cuộc hành tŕnh của Giáo Hội được khởi sự là như thế đó. Giáo Hội là cộng đồng thực hiện việc loan truyền này qua không gian và thời gian, một cộng đồng của Dân Thiên Chúa được thiết lập trên giao ước mới trong máu của Chúa Kitô, mà các phần tử của cộng đồng này không thuộc về bất cứ một phe nhóm xă hội hay sắc tộc đặc biệt nào mà là thành phần nam nữ thuộc hết mọi quốc gia và văn hóa. Giáo Hội là một dân “công giáo” nói những thứ ngôn ngữ mới và mở ra một cách phổ quát để đón nhận hết mọi người, một dân vượt lên trên hết mọi biên cương bờ cơi và không c̣n bất cứ một rào cản nào. Thánh Phaolô nói: “Ở đây không c̣n Hy Lạp hay Do Thái, cắt b́ hay không cắt b́, man di mọi rợ, Scythian, nô lệ, tự do, mà Chúa Kitô là tất cả và ở trong tất cả” (Col 3:11).

 

Bởi vậy, từ những ngày đầu tiên của ḿnh, Giáo Hội đă là một nơi chốn của đức tin, một nơi chốn truyền đạt đức tin, một nơi chốn mà nhờ phép rửa, chúng ta được đắm ḿnh vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Cái Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô, một mầu nhiệm giải thoát chúng ta khỏi ngục tù tội lỗi, ban cho chúng ta quyền tự do làm con cái và dẫn chúng ta vào mối hiệp thông cùng Thiên Chúa Ba Ngôi. Đồng thời chúng ta cũng được đắm ḿnh vào một mối hiệp thông với những anh chị em khác trong đức tin, với toàn thể Thân Ḿnh của Chúa Kitô, nhờ đó chúng ta thoát khỏi cái lẻ loi cô độc của ḿnh. Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc nhở chúng ta rằng: “Thiên Chúa không thánh hóa con người và cứu độ con người thuần túy theo cá nhân, không liên hệ hay dính dáng ǵ giữa họ với nhau. Trái lại Ngài muốn mang con người lại với nhau thành một dân tộc duy nhất, một dân nhận biết Ngài trong chân lư và phụng sự Ngài trong thánh thiện” (Dogmatic Constitution, Lumen Gentium, 9).

 

Nhắc lại phụng vụ Phép Rửa một lần nữa, chúng ta có thể nhận thấy rằng vào lúc kết thúc những lời thề hứa là chúng ta từ bỏ sự dữ và đáp rằng “tôi tin” đối với những chân lư chính yếu của đức tin, th́ vị cử hành tuyên bố rằng: “Đó là đức tin của chúng ta. Đó là đức tin của Giáo Hội và chúng ta hănh diện tuyên xưng đức tin ấy trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”. Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua gịng lịch sử. Khi viết cho giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô lập lại rằng ngài đă truyền lại cho họ Phúc Âm chính ngài đă lănh nhận (cf 1Cor 15:3).

 

Có một móc nối liên tục trong đời sống của Giáo Hội, nơi việc loan truyền Lời Chúa, trong việc cử hành các Bí Tích, một thứ móc nối vươn tới chúng ta mà chúng ta gọi là Truyền Thống. Truyền Thống cung cấp cho chúng ta sự bảo đảm rằng những ǵ chúng ta tin tưởng đều là sứ điệp nguyên tuyền của Chúa Kitô, được các vị Tông Đồ rao giảng. Cốt lơi của việc loan báo ban đầu này đó là biến cố về Cái Chết và Phục Sinh của Chúa, từ đó phát xuất tất cả gia sản đức tin. Công Đồng Chung Vaticanô II nói: “Việc giảng dạy của vị tông đồ này, một việc giảng dạy được diễn tả một cách đặc biệt nơi các cuốn sách được linh ứng, đă được bảo tŕ bởi một thứ không ngừng liên tục các vị giảng dạy cho đến ngày cùng tháng tận” (Dogmatic Constitution Dei Verbum, 8). Thế nên, nếu Thánh Kinh chất chứa Lời Chúa th́ Truyền Thống của Giáo Hội bảo tŕ Lời Chúa và trung thành truyền đạt Lời Chúa, nhờ đó con người ở hết mọi thời đại có thể tiến tới với nguồn phong phú bao la của Lời Chúa và được thăng hóa nhờ những kho tàng ân sủng của Lời Chúa. Như vậy, Giáo Hội, “nơi việc giảng dạy của ḿnh, đời sống và việc tôn thờ của ḿnh, đang kéo dài và truyền đạt cho tất cả mọi thế hệ toàn thể những ǵ chính Giáo Hội là, toàn thể những ǵ Giáo Hội tin tưởng” (ibid.)

 

Sau hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng chính trong cộng đồng giáo hội mà đức tin của cá nhân mới tăng trưởng và chín mùi. Thật là lư thú khi nhận thấy rằng trong Tân Ước chữ “các thánh” ám chỉ toàn thể Kitô hữu – và chắc chắn không phải tất cả Kitô hữu đều có những tính chất cần thiết để được Giáo Hội tuyên bố là thánh. Vậy đâu là chủ ư trong việc sử dụng từ ngữ này? Sự kiện đó là những ai có đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh và sống đức tin này đều được kêu gọi trở thành mô phạm cho người khác, bằng việc làm cho họ giao tiếp với Con Người và Sứ Điệp của Chúa Giêsu, Đấng mạc khải cho thấy Dung Nhan của vị Thiên Chúa hằng sống. Điều này cũng đúng với cả chúng ta nữa, ở chỗ, một Kitô hữu để cho ḿnh dần dần được dẫn dắt và h́nh thành theo đức tin của Giáo Hội – bất chấp nỗi yếu hèn của họ, các giới hạn của họ và những khó khăn của họ – thực sự trở nên một cửa sổ mở ra cho ánh sáng của vị Thiên Chúa hằng sống, một cửa sổ lănh nhận ánh sáng này và truyền đạt ánh sáng ấy cho thế giới. Trong Thông Điệp Redemptoris mission – sứ vụ của Đấng Cứu Thế, Chân Phước Gioan Phaolô II đă khẳng định rằng “hoạt động truyền giáo là những ǵ canh tân Giáo Hội, là những ǵ tái sinh động đức tin và căn tính Kitô giáo, và cống hiến nhiệt t́nh mới cũng như động lực mới. Đức tin được kiên cường khi đức tin được cống hiến cho người khác!” (số 2).

 

Khuynh hướng lan tràn ngày nay trong việc đẩy lui đức tin vào lănh vực riêng tư là những ǵ phản lại với chính bản chất của đức tin. Chúng ta cần Giáo Hội trong việc củng cố đức tin của chúng ta cũng như trong việc cảm nghiệm được các tặng ân của Thiên Chúa: Lời của Ngài, các Bí Tích, sự nâng đỡ của ân sủng và chứng từ yêu thương. Nhờ đó, “cái tôi” của chúng ta biến thành “cái chúng tôi” của Giáo Hội – sẽ có thể nhận thấy chính ḿnh như là một thụ nhân và là tham dự viên vào một biến cố trổi vượt hơn bản thân ḿnh: cái cảm nghiệm về mối hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng thiết lập mối hiệp thông nơi con người. Trong một thế giới mà cá nhân chủ nghĩa dường như đang chi phối các thứ liên hệ của con người, khiến họ trở thành mong manh mỏng ḍn hơn bao giờ hết, th́ đức tin kêu gọi chúng ta hăy trở thành Giáo Hội, tức là trở thành những kẻ mang t́nh yêu và mối hiệp thông của Thiên Chúa đến cho tất cả nhân loại (cf. Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 1).  Xin cám ơn anh chị em đă lắng nghe.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/10/2012 (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

    

 

Cảm nhận của người dịch:

 

Theo thường lệ, vào Thứ Tư hằng tuần, trong Buổi Triều Kiến Chung ngày 31/10/2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă tiếp tục loạt bài giáo lư về Đức Tin của ngài cho Năm Đức Tin.

 
Trong 2 bài giáo lư trước, ngài đă nhấn mạnh đến tính chất hiện thực hóa rất quan trọng của đức tin nơi đời thường của Kitô hữu. Thế nhưng, trong bài giáo lư thứ ba này, ngài đă hướng chúng ta về một chiều kích quan trọng khác của đức tin, đó là chiều kích Giáo Hội của đức tin. 

Trước hết, ngài đă tái khẳng định đức tin vừa là một tặng ân của Thiên Chúa vừa là một đáp ứng của con người, nhờ đó con người được biến đổi:

 
Đức tin là một tặng ân biến đổi đời sống của chúng ta, v́ đức tin giúp chúng ta có thể trông nh́n bằng cặp mắt của Chúa Giêsu, Đấng hoạt động trong chúng ta và hướng chúng ta về t́nh yêu mến Thiên Chúa và những người khác.  

Sau nữa, ngài đă đặt 3 vấn đề liên quan đến chiều kích giáo hội của đức tin như thế này:

 
Phải chăng đức tin chỉ là những ǵ riêng tư và cá thể? Phải chăng đức tin chỉ liên quan đến con người riêng của tôi thôi? Phải chăng tôi chỉ sống đức tin một ḿnh thôi?  

Sau hết, ngài đă dẫn giải chiều kích giáo hội của đức tin bằng những câu khẳng định tiêu biểu như sau:

 
’Việc tin tưởng’ là một tác động của giáo hội. Đức tin của Giáo Hội có trước, sản sinh, nâng đỡ và nuôi dưỡng đức tin của chúng ta.
 
Bởi vậy, từ những ngày đầu tiên của ḿnh, Giáo Hội đă là một nơi chốn của đức tin, một nơi chốn truyền đạt đức tin, một nơi chốn mà nhờ phép rửa, chúng ta được đắm ḿnh vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Cái Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô, một mầu nhiệm giải thoát chúng ta khỏi ngục tù tội lỗi, ban cho chúng ta quyền tự do làm con cái và dẫn chúng ta vào mối hiệp thông cùng Thiên Chúa Ba Ngôi.
 
Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua gịng lịch sử.
 
Chính trong cộng đồng giáo hội mà đức tin của cá nhân mới tăng trưởng và chín mùi.
 
Một Kitô hữu để cho ḿnh dần dần được dẫn dắt và h́nh thành theo đức tin của Giáo Hội – bất chấp nỗi yếu hèn của họ, các giới hạn của họ và những khó khăn của họ – thực sự trở nên một cửa sổ mở ra cho ánh sáng của vị Thiên Chúa hằng sống, một cửa sổ lănh nhận ánh sáng này và truyền đạt ánh sáng ấy cho thế giới.
 
Trong một thế giới mà cá nhân chủ nghĩa dường như đang chi phối các thứ liên hệ của con người, khiến họ trở thành mong manh mỏng ḍn hơn bao giờ hết, th́ đức tin kêu gọi chúng ta hăy trở thành Giáo Hội, tức là trở thành những kẻ mang t́nh yêu và mối hiệp thông của Thiên Chúa đến cho tất cả nhân loại
 
Chiêu kích Giáo Hội của đức tin và liên quan đến mối hiệp thông được ĐTC nhấn mạnh trong bài giáo lư thứ 3 này rất hợp với lời thánh Gioan  ở đầu bức thư thứ 1 của ngài, như sau:
 

(1) Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu,

điều chúng tôi đă nghe,

điều chúng tôi đă thấy tận mắt,

điều chúng tôi đă chiêm ngưỡng,

và tay chúng tôi đă chạm đến,

đó là Lời sự sống.

(2) Quả vậy, sự sống đă được tỏ bày,

Chúng tôi đă thấy và làm chứng,

chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời:

sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha

và nay đă được tỏ bày cho chúng tôi.

(3) Điều chúng tôi đă thấy và đă nghe,

chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa,

để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,

mà chúng tôi th́ hiệp thông với Chúa Cha

và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người.

(bản dịch 3 câu Tân Ước trên đây của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL