Đức Thánh Cha Phanxicô:

"Những mẩu bánh vụn"

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch

 

 

18- Bài Giảng Lễ sáng 14/11/2013 (Bài Sách Khôn Ngoan 7:22-8:1) - Đức Mẹ không phải là một trưởng ty Bưu Điện

 

 

16- Bài Giảng Lễ sáng 7/11/2013 (Phúc âm Thánh Luca 15:1-10 về du ngôn chiên lạc và đồng cắc bị mất) - Thiên Chúa có một yếu điểm dễ thương

 

Trước thái độ của một số thành phần Pharisiêu và luật sĩ về Chúa Giêsu rằng: "Con người này nguy hiểm, hắn ăn uống với các kẻ thu thuế và tội lỗi, hắn xúc phạm đến Thiên Chúa, hắn tục hóa thừa tác vụ của vị tiên tri ở chỗ chung chạ với đám người ấy", theo ĐTC Phanxicô, Chúa Giêsu đă nói rằng đó "là một thứ âm nhạc giả h́nh" và Người đă "đáp lại thứ giả h́nh này bằng một dụ ngôn".

 

"Người đáp lại lời x́ xèo này bằng một dụ ngôn vui vẻ. Những chữ 'vui vẻ' và 'hạnh phúc' xuất hiện ở đoạn phúc âm ngắn ngủi này 4 lần: 3 lần chữ vui vẻ và một lần chữ hạnh phúc. Người như thể nói với họ rằng: 'Phần quí vị, quí vị cảm thấy chướng tai gai mắt trước sự thể ấy nhưng Cha của tôi th́ lại hân hoan'. Ư nghĩa sâu xa nhất của câu truyện này đó là niềm vui của Thiên Chúa, một vị Thiên Chúa không thích mất mát. Thiên Chúa không phải là một tay thích thua bại (a good loser), và đó là lư do tại sao để khỏi bị mất mát Ngài đă tự lên đường, Ngài ra đi, Ngài t́m kiếm. Ngài là một vị Thiên Chúa kiếm t́m: Ngài kiếm t́m tất cả những ai xa cách Ngài, như người mục tử t́m kiếm con chiên lạc vậy".

 

"Ngài không thể chịu nổi cái mất mát một thứ ǵ của Ngài. Và đó là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vào Thứ Năm Tuần Thánh nữa: 'Lạy Cha, xin đừng để một ai hư mất trong số những ai Cha đă ban cho Con'. Ngài là một vị Thiên Chúa đi ṿng ṿng t́m kiếm chúng ta, và mang một yếu điểm dễ thương đối với những ai xa cách nhất, những ai lạc mất. Ngài đi t́m kiếm họ. Và Ngài t́m kiếm ra sao? Ngài t́m kiếm cho tới cùng, như người mục tử đi trong bóng tối, kiếm t́m, cho đến khi thấy được con chiên. Hay như người đàn bà, khi bị mất một đồng bạc cắc, đốt đèn lên lục soát căn nhà cẩn thận t́m kiếm. Đó là cách thức thiên Chúa t́m kiếm. 'Tôi sẽ không để mất người con này, nó là của tôi! Tôi không muốn mất nó'. Người Cha của chúng ta là như thế đó: Ngài luôn lên đường t́m kiếm chúng ta".

 

"Khi Ngài t́m thấy con chiên mà đưa về đàn chiên th́ không ai được nói rằng 'anh/chị là kẻ thất lạc' nhưng hết mọi người phải nói rằng 'anh/chị là một người trong chúng tôi', có thế mới hồi phục phẩm vị cho con chiên lạc. Không có vấn đề khác biệt ở đây, v́ Thiên Chúa mang về cho đàn chiên hết mọi người Ngài t́m thấy. Và khi Ngài làm như vậy th́ Ngài là một Vị Thiên Chúa hân hoan vui mừng vậy".

 

"Niềm vui của Thiên Chúa không phải là cái chết của tội nhân mà là sự sống của tội nhân. Như thế th́ xa vời biết mấy những kẻ x́ xèo chống đối Chúa Giêsu, xa vời biết mấy với cơi ḷng của Thiên Chúa! Họ không nhận biết Người. Họ nghĩ rằng là người đạo đức, người tốt lành nghĩa là phải có tư cách và đức độ đàng hoàng, mà thường là làm bộ đức độ có đúng không? Đó là cái giả h́nh của thành phần x́ xèo ấy. Thế nhưng, niềm vui của Thiên Chúa là Cha thực sự là yêu thương. Ngài yêu thương chúng ta. 'Nhưng con chỉ là một tội nhân, con đă làm điều này, điều kia, điều nọ!' 'Dầu thế nào chăng nữa Cha vẫn yêu thương con, và Cha đi t́m kiếm con để mang con trở về'. Người Cha của chúng ta là như thế đó. Chúng ta hăy suy nghĩ về điều này". 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (với những chỗ in nghiêng và mầu được tự ư nhấn mạnh) theo

http://www.zenit.org/en/articles/pope-god-has-a-loving-weakness-for-those-who-are-lost

 

 

 

15- Bài Giảng Lễ sáng 8/11/2013 (Phúc âm Thánh Luca 16:1-8 về người quản lư bị đuổi việc) - Một thứ ma lanh Kitô giáo

 

"Chúa Giêsu 'đă cầu nguyện cùng Cha để các môn đệ của Người không bị sa vào cạm bẫy của thế tục', tức của 'kẻ thù'. Khi chúng ta nghĩ đến kẻ thù của ḿnh th́ thoạt tiên chúng ta nghĩ đến ma quỉ, v́ chính ma quỉ là tay hăm hại chúng ta. Ma quỉ thích thú cái bầu khi, cái lối sống thế tục. Người quản lư này là một kiểu mẫu của thế tục. Một số người trong anh chị em có thể nghĩ rằng: 'Thế nhưng người quản lư ấy làm những ǵ hết mọi người làm mà!' Không, không phải là hết mọi người! Chỉ có một số quản trị viên công ty nào đó, một số quản trị viên quần chúng nào đó, một số quản trị viên chính quyền nào đó thôi... thậm chí có lẽ không nhiều lắm. Thế nhưng nó là thái độ của việc đốt giai đoạn, của một đường lỗi dễ dăi nhất để kiếm sống".

 

Trong dụ ngôn người chủ khen người quản lư bất lương về việc tính toán ma lanh của anh ta. "Đó là lời khen ngợi về việc đút lót hối lộ! Cái thói đút lót hối lộ là một thói trần tục và cực kỳ tội lỗi. Nó là một cái thói không xuất phát từ Thiên Chúa: Thiên Chúa đă truyền cho chúng ta kiếm sống bằng việc làm thành thật của chúng ta! C̣n con người này, người quản lư này lại đă kiếm sống ra sao? Anh ta đă nuôi dưỡng con cái ḿnh thứ bánh ăn dơ bẩn! Và con cái của anh ta - có lẽ được học hành ở những học đường mắc tiền, có lẽ được lớn lên ở những môi trường học thức - đă được người cha của chúng nuôi dưỡng một cách bẩn thỉu, v́ cha của chúng, qua việc kiếm sống lem luốc, đă làm mất đi phẩm vị của ḿnh! Đó là một thứ trọng tội. V́ chúng ta có thể bắt đầu bằng một điều hối lộ đút lót nho nhỏ, nhưng nó giống như một thứ thuốc nghiện vậy!" 

 

Thế nhưng, theo ĐTC Phanxicô, nếu có một thứ "ma lanh thế gian" th́ cũng có "một thứ ma lanh Kitô giáo, thứ ma lanh ở chỗ hành sự mà vẫn không theo tinh thần thế tục", nhưng bằng tinh thần lương thiện. Đó là lư do Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải khôn như rắn và chân thật như bồ câu, và việc có thể bao gồm cả hai thái độ này "là ân huệ của Thánh Linh", một ân huệ chúng ta cần phải xin mới được.

 

ĐTC đă kết thúc bài giảng của ḿnh như sau: "Có lẽ hôm nay tất cả chúng ta cần phải cầu nguyện cho nhiều trẻ em và giới trẻ đang được cha mẹ của chúng nuôi dưỡng chúng bằng cách kiếm sống bẩn thỉu: chúng cũng là thành phần nghèo khổ nữa, họ đói khát phẩm giá! Chúng ta hăy cầu xin Chúa thay đổi cơi ḷng của những con người ấy, thành phần trung thành với nữ thần hối lộ đút lót. Xin cho họ nhận thức được rằng phẩm giá đến từ việc làm xứng đáng, từ việc làm lương thiện, chứ không phải từ những thứ đốt giai đoạn ấy.

 

"Chúng ta hăy kết thúc bằng việc nghĩ đến một con người khác trong Phúc Âm, một con người đă có nhiều kho thóc lúa, nhiều hầm dự trữ, đầy đến độ anh ta không biết làm ǵ với chúng nữa, để rồi Chúa đă nói với anh ta rằng: 'Đêm nay ngươi phải chết'. Những con người đáng thương này, thành phần đă đánh mất đi phẩm giá của ḿnh nơi thói hối lộ đút lót, mang theo ḿnh không phải chỉ là tiền bạc họ kiếm được mà c̣n cả t́nh trạng hụt hẫng phẩm giá nữa! Chúng ta hăy cầu nguyện cho họ!".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (với những chỗ in nghiêng và mầu được tự ư nhấn mạnh) theo

http://www.zenit.org/en/articles/pope-bribery-is-extremely-sinful-habit

 

14- Bài Giảng Lễ sáng 25/10/2013 (Thư Thánh Phaolô cho Rôma 7:18-25 về cái mâu thuẫn nơi nội tâm con người) - Ơn hổ thẹn

"'Tôi không làm điều tốt tôi muốn mà lại làm điều xấu tôi không muốn'. Đó là cuộc đối chọi của Kitô hữu. Nó là cuộc đối chọi hằng ngày của chúng ta. Không phải bao giờ Chúng ta cũng có can đảm để nói lên điều ấy như Thánh Phaolô đă nói về cuộc dối chọi này".

"Chúng ta lúc nào cũng t́m cách để biện minh hóa: 'Đúng thế, tất cả chúng ta đều là các tội nhân ấy mà!' Chúng ta chẳng lẽ không nói như vậy hay sao chứ? Cần phải dứt khoát nói rằng đó là cuộc đối chọi của chúng tôi. Nếu chúng ta không nh́n nhận nó chúng ta sẽ không bao giờ có thể có được sự thứ tha của Thiên Chúa.  V́ nếu chỉ là một tội nhân nơi ngôn từ, theo cách nói, chúng ta sẽ không cần đến việc tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng nếu nó là một thực tại khiến chúng ta là những kẻ nô lệ th́ chúng ta mới cần đến việc giải phóng nội tâm này của Chúa, của quyền lực thứ tha ấy. vấn đề quan trọng hơn ở đây là t́m ra lối thoát, Thánh Phaolô thú nhận tội lỗi của ḿnh với cộng đồng, thú nhận khuynh hướng phạm tội của ngài. Ngài không giấu diếm nó".

ĐTC nhấn mạnh đến tầm quan trọng nơi việc thú nhận tội lỗi của ḿnh một cách "cụ thể". Một số người thích "xưng thú cùng Thiên Chúa" như thể chẳng có liên hệ ǵ với bất cứ một ai, trong khi Thánh Phaolô trực diện thú nhận những hèn yếu của ḿnh với anh chị em của ḿnh. Có những người khác sẽ đi xưng tội nhưng lại nói rằng "có nhiều điều c̣n bâng quơ mơ hồ nên họ chẳng có ǵ là cụ thể hết". Việc xưng thú như vậy th́ cũng "giống như chẳng xưng thú vậy". 

"Việc xưng thú tội lỗi của ḿnh không phải là việc đến với một tâm lư gia. hay đến với một căn pḥng ra tấn, mà chỉ là việc nói cùng Chúa rằng: 'Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi', nhưng nói điều này qua người anh em của ḿnh, v́ nói một cách cụ thể. 'Tôi là tội nhân v́ điều này, điều kia hoặc điều nọ'".

ĐTC tiếp tục cho thấy rằng nhờ cụ thể, lương thiện và "khả năng thành thực" trong việc cảm thấy xấu hổ v́ tội lỗi của ḿnh mà con người mới có thể nhận thức được vực thẳm của t́nh thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Cách thức xưng thú tội lỗi của ḿnh cần phải như của con trẻ là thành phần "có được sự khôn ngoan ấy".

"Khi một con trẻ xưng thú th́ em không bao giờ nói một cách chung chung. 'Thưa cha, con đă làm điều này và làm điều kia cho d́ của con, lần khác con đă nói điều này' và chúng nói điều ấy ra. Thấy không chúng cụ thể vấn đề? Chúng có được cái đơn sơ tính của sự thật. Chúng ta luôn có khuynh hướng giấu diếm thực tại về các sa phạm của chúng ta".

ĐTC kết thúc bài giảng của ngài rằng việc cảm thấy xấu hổ khi xưng thú tội lỗi của ḿnh trước nhan Thiên Chúa là một ân sủng, "ơn hổ thẹn" này giống như ân sủng được Thánh Phêrô bày tỏ: "Chúng ta nghĩ đến Thánh Phêrô, sau phép lạ Chúa Giêsu làm, ngài đă nói với Chúa trên bờ hồ rằng: 'Xin hăy ĺa xa con Chúa ơi, v́ con là một kẻ tội lỗi'. Ngài đă cảm thấy hổ thẹn về tội lỗi của ḿnh trước nhan thánh của Chúa Giêsu".

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-sincere-confession-allows-one-to-discover-depths-of-god-s-forgiveness

 

13- Bài Giảng Lễ sáng 22/10/2013 (Thư Thánh Phaolô cho Rôma 5:12, 15, 17-19, 20-21 về mầu nhiệm Thiên Chúa) - đệ nhất tội nhân là thành phần gần Chúa nhất

"Khi trí thông minh muốn giải thích một mầu nhiệm th́ nó bao giờ - bao giờ cũng thế! - trở thành điên khùng! Và đó là cách thức đă xẩy ra trong Lịch Sử của Giáo Hội. Việc chiêm niệm bao gồm tất cả những ǵ là khối óc, con tim, gối qú và cầu nguyện để nhờ đó mới có thể tiến vào mầu nhiệm. Chiêm niệm là chữ đầu tiên có lẽ sẽ giúp chúng ta".  

Chữ thứ hai ĐTC muốn nhấn mạnh đến là sự gần gũi khi ngài nhận định về lời của Thánh Phaolô nói rằng qua một người mà tội lỗi đă đột nhập thế gian và qua một người mà đă có ơn cứu độ. Ngài đă so sánh tác động của Thiên Chúa như là một bệnh xá là nơi Ngài đến để chữa lành chúng ta, dấn thân ḿnh vào đời sống của chúng ta và "xen vào t́nh trạng khốn cùng của chúng ta", ở chỗ, để gần gũi với chúng ta hơn Thiên Chúa đă hóa thân làm người. "Một con người đă gây ra tội lỗi, một người khác đến để chữa lành nó. Gần gũi là thế. Thiên Chúa không cứu chúng ta chỉ bằng một sắc lệnh, bằng một thứ luật lệ; Ngài cứu chúng ta một cách dịu dàng, Ngài cứu chúng ta một cách ân cần, Ngài cứu chúng ta bằng chính sự sống của Ngài cống hiến cho chúng ta".  

Chữ thứ ba ĐTC muốn nhấn mạnh là dồi dào, căn cứ vào lời của Thánh Phaolô nói rằng "tội lỗi tràn lan th́ phúc ngập lụt": "Có lẽ một số người trong chúng ta không thích nói như thế, nhưng thành phần gần gũi với trái tim của Chúa Giêsu nhất là thành phần đệ nhất tội nhân, v́ Người t́m kiếm họ, kêu gọi tất cả rằng: 'Hăy đến, hăy đến!' Nếu được hỏi tại sao th́ Người trả lời rằng: 'Những ai khỏe mạnh th́ không cần thày thuốc, Tôi đến để chữa lành, để cứu độ". 

Kết thúc bài giảng của ḿnh, ĐTC đă kêu gọi tín hữu rằng hăy chiến đấu với "cái tội ghê tởm" là bất tín vị Thiên Chúa là Đấng yêu thương tội nhân, cần suy niệm về dự tính, về sự gần gũi và về tính chất dồi dào của Thiên Chúa: "Ngài là một vị Thiên Chúa bao giờ cũng thắng với muôn vàn ân sủng của Ngài, với sự dịu dàng êm ái của Ngài, với t́nh thương phong phú của Ngài".

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-sinners-are-closest-to-the-heart-of-jesus

 

12- Bài Giảng Lễ sáng 17/10/2013 (Phúc Âm Luca 11:47-54 về lời Chúa Kitô cảnh giác thành phần thông luật) - từ một nồi chưng trở thành ư hệ

"Bởi thế có thể nói đức tin từ một cái nồi chưng (alembic/distillery) để trở thành một ư hệ (ideology). Và ư hệ th́ không có vấn đề qui tụ hội họp. Nơi ư hệ không có Chúa Giêsu, không có tính chất dịu dàng của Người, không có t́nh yêu của Người, không có thái độ hiền lành của Người. Các thứ ư thức hệ bao giờ cũng là những ǵ khắt khe cứng cỏi".

"Khi một Kitô hữu trở nên môn đồ của ư hệ th́ họ bị mất đi đức tin: họ không c̣n là người môn đệ của Chúa Giêsu nữa, họ là môn đồ của thái độ theo ư nghĩ này hay ư nghĩ kia... Đó là lư do Chúa Giêsu mới phán với họ rằng: 'Các ngươi đă lấy đi ch́a khóa kiến thức'. Kiến thức về Chúa Giêsu được biến thành một thứ kiến thức có tính chất ư hệ cũng như chủ nghĩa đạo hạnh, v́ họ đă đóng cửa lại bằng rất là nhiều thứ đ̣i hỏi".

"Những thứ ư hệ Kitô giáo là một thứ bệnh trần trọng!", một thứ bệnh theo ngài nhận định th́ không có ǵ là mới mẻ nhưng đă được nói đền bởi các vị tông đồ, nhất là bởi Thánh Gioan trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai. "Thành phần Kitô hữu đánh mất đức tin và ưa thích ư hệ là thành phần trở nên khắt khe cứng cỏi, thành phần sống luân lư, sống đạo lư, nhưng lại thiếu tốt lành. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở chỗ đó. Tại sao một Kitô hữu trở thành như vậy? Cái ǵ đă xẩy ra nơi tâm can của người Kitô hữu ấy, của vị linh mục ấy, của vị giám mục ấy, của vị Giáo Hoàng ấy, khiến họ trở thành như thế. Lư do đơn giản chỉ là v́ Kitô hữu này không cầu nguyện. Và nếu thiếu cầu nguyện th́ anh chị em bao giờ cũng đóng cửa lại..".

Để kết thúc bài giảng, ĐTC kêu gọi tín hữu xin Chúa một số ơn để khỏi lạc vào đường lối ư hệ này: "Trước hết là đừng thôi nguyện cầu, đừng mất đức tin, hăy sống khiêm tốn. Nhờ đó chúng ta sẽ không trở nên khép kín, ngăn chặn con đường dẫn đến cùng Chúa".  

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-becoming-a-disciple-of-ideology-closes-the-door-to-faith

 

11- Bài Giảng Lễ sáng 15/10/2013 (Phụng Vụ Lời Chúa Roma 1:16-25 + Luca 11:37-41 về ngẫu tượng và giả h́nh) - Một h́nh thức ngẫu tượng kín đáo

Ở bài đọc một, Thánh Phaolô trong Thư gửi Kitô hữu Rôma nhận định rằng: "mặc dù họ đă biết Thiên Chúa nhưng họ không tôn vinh Ngài như Thiên Chúa hay tạ ơn Ngài... Trong khi cho ḿnh là khôn ngoan họ đă trở nên ngu xuẩn và đổi vinh hiển bất tử của Thiên Chúa lấy cái tương tự như h́nh ảnh của con người hữu tử hay của chim chóc hoặc của các con thú 4 chân hay của loài rắn rết".

Đức Thánh Cha nói rằng việc sùng bái thần tượng này "dập tắt đi chân lư đức tin là những ǵ cho thấy sự công chính của Thiên Chúa. Thế nhưng, v́ thờ phượng là nhu cầu của chúng ta - bởi chúng ta mang dấu ấn của Thiên Chúa trong bản thân ḿnh - mà khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa là chúng ta tôn thờ thụ tạo. Đó là t́nh trạng sang ngang từ đức tin đến việc tôn sùng thần tượng. Thành phần tôn sùng thần tượng không thể nào chữa ḿnh được, ở chỗ, họ đă biết Thiên Chúa nhưng không tôn vinh hay tạ ơn Thiên Chúa. Và đâu là đường lối của thành phần tôn sùng thần tượng? Nó đă đưoọc viết một cách rơ ràng là: 'Họ đă trở nên hăo huyền nơi lư sự của họ và tâm trí vô cảm của họ đă trở thành tăm tối'. Cái vị kỷ nơi những ǵ họ nghĩ, những ư nghĩ toàn năng, ở chỗ những ǵ tôi nghĩ là đúng: tôi nghĩ sự thật, tôi tạo nên sự thật bằng những ư nghĩ của tôi".  

"Ngay cả ngày nay cũng có rất nhiều thứ ngẫu tượng và ngày nay có nhiều thành phần tôn sùng thần tượng, rất nhiều người nghĩ ḿnh là khôn ngoan. Thế nhưng, ngay cả ở giữa chúng ta, giữa thành phần Kitô hữu nữa cũng thế! Tôi không nói về những người không phải là Kitô hữu, tôi tôn trọng họ. Thế nhưng giữa chúng ta đây - chúng ta hăy nói với nhau như trong gia đ́nh - những ai tin ḿnh là khôn ngoan, thành phần biết hết mọi sự. Họ trở thành ngu xuẩn và đổi vinh quang của Thiên Chúa là Đấng bất hoại lấy một h́nh ảnh nào đó: h́nh ảnh của bản thân tôi, các ư nghĩ của tôi, sự thoải mái của tôi. Đây không phải chỉ là một cái ǵ đó thuộc về lịch sử - ngay cả ngày nay ở trên đường phố cũng có các thứ ngẫu tượng. Tất cả chúng ta đều có một h́nh thức ngẫu tượng ẩn kín nào đó. Chúng ta hăy tự vấn trước nhan Thiên Chúa xem đâu là thứ ngẫu tượng ẩn kín của tôi? Những ǵ chiếm lấy vị trí của Thiên Chúa!"

ĐTC cũng liên kết giữa những ǵ Thánh Phaolô trong bài đọc một nói về việc tôn sùng thần tượng với những ǵ Chúa Giêsu cảnh giác thành phần Pharisiêu về thái độ giả h́nh của họ ở chỗ vụ h́nh thức, như sạch sẽ bên ngoài (rửa tay trước khi ăn hay lau chùi chén đĩa v.v.) mà lại bẩn bên trong. "Cái đĩa là cái đĩa, thế nhưng cái quan trọng nhất là những ǵ ở trong cái đĩa tức là bữa ăn. Thế nhưng nếu anh chị em hăo huyền, nếu anh chị em là thành phần ham thích địa vị, nếu anh chị em tham vọng, nếu anh chị em là một người luôn hănh diện về bản thân ḿnh hay là một người thích khoe khoang khoác lác, v́ anh chị em nghĩ ḿnh toàn hảo, th́ hăy ra tay làm phúc bố thí chút xíu là những ǵ sẽ chữa lành cái giả h́nh của anh chị em".

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-love-of-god-and-neighbor-heals-you-of-idolatry-and-hypocrisy

 

10- Bài Giảng Lễ sáng 14/10/2013 (Phúc âm Luca 11:29-32 về dấu lạ Jonah) - Hội Chứng Jonah, một thứ thánh đức nhuộm

 

Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm của Thánh Kư Luca hôm nay, đă nói với "gịng dơi gian ác - wicked generation", một từ ngữ mà Đức Thánh Cha Phanxicô cho là quá nặng. "Tuy nhiên, từ ngữ này không ám chỉ về những ai rất thiết tha theo Người, mà là thành phần tiến sĩ luật đang cố gắng thử thách Người để làm cho Người rơi vào bẫy của họ.

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-calls-for-avoiding-a-dyed-sanctity

 

9- Bài Giảng Lễ sáng 11/10/2013 (Phúc âm Luca 11:15-26 về thành phần nghi ngờ quyền trừ quỉ của Chúa) - Đừng làm ăn với ma quỉ

"Cha Giêsu trừ quỉ và có người lên tiếng giải thích để làm giảm bớt đi quyền năng của Chúa. Thái độ giảm thiểu vai tṛ của Chúa Kitô như thể Người chỉ thuần là một viên chữa bệnh đă vươn tới thời điểm hiện nay của chúng ta đây. Có một số vị linh mục, khi đọc đoạn Phúc Âm này, hay các đoạn khác, nói rằng Chúa Giêsu đă chữa lành một người bị bệnh tâm thần thôi. Không, họ không đọc đoạn này".

"Thực sự là vào thời ấy họ có thể bị lẫn lộn chứng động kinh với t́nh trạng bị quỉ ám; thế nhưng vấn đề có ma quỉ cũng đúng thôi! Chúng ta không có quyền đơn giản hóa vấn đề như thế nói rằng: Tất cả những người ấy không bị quỉ ám; họ chỉ là những người bị bệnh tâm thần mà thôi. Không phải thế! Sự hiện diện của ma quỉ ở ngay trang đầu của Thánh Kinh, và Thánh Kinh kết thúc cũng với sự hiện diện của ma quỉ, bằng cuộc vinh thắng của Thiên Chúa trên ma quỉ.

"... Đừng nửa vời theo đuổi cuộc vinh thắng này của Chúa Giêsu thôi. Chúa phán các người một là theo Tôi hay là chống lại Tôi. Chúa Giêsu đến để hủy diệt ma quỉ, giải thoát chúng ta khỏi t́nh trạng làm tôi ma quỉ. Đó không phải là những ǵ thái quá. Không có vấn đề mầu sắc ở chỗ này. Có một trận chiến và là một trận chiến có tính cách cứu độ, ơn cứu độ đời đời; ơn cứu độ đời đời của tất cả chúng ta".

"Vấn đề canh chừng cần có một tiêu chuẩn. Chúng ta cần phải luôn luôn tỉnh táo, tỉnh táo trước sự lừa đảo, trước những ǵ hấp dẫn của sự dữ.... 'tôi có dễ dăi cảm thấy an toàn tin rằng tất cả mọi sự đều xuôi may hay chăng. Nếu anh chị em không canh chừng bản thân ḿnh th́ tên khỏe hơn anh chị em sẽ xuất hiện. Mà có kẻ nào mạnh hơn đến chiếm cứ th́ hắn sẽ tước đoạt các thứ vũ khí người ta tin tưởng và hắn sẽ chia chác các chiến lợi phẩm. Hăy tỉnh thức!"

Có 3 tiêu chuẩn. Đừng làm mờ ám sự thật. Chúa Giêsu đấu với ma quỉ: đó là tiêu chuẩn thứ nhất. Tiêu chuẩn thứ hai: ai không theo Chúa Giêsu là phản lại Chúa Giêsu. Chẳng có những thái độ lưng chừng ở giữa. Tiêu chuẩn thứ ba: canh chừng ḷng của ḿnh v́ ma quỉ th́ tinh quái. Hắn không bao giờ bị vĩnh viễn khu trừ. Chỉ ở vào ngày cùng tháng tận mà thôi". 

"Thánh Phêrô đă viết: giống như sư tử hung dữ vây quanh chúng ta. Nó là như thế đó. 'Thế nhưng thưa Cha, cha hơi cổ hủ mất rồi. Cha đang dùng những thứ này để dọa nạt chúng con'. Không, không phải tôi đâu! Chính là Phúc Âm! Và những điều ấy không phải là những ǵ gian dối giả trá mà là Lời của Chúa.... Hăy cẩn trọng với những điều ấy".

"Người đă đến để chiến đấu cho ơn cứu độ của chúng ta. Người đă chiến thắng ma quỉ! Vậy chúng ta đừng làm ăn với ma quỉ! Hắn t́m cách trở lại ngôi nhà hắn bỏ đi, để chiếm hữu chúng ta. Đừng tương đối hóa mà hăy tỉnh táo! Và hăy luôn ở với Chúa Giêsu!"

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-be-on-guard-against-the-deceit-of-evil

 

8- Bài Giảng Lễ sáng 7/10/2013 (Bài đọc 1 về vụ tiên tri Jona 1:1-2, 2:11 muốn tẩu thoát sứ vụ Chúa trao) - Hăy để Chúa viết chuyện đời của ḿnh

 

"Anh chị em có thể tẩu thoát khỏi Thiên Chúa, ngay cả khi anh chị em là một Kitô hữu, là một tín hữu Công giáo, hay là một phần tử thuộc tổ chức Công Giáo Tiến Hành, là một linh mục, một giám mục, Giáo Hoàng [...] hết mọi người, hết mọi người chúng ta đều có thể tẩu thoát khỏi Thiên Chúa. Đó là một chước cám dỗ hằng ngày. Ở chỗ không lắng nghe Thiên Chúa, không lắng nghe tiếng của Ngài, không cảm thấy ư định của Ngài trong tâm hồn của chúng ta, không cảm thấy lời mời gọi của Ngài..."

 

"Trong bài Phúc Âm, có một người đang ngấp ngoái nửa sống nửa chết quằn quại bên đường, và t́nh cờ có một vị tư tế đi qua con đường này, một vị tư tế đáng kính, phẩm phục đàng hoàng, một vị tư tế tốt lành, rất tốt lành! Vị ấy trông thấy người ấy và nh́n xem: 'Tôi trễ lễ mất' rồi bỏ đi. Vị tư tế này đă không nghe tiếng Chúa ở đó..."

 

Ngài nhận định rằng trong khi một thày Lêvi cũng đi ngang qua đó nhưng chỉ có một người duy nhất đă dừng lại, một người "thường tẩu thoát khỏi Thiên Chúa, đó là một tội nhân, một người Samaritanô". Thế mà, bất chấp những khác biệt của ḿnh về việc hành đạo, và cho dù quan niệm về thần học của người này sai lầm, họ vân không tẩu thoát khỏi, trái lại, "ông đă nhận thức được tiếng Thiên Chúa kêu gọi ḿnh" bấy giờ.  

 

"Tại sao Tiên Tri Jona tẩu thoát khỏi Thiên Chúa? Tại sao vị tư tế muốn tẩu thoát khỏi Thiên Chúa? Tại sao thày Levi tẩu thoát khỏi Thiên Chúa? Chính là v́ ḷng của họ đă đóng chặt, mà khi ḷng của anh chị em khép kín th́ anh chị em không c̣n nghe được tiếng nói của Thiên Chúa nữa. Trái lại, người Samaritanô đang trên đường đi 'thấy nạn nhân th́ động ḷng thương: ḷng của anh ta mở ra, anh ta là một con người".

 

Vị Giáo Hoàng 76 tuổi nhận định rằng những ai tẩu thoát khỏi Thiên Chúa, như tiên tri Jona, như vị tư tế, như thày Levi là thành phần đă hoạch định dự án cho đời sống của ḿnh, trong khi người Samaritanô để cho Thiên Chúa viết lên chuyện đời của ḿnh. Ngài đặt câu hỏi với những ai đang nghe ngài bấy giờ rằng họ có để cho Thiên Chúa viết chuyện đời của họ hay là họ tự viết lấy.

 

"Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều thấy rằng người Samaritanô, một con người tội lỗi đă không tẩu thoát khỏi Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta có thể nghe tiếng Chúa, tiếng của Ngài nói với chúng ta rằng: Hăy đi mà làm như vậy nữa.

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-reflects-on-the-temptation-to-flee-from-god

 

7- Bài Giảng Lễ sáng 30/9/2013 (Bài đọc 1 của Tiên Tri Zechariah 8:1-8 về sự hiện diện của Thiên Chúa) - B́nh an và niềm vui là bầu khí của Giáo Hội

Bài đọc của Tiên Tri Zechariah "cũng nói về những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện này: nó không phải là một cơ cấu tổ chức mỹ miều hay là một thứ quản trị tiến lên với hết mọi thứ sạch sẽ và trọn hảo".

"Tương lai của một dân tộc là ở chỗ này và chỗ này, ở nơi thành phần lăo thành cũng như nơi trẻ em. Một dân tộc không biết chăm sóc cho giới già của ḿnh và giới trẻ của ḿnh là một dân tộc không có tương lai, v́ họ sẽ chẳng có kư ức cũng sẽ không có hứa hẹn! Giới già và giới trẻ là tương lai của một dân tộc! Không phải cả hai bị loại trừ chung với nhau hay sao? Với trẻ em th́ dỗ chúng bằng một cục kẹo, một tṛ chơi: 'đây này; chơi đi' Và không để cho giới già lên tiếng, không cấn đến lời khuyên của họ: 'họ là thành phần già lăo, tội nghiệp...'"

"Giống như trong thế giới ngày nay, thành phần môn đệ cảm thấy rằng Giáo Hội cần phải tiến bước mà không bị bất cứ trục trặc nào về cơ cấu tổ chức hay bị rào cản trở ngại. Điều này có thể trở thành một chước cám dỗ đối với Giáo Hội, ở chỗ, Giáo Hội trở thành một thứ Giáo Hội duy chức năng (functionalism), một thứ Giáo Hội tổ chức đâu vào đấy! Một Giáo Hội như thế sẽ không tiến lên được, v́ đó là một Giáo Hội tranh đấu quyền lực, sẽ là một Giáo Hội của ḷng ghen tương đố kỵ giữa thành phần lănh nhận phép rửa và của rất nhiều các thứ khác nữa khi không c̣n kư ức và hứa hẹn".

Đức Thánh Cha nhận định rằng cho dù có cần đến các cuộc hội họp, bàn luận và phác họa nhưng không phải là những ǵ trọng yếu đối với Giáo Hội hay là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa.

"Sự hiện diện của Thiên Chúa, như Chúa phán, ở nơi 'những con người nam già và những con người nữ già’, mỗi người cầm gậy trong tay bởi tuổi già, sẽ ngồi ở các đường phố Giêrusalem. Thành phố này sẽ đầy những đứa con trai con gái đang chơi đùa trên đường phố của nó. 'Cảnh chơi đùa' này khiến chúng ta nghĩ đến niềm vui, niềm vui của Chúa. Và những vị lăo thành kia, ngồi cầm gậy trong tay một cách thâm trầm khiến chúng ta nghĩ đến sự b́nh an. B́nh an và niềm vui, đó là bầu khí của Giáo Hội"

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-peace-and-joy-sign-of-god-s-presence-in-the-church

 

6- Bài giảng Lễ sáng ngày 26/9/2013 (Phúc Âm Luca 9:7-9 về thắc mắc của Hêrôđê) - Chúa Giêsu không thể nhận diện ở hạng sang - first class
 
"Đó là một thắc mắc có thể xuất phát từ ṭ ṃ hay v́ vấn đề an toàn. Người ta có thể ngẫm nghĩ rằng 'Người này là ai mà gây ra quá nhiều vấn đề như thế? V́ thực sự là Chúa Giêsu gây ra các thứ vấn đề.
 
"Anh chị em không thể nhận biết Chúa Giêsu mà lại không gặp rắc rối trục trặc. Tôi dám nói rằng: Nếu anh chị em muốn có vấn đề th́ hăy tiến đến con đường nhận biết Chúa Giêsu. Không phải là một vấn đề mà là nhiều vấn đề anh chị sẽ gặp phải. Thế nhưng đó là đường lối để nhận biết Chúa Giêsu! Anh chị em không thể nhận biết Chúa Giêsu ở hạng sang trọng! Chúa Giêsu được nhận biết qua những nẻo đường thường nhật được cảm nghiệm từng ngày. Các bạn không thể nhận biết Chúa Giêsu trong yên tĩnh, ngay cả trong thư viện".
 
"Cần nhận biết Người bằng cuộc đối thoại với người, nói với Người, trong nguyện cầu, trên hai đầu gối. Nếu anh chị em không cầu nguyện, nếu anh chị em không nói với Chúa Giêsu, anh chị em không nhận biết Người. Anh chị em biết những điều về Chúa Giêsu, thế nhưng nó không phải là thứ kiến thức mà ḷng của anh chị em bày tỏ khi nguyện cầu. Nhận biết Chúa Giêsu bằng trí khôn ở nơi việc học hỏi Giáo Lư; nhận biết Chúa Giêsu bằng cơi ḷng ở nơi việc cầu nguyện, nơi việc đối thoại với Người. Điều này giúp chúng ta rất nhiều thế nhưng vẫn chưa đủ. C̣n một cách thứ ba để nhận biết Chúa Giêsu nữa đó là theo Người; đi với Người, tiến bước cùng Người.
 
"Khi nghe thấy có rất nhiều người, bao gồm cả chúng ta, đặt vấn đề: 'Ai đấy?', th́ Lời Chúa phán rằng: 'Các ngươi muốn biết Người là ai phải không? Hăy đọc những ǵ Giáo Hội dạy các ngươi về Người, hăy nói chuyện với Người trong nguyện cầu, và hăy bước đi cùng Người. Như thế các ngươi mới nhận biết con người này là ai".  
 

 

5- Bài Giảng Lễ sáng 20/9/2013 (Phụng Vụ Lời Chúa 1Tim 1:1-2, 12-14 + Luca 8:1-3 cảnh báo về tiền bạc) - tiền bạc là phân của ma quỉ...

"Trong thái độ yêu chuộng tiền bạc có một cái ǵ đó khiến chúng ta xa ĺa Thiên Chúa. Có rất là nhiều thứ bệnh, rất nhiều tội lỗi, thế nhưng Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều là ḷng yêu chuộng tiền bạc là căn nguyên của hết mọi sự dữ...".

 

4- Bài giảng Lễ sáng ngày 16/9/2013 (Phúc Âm Luca 7:1-10 về viên đại đội trưởng xin Chúa chữa người đầy tớ) - Người Công giáo làm chính trị

 
"... Một nhà lănh đạo không biết yêu thương không thể cai trị - cho dù họ có thể kỷ cương, họ có thể ban một ít mệnh lệnh, nhưng họ không thể cai trị... "
 
"Anh chị em không thể cai trị nếu không yêu thương dân chúng và không khiêm nhượng! Hết mọi con người nam nữ đảm nhận việc phục vụ chính quyền cần phải hỏi ḿnh rằng: 'Tôi có yêu thương dân chúng để phục vụ họ tốt hơn hay chăng? Tôi có khiêm nhượng và tôi có lắng nghe mọi người hay chăng, có thu góp các ư kiến để chọn lấy một đường lối tốt nhất hay chăng'. Nếu anh chị em không tự vấn các câu hỏi ấy, việc cai trị của anh chị em sẽ không tốt đẹp. Con người nam nữ đóng vai tṛ cai trị - thành phần yêu thương dân chúng của ḿnh là những con người nam nữ khiêm hạ".
 
"Không ai trong chúng ta có thể nói rằng: 'tôi chẳng liên hệ ǵ với điều đó hết, họ là người cai trị'... Không đâu, không đâu, tôi là người có trách nhiệm đối với việc cai trị của họ, và tôi phải làm hết sức để họ cai trị tốt đẹp, và tôi cần phải làm hết sức ḿnh bằng việc tham gia chính trị theo khả năng của tôi. Chính trị, theo Giáo Huấn về Xă Hội của Giáo Hội, là một trong những h́nh thức cao nhất của đức ái, v́ nó phục vụ công ích. Này, tôi không thể rửa tay đâu nhé? Tất cả chúng ta cần phải cống hiến một cái ǵ đó!".
 
"'Một người Công giáo tốt lành không can dự vào chính trị'. Điều này không đúng. Đó không phải là đường lối tốt đẹp. Một người Công giáo tốt lành th́ tham gia vào chính trị, cống hiến những ǵ tốt nhất của ḿnh, nhờ đó những ai đang cai trị có thể cai trị. Thế nhưng, đâu là cái tốt nhất chúng ta có thể cống hiến cho những ai đang cai trị? Cầu nguyện! Đó là những ǵ Thánh Phaolô nói: 'Hăy cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cho vua chúa cũng như cho tất cả những ai đang nắm quyền hành'.
 
"Thế nhưng, thưa cha, họ là một con người xấu, họ phải xuống hỏa ngục...' Hăy cầu nguyện cho ông ấy, cầu nguyện cho bà ấy, để họ có thể cai trị tốt đẹp, để họ có thể yêu thương dân chúng của họ, để họ có thể phục vụ dân chúng của họ, để họ có thể khiêm nhượng. Một Kitô hữu không cầu nguyện cho những ai cai trị không phải là một Kitô hữu tốt lành! 'Thế nhưng làm sao tôi có thể cầu nguyện cho con người đó được chứ, một con người có nhiều vấn đề...' th́ 'Hăy cầu nguyện cho con người đó được ăn năn hoán cải'".

 

 
 
3- Bài giảng cho Thánh Lễ sáng ngày 3/7/2013 (Phúc Âm Gioan 20:24-29 lễ kính Thánh Tôma Tông Đồ) - Gặp Chúa nơi các thương tích của Người
 
"Đường lối để chúng ta nhờ đó hội ngộ với Đức Giêsu Thiên Chúa đó là các thương tích của Người. Không c̣n đường lối nào khác..."
 
"Đường lối để gặp gỡ Người đó là t́m kiếm các thương tích của Người. Chúng ta t́m thấy các thương tích của Chúa Giêsu nơi các việc thực thi t́nh thương, bằng cách cống hiến cho thân xác - thân xác - cả linh hồn nữa - nhưng tôi nhấn mạnh đến thân xác của những người anh chị em bị thương tích, v́ họ đói, v́ họ khát, v́ họ trần truồng, vị họ bị hạ nhục, vị họ bị làm nô lệ, v́ họ bị tù tội, v́ họ ở trong bệnh viện. Đó là những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây. Và Chúa Giêsu xin chúng ta hăy thực hiện một bước nhẩy vọt đức tin tới với Người, nhưng qua các thương tích của Người..."
 

"Chúng ta cần phải chạm đến các thương tích của Chúa Giêsu, chăm sóc các vết thương của Chúa Giêsu, nhẹ nhàng băng bó chúng; chúng ta cần phải hôn lên các vết thương của Chúa Giêsu, được hiểu theo nghĩa đen. Chỉ cần nghĩ đến những ǵ đă xẩy ra cho Thánh Phanxicô, khi ngài ôm lấy người cùi? Cũng thế đă xẩy ra cho Thánh Tôma, ở chỗ đời sống của ngài đă được biến đổi. Để có thể chạm đến Vị Thiên Chúa hằng sống, chúng ta không cần tham dự một khóa bồi dưỡng mà cần phải tiến vào các thương tích của Chúa Giêsu, và để làm như thế tất cả chúng ta cần phải tiến ra đường phố. Chúng ta hăy nhờ Thánh Tôma xin ơn can đảm tiến vào các thương tích của Chúa Giêsu một cách êm ái dịu dàng, nhờ đó chúng ta chắc chắn sẽ dược ơn tôn thờ Vị Thiên Chúa hằng sống".  

 

http://www.vis.va/vissolr/index.php?vi=all&dl=2b2a12c1-9dc2-cacc-5282-51d422aeb154&dl_t=text/xml&dl_a=y&ul=1&ev=1

 

 

 

 

 

 

Lời mời đầu:

"Những mẩu bánh vụn" trong lần bánh hóa nhiều thứ nhất cho 5 ngàn người ăn (Mathêu 14:20) và thứ hai cho 4 ngàn người ăn (Mathêu 15:37), khi thu lại cũng c̣n được "12 thúng đầy" từ lần nhất và "7 thúng đầy" từ lần hai. 

"Những mẩu bánh vụn" của Đức Thánh Cha Phanxicô ở đây được hiểu là một số suy tư chia sẻ của ngài trong các bài giảng hằng ngày khi ngài cử hành Thánh Lễ ban sáng ở Domus Sanctae Marthae / Casa Santa Marta / Nhà Thánh Matta, nơi ngài muốn trú ngụ thay v́ ngài ở trong tông dinh giáo hoàng.  

Các bài giảng lễ hằng ngày của ngài ở đây chỉ là những ǵ ngoại lệ, nên không được liệt kê vào các bài giảng chính thức của ngài ở website của Ṭa Thánh, mà chỉ được phổ biến, thỉnh thoảng, qua VIS (Vatican Information Service) của Ṭa Thánh, hay qua mạng điện toán toàn cầu Zenit, nhưng không nguyên văn, mà chỉ có những trích đoạn đặc biệt tiêu biểu nào đó thôi.

 
Và đó cũng chính là một trong những lư do những trích đoạn ấy được gọi là và đáng gọi là "những mẩu bánh vụn", tuy nhiên, lại là "những mẫu bánh vụn" rất ngon, khi thu tích lại cũng trở thành những thúng đầy, không thua kém ǵ nguyên tấm bánh lớn, như tấm bánh bao gồm các bài huấn từ của ngài cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio 7/2013 (như đă phổ biến Tông Du Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVIII - 2013 ở Ba Tây), hay như tấm bánh 36 trang phỏng vấn với ngài (như đă phổ biến Trả Lời cuộc Phỏng Vấn dài 30 trang).
 
Vấn đề ở đây là 1- không biết nếu quả thực các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ĐTC Phanxicô (như ĐTC Gioan Phaolô II hay ĐTC Biển Đức XVI) có chia sẻ lời Chúa trong các thánh lễ ban sáng bao giờ cũng có một số nhỏ tham dự viên hay chăng? 2- nếu không th́ không đáng nói, nhưng nếu có th́ tại sao không được phổ biến như ĐTC Phanxicô? Cũng có thể v́ ĐTC Phanxicô dâng lễ ở một nguyện đường rộng lớn hơn và có tính cách công cộng hơn chăng? Nhưng dầu sao "những mẩu bánh vụn" thu lượm được từ các bài giảng hằng ngày của ngài quả thực là ngon, chẳng những bổ dưỡng cho năo bộ (suy tư và tự vấn) mà c̣n cả cho con tim (cảm nhận và thâm tín) lẫn toàn thân (áp dụng thực hành) của những ai luôn lắng nghe và khao khát lời Chúa như lương thực hằng ngày nữa.
 
Sau đây là "những mẩu bánh vụn" (hay những trích đoạn) đă thu lượm được từ một số bài giảng tiêu biểu của ĐTC Phanxicô: