Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị Giáo Hoàng B́nh Thường Dị Biệt.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô với cuộc Phỏng Vấn trên chuyến bay từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Ba Tây về Rôma Chúa Nhật 28/7/2013

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ in mầu là do người dịch tự ư nhấn mạnh)

http://www.vatican.va/holy_father/francesco/speeches/2013/july/documents/papa-francesco_20130728_gmg-conferenza-stampa_en.html

 

 

 

Dẫn nhập của người dịch bản Việt ngữ:

 

Chúng ta biết rằng ĐTC Phanxicô của chúng ta, trong ṿng 6 tháng đầu của giáo triều ngài, ngài đă có 3 cuộc phỏng vấn liên tục trong 3 tháng liền, 7-8-9/2013. Chúng ta đă đọc được trọn vẹn 2 bài phỏng vấn của ngài với 2 tờ báo quan trọng. Cuộc phỏng vấn vào tháng 8/2013 với tờ tạp chí Công Giáo nổi tiếng ở Ư đó là tờ La Catholica có cơ sở tại Rôma từ cuối thế kỷ 19 của Ḍng Tên, do vị linh mục chủ nhiệm của tờ này đại diện cho tập thể 16 tờ tạp chí của Ḍng Tên trên thế giới thực hiện cuộc phỏng vấn, và một cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2013 với một tờ báo đời, đó là tờ nhật báo nổi tiếng ở Rôma/Ư La Pubblica, do một nhân vật khởi xướng đă từng là tín hữu Công giáo nhưng trở thành một con người phiếm thần hơn là hoàn toàn vô thần.

 

Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn đầu tiên trong triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, khi đọc lại toàn bộ, (chứ không phải được VIS tóm gọn vào một số điểm thiết yếu, như người dịch ở đây đă phổ biến qua email từ cuối tháng 7/2013), chúng ta mới thấy được một số điểm trong 2 cuộc phỏng vấn sau ngài đă nói tới rồi, chẳng hạn ngài là một tội nhân v.v. Ngoài ra, ngài c̣n nói đến dự định phong thánh cho ĐTC GP II có thể vào thời điểm nào nữa. Ngoài ra, cuộc phỏng vấn đầu tiên này, cuộc phỏng vấn phải nói là đă mở màn cho 2 cuộc phỏng vấn sau, nhưng lại là một cuộc phỏng vấn không phải với một cá nhân nào như hai cuộc phỏng vấn sau, mà với các phóng viên khác nhau về quốc tịch cũng như về các lănh vực truyền thông, thành phần được chính thức đăng kư với văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh và được tháp tùng ngài trong chuyến tông du đầu tiên của ngài đến Ba Tây cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVIII 7/2013.

 

V́ là một cuộc phỏng vấn dài, có thể nói là dài nhất trong 3 cuộc phỏng vấn vừa qua, người dịch sẽ không bao gồm những lời giới thiệu của vị giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh là Cha Lombardi cho từng phóng viên trước khi phỏng viên ấy đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha, ngoại trừ câu giới thiệu chung đầu tiên và kết thúc của cha. Tuy nhiên, người dịch sẽ để ở trong ngoặc đơn sau tên của từng nhân vật 2 chi tiết liên quan đến quốc tịch và lănh vực truyền thông của họ. Ngoài ra, người dịch tự ư thêm vào số thứ tự cho từng câu phỏng vấn để dễ tdàng theo dơi hơn. Hy vọng, với cuộc phỏng vấn bao gồm 31 câu vấn đáp đầu tiên có tính cách đa dạng này, chẳng những về nội dung của chính các vấn đề được đặt ra mà c̣n về văn hóa cũng như quốc tịch của người đặt vấn đề, chúng ta sẽ có được một h́nh ảnh trọn vẹn hơn nữa về vị giáo hoàng đương kim của chúng ta, một vị giáo hoàng có lẽ v́ có nhiều sự dính dáng đến những điều khác lạ hay dị biệt (so với các vị tiền nhiệm của ngài nhưng vẫn hoàn toàn phản ảnh tinh thần của Chúa Kitô hơn bao giờ hết) trước mắt thế gian, (nhưng rất b́nh thường theo bản chất và tinh thần cố hữu của ngài), mà ngài đă được chú ư đặc biệt hay “bị” chiếu cố tận t́nh hơn hẳn các vị tiền nhiệm của ngài.

 

Theo người dịch này, nếu qua nội dung của cuộc phỏng vấn thứ hai 8/2013, chúng ta đă thấy được một ĐTC Phanxicô: Vị Giáo Hoàng Ḍng Tên "v́ thương được chọn" cho Ḷng Thương Xót Chúa - với La Catholica, và qua nội dung của cuộc phỏng vấn thứ ba 9/2013, chúng ta c̣n thấy được một ĐTC Phanxicô: Vị Giáo Hoàng Vào Đời Cách Mạng - với tờ La Repubblica, th́ qua nội dung của cuộc phỏng vấn lần thứ nhất 7/2013 này, chúng ta sẽ thấy hiện lên một Đức Thánh Cha Phanxicô: Vị Giáo Hoàng B́nh Thường Dị Biệt. Chúng ta thử theo dơi xem sao nhé.

 

 

Cha Lombardi:

 

Thưa quí bạn, giờ đây chúng ta hân hoan được Đức Thánh Cha Phanxicô ở với chúng ta trên chuyến bay trở về này. Ngài đă dủ t́nh để ra nhiều giờ để kiểm điểm lại chuyến viêng thăm của ngài với chúng ta và hoàn toàn sẵn sàng đáp lại các câu hỏi của quí bạn. Tôi sẽ xin ngài ban cho chúng ta một chút dẫn nhập, rồi sau đó chúng ta sẽ bắt đầu theo danh sách của những ai đă yêu cầu được hỏi ngài, và chúng ta sẽ có các nhóm quốc gia và ngôn ngữ khác nhau. Vậy con xin được mời Đức Thánh Cha có đôi lời dẫn nhập.

ĐTC Phanxicô: 

Xin chào các bạn buổi tối và xin cám ơn các bạn rất nhiều. Tôi cảm thấy hài ḷng. Đây là một cuộc hành tŕnh tốt đẹp, nó đă giúp cho tôi về tinh thần. Tôi cảm thấy thấm mệt nhưng ḷng tôi lại hân hoan vui sướng, và tôi cảm thấy tốt đẹp, thật sự là tốt đẹp: chuyến đi này giúp ích cho tinh thần của tôi. Tôi thấy vui khi gặp gỡ dân chúng, v́ Chúa làm việc nơi từng người chúng ta, Ngài làm việc trong tâm can của chúng ta, và sự phong phú của Chúa lớn lao đến độ chúng ta luôn luôn có thể nhận được nhiều điều kỳ diệu từ người khác. Điều này có lợi cho tôi. Điều chia sẻ đầu tiên của tôi là thế. Tiếp đến tôi có thể nói rằng sự tốt lành, tâm hồn của người dân Ba Tây, là những ǵ to tát, thật sự là to tát. Họ là một dân tộc rất đáng yêu, một dân tộc thích mừng rỡ, thành phần mà thậm chí ngay cả giữa đớn đau bao giờ cũng t́m cách kiếm được sự thiện ở đâu đó. Thật là tốt lành: họ là một dân tộc linh hoạt, và họ đă chịu khổ đau thấm thía! Tính chất sinh động của nhân dân Ba Tây là những ǵ truyền nhiễm, thật sự là thế! Và họ có một trái tim lớn lao. Vậy tôi muốn nói đến thành phần tổ chức, cả về phía chúng tôi cũng như về phía người Ba Tây, đều tốt đẹp! Tôi cảm thấy như thể ḿnh đang ngồi ở trước một cái máy điện toán, một cái máy điện toán hiện thân... thật đó mà! Hết mọi sự rất ư là khít khao có đúng không? Thật là tuyệt vời. Thế rồi chúng tôi có vấn đề với các dự định về việc an toàn: an toàn chỗ này, an toàn chỗ kia; không hề có một tai nạn nào xẩy ra ở khắp Rio de Janerio trong những ngày qua, và hết mọi sự đều là những ǵ tự phát. Nhờ ít vấn đề an toàn hơn mà tôi đă có thể ở với dân chúng, tôi mới có thể ôm lấy họ, chào hỏi họ, không cần đến những chiếc xe vơ trang.... tin vào dân chúng là một thứ an toàn. Thật sự là bao giờ cũng có nguy hiểm đối với một số người điên khùng... thứ nguy hiểm do một số người khùng điên ra tay, thế nhưng vẫn có Chúa chứ! Tuy nhiên, thực hiện một thứ khoảng cách vơ trang ngăn cách giữa vị giám mục với dân chúng là một thứ khùng điên, và tôi thích thứ khùng điên kia hơn là thứ khùng điên này! Thứ khùng điên gây nguy cơ cho thứ khùng điên kia! Tôi thích thứ khùng điên kia hơn là thứ khùng điên này! Tất cả chúng ta đều cảm thấy tốt đẹp khi được gần gũi nhau.  

Rồi đến việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới, không phải ở một khía cạnh đặc biệt nào, mà là chung cho tất cả: yếu tố về nghệ thuật, yếu tố về tôn giáo, yếu tố về giáo lư, yếu tố về phụng vụ.... Tất cả đều tuyệt vời! Chúng có thể bày tỏ ḿnh nơi nghệ thuật. Hôm qua chẳng hạn, chúng thực sự đă thực hiện được những ǵ đáng yêu, thật sự là đáng yêu! Rồi Aparecida: đối với tôi Aparecida là một cảm nghiệm mănh liệt về tôn giáo. Tôi nhớ lại Hội Nghị lần thứ 5 Các Vị Giám Mục Mỹ Châu Latinh, tôi đă đến đó để cầu nguyện, để cầu nguyện. Tôi đă đến đó một ḿnh cách kín đáo, thế nhưng ở đó đă có một đám đông lạ lùng! Không thể nào lại như thế được như tôi đă biết trước khi đến đấy. Và chúng tôi đă cầu nguyện. Tôi không biết... một điều... về phía của anh chị em, đó là công việc anh chị em làm, họ nói với tôi như thế - tôi không đọc báo trong những ngày này, tôi không có giờ, tôi không xem truyền h́nh, không xem ǵ hết - nhưng họ nói với tôi về việc tốt đẹp đă được thực hiện ấy, thật sự là việc tốt đẹp. Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn về sự hợp tác của các bạn, cám ơn các bạn đă làm tất cả như thế. Đến con số, con số giới trẻ. Hôm nay - tôi khó có thể tin được, hôm nay, vị Thống Đốc đă nói khoảng 3 triệu. Tôi không thể nào tin nổi. Thế nhưng, từ bàn thờ nh́n xuống - thật đúng thế đấy! Tôi không biết anh chị em hay một số anh chị em có ở tại bàn thờ hay chăng. Từ bàn thờ, vào lúc kết Lễ, tất cả băi biển ngập tràn, xa cho tới những khúc cong; hơn 4 cây số. Có quá nhiều giới trẻ. Họ nói, Đức Tổng Giám Mục Tempesta nói, họ đến từ 178 quốc gia: 178 quốc gia! Ông phó tổng thống cũng cho tôi biết cùng một con số nên nó đúng đấy. Quan trọng thật! Không ngờ!

1- Juan de Lara (thông tấn xă quốc tế Efe ở Tây Ban Nha)

Xin kính chào Đức Thánh Cha ban tối. Thay mặt cho tất cả đồng nghiệp của chúng con, chúng con xin cám ơn ĐTC về những ngày đă được ĐTC cống hiến cho chúng con ở Rio de Janerio, về công việc ĐTC đă làm và về nỗ lực ĐTC đă thực hiện. Và cũng thay mặt cho tất cả phóng viên Tây Ban Nha, chúng con xin cám ơn ĐTC về lời cầu nguyện của ĐTC cho các nạn nhân của chuyến xe lửa bị tai nạn ở Santiago de Compostela. Thật vậy, chúng con xin cám ơn ĐTC rất nhiều. Câu hỏi đầu tiên không liên quan nhiều đến cuộc hành tŕnh này, nhưng chúng con lợi dụng dịp đang có đây để xin hỏi ĐTC là tâu ĐTC, trong 4 tháng vừa qua của giáo triều ĐTC chúng con thấy rằng ĐTC đă thiết lập một số các ủy ban khác nhau để canh tân cải cách Ṭa Thánh. Con xin hỏi ĐTC thế này: đâu là loại canh tân cải cách ĐTC đang có dự tính, ĐTC có thấy trước được khả năng đ́nh chỉ IOR vốn được gọi là Ngân Hàng Vatican hay chăng? Con xin cám ơn ĐTC.   

ĐTC Phanxicô:

 

Những bước đường tôi đă trải qua trong 4 tháng rưỡi này xuất phát từ 2 nguồn: nội dung của những ǵ đă được thực hiện, tất cả đều xuất phát từ các Cuộc Họp Chung của Hồng Y. Có một số điều được Hồng Y chúng tôi yêu cầu xuất phát từ vị đă trở thành tân Giáo Hoàng. Tôi nhớ rằng tôi đă xin nhiều điều, nghĩ rằng xẩy ra cho một ai khác... Chẳng hạn chúng tôi yêu cầu có một Ủy Ban 8 vị Hồng Y, chúng tôi biết rằng cần phải có một cơ cấu tham vấn viên ở bên ngoài, chứ không phải là các cơ cấu tham vấn vốn đă có, mà là cơ cấu bên ngoài. Điều này đă hoàn toàn hợp với - ở đây tôi đang thực hiện một thứ trừu tượng về tâm thần thế nhưng nó lại là cách thức tôi đang cố gắng giải thích nó đây - hợp với tính chất chín mùi nơi mối liên hệ giữa đoàn tính và quyền bính giáo hoàng. Nóí cách khác, việc thành lập 8 vị hồng y này là việc thiên về đoàn tính, các vị sẽ giúp các hội đồng giám mục khác nhau trên thế giới thể hiện ḿnh nơi chính việc quản trị của Giáo Hội. Có nhiều dự trù được phác họa nhưng chưa được áp dụng, chẳng hạn như việc cải cách Văn Pḥng Thượng Nghị Giám Mục cùng với phương pháp làm việc của văn pḥng này; như ủy ban Hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới là ủy ban có tính chất tham vấn thường trực; như các mật nghị Hồng Y có ít các chương tŕnh nghị sự hơn, về việc phong thánh chẳng hạn, nhưng cũng bao gồm cả các vấn đề khác nữa v.v. Như thế là cái nguồn về nội dung thứ nhất là ở chỗ đó! Cái nguồn thứ hai liên quan đến những hoàn cảnh hiện tại. Tôi thú thật là tôi đă không nỗ lực nhiều trong tháng đầu tiên của giáo triều ḿnh, trong việc tổ chức Ủy Ban 8 vị Hồng Y là bước khởi đầu. Phần về tài chính tôi đă có ư định giải quyết vào năm tới, v́ nó không phải là điều quan trọng cần phải thực hiện. Thế nhưng những ǵ cần phải làm đă được thay đổi v́ hoàn cảnh như bạn đă biết, những hoàn cảnh đă được phơi bày công khai. Những trục trặc bùng lên cần phải giải quyết. Trục trặc đầu tiên về IOR, tức là về cách điều hành cơ quan này, cách quan niệm về nó, cách tái thiết nó, cách đúng đắn hóa những ǵ cần phải đúng đắn, bởi thế mới có một nhóm được gọi là Ủy Ban Tham Khảo. Bạn đă quen biết với văn kiện chính thức liên quan đến mục đích của ủy ban này và ai là phần tử trong ủy ban này v.v. Thế rồi chúng tôi có một cuộc họp về Ủy Ban 15 vị Hồng Y để theo dơi các sự vụ về kinh tế của Ṭa Thánh. Các vị này ở khắp nơi trên thế giới. Sau đó trong khi chúng tôi đang sửa soạn cho cuộc họp ấy th́ chúng tôi thấy được nhu cầu cần phải thực hiện một Ủy Ban Tham Khảo duy nhất cho toàn bộ kinh tế vụ của Ṭa Thánh. Nghĩa là vấn đề kinh tế không thuộc về chương tŕnh nghị sự khi nó cần phải được giải quyết, thế nhưng những điều này xẩy ra khi bạn đang quản trị, ở chỗ, bạn cố gắng đi theo hướng này nhưng có ai đó lại ném cho bạn một trái banh từ một hướng khác khiến bạn phải quật cho nó bật trở lại. Không phải đường lối là thế hay sao? Nên đời sống là như vậy đó, nhưng điều này cũng thuộc về những ǵ kỳ diệu của đời sống. Tôi lập lại câu hỏi bạn đă hỏi tôi về IOR, xin thứ lỗi cho tôi, tôi đang nói tiếng Tây Ban Nha. Xin thứ lỗi cho tôi, câu trả lời đến với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha.

 

Trở lại câu bạn hỏi tôi về IOR, tôi không biết IOR sẽ kết thúc ra sao. Một số người nói có lẽ tốt hơn là nó trở thành như một nhà băng, những người khác lại nói nó phải là một thứ quĩ cứu trợ, có những người lại nói nó cần phải bị đóng cửa. Đấy! Đó là những ǵ người ta nói. Tôi không biết. Tôi tin tưởng vào việc làm của nhân viên IOR, thành phần đang lo cho IOR, và tin tưởng vào cả nhân viên của Ủy Ban này nữa. Vị Chủ Tịch IOR vẫn tại chức, như trước, trong khi vị Giám Đốc và Phó Giám Đốc đă từ nhiệm. Thế nhưng tôi không biết tất cả những điều ấy sẽ kết thúc ra sao, tuy nhiên không sao, v́ chúng tôi tiếp tục theo dơi và sẽ thực hiện một điều ǵ đó. Chúng ta là loài người trong tất cả những sự ấy mà. Chúng ta cần phải t́m cách giải quyết tốt đẹp nhất, chắc chắn là thế. Tuy nhiên h́nh thức của IOR - cho dù là một nhà băng, một quĩ cứu trợ hay là một cái ǵ khác - cũng cần phải làm sao cho thanh liêm và thành thực, cần phải như thế. Cám ơn bạn.

 

2- Andrea Tornielli (đại diện cho nhóm Ư quốc)

 

Trọng Kính Đức Thánh Cha, con muốn hỏi một điều có lẽ không khéo cho lắm, đó là có một tấm h́nh chụp đă được phổ biến khắp thế giới khi chúng ta lên đường về việc ĐTC leo lên các bậc thang máy bay lại xách một cái cặp đen, và đă có những bài viết trên khắp thế giới bày tỏ nhận định về chuyến đi mới này. Đúng thế, về việc Đức Giáo Hoàng leo lên các bậc - phải nói là chưa bao giờ xẩy ra trước đây chuyện Đức Giáo Hoàng leo lên máy bay xách theo hành lư riêng của ḿnh. Bởi thế mà đă có những ư nghĩ khác nhau về những ǵ ở trong cái túi đen ấy. Vậy câu hỏi của con là thế này: trước hết, tại sao Đức Thánh Cha lại xách theo cái túi đen ấy, chứ không phải là một người trong phái đoàn tháp tùng của Đức Thánh Cha, và thứ hai, Đức Thánh Cha có thể nói cho chúng con biết cái túi đen ấy đựng những ǵ trong đó? Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Nó không có cái chốt cho bom nguyên tử đâu! Ồ! tôi xách theo nó v́ đó là những ǵ tôi hằng làm đó thôi. Khi nào du hành th́ tôi mang nó theo. C̣n bên trong đựng những ǵ ư? Có một cái cạo râu, một cuốn sách nguyện, cuốn nhật kư của tôi, một cuốn sách để đọc - Tôi mang theo cuốn về Thánh Thérèse of Lisieux là vị tôi sùng kính. Bao giờ tôi cũng mang cái túi này đi khi du hành. Đó là chuyện b́nh thường thôi. Chúng ta cần phải sống b́nh thường... Tôi không biết... những ǵ bạn nói hơi lạ đối với tôi đấy, tấm h́nh chụp ấy đă được phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm quen với những ǵ là b́nh thường. Tính chất b́nh thường của đời sống. Andrea, tôi không biết tôi đă trả lời câu hỏi của bạn chưa.

 

3- Aura Miguel (đại diện nhóm Bồ Đào Nha của Radio Renascenca)

 

Tâu Đức Thánh Cha, tôi xin hỏi Đức Thánh Cha là tại sao Đức Thánh Cha cứ nhấn mạnh đến việc xin dân chúng cầu nguyện cho ngài? Đó không phải là điều b́nh thường, chúng con không thường nghe thấy một vị Giáo Hoàng thường hay xin dân chúng cầu nguyện cho ngài...

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tôi đă luôn luôn xin điều ấy. Khi tôi c̣n là một linh mục tôi đă xin như thế, nhưng không thường xuyên mấy. Tôi bắt đầu xin thường xuyên hơn nữa khi tôi giữ phận vụ của một vị giám mục, v́ tôi cảm thấy rằng nếu Chúa không giúp vào công việc trợ giúp Dân Chúa tiến lên ấy th́ tôi không thể nào thực hiện được. Tôi thực sự ư thức được nhiều cái hạn hẹp của ḿnh, với đầy những vấn đề, và như bạn biết tôi là một tội nhân nên tôi cần phải xin điều ấy. Thế nhưng nó xuất phát từ bên trong đấy! Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi nữa. Đó là một thói quen, mà là một thói quen xuất phát từ ḷng của tôi và đồng thời cho cả nhu cầu thực sự đối với việc làm của tôi nữa. Tôi cảm thấy tôi cần phải xin... Tôi không biết nữa, nhưng nó là thế đấy...

 

4- Philip Pullella (đại diện nhóm tiếng Anh từ thông tấn xă Reuters)

 

Tâu Đức Thánh Cha, thay mặt cho nhóm Tiếng Anh, con xin cám ơn Đức Thánh Cha đă dành giờ cho chúng con. Người bạn đồng nghiệp de Lara của chúng con đă đặt ra một vấn đề mà chúng con đều muốn hỏi, bởi vậy, con sẽ tiếp tục chiều hướng này với một chút thêm thắt như sau: Khi Đức Thánh Cha t́m cách thực hiện những thứ thay đổi ấy, theo con nhớ, Đức Thánh Cha đă nói với nhóm Mỹ Châu Latinh rằng có nhiều vị thánh đang làm việc ở Vatican, nhưng cũng có thành phần không thánh thiện cho lắm, phải không ạ? Vậy th́ Đức Thánh Cha có gặp phải thái độ kháng cự lại với ước muốn thay đổi các sự thể ở Vatican hay chăng? Đức Thánh Cha có bị chống đối không? Câu hỏi thứ hai đó là Đức Thánh Cha sống một cách rất ư là khổ hạnh, ở chỗ Đức Thánh Cha cứ ở tại Nhà Thánh Matta, v.v. Vậy Đức Thánh Cha có muốn cho các vị cộng sự viên của ḿnh, bao gồm cả các vị hồng y, theo gương này hay chăng, và có thể sống thành cộng đồng, hay đó chỉ là một điều dành cho riêng một ḿnh Đức Thánh Cha mà thôi?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Các thứ thay đổi... các thứ thay đổi này cũng xuất phát từ 2 nguồn, từ những ǵ các hồng ư chúng tôi yêu cầu và từ những ǵ do chính cá nhân tôi. Bạn đă đề cập đến sự kiện tôi vẫn c̣n ở Nhà Thánh Matta. Thế nhưng tôi không thể sống một ḿnh ở trong một Dinh Thự, cho dù là nó không sang trọng ǵ. Căn chung cư của Giáo Hoàng không có ǵ là đặc biệt sang trọng! Kích thước của nó vừa phải nhưng không sang trọng. Thế nhưng tôi không thể sống một ḿnh hay với một nhóm nhỏ! Tôi cần dân chúng, tôi cần gặp gỡ dân chúng, nói chuyện với dân chúng. Và đó là lư do tại sao trẻ em từ các học đường của Ḍng Tên đă hỏi tôi rằng: "Tại sao cha làm như thế? V́ khổ hạnh, v́ nghèo khó?" Không, lư do của nó là tâm lư, đơn giản có vậy thôi, v́ theo tâm lư, tôi không thể làm ǵ khác hơn. Ai cũng sống cuộc đời riêng của ḿnh, hết mọi người đều có cách sống và hiện hữu riêng của họ. Các Hồng Y làm việc ở Ṭa Thánh không sống cuộc sống giầu sang phú quí: các vị sống ở các chung cư nhỏ, các vị sống khắc khổ, các vị thật sự là khắc khổ. Những chung cư tôi biết, những chung cư do APSA cung cấp cho các vị Hồng Y. Vậy, đối với tôi, có một điều khác tôi muốn nói đến. Hết mọi người cần phải sống như Chúa muốn họ sống. Thế nhưng, vấn đề khổ hạnh - một thứ khổ hạnh tổng quát - tôi nghĩ rằng là những ǵ cần thiết cho tất cả những ai hoạt động phục vụ Giáo Hội. Có nhiều thứ bóng dáng của khổ hạnh... ai cũng cần phải t́m kiếm cách thức riêng của ḿnh. Liên quan đến các vị thánh, quả thực là có các vị thánh: các vị hồng y, linh mục, giám mục, nữ tu, giáo dân; thành phần cầu nguyện, thành phần chịu khó làm việc, và là thành phần âm thầm giúp đỡ kẻ nghèo. Tôi biết có một số người gặp trở ngại trong việc phân phát thực phẩm cho người nghèo, nhưng rồi trong giờ rảnh rỗi của ḿnh, đi làm thừa tác vụ ở nhà thờ này hay nhà thờ kia. Họ là những linh mục. Ở Ṭa Thánh có các vị thánh. Cũng có một số không thánh cho lắm, và đó là những người bạn đang muốn nghe đến. Bạn biết rằng chỉ cần một cây đổ xuống thôi cũng làm ầm lên hơn là cả một cánh rừng đang vươn lên. Nên tôi cảm thấy đau đớn khi thấy những điều ấy xẩy ra. Thế nhưng, có một số, một số thôi gây gương mù gương xấu. Chúng ta có Đức Ông ấy ở trong tù, tôi nghĩ rằng ngài vẫn đang ở trong tù. Ngài không thực sự vào tù v́ ngài giống như Chân Phước Imalda, ngài không phải là thánh nhân. Đó là những vụ bê bối và chúng thực sự là tác hại. Có một điều - tôi chưa hề nói điều này trước đây, nhưng tôi nhận thấy nó - tôi nghĩ rằng Ṭa Thánh, một cách nào đó, đă rơi xuống khỏi tầm mức đă từng có, khi c̣n ở vào những ngày tháng c̣n những thành phần thuở xưa sùng mộ giáo hoàng (curalist)... c̣n những ǵ liên quan đến con người thuở xưa sùng mộ giáo hoàng, trung thành, làm phận vụ của ḿnh. Chúng ta cần những con người ấy. Tôi nghĩ... cũng có một số, nhưng không nhiều như đă từng có. Tôi muốn nói đến những ǵ liên quan đến thành phần thuở xưa sùng mộ giáo hoàng. Tôi cần đến họ hơn nữa. Tôi có gp chống đối ư! Ồ! nếu có chống đối chăng nữa th́ tôi chưa hề thấy nó. Thật sự th́ tôi chưa làm nhiều cho lắm, nhưng tôi có thể nói rằng tôi đă được giúp đỡ, và tôi đă có được những con người trung thành. Chẳng hạn, tôi thích khi người ta nói cùng tôi rằng: "Tôi không đồng ư", và tôi đă gặp như thế. "Thế nhưng tôi không thấy như vậy, tôi bất đồng: đó là những ǵ tôi nghĩ, c̣n ngài cứ làm như ngài muốn". Đó là một thứ hợp tác thực sự. Và tôi đă thấy có người như thế ở Ṭa Thánh. Đó là một điều tốt. Thế nhưng cũng có những người nói rằng: "Ô, tuyệt vời biết bao, tuyệt với biết mấy, tuyệt vời biết chừng nào", rồi sau đó họ nói ngược lại ở chỗ khác... Tôi chưa gặp phải ai như vậy. Có thể là xẩy ra, có thể là có người như vậy, nhưng tôi không thấy họ. Vấn đề chống đối: trong 4 tháng nay, bạn sẽ không thấy ǵ mấy.  

 

5- Patricia Zorzan (một nữ phóng viên Ba Tây):

 

Con xin nói thay cho những người Ba Tây, đó là xă hội đă đổi thay, giới trẻ đă thay đổi, và ở Ba Tây chúng ta thấy rất nhiều giới trẻ. Ngài không nói về vấn đề phá thai, về vấn đề hôn nhân đồng tính. Ở Ba Tây có một khoản luật đă được phê chuẩn nới rộng quyền phá thai và cho phéo hôn nhân giữa hai người cùng phái tính. Tại sao ngài không nói về điều ấy chứ?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Giáo Hội đă nói quá rơ ràng về vấn đề này rồi. Không cần trở lại với nó làm ǵ, như tôi cũng không nói đến vấn đề gian lận, gian dối hay các vấn đề khác đă rơ ràng trong giáo huấn của Giáo Hội!

 

6- Patricia Zorzan

 

Thế nhưng giới trẻ lại hào hứng ở vấn đề ấy...

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đúng thế, cho dù không cần phải nói đến nó, mà nói đến những ǵ là tích cực để dẫn đường cho giới trẻ. Như thế không đúng hay sao! Ngoài ra, giới trẻ biết rất rơ những ǵ Giáo Hội chủ trương!

 

7- Patricia Zorzan:

 

Xin phép cho chúng con được hỏi chủ trương của Đức Thánh Cha ra sao?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đó là chủ trương của Giáo Hội. Tôi là con cái của Giáo Hội mà.

 

8- Antonie-Marie Izoard (nhóm Pháp quốc):

 

Kính chào Đức Thánh Cha, đại diện cho các bạn đồng nghiệp francophone của con trên chuyến bay này - tất cả là 9 chúng con - chúng con thật ḷng biết ơn Đức Thánh Cha, một vị Giáo Hoàng không muốn được phỏng vấn. Ngay từ ngày 13/3, Đức Thánh Cha đă cho thấy ḿnh là vị Giám Mục Rôma một cách nhấn mạnh cả thể, rất cả thể. Vậy, chúng con muốn hiểu được ư nghĩa sâu xa của việc nhấn mạnh này, có lẽ thay v́ tính chất đoàn tính chúng con có thể nói về tính chất đại kết, có lẽ vị thế của Đức Thánh Cha trong Giáo Hội là primus inter pares - thứ nhất trong b́nh đẳng? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đúng thế, trong vấn đề này, chúng ta cần phải đi xa hơn những ǵ được nói tới. Giáo Hoàng là một vị giám mục, Giám Mục Rôma, và v́ ngài là Giám Mục Rôma mà ngài là vị thừa kế Thánh Phêrô, Đại Diện Chúa Kitô. C̣n có những danh hiệu khác, nhưng danh hiệu đầu tiên là "Giám Mục Rôma" và mọi sự căn cứ vào đó. Vấn đề nói và nghĩ rằng điều này có nghĩa là primus inter pares - thứ nhất trong b́nh đẳng th́ không phải như thế. Nó chỉ là danh xưng đầu tiên của Giáo Hoàng: Giám Mục Rôma, thế thôi. Tuy nhiên, c̣n có những danh hiệu khác nữa... Tôi nghĩ bạn nói về vấn đề đại kết ǵ đó. Tôi nghĩ danh xưng này thực sự giúp vào vấn đề đại kết. Thế nhưng chỉ duy điều này...

 

9- Dario Menor Torres (của tờ Nhật Báo Tây Ban Nha La Razón ở Thủ Đô Ma Ní):

 

Một câu hỏi về vấn đề Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao. Một tuần trước đây Đức Thánh Cha có đề cập đến có một em bé đă hỏi Đức Thánh Cha rằng Đức Thánh Cha cảm thấy ra sao, hoặc là một ai đó có thể tượng tượng ḿnh làm Giáo Hoàng, hay là bất cứ ai đó muốn làm Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha đă trả lời rằng người đó có lẽ là bị khùng mới muốn như thế. Sau khi cảm nghiệm đầu tiên của Đức Thánh Cha ở giữa một đám rất đông dân chúng, như Đức Thánh Cha đă thấy trong những ngày ở Rio, Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào trong vai tṛ làm Giáo Hoàng, nó có khó lắm hay chăng, hoặc Đức Thánh Cha cảm thấy sung sướng được làm Giáo Hoàng, hay đức tin của Đức Thánh Cha được tăng trưởng một cách nào đó, hoặc ngược lại, Đức Thánh Cha đă cảm thấy có những nghi ngại do dự nào đó. Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Vấn đề làm việc của một giám mục là một điều tuyệt vời. Vấn đề hiện lên khi ai đó t́m kiếm công việc này: điều ấy th́ không tốt lắm, nó không từ Chúa mà ra. Thế nhưng, khi Chúa gọi một vị linh mục làm giám mục th́ là điều tốt. Bao giờ cũng có cơ nguy khi nghĩ về bản thân ḿnh cao hơn người khác một chút, không giống người khác, một cái ǵ đó như một ông hoàng. Đó là những nguy cơ và là những ǵ tội lỗi. Thế nhưng công việc của một vị giám mục th́ tuyệt vời: nó giúp cho anh chị em của ḿnh tiến tới. Vị giám mục đi trước tín hữu, khai lối mở đường; vị giám mục ở giữa tín hữu, bồi dưỡng mối hiệp thông; và vị giám mục ở sau tín hữu, v́ tín hữu thường có thể đi trệch đường. Vị giám mục cần phải như thế đó. Bạn hỏi tôi rằng tôi có thích hay chăng. Phải tôi thích là một giám mục, tôi thích giám mục. Ở Buenos Aires tôi cảm thấy rất sung sướng, rất hạnh phúc! Thật đó, tôi cảm thấy hạnh phúc. Chúa là Đấng đă giúp tôi như thế. Là linh mục tôi cảm thấy sung sướng, và làm giám mục, tôi cũng cảm thấy sung sướng. Như thế, tôi muốn nói rằng: tôi thích điều ấy!

 

10- Một bộc phát:

 

C̣n làm Giáo Hoàng th́ sao?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Cũng thế, cũng thế! Khi Chúa đặt các bạn vào đó th́ nếu các bạn thực hiện những ǵ Chúa muốn là các bạn cảm thấy sung sướng. Đó là cảm thức của tôi, đó là cách tôi cảm thấy vậy. 

 

11- Salvatore Mazza (thuộc Nhóm Ư quốc của tờ Nhật Báo Avvenire):

 

Con không thể đứng lên. Xin tha cho con, con không thể đứng lên v́ bao nhiêu là giây rợ ở dưới chân của con. Chúng con đă thấy trong những ngày qua, chúng con đă thấy Đức Thánh Cha đầy sinh lực, cho dù là đêm khuya. Chúng con đang thấy Đức Thánh Cha giờ đây trên chiếc máy bay đang nghiêng ngả từ bên này sang bên kia mà Đức Thánh Cha vẫn trầm lặng đứng đó, không ngắc ngư một giây phút nào. Chúng con xin hỏi Đức Thánh Cha về vấn đề các chuyến đi trong tương lai. Nhiều tin đồn về Á Châu, về Giêrusalem, về Á Căn Đ́nh. Đức Thánh Cha đă có một lịch tŕnh dứt khoát nhiều ít nào đó cho năm tới hay chăng, hay mọi sự vẫn chưa đưoọc quyết định?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Dứt khoát, chưa có ǵ là dứt khoát cả. Thế nhưng, tôi có thể nói một số điều đang được hoạch định. Một điều đă được khẳng định - xin lỗi - đó là ngày 22/9 ở Cagliari. Rồi 4/10 ở Assisi. Ở trong nước Ư, tôi đă có ư định đến thăm họ hàng của tôi một ngày, bằng cách bay đến đó vào ban sáng và trở về vào sáng hôm sau, để chúc lành cho họ, họ gọi điện thoại cho tôi và chúng tôi có một mối liên hệ tốt đẹp. Thế nhưng, chỉ một ngày duy nhất thôi. C̣n ở ngoài Ư quốc: Đức Thượng Phụ Bartholomaios I muốn thực hiện một cuộc gặp gỡ để tưởng niệm 50 năm cuộc gặp gỡ giữa Đức Thượng Phụ Athenagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ở Giêrusalem. Chính Quyền Do Thái cũng đă gửi lời mời đặc biệt để tôi tới Giêrusalem. Tôi nghĩ Chính Quyền Palestine cũng đă làm như thế. Đó là những ǵ đang trong ṿng cứu xét: hoàn toàn chưa có ǵ dứt khoát về việc tôi đi hay không đi... Rồi ở Mỹ Châu Latinh, tôi không nghĩ có khả năng trở lại, v́ vị Giáo Hoàng Mỹ Châu Latinh này đă thực hiện chuyến tông du đầu tiên của ḿnh tại Mỹ Châu Latinh. Đủ rồi! Bởi vậy chúng ta cần phải đợi ít lâu nữa đă! Tôi nghĩ rằng tôi có thể đến Á Châu nhưng tất cả vẫn c̣n chưa có ǵ hết. Tôi đă được mời đến Sri Lanka cũng như đến Phi Luật Tân. Thế nhưng tôi cần phải đến Á Châu. V́ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI không có giờ đến Á Châu và đây là một vấn đề quan trọng. Ngài đă đến Úc Châu rồi đến Âu Châu và Mỹ Châu, c̣n Á Châu... Vấn đề về Á Căn Đ́nh: có lúc tôi mghĩ rằng việc này có thể đợi ít lâu đă, v́ những tất cả những chuyến tông du này cần phải theo thứ tự ưu tiên. Tôi muốn đến Istanbul vào ngày 30/9, thăm Đức Thượng Phụ Bartholomaios I, nhưng bất khả, bất khả v́ chương tŕnh của tôi. Nếu chúng tôi gặp nhau th́ sẽ ở tại Giêrusalem.

 

12- Một bộc phát:

 

C̣n Fatima th́ sao cơ?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Fatima, cũng đă có lời mời đến Fatima, đúng vậy, đúng vậy. Đă có lời mới đến Fatima.

 

13- Một bộc phát:

 

30/9 hay 30/11 ạ?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tháng 11, Tháng 11, lễ Thánh Anrê

 

(Biệt chú của người dịch Việt ngữ: thường th́ vào ngày Lễ Trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô 29/6 hằng năm, hai vị Thánh tiêu biểu cho Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Tây phương, và Lễ Thánh Anrê ngày 30/11 hằng năm, vị thánh quan thày của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, hai Giáo Hội Đông và Tây có những trao đổi hay gặp gỡ có tính cách đại kết. Bởi thế, ĐTC Phanxicô cho biết ngài có thể gặp gỡ Đức Thượng Phụ hoàn vũ Bartholomaios I ở Giêrusalem nhân dịp tưởng niệm hai giáo hội chính yếu này của Kitô Giáo đă chính thức tha vạ tuyệt thông từ năm 1052 cho nhau qua hai vị đại diện của hai Giáo Hội bấy giờ là Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras ở Giêrusalem ngày 5/1/1964, một tác động đại kết lịch sử hết sức đặc biệt của chuyến tông du ngoài Ư quốc đầu tiên của một vị giáo hoàng Công Giáo Rôma trong lịch sử Giáo Hội, ngay khi Công Đồng Chung Vaticanô II là công đồng chủ trương canh tân nội bộ, cởi mở với thế giới, đối thoại liên tôn và đại kết Kitô giáo). 

 

14- Ada Messia (CNN Hoa Kỳ):

 

Kính chào Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha đối đầu khá hơn con... Không, không, không, được mà, được mà. Vấn đề của con là thế này: khi Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ đến từ Á Căn Đ́nh, có thể vừa nói đùa có thể vừa nói thật, Đức Thánh Cha đă nói với họ rằng cả Đức Thánh Cha nữa có những lúc cảm thấy bị g̣ bó. Chúng con muốn biết thực sự Đức Thánh Cha đă ám chỉ về điều ǵ...

 

ĐTC Phanxicô:

 

Bạn biết rằng tôi thường muốn như thế nào đi bộ qua các đường phố ở Rôma, v́, ở Buenos Aires, tôi thích đi bộ trong thành phố, tôi thật sự là thích làm như thế! Bởi thế tôi cảm thấy hơi bị g̣ bó. Thế nhưng, tôi phải công nhận một điều, đó là những người thuộc Lực Lượng Vệ Binh Vatican rất tốt, họ thật sự, thật sự là tốt, tôi phải biết ơn họ. Vậy họ để cho tôi làm thêm một ít điều nữa! Tôi nghĩ ... công việc của họ là giữ an toàn. Bởi thế vấn đề g̣ bó là như thế. Tôi thích đi ra ngoài bách bộ nhưng tôi hiểu rằng điều ấy không thể nào khả dĩ: Tôi hiểu mà. Đó là những ǵ tôi muốn nói. V́ tôi thường - như chúng ta nói ở Buenos Aires - một callejero, một linh mục hè phố...

 

ĐTC Phanxicô:

 

Cho tôi hỏi mấy giờ rồi nhỉ, v́ họ phải dọn bữa tối nữa, thế nhưng tất cả các bạn đói chưa?

 

15- Background:

 

Chưa, chưa...

 

16- Marcio Campos (Ba Tây):

 

Trọng kính Đức Thánh Cha, con muốn nói rằng khi nào Đức Thánh Cha cảm thấy nhớ Ba Tây, một dân tộc hân hoan vui vẻ, th́ xin Đức Thánh Cha hăy cầm lá cờ con đă dâng Đức Thánh Cha. Con cũng xin cám ơn các bạn đồng nghiệp của con thuộc các tờ nhật báo Folha de Săo Paulo, Estado, Globo và Veja cho phép con đại diện họ để đặt vấn đề này. Kính thưa Đức Thánh Cha, thật là khó khăn trong việc tháp tùng một vị Giáo Hoàng, rất ư là khó. Tất cả chúng con đều vất vả, Đức Thánh Cha th́ khỏe mạnh c̣n chúng con th́ mệt mỏi... Ở Ba Tây, Giáo Hội Công Giáo đă mất một số tín hữu trong những năm gần đây. Phải chăng phong trào Canh Tân Đặc Sủng là đường lối duy nhất khả dĩ để bảo đảm là tín hữu không đến với Giáo Hội Ngũ Tuần hay đến với các nhà thờ thuộc phái ngũ tuần? Con xin cám ơn rất nhiều về sự hiện diện của Đức Thánh Cha và xin cám ơn rất nhiều về việc Đức Thánh Cha ở với chúng con.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Điều bạn đang nói về vấn đề giám sút con số tín hữu rất đúng: đúng đấy, đúng đấy. Thống kê có đó. Chúng tôi đă nói với các vị giám mục Ba Tây về vấn đề này ở cuộc họp hôm qua. Bạn hỏi về phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Tôi sẽ nói cho bạn biết một điều. Trở về cuối thập niên 1970 và bắt đầu sang thập niên 1980, tôi đă không có giờ cho phong trào này. Có lần nói về họ, tôi đă bảo là "Những con người này lẫn lộn việc cử hành phụng vụ với những điệu nhẩy samba!" Tôi thực sự đă nói thế. Giờ đây tôi cảm thấy hối hận. Tôi đă biết rồi. Thật ra phong trào này, với các người lănh đạo tốt lành, đă tạo được tiến bộ lớn lao. Giờ đây tôi nghĩ rằng nói chung th́ phong trào này mang lại nhiều lợi ích cho Giáo Hội. Ở Buenos Aires, tôi đă thường xuyên gặp họ và mỗi năm một lần tôi đă cử hành một Thánh lễ với tất cả họ tại Vương Cung Thánh Đường. Tôi đă luôn nâng đỡ họ sau khi tôi hoán cải, sau khi tôi thấy được sự thiện họ làm. V́, ở vào thời điểm này trong Giáo Hội - ở đây tôi trả lời một cách hơi tổng quát - tôi tin rằng các phong trào đều cần thiết. Các phong trào là một ân huệ của Thần Linh. "Thế nhưng làm sao bạn có thể kiểm soát được một phong trào rất phóng khoáng? Giáo Hội cũng phóng khoáng nữa! Thánh Linh làm những ǵ Ngài muốn. Ngài là Đấng kiến tạo nên sự ḥa hợp, thế nhưng tôi tin rằng các phong trào là một ân huệ, những phong trào có tinh thần của Giáo Hội. Tóm lại, tôi không nghĩ rằng phong trào Canh Tân Đặc Sủng chỉ ngăn ngừa một số người khỏi chuyển sang các giáo phái ngũ tuần. Không! Nó cũng phục vụ cho chính Giáo Hội nữa! Nó canh tân chúng ta. Mọi người t́m kiếm phong trào của ḿnh theo đặc sủng của ḿnh, nơi Thánh Linh lôi kéo họ.

 

17- Question in the background:

 

ĐTC Phanxicô:

 

Yo estoy cansado.  Tôi mệt rồi.

 

18- Jean-Marie Guénois (của tờ Le Figaro Pháp quốc):

 

Kính Thưa Đức Thánh Cha, cùng với các bạn đồng nghiệp tờ La Croix con có một câu hỏi. Đức Thánh Cha đă nói rằng không có nữ giới th́ Giáo Hội trở nên cằn cỗi. Vậy th́ Đức Thánh Cha sẽ thực hiện những đường lối cụ thể ra sao? Chẳng hạn, phong chức nữ phó tế cho nữ giới hay đặt một phụ nữ làm đầu một phân bộ ở Ṭa Thánh? C̣n một câu hỏi nho nhỏ về kỹ thuật nữa đó là Đức Thánh Cha nói Đức Thánh Cha đă mệt rồi. Vậy th́ chuyến bay trở về này có được đặc biệt sắp xếp một cách nào đó hay chăng? Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Chúng ta hăy bắt đầu với câu hỏi cuối. Chiếc máy bay này không có bất kỳ một sắp xếp đặc biệt nào hết. Tôi ngồi ở trên đầu này, tôi có một chiếc ghế đẹp, một chiếc ghế b́nh thường, một chiếc ghế giống như mọi người khác. Tôi đă bảo viết một bức thư và gọi điện thoại cho biết rằng tôi không muốn những sắp xếp đặc biệt trên máy bay: vấn đề đă rơ rồi chưa? Thứ đến là vấn đề về nữ giới. Một Giáo Hội thiếu nữ giới th́ giống như Tông Đồ đoàn thiếu Mẹ Maria. Vai tṛ của nữ giới trong Giáo Hội không phải chỉ thuần túy là vai tṛ của tính chất mẫu thân, vai tṛ làm mẹ, mà c̣n hơn thế nữa, v́ vai tṛ này chính là h́nh ảnh của Đức Trinh Nữ, của Đức Mẹ; những ǵ giúp cho Giáo Hội tăng trưởng! Thế nhưng, hăy nghĩ đến nó, Đức Mẹ c̣n quan trọng hơn cả các Tông Đồ! Mẹ là vị quan trọng hơn! Giáo Hội là nữ giới. Mẹ là Giáo Hội, Mẹ là hôn thê, Mẹ là người mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ trong Giáo Hội không phải chẳng những ... tôi không biết nói điều này như thế nào bằng tiếng Ư... vai tṛ của nữ giới trong Giáo Hội không chỉ hạn hẹp nơi việc làm mẹ, làm việc, một vai tṛ hạn chế... Không! Nó có một cái ǵ khác nữa! Nhưng các vị Giáo Hoàng... Đức Phaolô VI đă viết rất hay về nữ giới, và tôi tin rằng chúng ta c̣n nhiều điều phải thực hiện trong việc làm sáng tỏ vai tṛ và đặc sủng của nữ giới. Chúng ta không thể nào nghĩ được rằng một Giáo Hội mà lại không có nữ giới, mà là nữ giới chủ động trong Giáo Hội, nơi vai tṛ chuyên biệt của ḿnh. Tôi nghĩ đến một thí dụ không liên quan ǵ đến Giáo Hội, một thí dụ về lịch sử, đó là ở Mỹ Châu Latinh, ở Paraguay. Đối với tôi, nữ giới ở Paraguay là thành phần nữ giới rạng ngời nhất ở Mỹ Châu Latinh. Bạn có phải là paraguayo hay chăng? Sau cuộc chiến, cứ 8 người đàn bà cho mỗi người đàn ông, nên thành phần nữ giới đă gặp phải khó khăn trong vấn đề quyết định, quyết định sinh con để cứu quê hương của ḿnh, văn hóa của ḿnh, đức tin của ḿnh và tiếng nói của ḿnh. Trong Giáo Hội, đó là cách chúng ta nghĩ về nữ giới, ở chỗ thực hiện những quyết định liều lĩnh mà là như một phụ nữ. Điều này cần phải được dẫn giải hơn nữa. Tôi tin rằng chúng ta chưa đạt đến một khoa thần học sâu xa về vai tṛ phụ nữ trong Giáo Hội. Tất cả những ǵ chúng ta nói đó là họ có thể làm được điều này, họ có thể làm được việc kia, nay họ là những giúp lễ viên, nay họ là những người đọc lời Chúa trong thánh lễ, họ đảm trách Caritas (Hội Bác Ái Công Giáo). Thế nhưng, c̣n nữa! Chúng ta cần phải  khai triển một khoa thần học sâu xa về vai tṛ nữ giới. Đó là những ǵ tôi đang suy nghĩ.

 

19- Pablo Ordas (của tờ nhật báo El País có đông độc giả nhất ở Tây Ban Nha): 

 

Chúng con muốn biết về mối liên hệ làm việc, không phải chỉ là mối liên hệ về t́nh thân hữu mà là mối liên hệ về sự hợp tác, giữa Đức Thánh Cha và Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Chưa bao giờ xẩy ra một trường hợp nào như thế này trước đây, và Đức Thánh Cha có thường liêc lạc với ngài và ngài có giúp Đức Thánh Cha trong việc này hay chăng. Con xin đa tạ Đức Thánh Cha.  

 

ĐTC Phanxicô: 

 

Tôi nghĩ rằng lần cuối có 2 vị Giáo Hoàng hay 3 vị Giáo Hoàng, các ngài không nói với nhau; các ngài đối chọi nhau để xem ai là Giáo Hoàng thật. Bởi thế chúng ta mới có đến 3 vị Giáo Hoàng trong thời kỳ Ly Giáo Đông Phương (Western Schism).  

 

Có một điều diễn tả mối liên hệ của tôi với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đó là tôi rất cảm mến ngài. Tôi bao giờ cũng quí mến ngài. Đối với tôi th́ ngài là một con người của Thiên Chúa, một con người khiêm tốn, một con người cầu nguyện. Tôi rất sung sướng khi thấy ngài được chọn làm Giáo Hoàng. Cũng thế, khi ngài từ nhiệm, tôi thấy đó là một tấm gương vĩ đại. Một con người cao cả. Chỉ có con người cao cả mới làm như thế thôi! Một con người của Thiên Chúa và là một con người của cầu nguyện. Giờ đây ngài đang sống ở Vatican, và có những người nói với tôi rằng: "Làm sao lại như thế được chứ? Hai vị Giáo Hoàng ở Vatican! Ngài không xen vào chuyện của Đức Thánh Cha sao? Không phải là ngài đang mưu đồ chống lại Đức Thánh Cha hay sao?" Không, chẳng có một sự ǵ như thế hết. Tôi có câu trả lời tốt đẹp cho vấn đề này là: "Nó giống như có một người ông ở trong nhà", một người ông khôn ngoan. Khi trong nhà có một người ông sống ở đó th́ ông được tôn kính, mến yêu và lắng nghe. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một con người rất khôn ngoan. Ngài không xen chuyện! Tôi đă thường nói với ngài như thế này: "Kính Đức Thánh Cha, xin cứ việc tiếp khách, thoải mái với cuộc sống của ḿnh, xin đến với chúng con". Ngài đă đến khánh thành và làm phép tượng Thánh Micae. Câu nói ấy gồm tóm tất cả. Đối với tôi, nó giống như có một người ông ở trong nhà, một người cha của tôi. Nếu tôi gặp bất cứ một khó khăn nào hay không hiểu điều ǵ th́ tôi gọi điện thoại để hỏi ngài: "Xin cho con biết con có thể làm thế này hay thế kia hay chăng?" Khi tôi đến nói chuyện với ngài về vấn đề hệ trọng Vatileaks (vấn đề tài liệu mật của Tóa Thánh bị tiết lộ - biệt chú của người dịch Việt ngữ), th́ ngài đă giải thích tất cả cho tôi một cách rất chân thành... hữu ích. Có một điều tôi không biết là bạn có biết hay chăng - tôi tin rằng bạn biết nhưng tôi không dám chắc - đó là khi ngài nói với chúng tôi những lời tự biệt vào ngày 28/2, th́ ngài đă nói rằng: "Giữa chư huynh có vị Giáo Hoàng kế tiếp: Tôi hứa vâng phục người". Ngài là một con người cao cả; đó là một con người cao cả! 

 

20- Ana Fereira (Ba Tây)

 

Kính chào đức Thánh Cha buổi tối. Xin đa tạ Đức Thánh Cha. Con muốn nói bao lời "đa tạ". Đa tạ Đức Thánh Cha v́ Đức Thánh Cha đă mang rất nhiều niềm vui đến cho Ba Tây, và con cũng xin đạ tạ Đức Thánh Cha v́ Đức Thánh Cha trả lời các câu hỏi của chúng con. Thành phần kư giả phóng viên chúng con thực sự là thích đặt các vấn đề. Con muốn biết v́ hôm qua Đức Thánh Cha đă nói với các vị Giám Mục Ba Tây về việc nữ giới tham dự vào Giáo Hội... Con muốn được hiểu hơn nữa về vấn đề tham dự của nữ giới chúng con vào Giáo Hội sẽ như thế nào. C̣n nữa, Đức Thánh Cha nghĩ thế nào về việc truyền chức cho nữ giới? Vị trí của chúng con trong Giáo Hội cần phải ra sao?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tôi xin được giải thích thêm chút nữa liên quan đến những ǵ tôi đă nói về việc nữ giới tham dự vào Giáo Hội. Không thể nào họ chỉ là giúp lễ viên, đứng đầu Caritas, giáo lư viên ... Không! Họ cần phải hơn thế nữa, sâu xa hơn thế nữa, thậm chí c̣n bí nhiệm hơn thế nữa, theo tất cả những ǵ tôi đă nói về khoa thần học về vai tṛ của nữ giới. C̣n vấn đề truyền chức cho nữ giới th́ Giáo Hội đă tuyên bố rằng "Không". Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói thế bằng một công thức dứt khoát. Cánh cửa đă đóng, thế nhưng về vấn đề này tôi muốn nói với bạn thế này. Tôi đă nói rồi nhưng tôi xin lập lại. Đức Mẹ, Mẹ Maria, c̣n quan trọng hơn cả các vị Tông Dồ nữa, hơn các giám mục và phó tế và linh mục. Nữ giới, trong Giáo Hội, quan trọng hơn các vị giám mục và linh mục; ra sao, đấy là điều chúng ta cần phải cố gắng giải thích cho rơ hơn, v́ tôi tin rằng chúng ta thiếu một thứ dẫn giải về thần học đối với vấn đề này. Xin cám ơn bạn. 

 

21- Gianguido Vecchi: (tờ nhật báo Corriere della Sera ở Milan Ư quốc)

 

Kính thưa Đức Thánh Cha, cũng trong chuyến đi này, Đức Thánh Cha thường nói về t́nh thương. Đối với vấn đề lănh nhận các bí tích của thành phần ly dị rồi tái hôn th́ có thể xẩy ra một thay đổi nào đó nơi lỷ luật của Giáo Hội hay chăng? Nhờ đó các phép bí tích ấy có thể sẽ trở thành một cơ hội mang thành phần này gần lại hơn, chứ không trở thành một thứ ngăng trở chia cách họ khỏi thành phần tín hữu khác th́ sao?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đây là một vấn đề thường được nhắc đến. T́nh thương là một cái ǵ đó lớn hơn cả trường hợp duy nhất được bạn nêu lên. Tôi tin rằng đây là mùa của t́nh thương. Kỷ nguyên mới chúng ta đă tiến vào đây, và nhiều vấn đề ở trong Giáo Hội - như chứng từ èo ọt nơi một số linh mục, những vấn đề bại hoại trong Giáo Hội, vấn đề duy giáo quyền chẳng hạn - đă khiến cho rất nhiều người cảm thấy nhức nhối, gây ra rất nhiều đớn đau. Giáo Hội là một người mẹ: Giáo Hội cần phải ra đi lấy t́nh thương để chữa lành cho những ai đang bị đau nhức. Nếu Chúa klhông bao giờ thôi tha thứ, th́ chúng ta không c̣n chọn lựa nào khác ngoài việc này, đó là trước hết chăm sóc cho những ai đang bị đớn đau. Giáo Hội là một người mẹ, và Giáo Hội cần phải hành tŕnh theo con đường t́nh thương này. Và t́m kiếm một h́nh thức xót thương nào đó đối với tất cả mọi người. Khi người con hoang đàng trở về nhà, tôi không nghĩ rằng người cha bảo nó rằng: "Mày, ngồi xuống đây tao bảo: Mày đă làm ǵ với số tiền ấy?" Không! Ông đă tỏ ra vui mừng hớn hở! Thế rồi có lẽ khi người con sửa soạn muốn nói th́ ông đă lên tiếng trước rồi. Giáo Hội cũng cần phải làm như thế, khi có ai đó ... chẳng những chờ đợi họ, mà c̣n lên đường t́m kiếm họ nữa! Như thế mới là t́nh thương chứ. Và tôi tin rằng đây là kairos - cơ hội thuận lợi: thời điểm này là một cơ hội thuận lợi - kairos của t́nh thương. Thế nhưng Đức Gioan Phaolô II đă có được trực giác về thời điểm này, khi ngài bắt đầu với Chị Thánh Faustina Kowalska, với Ḷng Thương Xót Chúa... Ngài đă thấy được một cái ǵ đó, ngài đă trực giác thấy rằng đó là một nhu cầu cho thời đại của chúng ta. Đối với vấn đề cho phép hiệp lễ những ai ở trong trường hợp tái hôn (v́ những ai ly dị vẫn có thể hiệp lễ, không thành vấn đề, nhưng khi họ tái hôn họ không thể được nữa...), tôi tin rằng chúng ta cần nh́n vào vấn đề này trong một bối cảnh bao rộng hơn nữa của toàn thể việc chăm sóc mục vụ về hôn nhân. Đúng nó là một vấn đề. Thế nhưng, xin mở ngoặc ở đây, bên Chính Thống lại thực hành khác. Họ theo loại thần học của những ǵ họ gọi là oikonomia - cần kiệm, nên họ cho thêm cơ hội, tức là họ cho phép. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng vấn đề này - ở đây tôi xin đóng ngoặc - cần phải được nghiên cứu trong phạm vị của việc chăm sóc mục vụ về hôn phối. Vả lại, c̣n 2 điều: trước hết, một trong những đề tài được 8 phần tử thuộc Hội Đồng Hồng Y tôi sẽ gặp gỡ vào ngày 1-3/10 sẽ bàn tới cách thức tiến tới trong việc chăm sóc về mục vụ hôn nhân và vấn đề này bấy giờ sẽ được bàn tới. Điều thứ hai đó là hai tuần trước đây, vị Thư Kư của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới đă gặp tôi về đề tài cho cuộc thượng nghị tới đây. Đó là một đề tài về nhân loại học, nhưng bàn đi bàn lại chúng tôi đă thấy đề tài nhân loại học này như thế này, làm thế nào để đức tin có thể giúp cho con người thấy hướng đi nơi cuộc sống riêng tư của họ, nhưng ở trong gia đ́nh, và v́ thế nhắm đến việc chăm sóc mục vụ về hôn nhân. Chúng tôi đang tiến đến một cái ǵ đó sâu xa hơn về vấn đề chăm sóc mục vụ hôn phối. Đó là một vấn đề đối với mọi người, v́ có rất nhiều người trong họ, không phải sao? Chẳng hạn, tôi chỉ đề cập đến một trường hợp: Đức Hồng Y Quarracino, vị tiền nhiệm của tôi, thường nói rằng theo như ngài biết th́ một nửa số cuộc hôn nhân trở thành vô hiệu. Tại sao ngài lại nói thế? V́ con người ta thành hôn thiếu chín chắn, họ thành hôn thiếu nhận thức rằng nó là một cuộc dấn thân cả cuộc đời, họ thành hôn v́ xă hội bảo họ phải lấy nhau. Và đó là điểm việc chăm sóc mục vụ cần phải can thiệp vào. Thế rồi cũng có cả vấn đề về pháp lư đối với việc hủy hôn nữa, điều này cũng cần phải duyệt xét lại, v́ các ṭa án của giáo hội không thích đáng về vấn đề này. Thật là phức tạp, vấn đề đề chăm sóc mục vụ hôn nhân. Xin cám ơn bạn.

 

22- Carolina Pigozzi: (tờ Tuần Báo Paris Match ở Pháp)

 

Kính chào Đức Thánh Cha ban tối. Con muốn biết là giờ đây Đức Thánh Cha đă là Giáo Hoàng th́ Đức Thánh Cha có c̣n cảm thấy ḿnh là một tu sĩ Ḍng Tên nữa hay chăng...

ĐTC Phanxicô:

 

Đây là một câu hỏi về thần học, v́ tu sĩ Ḍng Tên có lời khấn tuân phục Đức Giáo Hoàng. Thế nhưng nếu Đức Giáo Hoàng là một tu sĩ Ḍng Tên th́ có lẽ ngài phải khấn tuân phục Bề Trên Tổng Quyền của Ḍng Tên! Tôi không biết làm sao để giải quyết vấn đề... Tôi cảm thấy ḿnh là một tu sĩ Ḍng Tên ở linh đạo của ḿnh; ở cái linh đạo của những cuộc Linh Thao, cái tinh thần đă trở nên sâu đậm trong ḷng của tôi. Tôi cảm thấy điều này sâu đậm đến độ vào ba ngày nữa tôi sẽ đến cử hành với Tu Sĩ Ḍng Tên lễ kính Thánh Ignatiô: tôi sẽ giảng trong Thánh Lễ. Không, tôi không thay đổi linh đạo của ḿnh. Không phải linh đạo của Thánh Phanxicô, của Ḍng Phanxicô. Tôi cảm thấy ḿnh là một tu sĩ Ḍng Tên và tôi suy tư như một tu sĩ Ḍng Tên. Tôi không nói thế một cách giả h́nh, mà là tôi nghĩ như là một tu sĩ Ḍng Tên. Xin cám ơn bạn.

 

23- Nicole Winfield: (Thông Tấn Xă quốc tế Associated Press ở Nữu Ước Hoa Kỳ)

 

Tâu Đức Thánh Cha, một lần nữa xin cám ơn Đức Thánh Cha v́ việc ngài đến "giữa những con sư tử". Tâu Đức Thánh Cha, trong tháng thứ tư của giáo triều Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Đức Thánh Cha thực hiện một chút kiểm điểm. Đức Thánh Cha có thể nói cho chúng con biết đâu là cái tuyệt nhất về việc làm Giáo Hoàng, một giai thoại nào đó, và đâu là cái tệ nhất, rồi điều ǵ đă khiến Đức Thánh Cha ngạc nhiên nhất trong giai đoạn này?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tôi không thật sự là biết phải trả lời thế nào đây. Những điều to, những điều chính, chưa từng có. Những điều đẹp th́ có; chẳng hạn việc tôi gặp gỡ các vị giám mục Ư quốc thật là tốt đẹp, thật là tốt đẹp. Là vị Giám Mục của thủ đô Ư quốc, tôi cảm thấy tự nhiên như ở nhà với các vị. Đó là những ǵ tốt đẹp thế nhưng tôi không biết nó có phải là điều tuyệt nhất hay chăng. Cũng có cả điều đau thương nữa, một điều thật sự tác động cơi ḷng của tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó không đủ để làm bạn khóc, nó thực sự làm tôi cảm thấy tốt đẹp. Khi những chiếc tầu thuyền ấy cập bến th́ họ để cho chúng ở cách bờ biến mấy dặm và chúng cần phải vào bờ một ḿnh, trên một chiếc tầu thuyền. Điều này làm tôi đớn đau v́ tôi nghĩ rằng những người ấy là nạn nhân của một chính sách kinh tế xă hội toàn cầu. (Biệt chú của người dịch Việt ngữ: ở đây ĐTC đang nói đến cuộc viếng thăm của ngài hôm Thứ Hai mùng 8/7/2013 ở một đảo lớn nhất trong các đảo thuộc Ư quốc trong vùng Địa Trung Hải là Lampedusa, nơi có khoảng 4,500 dân cư, cũng là nơi trở thành chốn ẩn cư của thành phần di dân đến từ Phi Châu, đặc biệt mới đây từ Eritra và Syria, nguyên trong ṿng 9 tháng đầu của năm 2013 đă có 7,504 người từ Eritra và 7,557 người từ Syria, thành phần di dân tỵ nạn này chẳng những bị thiên tai đắm tầu mà c̣n gặp trở ngại bởi Khối Hiệp Nhất Âu Châu nữa). Thế nhưng điều tệ nhất đă xẩy ra - xin tha cho tôi - đó thực sự là cuộc tấn công của triệu chứng sciatica (biệt chú của người dịch Việt ngữ: triệu chứng này gây ra bởi nạn co thắt thần kinh một bên ḿnh thuộc vùng lưng lan xuống cả chân cẳng) tôi cảm thấy tháng đầu tiên, v́ tôi đang ngồi trong một cái ghế có dựa tay để phỏng vấn th́ cảm thấy đau. Triệu chứng co thắt thần kinh này rất đau, thật là đau! Tôi không muốn thấy triệu chứng này nơi bất cứ một ai! Thế nhưng, những điều như nói chuyện với dân chúng; gặp gỡ chủng sinh và tu sĩ là những ǵ thật đẹp, là những ǵ thực sự là đẹp đẽ. Cuộc gặp gỡ sinh viên ở các học đường Ḍng Tên cũng rất tuyệt vời... cũng là những điều tốt lành.

 

24- Question:

 

Vậy c̣n điều nào khiến Đức Thánh Cha ngỡ ngàng nhất?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Người ta, người ta, thành phần con người tôi đă gặp. Tôi đă gặp thấy nhiều người tốt lành ở Vatican. Tôi không biết phải nói làm sao nhưng đó là sự thật. Công bằng mà nói th́ có rất nhiều người tốt lành. Rất nhiều người tốt lành, rất nhiều người tốt lành, cả những người tốt, tốt, tốt nữa!

 

25- Elisabetta Piqué (Á Căn Đ́nh)

 

Trọng kính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trước hết, thay mặt cho 50 ngàn dân Á Căn Đ́nh là những người con đă gặp và là những người đă nói với con rằng "bạn sẽ được du hành với Đức Giáo Hoàng, xin nói với ngài rằng ngài thật là hết xẩy (fantastic), diệu kỳ (stupendous); và xin hỏi ngài rằng bao giờ ngài tới". Thế nhưng Đức Thánh Cha đă nói rằng Đức Thánh Cha sẽ không... bởi thế, con xin hỏi Đức Thánh Cha một câu hỏi khó hơn. Đức Thánh Cha có sợ khi Đức Thánh Cha thấy bản tường tŕnh của Vatileaks hay chăng?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Không! Tôi nói cho bạn biết câu chuyện về bản tường tŕnh của Vatileaks. Khi tôi gặp Đức Giáo Hoàng Biển Đức, sau khi chúng tôi cùng nhau cầu nguyện ở Nhà Nguyện, chúng tôi vào pḥng làm việc của ngài và tôi đă trông thấy một cái hộp lớn cùng với bao thư. Xin lỗi... Đức Giáo Hoàng Biển Đức đă nói với tôi rằng: "Trong cái hộp lớn ấy là tất cả những câu phát biểu, tất cả những ǵ chứng nhân nói, hết mọi sự là ở đó. Thế nhưng bản tóm lược và phán quyết cuối cùng th́ ở trong cái bao thư này. Và vấn đề là ở đó..." Ngài đă nắm được tất cả trong đầu của ngài! Thật là thông minh! Mọi sự đều được kư ức hóa, hết mọi sự! Thế nhưng, không, nó không hề làm tôi run khiếp, không. Không bao giờ, không khi nào. Cho dù nó có là một vấn đề lớn. Nhưng nó không làm tôi rùng ḿnh.

 

26- Sergio Rubín (Á Căn Đ́nh)

 

Con có 2 điều với Đức Thánh Cha. Điều thứ nhất đó là vấn đề Đức Thánh Cha đă nhấn mạnh rất nhiều đến việc chặn đứng t́nh trạng mất mát tín hữu. Ở Ba Tây Đức Thánh Cha đă tỏ ra rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha có hy vọng rằng chuyến đi này sẽ góp phần vào việc dân chúng trở lại với Giáo Hội hay chăng, vào việc họ cảm thấy gần gũi với Giáo Hội hay chăng? Và câu hỏi thứ hai, có tính cách b́nh thường hơn, đó là Đức Thánh Cha yêu mến Á Căn Đ́nh và ấp ủ Buenos Aires trong ḷng ḿnh. Nhân dân Á Căn Đ́nh đang thắc mắc là Đức Thánh Cha có cảm thấy mất mát Buenos Aires nhiều chăng, khi đi xe buưt, khi bách bộ qua các đường phố? Xin đa tạ Đức Thánh Cha. 

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tôi nghĩ rằng một chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng bao giờ cũng có ích. Tôi tin chuyến viếng thăm này sẽ giúp ích cho Ba Tây, không phải chỉ v́ sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng mà v́ những ǵ đă xẩy ra trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, v́ cách thức giới trẻ cổ vơ nhau và thành phần giới trẻ này sẽ thực hiện những ǵ là tốt lành cao cả, và có thể họ sẽ có thể giúp nhiều cho Giáo Hội. C̣n thành phần tín hữu ĺa bỏ Giáo Hội, nhiều người không cảm thấy hạnh phúc v́ họ biết họ thuộc về Giáo Hội. Tôi nghĩ rằng điều ấy sẽ rất tích cực, chẳng những cho chuyến đi, nhưng trên hết cho toàn bộ biến cố. Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố kỳ diệu. Đúng thế, có nhũng lúc tôi thật sự là mất mát Buenos Aires và tôi cảm thấy thế. Nhưng tôi vẫn thanh thản về nó. Tôi tin rằng bạn Sergio biết tôi hơn ai hết nên bạn có thể trả lời cho câu hỏi này, bằng cuốn sách bạn đă viết!

 

27- Alexey Bukalov (tường tŕnh viên Nga)

 

Kính chào Đức Thánh Cha buổi tối. Kính thưa Đức Thánh Cha, trở về với vấn đề đại kết: hôm nay, Chính Thống Giáo đang cử hành 1,025 năm Kitô giáo, và đang diễn ra nhiều lễ hộio tại nhiều thành phố chính. Con rất biết ơn nếu Đức Thánh Cha cho biết nhận định của Đức Thánh Cha về vấn đề này. Con xin cám ơn Đức Thánh Cha.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Ở các Giáo Hội Chính Thống họ vẫn giữ được phụng vụ tinh nguyên thật là đẹp đẽ. Chúng ta đă một số cảm thức về việc tôn thờ. Chính Thống Giáo đă giữ được nó; họ chúc tụng Thiên Chúa, họ tôn thờ Thiên Chúa, họ xướng hát, thời gian không thành vấn đề. Thiên Chúa ở tâm điểm, và tôi xin nói rằng, v́ bạn đă hỏi tôi câu này, đó là một thứ phong phú. Có lần, nói về Giáo Hội Tây Phương, về Tây Âu, nhất là Giáo Hội cổ, họ nói cho tôi nghe câu này: Lux ex oriente, ex occidente luxus - Ánh sáng xuất phát từ Đông phương, xa hoa xuất phát từ Tây phương. Chủ nghĩa hưởng thụ, tiện nghi thoải mái là những ǵ gây tổn hại thế đó. Trái lại, bạn giữ được vẻ đẹp của Thiên Chúa nơi tâm điểm, nơi điểm qui chiếu. Khi đọc Dostoevsky - tôi tin rằng đối với tất cả mọi người chúng ta th́ ông là một tác giả chúng ta cần phải đọc đi đọc lại bởi sự khôn ngoan của ông - người ta cảm thấy đâu là hồn sống của người Nga, đâu là hồn sống của đông phương. Nó là một cái ǵ đó làm cho chúng ta cảm thấy thật tốt đẹp. Chúng tôi cần đến cái canh tân này, luồng khí tươi mới này từ Đông Phương, ánh sáng này từ Đông Phương. Đức Gioan Phaolô II đă viết về điều này trong Bức Thư của ngài. Thế nhưng nhiều lần cái xa hoa của Tây Phương làm cho chúng ta lạc mất chân trời ấy. Tôi không biết như thế nào, nhưng những điều ấy là ư nghĩ đă đến với tôi. Xin cám ơn bạn.

 

28- Valentina Alazraki (Mễ Tây Cơ)

 

Tâu Đức Thánh Cha, xin cám ơn Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh Cha đă giữ lời hứa để trả lời cho chúng con những câu hỏi vào chuyến trở về này...

 

ĐTC Phanxicô:

 

Tôi đă làm cho các bạn bị trễ mất bữa tối mất rồi...

 

29- Valentina Alazraki

 

Thưa không sao đâu ạ... Câu hỏi đối với tất cả mọi người Mễ Tây Cơ đó là khi nào th́ Đức Thánh Cha đến thăm Guadalupe?... Thế nhưng đây là vấn đề của người Mễ Tây Cơ.... Của Con nữa: Đức Thánh Cha sẽ phong thánh cho hai vị Đại Giáo Hoàng là Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Con xin được biết rằng theo Đức Thánh Cha th́ đâu là mô phạm thánh đức từ hai vị và đâu là tầm ảnh hưởng của nhị vị Giáo Hoàng này đă tác dụng trên Giáo Hội cũng như trên Đức Thánh Cha?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đức Gioan XXIII hơi giống h́nh ảnh của vị linh mục miền quê - country priest, vị linh mục yêu thích tất cả mọi tín hữu, vị biết cách chăm sóc cho tín hữu và ngài đă làm như thế với tư cách là một Giám Mục và là Vị Khâm Sứ. Biết bao nhiêu là chứng chỉ rửa tội được ngài tạo ra ở Thổ Nhĩ Kỳ để cứu những người Do Thái! Ngài là một vị linh mục can trường, tốt lành, đầy tính chất vui tươi và rất thánh thiện. Khi ngài c̣n làm Khâm Sứ, một số vị đă không ủng hộ ngài ở Vatican, và khi ngài về Vatican để chuyển một cái ǵ đó hay đển hỏi han th́ một số văn pḥng đă bắt ngài phải chờ đợi. Tuy nhiên ngài không bao giờ than phiền: ngài cầu Kinh Mân Côi, đọc sách nguyện. Ngài hiền lành và khiêm tốn, và ngài luôn quan tâm đến người nghèo. Khi Đức Hồng Y Casaroli hoàn thành sứ vụ trở về - tôi nghĩ rằng từ Hung Gia Lợi hay từ nơi bấy giờ được gọi là Czechoslovakia, tôi không nhớ là ở đâu - th́ vị Hồng Y này đă đến với Đức Giáo Hoàng Gioan mà nói với ngài về việc diễn tiến của sứ vụ trong giai đoạn vấn đề đối thoại về "những bước nho nhỏ". Và vị Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Casaroli đă gặp nhau - 20 ngày sau Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII qua đời - và khi vị Hồng Y này rời bước th́ vị Giáo Hoàng đă chặn lại mà nói: "Này Đức Hồng Y - chưa, bấy giờ ngài chưa làm hồng y - này Đức Giám Mục, tôi có một câu hỏi nhé: huynh vẫn sẽ c̣n gặp gỡ thành phần giới trẻ không?" Ngài hỏi thế là v́ Đức Hồng Y Casaroli đă đến nhà tù thanh thiếu niên ở Casal del Marmo và viếng thăm giới trẻ ở đó. Đức Hồng Y Casaroli thưa: "Thưa có, thưa có!". "Đừng bao giờ bỏ rơi họ nhé". Vấn đề này nói với một vị ngoại giao, vị trở về từ một sứ vụ ngoại giao, một chuyến đi rất quan trọng, mà Đức Gioan XXIII lại nói: "Đừng bao giờ bỏ rơi giới trẻ". Ngài cao cả biết bao, cao cả biết mấy! Thế rồi ngài cũng là một con người của Công Đồng nữa: ngài là một con người dễ dậy trước tiếng nói của Thiên Chúa, một tiếng nói vang lên nơi ngài bởi Thánh Linh, và ngài đă dễ dậy với vị Thần Linh này. Đức Piô XII đă nghĩ đến vấn đề triệu tập một Công Đồng thế nhưng hoàn cảnh bấy giờ chưa chín mùi. Tôi tin rằng Đức Gioan XXIII không nghĩ về hoàn cảnh: ngài cảm nhận và tác hành, thế thôi. Ngài là một con người để Chúa dẫn dắt. Về Đức Gioan Phaolô II, tôi có thể nói ngài là "vị đại thừa sai của Giáo Hội": ngài là một nhà truyền giáo, một con người đă mang Phúc Âm đến khắp mọi nơi, như bạn biết rơ hơn tôi nữa. Biết bao nhiêu là chuyến tông du ngài đă thực hiện? Thế mà ngài đă lên đường! Ngài đă cảm thấy ngọn lửa nung nấu loan truyền lời Chúa. Ngài giống như Thánh Phaolô, giống Thánh Phaolô, ngài là một con người như vậy; đối với tôi đó là những ǵ cao cả. Và việc phong thánh cho cả vị với nhau theo tôi sẽ là một sứ điệp cho Giáo Hội: hai vị này tuyệt vời, cả hai. Án phong thánh của Đức Phaolô VI cũng đang tiến hành. Một điều nữa mà tôi nghĩ rằng tôi đă nói đến rồi, nhưng tôi không biết rằng tôi đă nói ra ở đây hay ở đâu đó - đó là ngày phong thánh. Một ngày được cứu xét là mùng 8/12 năm nay, nhưng có vấn đề lớn; những ai từ Balan sẽ sang tham dự th́ có một số có thể đài thọ máy bay, c̣n thành phần nghèo phải đi bằng xe buưt và đường xá lại trơn trượt vào tháng 12, bởi thế tôi nghĩ rằng ngày này cần phải xét lại. Tôi đă nói chuyện với Đức Hồng Y Dziwisz (biệt chú  của người dịch Việt ngữ: Đức Hồng Y Dziwisz là vị thư  kư của ĐTC Gioan Phaolô  II xưa và sau khi ĐTC GP II băng hà th́ ngài được Ṭa Thánh bổ nhiệm về cai quản TGP Krakow Balan l à n ơi ĐTC Gioan Phaol ô II đă từng làm TGM và ngài đă là thư kư của ĐTC GPII ngay từ đó) và ngài đă đề nghị với tôi hai khả dĩ, một là vào Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua năm nay hai là vào Chúa Nhật lễ Ḷng Thương Xót Chúa năm tới. Tôi nghĩ rằng c̣n quá ít giờ cho Lễ Chúa Kitô Vua năm nay, v́ Mật Nghị Hồng Y sẽ vào ngày 30/9 và cuối tháng 10 th́ quá sớm. Tôi không biết. Tôi cần phải nói chuyện với Đức Hồng Y Amato về vấn đề này. Nhưng tôi không nghĩ là sẽ vào ngày 8/12.

 

30- Câu hỏi bộc phát:

 

Thế như cả hai được phong thánh chung với nhau phải không ạ?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Đúng, cả hai với nhau.

 

31- Ilze Scamparini

 

Con xin phép được đạt một vấn đề tế nhị, đó là có một h́nh ảnh khác đă từng được phổ biến khắp thế giới là h́nh ảnh về Đức Ông Ricca cùng với tin tức về đời tư của ngài. Kính thưa Đức Thánh Cha, con muốn biết Đức Thánh Cha có ư định ra sao về vấn đề này? Đức Thánh Cha đang đối đầu với vấn đề này ra sao và Đức Thánh Cha có ư định như thế nào trong việc đương đầu với tất cả vấn đề về việc vận động đồng nam tính?

 

ĐTC Phanxicô:

 

Về Đức Ông Ricca: tôi đă thực hiện những ǵ Giáo Luật đ̣i hỏi đó là vấn đề investigatio previa - điều tra trước khi bổ nhiệm. Cuộc điều tra này không khám phá thấy ǵ hết. Câu trả lời là như thế. Tuy nhiên, tôi muốn được nói thêm thế này, tôi thấy rằng nhiều lần trong Giáo Hội, ngoài trường hợp này ra và bao gồm cả trường hợp này, người ta t́m kiếm "các thứ tội lỗi xẩy ra từ thời c̣n trẻ" chẳng hạn để mà công khai hóa chúng. Chúng không phải là những tội ác phải không? Các tội ác là những ǵ khác, chẳng hạn việc lạm dụng t́nh dục vị thành niên là một tội ác. Chúng chỉ là tội lỗi. Thế nhưng, nếu chẳng may một người giáo dân, hay một vị linh mục, hoặc một chị nữ tu, sa ngă phạm tội rồi hoán cải th́ Chúa tha thứ, và một khi Chúa tha thứ th́ Ngài cũng quên đi, và điều này quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Khi chúng ta xưng thú tội lỗi của chúng ta và chúng ta thực ḷng nói rằng "con đă phạm tội nơi điều này", th́ Chúa quên nó rồi, nên chúng ta có quyền tha thứ, bởi v́, bằng không chúng ta có nguy cơ không được Chúa tha thứ cho chúng ta. Đó là những ǵ nguy hiểm. Cần phải có một khoa thần học về tội lỗi. Nhiều lần tôi nghĩ về Thánh Phêrô. Ngài đă phạm một trong những tội trầm trọng nhất, đó là tội ngài chối bỏ Chúa Kitô, ấy thế mà cho dù phạm tội như thế ngài vẫn làm Giáo Hoàng. Chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều về điều này. Thế nhưng, trở lại với câu bạn hỏi một cách cụ thể. Tôi tin rằng khi bạn đối xử với một con người như vậy, bạn cần phải phân biệt giữa sự kiện về một con người là đồng tính với sự kiện về một ai đó đang thực hiện một cuộc vận động, v́ không phải tất cả mọi thứ vận động đều tốt cả. Việc vận động này không phải là một vận động tốt. Nếu một con người đồng tính có thiện chí muốn t́m kiếm Thiên Chúa th́ tôi là ai mà dám phán xét họ chứ? Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo giải thích điều này một cách tuyệt vời rằng... xin đợi một chút, sách viết sao nhỉ... sách viết rằng: "không ai được loại trừ họ v́ điều ấy, họ cần phải được hội nhập vào xă hội". Vấn đề này không phải là ở chỗ có khuynh hướng, không, chúng ta cần phải là anh chị em của nhau, có người này người kia. Vấn đề là ở chỗ thực hiện một cuộc vận động cho khuynh hướng này: một cuộc vận động của những người keo kiệt bủn xỉn, một cuộc vận động của các chính trị gia, một cuộc vận động của thành phần tam điểm, rất ư là nhiều thứ vận động. Đối với tôi, đó là một vấn đề c̣n lớn hơn thế nữa. Cám ơn bạn rất nhiều v́ đă đặt ra vấn đề này. Xin cám ơn bạn nhiều.   

 

Father Lombardi

 

Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy rằng chúng ta không thể thực hiện hơn những ǵ chúng ta đă làm. Chúng ta đă làm phiền Đức Thánh Cha quá lâu rồi, sau khi ngài đă nói rằng ngài cảm thấy hơi mệt. Giờ đây chúng ta mong rằng ngài có được một chút giờ nghỉ ngơi.

 

ĐTC Phanxicô:

 

Xin cám ơn các bạn. Chúc các bạn một chuyến đi tốt đẹp và nghỉ an. Goodnight.