Tổng thống Donald Trump, cô đơn trong Nhà Trắng. Ảnh ngày 01/03/2018.
13 tháng kể từ khi bước vào Nhà Trắng, các cộng tác viên thân tín nhất với
tổng thống Hoa Kỳ thứ 45, Donald Trump lần lượt bị cách chức hay từ chức. Vị
thế của chồng cô Ivanka Trump là Jared Kushner cũng bị suy yếu.
Từng được cho là "người trung thành nhất trong số những người trung thành"
với Donald Trump, bà Hope Hicks vừa thông báo từ chức giám đốc truyền thông
của phủ tổng thống. Giới phân tích coi đây là một đòn đau đối với tổng thống
Mỹ và là một "bước ngoặt" trên chính trường Mỹ. Bởi lẽ tới nay bà Hicks là
một trong những người hiếm hoi đã tìm được cách để tiếp cận với lãnh đạo Hoa
Kỳ, trấn an được một vị nguyên thủ có tính khí thất thường, điều hành đất
nước qua Twitter.
Việc bà Hope Hicks - nguyên là người được con gái tổng thống cô Ivanka Trump
tín nhiệm - từ chức, diễn ra vào một thời điểm bất lợi cho tổng thống Hoa
Kỳ. Cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ do
Robert Mueller tiến hành ngày càng "tiến lại gần sát đến những người thân
cận của ông Trump".
Nhìn lại bức ảnh hôm ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức 21 tháng Giêng
2017, những gương mặt đứng sát cạnh ông hôm ấy, nay chẳng còn lại là bao.
Cố vấn chiến lược Steve Bannon, người được coi là nắm giữ tay hòm chìa khóa
của Nhà Trắng Reince Priebus ; bà Omarosa Manigault, cố vấn của tổng thống
về quan hệ với giới truyền thông, hay phát ngôn viên phủ tổng thống Sean
Spicer, cũng như là cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn … đều đã mất việc.
Còn lại Jared Kushner, chồng trưởng nữ Ivanka. Nhưng chiếc ghế cố vấn của Jared
cũng đang thực sự bị đe dọa, tương lai chính trị của anh con rể tổng thống Trump
"mù mờ hơn bao giờ hết". Con rể của tổng thống mất quyền tiếp cận với những hồ
sơ mật vì bị nghi ngờ thiếu minh bạch trong các vụ làm ăn riêng tư với quyền lợi
quốc gia. Jared Kushner đang là đối tác chính của Hoa Kỳ để giải quyết xung đột
giữa Israel và Palestine.
Giới quan sát cho rằng, chính ông Trump phải chịu một phần trách nhiệm về tình
cảnh này. Nhà tỷ phú Mỹ luôn có thói quen bắt các cộng tác viên của ông phải
ganh đua với nhau, như thể khi Donald Trump còn điều hành một công ty. Đó là
chưa kể Nhà Trắng chưa bao giờ chứng kiến cảnh một vị tổng thống Hoa Kỳ mạt sát
bộ trưởng Tư Pháp của mình như Donald Trump đã đối xử với ông Jeff Sessions.
Anthony Scaramucci, nguyên giám đốc truyền thông của tổng thống Trump dự báo :
sẽ còn có nhiều người phải cuốn gói ra đi khỏi Nhà Trắng.
Với tỷ lệ tín nhiệm đang rơi xuống mức tệ hại chưa từng thấy, ông Donald Trump
lại có ý đồ ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Tất cả mọi người đều nhận
thấy là tổng thống Hoa Kỳ cần nhanh chóng tìm ra một hướng đi mới để đảo ngược
thế cờ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, ngày 19/01/2018.
Ngày 20/01/2018 là đúng một năm ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 45
của Hoa Kỳ, sau khi đã bất ngờ vượt qua các đối thủ trong đảng Cộng Hòa và
đắc cử với khẩu hiệu« Nước Mỹ trước hết ».
Trong một năm cầm quyền, ông Trump đã thi hành chính sách cứng rắn hơn về
nhập cư và đã đề radự
án xây bức tường giữa Hoa Kỳ và Mêhicôđể ngăn chận nhập cư
bất hợp pháp từ láng giềng Trung Mỹ.
Về xã hội, tổng thống Trump đã tìm cáchxóa
bỏ nhưng không thành công hệ thống bảo hiểm y tếmà người
tiền nhiệm Barack Obama đã thiết lập để bảo đảm người nghèo ở Mỹ được chăm
sóc y tế đàng hoàng. Nhưng về thuế khóa, ông đã thành công trong việc giảm
thuế tổng cộng 1.500 tỷ đôla.
Về chính trị nội bộ, chính quyền Trump trong một năm qua đã phải vất vả đối
đầu với nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Do nghi án này mà tổng thống Trump
đã cách chức giám đốc FBI James Comey, nhưngnhiều
nhân vật thân cận của ông đã bị điều tra hoặc truy tố.
Cũng theo tinh thần của khẩu hiệu« Nước Mỹ trước hết »,
tổng thống Trump, một người vẫn hoài nghi về biến đổi khí hậu, đãrút
Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Paris, vì cho rằng hiệp định này bất lợi cho
Mỹ.
Về địa chính trị quốc tế, chính quyền Trump trong một năm qua đã phải đối phó
vớikhủng
hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiênvà ngày càng quan ngại về khả
năng của Bình Nhưỡng tấn công bằng vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo vào lãnh
thổ Hoa Kỳ.
Bản thân ông Trump cũng đã gây ra một khủng hoảng khác. Đầu tháng 12/2017, trái
với ý kiến của toàn thế giới, ngoại trừ của Israel, tổng thống Trump thông báocông
nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, trong khi đây là thánh địa của toàn bộ
các tôn giáo trong khu vực. Quyết định này đã khiến dân Palestine phẫn nộ, dẫn
đến nhiều vụ biểu tình bạo động và khiến cho vùng Trung Đông nóng trở lại.
Nói chung, trong năm cầm quyền đầu tiên, tính khí bốc đồng của ông Trump, thể
hiện chủ yếu qua những tin nhắn trên mạng Twitter, đã liên tục gây sóng gió trên
chính trường quốc tế.
Năm I của nước Mỹ thời Donald Trump : Dấu ấn của sự thái quá
Ảnh chụp màn hình trang bìa Courrier International (18-24/01/2018), thể hiện tác
phẩm hội họa Tiếng Hét (Le Cri) của danh họa Na Uy Edvard Munch.
Phát hành vào đúng dịp kết thúc năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống
Mỹ Donald Trump, các tuần báo Pháp dĩ nhiên đã dành nhiều trang bài điểm lại
một năm cầm quyền của người lãnh đạo cường quốc số một trên thế giới. Nổi
bật nhất là hồ sơ chính củaCourrier International,
trong đó tuần báo Pháp nêu bật sự kiện là những hành động«
thái quá »của ông Trump trong vai trò lãnh đạo nước Mỹ đã
gây chấn động khắp nơi.
Trang bìa củaCourrier Internationalrất ấn
tượng : Trên nền cờ Mỹ, người ta thấy hình vẽ một người ôm đầu, mắt và miệng
đều mở to, ngay bên cạnh dòng tựa« Làm người Mỹ dưới thời
Trump »và câu hỏi bên dưới :« Làm sao để
sống ở một đất nước đã bầu lên một tổng thống như thế ». Bức hình mô
phỏng tấm tranh nổi tiếngTiếng Thét(Le
Cri) của danh họa Na Uy Edvard Munch vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20,
thường được cho là thể hiện nỗi lo âu, tuyệt vọng.
Trong hồ sơ chính bên trong,Courrier Internationaltrước
hết đã trích dịch một bài viết của nhà văn Canada Omar El-Akkad đăng trên
báoThe Globe and Mail, ghi nhận rằng một năm sau ngày
nhậm chức, chủ nhân Nhà Trắng vừa gây lo ngại, vừa kích động một nước Mỹ bị
chia rẽ giữa hai xu hướng bảo thủ và chủ nghĩa tiến bộ.
Về câu hỏi làm sao để sống trong một quốc gia đã bầu một người như ông Trump
lên làm tổng thống, một người có tính tình dễ nổi nóng và tính khí thất
thường, người Mỹ đã có những phản ứng khác nhau, người thì tìm cách trường
kỳ kháng chiến, kẻ thì nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đặt lại vấn đề lịch
sử và bản sắc Mỹ.
Một điều chắc chắn, theoCourrier International, là
người Mỹ trong thời Donald Trump không dễ dàng chút nào.
Donald Trump và sự thái quá
Trong bài xã luận tựa đề :« Vị tổng thống thái quá »,Courrier
Internationalcho rằng một năm cầm quyền của ông Trump quả đúng
là một năm của những sự quá đáng. Tổng thống Mỹ không chỉ thái quá trong ngôn
từ, với những tin nhắn Twitter hay lời lẽ đầy tính chất khiêu khích, kỳ thị
chủng tộc hay thô lỗ, mà ông còn chạm đến điểm sâu xa nhất của nước Mỹ.
Theo tờ báo Pháp, thực tế hàng ngày thời tổng thống Trump là một sự xúc phạm đến
cử tri Mỹ, đến hình ảnh nước Mỹ.
Nếu diễn văn của ông không thay đổi từ khi được bầu, vẫn xen kẽ giọng điệu hùng
hồn thời vận động tranh cử với những tuyên bố công phẫn đầy tính chất dân túy,
thì bảng sơ kết một năm cầm quyền của ông cho thấy một sự thụt lùi ngày càng xa
trên bình diện xã hội.
Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/01/2017, ông đã hứa :« Mỗi
quyết định về thương mại, thuế khóa, nhập cư, ngoại giao sẽ được đưa ra vì lợi
ích của các gia đình, các người lao động Mỹ ». Thế nhưng, ông đã nuốt lời
hứa. Không những người lao động Mỹ bị phớt lờ mà chính sách của tổng thống còn
chia rẽ thêm nước Mỹ và chỉ quan tâm đến những kẻ giàu có.
Còn ở nước ngoài thì quả là thảm hại. Cứ mỗi một tuần là có một vụ tai tiếng
mới. Nước Mỹ của ông Trump đã trở về« thời đại của lửa và sự
cuồng nộ »như tuần báo Đức Der Spiegel đã chạy tựa. Và người
ta rất muốn nói (như trong phim)« Washington, we’ve got a
problem - Washington ơi, chúng tôi đang có chút vấn đề »nhưng
không phải là một cách hóm hỉnh.
L’Obs : Nền dân chủ Hoa Kỳ trong cơn hấp hối ?
Cũng đánh giá về nước Mỹ sau một năm cầm quyền của tổng thống Trump nhưCourrier
International, nhưng tuần báoL’Obslại rất
bi quan, và ở trang quốc tế đã cho rằng« Nền dân chủ Hoa Kỳ
đang thoi thóp ».
Tờ báo ghi nhận là cho đến giờ này, mọi sự đều êm ả, theo quan điểm của một phần
nước Mỹ, không chỉ ở những người ủng hộ ông Trump, mà cả ở nhiều người khác,
từng sợ rằng Hoa Kỳ sẽ gặp thảm họa. Nhìn chung, kinh tế vẫn tăng trưởng, thị
trường chứng khoán vẫn khỏi sắc, không một cuộc chiến nào nổ ra, kể cả chiến
tranh thương mại.
Đối vớiL’Obs, các cơ chế của nền dân chủ Mỹ vẫn vận hành
tốt, nhưng câu hỏi đặt ra là với cách hành xử hiện nay của tổng thống Trump,
liệu các cơ chế này còn vững vàng được hay không.
Trong lãnh vực đối ngoại cũng thế,L’Obscông
nhận là thế giới không bùng nổ trong năm 2017, nhưng trong năm 2018 này, không
có gì là chắc chắn cả. Theo tuần báo Pháp :« Trump đã rải ra
nhiều quả mìn, đến mức mà ngày nay, ta chỉ còn cách cầu trời cho những trái mìn
đó đừng nổ ».
VàL’Obsnêu bật ba ví dụ : Bắc Triều Tiên, với
trò« nút bấm của tôi lớn hơn nút bấm của anh », vùng Trung
Đông với ưu tiên quan hệ với Ả Rập Xê Út, với ý định phá hủy hiệp định hạt nhân
Iran, và với việc đứng hẳn về phe Israel trong cuộc tranh chấp với Palestine.
Theo tạp chí Pháp, trên trường quốc tế, chưa bao giờ có tổng thống Mỹ nào bị cô
lập như ông Trump hiện nay, và ông sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành
lập một liên minh quân sự nếu chiến tranh bùng lên.
Mặt khác, đường lối ngoại giao của ông không chỉ thiếu nhất quán đối với các
đồng minh của Mỹ, mà còn mở rộng cửa cho Nga, và nhất là cho Trung Quốc, vốn rất
sung sướng khi được dịp chiếm lấy quyền lãnh đạo thế giới 10 năm sớm hơn thời
hạn mà chính Bắc Kinh dự trù.
Donald Trump làm lung lay thế giới tự do, Nga-Trung thủ lợi
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Maryland, 06/01/2018.
Trong bài phân tích trênLe Mondemang tựa
đề« Sự quan trọng về mặt lịch sử của ông Trump »,cây
bút Alain Frachon nhận định lợi dụng sự xuống cấp của tự do dân chủ do
Donald Trump gây ra, đã giúp Nga và Trung Quốc thủ lợi.
Cứ mỗi lần Donald Trump gây rắc rối, có ít nhất hai« đồng
nghiệp »đắc chí, đó là Vladimir Putin và Tập Cận Bình.
Riêng về việc làm xấu đi hình ảnh của nền tự do dân chủ, ông Trump là vô
địch. Tổng thống Mỹ tỏ ra rất tài ba trong khía cạnh này, ngay từ khi mới
bước vào Nhà Trắng. Thái độ« lịch sự »mới
nhất, gọi Haiti và các nước châu Phi là những nước« thối
tha »,đã được lan truyền rộng rãi ở Matxcơva và Bắc Kinh. Truyền thông
Nga và Iran đưa tin bằng tiếng Ả Rập,China Global
Television Networkphát ở châu Á và châu Phi…
Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc chiến tranh tư tưởng để biện hộ cho độc tài
chính trị. Đó là một cuộc chiến đầy quyết tâm, chủ yếu diễn ra tại Liên Hiệp
Quốc, với việc thường xuyên chỉ trích nền dân chủ phương Tây, nhằm khẳng
định tính chính danh cho cách thức cai trị độc đoán. Tham vọng của hai nước
này là xúc tiến một cách diễn dịch khác của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân
quyền : cách hiểu của chúng tôi tốt đẹp hơn, quý vị không độc quyền về nhân
quyền đâu nhé ! Theo Bắc Kinh và Matxcơva, tự do dân chủ chỉ là sự mị dân
của những nước mà với những gì diễn ra quá khứ không thể dạy dỗ ai cả.
Không có bài diễn văn nào của tổng thống Mỹ bảo vệ cho tự do dân chủ cả, mà
thái độ của ông ngày càng làm giảm đi sự hấp dẫn của mô hình dân chủ. Thay
vì cổ vũ, ông lại chỉ trích các định chế Mỹ, thả lỏng cho những gì bị các
định chế này phản đối trên trường quốc tế.
Ở khía cạnh này, theo tác giả Alain Frachon, Donald Trump quan trọng về mặt lịch
sử. Ông ngự tại Nhà Trắng vào lúc mô hình dân chủ tự do bị sa sút từ nhiều năm
qua, và Trump càng làm tăng tốc. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin bị sụp đổ,
dân chủ tự do cùng với kinh tế thị trường trở thành viễn cảnh không thể tránh
được. Mỗi nước đều cố chuyển đổi theo nhịp độ của mình, và những nước nào không
muốn cũng giả vờ theo xu hướng này. Số lượng các nền dân chủ tăng lên.
Dân chủ giảm, toàn trị tăng
Nhưng dần dà sau đó, từ việc Mỹ đổ quân vào Irak năm 2003 cho đến cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008, mô hình dân chủ nhạt nhòa đi. Kể từ năm 2000, thế giới
đã mất đi khoảng 20 nền dân chủ - các nước này ít nhiều đã trở nên toàn trị.
Các nhà phân tích Mỹ lo lắng. Từ vài tháng qua, xuất hiện những cuốn sách đặt
vấn đề, liệu dân chủ tự do đã lỗi thời ? David Brooks trênNew
York Timeshôm 14/1 viết« Các nền dân chủ suy
tàn như thế nào »,và hôm sau, cây bút Ross Douthat đặt câu hỏi«
Sau chủ nghĩa tự do là gì ? ».
Trong Liên Hiệp Châu Âu (EU), hai thành viên Hungary và Ba Lan đang chuyển sang
dân chủ không tự do. Đối với các nước« phương Tây bị Liên Xô
bắt cóc »này - theo từ ngữ của Milan Kundera - quay lại với
phương Tây có nghĩa : bầu cử tự do, Nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường.
Nhưng theo chuyên gia Jacques Rupnik :« Tại Ba Lan, người ta
đang chứng kiến Nhà nước pháp quyền đang đi xuống, còn tại Hungary thì bị tháo
dỡ ».
Nguyên tắc dân chủ tự do rất đơn giản : đảng thắng cử sẽ làm chủ Nhà nước. Chính
quyền, tư pháp, Tòa Bảo hiến, cảnh sát, truyền thanh truyền hình công đều nằm
trong tay người thắng cuộc. Theo Rupnik :« Xu hướng chuyển sang
toàn trị đánh vào tam quyền phân lập, độc lập của báo chí và tính trung lập của
các định chế công ».Trấn áp đối lập, kiểm soát tòa án… cốt lõi
của Nhà nước pháp quyền bị Viktor Orban ở Budapest và Jaroslaw Kaczynski ở
Vácxava tấn công.
Tự do dân chủ bị xuống dốc còn do những lý do khác từ bên kia Đại Tây Dương :
nhập cư, cảm giác về đa văn hóa đè bẹp văn hóa quốc gia, chủ nghĩa cá nhân cực
đoan, bất bình đẳng gia tăng… Một trong những đặc tính của mô hình tự do là khả
năng tái tạo, nhưng Donald Trump lại thích tham gia vào việc hủy diệt mô hình
này.
Cũng về tổng thống Mỹ, nhà báo Virginie Robert trênLes Echosphân
tích« Vì sao năm II của Trump cũng sẽ hỗn loạn ».
Từ khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump toàn làm những điều khiến cử tri của ông
hài lòng. Không có tư tưởng gì mới, ông tin rằng người thắng cuộc có thể làm tất
cả, tuy nhiên vấn đề là lớp cử tri của khá hẹp. Tỉ lệ tín nhiệm 39% là thấp nhất
từ trước đến nay trong năm đầu của một tổng thống Mỹ. Ngoài cải cách thuế và một
Tối cao Pháp viện thiên hữu, những thành công của Donald Trump quá ít.
Tính nghiệp dư của tổng thống và ê-kíp của ông khiến những nỗ lực của ông hoặc
bị Quốc Hội, hoặc tòa án chận lại, giúp người Mỹ được trấn an về sức mạnh của
các định chế. Nếu không có cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, thì
Nhà Trắng vẫn có vẻ bình thường. Nhưng các cuộc thăm dò bắt đầu cho thấy thế của
phe Dân Chủ đang lên ở Hạ Viện.
Tổng thống Mỹ sẽ phải tìm ra phương cách đồng thuận, có thể là về chính sách đối
ngoại, tuy đây là điều giới trung lưu không mấy quan tâm. Nhiều nước không còn
coi Hoa Kỳ là đồng minh khả tín. John Sawers, người từng đứng đầu cơ quan tình
báo Anh, coi ông Donald Trump là« tổng thống bất tài nhất của
Hoa Kỳ ».Hàn Quốc luôn trong tình trạng cảnh báo, không chỉ vì
Bắc Triều Tiên mà còn vì tính cách bất định của tổng thống Mỹ. Nhất là với sự
thiếu vắng một chiến lược khu vực và quốc tế, đại cường số một thế giới đã bỏ
trống sân chơi cho Tập Cận Bình.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ coi như trưng cầu dân ý
Thông tín viên củaLes Echostại New York, Elsa
Conesa nhận định« Chưa hết năm thứ nhất, Donald Trump đã sẵn
sàng lao vào chiến dịch ».Theo tác giả, cuộc bầu cử giữa kỳ
vào tháng 11/2018 mang ý nghĩa một cuộc trưng cầu dân ý.
Tờ báo nhắc lại, tám tháng sau khi thông qua được cải cách bảo hiểm y tế, và hai
năm sau khi đắc cử tổng thống, ông Barack Obama đã bị mất đa số ở Hạ Viện. Người
ta không khỏi nhớ lại sự kiện này khi vào ngày mai, ông Donald Trump sẽ mừng một
năm cầm quyền náo động ở Nhà Trắng, với một cải cách quy mô : giảm 1.500 tỉ đô
la thuế trong 10 năm.
Nhưng đây là cải cách duy nhất mà Nhà Trắng đạt được trong năm qua, và vẫn không
thể làm tăng tỉ lệ tín nhiệm cho tổng thống. Ông Trump đích thân lao vào chiến
dịch, dành thời gian cho việc vận động, chủ yếu về chủ đề kinh tế. Ê-kíp của ông
đã bắt đầu tiếp xúc 116 ứng cử viên Cộng Hòa ra tranh cử ở Thượng Viện, Hạ Viện
và một số ghế thống đốc. Đặc biệt là một số tiểu bang có thể nghiêng ngả như
Missouri, Florida, Maine.
Tuy nhiên, một số ứng viên Cộng Hòa lại muốn giữ khoảng cách với Donald Trump.
Số khác làm đảng lúng túng khi quyết định không ra ứng cử ở Hạ Viện, nơi mà số
dân biểu Cộng Hòa chỉ vượt qua Dân Chủ một ít. Ông Jared Leopole, thuộc hiệp hội
các thống đốc Dân Chủ giễu cợt :« Chúng tôi rất nóng lòng chờ
xem những gì sẽ được phát ra từ iPhone của tổng thống ».
Dân Chủ chuẩn bị phản công
Libérationđề cập đến một nước Mỹ của những người Dân Chủ,
đang tổ chức phản công, qua việc hàn gắn những quan hệ tại chỗ và làm hồi sinh
ngọn lửa xã hội tại đất nước tư bản hàng đầu này.
Trong bài xã luận với tựa đề« Tỉnh thức », Libérationnhận
định, cuộc bầu cử giữa kỳ là cơ hội cho các phe cấp tiến đang bị đảng Dân Chủ
che khuất chứng tỏ khả năng thuyết phục và huy động của mình. Liệu năm 2018 sẽ
vang lên hồi chuông đánh thức cho phe phản kháng ? Hồi 2 chỉ mới bắt đầu. Tờ báo
điểm qua tình hình của nhiều phong trào và các đảng nhỏ, những khuôn mặt nổi bật
trong phe Dân Chủ, cả cũ và mới, đang trên con đường tái chinh phục.
Donald Trump làm thế giới thêm xáo trộn
Nhật báoLa Croixcó bài đầu tiên trong loạt
bốn bài viết theo chủ đề« Hoa Kỳ dưới thời Trump »,mang
tựa đề« Một tay đại khuấy động ở Washington ».Theo
tờ báo, chủ nghĩa dân tộc dẫn đường cho chính sách đối ngoại của ông Donald
Trump đã làm thế giới thêm xáo trộn.
Trong năm qua, Mỹ đã rút khỏi hiệp định TPP, hiệp ước khí hậu Paris, đòi xét lại
thỏa thuận tự do mậu dịch Bắc Mỹ ALENA, hiệp định nguyên tử Iran và thỏa ước với
Bắc Triều Tiên. Dự thảo ngân sách 2018 cắt giảm đến 42% viện trợ cho các nước,
Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới cũng bị nằm
trong tầm ngắm. Quan hệ với các đồng minh và đối tác được đánh giá theo trao đổi
thương mại với Hoa Kỳ. Các nhà độc tài như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Rodrigo
Duterte được ca ngợi vì« tính hiệu quả ».
Một chính sách đối ngoại như thế cộng với tính bốc đồng của tổng thống Mỹ, khiến
Hoa Kỳ trở thành« nhân tố gây bất ổn »,theo
cựu đại sứ Pháp tại Mỹ Pierre Vimont. Còn theo Richard Haass, chủ tịch hội đồng
đối ngoại ở New York, thì« việc tự nguyện chối từ quyền lực và
trách nhiệm »của Hoa Kỳ, đã tạo thêm nghi ngại về sự phân chia
quyền lực mới, trong một thế giới không phải là lưỡng cực hay đơn cực, mà không
còn cực nào.
Năm đầu của Trump thế nào? Các cử tri gốc Việt này có lời muốn nói.
Tròn một năm sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, những người ủng
hộ ông, trong đó có ông Phạm Ngọc Cửu, một cử tri từ thành phố Orlando bang
Florida, nhìn thấy nhiều lý do để ăn mừng.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đều đặn, tỉ lệ thất nghiệp giữ ở
mức thấp, niềm tin của người tiêu dùng tăng cao trong khi chỉ số thị trường
chứng khoán Dow Jones liên tục phá kỷ lục mới sau khi luật cải tổ thuế sâu rộng
nhất trong nhiều năm qua được Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát thông qua.
Nhìn xuống phía nam, số di dân bất hợp pháp bị bắt vì tìm cách lẻn qua biên giới
từ Mexico vào Mỹ đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 46 năm qua, theo mộtbáo
cáocủa Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Bên kia bờ Đại Tây Dương và
xa hơn nữa, các nước đồng minh cũng như kẻ thù của Mỹ đang phải điều chỉnh những
tính toán và chiến thuật đối mặt với một tổng thống Mỹ không thể đoán định được.
Đối với ông Cửu, đó là những thành tựu to lớn khẳng định rằng khẩu hiệu tranh cử
“Make America Great Again” (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) của ông Trump không phải
là lời hứa suông để kiếm phiếu.
Ông Cửu hài lòng rằng bản thân đã có một quyết định đúng đắn khi bỏ phiếu cho
ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Hơn một năm sau,
niềm tin và sự ủng hộ của ông dành cho vị Tổng thống Cộng hòa không hề suy
suyển.
“Nói về chuyện ổng làm cho nước Mỹ thì tôi thấy trong thời gian một năm ổng làm
được hơn nhiệm kỳ của nhiều ông trước lắm,” ông Cửu nói. “Nó giống như một cuộc
cách mạng. Người ta nói cách mạng là một sự thay đổi. Quả thật là nước Mỹ đang
trong cuộc cách mạng đó.”
Tỉ lệ đào thải nhân viên Tòa Bạch Ốc trong năm đầu dưới quyền ông Trump
cao hơn năm tổng thống tiền nhiệm gần đây nhất. Tất cả những người trong
bức hình này, ngoại trừ ông Trump (nói chuyện trên điện thoại) và Phó
tổng thống Mike Pence (cà-vạt đỏ), đều đã từ chức hoặc bị sa thải.
Chính quyền Trump một năm qua đã từng bước bãi bỏ hoặc đảo ngược hàng loạt những
quy định và chính sách của chính quyền tiền nhiệm. Những thay đổi diễn ra trong
mọi mặt đời sống, đa phần thầm lặng nhưng đôi khi cũng rùm beng: từ việc bãi bỏ
những quy định an toàn bổ sung để hạn chế mức phơi nhiễm berili (một chất độc
hóa học cho mô phổi) ở những công nhân trong ngành xây dựng và đóng tàu, cho tới
việc ông Trump đảo ngược lập trường của Mỹ suốt 70 năm qua với loan báo công
nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, khơi lên sự phẫn nộ và các cuộc biểu tình
khắp thế giới.
Nhưng Tòa Bạch Ốc dưới quyền ông Trump chứng kiến một sự hỗn loạn chưa từng thấy
và là trung tâm của hầu hết những biến động làm rung chuyển Washington. Văn
phòng Tổng thống của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới trở thành tâm điểm khiến
người ta chú ý với sự ra đi của hàng loạt phụ tá cao cấp trong suốt năm 2017.
Tướng John Kelly, cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa và là một người được ông Trump
nể trọng, đã phần nào giúp chỉnh đốn trật tự trong Cánh Tây Tòa Bạch Ốc khi ông
được đưa vào chức Chánh Văn phòng, nhưng ông đã tuyên bố không thể kiểm soát
được những phát ngôn của ông chủ Donald Trump, vốn thường khơi lên những cơn bão
lửa chính trị.
“Nếu mục tiêu của Tổng thống Trump là làm cho trật tự toàn thế giới xáo trộn thì
có lẽ đó là cái mà Tổng thống Trump đã đạt được thành quả rồi,” anh Vũ Bảo Kỳ,
tư vấn tài chính quốc tế ở thành phố Atlanta, Georgia, nói.
Từng là cố vấn cho Tổng thống George W. Bush về người Mỹ gốc Á, anh Bảo Kỳ hồi
năm 2016 tuyên bố từ chức đại cử tri của bang Georgia với lý do lương tâm anh
không chấp nhận Donald Trump là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Ông
Trump chiến thắng ở bang Georgia trong cuộc tổng tuyển cử, giành trọn 16 phiếu
đại cử tri.
Trò chuyện với VOA hơn một năm trước trong giai đoạn chuyển tiếp chính quyền,
anh Bảo Kỳ không giấu nỗi lo ngại về thành phần nội các cũng như đường hướng sắp
tới của tổng thống đắc cử, người đã vận động tranh cử với những chủ trương trái
ngược với các lý tưởng truyền thống của Đảng Cộng hòa mà anh theo đuổi.
Một năm đầy biến động và tranh cãi dưới chính quyền Trump đã không làm những lo
ngại của anh tan biến, nếu không phải làm trầm trọng hơn. Anh nói những hy vọng
ban đầu của anh rằng ông Trump sẽ thay đổi tính khí bốc đồng đã không thành hiện
thực. Anh nhìn thấy nhiều vấn đề trong những chính sách được ban hành, và việc
ông Trump tiếp tục những luận điệu lúc tranh cử trên cương vị tổng thống hiện
thời khiến anh cảm thấy bất an.
“Tôi không có sự tôn trọng dành cho Tổng thống này bởi vì tôi tin chắc rằng ông
ta vẫn chưa hành xử như một tổng thống,” anh Bảo Kỳ thừa nhận.
Ông Trump thường xuyên sử dụng Twitter để loan báo lập trường và chính
sách của mình về nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại. Trong bức hình này,
người dân ở Seoul, Hàn Quốc, xem một bản tin truyền hình cho thấy dòng
tweet của ông Trump khoe rằng ông có một "nút hạt nhân" to hơn và mạnh
hơn nút của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
Chưa có Tổng thống Mỹ nào mà cung cách hành xử khi tại nhiệm lại thu hút nhiều
sự chú ý như ông Trump. Xuất thân là một tỉ phú bất động sản và cựu ngôi sao
truyền hình thực tế, ông Trump trên cương vị tổng thống đã phá vỡ những tiền lệ
và chuẩn mực vốn được trông đợi ở nhà lãnh đạo quyền lực bậc nhất thế giới với
những phát biểu khơi ra nhiều tranh cãi, chủ yếu phát đi trên nền tảng truyền
thông yêu thích của ông – Twitter.
Ông hăng say sử dụng 140 (và rồi 280) ký tự của một dòng tweet để loan báo những
chính sách, đả kích truyền thông chính thống (nhưng ca ngợi Fox News), phản pháo
những người chỉ trích, hay để đốp chát nảy lửa với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong
Un khiến căng thẳng tăng cao tại một trong những khu vực tiềm ẩn nguy cơ chiến
tranh lớn nhất thế giới.
Những lời lẽ thẳng thừng đôi lúc hung hăng này có sức thu hút lớn đối với những
ủng hộ viên nòng cốt của ông và cũng góp phần gia tăng áp lực lên nỗ lực chế tài
Triều Tiên, song những người ủng hộ nhiệt thành nhất của ông đôi khi cũng không
mấy hài lòng về thói quen này.
“Tôi nghĩ ổng cũng phải ‘tu tâm dưỡng tính’ lại chút,” ông Cửu cười nói. “Đừng
có tuyên bố cương lên rồi làm cho nó trở thành hỗn loạn trên chính trường.”
Trong khi những người ủng hộ thích những phát ngôn bộc trực của ông Trump, những
người khác nói rằng chúng tiếp tục đào sâu thêm hố ngăn cách giữa những người
ủng hộ và những người chống đối ông, và ông đã không hề nỗ lực để hàn gắn những
vết thương trong xã hội Mỹ vốn đã bị chia rẽ trầm trọng sau cuộc bầu cử năm
2016.
“Chưa bao giờ trong thời hiện đại mà một người chiếm giữ Phòng Bầu dục dường như
lại khước từ một cách triệt để quan niệm rằng nghĩa vụ của một Tổng thống là
đoàn kết đất nước,” nhà báo kỳ cựu Peter Baker của tờ The New York Times chuyên
tường trình về Tòa Bạch Ốc viết trong một bàiphân
tích. “Luôn muốn gây hấn, rạo rực bởi tranh cãi, quyết đáp trả bất cứ lời
xỉa xói nào, Ông Trump đã tự biến mình thành tông đồ của sự giận dữ, phó tế của
sự chia rẽ.”
Những kẻ chủ trương thượng đẳng da trắng cầm đuốc tuần hành trong khuôn
viên trường Đại học Virginia ở thành phố Charlottesville, bang Virginia,
ngày 11 tháng 8, 2017.
Nhiều trong số những phát biểu của ông nhắm thẳng vào một trong những vấn đề
nhạy cảm nhất trong đời sống Mỹ, chủng tộc, dù đó là tuyên bố đánh đồng cả hai
phía đều có “những người rất tốt” sau khi những kẻ chủ trương thượng đẳng da
trắng gây bạo loạn ở thành phố Charlottesville bang Virginia, hay phát biểu gọi
Haiti và các nước Châu Phi là “những quốc gia hố phân” (tiếng Anh: s***hole
countries) khi ông nói về người nhập cư từ các nước này.
Bà Lý Kim Hà, cư dân thành phố Woodbridge bang Virginia, người bỏ phiếu cho ứng
cử viên Dân chủ Hillary Clinton, đã sớm chấp nhận ông Trump sau khi ông đắc cử
và bày tỏ mong muốn ông sẽ đoàn kết nước Mỹ tiến về phía trước. Nhưng sau một
năm cầm quyền, ông đã không thể làm vơi bớt những “ưu tư, vướng mắc nan giải”
của bà mà ngược lại càng củng cố những ấn tượng tiêu cực của bà về ông thời còn
vận động tranh cử.
“Ông đã tăng cường điều kiện để những thành phần thiểu số kì thị chủng tộc lên
tiếng nói rất là mạnh mẽ, và đã gây ra một thảm trạng của một sự phân chia trầm
trọng,” cựu nhân viên Sở Xã hội đã về hưu này nói.
Khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,” lời hiệu triệu một liên minh đưa ông
Trump tới chiến thắng ít ai ngờ tới, giờ khơi lên trong bà hình ảnh một nước Mỹ
của người da trắng thuần chủng nơi mà những di dân như bà không được chào đón.
Nó cho thấy chính quyền này “muốn bôi xóa đi tính nhân đạo của một đất nước đóng
vai trò lãnh đạo thế giới,” bà nói.
“Người ta cứ nói là ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ trước hết mình phải định
nghĩa thế nào là một ‘nước vĩ đại,’” ông Dương Đức Vĩnh, cư dân ở Macomb bang
Michigan, nói. “Một ‘nước vĩ đại’ là con người cũng phải có tình người, đối xử
với nhau bằng tình người, đối xử với các nước bằng tình người.”
Vị cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Michigan nói ông tán đồng chủ
trương của ông Trump là đặt nhu cầu của người dân Mỹ và công việc nội bộ của
nước Mỹ lên hàng đầu, so sánh với việc một cá nhân có nghĩa vụ chăm lo gia đình
của chính mình trước tiên. Nhưng ông nói điều đó không có nghĩa là mình dè bỉu
hàng xóm.
Năm đầu tiên của ông Trump bị phủ bóng đen bởi nhiều tranh cãi bùng lên
từ nhiều phát ngôn của chính ông và cuộc điều tra của công tố viên đặc
biệt Robert Mueller về sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử
của ông với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.
Vào lúc ông Trump khép lại năm đầu tiên trên cương vị tổng thống, các cuộckhảo
sátý kiến công chúng cho thấy tỉ lệ ủng hộ dành cho ông hiện
đang ở mức thấp nhất so với bất cứ Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử hiện đại khi
họ kết thúc năm đầu tiên. 57 phần trăm người được khảo sát không bằng lòng với
cách điều hành đất nước của ông so với 39 phần trăm bằng lòng, theo một cuộc
khảo sát của đài NBC và báo The Wall Street Journalcông
bốhôm thứ Sáu.
Dưới quyền của ông Trump, sự ủng hộ của thế giới đối với sự lãnh đạo của Mỹ đã
giảm mạnh, theo một cuộckhảo
sát137 quốc gia của Gallup công bố hôm thứ Năm. Chỉ có 30 phần
trăm thế giới bằng lòng về sự lãnh đạo của Mỹ trong năm đầu Tổng thống Trump tại
nhiệm, tụt xuống từ mức 48 phần trăm vào năm cuối của chính quyền Tổng thống
Barack Obama vào năm 2016, theo cuộc khảo sát.
“Tôi hy vọng Tổng thống sẽ thay đổi thay vì dồn quá nhiều thì giờ để chỉ trích
người này người kia,” ông Đỗ Quang Tỏa, một cư dân thành phố Fairfax bang
Virginia, nói. Ông mô tả những phát ngôn bốc đồng và gây tranh cãi của ông Trump
như một “đám mây đen” che phủ những thành tích mà chính quyền ông đang đạt được.
“Nếu mà Tổng thống không thay đổi…thì tôi nghĩ là đám mây đen này sẽ không tan
biến mà tôi chỉ sợ là nó càng ngày càng đen lại,” ông nói thêm.
Dù thách thức lớn nhất vẫn là chính mình, ông Trump trong năm 2018 sẽ đối mặt
với những thách thức khác ngoài tầm kiểm soát của ông mà có thể làm chính quyền
của ông chao đảo. Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về sự
thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử của ông với Nga hồi năm 2016 đang
gia tăng cường độ và đang nhắm mục tiêu vào những nhân vật thân tín nhất của ông
Trump, trong khi quyền kiểm soát Quốc hội của phe Cộng hòa đang lâm nguy trước
một đợt sóng thần đang manh nha hình thành ở phe Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa
kỳ toàn quốc vào tháng 11 tới đây.
“Hỏa Khí và Cuồng Nộ” (Fire and Fury) cuốn sách mới bán chạy nổi tiếng của
Michael Wolff vừa xuất bản, gây chấn động chính trị với những nhân vật hậu
trường trong chính phủ Donald Trump.
Cuốn sách này hoàn toàn khác với “Âm Thanh và Cuồng Nộ” (Sound and Fury) tiểu
thuyết nổi tiếng của văn hào miền Nam Hoa Kỳ William Faulkner năm 1929 với văn
phong và cú pháp đẹp, diễn tả cảm xúc và lương tâm của dân miền Nam.
Trong “Hỏa Khí và Cuồng Nộ” của Michael Wolff, chỉ thấy đầy những chữ giận dữ,
la lối, lớn tiếng, ồn ào, và không ích lợi.
Michael Wolff là một ký giả kinh nghiệm viết cho các tạp chí New York, Vanity
Fair, Hollywood Reporter.
Cuốn “Hỏa Khí và Cuồng Nộ Bên Trong Tòa Bạch Ốc” của Trump là cuốn sách thứ tư
của Michael Wolff. Năm 2008, cuốn sách của Wolff viết về Robert Murdoch, một
người ủng hộ đứng sau Trump, tỷ phú truyền thông chủ đài Fox và báo The Wall
Street Journal, các cổ thụ của truyền thông bảo thủ, người đã mở cửa cho Wolff
phỏng vấn, mở tất cả các cửa cho Wolff len lỏi vào hậu trường đảng Cộng Hòa.
Michael Wolff và Stephen Bannon nhân vật chính trong sách là thành phần cực hữu
của đảng Cộng Hòa, tiếng nói bên trong đã gây bực tức cho Donald Trump.
Wolff đã diễn tả người đang cầm quyền trong Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump là một
người: “Dốt chính trị, không hiểu biết về chính sách trong một công việc đòi hỏi
phải hiểu biết cả hai, một người tâm thần không ổn định, nói lung tung trước sau
không giống đến nỗi người nghe có lúc nghĩ ông nói láo như khi ông nhấn mạnh
nhiều lần ‘đám đông tham dự ngày nhậm chức của ông đông nhất trong lịch sử.’
Tổng thống già nhất trong lịch sử Hoa Kỳ nhận chức nói chuyện thiếu ngữ vựng so
với chính ông 20 năm về trước, tùy thuộc nhiều vào các cố vấn.”
Hình ảnh của Tổng Thống Trump khác ngược với tất cả hình ảnh các tổng thống
trong lịch sử: là tấm gương đạo đức cho dân Hoa Kỳ, nói năng chững chạc hùng
hồn, có phẩm cách và lòng tự trọng, càng giữ chức cao thì càng phải giữ thái độ
chững chạc, đường hoàng và nghiêm trang, một tấm gương cho cả thế giới.
Michael Wolff kể chuyện trong Tòa Bạch Ốc của Trump qua cặp mắt của những người
thân cận với tổng thống trong 18 tháng, có người kể với Wolff hơn mười mấy
lần. Câu chuyện bắt đầu với “20 Tháng Giêng, 2017, ngày nhậm chức, Hoa Kỳ bước
vào cơn bão chính trị bất thường kể từ ngày Watergate.” Thời kỳ này như màn kịch
với bức màn kéo xuống chấm dứt màn một khi vào cuối Tháng Bảy, 2017, Tướng John
Kelly nhận chức chánh văn phòng và Stephen Bannon đi khỏi chính phủ Trump ba
tuần sau đó.
Sau ngày 20 Tháng Giêng, Michael Woff “ngồi trong ghế thường trực mỗi ngày ở
cánh Tây Tòa Bạch Ốc phỏng vấn 200 lần, len lỏi vào Tòa Bạch Ốc không như một
người khách mà là một người chuyên dính mũi vào chuyện người khác, một lỗi của
Tòa Bạch Ốc theo như Wolff ‘không luật lệ, không có lời hứa nào đúng hay sai với
những tường thuật trái ngược.’ Một câu khác của Wolff làm người đọc phải nhíu
mày: ‘Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Trump bỏ ngỏ cửa cho giới truyền thông hơn bất
cứ Tòa Bạch Ốc nào trong những thời gian gần đây.’”
Nội các của Tổng Thống Trump thiếu những thủ tục chính thức, thiếu kinh nghiệm
chủ yếu “tổng thống nói không đổi giọng điệu, không mệt mỏi, không giữ được
giọng khi nói chuyện riêng hay trước công chúng khiến những người làm việc với
ông phải vật lộn một cách khó khăn.”
Roger Ailes, giám đốc đài Fox, nhân vật quan trọng nhất trong giới truyền thông
cực hữu, người thầy của Stephen Bannon, ủng hộ ứng cử viên Donald Trump lại có
một quan điểm: “Trump không có một quan điểm chính trị hay nghị lực (ông thay
đổi đảng từ Cộng Hòa qua Dân Chủ rồi từ Dân Chủ về lại Cộng Hòa), thiếu kỷ luật,
không có khả năng, không thể đóng phần vào bất cứ một hoạt động chính trị nào.
Michael Wolff chỉ cho một điểm tốt: Tổng Thống Trump có khiếu về kinh doanh.
Steve Bannon kể lại là Tổng Thống Trump gây gổ trong khách sạn, chạy theo gái.”
Ngày thứ nhất trong cuộc tranh cử Steve Bannon là người đã đề nghị dọn tòa Đại
Sứ Mỹ về Jerusalem. Thủ Tướng Netanyahu rất đồng ý. Nga là chìa khóa giải quyết
vấn đề Trung Đông “Nga là kẻ xấu, nhưng trên thế giới đầy kẻ xấu.” Đối với
Bannon “Trung Quốc là tất cả. Trung Quốc là Đức Quốc Xã thời kỳ 1929-1930.”
Ngày bầu cử 8 Tháng Mười Một, 2016, bà Kelllyann Conway, giám đốc tranh cử vẫn
nghĩ ông Trump sẽ thua, giỏi lắm là thua trong danh dự dưới 6 điểm! Conway,
Jared Kushner và ngay cả ông Trump không tin sẽ thắng, chỉ có Bannon tin.
Những người thân tín của ông Trump “không những nghĩ ông không thắng mà còn tin
là ông không nên làm tổng thống” nhất là sau khi ông qua được xì căng đan “Billy
Bush thâu băng về sex.” Sam Nunberg đã hỏi ứng cử viên Trump hai câu hỏi “Ông có
muốn là tổng thống?” và “Tại sao ông muốn thành tổng thống?” Ông Trump đã không
trả lời giản dị là ông không nghĩ ông sẽ là tổng thống.
Đọc “Hỏa Khí và Cuồng Nộ” người đọc có cảm tưởng sách là chuyện Tàu viết về hậu
cung của các hoàng đế Trung Hoa với những gian thần, những bộ mặt xu nịnh một
ngày trở mặt phản bội hay ám sát vua. Donald Trump mộng làm nhà độc tài, làm
hoàng đế như Tập Cận Bình nay có được một cận thần như Bannon.
Những ngày đầu ở Tòa Bạch Ốc, Bannon giả vờ gây chiến với giới truyền thông tiết
lộ tin tức giả cho báo chí để cho thấy mình là nhân vật quan trọng trong chính
quyền. Bannon cho Wolff tin tức về Tổng Thống Trump một người bị bệnh tâm thần,
không tập trung được hơn vài giây, hay quên như khi tranh cử “sẽ không để hãng
Carrier dọn về Mexico, trong bốn tháng hoàn toàn quên cứ nhắc lại chuyện cũ.”
Ngày 2 Tháng Giêng, 2017, ông Trump đi thăm Hurricane Irma có vợ đứng bên cạnh
nhưng cứ nhắc hỏi Melania ở đâu.
Wolff viết: “Mọi người ghét nhau, không ai tin nhau, không ai là đồng minh,
không khí nhiễm độc. Chánh văn phòng John Kelly không thích Tổng Thống Trump.
Ông Trump lại luôn tự hỏi ‘Khi nào Kushner và Ivanka nghỉ không làm.’ Tổng Thống
Trump vì vậy không tin ai, cũng như hoàng đế và các nhà độc tài khác ông sợ bị
đầu độc, mỗi ngày ăn đúng loại cheese burger không thay đổi. Phòng ngủ làm thêm
khóa bên trong, mật vụ nhức đầu khó bảo vệ như các tổng thống trước, ‘không ai
được động đến bất cứ đồ đạc của tổng thống nhất là bàn chải đánh răng.’”
Tổng Thống Trump lấy bà Melania từ năm 2005, lễ cưới được tổ chức tại nhà thờ
Episcopal ở Palm Beach Florida. Từ ngày cưới, hai ông bà có khi không nói chuyện
với nhau trong nhiều ngày, xem như khách lạ trong nhà. Cậu con trai có ít giờ
gặp cha, Barron năm nay 12 tuổi chỉ được đứng cạnh cha trong những buổi lễ lạc
trước công chúng.
Đêm trước ngày nhậm chức, tân tổng thống bực bội “quá nóng, giường không êm.”
Làm vợ tổng thống thật khổ nhất là ông tổng thống chỉ biết yêu mình “cãi nhau
với vợ, vợ khóc vì bà không muốn chồng làm tổng thống, muốn trở về Nữu Ước ngay
ngày hôm sau (hồi Giáng Sinh bà Melania nói bà và con muốn đi nghỉ ở một hòn đảo
hoang không người vì ở Tòa Bạch Ốc như ở tù). Hai vợ chồng ngủ riêng hai phòng
khác nhau. Nói với vợ, ông Trump bao giờ cũng gắt gỏng, võ đoán. Những giọt nước
mắt của bà Melania khi biết tin chồng đắc cử tổng thống không phải là những giọt
nước mắt vui mừng hạnh phúc.
Ông Trump tự hào thông minh đẹp trai với mái tóc bồng bềnh. Cô con gái Ivanka
tiết lộ cha đã làm giải phẫu, cấy tóc, lột da đầu, tóc nhuộm nhờ thuốc “Just for
men.” Con người đẹp trai làm khổ bà vợ Melania ngoại tình với Hope Hicks, giám
đốc truyền thông, và Corey Lewandowski, trưởng ban tranh cử.
Tổng Thống Trump chỉ tin cậy vào vòng trong giống như tất cả các nhà độc tài
khác, sử dụng người trong gia đình và những người thân tín.
Michael Flynn cố vấn an ninh nhận $45,000 từ Nga, tiền diễn thuyết, vì nghĩ rằng
Donald Trump sẽ thất cử “lấy tiền này tôi sẽ có vấn đề về sau này nếu chúng ta
thắng cử.” Ivanka được gọi là Jarvanka (hai chữ Jared và Ivanka ghép lại) bị nói
trong sách “F…liar (con nói láo).” Ivanka chống lại cha khi ông tổng thống rút
khỏi Hiệp Ước Paris về khí hậu toàn cầu. Ivanka chống lại Bannon bị ông này ước
“con chó… chết cho rồi” ngôn ngữ cuồng nộ của “Fire and Fury!”
Bannon là gian thần, cũng giống như các gian thần trong lịch sử Bannon có lý do
để làm phản. Bám đít Donald Trump nhưng cũng như chủ Bannon tự nhận là thiên
tài, hay mặt đồ lính bên ngoài không sửa soạn tươm tất khi xuất hiện trước công
chúng nên Tổng Thống Trump hay hạ nhục Bannon: “Tên này nhìn như kẻ vô gia cư,
đi tắm đi, mày mặc bộ đồ này hơn sáu ngày rồi.” Bannon tả buổi gặp gỡ vào hồi
Tháng Sáu, 2016, ở Trump Tower giữa con của ông Trump, Donald Jr, Jared Kushner
và nhóm Nga và gọi “D. Trump Jr là tên phản quốc không yêu nước, buổi họp đáng
lẽ phải được báo cáo cho FBI.”
Michael Wolff tin hoàn toàn vào Steve Bannon nên có nhiều nguồn gốc cần phải xét
lại như ngày 3 Tháng Giêng, 2017, Bannon cải chánh ông ta muốn nói đến Paul
Manafort luật sư và cố vấn của Donald Trump trong kỳ vận động tranh cử từ Tháng
Sáu đến Tháng Tám, 2016, chứ không phải là Donald Trump Jr.
Những người khác ngoài S. Bannon cũng nên xem lại như các ông Steve Mnuchin, bộ
trưởng Tài Chính, và Reine Priebus, cố vấn, gọi tổng thống “ngu như cứt.” Tướng
Mc Master cố vấn gọi Trump là “tên nghiện ngập.” Steve Bannon trong ngày 3 Tháng
Giêng, 2018, qua đài phát thanh gọi Tổng Thống Trump là một người vĩ đại, ủng hộ
Tổng Thống Trump từng ngày.
Ngôn ngữ trở tráo của gian thần Bannon khác với ngôn ngữ trong sách của Wolff,
một Tổng Thống Trump không có tài làm tổng thống, không đọc hay đọc ngược
(Dyslexic) hiểu biết có giới hạn, không đọc báo chỉ xem ti vi, khi nghỉ về phòng
ngủ có ba ti vi chỉ ngừng xem ti vi khi nói chuyện với các ông bạn tỷ phú. Thích
xem ti vi nên ông Trump có tật thích nói, không nghe, không chú ý, chính ông
Trump xác nhận “thích làm tiền, không thích học hỏi và có tinh thần kỳ thị chủng
tộc.”
Tổng Thống Trump đứng trước công chúng đôi khi nhìn ra đám đông không biết mình
đang ở đâu đến đây lúc nào (như triệu chứng Alzheimer của Tổng Thống Ronald
Reagan được tả qua sách của Bob Woodward). Ông thiếu sáng suốt, gương mặt của
người đánh golf: “Gương mặt không đổi, dễ giận, vai so, hai tay quay tới quay
lui, cau mày, môi chu” có lúc gương mặt như diễn viên điện ảnh.
Những cá tính của ông Trump trong sách của Wolff không khác gì những cá tính của
một người bệnh tâm thần đã tả trong sách “Trường Hợp Nguy Hiểm của Donald Trump”
tập sách gồm những tiểu luận của 29 bác sĩ tâm thần trình bày ở Đại Học Yale.
Qua vụ giải nhiệm Giám Đốc FBI James Comey vào ngày 5 Tháng Chín, 2017, phe phái
của D. Trump rõ ràng. Steve Bannon, Priebus và Donald Mc Galin chống đối giải
nhiệm Comey vì những lý do cá nhân.
Tổng Thống Trump giải nhiệm Comey để “vứt con chuột,” Jared Kueschner và Ivanka
muốn đuổi Comey vì quyền lợi kinh doanh của cha con Jared. Jared xúi đuổi Comey
vì Comey nguy hiểm không kiểm soát được.
Năm tháng sau khi Comey bị giải nhiệm, Steve Bannon tiên đoán chính quyền Trump
sẽ sụp đổ, 33.3% cơ hội “đàn hạch” (Impeachment) sẽ xảy đến do vụ điều tra của
công tố viên đặc biệt Mueller, 33.3% cơ hội Tổng Thống Trump sẽ từ chức và 33.3%
còn lại là Tổng Thống Trump sẽ lết đến hết nhiệm kỳ, sẽ không có nhiệm kỳ thứ
hai hay không ra tranh cử khác với Tổng Thống Trump lúc nào cũng như đang tranh
cử và sau luật thuế mới ông tin tưởng sẽ tái đắc cử 100%.
Cuốn “Fire and Fury” đã gây cuồng nộ và giận dữ từ Tổng Thống Trump, cố ngăn
cuốn sách phát hành hay hăm đi thưa, những hành động như chính quyền ở các xứ
độc tài chỉ quảng cáo thêm cho Michael Wolff nhưng đọc xong cuốn sách người đọc
đã theo dõi thời cuộc thất vọng. Lý do là vì cuốn sách là tổng hợp của những
tình hình thời sự hàng ngày của chính quyền Trump.
Những chuyện “cung đình” cũng đã được tiết lộ và đã bị Tổng Thống Trump “tweet”
trả đũa. Cuốn sách chỉ có giá trị, và được tìm đọc vì những chi tiết nay đã được
tiết lộ từ những người bên trong cuộc và từ đó người Mỹ ngán ngẩm thêm về ông
tổng thống đã đắc cử vì “số trời” hơn là vì tài Tổng Thống Trump mặc dù đối diện
với con số ủng hộ thấp của dân Mỹ nhưng vẫn đứng vì có sự ủng hộ mạnh của thế
lực tư bản và giới cực hữu quốc gia cực đoan.
Những người ủng hộ Steve Bannon như gia đình của Rebekah Mercer sau khi cuốn
sách phát hành đã đuổi Bannon ra khỏi Breibart công ty truyền thông cực hữu quá
khích bằng cách hủy bỏ khế ước.
Đọc “Hỏa Khí và Cuồng Nộ” người đọc không thể không nhớ đến tựa cuốn sách của
Francois Sagan: “Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh.” Tổng Thống Trump sau khi
đọc “Fire and Fury” cần một chút nước lạnh để dập tắt ngọn lửa bên trong Tòa
Bạch Ốc!(Việt
Nguyên)