CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

2020

 

 

Mùa Đại Dịch Covid-19:

 

Mùa Vọng Phục Sinh - Moisen Gẫy Cánh

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

Nội Dung

Mùa Vọng Phục Sinh

Moisen Gẫy Cánh

 

 

Mùa Vọng Phục Sinh

Cho tới nay, đã gần nửa năm trời, từ tháng 11/2019, nhân loại đang bị một kẻ thù tí ti hầu như vô hình, biệt danh corona, một kẻ thù chung không ngờ quá ư là lợi hại, bất ngờ đột xuất giang hồ tấn công tới tấp, đến độ, thế giới văn minh vật chất ngày nay, đầy những chuyên gia về mọi phương diện, vẫn không biết đâu mà đỡ, vẫn chẳng biết đâu mà mò, cứ tiếp tục bị gục ngã thảm thương, bao gồm cả nạn nhân lẫn phục vụ nhân v.v.

Ấy thế mà họ vẫn sống trong một Mùa Vọng Phục Sinh: Mùa Vọng - ở chỗ, họ trông mong cho tai qua nạn khỏi, mỗi khi thấy thống kê cho thấy con số nhiễm bệnh hay tử vong ngừng lại hoặc giảm xuống; và Phục Sinh - ở chỗ, họ mong muốn hồi sinh, sớm bao nhiêu có thể, nền kinh tế, nhất là ở đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ, đã bị suy sụp không biết tới bao giờ mới lấy lại được vị thế "Nước Mỹ trên hết" ngay trước đại dịch covid-19 này, cũng như hồi sinh các sinh hoạt về tôn giáo, nhất là trong Giáo Hội Công giáo, nơi mà Kitô hữu của Giáo Hội này đã liên tục sống trong "Giáo Hội tại gia", bằng hiệp thông livestream các thứ phụng vụ của Giáo Hội và với Giáo Hội, từ tuần thứ 2 của Tháng 3 tới nay.

Coronavirus: Vatican seals off St Peter's - Wanted in Rome

Không ngờ, thật là hoàn toàn không ngờ, một thế giới sinh động hơn bao giờ hết, về xã hội, kinh tế, chính trị lẫn tôn giáo, từ cuối năm 2019 đến nay, đã bị biến dạng, nếu không muốn nói đã trở thành dị dạng, chưa từng thấy trong suốt giòng lịch sử của loài người.

Ở chỗ: co dúm - Hơn nửa dân số trên toàn cầu: cho đến nay, cuối tháng 4/2020, khoảng 4.4 tỷ con người ta, tức trên nửa dân số thế giới hiện ở vào khoảng 7.8 tỉ (2020), đang bị cách ly phong tỏa và giãn cách xã hội (quarantine - social distance) tại gia, tính từ ngày 2/4/2020, cách đây gần 1 tháng, đã gần 4 tỉ 3.9 billion people are currently called on to stay in their homes ...

Ở chỗ: vỡ vụn - Nền kinh tế bị khủng hoảng, nhất là ở Mỹ quốc đệ nhất thiên hạ này, chẳng khác gì như thời đại suy thoái của thập niên 1930 trên thế giới Coronavirus: Worst economic crisis since 1930s depression. "Về đâu... kinh tế Mỹ" - "Chủ tịch FED: May ra kinh tế Mỹ có thể phục hồi 'hình chữ W'" https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-fed-may-ra-kinh-te-my-co-the-phuc-hoi-hinh-chu-w/5400873.html

Ở chỗ: tử khí - Cho đến chiều 30/4/2020, theo thống kê chính thức của Johns Hopkins University (JHU) được thế giới công nhận hay hầu hết thông tấn xã trên thế giới trích dẫn, thì đã có 3.251.925 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn corona, trong đó có 233.014 tử vong. Và nếu tính đến 12 giờ đêm California ngày 30/4/2020, tức 2 giờ chiều ngày 1/5/2020 ở Việt Nam, thì còn hơn thế nữa:

Dịch COVID-19 chiều 1-5: Việt Nam 0 ca mới, Trung Quốc rời nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất - Ảnh 1.

Ở chỗ: thối rữa - Cũng ngày 30/4/2020, ngày ĐTC Phanxicô cầu cho người chết vì covid-19 và chết một cách thương tâm, như bị chôn tập thể v.v., thì ở New York có 50 xác chết được chất đầy ở cả xe van lẫn xe tải, bị khám phá ra vì đống tử thi này đã xông mùi thối nồng nặc và chảy nước (https://www.bbc.com/vietnamese/world-52487544).

Không một quyền lực nào trên thế giới này, từ trước đến nay, lại có thể làm đảo lộn toàn cầu một cách nhanh chóng và có hiệu nghiệm như thế, ngoại trừ con vi khuẩn quái gở chưa từng thấy, mà cho đến nay, các bộ óc chuyên gia y tế hàng đầu thế giới vẫn chưa thể nhận diện chính xác chân tướng của nó để mà đối phó và đương đầu.

Trong khi chính Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi muốn điều tra về nguồn gốc của con vi khuẩn kỳ lạ xuất phát từ Vũ Hán Tỉnh Hồ Bắc Trung quốc này thì cuối cùng lại công bố rằng không phải nhân tạo: "Úc nói không có bằng chứng virus corona thoát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc" https://tuoitre.vn/uc-noi-khong-co-bang-chung-virus-corona-thoat-tu-phong-thi-nghiem-trung-quoc-20200501185458194.htm, và cả "Tình báo Mỹ: Virus corona không phải nhân tạo" https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%ACnh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-virus-corona-kh%C3%B4ng-ph%E1%BA%A3i-nh%C3%A2n-t%E1%BA%A1o/5399959.html

Úc nói không có bằng chứng virus corona thoát từ phòng thí nghiệm Trung Quốc - Ảnh 2.

Trái lại, chính trong lúc con người cần phải chân thành và đoàn kết lại mới có đủ sức chống lại kẻ thù chung vô cùng lợi hại này, thì các cường quốc lại chia rẽ nhau, như giữa Trung quốc và Hoa Kỳ, chỉ vì tư lợi, và cũng chỉ vì tư lợi như thế mà họ lại đoàn kết với nhau khi có thể, chẳng hạn, như báo đài RFI loan tin "Ngày 30/04/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cản trở việc thông qua một dự thảo nghị quyết do Pháp và Tunisia cùng soạn thảo, đề nghị «tăng cường phối hợp» trước tình hình dịch Covid-19" http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200430-trung-quoc-hoa-ky-hdba-huu-chien-virus-corona

UN Security Council meeting at United Nations headquarters in New York in February.

Cũng trong cùng bản tin này, độc giả được biết thêm rằng không phải đại dịch covid-19 này có thể ngăn cản được lòng hận thù ghen ghét nhau đến cực độ của con người văn minh nhân bản ngày nay, đến độ bất chấp chết chóc, đúng hơn, họ càng say mê chết chóc hơn bao giờ hết, ở chỗ: "Hiện tại, có khoảng 20 cuộc xung đột đang xảy ra trên khắp thế giới".

Bởi thế mà càng cho thấy Đại Dịch Covid-19 quả thật là đại vạ của con người tội lỗi và cho con người tội lỗi, dù đại dịch đồng nghĩa với đại vạ này vẫn chưa hoàn toàn tương xứng với đủ mọi thứ tội ác của họ, chỉ riêng tội đồng tính luyến ái và đồng tính hôn nhân của họ thôi, họ cũng đáng bị lửa trời hủy diệt như thành Sodoma ngày xưa cũng chỉ vì đồng tính rồi (Khởi Nguyên 19:1-11,24-25 - bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ):

Hai sứ thần đến thành Xơ-đôm vào buổi chiều; ông Lót lúc ấy đang ngồi ở cửa thành Xơ-đôm. Vừa thấy các ngài, ông Lót đứng lên ra đón các ngài và cúi sấp mặt xuống đất. Ông nói: "Thưa các ngài, kính xin các ngài ghé lại nhà tôi tớ các ngài đây để nghỉ đêm và rửa chân, rồi sớm mai các ngài tiếp tục đi đường." Họ đáp: "Không! Chúng tôi sẽ nghỉ đêm ngoài đường phố." Nhưng ông nài nỉ các ngài mãi nên các ngài ghé lại và vào nhà ông. Ông làm tiệc đãi các ngài, nướng bánh không men, và các ngài đã dùng bữa. Các ngài chưa đi nằm thì dân trong thành, tức là người Xơ-đôm, bao vây nhà, từ trẻ đến già, toàn dân không trừ ai. Chúng gọi ông Lót và bảo: "Những người vào nhà ông đêm nay đâu rồi? Hãy đưa họ ra cho chúng tôi chơi."

Ông Lót ra trước cửa gặp chúng, đóng cửa lại sau lưng,7 rồi nói: "Thưa anh em, tôi van anh em đừng làm bậy. Đây tôi có hai đứa con gái chưa ăn ở với đàn ông, tôi sẽ đưa chúng ra cho anh em; anh em muốn làm gì chúng thì làm, nhưng còn hai người này, xin anh em đừng làm gì họ, vì họ đã vào trọ dưới mái nhà tôi." Chúng đáp: "Xê ra! Tên này là một ngoại kiều đến đây trú ngụ mà lại đòi xét xử à! Chúng tao sẽ làm dữ với mày hơn là với những tên kia! " Họ xô mạnh ông Lót và xông vào để phá cửa. Nhưng hai người khách đưa tay kéo ông Lót vào nhà với mình, rồi đóng cửa lại. Còn những người đứng ngoài cửa, thì các ngài làm cho chúng ra mù, từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, khiến chúng không sao tìm ra cửa.

ĐỨC CHÚA làm mưa diêm sinh và lửa từ ĐỨC CHÚA, từ trời, xuống Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Người phá đổ các thành ấy và cả Vùng, cùng với toàn thể dân cư các thành ấy và cây cỏ trên đất.

Nếu bao gồm cả những tội ác khủng khiếp khác, chưa từng có trong lịch sử loài người, lại là những tội ác quái gở xẩy ra ở một xã hội văn minh nhân bản từ Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), như tội ác diệt chủng Do Thái ở Balan, gây ra bởi Đức quốc xã; tội ác diệt chủng Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ; tội ác tàn sát của cộng sản Liên sô nói riêng và các nước cộng sản nói chung, bao gồm cả Trung cộng, Việt cộng và Miên cộng; tội ác phá thai nhân danh nhân quyền; tội ác gây ra các cuộc chiến tranh sát hại đồng loại để phát triển kỹ nghệ chế tạo vũ khí và bán vũ khí; tội ác buôn người làm tình v.v., thì không biết hình phạt nào mới cân xứng với những tội ác kinh hoàng khủng khiếp của họ đây.

Đại Dịch Covid-19 mới chỉ là một cái lay nhè nhẹ của Thiên Chúa công thẳng mà thôi, vì Ngài vẫn xót thương họ nên chưa nỡ dang thẳng cánh tay uy quyền trừng phạt của Ngài ra, trái lại, Ngài vẫn nhẫn nại đợi chờ họ ăn năn thống hối: "Sự nhẫn nại của Thiên Chúa mang lại ơn cứu độ" (2Phêrô 3:15).

Nếu con người càng tội lỗi hơn như vậy, thay vì "nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành" (Dân Số 21:9), nghĩa là dám nhìn thẳng vào tai họa covid-19 do chính tội lỗi mình gây ra, để mà ăn năn thống hối và trở về cùng Chúa, mà lại cứ càng gia tăng tội và phạm tội thêm, thì chẳng lẽ đại vạ covid-19 này sẽ không bao giờ qua đi hay sao. như thế chẳng lẽ nó sẽ mãi mãi kéo dài cho đến vô cùng bất tận, hay ít là kéo dài hơn dự đoán theo lòng mong đợi máu thoát nạn và được phục hồi của Mùa Vọng Phục Sinh này. "Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ: Đại dịch sẽ không dừng lại đến khi lây nhiễm 60-70% dân số Mỹ": Tin tức, sự kiện liên quan đến Cách ly : Chuyên gia dịch tễ ... hay https://tuoitre.vn/chuyen-gia-dich-te-hang-dau-my-dai-dich-se-khong-dung-lai-den-khi-lay-nhiem-60-70-dan-so-my-2020050112054818.htm /

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ: Đại dịch sẽ không dừng lại đến khi lây nhiễm 60-70% dân số Mỹ - Ảnh 2.

Phi đội "Những thiên thần xanh" và "Chim sấm" của quân đội Mỹ bay ngang tượng Nữ thần Tự do ở New York khi trình diễn để tri ân các nhân viên y tế giữa dịch COVID-19 ngày 28-4 - Ảnh: Reuters

Nếu thực sự đại dịch covid-19 hiện này chỉ hoàn toàn chấm dứt cho đến khi con người phải tâm phục khẩu phục, "cúi đầu ... đấm ngực" như người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện: "Ôi Thiên Chúa, xin thương xót tôi là kẻ tội lỗi" (Luca 18:13), thì thử hỏi con người ngày nay có thể nào ăn năn thống hối như Dân Thành Ninivê toàn tòng dân ngoại chỉ biết tôn thờ tà thần ngày xưa hay chăng, một cuộc thống hối vô cùng lạ lùng, đến nỗi đã trở thành "điềm lạ Giona" (Mathêu 12:39), ở chỗ, từ vua đến dân, bao gồm cả thú vật, đều mặc áo thô và rắc tro trên đầu, sau khi nghe Giona là tiên tri của dân Do Thái loan báo, chỉ còn 40 ngày nữa là thành của họ bị tiêu diệt (xem Giona 3:1-10).

Recovering A Holy Disgust For Sin… | soulspartan

Chắc chắn là không, trăm phần trăm, triệu phần triệu là không, không thể nào? Vậy thì để cho cái vạ covid-19 nhè nhẹ này có thể qua đi, một khi Thiên Chúa chỉ muốn cảnh báo vì thương, hơn là trừng phạt vì giận theo đức công minh công thẳng của Ngài, Ngài phải làm gì đây? Chắc chắn là Ngài phải tỏ lòng thương xót con người hơn nữa, vì: "Ở đâu tràn lan tội lỗi thì ở đấy càng gấp bội ân sủng" (Roma 5:20).

Thật vậy, đối với loài người, như các tông đồ và chung dân Do Thái, thì bị mù lòa từ lúc mới sinh là do tội lỗi của con người, của nạn nhân hay của cha mẹ nạn nhân. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và khôn ngoan cùng toàn năng, thì cái tai họa bẩm sinh bị mù lòa ấy lại là cái cớ vô cùng thuận  lợi cho vinh quang của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi nạn nhân bị mù từ lúc mới sinh, và qua nạn nhân này, cho cả nhiều người khác nữa, nhờ đó nhiều người tin vào Ngài mà được cứu độ (xem Gioan 9:1-3).

Bởi thế, đại dịch covid-19 chắc chắn sẽ qua đi, không sớm thì muộn. Bởi vì, để bù đắp lại cho vô vàn tội ác đáng tru diệt của con người văn minh duy nhân bản đến vô thần duy vật ngày nay, LTXC sẽ sử dụng các lời cầu của chung Giáo Hội, nhất là Phụng Vụ Thánh Thể hiện thực hóa ơn cứu độ trên bàn thờ, cũng như lời cầu nguyện kèm theo hy sinh của từng Kitô hữu gắn bó với Chúa Kitô khổ giá, cùng với những cái chết gây ra bởi covid-19 của thành phần nạn nhân vô tội, nhất là cái chết cao cả của những con người, y sĩ, y tá, linh mục v.v., dấn thân phục vụ cả phần xác lẫn phần hồn của nạn nhân trong đại nạn này v.v.

Cho đến khi tội lỗi của con người lại gia tăng, đến độ lấn át hơn các công đức của Giáo Hội, của những ai lành thánh, cũng như của những ai vô tội, thì loài người bấy giờ, chắc chắn không thể nào thoát được một đại họa và đại vạ khác xẩy ra cho họ, tương xứng với tội lỗi của họ. "Này, anh đã được khỏi bệnh rồi đấy. Đừng phạm tội nữa kẻo bị khốn hơn trước" (Gioan 5:14) là thế!

Bấy giờ thì tội nào vạ ấy, ở chỗ, con người tội lỗi sẽ phải hứng chịu một đại hiểm họa gấp trăm ngàn lần đại dịch covid-19 này nữa... Vào lúc nào và như thế nào, không ai biết được, nhưng dầu sao vẫn có thể tránh được, tùy ở con người có biết thân biết phận của mình qua đại dịch covid-19 nhè nhẹ này hay chăng?! 

Nếu vậy, nếu quả thực Vị Thiên Chúa vô cùng công minh cũng chính là vị Thiên Chúa vô cùng xót thương, đã sử dụng kẻ lành, hiện thân của LTXC và là hoa trái của LTXC, là cành nho sinh nhiều hoa trái, mà kẻ dữ được cứu cho cả tội lẫn vạ, (như nhờ kẻ dữ mới có kẻ lành hay cần đến kẻ lành), thì phải chăng đại dịch covid-19 là đại vạ của tội ác con người văn minh duy nhân bản tột đỉnh ngày nay, đã xẩy ra và không thể không xẩy ra chính là vì Moisen gẫy cánh, tức chính là vì thiếu kẻ lành, hay cán cân lành dữ đã bị lệnh hẳn sang bên phía dữ?! Chẳng khác gì như lúc Moisen đang giang tay trên núi cầu nguyện cho dân Do Thái chống lại cuộc tấn công của quân Amalech mỏi tay, hạ hai cánh tay cầu nguyện xuống, nên dân Do Thái đã bị thua, cho đến khi ông phải gồng mình giang tay lên lại (xem Xuất Hành 17:8-12 - bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

"A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa." Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế. Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên.

Search Results

Prophets of the Old Testament

 

  

Moisen Gẫy Cánh

Nội Dung

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thế Giới Kitô Giáo Phản Chứng

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thời Điểm Maria

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thời Điểm Thương Xót

Moisen Gẫy Cánh - Trong Giáo Hội Hiện Thế Mùa Đại Dịch 2020

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thế Giới Kitô Giáo Nhân Chứng

 

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thế Giới Kitô Giáo Phản Chứng

You are the salt of the Earth; You are the light of the world ... 

Đúng thế, Moisen thật sự đã gẫy cánh, ở chỗ, muối đã ra nhạt, ở chỗ, ánh sáng trở nên tối tăm. Nghĩa là, cái vạ đại dịch covid-19 này không phải hoàn toàn do tội ác của chính con người trần gian gây ra, cho bằng, trong khi thế gian luôn "ngồi trong tối tăm và trong bóng tử thần" (Luca 1:79), rất cần đến "ánh sáng thật soi chiếu mọi người" (Gioan 1:9), thì thành phần môn đệ Kitô hữu không còn "là muối đất... là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13-14), đúng với bản chất mặn mà và sứ vụ chiếu soi của mình nữa, trái lại, còn đáng "bị vứt ra ngoài cho người ta giầy đạp" (Mathêu 5:13), điển hình nhất là nạn linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, bùng phát từ đầu năm 2002, ở TGP Boston Hoa Kỳ cho đến nay.

Cassock of a Priest Images, Stock Photos & Vectors | Shutterstock

Đó là thực trạng Moisen Gẫy Cánh! Bởi vậy mà thế gian đã và càng bị thối rữa, càng bị tối tăm chết chóc bao trùm dầy đặc khắp nơi trên thế giới: ''Nếu ánh sáng lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!" (Mathêu 6:22). Đó là thực tại Moisen Gẫy Cánh!

Và đó cũng là lý do, ngay từ ngày 13/10/1917, cách đây gần 103 năm, vào lần hiện ra thứ 6 cũng là hiện ra cuối cùng với 3 thiếu nhi Fatima thụ khải, Mẹ Maria đã hết sức thảm sầu mà nhắn nhủ và kêu gọi Kitô hữu rằng: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi".

Qua câu này, nhất là cụm từ "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta", không phải Mẹ Fatima ám chỉ cả Mẹ và con cái Kitô hữu của Mẹ hay sao? Vậy thì tại sao Mẹ lại nói câu này với Kitô hữu mà không nói chung về loài người trên thế giới??

Xin thưa, là vì ngay thời điểm Mẹ hiện ra, thế giới Tây phương được gọi là Âu Châu Kitô giáo, đang tàn sát nhau ở Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) trong chính nội bộ Châu Âu này! Đó là hiện tượng Moisen Gẫy Cánh!

What Everyone Should Know About World War ITrench warfare during World War 1. | World war one, War of ...

Rồi đó cũng là lý do, vào lần hiện ra thứ 4, ngày 19/8, (thay vì 13/8, vì chính vào ngày 13/5/1917, ba thiếu nhi Fatima thụ khải bị chính quyền địa phương đánh lừa bắt giam các em để điều tra về Bí Mật Fatima họ biết được các em được Đức Mẹ tỏ ra cho vào ngày 13/7/1917 đúng 1 tháng trước đó), Mẹ đã vừa nhắc nhở vừa trách Kitô hữu về trách nhiệm cứu "các linh hồn cần đến LTXC hơn" như thế này: "Hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, cùng hy sinh cho các tội nhân. Nhiều linh hồn bị hư đi bởi không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho họ".

Đúng thế, tại sao Mẹ lại kêu gọi một điều quá lý tưởng như thế được chứ, ngay giữa lúc đang xẩy ra Thế Chiến Thứ I ở Âu Châu như vậy? Bởi vì, thế giới Tây phương Âu Châu, nơi từng là cái nôi của Kitô giáo qua bao thế kỷ, ngay từ các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội Chúa Kitô, đồng thời cũng là nơi loan truyền Phúc Âm khắp thế giới từ thế kỷ 16, và còn là nơi có rất nhiều vị hiển thánh lừng danh trong lịch sử Giáo Hội, cách riêng các vị thánh sáng lập dòng tu, điển hình nhất là 3 nước, lại hiện đang bị nhiều lây nhiễm và tử vong nhất vì đại dịch covid-19 ở Âu Châu và toàn thế giới, (sau Hoa Kỳ), là Tây Ban Nha, Ý và Pháp, vào thời điểm Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917, đang lao đầu vô tàn sát nhau, như một Moisen Gẫy Cánh!

Will Europe Rediscover Its Christian Identity? | theTrumpet.com

Tuy nhiên, theo diễn tiến của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, Đức Mẹ hiện ra vào thời điểm này, Thời Điểm Maria, (từ đầu thế kỷ 19), là để cứu vãn ơn cứu độ vô cùng cao quí của Chúa Kitô Con Mẹ cho khỏi trở nên vô ích đối với "các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn" (13/7/1917). Do đó, Mẹ đã phải thực hiện 3 điều then chốt bất khả thiếu và bất khả phân ly, rất hợp tình, hợp lý và hợp thời, theo thứ tự thời gian, đó là: 1- Triệu tập một Đạo Binh Thương Xót (13/5/1917), 2- Tiết lộ một Bí Mật Thương Xót (13/7/1917), và 3- Ban bố một Sứ Điệp Thương Xót (13/10/1917).

Và chính vì mục đích chính yếu và tối yếu khiến Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917 là để cứu vãn ơn cứu độ vô cùng cao quí của Chúa Kitô Con Mẹ cho khỏi trở nên vô ích đối với "các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn", mà "Sứ Điệp Thương Xót" của Mẹ ở Fatima ngày 13/10/1917 mới chính là lời Mẹ thảm sầu kêu gọi như lời trăn trối cho chung con cái Kitô hữu của mình: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi".

What Our Lady Said at Fatima on October 13, 1917 - The American TFP

Tuy nhiên, là một Thánh Mẫu Thương Xót, Mẹ hiểu con cái Kitô hữu của mình hơn ai hết, nhất là vào Thời Điểm Maria của Mẹ, một thời điểm được mở màn ngay tại Pháp quốc, một quốc gia được gọi là "trưởng nữ của Giáo Hội" và là nơi có thể nói là trung tâm văn minh và văn hóa của chúng thế giới bấy giờ, với 3 lần Mẹ hiện ra chính yếu đầu tiên, mở màn vào năm 1830 ở ngay thủ đô Paris, 16 năm sau là năm 1846 ở đỉnh núi thiêng La Salette, và 12 năm sau đó là 1858 ở Lộ Đức. Sự kiện Mẹ Maria liên tiếp hiện ra sát nhau như vậy, ở tại một quốc gia tiêu biểu cho nền văn minh và văn hóa thế giới bấy giờ, và cho cả Kitô giáo hồi ấy, trong thời đoạn 28 năm 3 lần liền, cũng đủ chứng thực cho thấy tính cách thật là khẩn trương của Thời Điểm Maria, bất khả trì hoãn! Bởi vì - Moisen Gẫy Cánh!

 Thật vậy, thế giới Tây phương Kitô giáo Âu Châu, như Moisen Gẫy Cánh, ở chỗ, càng ngày càng bị khủng hoảng đức tin chân truyền hơn bao giờ hết và hơn ở đâu hết, theo sau, hay đúng hơn, đồng hành với, các cuộc cách mạng thời đại: trước hết là cuộc Cách Mạng Triết Lý từ thế kỷ 17, với triết gia Pháp quốc Réné Descartes (1596-1650), nhân vật then chốt nhất của thời có thể nói là thời trí khôn "giác ngộ", với tên gọi chính thức là Thời Minh Tri (Enlightment Age); sau đó là cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ từ thế kỷ 18, với kỹ thuật sản xuất tơ sợi ở Đại Anh Quốc (Great Britain); sau cùng, như kết quả của con người đã trải qua một Thời Lý Trí giác ngộ, cùng với Thời Tài Năng phát triển, đã không thể không xẩy ra các cuộc Cách Mạng Chính Trị, từ cuối thế kỷ 18, sang đầu thế kỷ 20, trong đó, quan trọng nhất là Cách Mạng Mỹ để giành độc lập, hoàn thành vào năm 1776; rồi cuộc Cách Mạng Pháp, từ quân chủ sang dân chủ, năm 1789; và Cuộc Cách Mạng Tháng 10/1917 ở Nga, từ quân chủ sang cộng sản, thành công ngày 7/11/1917.

American Revolution 

New Movies, Movie Trailers, DVD, TV & Video Game News !!: French ... 

French Revolution

Katehonic Position of the October Revolution | Geopolitica.RU

Russia October Revolution

Một Moisen Gẫy Cánh ở Âu Châu Kitô giáo như vậy, càng ngày càng đi đến chỗ phá sản đức tin chân chính và văn hóa Kitô giáo làm nên căn tính của mình, như hiện trạng "văn hóa sự chết - culture of death" (ĐTC Gioan Phaolô II), càng ngày càng trở thành "văn hóa tận số - terminal culture" (ĐTC Phanxicô 30/11/2014), đến độ thế giới Tây phương Kitô giáo, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang phải tạm thời trả cái đại vạ covid-19 hiện nay.

Chính vì biết được, cho đến thời điểm bất khả cứu vãn này của thế giới Kitô giáo Tây phương nói chung và Âu Châu nói riêng, nghĩa là họ không thể nào có thể tự cứu lấy mình được nữa, bởi họ càng nhân danh nhân quyền để sống tự do thải mái, một cách hoàn toàn vô thần duy vật, họ càng lao mình xuống vực thẳm tự diệt, cả về phần hồn lẫn phần xác, thì họ lại càng sợ "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis".

Redemptor Hominis: The Redeemer of Man by Pope John Paul II

"Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis" chính là nhan đề của bức thông điệp đầu tay (4/3/1979) của vị giáo hoàng như "tia sáng phát ra từ Balan" (Thánh Faustina - Nhật Ký 1732) Gioan Phaolô II, trong đó ngài đã cảnh báo, trấn an và kêu gọi: "Đừng sợ. Hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô" (22/10/1978), một lời kêu gọi ngài nhắm đến thế giới Tây phương, cả tư bản lẫn cộng sản, một lời kêu gọi đã được ngài đúc kết trong tác phẩm tựa đề "Hồi Niệm và Căn Tính - Memory and Identity", phát hành ngày 22/2/2005, trước khi ngài qua đời 1 tháng rưỡi (2/4/2005), như lời nhắn nhủ cuối cùng của ngài rằng:

southern orders: HIGH ANXIETY A LA MEL BROOKS OR BE NOT AFRAID A ...

Thế giới Tây phương Kitô giáo ơi, hãy hồi niệm lại cái căn tính Kitô giáo làm nên văn hóa chung của mình, một nền văn hóa Kitô giáo, trải qua giòng lịch sử nhân loại, đã từng "là muối đất... là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13-14), nay đã bị biến tính, chẳng còn giá trị và tác dụng gì nữa, chỉ đáng là đồ bỏ, đáng bị quẳng ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân!

Memory and Identity: Personal Reflections by Pope John Paul II 0753820544 The

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thời Điểm Maria

Our Lady of Fatima HD - YouTube

Đó là lý do, Mẹ Maria, ngay vừa hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, 13/5/1917, chưa xưng mình là ai, nhưng đã gián tiếp cho thấy mục đích Mẹ hiện ra là để Triệu tập một Đạo Binh Thương Xót, bằng chính lời Mẹ bất ngờ kêu gọi 3 thiếu nhi Fatima thụ khải bấy giờ là các em: "Các con có muốn dâng mình cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Người gửi đến cho, như tác động để đền tạ những tội Người đã bị xúc phạm, cũng như để cầu cho tội nhân ơn ăn năn hoán cải".

Trong bộ 3 thiếu nhi Fatima thụ khải năm 1917, có cặp anh em ruột Phanxicô và Giaxinta, 2 vị hiển thánh trẻ nhất theo phái tính của mình trong Giáo Hội, được ĐTC Phanxicô tôn phong ngày 13/5/2017, vào trúng ngày mừng kỷ niệm bách chu niên biến cố Thánh Mẫu Fatima 91917-2017), và ở ngay tại tiền đường Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi ở Linh Địa Fatima.

File:Canonização de Francisco e Jacinta Marto (13 de Maio de 2017 ...

Cặp Thánh Trẻ Fatima ruột thịt này, anh trai Phanxicô 11 tuổi, chết trước vào năm 1919 (1908), và em gái 10 tuổi, chết sau vào năm 1920 (1910), đã là một cặp hiển thánh ruột thịt nam nữa và chết trước sau theo thứ tự đã cho thấy ơn gọi và sứ vụ của chung 3 thiếu nhi Fatima, cách riêng của 2 vị thánh trả này hoàn toàn phản ảnh lời kêu gọi, cũng là lời hiệu triệu, Đạo Binh Thương Xót của Mẹ Maria ngày 13/5/1917 trên đây, thứ tự như sau:

1- "Chấp nhận tất cả mọi đau khổ" - Thiếu nhi Lucia (trong gia đình với người mẹ, nhất là với cha xứ);

2- "Đền tạ những tội Người đã bị xúc phạm" - Thiếu nhi Phanxicô;

3- "Cầu cho tội nhân ơn ăn năn hoán cải" - Thiếu nhi Giaxinta.

Pope makes 2 Fatima children saints on centenary of visions ...

 

Thiếu nhi Lucia: "Chấp nhận tất cả mọi đau khổ"

Sister Lucia Santos' beatification cause boasts an impressive ... 

Thiếu Nhi Fatima Lucia đã “chấp nhận mọi đau khổ” hơn hết trong ba em. Vì biến cố Mẹ hiện ra mà em đã phải chịu khổ bởi gia đình, bởi cha xứ và bởi cả ma quỉ nữa. Thiếu Nhi Fatima Lucia về sau đã thuật lại những chịu đựng của mình bấy giờ trong tập Hồi Niệm Thứ Hai như sau:

 

“Vào lúc bấy giờ cha sở nghe đồn thổi về những chuyện đã xẩy ra. Ngài bảo má con dẫn con đến ngài. Má con cảm thấy nhẹ nhõm cả người, tưởng là cha sở sẽ lãnh trách nhiệm về các biến cố xẩy ra. Má con bảo con rằng:

   

- Ngày mai, má và con sẽ đi lễ sớm, sau đó vào nhà cha sở. Chớ gì cha sở buộc mày phải nói ra tất cả sự thật với bất cứ giá nào. Ngài sẽ sửa trị mày và sẽ xử với mày như ngài tùy theo ý muốn của ngài. Nếu ngài mà ép được mày thú thật ra là mày đã nói dối, thì tao hài lòng hết sức.

 

Các chị cũng vào hùa phe với má của con, tạo ra đủ thứ lời lẽ đe dọa, như muốn làm con run sợ về cuộc gặp cho sở. Con báo tin cho Phanxicô và Giaxinta hay chuyện. Cả hai em đã trả lời con rằng:

   

- Chúng em cũng đến cha sở với chị. Cha sở cũng bảo má chúng em dẫn chúng em đến với ngài, nhưng má chúng em không nói gì với chúng em cả. Chúng ta hãy cứ nhẫn nại, nếu người ta đánh chúng ta, chúng ta sẽ có dịp để được chịu đau khổ vì Chúa và vì các tội nhân.

 

Hôm sau, con theo má của con đến nhà thờ, trên đường đi má con không hề nói một câu. Phải thú thật là bấy giờ con cảm thấy run sợ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra đây. Trong Thánh Lễ, con đã dâng lên Chúa nỗi thống khổ của con. Sau lễ, con qua sân nhà thờ để đến nhà cha sở cùng với má của con. Vừa leo lên mấy bậc thang, má con đã quay lại bảo con rằng:
 

- Con đừng làm khổ má nữa nghe con! Bây giờ con hãy nói thẳng với cha sở là con đã nói dối đi, để Chúa Nhật tới đây cha có thể tuyên bố ở nhà thờ rằng mọi chuyện xẩy ra chỉ là dối trá mà thôi chứ thật ra không hế có chuyện này. Như vậy là sẽ chấm dứt hết mọi chuyện. Như vậy không tốt hay sao. Cần gì mà mọi người phải ùa tới cầu nguyện trước cây sồi.
      

Không nói gì thêm, má con gõ cửa nhà cha sở. Bà chị của cha sở ra mở cửa. Bà nói chúng con ngồi đợi một chút. Sau cùng cha sở đến bảo chúng con vào văn phòng của ngài. Ngài mời má con ngồi ghế và bảo con đến gần chỗ bàn ngài làm việc. Khi thấy cha sở hỏi con một cách chẳng những hoàn toàn bình tĩnh mà còn tỏ ra âu yếm nữa, con lấy làm ngỡ ngàng. Tuy nhiên con vẫn tiếp tục chờ đợi xem những gì sẽ xẩy ra. Cha sở hỏi con tỉ mỉ về mọi chuyện. Sau cùng ngài kết luận:

    

- Theo cha, những chuyện đó không phải là mạc khải bởi trời cao. Khi một việc như vậy xẩy tới, thường Chúa đòi hỏi các linh hồn Chúa chọn phải trình lại việc đã xẩy ra cho cha giải tội hay cho cha sở biết. Đằng này con bé này cứ giữ kín bao nhiêu có thể. Có thể đó là sự lừa bịp của ma quỉ. Rồi chúng ta sẽ thấy. Tương lai sẽ cho chúng ta thấy những gì chúng ta đang nghĩ về tất cả câu chuyện này.

     

Nghĩ đến điều này làm con cảm thấy thấm thía khổ đau. Chỉ có một mình Chúa biết, vì chỉ có Ngài mới thấu suốt được tận đáy lòng của chúng ta mà thôi. Bấy giờ con bắt đầu có những ngờ vực là không biết có phải những cuộc hiện ra này phát xuất từ ma quỉ hay chăng, thành phần luôn sử dụng cách này để làm hư đi linh hồn của con. Khi con nghe thấy người ta nói rằng ma quỉ bao giờ cũng gây ra xung khắc và lệch lạc, con bắt đầu nghĩ rằng thế thì đúng rồi, vì con chưa hề thấy những điều ấy xẩy ra bao giờ nơi gia đình của con, nơi không còn như trước nữa, niềm vui và an bình đã biến mất. Con cảm thấy buồn thật là buồn! Con cho các đứa em của của con biết về những ngờ vực của con:

     

Giaxinta nói:

 

- Không, không phải là ma quỉ đâu! Không thể nào lại như vậy được! Họ nói rằng ma quỉ thì rất ghê rợn và nó ở dưới lòng đất trong hỏa ngục cơ mà. Đằng này Đức Bà của chúng ta thật là đẹp đẽ, và chúng ta đã thấy rằng Bà đi lên trời đấy thê!

      

Chúa đã dùng những lời ấy để đánh tan phần nào những ngờ vực của con. Thế nhưng, trong tháng ấy, con đã mất đi tất cả phấn khởi để làm việc hy sinh cũng như thực hiện những hành động hãm mình, để rồi đi tới chỗ do dự không biết có nên thú rằng con đã nói dối để chấm dứt tất cả mọi chuyện cho xong hay chăng.

 

Giaxinta và Phanxicô đã kêu lên:


- Xin chị chớ làm như thế! Chị không thấy rằng giờ đây chị đang tính nói dối hay sao mà nói dối là có tội đó chị?

 

Trong khi con đang lâm vào tâm trạng này thì con có một giấc mơ cgỉ làm tăng thêm tăm tối cho tâm thần con mà thôi. Con thấy thằng quỉ cười con bị nó đánh lừa, khi nó cố gắng lôi con xuống hỏa ngục. Thấy mình bị nó giữ chặt, con bắt đầu la lên xin Đức Mẹ cứu con to đến nỗi con đã làm cho má con tỉnh giấc. Bà lo lắng lay con dạy và hỏi con làm sao thế. Con không nhớ con con đã nói với bà những gì, thế nhưng con thực sự nhớ rằng con đã sợ hãi quá sức đến không thể nào ngủ được nữa trong đêm hôm ấy. Giấc mơ này làm cho linh hồn con thực sự tràn ngập những hãi sợ và sầu thảm. Con chỉ có thể tìm thấy khuây khỏa bằng cách lẩn mình ở một nơi vắng vẻ để nức nở khóc cho hả hê cõi lòng. Thậm chí những người em họ của con cũng trở thành gánh nặng cho con, nên con cũng bắt đầu lẩn trốn chúng. Thật là tội nghiệp cho chúng! Có những lúc chúng đi tìm con, gọi tên con nhưng không được hồi đáp, nhưng con bao giờ cũng nghe thấy, ẩn mình ngay bên cạnh chúng, ở một góc xó nào đó, nơi chúng không hề nghĩ tới.

Local phase of Fatima visionary's sainthood cause completed ...

 

Thiếu nhi Phanxicô: "Đền tạ những tội Người đã bị xúc phạm"

SAN FRANCISCO MARTO | Religia, Ludzie, Ilustracje

Trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Phanxicô, người đã qua đời lúc gần 11 tuổi (11/6/1908-4/4/1919) tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói (nhất là ở đoạn 2) về vị Á Thánh nam trẻ nhất Giáo Hội này như sau:

 

“Theo dự án thần linh, ‘một người nữ mặc mặt trời’ (Rev 12:1) từ trời xuống mặt đất này để viếng thăm các trẻ em diễm phúc của Chúa Cha. Bằng một giọng nói và con tim từ mẫu, Bà đã nói với các em rằng Bà xin các em hãy dâng mình làm vật hy sinh đền tạ, khi cho các em biết là Bà đã sẵn sàng dẫn các em đến với Thiên Chúa rồi. Thế nên, các em đã thấy một luồng ánh sáng phát ra từ bàn tay từ mẫu của Bà thấu vào nội tâm của các em, nhờ đó các em cảm thấy mình được chìm ngập trong Thiên Chúa, theo các con cho biết, như một người thấy mình trong gương soi vậy.

 

“Sau đó, Phanxicô, một trong ba trẻ em diễm phúc, đã than lên rằng: ‘Chúng ta nóng lên trong luồng ánh sáng là Thiên Chúa đó mà chúng ta không bị thiêu rụi đi. Thiên Chúa giống như cái gì nhỉ? Không thể nào nói được. Thật vậy, chúng ta không thể nào có thể nói cho người ta biết được’. Thiên Chúa: một ánh sáng bừng cháy mà không thiêu hủy. Moisen cũng đã có cùng một cảm nghiệm khi ông thấy Thiên Chúa trong bụi cây cháy; ông đã nghe thấy Thiên Chúa nói rằng Ngài quan tâm đến việc dân Ngài phải làm nô lệ nên đã quyết định nhờ ông giải cứu họ: ‘Ta sẽ ở cùng ngươi’ (x Ex 3:2-12). Những ai nhận được sự hiện diện này đều trở nên một nơi trú ngụ để thành một ‘bụi cây cháy’ của Đấng Tối Cao.

 

“Điều gây ấn tượng nhất và đã hoàn toàn chiếm đoạt Chân Phước Phanxicô là việc Thiên Chúa ở trong luồng ánh sáng vô tận đã thấu nhập tận thâm tâm ba em ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ nói với một mình Phanxicô, như em cho biết, là Ngài “buồn biết bao”. Có một đêm kia, bố của em nghe thấy em thổn thức thì hỏi em tại sao em khóc; người con của ông liền trả lời rằng: “Con đang nghĩ đến Chúa Giêsu là Đấng rất buồn phiền vì các tội lỗi đã xúc phạm đến Người”. Em đã được thúc đẩy bởi một ước vọng duy nhất đó là “an ủi Chúa Giêsu và làm cho Người được vui” – thật lạ lùng về ý nghĩ của các trẻ em.

 

“Một cuộc biến đổi đã xẩy ra trong cuộc đời em, một cuộc đổi thay chúng ta có thể gọi là tận gốc rễ: một cuộc biến đổi hoàn toàn khác thường đối với trẻ nhỏ ở vào lứa tuổi của em. Em hăng say dấn mình vào cuộc sống thiêng liêng, được biểu lộ bằng việc chuyên tâm sốt sắng cầu nguyện, và đã đạt tới một thứ thần hiệp thực sự với Chúa. Cuộc sống thiêng liêng này thôi thúc em tiến đến việc thanh tẩy tâm linh bằng việc từ bỏ những thích thú riêng tư và ngay cả những trò chơi vô tội của thuở thiếu thời.


”Phanxicô không hề than phiền khi chịu đựng các đau đớn cả thể do bệnh nạn gây ra làm cho em phải chết. Để an ủi Chúa Giêsu, tất cả hầu như là quá ít đối với em, ở chỗ, em đã chết với một nụ cười trên môi. Bé Phanxicô đã có một ước vọng cả thể trong việc đền bồi những xúc phạm của các tội nhân, bằng việc nỗ lực sống tốt lành và hiến dâng các hy sinh và lời cầu nguyện. Đời sống của Giaxinta, đứa em gái của em, nhỏ hơn em gần hai tuổi, cũng được những cảm thức này tác động”.

Pope makes Fatima child shepherds who 'saw Virgin' saints ...

Thiếu nhi Giaxinta: "Cầu cho tội nhân ơn ăn năn hoán cải"

St. Jacinta Marto Art Print Fatima Child Catholic Patron | Etsy

Riêng Thánh Giaxinta, em thiếu nhi Fatima thụ khải nhỏ nhất, cũng đã trở nên mồi ngon của LTXC, như Chị Lucia thuật lại trong cuốn Hồi Ký của chị, tập 1 trong 4 tập, tập về Giaxinta, ở phần kết thúc tập 1 này, đoạn liên quan đến những giây phút cuối đời của một vị thánh nữ nhi anh hùng chết vì bệnh mới có 10 tuổi đầu này, một vị thánh nữ nhi, trước khi qua đời một thời gian, đã được Đức Mẹ hiện ra với riêng em, báo cho em biết trước rằng em sẽ phải bị chết lẻ loi cô độc một thân một mình, không có bất cứ một người thân nào ở bên cạnh em, chăm sóc cho em hay vuốt mắt em, hôn em lần cuối, và em cũng chẳng có dịp để nói lời vĩnh biệt họ, vào chính giây phút em vĩnh viễn ra khỏi trần gian này của em, như sau:

"Giaxinta đã chịu khổ đau kinh khiếp cho đến ngày em lên Lisbon chữa bệnh. Em cứ ôm lấy con mà nức nở: 'Em sẽ không được thấy chị nữa! Cũng không thấy mẹ của em, các anh của em, hay ba của em! Em sẽ không còn được thấy lại bất cứ ai nữa! Thế rồi em sẽ hoàn toàn chết một mình!'. Có lần con khuyên em rằng: 'Vậy thì em đừng nghĩ đến nó nữa', em đã đáp lại con rằng: 'Vì em càng nghĩ đến nó em càng đau khổ, nhưng em lại muốn đau khổ vì kính mến Chúa và mến thương các tội nhân'.... Có những lần em hôn và ôm lấy tượng chuộc tội mà than lên rằng: 'Ôi Chúa Giêsu của con ơi! Con kính mến Chúa, và còn muốn chịu khổ thật nhiều vì kính mến Chúa'. Em thường than lên rằng: 'Ôi Chúa Giêsu! Giờ đây Chúa có thể hoán cải nhiều linh hồn, vì đây thực sự là một hy sinh lớn lao vậy'".

Trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Giaxinta, người đã qua đời lúc gần 10 tuổi (11/3/1910-20/2/1920) tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về vị Á Thánh nữ trẻ nhất Giáo Hội này (ở đoạn 4) như sau:

 

“Bé Giaxinta đã cảm được và nghiệm thấy nơi bản thân mình nỗi sầu thương của Đức Mẹ, bằng việc anh hùng hiến mình như một vật hy sinh cho các tội nhân. Một ngày kia, khi em và Phanxicô bị bệnh làm cho các em phải nằm giường, Đức Maria đã đến thăm các em  nhà, như  gái thuật lại: ‘Đức Mẹ đã tới thăm chúng con và nói rằng chẳng mấy chốc nữa Người sẽ đến mang Phanxicô về trời. Và Người hỏi con có muốn hoán cải các tội nhân hơn nữa không. Con thứa Người là có’. Rồi tới lúc Phanxicô ra đi, nhỏ gái nói với anh mình rằng: ‘Xin anh cho em gửi lời chào Chúa và Đức Mẹ nhé, và thưa cùng các Ngài rằng em đang chịu đựng mọi sự các Ngài muốn để cầu cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống’. Giaxinta đã bị kích động sâu xa bởi thị kiến hỏa ngục vào lần Đức Mẹ hiện ra 13/7, đến nỗi không một việc hy sinh hãm mình hay đền tội nào là quá sức đối với em trong việc cứu lấy các tội nhân.

 

 “Em có thể xứng đáng cùng với Thánh Phaolô kêu lên rằng: ‘Tôi hân hoan trong những nỗi đớn đau tôi phải chịu vì anh em, và trong xác thịt của mình, tôi làm trọn những gì còn thiếu nơi những khổ nạn của Chúa Kitô phải chịu vì thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24). Chúa Nhật vừa qua, tại Hí Trường Colosseum  Rôma, chúng ta đã tưởng niệm rất nhiều chứng nhân đức tin thuộc thế kỷ 20, bằng cách nhớ lại những hoạn nạn họ đã phải chịu với những chứng từ sáng tỏ họ để lại cho chúng ta. Đám mây vô vàn các vị tử đạo đức tin can trường đã lưu lại cho chúng ta một di sản phải được tiếp tục bảo tồn trong thiên niên thứ ba.  Fatima đây, nơi đã báo trước cho thấy những lúc hoạn nạn này và đã được Đức Mẹ lên tiếng xin cầu nguyện cùng thống hối để rút ngắn chúng lại, hôm nay Tôi xin cám ơn trời cao về chứng từ mãnh liệt đã được tỏ ra qua tất cả những cuộc sống ấy. Một lần nữa, Tôi chúc tụng lòng lành Chúa đã thương cứu Tôi thoát chết sau khi bị trọng thương ngày 13/5/1981. Tôi cũng muốn nói lên lòng tri ân của Tôi đối với Chân Phước Giaxinta về những hy sinh và lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, vị  Chân Phước đã thấy trước là phải chịu đau khổ rất nhiều”.

Pope canonizes siblings behind Fatima visions - UPI.com 

Đối với kẻ lành, biết sống hay đang sống như 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải, nhất là Nhị Vị Thánh Thiếu Nhi Phanxicô và Giaxinta, thì Đại Dịch Covid-19 hiện nay quả là Mùa Gặt Nước Trời, mùa cứu "các linh hồn cần đến LTXC hơn". Và vì thế, đối với các tội nhân, nhận được ơn Chúa từ một chính nhân thầm kín nào đó trong LTXC và từ LTXC, đã cảm thấy thật lòng thống hối ăn năn tội lỗi của mình, đang khi chịu dịch bệnh, hay trước khi qua đi bởi dịch bệnh, thì Mùa Đại Dịch Covid-19 này quả thực: "Là thời điểm hồng ân. Là thời điểm cứu độ" (2Corinto 6:2)

Pope Francis' Homily at Canonization Mass of Jacinta and Francisco

Chiến lược tam diện lợi hại bách chiến bách thắng này, nơi 3 thiếu nhi Fatima thụ khải năm 1917 như thế, đã được Mẹ Maria sử dụng làm mẫu gương cho Đạo Binh Thương Xót của Mẹ, một Đạo Binh Thương Xót đã được Mẹ cho thấy xuất hiện trong thị kiến của Bí Mật Fatima phần 3, một đạo binh sẽ xuất hiện trong Thời Điểm Thương Xót, bao gồm một đoàn Kitô hữu, trong đó có đủ mọi thành phần của Giáo Hội, từ giáo hoàng, tới giám mục và linh mục, xuống tới cả tu sĩ nam nữ và giáo dân:

1- "Chấp nhận tất cả mọi đau khổ" - Đoàn Kitô hữu chứng nhân băng qua một "thành phố lớn - big city" ám chỉ thế giới Tây phương văn minh vật chất, nhưng một bên đã tàn (cộng sản) và sắp tàn (tư bản), sau đó phải kiên cường và mãnh liệt lắm mới có thể leo lên toói đỉnh của một ngọn núi dốc đứng;

2- "Đền tạ những tội Người đã bị xúc phạm" - Đoàn Kitô hữu chứng nhân quì chung quanh Cây Thánh Giá cao lớn ở trên đỉnh núi dốc đứng này, nhưng tất cả đang âm thầm quì cầu nguyện, thì bất ngờ bị một đám lính từ đâu xuất hiện bắn chết hết;

3- "Cầu cho tội nhân ơn ăn năn hoán cải" - Thế nhưng, chính những giọt máu chứng nhân tử đạo của họ ngay dưới chân Thánh Giá bấy giờ, đã được hai thiên thần đứng 2 bên cánh Thánh Giá thu góp lại và đựng ở trong một bình pha lê, để lấy máu ấy vẩy lên những ai đang thành tâm thiện chí tìm đến cùng Thiên Chúa.

Third Secret of Fatima and the failure to consecrate France to the ... 

Phải, Đạo Binh Thương Xót này của Mẹ, không cần hùng hậu về số lượng, mà chỉ cần "vâng, chúng con sẵn sàng", như 3 thiếu nhi Fatima thụ khải, như đoàn chứng nhân Kitô hữu âm thầm tiến lên đỉnh núi dốc đứng, tiến lên với Thánh Giá cứu độ của Chúa Kitô, nghĩa là bất chấp mọi đau khổ thử thách nơi bản thân mình, cho ơn cứu độ vô cùng quí báu của Chúa Kitô sinh muôn vàn hoa trái nơi "các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn"; và nhờ lòng tin tưởng bất khuất của thành phần "tôi tớ xin vâng" (Luca 1:38) bé mọn như chính Mẹ như thế, họ càng được Thiên Chúa sử dụng để tỏ hết lòng thương xót của Người ra. Họ chính là đối tượng chính yếu được Mẹ thiết tha nhắn nhủ và khẩn trương kêu gọi vào lần hiện ra thứ 4 ngày 19/8/1917: "Các con  hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, cùng hy sinh cho các tội nhân. Nhiều linh hồn bị hư đi bởi không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho họ".

Như thế, Biến Cố Thánh Mẫu Fatima cho thấy Mẹ đến với thế giới Kitô giáo Tây phương, hầu như chỉ ở Âu Châu, trong Thời Điểm Maria của Mẹ, mà tột đỉnh là Biến Cố Thánh Mẫu Fatima ở Bồ Đào Nha, là để mang lòng thương xót Chúa đến cho họ, cũng như để mang họ về với lòng thương xót Chúa, ngang qua Đạo Binh Thương Xót của Mẹ. Chính vì Mẹ đóng vai trò Tiền Hô Thương Xót mà toàn bộ Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, bao gồm 3 giai đoàn, tiến biến cố (năm 1916), chính biến cố (năm 1917), và hậu biến cố (năm 1925 và 1929), đã chấm dứt bằng một thị kiến "ân sủng và tình thương - grace and mercy", xẩy ra với nữ tu Lucia ngày 29/6/1929, thời điểm ngay trước Thời Điểm Thương Xót ở Balan, với Nữ Tu của Dòng Đức Mẹ Thương Xót.

 

 

Moisen Gẫy Cánh - Trong Thời Điểm Thương Xót

(Bức Ảnh LTXC trên đây người viết đặt một hãng Mỹ làm ở Florida từ tháng 3/2019 cho Lễ LTXC 28/4/2019)

 

Thật vậy, Thời Điểm Maria như là một dạo khúc mở màn chính thức cho Thời Điểm Thương Xót, vì Thời Điểm Maria, qua Biến Cố tột đỉnh Thánh Mẫu Fatima, được kết thúc bằng thị kiến thương xót năm 1929 trên đây, đã được tiếp nối ngay, chỉ sau 18 tháng, bởi Thời Điểm Thương Xót, khi Chúa Giêsu hiện ra với nữ tu Faustina ngày 22/2/1931 để, trước hết, tỏ ra hình ảnh về LTXC của Người, như được chị thuật lại ở khoản Nhật Ký số 47 như sau:  

"Vào buổi tối (ngày 22-2-1931), lúc con đang ở trong phòng của con, thì con đã thấy Chúa Giêsu hiện ra trong chiếc áo trắng. Một bàn tay giơ lên như thể ban phép lành, còn bàn tay kia chạm vào áo ở trước ngực. Từ bên dưới chiếc áo, hơi xích sang một bên ngực, có hai luồng sáng lớn phát ra, một luồng mầu đỏ và một luồng mầu nhạt. Con lặng lẽ dán mắt nhìn Chúa; linh hồn con run sợ, nhưng cũng rất vui. Một lúc sau, Chúa Giêsu nói với con rằng: 'Con hãy vẽ một bức ảnh theo mẫu thức mà con nhìn thấy, kèm theo giòng chữ: Giêsu ơi, con tin nơi Chúa. Cha mong ước bức ảnh này được tôn kính, trước hết, tại nguyện đường của con, sau đó, ở khắp nơi trên thế giới'". (Nhật Ký số 47)

The origins of Divine Mercy Sunday - ENN 2019-04-25 - YouTube

Người nữ tu Balan thuộc Dòng Mẹ Thương Xót bất ngờ được LTXC chọn làm Sứ Giả Thương Xót của Người ấy, không phải chỉ thực hiện những gì Người truyền mà thôi, như thực hiện và truyền bá Ảnh LTXC, một bức ảnh chỉ liên quan đến lòng tôn sùng LTXC có tính cách đạo đức theo cá nhân, và vì thế cần phải tiến đến trọng tâm chính yếu của LTXC nữa, đó là Lễ LTXC, liên quan đến phụng vụ của chung Giáo Hội và toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô, do đó, ngay sau Ảnh LTXC, Người tiếp tục nói với chị về Lễ LTXC như sau:

"Cha mong có một Lễ Kính Tình Thương. Cha muốn bức ảnh mà con vẽ bằng cọ này phải được long trọng làm phép vào ngày Chúa Nhật Thứ Nhất sau Lễ Phục Sinh; Ngày Chúa Nhật này phải là ngày Lẽ Kính Tình Thương. Cha ước mong các vị linh mục loan truyền tình thương vĩ đại này của Cha cho các linh hồn những tội nhân. Để tội nhân đừng sợ tiến đến với Cha. Những ngọn lửa tình thương đang nung nấu Cha - bừng bừng muốn toé ra; Cha muốn tuôn đổ những ngọn lửa tình thương này xuống trên các linh hồn ấy". (Nhật Ký số 49).

Pope to celebrate Divine Mercy Sunday in Rome church - Vatican News

Lễ LTXC 2020, Chúa Nhật 19/4, do ĐTC Phanxicô chủ tế và giảng lễ, không phải ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô nữa, như Lễ Lá hay Phục Sinh,

mà là ở một nơi đặc biệt khác, đó là tại Nhà Thờ Thánh Linh Santo Spirito ở Sassia, 

nơi hằng ngày (trước đại dịch Covid-19) vẫn cử hành LTXC bằng Chuỗi Kinh Thương Xót vào 3 giờ chiều,

do các Sơ Dòng Đức Mẹ Thương Xót (Our Lady of Mercy), Dòng của Chị Thánh Faustina phụ trách,

Rome's center of Divine Mercy established by St. John Paul II

Nhà Thờ Thánh Linh Santo Spirito ở Sassia

nguyên thủy là một nguyện đường của nhà thương, cho tới năm 1994 thì được ĐTC Gioan Phaolô biến thành Trung Tâm Linh Đạo LTXC,

Vị giáo hoàng đồng hương Balan với Thánh Faustina, trong lể tôn phong hiển thánh cho chị 30/4/2000 đã thiết lập Lễ LTXC,

và đã qua đời vào thời điểm của Lễ LTXC: 9:37 pm Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 2/4/2005, áp Chúa Nhật Lễ LTXC.

đã được phong chân phước cũng vào lễ này, Chúa Nhật 1/5/2011, và

được tôn phong hiển thánh cũng vào ngày Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2014

ĐTC Phanxicô dâng Lễ LTXC 26/4/2020 trong Mùa Đại Dịch Covid-19 ở Nhà Thờ Thánh Linh,

nơi có hài tích và di ảnh của nhị vị thánh Balan của LTXC là Faustina và Gioan Phaolô II, ở 2 tấm hình ngay bên trên hình ĐTC Phanxicô 

Ngoài ra, người nữ tu Sứ Giả Thương Xót Faustina này còn được Chúa Giêsu truyền thực hiện 2 việc liên quan đến LTXC nữa: 1- Chuỗi Kinh Thương Xót (Nhật Ký 476) và 2- Lập Hội Dòng LTXC (Nhật Ký 438). Tuy nhiên, trên hết và trước hết, LTXC muốn sử dụng người nữ tu Sứ Giả Thương Xót này của Người để làm Tông Đồ Thương Xót, bằng đời sống hy sinh nguyện cầu của chị cho phần rỗi vô cùng quan trọng của "các linh hồn cần đến LTXC hơn", như Chúa đã tỏ cho chị biết về chính LTXC và trao trách nhiệm cứu các linh hồn về cho LTXC, qua ít là 3 khoản Nhật Ký tiêu biểu, sau đây:

WYD English on Twitter: "During #Krakow2016, @Pontifex visited the ...

Ở nguyện đường Dòng Đức Mẹ Thương Xót của Chị Thánh Faustina, ở bàn thờ bên trái (từ dưới lên) có thánh tích của chị

20th Anniversary of Divine Mercy Sunday and Canonization of St ...

Tu phòng của Chị Thánh khi chị còn sống (trên) và nơi an nghĩ của chị sau khi qua đời (dưới)

448- "Nếu một linh hồn giống như một thi thể rữa nát, mà theo quan niệm loài người, không còn phục hồi được nữa, mọi sự hoàn toàn đã tiêu tan, thì đối với Thiên Chúa, lại không như vậy. Phép lạ của Tình Thương Thần Linh phục hồi trọn vẹn linh hồn đó. Ôi, bất hạnh biết bao những linh hồn không lợi dụng phép lạ của tình thương Thiên Chúa! Các người sẽ kêu gào vô vọng mà cũng đã quá muộn mất rồi".

1165- “Hỡi con gái của Cha, con hãy biết điều này: nếu con gắng nên hoàn thiện thì con sẽ thánh hoá được nhiều linh hồn; tương tự như thế, nếu con không chịu nỗ lực trong việc thánh hoá bản thân, nhiều linh hồn vẫn sẽ bất toàn. Nên biết rằng, sự hoàn thiện của họ lệ thuộc ở sự hoàn thiện của con, con sẽ phải gánh phần lớn trách nhiệm đối với những linh hồn này.

1397- “Việc hư đi của mỗi linh hồn dìm Cha vào nỗi buồn khổ chết đi được. Con luôn an ủi Cha khi con cầu cho các tội nhân. Lời nguyện cầu đẹp lòng Cha nhất là lời cầu nguyện cho các tội nhân ăn năn hoán cải. Lời nguyện cầu này lúc nào cũng được lắng nghe và đáp ứng.

The Lost Sheet | Agape House of Prescott

Bởi thế, như 3 thiếu nhi Fatima thụ khải, ngay từ đầu đã được Mẹ Maria kêu gọi gia nhập Đạo Binh Thương Xót được Mẹ bắt đầu triệu tập thế nào, thì nữ tu Faustina cũng thế, cũng được LTXC khẩn cấp kêu gọi và được chị mau mắn đáp ứng theo đúng lòng mong ước của Người, ở 2 khoản Nhật Ký 308 (Lời Chúa) và 309 (Kinh Nguyện), sau đây:

«Cha muốn con thực hiện việc hiến dâng bản thân con cho tội nhân, nhất là cho những linh hồn đã mất niềm hy vọng vào tình thương của Cha»

Trước trời đất, trước tất cả triều thần Thiên quốc, trước nhan Rất Thánh Trinh Nữ Maria, trước tất cả mọi Quyền Năng thiên đình, con xin tuyên hứa cùng Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi là hôm nay, hiệp cùng Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của các linh hồn, con thực hiện một việc tự nguyện hiến dâng bản thân mình cho việc hoán cải của các tội nhân, nhất là cho những linh hồn đã mất niềm hy vọng vào tình thương của Chúa.

"Việc hiến dâng này là ở chỗ, bằng cách hoàn toàn thuận phục ý Chúa, con chấp nhận tất cả mọi đau khổ, sợ hãi và kinh hoàng tràn đầy nơi các tội nhân. Ngược lại, con sẽ hiến cho họ tất cả mọi niềm an ủi linh hồn con nhận được từ việc con hiệp thông với Chúa. Tắt một lời, con xin cống hiến hết mọi sự cho họ: Các Thánh Lễ, những lần Hiệp Lễ, các việc thống hối, những hãm mình khổ chế, các lời nguyện cầu.

"Con không sợ những giáng phạt, những giáng phạt của đức công minh thần linh, vì con kết hiệp với Chúa Giêsu. Ôi Chúa Trời con, nhờ đó, con muốn bù đắp cho Chúa thay thế những linh hồn không tin tưởng vào lòng nhân lành của Chúa. Trong tận cùng tuyệt vọng con hy vọng vào tình thương bao la của Chúa. Lạy Chúa con và lạy Thiên Chúa của con, phần phúc của con – phần phúc muôn đời của con, con không cậy sức mình để thực hiện việc hiến dâng này, nhưng dựa vào sức mạnh xuất phát từ các công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô.

"Hằng ngày con sẽ lập lại việc hiến dâng bản thân này, bằng việc xướng lên lời nguyện chính Chúa đã dạy con sau đây: ‘Ôi Máu và Nước tuôn ra từ Trái Tim Chúa Giêsu như Mạch Nguồn Thương Xót cho chúng con, con tin tưởng nơi Chúa’”.

Nữ Tu Maria Faustina Bí Tích Thánh

Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh Lễ, 29/3/1934 

Saint Faustina & Holy Souls in Purgatory Print Catholic Art image 0

Đúng thế, như con người, sau nguyên tội, không thể tự cứu mình thế nào, mà phải nhờ chính Đấng họ đã đâm thâu, đã phạm đến, mới xứng đáng đền được cả tội lẫn vạ phạm đến Đấng vô cùng của họ, thì trong giòng lịch sử của chung nhân loại cũng thế, chính Chúa Kitô phải tiếp tục và liên tục chịu khổ nạn cùng tử giá cho phần rỗi đời đời của họ, chẳng những ở thành phần vô tội, mà còn nhất là qua thành phần chính nhân nữa, như nơi:

- Các thai nhi vô tội bị sát hại;

- Những con người dấn thân phục vụ công lý và hòa bình bị sát hại;

- Các vị thừa sai truyền giáo bị sát hại;

- Những người nghèo khổ khắp nơi bị bóc lột và lợi dụng;

- Các người già yếu bị bỏ rơi;

- Những trẻ em bị dị tật bẩm sinh ngay từ lúc mới sinh;

- Các bệnh nhân chưa đến lúc chết theo tự nhiên, đã bị bức tử bởi triệt sinh trợ tử hoặc trở sinh an tử;

- Những người phụ nữ bị buôn làm tình, nô lệ tình dục;

- Các con người đã nghèo khổ lại còn bị thêm thiên tai, gây ra bởi các nước tân tiến, bất chấp môi sinh, cho lợi ích kỹ nghệ và kinh tế của họ;

- Những chính nhân, nhờ đời sống hiệp nhất nên một của họ với Người, như cành nho hợp với thân nho bị Cha trên trời cắt tỉa bởi những đau khổ vì sự công chính giống như Người.

When a Third of the World Died | Christian History

Điển hình nhất và tiêu biểu nhất cho Thời Điểm Thương Xót là Chị Thánh Faustina, một Sứ Giả Thương Xót kiêm Tông Đồ Thương Xót, đã trở thành mồi ngon cho LTXC, như vị giáo hoàng đồng hương Balan của chị, trong lễ tôn phong hiển thánh cho chị ngày 30/4/2000, đã nhận định về chị như thế này:

Canonization | The Sisters of Our Lady of Mercy

Nữ Tu Faustina Kowalska đã viết trong Nhật Ký của chị như sau: 'Tôi cảm thấy đớn đau kinh khủng khi tôi thấy những đớn đau của anh chị em tôi. Tất cả mọi khổ đau của anh chị em tôi đều dội lại nơi trái tim của tôi; tôi ôm ấp nỗi sầu thương của họ trong trái tim tôi đến độ thậm chí nó hủy hoại tôi về thể lý. Tôi muốn tất cả mọi nỗi sầu thương của họ đều đổ xuống trên tôi, để nhẹ gánh cho anh chị em của tôi' (Nhật Ký, trang 365). Đó là mức độ cảm thương được tình yêu dẫn tới, khi lấy tình yêu Thiên Chúa làm mức đo lường của nó”.

File:Christ in Gethsemane.jpg - Wikimedia Commons

Chính Chị Thánh Faustina cũng đã thuật lại, ở 3 khoản Nhật Ký của chị, một trường hợp điển hình, gần với thời điểm qua đời của chị (5/10/1938), chị đã được thông phần thống khổ với Chúa Kitô cho phần rỗi của "các linh hồn cần đến LTXC hơn" như sau:

"Ngày 16/9/1937. Con rất mun làm gi Thánh trước Thánh Th hôm nay. Nhưng Chúa li không mun như thế. Vào lúc 8 gi con cm thy qun qui vi nhng cơn đau đớn d di đến độ con phi lên giường ngay tc khc. Con b git kinh phong đớn đau 3 tiếng đồng h; tc là cho đến 11 gi đêm. Không có mt th thuc nào giúp được con hết, và con nut bt c gì vào con đều ma ra. Có nhng lúc nhng đớn đau khiến con không còn biết gì na. Chúa Giêsu cho con nhn thc được rng nh thế con đã được tham d vào cuc kh i ca Người trong vườn Cây Du, và chính Người đã cho phép nhng kh đau này xy ra để đền t Thiên Chúa v nhng con người b sát hi trong bng d ca nhng người m ti li.

"Con đã tri qua nhng kh đau này cho đến nay là ln th ba. Chúng bao gi cũng bt đầu xy ra vào lúc 8 gi ti và kéo dài cho tới 11 gi đêm. Không có mt th thuc nào có th làm gim bt nhng kh đau y. Đến 11 gi thì chúng t nhiên hết, và by gi con thiếp ng đi. Ngày hôm sau con cm thy rt yếu… Khi con nghĩ rng con có th chu như thế na thì con cm thy rùng mình kinh sợ. Thế nhưng con không biết rng con s chu như thế na hay chăng; con để mc điu y cho Chúa. Nhng gì Chúa mun gi ti con s chp nhn cách ngoan ngoãn và mến yêu. Min là con có th cu được dù ch mt con người, khi b sát hi, nh nhng khổ đau này! (Nhật Ký – 1276)

Jesus Prays in the Garden of Gethsemane | Life of Jesus

"Ngày 20/2/1938. Hôm nay Chúa nói với con rằng: 'Cha cần đến những đau khổ của con để cứu các linh hồn'. Ôi Giêsu ơi, xin hãy thực hiện những gì Chúa muốn nơi con. Con không có can đảm để xin Chúa Giêsu cho được chịu nhiều đau khổ hơn nữa, vì đêm hôm trước con đã chịu khổ quá nhiều đến nỗi con không thể chịu dựng được thêm chỉ một giọt nữa, những gì Chúa Chúa Giêsu đã trao cho con". (Nhật Ký – 1612)

"Hầu như cả đêm con đã bị đớn đau dữ dội, đến độ con cảm thấy tất cả ruột gan của con nát bấỵ Con mửa ra thuốc uống vào. Khi con cúi đầu xuống đất con không còn biết gì nữa, và con cứ ở tư thế đó một hồi, đầu nằm trên đất. Khi tỉnh lại, con thấy toàn thân con đè lên đầu và lên mặt con, và mặt mũi đầy những gì đã mửa ra. Con đã nghĩ đến giờ phút cuối đời của con… Chúa Giêsu muốn khổ đau chứ không phải là cái chết. Ôi Giêsu ơi, hãy làm những gì Chúa muốn nơi con. Ôi các linh hồn, tôi thương mến các hồn biết bao!" (Nhật Ký – 1613)

Canonization Ceremony | Mercy - Saint Faustina - Diary - Jesus, I ...

Nếu Balan có 2 vị thánh của LTXC và về LTXC là Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II, thì Thánh Faustina là Tông Đồ Thương Xót sống nội tâm trong tu viện, như chính nhan đề cuốn Nhật Ký của chị cho thấy: LTXC trong Hồn Tôi - Divine Mercy in My Soul", còn Thánh Gioan Phaolô II là Thừa Sai Thương Xót có sứ vụ loan truyền Sứ Điệp Thương Xót trên khắp thế giới nói chung và trong Giáo Hội nói riêng, bằng vai trò giáo hoàng của mình, làm sao để hiện thực sứ điệp ngài kêu gọi ngay trong Lễ Đăng Quang Khai Triều của ngài ngày 22/10/1978: "Đừng sợ. Hãy mở rỗng các cửa cho Chúa Kitô", một lời kêu gọi hoàn toàn phản ảnh và âm vang ý nghĩa của Sứ Điệp Thương Xót: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!".

Tuy nhiên, dù khác nhau về vai trò và sứ vụ đối với LTXC, cả hai vị thánh Balan này đều có chung một thân phận, đó là trở thành mồi ngon của LTXC, bằng cuộc đời nhuộm đầy đau khổ. Thật vậy, Thánh Gioan Phaolô II đã bị ám sát chết hụt ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Từ đó ngài bị mất 60% máu trong cơ thể của ngài, phải ra vào nhà thương cả chục lần, nhưng dù sức yếu hẳn đi, ngài vẫn hăng say với sứ vụ giáo hoàng của mình, một giáo triều kéo dài 26 năm rưỡi (16/10/1978 - 2/4/2005). Thế nên, mỗi ngày ngài càng già yếu hẳn đi, nhất là vào những tháng cuối đời của ngài, đặc biệt là vào Tuần Thánh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh 2004 cuối tháng 3 đầu tháng 4. Chúng ta hãy nghe những gì được chính vị giáo hoàng kế vị ngài là ĐTC Biển Đức XVI cho biết, trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006, kỷ niệm đúng 1 năm băng hà của vị tiền nhiệm, như sau:

Beatification of Pope John Paul II: search for a second miracle ...

Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành trình cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành trình đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành trình đã để lại một nét đậm nơi lịch sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh.  

Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ các hình ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: Vì không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đã theo dõi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đã ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng…..

Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đã dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không còn tông du được nữa, sau đó thậm chí không còn bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không còn nói được nữa, thì cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những gì thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân mình cho đến cùng….” 

Funeral Pope John Paul II, 2005 | St john paul ii, Pope john paul ...

Vị giáo hoàng thiết lập Lễ LTXC ngày 30/4/2000, dịp tôn phong hiển thánh cho nữ tu Faustina,

đã qua đi vào Thứ Bảy Đầu Tháng 2/4/2005, lúc 9:37 pm, áp Lễ LTXC CN 3/4/2005,

được phong chân phước vào chính CN Lễ LTXC 1/5/2011 và

được phong hiển thánh vào CN Lễ LTXC 27/4/2014

 

 

 

Moisen Gẫy Cánh - Trong Giáo Hội Hiện Thế Mùa Đại Dịch 2020

LTXC đã sử dụng mọi sự, ở từng nơi và trong từng lúc, để cứu độ "các linh hồn cần đến LTXC hơn", đặc biệt trong Thời Điểm Thương Xót của Người, thời điểm "thế giới cần đến LTXC biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II 17/8/2002), vì thế giới thậm chí không dám "mở rộng các cửa cho" Đấng duy nhất có thể cứu mình, bất chấp tự diệt và bất cần đời sau!

LTXC chẳng những sử dụng một số ít linh hồn ưu tuyển của Người, như Thánh Faustina và Giaxinta, trong Đạo Binh Thương Xót của Mẹ Maria, mà còn, chính yếu hơn và quan trọng hơn nữa, đó là sử dụng phụng vụ của Giáo Hội, trên hết là việc Cử Hành Thánh Thể (Thánh Lễ) và việc Chầu Thánh Thể, sau nữa là việc Cầu Kinh Mân Côi và việc Hiến Dâng Đất Nước cho Mẹ.

Vì Chúa ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20), vì Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người, nhất là ở cùng Giáo Hội nơi phụng vụ, cũng như nơi cộng đồng dân Chúa qui tụ lại cầu nguyện (xem Mathêu 18:20). Một khi Chúa Kitô hiện diện và sống động trong phụng vụ và cầu nguyện của Giáo Hội thì tất cả mọi tác động phụng vụ và thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và Kitô hữu Công giáo nói riêng, trở thành vô giá, có tác dụng cứu độ các linh hồn bất tử vô giá.

Trước hết là việc Cử Hành Thánh Thể, như Giáo Hội đã thực hiện trong Mùa Đại Dịch Covid-19 này bằng trực tuyến, chẳng hạn

 

Thứ Năm Tuần Thánh mùng 9/4/2020: Lễ Tiệc Ly Livestream

Pope celebrates Mass in St. Peter's on Holy Thursday. Credit: EWTN-CNA Photo/Daniel Ibáñez/Vatican Pool.

 

Lễ Lá Livestream: Chúa Nhật ngày 12/4/2020

1586078263751.JPG

 

Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh 12/4/2020 trong Đền Thờ Thánh Phêrô cũng trực tuyến:

1586637773758.JPG

 

Lễ LTXC Livestream Chúa Nhật 19/4/2020.

Pope Francis at Mass in the Church of the Holy Spirit in Saxony

Sau nữa là việc Chầu Thánh Thể trực tuyến, chung Giáo Hội hay riêng từng Giáo Phận ở các nơi khác nhau như sau:

Chầu Thánh Thể trong Đêm Giáo Hội Toàn Cầu Hiệp Thông Cầu Nguyện Thứ Sáu ngày 27/3/2020

Katherine Augustine 🍐 on Twitter: ""We need the Lord like ancient ...

 

Chầu Thánh Thể với Chuỗi Thương Xót vào các ngày chẵn trong tuần ở TGP Sài Gòn Miền Nam Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=cbmPviwFrjQ

https://www.youtube.com/watch?v=KpkFyor_rf0

Hay ở Giáo Phận Hải Phòng Miền Bắc Việt Nam

Chầu Thánh Thể trực tuyến: 18g00 thứ Năm tuần II Phục sinh - YouTube

 

Chầu Thánh Thể ở Giáo Phận Orange Nam California 24 tiếng sau lễ 8:30 sáng (trước đây) và 6:30 sáng (hiện nay) hằng ngày:

OC Adoration

 

Chầu Thánh Thể ở TGP Los Angeles vào ngay sau lễ 8 giờ sáng, từ 8:30 đến 9:00 am, mỗi Thứ Sáu hằng tuần:

 

Cầu Kinh Mân Côi và Lời Cầu Cùng Đức Mẹ theo ĐTC Phanxicô cho Mùa Đại Dịch Covid-19 trong Tháng Hoa 2020

POPE FRANCIS' LETTER TO THE FAITHFUL FOR THE MONTH OF MAY 2020 ...

Dominus Est - Pope Francis urges Catholics to unite... | FacebookDominus Est - Pope Francis urges Catholics to unite... | Facebook

 

Hiến Dâng Đất Nước Bồ Đào Nha và 23 Quốc Gia cho Đức Mẹ ngày 25/3/2020, Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể

Ở trong Đền Thờ Mẹ Mân Côi ở Linh Địa Fatima

Âu Châu 8 nước: Albania, Hungary, Moldova, Poland, Romania, Slovakia, Spain,

Á Châu 1 nước: India,

Nam Mỹ 12 nước: Bolivia, Colombia, Costa Rica, Cuba, the Dominican Republic, East Timor, Guatemala, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru,

Phi Châu 3 nước: Kenya, Tanzania, Zimbabwe. 

 

Hiến Dâng Nước Ái Nhĩ Lan cho Đức Mẹ ngày 25/3/2020, Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể

The Shrine of Our Lady of Knock, Ireland

Đền Thánh Mẫu Knock ở Ái Nhĩ Lan

 

Hiến Dâng Đất Nước Hoa Kỳ và Canada cho Đức Mẹ ngày 1/5/2020, đầu Tháng Hoa Đức Mẹ

Praying Together | LA Catholics

Nghi thức hiến dâng Hoa Kỳ ở Vương Cung Thánh Đường TGP Los Angeles, do ĐTGM Gomez Jose chủ sự và đồng cử hành với ĐGM Kevin Vann GP Orange

Canada and U.S. to be consecrated to Mary in response to pandemic ...

Canada hiệp dâng đất nước cho Mẹ Thiên Chúa với Hoa Kỳ.

Xin xem tập văn liệu hiến dâng dài 6 trang ở cái link dưới đây:

Toàn bộ nghi thức kèm theo kinh nguyện (bằng tiếng Mỹ, Mễ và Việt) Hiến Dâng Hoa Kỳ cho Đức Mẹ

Xin xem hình ảnh trực tuyến ở cái link dưới đây:

Giáo Hội Hoa Kỳ và Canada hiến dâng Đất Nước cho Mẹ Giáo Hội

 và nếu được xin xem lại biến cố dưới đây: 

 

Giáo Hội Việt Nam Dâng Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Mùa Đại Dịch Covid-19 ở Linh Đài Đức Mẹ Lavang Chúa Nhật III Phục Sinh 26/4/2020

 

Hiến Dâng Đất Nước Phi Luật Tân cho Đức Mẹ ngày 13/5/2020, Lễ Mẹ Fatima  







Moisen Gẫy Cánh - Trong Thế Giới Kitô Giáo Nhân Chứng

RORATE CÆLI: Basking in the glow of Epiphany: The wedding feast at ...

 

Đúng thế, với tất cả nỗ lực của chúng Giáo Hội về phụng vụ Thánh Thể, cũng như về Kinh Nguyện, đặc biệt về Thánh mẫu và với Thánh Mẫu Maria, nhất là việc tin tưởng cậy trông hiến dâng đất nước của mình cho Người Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã chiến thắng Satan ngay từ khi mới đầu thai, nhờ được hưởng trước Ơn Cứu Độ, và đã trở thành gót chân của Chúa Kitô đạp đầu Satan khi đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô Tử Giá Con Mẹ, chắc chắn Mẹ Maria sẽ làm cho LTXC được tỏ hiện ngay lúc thế giới văn minh duy nhân bản này "hết rượu rồi" (Gioan 2:3). Ở chỗ: "Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi" (Mathêu 24:12).

 

 

Nghĩa là Đại Dịch Covid-19 chắc chắn sẽ qua đi khi tới thời điểm thiên định của nó. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây vẫn là lời tiên báo của Mẹ Maria ở Fatima cuối phần 2 của Bí Mật Fatima: "Cuối cùng, Trái Tim Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ. Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng một thời gian hòa bình...". Với niềm tin mãnh liệt vào Mẹ, đặc biệt là qua các cuộc hiến dâng tập thể của nhiều quốc gia trên thế giới như được kể đến ở đoạn 4 của phần 2 trong bài này, cũng như qua việc "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày", như Mẹ kêu gọi từng lần và trong cả 6 lần hiện ra ở Fatima năm 1917, của Kitô hữu Công giáo trên khắp thế giới trong cơn đại dịch bệnh corona này, Đại Dịch Covid-19 sẽ qua đi.

 

Prayer for Deliverance from Evil --Aleteia

 

Sau khi bị ám sát chết hụt ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô,

ĐTC Gioan Phaolô II đã đọc Bí Mật Fatima phần 3, rồi hợp cùng với hàng giáo phẩm toàn cầu để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984,

theo ý của Thiên Chúa qua Mẹ cho chị Lucia biết ở thị kiến ngày 13/6/1929,

và quả thực Thiên Chúa đã giữ đúng lời hứa về việc làm cho Nước Nga trở lại,

ở chỗ, 1 năm sau, ngày 11/3/1985, vị tổng thư ký cuối cùng của Liên Bang Sô Viết là Gobarchev xuất hiện...,

để rồi từ đó, với ảnh hưỏng của vị giáo hoàng Balan này, dần dần đã tiến tới 1989 Đông Âu sụp đổ và cuối cùng Nước Nga đã trở lại vào ngày 25/12/1991

 

Thế nhưng, nếu "thế giới sẽ được hưởng một thời gan hòa bình", sau khi "Nước Nga trở lại" thật sự vào cuối năm 1991, ngày 15/12, bằng cách hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản, nhưng chỉ kéo dài trong vòng 10 năm, nghĩa là cho tới khi đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công vào ngày 11/9/2001, bởi nhóm Al Queda bấy giờ, mở màn cho giai đoạn biến động toàn cầu, gây ra bởi đại họa khủng bố từ thành phần Ả Rập tín đồ Hồi giáo cực đoan, thành phần đã được Thánh Mẫu Mân Côi Toàn Thắng Fatima báo trước, nơi hình ảnh một đám lính bất ngờ xuất hiện, sát hại tất cả đoàn chứng nhân Kitô hữu đang quì cầu nguyện dưới chân Thánh Giá, ở trên đỉnh núi dốc đứng, trong thị kiến Bí Mật Fatima phần 3.

9 things to know and share about the "Third Secret" of Fatima

Nếu lịch sử loài người đã được Thiên Chúa là Đấng quan phòng thần linh làm chủ để tỏ mình ra cho con người, nhờ đó họ được cứu độ khi tin vào Ngài, thì lịch sử con người, ở một ý nghĩa sâu xa nhất của nó, cũng chính là lịch sử cứu độ. Do đó, với đức tin và nhìn bằng con mắt đức tin, thì lịch sử của loài người còn là một dấu chỉ thời đại. Nếu lịch sử loài người là một dấu chỉ thời đại, thì diễn tiến của nó theo chu kỳ có phải là dấu chỉ thời đại hay chăng? Chẳng hạn, theo chu kỳ của thiên nhiên thì một ngày là 24 tiếng, một năm là 365 ngày, thai kỳ là 9 tháng, và cứ khoảng hơn kém 100 năm lại xẩy ra, một cách trùng hợp, đại dịch, như 1720 từ Pháp quốc, 1820 ở một số nước Á Châu, 1920 ở Tây Ban Nha, 2020 ở khắp thế giới...

 

Earth's orbit around the Sun, diagram - Stock Image - C010/7498 ...

 

chu kỳ thời gian hằng năm của trái đất trong vụ trụ

 

Nếu lịch sử của con người là dấu chỉ thời đại, mà Tầu Noe được đóng 100 trăm trước Đại Hồng Thủy, từ khi tổ phụ Noe (thọ 950 tuổi) ở vào tuổi 500 tới tuổi 600 (xem Khởi Nguyên 5:32 và 7:6,11), và Thời Điểm Maria cũng 100 năm, từ năm 1830 ở Paris Pháp quốc khi Mẹ hiện ra như Người Mẹ Ban Ơn, đến 1929 là thời điểm kết thúc Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, với thị kiến "ân sủng và tình thương", thì phải chăng Thời Điểm Thương Xót cũng chỉ kéo dài 100 năm, từ năm 1931 khi Chúa Kitô hiện ra với nữ tu Faustina và bảo chị vẽ tấm Ảnh LTXC như chị thấy Người bấy giờ, cho đến năm 2030 (?).

 

How Long Did It Take for Noah to Build the Ark? | Answers in Genesis

 

Tầu Noe đóng trong khoảng 100 năm (từ khi tổ phụ Noe 500 đến 600 tuổi)

 

 

Thời Điểm Maria 100 năm, được tính từ khi Đức Mẹ Ban Ơn hiện ra với Chị Thánh Catarina Labouré năm 1830 ở Paris Pháp quốc (hình trên)

tới thị kiến "Ân Sủng và Tình Thương" năm 1929 ở Tây Ban Nha Mẹ cho nữ tu Lucia là 1 trong 3 thiếu nhi Fatima thụ khải 1917 thấy (hình dưới)

 

Catholic Faith Warriors ~ Fighting the Good Fight +: FATIMA -- DID ...

 

Thị kiến "ân sủng và tình thương - grace and misericordia"

  

Còn 1 sự kiện lịch sử nữa cũng nên chú ý, đó là giữa Thời Điểm Maria 100 năm, được kết thúc vào năm 1929 (ngày 13/6), năm bắt đầu Cuộc Đại Suy Thoái (great depression), mở màn từ Hoa Kỳ ngày 4/9/1929, và kéo dài trên khắp thế giới cho tới năm 1939, ngay thời điểm Thế Chiến II (1939-1945) bùng nổ. Mà thập niên 1930 lại là thập niên mở màn của Thời Điểm Thương Xót, với nữ tu Faustina, người Sứ Giả được LTXC tuyển chọn với yêu cầu thực hiện Tấm Ảnh LTXC vào ngày 22/2/1931, và chị qua đời ngày 5/10/1938, trước Thế Chiến II.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây như thế này: đâu là ý nghĩa lịch sử về Biến Cố Thánh Mẫu Fatima xẩy ra năm 1917, lúc Thế Chiến I đang xẩy ra (1914-1918), và Thời Điểm Thương Xót lại được mở màn vào chính thập niên Đại Suy Thoái về kinh tế trên khắp thế giới, ngay trước Thế Chiến II (1939-1945)? Mà tình hình Đại Dịch Covid-19 này đã được các chuyên gia về kinh tế tiên báo sẽ gây ra một cuộc Đại Suy Thoái toàn cầu về kinh tế như vậy nữa, nghĩa là cũng kéo dài cả 1 thập niên, tới năm 2030!?

 

50 photos from the Great Depression

 

Thập Niên Đại Suy Thoái 1929-1939: Mở đầu là thị trường chứng khoán bị phá sản ngày 4/9/1929 ở Hoa Kỳ

 

Great Depression Photos: A Look At The Bleakest Time In US History

 

Thập Niên Đại Suy Thoái 1929-1939: Hậu quả là dân chúng chẳng có việc làm, gia tăng thất nghiệp v.v. 

 

Như thế, nếu "thế giới được hưởng một thời gian hòa bình" sau khi "Nước Nga trở lại" vào năm 1991, cho tới 2001 khi Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, là 10 năm, thì phải chăng đó là dấu chỉ thời đại cho thấy sau khi Đại Dịch Covid-19 này qua đi vào năm 2020 thì khoảng 10 năm nữa sẽ xẩy ra cho thế giới loài người này những gì chỉ có một mình Thiên Chúa biết. Tuy nhiên, căn cứ vào chu kỳ tuần hoàn của lịch sử, như chu kỳ tuần hoàn của thời gian theo định luật của thiên nhiên vũ trụ, thì nếu cuộc Đại Suy Thoái của thập niên 1930 kéo dài trong vòng 10 năm, cho tới Thế Chiến Thứ II, thì cuộc Đại Suy Thoái sau Đại Dịch Covid-19 từ năm 2020 này, sau khi Đại Dịch quái ác này qua đi, cũng có thể kéo dài khoảng 1 thập niên, tức cho tới năm 2030, và sau đó có thể sẽ xẩy ra Thế Chiến Thứ III.

 

Mà Thế Chiến Thứ III quả thực không thể nào không xẩy ra, một khi lòng hận thù và vị kỷ chính trị, theo kiểu dân túy, đang lan tràn và gia tăng bất khả kiềm chế trên thế giới hiện nay, thì với vũ khí nguyên tử trong tay, một thứ vũ khí mà gần đây thế giới đã chứng kiến thấy đang leo thang hơn bao giờ hết, ở những quốc gia hung hăng nhất, từng là kẻ thù đệ nhất của một "Nước Mỹ trên hết", như Bắc Hàn cộng sản hay Iran khủng bố, thì thế giới loài người này sẽ ra sao?!

 

Không cần nói chúng ta đã biết hậu quả của Thế Chiến Thứ III này sẽ gấp trăm ngàn lần Đại Dịch Covid-19 hiện nay. ĐTC Phanxicô, từ ngày trở thành vị lãnh đạo thế giới Kitô Công giáo 13/3/2013, đã từng công khai cảnh báo không ít lần về thứ Thế Chiến Thứ III này, như chúng ta đã đọc thấy ngay từ 9/2014 trong bài diễn từ của ngài với 40 vị lãnh đạo cao cấp Do Thái: delegation of 40 prominent Jewish leaders, hay vào ngày 28/10/2014 một tháng sau, với một Hội Nghị Thế Giới: address to the World Meeting of Popular Movements, nhất là trong Diễn Từ Tân Niên với Ngoại Giao Đoàn của Chư Quốc Bang Giao với Tòa Thánh ngày 12/1/2015:

 

 

ĐTC Phanxicô với ngoại giao đoàn của Quốc Đô Vatican ngày 12/1/2015

"Chúng ta cảm thấy buồn thảm khi thấy các hậu quả thảm thương của tâm thức loại trừ này cũng như của "văn hóa nô lệ" này (Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 8/12/2014, đoạn 4) nơi hiện tượng tràn lan xung đột khôn cùng. Như là một thế chiến thực sự đánh đấm một cách phân mảnh, các hậu quả ấy, dù ở các hình thức khác nhau và mức độ dữ dội khác nhau, gây ảnh hưởng đến một số miền đất trên thế giớibắt đầu ở Ukraine gần kề, nơi đã trở thành một khấu trường đấu tranh thê thảm". 

 

Ngoài ra, chúng ta có thể đọc được từ các nguồn truyền thông sau đây: https://insidethevatican.com/news/pope-francis-warns-world-war-iii/; https://www.bbc.com/news/world-europe-29190890; https://zenit.org/articles/pope-francis-a-pope-who-sees-a-wwiii-and-pleas-for-it-to-stop/; https://www.ncronline.org/blogs/ncr-today/world-war-common-view-francis v.v.

 

Trong bài diễn từ ngỏ cùng Liên Hiệp Quốc ở Hoa Kỳ ngày 25/9/2015, ĐTC Phanxicô đã kết thúc bằng cách trích lại lời cảnh báo của ĐTC Phaolô VI đến thăm Liên Hiệp Quốc và cảnh báo cùng tổ chức này ngày 4/10/1965 như sau: "Cái nguy hiểm thực sự xuất phát từ con người, ("chứ không phải từ tiến bộ hay khoa học" - như ngài nói ngay trước đó), thành phần nắm trong tay những khí cụ mãnh lực cũng đang phù hợp để tàn phá nữa, vào lúc họ chiếm được những chinh phục ngất trời". Có nghĩa là "kẻ nào chơi gươm sẽ chết vì gươm"! (Mathêu 26:52), con người đang đùa với nguyên tử, thi đua chế tạo nó, sẽ chết vì nguyên tử là lẽ đương nhiên thôi, như Hoa Kỳ cho dùng súng nên đã và còn chết vì súng vậy!

 

Pope Paul VI in the United Nations – Iconic PhotosPope Paul VI in the United Nations – Iconic Photos

 

Pope Paul VI ngỏ lời cùng Liên Hiệp Quốc ngày 4/10/1965, và ngài kết thúc ở câu cảnh giác họ về mối nguy hiểm chính ở ngay tại bản thân loài người

 

Nếu "Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo cho khắp thế giới như chứng từ cho tất cả mọi dân nước, rồi sau đó mới tới ngày cùng tháng tận" (Mathêu 24:14), thì các chuyến tông du của những vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian này, cũng là vị thừa kế Thánh Phêrô lãnh đạo tông đồ đoàn, là các vị giáo hoàng, kể từ ngay trong Công Đồng Chung Vatican II (11/10/1962 - 8/12/1965), với ĐTC Phaolô VI từ cuối năm 1964 (ngày 2-5/12) ở Ấn Độ, nhất là ĐTC Gioan Phaolô II với 104 chuyến, cho đến vị đương kim Phanxicô "đến từ tận cùng trái đất" hiện nay, với chuyến tông du cuối cùng của mình năm 2019, ở 2 nước Châu Á là Thái Lan và Nhật Bản, trong thời khoảng 1 tuần lễ 19-26/11/2019, (một thời khoảng không ngờ lại trùng vào ngay chính lúc đại dịch covid-19 bắt đầu xuất đầu lộ diện ở Trung quốc Á Châu ngày 17/11/2019.

 

Mục đích chính yếu của các vị giáo hoàng từ công đồng vào tiền bán thập niên 1960, và hậu công đồng, từ cuối thập niên 1970 cho tới cuối thập niên 2010 này, là để loan báo "văn minh yêu thương - civilization of love" (ĐTC Phaolô VI), "văn hóa sự sống - culture of life" (ĐTC Gioan Phaolô II), và "văn hóa gặp gỡ - culture of encounter" (ĐTC Phanxicô), những nền văn minh cùng các thứ văn hóa được các ngài đặt tên và loan báo qua các chuyến tông du của mình ấy, hoàn toàn phản ảnh "Tin Mừng về Vương Quốc" đã được Chúa Kitô thiết lập trên thế giới này, bằng Phúc Âm Sự Sống của Người là Đấng Thiên Sai Cứu Thế, nhưng nhân loại chẳng những không lắng nghe và đáp ứng một cách cởi mở và mau mắn, thì lại càng trở nên tồi tệ và băng hoại hơn bao giờ hết..., như thể họ đã càng tự mình chứng thực cho thấy ứng nghiệm về dấu báo: "rồi sau đó mới tới ngày cùng tháng tận".

 

 

Cộng sản Liên sô không ngờ có ngày tận số lại chính vào ngày 25/12/1991, sau 73 năm (1918-1991) gieo rắc lầm lạc và chết chóc khắp thế giới! Thế rồi 10 năm sau...

 

Al Qaeda Won – Foreign Policy

 

Đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ cũng đâu có ngờ mình lại bị tổ chức khủng bố quốc tế Al Queda tấn công chớp nhoáng ngay giữa thanh thiên bạch nhật như vậy vào sáng ngày 11/9/2001!

 

Trong khi đó, lịch sử thế giới đã và đang diễn tiến như thế này: khi Nhà Nước Hồi Giáo ISIS, xuất hiện từ Iraq vào giữa năm 2014, với giấc mộng làm bá chủ thế giới Ả Rập Hồi Giáo, một thế giới dầu hỏa, nơi mà Hoa Kỳ, lấy cớ 911 và viện lý Iraq có vũ khí sát hại hàng loạt nhưng chưa được xác minh bởi Liên Hiệp Quốc đang kiểm soát cả năm chưa thấy, đã tự động tấn chiếm Iraq từ ngày 19/3/2002, rồi bị sa lầy tại Iraq kể như 10 năm, nghĩa là cho tới ngày 17/12/2011. Thế rồi sau khi Hoa Kỳ rút quân về thì ISIS xuất hiện... tại Iraq, nơi Hoa Kỳ đàng phải ôm hận rút lui có trật tự.

 

Nhà Nước ISIS ôm mộng bá chủ thế giới Hồi Giáo này còn khủng khiếp dữ dội hơn Al Queda nữa, gây khốn đốn cho cả thế giới nói chung, nhất là Âu Châu nói riêng, với làn sáng di cư ào ạt từ Syria và Iraq vào Âu Châu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, có vẻ như vừa mới được dẹp yên vào năm 2019, khi tay trùm khủng bố ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi tự sát hôm Thứ Bảy 26/10/2019, bởi bị lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ đột kích dồn vào dead end - no way out, thì ngay sau đó, chỉ 1 tháng sau, chứ không cần phải 10 năm sau, như từ khi "Nước Nga trở lại" năm 1991 đến khi Hoa Kỳ bị khủng bố năm 2001, Đại Dịch Covid-19 đã xuất hiện khủng bố toàn thế giới, còn khủng khiếp kinh hoàng hơn cả Al Queda hay ISIS nữa! 

 

Abu Bakr al-Baghdadi: IS leader's underwear 'stolen' for DNA test ...

 

Tay trùm khủng bố ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi tự sát hôm Thứ Bảy 26/10/2019 vẫn còn vết tích tan hoang

 

Latest Coronavirus News (Live Updates)

 

Sau 3 tuần trùm khủng bố ISIS tự sát ngày 26/10/2019 thì Đại Dịch Covid-19 bắt đầu xuất đầu lộ diện để khủng bố toàn thể nhân loại kinh hoàng hơn cả ISIS nữa,

với nạn nhân đầu tiên bị nhiễm vi khuẩn corona này ở Trung quốc từ ngày 17/11/2019: https://www.livescience.com/first-case-coronavirus-found.html

Tại sao lịch sử thế giới cứ tái diễn cái vòng lẩn quẩn tội vạ khổ ải này như thế chứ? Hay nói đúng hơn, tại sao nhân loại không thể nào thoát được cán cân tội phúc như vậy? Bao giờ cán cân tội ác cũng nặng hơn bên phúc đức. Như thế, chứng tỏ rằng khi họ bị tai vạ thì đó là lúc tội ác của họ đã vượt mức phúc đức của người lành. Thậm chí họ còn ra tay bách hại và sát hại chính người lành nữa, vì thành phần chính nhân này làm cho lương tâm của họ nhức nhối, bởi họ "yêu tối tăm hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa" (Gioan 3:19), khiến những việc xấu xa ấy họ muốn giấu đi lại bị bại lộ, cho đến độ họ không thể nào không dập tắt cho bằng được và cho đến cùng thứ "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5) từ kẻ lành:

"Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy". (Gioan 15:19-21).

 

You Are No Part of the World” (John 15:19)

 

Thế nhưng, đối với tất cả những ai "thiết tha trông đợi Người" đến lần thứ hai (xem Do Thái 9:28), thì Ngài luôn là "Đấng hiện có, đã có và đang đến" (Khải Huyền 1:4), "là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng" (Khải Huyền 22:13).

Đúng thế, một khi Moisen Gẫy Cánh, không phải ở chỗ thành phần Kitô giáo môn đệ Chúa Kitô, như "muối đã ra nhạt" (Mathêu 5:13), hay "ánh sáng đã trở thành tối tăm" (Mathêu 6:23), như phần đầu của phần hai đã nói tới, mà là ở chỗ, chính con người thuần tục "yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19) muốn dập tắt "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14) đi, nghĩa là muốn tiêu diệt Kitô hữu chứng nhân đi, nghĩa là họ tự diệt mình, không muốn ai cứu mình nữa, nhưng họ đâu ngờ, họ lại bị khốn hơn trước nữa, như thị kiến trong Sách Khải Huyền (11:1-14) cho thấy về 2 nhân chứng bị "con thú từ vực thẳm lên" sát hại như sau:

 

Saint John the Evangelist on the island of Patmos writing the book ...

 

Thánh Gioan tông đồ viết Khải Huyền ở Đạo Patmo

"Bấy giờ tôi nhận được một cây sậy, giống như một cái gậy, và nghe bảo: 'Hãy đứng dậy mà đo Đền Thờ Thiên Chúa và bàn thờ cùng với những người đang thờ phượng trong đó. Nhưng tiền đình phía ngoài của Đền Thờ, thì bỏ đi, đừng đo, vì chỗ ấy đã được phó mặc cho dân ngoại, chúng sẽ chà đạp Thành Thánh trong vòng bốn mươi hai tháng. Trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày ấy, Ta sẽ cho hai chứng nhân của Ta đến tuyên sấm, mình mặc áo vải thô'. Đó là hai cây ô-liu và hai cây đèn đứng trước nhan Chúa Tể cõi đất. Nếu ai muốn làm hại các ngài, thì lửa sẽ từ miệng các ngài phát ra và thiêu hủy thù địch của các ngài. Ai muốn làm hại các ngài, sẽ bị giết như thế". 

- "Nếu ai muốn làm hại các ngài, thì lửa sẽ từ miệng các ngài phát ra và thiêu hủy thù địch của các ngài", như trường hợp của phó tế Staphano đã phát ra những lời chứng kiêm trách móc nóng như lửa, khiến những kẻ muốn đấu với ngài chẳng những câm miệng mà còn tức điên lên, và họ bị thiêu hủy bởi chính tội hận ghét và sát nhân của họ (xem Tông Vụ 7:51-54).

"Các ngài có quyền đóng cửa trời lại, khiến mưa không rơi xuống trong những ngày các ngài làm ngôn sứ. Các ngài cũng có quyền biến nước thành máu và gieo tai giáng hoạ xuống mặt đất, bao nhiêu lần tuỳ ý. Khi các ngài đã hoàn thành nhiệm vụ làm chứng, thì Con Thú từ vực thẳm sẽ lên tấn công các ngài, nó sẽ thắng và giết các ngài. Thi hài của các ngài sẽ nằm ở quảng trường của thành phố vĩ đại; thành phố ấy mang tên tượng trưng là Xơ-đôm và Ai-cập, ở chính nơi Chúa của các ngài đã chịu đóng đinh vào thập giá. Từ các dân, các nước, các ngôn ngữ và các chi tộc, người ta sẽ đến nhìn xem thi hài các ngài trong ba ngày rưỡi và không cho phép chôn các ngài trong mộ". 

- Thật vậy, khi "hai nhân chứng" "trong những ngày các ngài làm ngôn sứ", để xem "hai nhân chứng" đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo, được thể hiện qua đời sống của Kitô hữu chứng nhân, có được lắng nghe và đáp ứng hay chăng, nếu có thì bấy giờ "cửa trời" phần rỗi mới mở ra và "mưa" ơn phúc mới "rơi xuống", y như trong truyện của tiên tri Elia, vào lúc trời hạn hán 3 năm, cho đến khi vị tiên tri này làm dân mở mắt ra, nhờ đó họ nhận biết Thiên Chúa của họ, thì bấy giờ trời mở ra và mưa rơi xuống (xem 1Chư Vương 18:30-38,39-40,45).

"Những người sống trên mặt đất hân hoan vì các ngài đã chết, họ sẽ ăn mừng và tặng quà nhau, vì hai ngôn sứ này đã làm khổ họ. Sau ba ngày rưỡi, sinh khí từ Thiên Chúa đến nhập vào các ngài, và các ngài đứng dậy được. Những kẻ đang nhìn các ngài đều kinh hãi. Rồi các ngài nghe một tiếng lớn từ trời bảo: 'Hãy lên đây!' Và các ngài lên trời trong đám mây, trước mắt thù địch của các ngài. Ngay giờ ấy, xảy ra một trận động đất mạnh; một phần mười thành phố bị sụp đổ và bảy ngàn người bị giết trong cơn động đất. Những người còn lại thì sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa trên trời".

 

- Đúng thế, chính vì "đức tin của chúng ta là những gì làm cho chúng ta chiến thắng thế gian" (1Gioan 5:4), và vì "đức ái không bao giờ qua đi" (1Corinto 13:8), mà "hai nhân chứng" đức tin và đức mến này "sau 3 ngày rưỡi" đã phục sinh: "đứng lên... lên trời trong đám mây, trước mắt thù địch của các ngài". 

 

 

"Hai nhân chứng" được Thánh Gioan thị kiến thấy và thuật lại trong Sách Khải Huyền trên đây là ai, nếu không phải ám chỉ cặp thần đức bất khả thiếu của bất cứ một chứng nhân trung thực và sống động nào của Chúa Kitô, đó là đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo, cặp thần đức chứng nhân này được biểu hiện nơi hình ảnh "hai cây oliu và hai cây đèn đứng trước nhan Chúa tể cõi đất". Nếu chủ nghĩa duy nhân bản coi trời bằng không được nhân cách hóa thành "tên lăng loàn - lawless one" (2Thessalonica 2:4) vào thời điểm trước khi Chúa Kitô tái giáng, thì cặp thần đức tin yêu này: "đức tin được tỏ hiện qua đức ái" (Galata 5:6), cũng được nhân cách hóa thành "hai nhân chứng" như vậy.

 

Thật vậy, "hai cây oliu" đây ám chỉ đến thứ "dầu" cần phải mang theo với đèn của các cô trinh nữ, đang chờ đón chàng rể đến muộn, trong dụ ngôn về ngày cùng tháng tận (xem Mathêu 25:1-5). Bởi vì, nếu không có thứ "dầu" bất khả thiếu này, "hai cây đèn" (được kể đến sau "hai cây oliu") hoàn toàn trở thành vô dụng và vô nghĩa, vì nó không thể nào thắp sáng lên được. "Năm cô trinh nữ khôn ngoan" đã có thể nghênh đón chàng rể trở lại vào ngày cùng tháng tận, vì các cô quả thực đã cầm cây đèn cháy lửa đức ái trọn hảo, ở chỗ thể hiện LTXC, bằng dầu đức tin tuân phục của mình, ở chỗ, luôn sống bé nhỏ theo gương Chúa Giêsu, hoàn toàn tin tưởng cậy trông vào Người Mẹ của mình, Đấng là Lời Nhập Thể đã nhờ Mẹ đến với họ, đã được Mẹ cưu mang, sinh hạ, ẵm bồng và dưỡng dục như một con trẻ như mọi con trẻ sống không thể nào không có mẹ.... cho đến chết vẫn ở trong vòng tay ôm ấp của Mẹ!

 

Pietà (Michelangelo) - Wikipedia

 

"Hai nhân chứng" ám chỉ đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo này, bởi thế, trên thực tế, có thể áp dụng cho 2 sứ điệp vô cùng quan trọng cho phần rỗi của "các linh hồn cần đến LTXC hơn", nhất là trong thời điểm con người văn minh nhân bản tột đỉnh đã trở nên vô thần hơn bao giờ hết, đó là Sứ Điệp Fatima và Sứ Điệp Thương Xót, hai sứ điệp được Trời Cao, tức được cả Người Mẹ tiền hô ở Fatima năm 1917, lẫn Người Con đến sau Thương Xót từ Balan vào thập niên 1930, "sai đến" với chung nhân loại và riêng Kitô hữu. Và Sứ Điệp Fatima, tiêu biểu cho đức tin tuân phục, và Sứ Điệp Thương Xót, tiêu biểu cho đức ái trọn hảo, quả thực đã tác hại cho quyền lực tối tăm khủng khiếp hơn bao giờ hết, "hai ngôn sứ này đã làm khổ họ", ở chỗ: "có quyền đóng cửa trời lại, khiến mưa không rơi xuống trong những ngày các ngài làm ngôn sứ. Các ngài cũng có quyền biến nước thành máu và gieo tai giáng hoạ xuống mặt đất, bao nhiêu lần tuỳ ý".

 

"Hai nhân chứng" vô cùng lợi hại này, bởi thế, không lạ gì đã trở thành kẻ thù không đội trời chung của hỏa ngục, bởi nhờ 2 sứ điệp như "hai nhân chứng" này biết bao nhiêu là "các linh hồn cần đến LTXC hơn" đã được cứu độ, thành phần nó tưởng rằng đã có thể ăn tươi nuốt sống một cách dễ dàng, nên không thể nào không bị tiêu diệt, những ai sống 2 sứ điệp này và loan truyền 2 sứ điệp này, nghĩa là dập tắt 2 sứ điệp cứu độ ấy: "Con Thú từ vực thẳm sẽ lên tấn công các ngài, nó sẽ thắng và giết các ngài".

 

Chimera of fraude' from The Divine Comedy Dante's Inferno | World ...

 

"Con Thú từ vực thẳm" đây ám chỉ lòng hận thù ghen ghét của con người, như dân Do Thái hận thù ghen ghét tất cả các vị tiên tri được Thiên Chúa sai đến để nói với họ những gì họ không muốn nghe, trái với những gì họ làm, chạm đến họ, lại còn dọa nạt họ nữa. "Con thú từ vực thẳm" là lòng hận thù của loài người nói chung ám chỉ nơi "tối tăm" được họ "yêu thích" (Gioan 3:19) vì họ toàn làm những điều gian ác, được tỏ hiện toàn vẹn chân tướng của mình ra khi dân Do Thái hùa nhau, từ thành phần lãnh đạo đến dân chúng, vì hận ghét Chúa Kitô, nhất định la hò đòi "đóng đanh nó" cho bằng được. "Con thú từ vực thẳm" này còn xuất hiện một lần nữa (xem Khải Huyền 17:3,8; 18:2-3,18-19) cùng với "Đại Điếm Đô Babylon" (Khải Huyền 17:3,18) và nắm dưới con đại điếm đô, ám chỉ bị thế gian chi phối và điều khiển, hay tuân theo những gì trần tục, phản lại với tinh thần và ý muốn thần linh (xem Gioan 3:6).

 

Chính vì "con thú từ vực thẳm" này ám chỉ lòng hận thù ghen ghét theo xác thịt của con người nói chung đối với sự thật là những gì vốn làm nhức nhối khuynh hướng tối tăm tội lỗi của họ, và dân Do Thái nói riêng đối với các vị tiên tri nhất là với Đấng Thiên Sai của họ, mà nó không phải là những gì được nhắc đến ở đoạn 13, sau đoạn 11 về "hai nhân chứng" và "con thú từ vực thẳm" này. Trong đoạn 13 có nói tới "con mảng xà" (Khải Huyền 12:9,13 và 13:4) - ám chỉ Satan và ma quỉ cám dỗ thế gian, "con thù từ biến tiến lên" (Khải Huyền 13:1) - ám chỉ gương mù thế gian, và "con thú từ đất lên" (Khải Huyền 13:11) - ám chỉ dịp tội nơi bản thân con người. Bộ ba cám dỗ (từ ma quỉ), gương mù (từ thế gian) và dịp tội (từ bản thân) này, ở từng miêu duệ của nguyên tổ đã bị lây nhiễm nguyên tội, liên lỉ xu hướng về nhục dục, tham lam và ngạo mạn (xem 1Gioan 2:15), được ám chỉ nơi bộ ba "số 666" (Khải Huyền 13:18 ).

 

 

Tuy nhiên, như Chúa Kitô Vượt Qua từ khổ nạn tử giá tới phục sinh vinh hiển thế nào, thì "hai nhân chứng" là đức tin chiến thắng thế gian và đức ái trọn hảo không bao giờ qua đi này cũng thế. Ở chỗ: "Sau ba ngày rưỡi, sinh khí từ Thiên Chúa đến nhập vào các ngài, và các ngài đứng dậy được. Những kẻ đang nhìn các ngài đều kinh hãi. Rồi các ngài nghe một tiếng lớn từ trời bảo: 'Hãy lên đây!' Và các ngài lên trời trong đám mây, trước mắt thù địch của các ngài. Ngay giờ ấy, xảy ra một trận động đất mạnh; một phần mười thành phố bị sụp đổ và bảy ngàn người bị giết trong cơn động đất. Những người còn lại thì sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa trên trời".

 

"Hai nhân chứng" đức tin tuân phục và đức ái trọn hảo này chính là những tâm hồn biết "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Luca 21:28), như hai vị thánh Gioan Tông Đồ và Mai Đệ Liên bấy giờ đang đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô với Người Mẹ của Chúa Giêsu (xem Gioan 19:25), hai vị chẳng những chứng kiến thấy Vị Thày vô cùng đáng tôn thờ và kính mến của mình chịu khổ nạn và tử giá vô cùng đớn đau và nhục nhã, mà còn thấy được cảnh tượng "một trận động đất mạnh; một phần mười thành phố bị sụp", như thể "đất rung đá vỡ" (Mathêu 27:51), mà còn thấy được cả "những người còn lại thì sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa trên trời", như "viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: 'Quả thật ông này là Con Thiên Chúa'" (Mathêu 27:54), và "toàn thể dân chúng đã kéo đến xem cảnh tượng ấy, khi thấy sự việc đã xảy ra, đều đấm ngực trở về". (Luca 23:47-48).

 

The Two Witnesses Taken to Heaven in a Cloud | ClipArt ETC

 

Vậy, chính thực trạng Moisen Gẫy Cánh, bao gồm cả nghĩa tiêu cực, ở chỗ Kitô hữu trở thành Kitô giả, lẫn tích cực, ở chỗ Kitô hữu bị sát hại, như được dẫn giải trong phần hai của bài viết này, đều cho thấy dường như thế giời loài người ngày nay đang ở vào những ngày cùng tháng tận, như Chúa Kitô đã cảnh báo trong Phúc Âm Thánh Mathêu (24:4-6,9-13), về ngày tận thế, thời điểm cần phải xẩy ra thực trạng Moisen Gẫy Cánh:

"Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: 'Chính Ta đây là Đấng Ki-tô', và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.... Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát". Thánh Gioan đã thị kiến thấy thành phần "bền đỗ đến cùng được cứu thoát" ở cùng Con Chiên như thế này:

 

"Tôi thấy: kìa Con Chiên đứng trên núi Xi-on; cùng với Con Chiên, có một trăm bốn mươi bốn ngàn người, mang danh của Con Chiên và của Cha Con Chiên ghi trên trán. Và tôi nghe thấy tiếng từ trời như tiếng nước lũ, như tiếng sấm lớn. Tiếng tôi nghe thấy tựa hồ tiếng những nhạc sĩ vừa gảy đàn vừa hát. Họ hát một bài ca mới trước ngai Thiên Chúa, trước bốn Con Vật và các vị Kỳ Mục. Không ai có thể học được bài ca này, ngoài một trăm bốn mươi bốn ngàn người ấy, là những người đã được chuộc về từ mặt đất. Những người ấy đã không ra ô uế bởi phụ nữ, vì họ còn tân. Con Chiên đi đâu, họ cũng đi theo đó. Họ đã được chuộc về từ giữa loài người, làm của đầu mùa dâng lên Thiên Chúa và Con Chiên. Chẳng ai thấy miệng họ nói dối: không ai chê trách họ được". (Khải Huyền 14:1-5)

 

Revelation 15:2-3 ~ SEA OF GLASS ~ "And I saw something like a sea ...

 

Tuy nhiên, thực trạng Moisen Gẫy Cánh, vừa tiêu cực và tích cực này, lại bất khả thiếu trong số các dấu hiệu nổi bật nhất và đặc thù nhất cho ngày cùng tháng tận, báo trước Chúa Kitô Vượt Qua "lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết" (Kinh Tin Kính), tức phân biệt kẻ lành với kẻ dữ như cá tốt và cá xấu (xem Mathêu 13:47-50), như lúa tốt với cỏ lùng (xem Mathêu 13:30), như chiên với dê (xem Mathêu 25:32).

 

Đúng thế, "Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28), thành phần mà, dù Người đến với họ một cách riêng tư vào giờ chết của họ, hay đến lần thứ hai với chung loài người vào lúc chung thẩm, thì Người mãi mãi và liên lỉ vẫn là "Chúa Kitô như thế hôm qua, hôm nay và muôn đời" (Do Thái 13:8): "Ta là nguyên khởi và là cùng tận, Đấng đang sống. Ta đã chết, nhưng nay Ta sống mãi muôn thuở muôn đời" (Khải Huyền 1:17-18) - "Thế là xong! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Nguyên Ủy và là Cùng Đích". (Khải Huyền 21:6)

 

Alpha + Omega

 

What Does Jesus Christ's Second Coming With Great Glory Mean?

 

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

Kết bút Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh mùng 5/5/2020. 

 

 

 

Cùng tác giả: Loạt Bài về/trong Mùa Đại Dịch Covid-19

(BÀI ĐẦU TIÊN GỬI ĐI VÀO NGÀY 14/3/2020 VÀ BÀI CUỐI CÙNG VÀO NGÀY 6/4/2020)

 

Đầu Tháng 5/2020

Khi Giáo Hội ở một số địa phương bắt đầu tái sinh hoạt

Mùa Đại Dịch Covid-19: Mùa Vọng Phục Sinh - Moisen Gẫy Cánh

Trong Tháng 4/2020

Khi bắt đầu có những phản kháng phong tỏa

Thế Giới Homeless ở Los Angeles Hoa Kỳ trong Mùa Đại Dịch Covid-19

Chân Tướng của Đại Dịch Covid-19

Khi bắt đầu xuất hiện đại dịch tin giả

Giả Dối và Lừa Đảo: Dấu Hiệu của Ngày Cùng Tháng Tận

Phụ đề bổ túc viết sau (vào tuần đầu tháng 5), thêm cho phần 2 của loạt bài "Giả đối và lừa đảo..." trên đây

Từ Đại Dịch Tin Giả Đến Đại Họa Tin Thật Trở Thành Tin Tặc

Trong Tháng 3/2020

Khi bắt đầu sống đạo "Giáo Hội tại gia" trực tuyến

Giáo Hội trong Thế Giới Mùa Đại Dịch Covid-19

Sống Đức Tin trong Mùa Đại Dịch Covid-19

Khi bắt đầu hiện tượng dịch bệnh lây lan chết chóc

Đại Dịch Covid-19 sẽ đi về đâu?

Dự Báo âm u nhưng Bầu Trời vẫn tươi sáng

Một khi Thiên Chúa thương xót nhắc nhở và cảnh báo - Đại Dịch Covid-19