Ngày 11/4: Thánh Stanislao (St. Stanislaus), giám mục tử đạo
I. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Thánh Stanislaô sinh năm 1030, gần thành phố Cracow, nước Ba Lan. Để
sinh hạ Stanislaô, song thân ngài đã phải liên lỉ cầu nguyện suốt ba
mươi năm trời. Lúc Stanislaô chào đời, song thân đã khấn dâng ngài
cho Thiên Chúa vì họ rất biết ơn có được mụn con. Khi lớn lên,
Stanislaô sang học ở Paris, nước Pháp. Sau khi song thân qua đời,
Stanislaô đem cho người nghèo tất cả tiền bạc và của cải mà song
thân để lại cho ngài. Sau đó, Stanislaô làm linh mục.
Năm 1072, Stanislaô được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Cracow.
(Sau này, trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II
cũng là Giám mục của Giáo phận Cracow này.) Giám mục Stanislaô chiếm
được tình cảm của mọi người. Họ hết sức cảm kích trước cách thức
ngài quan tâm chăm sóc những người nghèo, những quả phụ và các trẻ
mồ côi. Chính Stanislaô thường hay tiếp đãi phục vụ họ.
Lúc ấy, Bôlêlô II làm vua nước Ba Lan. Nhà vua là người rất độc ác
và sống vô luân. Dân chúng chán ghét lối sống của vua và ghê sợ nhà
vua. Thoạt đầu, Giám mục Stanislaô sửa lỗi cho nhà vua cách tư
riêng. Tuy Stanislaô rất tử tế và lịch duyệt, nhưng ngài cũng nhận
định hết sức trung thực về việc làm sai trái của nhà vua. Vua có vẻ
hối hận nhưng chẳng bao lâu lại chứng nào lại tật nấy. Thậm chí vua
đã sai phạm những tội còn quái ác hơn! Chính vì thế mà Giám mục đành
phải loại vua ra khỏi Giáo hội. Vua Bôlêlô liền nổi cơn thịnh nộ. Để
trả thù, nhà vua truyền lệnh cho hai trong số những cận vệ của mình
đến giết hại thánh Stanislaô. Họ đã cố gắng đến ba lần nhưng đều
thất bại. Rồi chính nhà vua, trong một cơn cuồng giận, đã chạy vào
nguyện đường của thánh Giám mục. Vua đã giết chết thánh Stanislaô
khi ngài đang dâng thánh lễ. Hôm đó là ngày 11 tháng Tư năm 1079.
Chưa đã thỏa lòng giận dữ , ông còn chặt xác ngài thành ra thành
nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn
ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phượng hoàng bay lượn ngăn cản
tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới các thánh
Bấy giờ vua Bôlêlô mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an
táng thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh được liền lại như mới
qua đời vì bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chính tòa Krakow.
Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ sau khi thánh Stanislaô qua đời. Mọi
người đều gọi Stanislaô là vị thánh tử đạo. Năm 1253, Đức Thánh Cha
Innôcentê IV đã tôn Stanislaô lên bậc hiển thánh.
II. BÀI HỌC.
Bài học chúng ta có thể học nơi thánh Stanislaô là lòng can đảm khi
phải đương đầu với những khó khăn theo sứ mạng của mình.
Nếu thánh Gioan Tẩy Giả ngày xưa đã vì sứ
mạng mà dám công khai lên án việc làm sai trái của vua Hêrôđê để rồi
phải nhận lấy cái chết đau khổ trong ngục tù thì thánh Stanislaô
chúng ta mừng kính hôm nay cũng vậy. Vì là Giám Mục nên ngài có bổn
phận phải bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng và thánh thiện của Giáo
hội. Chính vì thế mà ngài không thể làm ngơ trước những việc làm tồi
tệ của vua Bôlêlô lúc đó. Mặc dù ngài biết hậu quả của việc ngài
phải làm sẽ như thế nào. Lịch sử còn ghi lại: Giám mục Stanislaô đã
phải nhận lấy cái chết còn đau khổ hơn nhiều, Thế nhưng đó là cái
chết vì bổn phận, vì sứ mạng tông đồ của Chúa Giêsu đúng như lời
Chúa đã nói tiên tri thuở trước.”Bấy
giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người
ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy”
(Mt 24, 9).
Quả thực thánh Stanislaô đã đạt tới vinh quang bằng con đường mà ai
trong chúng ta cũng có thể noi theo. Đó là con đường nên thánh bằng
cách chu toàn bổn phận Chúa trao phó. Mỗi người chúng ta sinh ra vào
đời đều được Chúa trao cho một sứ mệnh phải hoàn thành. Hoàn thành
được sứ mạng Chúa trao tức là chúng ta đã làm trọn thánh ý Chúa. Và
đó chính là con đường nên thánh hoàn hảo nhật.
Làm bất cứ bổn phận nào cũng có thể nên thánh
*Tác giá ĐHV nói:”Việc nhỏ, lòng nhỏ; việc lớn; lòng lớn; việc lớn,
lòng nhỏ; việc nhỏ, lòng lớn. Con hãy thực hành cách sau hết: Trung
tín trong việc lớn; để trung tín trong việc nhỏ, khó. Chúa khen kẻ
thực hành cách sau này. (ĐHV 807)
* Không có công việc nào hèn hạ chỉ có tâm hồn hèn hạ. (ĐHV 811)
Thánh Bonaventura (1221-1274) trước khi làm Hồng Y coi sóc Giáo
phận, đã làm Bề Trên Cả điều khiển Dòng Phanxicô. Ngài có tiếng là
rất thông minh xuất chúng, viết nên nhiều tác phẩm lừng danh, trong
đó có cuốn (Commentaire sur les quatres livres des sentences) và
nhiều tác phẩm thần học rất có giá trị.
Một hôm, thầy nấu bếp xin gặp ngài với nét mặt thật thê lương ảm
đạm, thầy trình bày:
- Thưa cha, mấy lâu nay con buồn quá nhưng vẫn cứ ấp ủ mãi trong
lòng. Đến hôm nay, con mới bạo dạn xin phép gặp cha để nhờ cha giải
quyết nỗi lo âu cho con.
- Cha sẵn sàng giúp con, con cứ tự nhiên trình bày mọi chuyện.
- Thưa cha, con trộm nghĩ: thông thái thời danh như cha thì thật là
hạnh phúc. Vì nhờ đó cha có thể yêu mến Chúa, phụng sự Chúa, và sau
lên thiên đàng dễ dàng hơn, ngồi gần Chúa hơn! ... Nghĩ lại phận con
là một tên đầu bếp rất hèn, con cảm thấy quá buồn tủi! Không biết
rồi đây có được lên thiên đàng không, thấy được sự vinh hiển Chúa
không, có gần gũi Chúa như cha được không!
- Ồ, con đừng nghĩ thế! Chúa chẳng bao giờ đòi hỏi sự thông thái
thời danh cả. Chúa chỉ sợ con không mến Chúa trong các công việc bổn
phận tầm thường hằng ngày của con thôi?
- Vậy dốt như con cũng có thể yêu mến Chúa như cha Bề Trên Cả sao?
- Đúng thế!
- Mấy bà ngoại chợ cũng thế à?
- Dĩ nhiên rồi! Miễn là mấy bà dâng cho Chúa mọi công việc!
Nghe đến đây thầy đầu bếp chẳng còn đè nén được niềm phấn khởi.
Không kịp chào Bề Trên Cả, thầy vội chạy ra khỏi phòng, leo lên
thành, nhảy xuống đường, chạy đến phố chợ và la lên: “Anh chị em ơi!
Các bà bán hàng ngoài chợ ơi! Tôi báo cho anh chị em một tin rất vui
mừng, anh chị em có thể nên thánh bằng cha Bề Trên Cả của chúng tôi
được”.
Thầy vừa chạy vừa la lớn tiếng như điên, quanh cả phố chợ. Người ta
thật khó mà nhận ra thầy vì thầy chạy quá nhanh, nhưng giọng nói của
thầy thì ai cũng nghe: “Cứ làm bổn phận tầm thường vì mến Chúa thì
sẽ nên thánh cả. Chính cha Bonaventura mới cho tôi biết! mừng quá?
Vui quá!’
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-11-04-thanh-sta-nit-la-o-giam-muctu-dao-1030-1079-40240
Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị Thánh bảo trợ thành Krakow ở
Balan, nơi ngài làm Giám mục và hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ
chính tòa. Không có tường thuật đương thời nào về ngài được coi là
đầy đủ và các chi tiết về đời ngài cũng không rõ rệt lắm. Người ta
kể rằng : cha mẹ ngài thuộc dòng dõi quí phái, nhưng lại hiếm muộn
về đàng con cái. Sau nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng
07 năm 1030, họ sinh được một người con trai và đặt tên là
Stanislaô. Họ chú tâm đào luyện con mình theo những tập quán đạo
hạnh khiến Stanislaô, từ nhỏ đã tỏ ra có tinh thần bác ái và nhiệt
hành phụng sự Chúa.
Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislaô đã nghe rõ tiếng
Chúa kêu gọi đi làm tông đồ Chúa. Trước hết ngài đã theo học Đại học
tại triết học tại Đại học Gniezno. Sau đó ngài sang Paris theo học
Luật và thần học ở tu viện Lorrain trong bảy năm trời. Khi cha mẹ
qua đời, ngài phải trở về Balan.
Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đã quyết
chí hiến thân phụng sự Chúa vì vậy ngài đã đem của cải phân phát cho
người nghèo khó rồi tiếp tục theo đưổi lý tưởng tu trì. Đức Giám mục
Lampert đã phong chức Linh mục cho Stanislaô, năm 1062 và đặt làm
Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa địa phận.
Giữ chức vụ kinh sĩ, Stanislaô đã trở nên lừng danh về tài thuyết
giảng và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của ngài. Đức cha
Lambert, toàn thể giáo sĩ và giáo dân đã bầu Stanislaô lên kế vị. Vì
khiêm tốn, thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng
lời Đức Thánh Cha Alexandre II, Stanislaô đã nhận làm Giám mục
Krakow.
Đức cha Stanislaô là một Giám mục thánh thiện và nhân hậu nhất là
đối với những ai đau khổ và nghèo đói. Tuy nhiên, ngài cũng tỏ ra là
người can đảm đặc biệt. Vua Balan lúc ấy là Bôleslas II. Ông ta đã
dùng sức mạnh khí giới để đạt tới vinh quang nhưng lại chịu bị khuất
phục trước những tật xấu khủng khiếp. Hành vi độc ác của ông đã
khiến cho người ta gọi ông là "kẻ độc ác". Cả nước đều phải run sợ
nhưng không ai dám mở lời can ngăn. Chỉ có một người, một vị thánh
là Stanislaô đã dám đương đâu với sự giận dữ của nhà vua.
Sau khi cầu nguyện với tất cả tâm hồn, thánh nhân đến gặp nhà vua.
Khiêm tốn nhưng đầy cương quyết, thánh nhân quyết định nói với ông
ta tất cả những gì phải nói, ngài trình bày cho nhà vua thấy trước
những tội ác tày trời, gương mù trong vương quốc mà nhà vua gây nên,
ngài cũng nói cho nhà vua rõ những phán xét Thiên Chúa đang chờ đón.
Vừa nghe, Bôleslas đã tỏ ra hối hận. Nhưng thật đáng tiếc vì đây chỉ
là một tình cảm chóng qua, Bôleslas lại trở nên man rợ như trước và
còn thêm một tội ghen ghét vào những ác độc của ông.
Sau này, vua đã cướp vợ của một nhà quí phái để nhốt trong hoàng
cung. Cơn giận lan ra khắp tỉnh nhưng dân chúng run sợ không ai dám
mở miệng, thánh Stanislaô một lần nữa can đảm đến gặp Boleslas, cố
gắng đưa ông trở về với những tình cảm chân chính. Ngài đe dọa, nếu
còn cố chấp, nhà vua sẽ bị tuyệt thông. Run lên vì tức giận, nhà vua
tìm kế sát hại thánh nhân.
Bôleslas biết Đức Cha có mua một thuở đất để xây cất nhà thờ mà chỉ
trao tiền trước mặt nhiều chứng nhân mà không làm chứng từ. Khi chủ
nhân cũ qua đời, ông đe dọa các chứng nhân để họ phản chứng rồi tố
giác Đức Giám mục ra tòa. Mưu độc của ông bị thất bại. Vì sau ba
ngày cầu nguyện thánh Stanislaô đã truyền đào mồ người chết và kêu
ông dậy làm chứng sự thật.
Dầu vậy, Bôleslas vẫn không thay lòng đổi dạ đối với vị Giám mục gan
dạ Stanislaô. Ngày 08 tháng 5 năm 1079, khi thánh Stanislaô đang
dâng thánh lễ tại thánh đường thánh Micae. Ông sai người đến sát hại
thánh nhân. Cả ba nhóm binh sĩ lần lượt đến mà không hoàn thành được
lệnh truyền, khiến chính nhà vua phải ra tay. Ông xông vào nhà thờ
chém giết vị Giám mục tại bàn thờ. Chưa đã thoả lòng giận dữ , ông
còn chặt xác ngài thành ra làm nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho
chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh
phượng hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào
xâm phạm tới xác thánh.
Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng
thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh liền lại như mới qua đời vì
bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chính tòa Krakow.
Bất cứ ai đọc lịch sử Ðông Âu đều phải biết đến tên Stanislao, vị Giám
mục thánh thiện nhưng bi thương của Giáo phận Krakow. Cùng với các thánh
Tôma More và Tôma Becket, ngài thường được nhớ đến vì sự chống đối quyết
liệt của ngài đối với một chính phủ hung bạo và bất chính thời ấy.
Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị thánh bảo trợ thành Krakow ở Ba
Lan, nơi ngài làm giám mục và hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ chính
tòa. Không có tường thuật đương thời nào về ngài được coi là đầy đủ và
các chi tiết về đời ngài cũng không rõ rệt lắm. Người ta kể rằng: Cha mẹ
ngài thuộc dòng dõi quí phái, nhưng lại hiếm muộn về đàng con cái. Sau
nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng 07 năm 1030, họ sinh được
một người con trai và đặt tên là Stanislao. Họ chú tâm đào luyện con
mình theo những tập quán đạo hạnh khiến Stanislao, từ nhỏ đã tỏ ra có
tinh thần bác ái và nhiệt thành phụng sự Chúa.
Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislao đã nghe rõ tiếng Chúa
kêu gọi đi làm Tông đồ Chúa. Trước hết Ngài đã theo học triết học
tại Đại học Gniezno. Sau đó Ngài sang Paris theo học Luật và Thần học ở
tu viện Lorranin trong bảy năm trời. Khi cha mẹ qua đời, Ngài phải trở
về Ba Lan.
Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đã quyết chí
hiến thân phụng sự Chúa vì vậy Ngài đã đem của cải phân phát cho người
nghèo khó rồi tiếp tục theo đuổi lý tưởng tu trì. Đức Giám mục Lampert
đã phong chức linh mục cho Stanislao, năm 1062 và đặt làm Kinh sĩ tại
nhà thờ chánh tòa địa phận.
Giữ chức vụ Kinh sĩ, Stanislao đã trở nên lừng danh về tài thuyết giảng
và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của Ngài. Đức cha Lambert,
toàn thể giáo sĩ và giáo dân đã bầu Stanislao lên kế vị. Vì khiêm tốn,
thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng lời Đức Thánh Cha
Alexandre II, Stanislao đã nhận làm Giám mục Krakow.
Đức cha Stanislao là một Giám mục thánh thiện và nhân hậu, nhất là đối
với những ai đau khổ và nghèo đói. Những việc hoàn thành lớn lao của Đức
Giám mục Stanislao bao gồm việc đem các vị Khâm sứ Tòa thánh tới Ba Lan,
việc tái lập tòa Tổng Giám mục tại Gniezno. Việc tái lập này được thực
hiện theo một thỏa ước là việc đội vương niệm cho quận vương Boleslaus
lên ngôi vua Ba Lan, và được thực hiện vào năm 1076. Đức Giám mục
Stanislao khích lệ vua Boleslaus thiết lập các đan viện Biển Đức để giúp
phát triển việc Kitô giáo hóa nước Ba Lan.
Cuộc đối đầu với vua Boleslaus khởi sự với chuyện tranh dành đất đai.
Đức Giám mục Stanislao có mua cho địa phận một mảnh đất bên bờ sông
Vistula gần Lublin từ một người có tên là Phêrô (Piotr), nhưng
khi ông này chết, thì con cái đòi lại mảnh đất đó. Nhà vua đã phán quyết
cho gia đình của ông Phêrô này thắng kiện. Nhưng thánh Stanislau đã xin
một thời gian ba ngày để ngài kháng án. Ngài đã cầu nguyện, và tới ngày
thứ ba, thì cho ông Phêrô kia được sống lại để làm chứng cho việc mua
đất là sự thật, và nhà vua đã bãi bỏ vụ kháng cáo chống lại tòa Giám mục
đó.
Trong cuộc viễn chinh chống với đại đế Duchy của Kiev (nước Ucraina),
Ðức Stanislao bị dính líu đến tình hình chính trị ở Ba Lan. Nổi tiếng là
người thẳng thắn, ngài tấn công những hành động xấu xa của vua và người
dân, nhất là các cuộc chiến bất chính cũng như các hành động vô luân của
vua Boleslaus II vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc.
Lúc đầu nhà vua tự ý xin lỗi và bày tỏ sự ăn năn sám hối, nhưng sau đó
lại trở về con đường cũ. Ðức Stanislao tiếp tục công khai chống đối bất
kể những hăm dọa về tội phản quốc và tử hình. Sau cùng ngài đã ra vạ
tuyệt thông nhà vua và từ chối cử hành Thánh lễ mỗi khi có sự hiện diện
của ông. Ðiên lên vì tức giận, nhà vua ra lệnh quân lính hạ sát vị Giám
mục. Khi binh lính từ chối không tuân phục, chính tay ông đã giết Ðức
Stanislao trong khi ngài cử hành Thánh lễ trong một nhà thờ ở ngoại ô
thành phố. Sau đó thân thể của ngài bị chặt ra thành từng mảng và ném
xuống ao ở phía ngoài nhà thờ. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn
cánh phượng hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào
xâm phạm tới xác Thánh.
Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng
thánh Stanislao rất trọng thể. Xác Thánh liền lại như mới qua đời vì
bệnh tật và được chôn cất tại nhà thờ Chánh tòa Krakow.
Cuộc giết thánh Stanislao đã khuấy động lên sự phẫn nộ của dân chúng
khắp đất Ba Lan và dẫn tới việc vua Boleslaus phải thoái vị khỏi ngai
vàng, và đi sang nương náu tại nước Hung Gia Lợi, để cho em vua là
Wadyslaw kế vị ông.
Ðức Stanislao là biểu hiệu của tinh thần dân tộc Ba Lan. Ngài được Ðức
Giáo Hoàng Innôcentê IV phong Thánh năm 1253 và được đặt làm Quan thầy
chính thức của Krakow.
Lời bàn
Thánh Gioan Tẩy Giả, Tôma Becket, Tôma More và Stanislao là một vài ngôn
sứ dám tố giác sự thối nát của những người có địa vị. Các ngài đã theo
chân Ðức Giêsu Kitô, là người vạch ra sự sa đọa luân lý của các nhà lãnh
đạo tôn giáo thời ấy. Ðó là một công việc đầy nguy hiểm đòi hỏi sự can
đảm sống chứng nhân cho Tin Mừng.
Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB
http://loichua.donboscoviet.org/ngay-11-thang-4-thanh-stanislao-giam-muc/
Thánh Phaolô đã viết cho Timôtêô như thế này: ”Nếu ta cùng chết với Đức
Kitô, Ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng
hiển trị với Người”
( 2Tm 2, 11-12 ). Thánh Stanislao đã kiên quyết cảnh cáo và khuyến dụ
những con người phản nghịch, tội lỗi. Ngài đã xứng lãnh nhận triều thiên
công chính.
THÁNH
STANISLAO, NGƯỜI LÀ AI ?
Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước
Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú
quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu
sang, nhưng Ngài không ham mê của cải, không màng danh vọng, chức
quyền, ngay từ nhỏ, từ lúc thiếu thời, Ngài đã tỏ ra là người đầy là
nhân ái và giầu lòng thương xót. Ngay từ lúc còn nhỏ, Ngài đã nhận
ra tiếng Chúa gọi mời, Ngài bỏ mọi sự và đi theo tiếng mời gọi của
Chúa, thánh nhân học triết và thần học, rồi lãnh nhận sứ vụ linh
mục. Thánh nhân được cất nhắc lên bậc kinh sĩ, vị linh mục mới đã
nổi tiếng về đời sống thánh thiện, tài đức, được nhiều người khen
ngợi và biết tiếng. Thánh nhân dù rất nổi tiếng, nhưng lúc nào Ngài
cũng khiêm nhượng, âm thầm và sống nhiệt thành với sứ vụ, với công
việc được trao phó và sống hết sức bác ái với mọi người. Thánh nhân
luôn nghiên cứu Thánh Kinh, tham khảo các giáo phụ và thần học. Vì
sự khiêm nhượng và tài lãnh đạo, lòng nhân ái của Ngài, khi Đức giám
mục giáo phận qua đời, Ngài đã được đề cử lên lãnh trách nhiệm giám
mục cai quản địa phận vào năm 1072. Thánh nhân sống đời sống thánh
thiện, đạo đức, Ngài ăn chay, đánh tội, bố thí hàng ngày và đi thăm
những người đau ốm. Thánh nhân rất hiền lành, nhưng lại rất cương
quyết chống lại, khuyến cáo và răn đe những người tội lỗi. Thánh
nhân can đảm, mạnh dạn lên tiếng phản đối và tố cáo bạo vương
Boleslas. Bị động tới lòng tự ái và nhỏ nhen, ích kỷ, bạo vương
Boleslas đã xông tới bàn thờ chém đầu thánh nhân lúc thánh nhân đang
cử hành thánh lễ. Bạo vương ra lệnh phân thây xác Ngài và truyền ném
xác cho muông thú ăn thịt, nhưng không một con thú nào dám động đến
xác thánh của Ngài. Trước việc kỳ diệu, lạ lùng ấy, bạo vương đã
thống hối ăn năn, trở về và ngày tang lễ của thánh nhân trở thành
ngày vui mừng, hân hoan.
GIÁO HỘI TUYÊN DƯƠNG THÁNH NHÂN
Vì lòng bác ái, những nhân đức siêu vời và
những gương sáng thánh nhân để lại, nhất là việc lạ lùng Chúa làm
nơi thân xác thánh nhân. Đức Thánh Cha Innocentê IV vào ngày 17
tháng 9 năm 1253 đã phong hiển thánh cho Ngài.
Lạy Chúa, để làm vinh danh Chúa, thánh giám
mục Stanislao đã ngã gục dưới lưỡi gươm những kẻ bách hại mình. Xin
cho chúng con cũng được một niềm tin vững mạnh, giúp chúng con trung
thành với Chúa suốt cuộc đời chúng con (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh
Stanislao).
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
http://giaophanthaibinh.org/a7420/Ngay-11-4-Thanh-Stanislao-St-Stanislaus-giam-muc-tu-dao.aspx
https://dcvxuanloc.net/thanh-stanislao-giam-muc-tu-dao-ngay-114/
Thánh Stanislaô - Giám mục tử đạo
(Lễ nhớ ngày 11.4)
Thánh Stanislaô (Stanislaus) sinh ra tại Sezepanow, Ba Lan, vào ngày
26.7.1030 trong một gia đình giàu sang, phú quý, nhưng ngài không
ham mê của cải, không màng danh vọng, chức quyền. Ngay từ lúc thiếu
thời, ngài đã tỏ ra là người đầy nhân ái và giàu lòng thương xót.
Sau khi cha mẹ qua đời, ngài phân chia tài sản của mình cho người
nghèo, rồi đi theo tiếng mời gọi của Chúa. Thánh nhân học Triết và
Thần học. Năm 1062, ngài được Đức cha Lampert, Giám mục giáo phận
Krakow phong chức linh mục và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa
địa phận. Năm 1072, ngài lên kế vị Giám mục cai quản giáo phận
Krakow. Trong vai trò giám mục, ngài tiến hành viếng thăm mục vụ các
họ đạo mỗi năm, đổi mới tinh thần giáo sĩ và giáo dân. Đức Giám mục
Stanislaô chiếm được tình cảm của mọi người. Họ hết sức cảm kích
cách thức ngài quan tâm chăm sóc những người nghèo, những quả phụ và
các trẻ mồ côi.
|
Thời đó, nước Ba Lan đang dưới quyền cai trị của vua Bôleslas II.
Ông này đã bắt cóc một phụ nữ đã có chồng để thỏa mãn dục vọng. Đức
Stanislaô đã mạnh dạn tố cáo tội dâm ô đó. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ
và đe dọa ngài. Đức Giám mục Stanislaô không còn cách nào khác là
phải rút phép thông công. Để trả thù, vua truyền lệnh cho hai trong
số những cận vệ của mình đến giết hại Đức Giám mục Stanislaô. Họ đã
cố gắng đến ba lần nhưng đều thất bại. Rồi chính nhà vua, trong một
cơn cuồng giận, đã chạy vào nguyện đường của Đức Giám mục. Vua đã
giết chết Giám mục Stanislaô khi ngài đang dâng thánh lễ. Hôm đó là
ngày 11.4.1079. Hài cốt ngài được lưu giữ ở nhà thờ chánh tòa
Krakow.
Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ sau khi Đức Giám mục Stanislaô qua
đời. Mọi người đều gọi Stanislaô là vị Thánh Tử đạo. Ngày 17.9.1253,
Đức Thánh Cha Innôcentê IV đã tôn phong Stanislaô lên bậc Hiển
thánh. Ngài rất được tôn kính ở Ba Lan.
http://www.cgvdt.vn/lich/thanh-stanislao-giam-muc-tu-dao_a4827
Bất cứ ai đọc lịch sử Ðông Âu đều phải biết đến tên Stanislaus, vị
giám mục thánh thiện nhưng bi thương của giáo phận Krakow. Cùng với
các Thánh Tôma More và Tôma Becket, ngài thường được nhớ đến vì sự
chống đối quyết liệt của ngài đối với một chính phủ hung bạo và bất
chính thời ấy.
Thánh Stanislaus sinh trong một gia đình quý tộc ở Szczepanow gần
Krakow. Ngài theo học các trường Công Giáo ở Gniezno, sau đó ở thủ đô Ba
Lan, và ở Balê. Ngài thụ phong linh mục ở Gnesen và được bổ nhiệm làm
tổng phó tế và người thuyết giáo của Ðức Giám Mục Krakow, là nơi tài
hùng biện và gương mẫu của ngài đã giúp nhiều người thực sự hoán cải đời
sống, trong đó có cả hàng giáo sĩ. Ngài trở thành giám mục của Krakow
năm 1072.
Trong cuộc viễn chinh chống với Ðại Ðế Duchy của Kiev, Ðức Stanislaus bị
dính líu đến tình hình chính trị ở Ba Lan. Nổi tiếng là người thẳng
thắn, ngài tấn công những hành động xấu xa của vua và người dân, nhất là
các cuộc chiến bất chính cũng như các hành động vô luân của Vua
Boleslaus II vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc.
Lúc đầu nhà vua tự ý xin lỗi và bày tỏ sự ăn năn sám hối, nhưng sau đó
lại trở về con đường cũ. Ðức Stanislaus tiếp tục công khai chống đối bất
kể những hăm dọa về tội phản quốc và tử hình. Sau cùng ngài đã ra vạ
tuyệt thông nhà vua và từ chối cử hành Thánh Lễ mỗi khi có sự hiện diện
của ông. Ðiên lên vì tức giận, nhà vua ra lệnh quân lính hạ sát vị giám
mục. Khi binh lính từ chối không tuân phục, chính tay ông đã giết Ðức
Stanislaus trong khi ngài cử hành Thánh Lễ trong một nhà nguyện ở ngoại
ô thành phố.
Ðức Stanislaus là biểu hiệu của tinh thần dân tộc Ba Lan. Ngài được Ðức
Giáo Hoàng Innôcentê IV phong thánh năm 1253 và được đặt làm quan thầy
chính thức của Krakow.
Lời Bàn: Thánh Gioan Tẩy Giả, Tôma Becket, Tôma More và Stanislaus là
một vài ngôn sứ dám tố giác sự thối nát của những người có địa vị. Các
ngài đã theo chân Ðức Giêsu Kitô, là người vạch ra sự sa đọa luân lý của
các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ấy. Ðó là một công việc đầy nguy hiểm đòi
hỏi sự can đảm sống chứng nhân cho Tin Mừng.
Lời Trích: "Những người khao khát muốn có quyền bính để có thể áp đặt
luật lệ, mệnh lệnh và kiểm soát người khác, thì chính họ là những người
sống vô kỷ luật và không kiềm chế" (Thánh Tôma More, Một Ðối Thoại Về Sự
Tiện Nghi).
Nguồn: Báo Người Tín Hữu
https://www.longthuongxotchua.org/index.php/tai-lieu/blog/ngay-11-04-thanh-stanislaus-1030-1079
https://sites.google.com/site/guongcacthanh/guong-cac-thanh/thang-4/gt_04-11
Thứ Hai sau
Chúa Nhật II Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv
4, 23-31
"Khi họ cầu nguyện xong, thì
được đầy Thánh Thần và tin tưởng rao giảng lời Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, sau khi được
phóng thích, Phêrô và Gioan trở về cùng các anh em, và thuật lại cho họ
nghe tất cả những điều mà các thượng tế và kỳ lão đã nói. Vừa nghe thuật
lại, họ đồng thanh cất tiếng nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Lạy Chúa,
Chúa là Ðấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Nhờ Thánh
Thần, Chúa đã dùng miệng tổ phụ chúng con là Ðavít tôi tớ Chúa mà phán:
"Tại sao chư dân chấn động, và các nước lại mưu đồ chuyện luống công?
Các vua thiên hạ đều nổi dậy, các thủ lãnh toa rập với nhau chống lại
Chúa và Ðấng Kitô của Người". Vì quả thật, tại thành Giêrusalem này,
Hêrôđê và Phongxiô Philatô đã liên kết với các dân ngoại và dân Israel,
mà chống lại tôi tớ thánh của Chúa là Ðức Giêsu, Ðấng Chúa đã xức dầu,
để thực hiện những điều mà quyền năng và ý định Chúa đã dự liệu từ
trước. Và lạy Chúa, giờ đây, hãy xem họ đang đe doạ, và xin ban cho các
tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa, cùng xin Chúa
giơ tay chữa lành các bệnh nhân, làm những dấu lạ, và những việc phi
thường nhân danh Thánh Tử của Chúa là Ðức Giêsu".
Khi họ cầu nguyện xong, thì nơi họ
đang tập họp liền chuyển động, mọi người được tràn đầy Thánh Thần và tin
tưởng rao giảng lời Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 2,
1-3. 4-6. 7-9
Ðáp: Phúc cho
tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa (c. 13b).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Tại sao chư dân chấn
động, và các nước mưu đồ chuyện luống công: các vua mặt đất cùng nổi
dậy, và bậc quân vương nhất tề âm mưu phản nghịch Chúa và Ðấng Kitô của
Người. Họ nói: "Ðập tan xiềng xích chúng ra, gông cùm chúng, hãy ném cho
xa bọn mình". - Ðáp.
2) Ðấng ngự trên thiên đình cười
nhạo, Chúa mỉa mai cười chúng. Bấy giờ Người phán bảo chúng trong cơn
thịnh nộ, và làm cho chúng rối loạn trong cơn lôi đình: "Nhưng Ta đã đặt
vương nhi Ta trên núi Sion, núi thánh của Ta". - Ðáp.
3) Ta sẽ truyền rao thánh chỉ của
Chúa: Chúa đã phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha, hôm nay Cha đã
sinh thành ra Con. Hãy xin Cha và Cha sẽ cho Con được chư dân làm phần
sản nghiệp, và tận cùng cõi đất làm gia tài. Con sẽ cai trị chúng bằng
cây gậy sắt, như bình thợ gốm, Con đem nghiền nát chúng ra". - Ðáp.
Alleluia: Mt
23, 19 và 20
Alleluia, alleluia! - Các con hãy
đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế. -
Alleluia.
Phúc Âm: Ga 3,
1-8
"Nếu không tái sinh bởi trời,
thì chẳng ai được thấy Nước Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, trong nhóm biệt phái, có
người tên là Nicôđêmô, một đầu mục của người Do-thái. Ông đến thăm Chúa
Giêsu ban đêm và thưa rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi nhận biết Thầy là một
vị tôn sư Thiên Chúa uỷ phái đến. Vì không ai làm được những dấu lạ Thầy
làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người đó". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi
bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được
thấy Nước Chúa". Nicôđêmô thưa Chúa rằng: "Một người đã già, làm sao có
thể tái sinh? Không lẽ người ấy lại vào lòng mẹ mà sinh ra lần nữa sao?"
Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi
nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh
bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là
thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái
sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng
chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng
vậy".
Ðó là lời Chúa.
Cảm Nghiệm