Học Hỏi Thiếu Nhi Fatima
Biệt tặng Phong Trào Thiếu
Nhi Fatima" cho Mẹ được nhận biết và yêu mến"
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
-I- của chị Lucia |
-II- Học Hỏi cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi
của thánh
Louis Grignion de Montfort |
-III- Học Hỏi cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria
của thánh
Louis Grignion de Montfort |
-IV- Học Hỏi cuốn Vinh Quang Mẹ Maria
của thánh
Anphongsô Ligôri |
1- Tại sao Huynh Trưởng Fatima cần phải Học hỏi cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria"?
2- Ai đã viết cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria"?
3- Dựa vào nội dung cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria", Huynh Trưởng Fatima cần phải học hiểu những gì "để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến" ?
4- Thánh tác giả ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi kinh Lạy Nữ Vương ra sao?
5- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những nhân đức nào của Mẹ?ả
6- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những Lễ hằng năm nào Giáo Hội vẫn cử hành để mừng kính Mẹ?
7- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những nỗi đau thương nào của Mẹ?
8- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những việc nào con người cần phải làm để tôn sùng Mẹ?
9- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khiêm nhượng của Mẹ ra sao?
10- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức mến Chúa của Mẹ ra sao?
11- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức yêu người của Mẹ ra sao?
12- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức tin của Mẹ ra sao?
13- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức cậy của Mẹ ra sao?
14- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khiết tịnh của Mẹ ra sao?
15- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khó nghèo của Mẹ ra sao?
16- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức tuân phục của Mẹ ra sao?
17- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức nhẫn nại của Mẹ ra sao?
18- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện ra nơi tinh thần suy nguyện của Mẹ ra sao?
19- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ nhất mà Mẹ phải chịu như thế nào?
20- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ hai mà Mẹ phải chịu như thế nào?
21- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ ba mà Mẹ phải chịu như thế nào?
22- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bốn mà Mẹ phải chịu như thế nào?
23- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ năm mà Mẹ phải chịu như thế nào?
24- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ sáu mà Mẹ phải chịu như thế nào?
25- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bảy mà Mẹ phải chịu như thế nào?
26- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Vô Nhiễm ra sao?
27- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Sinh Nhật Mẹ ra sao?
28- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Mình ra sao?
29- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Truyền Tin cho Mẹ ra sao?
30- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Thăm Viếng ra sao?
31- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Con ra sao?
32- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu liên quan đến việc Mẹ Qua Đời ra sao?
33- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu (liên quan đến việc Mẹ được tôn làm Nữ Vương) ra sao?
1- Tại sao Huynh Trưởng Fatima cần phải học hỏi cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria"?
Lý do Huynh Trưởng Fatima cần phải học hỏi cuốn Vinh Quang Mẹ
Maria là vì căn cứ vào mẫu sống cho Ngành Trưởng của mình, cũng như vì cuốn sách
thích hợp cho sứ mệnh của một người làm Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima.
Lý do thứ nhất Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima cần phải học hỏi cuốn Vinh Quang Mẹ
Maria là vì căn cứ vào mẫu sống cho Ngành Huynh Trưởng của mình. Mẫu sống của
Ngành Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima là chị Lucia trưởng thành, tức một chị Lucia
trưởng thành đã dâng mình cho Chúa trong viện tu vào năm 18 tuổi. Sau đó, trước
khi chị được phép chuyển từ dòng Đôrôthêu vào dòng kín Carmêlô năm 1948, chị đã
"làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến" bằng việc vận động xin giáo quyền ban
phép thực hành 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, xin Đức Thánh Cha Piô XII lập lễ Kính
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria làm lễ chính cho cả Giáo Hội hoàn vũ, cũng
như xin ngài hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyện Tội Mẹ. Nếu chị
Lucia trước năm 18 tuổi, thời gian chị còn sống ở Fatima để trau dồi lòng sùng
kính Trái Tim Mẹ Maria, là mẫu sống của Ngành Nghĩa Thiếu Nhi Fatima, thì chị
Lucia từ năm 18 tuổi phải là mẫu sống của Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima vậy.
Việc theo gương mẫu sống Lucia của mình trong việc "làm cho Mẹ được nhận biết và
yêu mến" là sứ mệnh đối ngoại của Huynh Trưởng Fatima, cũng như việc hướng dẫn
các em Thiếu Nhi Fatima ngành nhỏ hơn mình là nhiệm vụ đối nội của Huynh Trưởng
Fatima vậy. Vì chị Lucia là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất trong 3 Thiếu Nhi Fatima
quả thật đã giữ hai nhiệm vụ đối nội (với Phanxicô và Giaxinta) cũng như đối
ngoại (đối với thế giới) này. Với sứ mệnh "làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến"
như Chúa Giêsu muốn chị thực hiện, chị đúng là một Tông Đồ Fatima Thế Giới tiên
khởi, mẫu sống cho Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima.
Lý do thứ hai Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima cần phải học hỏi cuốn Vinh Quang Mẹ
Maria là vì cuốn sách rất thích hợp cho sứ mệnh của một người làm Huynh Trưởng
Thiếu Nhi Fatima. Nơi cuốn Vinh Quang Mẹ Maria, Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima sẽ
học hỏi được một kiến thức căn bản cần thiết về Mẹ Maria, có thể nói là một kiến
thức quan yếu về Thánh Mẫu Học. Sở dĩ Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima không học
hỏi chính thức theo một cuốn Thánh Mẫu Học có tính cách giáo khoa nào đó, mà lại
học hỏi về Mẹ Maria theo cuốn Vinh Quang Mẹ Maria của Thánh Anphôngsô, là vì
cuốn Vinh Quang Mẹ Maria mới có thể hiến cho Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima đầy
đủ những kiến thức về Mẹ Maria một cách bao quát, thực tế và rộng rãi hơn. Ngoài
ra, học hỏi cuốn Vinh Quang Mẹ Maria không khô khan bằng học hỏi một cuốn Thánh
Mẫu Học toàn bộ là lý thuyết. Thêm vào đó, nếu chịu khó học hỏi, cuốn Vinh Quang
Mẹ Maria còn chuyền sang cho Huynh Trưởng Thiếu Nhi Fatima lòng sốt sắng yêu mến
Mẹ Maria của một vị thánh tác giả, Thánh Anphogsô Ligôri.
2- Ai đã viết cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria"?
Để biết về tác giả cũng như
tác phẩm Vinh Quang Mẹ Maria, "Lời dịch giả" (Phạm Duy Lễ) đã cho biết như sau.
"Tác giả sách này là thánh Anphong Ligori (1696-1787), một vị Tiến Sĩ thời danh
của Giáo Hội. Thánh nhân cũng là một nhà Thánh Mẫu học đại danh... Sách nguyên
văn bằng tiếng Ý, nhan đề là Le Glorie di Maria, xuất bản tại Napoli, năm 1750,
giữa cái thế kỷ nhiễm lây tà thuyết khắc nghiệt và vô đạo của Gianseniô và
Vôn-te.
"Vừa ra đời, sách đã là một đối tượng chống đối của tác giả duy lý đối lập.
Thánh Anphong bị tố cáo là đã dấn thân vào sự cuồng tín tôn thờ Đức Mẹ Maria, và
cái tội lớn nhất của ngài là đã lôi cuốn quá nhiều tín đồ theo ngài. Zoeckler
qui tội cho tác giả cuốn Glorie là dẫn đầu cuộc tục hoá và hư hoại đời sống Giáo
Hội. Phanxicô Sciarelli thì cho cuốn này là kết quả chủ nghĩa cuồng tín tôn thờ
Đức Mẹ của thánh Anphong, một tác phẩm đầy những lời phạm thượng vô đạo và phạm
thánh. Ngược lại, các tác giả Công Giáo đã hết lời tán tụng. Cha Rivière viết:
'với tác phẩm Glorie di Maria, thánh Anphong đã đánh một đòn quyết liệt vào chủ
nghĩa Gianseniô'. Cha Adhemaro Alès nhận rằng: 'cuốn Glorie là một thủ bản trác
tuyệt để tỏ lòng tin tưởng tôn sùng Đức Mẹ'. Và cha Deneffe thì cho là 'thánh
Anphong đã cô đọng trong học thuyết Thánh Mẫu của ngài tất cả công trình của các
học giả đi trước, và, như vậy, đã bảo đảm cho cuộc khải hoàn của những luận đề
truyền thống về Thẫnh Mẫu'
"Thật vậy, phân tích kỹ lưỡng nội dung cuốn Glorie này, các nhà Thánh Mẫu Học
thảy đều công nhận đó là một tác phẩm đầy đủ, rất có nền tảng, sốt sắng và chú
trọng đến thực hành.
"Đầy đủ vì học thuyết Thánh Mẫu của thánh Anphong dựa trên hai nền tảng chính
yếu của mầu nhiệm Thánh Mẫu là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Trung Gian của loài người. Từ
hai nền tảng đó, thánh tác giả đã rút ra hết các đặc ân Mẹ Maria được thụ hưởng
cả trong linh hồn lẫn ngoài thân xác. Tuy nhiên, học thuyết đó, thánh nhân không
trình bày có hệ thống như chúng ta thường làm ngày nay, mà đã trình bày theo ý
nghĩa Phụng Vụ: thánh nhân giảng nghĩa kinh Salve Regina, Lạy Nữ Vương và giảng
thuyết về các lễ trọng kính Đức Mẹ đương thời.
"Học thuyết ấy lại rất có nền tảng, vì thánh Anphong đã kín múc tài liệu ở hai
nguồn mạch dồi dào nhất là Thánh Kinh và Thánh Truyền... Thánh nhân đã chú trọng
rút tiả từ giáo thuyết của các Giáo Phụ Đông Tây, cũng như các vị tiến sĩ và từ
Phụng Vụ Công Giáo, từ cách biểu lộ lòng sùng kính của giáo hữu, lấy những tư
tưởng cao thâm và sống động về Đức Mẹ. Do đấy, mỗi trang sách của thánh nhân là
một bản tóm lược rất nhiều ý kiến của các thánh Giáo Phụ cũng như của các văn
gia Giáo Hội về Rất Thánh Đồng Trinh Maria. Thánh nhân cũng trích dẫn một đôi
điểm trong mạc khải tư, và kể lại những câu truyện lạ xác thực, để làm linh động
thêm cho tư tưởng ngài trình bày..."
3-
Dựa vào nội dung cuốn "Vinh Quang Mẹ Maria", Huynh Trưởng
Fatima cần phải học hiểu những gì "để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến"?
Căn cứ vào nội dung cuốn Vinh
Quang Mẹ Maria, "để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến", Huynh Trưởng Fatima
cần phải học hỏi những vấn đề như sau.
Thứ nhất là học hỏi về quyền năng và tình thương của Mẹ Maria đối với con cái
loài người tội lỗi, qua kinh Lạy Nữ Vương.
Thứ hai là học hỏi về các tước hiệu của Mẹ cũng như các biến cố cuộc đời Mẹ liên
hệ với Mầu Nhiệm Cứu Chuộc của Chúa Kitô, qua những lễ trọng kính Mẹ được Giáo
Hội lập ra để tôn kính Mẹ.
Thứ ba là học hỏi về những khốn khổ của Mẹ trong việc Mẹ cộng tác với Chúa Giêsu
Kitô, Con Mẹ, vào Công Cuộc Cứu Chuộc nhân loại, qua những niềm đau của Mẹ.
Thứ bốn là học hỏi về những nhân đức nói lên tinh thần gắn bó tuyệt đối của Mẹ
đối với tất cả những gì Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người biết cũng như muốn
thực hiện nơi loài người, qua những nhân đức của Mẹ,
Thứ năm là học hỏi về những việc tôn sùng Mẹ để tỏ ra mình thực sự nhận biết và
yêu mến Mẹ, xứng với quyền thế và tình Mẹ như được diễn đạt trong Kinh Lạy Nữ
Vương, xứng với các tước hiệu của Mẹ như Giáo Hội mừng Mẹ vào các lễ Mẹ hằng
năm, cũng như xứng với các niềm đau cùng với các nhân đức trọn lành của Mẹ.
4- Thánh tác giả ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi kinh Lạy Nữ Vương ra sao?
Căn cứ vào nội dung diễn giải
của phần nhất cuốn Vinh Quang Mẹ Maria, Thánh Anphong đã ca tụng Vinh Quang Mẹ
Maria nơi kinh Lạy Nữ Vương (được chia ra làm 4 phần) có thể tóm lược như sau.
Trước hết, phần mở đầu của kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina) là lời chào kính Mẹ
Maria: "Lạy Nữ Vương, Mẹ Nhân Lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được
cậy".
Về lời kinh "Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân lành", thánh Anphong đã nói về một Nữ Vương Mẹ
Tình Thương như là một Trinh Vương Thương Xót, là Mẹ của chúng ta, Đấng đã
thương chúng ta chí thiết, Đấng đặc biệt là Mẹ của tội nhân thống hối.
Về lời kinh: "Làm Cho chúng con được sống, được vui", thánh Anphong đã diễn giải
Mẹ Maria là sự sống của chúng ta trong ơn tha thứ cũng như trong ơn bền tâm,
nhất là vào trong giờ lâm chung của chúng ta.
Về lời kinh: "Làm cho chúng con được cậy", thánh Anphong đã diễn giải Mẹ Maria
chẳng những là hy vọng của chung nhân loại mà còn nhất là hy vọng của riêng
thành phần tội nhân đáng thương nữa.
Tiếp theo là phần thân của kinh Lạy Nữ Vương, phần con cái thú nhận thân phận
nhân loại khốn khổ đáng thương trên đời của mình: "Thân Lạy Mẹ, chúng con con
cháu Evà, ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở
kêu khẩn Bà thương".
Về lời kinh: "Thân Lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà, ở chốn khách đầy kêu đến cùng
Bà", thánh Anphong đã diễn giải Mẹ là Đấng cấp cứu những người cầu xin Mẹ và
cũng là Đấng phá tan các thủ đoạn của tà thần
Về lời kinh: "Chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương", thánh
Anphong đã diễn giải về Mẹ trong việc Mẹ giữ vai trò cứu nhân độ thế, vì Mẹ là
Đấng Đồng Công với Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở đâu thì Chúa Giêsu cũng ở đó.
Sau nữa, cũng trong phần thân của kinh Lạy Nữ Vương, sau khi thú nhận thân phận
loài người khốn khổ đáng thương của mình ở trên trần gian này, con cái liền
ngước lên Mẹ của mình: "Hỡi ôi, Bà là Chữa Bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem
chúng con, đến sau khỏi đầy, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con
lòng Bà gồm phúc lạ".
Về lời kinh: "Hỡi ôi, Bà là Chữa Bầu chúng con", thánh Anphong đã diễn giải Mẹ
là một Trạng Sư của loài người, một Trạng Sư đầy tình thương, Mẹ giữ vai trò hòa
giải tội nhân với Thiên Chúa, với quyền toàn năng do ân sủng của Mẹ.
Về lời kinh: "Xin ghé mặt thương xem chúng con", thánh Anphong diễn giải Mẹ
Maria là Đấng hoàn toàn thương cảm thảm trạng của nhân loại, như Mẹ đã tỏ ra tại
tiệc cưới Cana với đôi mắt từ mẫu của Mẹ.
Về lời kinh: "Đến sau khỏi đầy, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con
lòng Bà gồm phúc lạ", thánh Anphong đã diễn giải Mẹ Maria là chiến thắng trên
hỏa ngục, là nguồn vui cho luyện ngục và là đường dẫn tới Thiên Đàng.
Sau hết, để kết thúc kinh Lạy Nữ Vương, con cái Mẹ lại nhận biết Mẹ một lần nữa,
như phần mở đầu kinh này đã nhận biết, nhưng nếu ở phần mở đầu, Mẹ được nhận
biết nơi uy quyền của Mẹ thì ở phần kết thúc, Mẹ được nhận biết nơi tình thương
từ mẫu của Mẹ: "Ôi Khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng
trinh. Amen"
Về lời kinh: "Ôi Khoan thay! Nhân thay!", thánh Anphong đã diễn giải về Mẹ Maria
là Đấng chí nhân chí ái, làm tiêu tan sầu trần gian và phục sức tình thương của
Chúa.
Về lời kinh: "Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh", thánh Anphong đã diễn
giải Mẹ Maria là sự êm vui trong cuộc sống, trong tâm hồn, trong chiến đấu và
trong giờ lâm tử.
5- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những nhân đức nào của Mẹ?ả
Thánh Anphong đã ca tụng Vinh
Quang Mẹ Maria nơi 10 nhân đức của Mẹ sau đây:
Nhân đức thứ nhất làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức Khiêm Nhượng của Mẹ.
Nhân đức thứ hai làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức Mến Chúa của Mẹ.
Nhân đức thứ ba làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức yêu người của Mẹ.
Nhân đức thứ bốn làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức Tin Kính của Mẹ.
Nhân đức thứ năm làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức Cậy Trông của Mẹ.
Nhân đức thứ sáu làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức thanh tịnh của Mẹ.
Nhân đức thứ bảy làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức khó nghèo của Mẹ.
Nhân đức thứ tám làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức tuân phục của Mẹ.
Nhân đức thứ chín làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là nhân đức nhẫn nại của Mẹ.
Nhân đức thứ mười làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là tinh thần suy nguyện của Mẹ.
6-
Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những Lễ
hằng năm nào Giáo Hội vẫn cử hành để mừng kính Mẹ?
Thánh Anphong đã
ca tụng Vinh Quang Mẹ Maria nơi 7 lễ kính Mẹ (theo thứ tự đời Mẹ) sau đây:
Lễ kính Mẹ thứ nhất làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Mẹ Vô Nhiễm (mừng hằng năm
vào ngày 8-12).
Lễ kính Mẹ thứ hai làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Sinh Nhật Mẹ (mừng hằng năm
vào ngày 8-9).
Lễ kính Mẹ thứ ba làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Mẹ Dâng Mình (mừng
hằng năm vào ngày 21-11).
Lễ kính Mẹ thứ bốn làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Truyền Tin cho Mẹ (mừng
hằng năm vào ngày 25-3).
Lễ kính Mẹ thứ năm làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Mẹ Thăm Viếng (mừng hằng
năm xưa vào ngày: 2-7 và nay vào ngày 31-5).
Lễ kính Mẹ thứ sáu làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Mẹ Dâng Con (mừng hằng năm
ngày 2-2).
Lễ kính Mẹ thứ bảy làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là lễ Mẹ Mông Triệu (mừng hằng
năm vào ngày 15-8, lễ này bao gồm cả biến cố Mẹ Ly Trần).
Ngày nay Giáo Hội còn mừng thêm các lễ khác như lễ Mẹ Thiên Chúa (xưa 11-10, nay
1-1), lễ Mẹ Lộ Đức (11-2), lễ Mẹ Carmêlô/Xuống Tuyết (16-7), lễ Mẹ Đau Thương
(15-9), lễ Mẹ Nữ Vương (xưa: 31-5; nay: 22-8), lễ Trái Tim Mẹ (xưa 22-8, nay vào
thứ bảy sau thứ sáu lễ Thánh Tâm Chúa trong tuần lễ Thánh Thể)ỉ.
7- Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những nỗi đau thương nào của Mẹ?
Thánh Anphong
đã ca tụng Vinh Quang Mẹ Maria nơi 7 niềm đau của Mẹ sau đây:
Niềm đau thứ nhất của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ được
ông già tư tế Simêon tiên báo cho biết Mẹ sẽ bị gươm sắc đâm thâu.
Niềm đau thứ hai của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ phải
đem Con theo thánh Giuse trốn sang Ai Cập để tránh cuộc tàn sát của Hêrôđê.
Niềm đau thứ ba của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ mất Chúa
Giêsu 3 ngày năm Ngài lên 12 tuổi.
Niềm đau thứ bốn của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ gặp Con
Mẹ vác thập giá lên núi sọ.
Niềm đau thứ năm của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ đứng kề
bên thập giá của Chúa Giêsu.
Niềm đau thứ sáu của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ ôm xác
Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá.
Niềm đau thứ bảy của Mẹ Maria làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là niềm đau Mẹ chứng
kiến cảnh Con Mẹ được chôn trong mồ đá.
8-
Thánh tác giả đã ca tụng "Vinh Quang Mẹ Maria" nơi những việc
nào con người cần phải làm để tôn sùng Mẹ?
Thánh
Anphong đã ca tụng Vinh Quang Mẹ Maria nơiù hơn 10 việc sùng kính Mẹ sau đây:
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ nhất làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc đọc kinh
Kính Mừng.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ hai làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc làm tuần 9
ngày mừng lễ Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ ba làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là đọc kinh Mân Côi và
Nhật Tụng.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ bốn làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc ăn chay các
Thứ Bảy và lễ Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ năm làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc viếng tượng
ảnh và nhà thờ Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ sáu làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc mang áo Đức
Bà Carmêlô.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ bảy làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc gia nhập một
hội đoàn của Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ tám làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc cứu tế để
kính tôn Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ chín làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là việc năng chạy
đến kêu xin Mẹ.
Việc tôn sùng Mẹ Maria thứ mười trở lên làm nên Vinh Quang Mẹ Maria là những
việc như đọc sách về Mẹ, tôn kính riêng các thánh có liên hệ với Mẹ, như thánh
Gioakim, thánh Anna..., hay có lòng kính Mẹ, như thánh Gioan tông đồ, thánh
Bênađô, và đọc kinh Cầu Đức Bà, kinh Lạy Nữ Vương...
9- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khiêm nhượng của Mẹ ra sao?
Thánh
Anphong đã diễn giải "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khiêm
nhượng của Mẹ như sau.
"Tác động thứ nhất của tấm lòng khiêm nhu là tự ti tự hạ. Mẹ Maria lúc nào cũng
nuôi cảm tưởng thấp hèn về mình, thấy rõ mình chan hòa ân sủng hơn cả loài
người, hơn cả các thiên thần, mà không bao giờ Mẹ tự đề cao hơn một ai. Thánh
Mêtiđê được nghe Mẹ tâm sự: 'Từ thuở anh nhi, Mẹ đã có một tâm tình nhu hạ không
bao giờ dám coi mình ở trên một thụ tạo nào'. Chú giảng câu sau này của sách Nhã
Ca: Em ta, bạn tình ta, đã lôi cuốn lòng ta say đắm: lòng ta say đắm em vì một
sợi tóc đầu em (Ct.4,9), đức viện phụ Rupertô cho rằng sợi tóc đó phải hiểu là ý
tưởng nhu hạ Mẹ Maria tự nhận về mình: lòng Thiên Chúa say đắm vì một sợi tóc,
vì còn có gì mỏng manh hơn một sợi tóc...
"Một hành vi khác của đức khiêm nhu là giấu kín các ơn Chúa ban. Chính vì thế mà
Mẹ Maria đã không muốn tỏ cho thánh Giuse biết Mẹ đã được trở nên Mẹ Thiên
Chúa... Nhưng không biết đến mầu nhiệm Chúa Giêsu dựng thai trong lòng Mẹ, thánh
Giuse đã quyết định bí mật bỏ Mẹ mà đi (Mt.1,19). Mà nếu thiên thần không đến
nói cho biết Mẹ hoài thai bởi phép Chúa Thánh Thần, thì thánh Giuse đã lìa biệt
Mẹ Maria rồi.
"Không muốn ca tụng mà chỉ dâng mọi lời ca tụng về Chúa, đó cũng là hành vi của
khiêm nhượng. Ta hãy suy niệm sự bối rối của Mẹ Maria khi nghe tổng thần Gabiên
chào mừng ca tụng. Thánh nữ Isave nói với Mẹ: Chị có phúc hơn mọi người nữ. Bởi
đâu tôi được phúc Mẹ Chúa đến thăm viếng tôi thế này? Chị có phúc vì đã tin
tưởng (Lc 1,48). Mẹ Maria làm gì lúc ấy? Mẹ liền dâng lên Chúa tất cả những lời
ca tụng đó mà hát lên bài ca khiêm nhượng này: Linh hồn tôi tôn vinh Chúa...
"Hơn nữa, đức khiêm nhu còn có một đặc tính là hoan hỉ được phục vụ tha nhân.
Thế nên Mẹ Maria đã từng hối hả đi thăm bà dì Isave để giúp đỡ bà trong suốt ba
tháng trường...
Ngoài ra, những người khiêm nhượng thích ở chỗ cuối hết. Mẹ Maria, một lần mong
tiếp xúc với Chúa đang giảng thuyết trong một căn nhà, mặc dầu Mẹ là Mẹ Chúa,
theo thánh Bênađô nhận xét, Mẹ cũng không muốn cắt đứt cuộc giảng thuyết của
Chúa Giêsu; hoặc vào thẳng chỗ Chúa đang giảng. Cũng vì khiêm nhượng, mà khi ở
tại nhà tiệc ly với các tông đồ, Mẹ đã ngồi ở chỗ sau cùng. Thánh Luca viết rõ:
Tất cả đều nhất tâm bền chí cầu nguyện, cùng các phụ nữ và với Maria, Mẹ Chúa
Giêsu (Act 1,14).
"Sau cùng, đức khiêm nhu thích được khinh thị. Ngày Lễ Lá, khi toàn dân đón rước
Con Mẹ với biết bao vinh quang, thì không thấy Đức Mẹ lên Gialiêm. Trái lại, khi
Chúa Giêsu đi chiụ chết, thì Mẹ không ngần ngại theo đến tận núi Canvê, trước
mặt mọi người, để cho người ta biết đó là Mẹ của người bị kết án như một tội
nhân, bị hành quyết giữa hai người trộm cướp, mà chia phần xỉ nhục cùng Con..."
10-
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức mến Chúa của
Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi
đức mến Chúa của Mẹ như sau.
"Thánh Iđêphong viếụt: 'Như lửa thấu nhập vào sắt, Thánh Linh cũng từng thiêu
hoá Maria hoàn toàn. Trong Mẹ, ta chỉ thấy có lửa, chỉ cảm thấy có nhiệt lực mến
yêu Thiên Chúa'. Bởi thế, theo thánh Tôma Villanova, Trái Tim Mẹ Đồng Trinh đã
được tiên trưng bằng bụi gai mà Maisen ngày xưa thấy rực cháy song không bị
thiêu hủy. Và theo thánh Bênađô, ta gọi Maria mặc áo mặt trời là rất đúng: Một
điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung, một nữ nhân mặc mặt trời (Apoc 12,1),
vì Mẹ đã vào tận sâu trong vực uyên thâm sự Cao Minh của Chúa, không ai có thể
tưởng tượng ra được, và, tùy khả năng một thụ tạo, Mẹ đã chìm ngụp trong ánh
sáng không thể tới hết của sự Cao Minh ấy.
"Và đây là câu kết luận của thánh Bênađinô: 'Như đám lửa lớn đuổi xa loài ruồi
muỗi, thì tình yêu chí thánh đốt thiêu Trái Tim Mẹ Maria cũng đuổi xa quyền lực
hỏa ngục. Không bao giờ hỏa ngục có thể đến gần mà dụ hoặc Mẹ Maria được'. Cha
Risa Victôrê cũng viết: 'Bọn lãnh vương bóng tối rất sợ hãi Mẹ Maria, chúng
không hề dám tới gần để cám dỗ Mẹ, lửa tình mến yêu của Mẹ đã đánh chúng hoảng
sợ tơi bời'.
"Đức Mẹ đã mạc khải cho thánh nữ Brigita rằng lúc còn lý thế, Mẹ chỉ có một tư
tưởng, một khát vọng, một niềm vui là Thiên Chúa. Cho nên, linh hồn Mẹ lúc nào
cũng thao thức chiêm ngắm Thiên Chúa, hằng hà sa số những hành vi mến yêu hằng
nối tiếp liên tục sản ra không ngừng từ lòng Mẹ. Đó là lý thuyết của cha Suarez.
Nhưng tôi thích cùng cha Bênađinô Bustui mà nói đúng hơn rằng Mẹ Maria đã không
phải nhắc đi làm lại những việc mến yêu như các thánh, mà là Mẹ được một đặc ân
thích đáng lúc nào cũng mến yêu Thiên Chúa không ngừng, bằng một hành vi độc
nhất và liên tục không đứt quãng. Tượng tự như một chim phượng hoàng chúa, lúc
nào Mẹ cũng nhìn chằm chằm lên Mặt Trời chí thánh, 'cho đến nỗi, theo lời thánh
Phêrô Đamian, công việc bề bộn của Mẹ cũng không ngăn trở được những đợt mến yêu
của Mẹ dâng lên, và tình yêu ấy cũng không cản bước Mẹ ân cần làm việc'...
"Cả đến giấc ngủ cũng không ngăn cản được Mẹ Maria thực tại mến yêu Thiên Chúa.
Nếu tổ tông khi chưa phạm tội còn được đặc ân này, như thánh Âutinh quả quyết
khi ngài viết: 'giấc ngủ và những mộng mơ của các ngài cũng còn giá trị hơn
những canh thức và hoạt động của ta', thì hẳn ta không thể bảo Mẹ Thiên Chúa
không được đặc ân ấy... Ở đây lời Đấng Cao Minh được chứng minh: Mẹ chong đèn
suốt đêm trường (Pr 31,18)... Mẹ nói được cùng với Bạn Tình trong Nhã Ca rằng:
Tôi ngủ mà lòng tôi vẫn thức (Ct 5,2)...
"Theo đó, chúng ta có thể kết luận cùng với thánh Albêtô Cả rằng Mẹ Đấng Cứu
Chuộc tràn đầy một đức ái mênh mông, một thụ tạo thuần túy không thể nào có thể
tràn đầy hơn được nữa... Thánh Tôma Villanova thêm: 'Chính vì đức ái nồng nhiệt
mà Mẹ Maria đã trở nên diễm lệ trước mặt Chúa, đến nỗi vì yêu Mẹ, Chúa đã bỏ
trời xuống làm người trong lòng Mẹ'..."
11- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức yêu người của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức bác ái của Mẹ như sau.
"Trong cuộc đời ký thế, Mẹ Maria đã trào tràn đức ái cứu giúp hết những người
quẫn bách mà không cần họ phải đến xin Mẹ. Việc Mẹ làm ở tiệc cưới Cana là một
chứng cớ. Rượu sắp hết, Mẹ đã trình nỗi ưu tư của nhà đám với Con Mẹ và xin Con
Mẹ một phép lạ. Mẹ nói với Chúa Giêsu: Họ đã hết rượu rồi. Ôi! Nói đến giúp đỡ
tha nhân, Mẹ đã tỏ ra hối hả biết bao: Mẹ cũng vội vã khởi hành, băng qua đường
núi đến thăm bà dì Isave (Lc 1,39). Sao Mẹ lại phải vội vã? Tại vì Mẹ có một sứ
mạng đức ái phải chu toàn. Nhưng chứng cớ lớn nhất tỏ ra Mẹ đầy lòng thương yêu
chúng ta là Mẹ đã hiến dâng Con Mẹ chịu chết cho chúng ta được rỗi. Thánh
Bonaventura viết: 'Mẹ Maria thương yêu thế giới mãnh liệt đến trao phó Con Một
mình'. Thánh Anselmô cảm động kêu lên: 'Ôi Mẹ diễm phúc hơn hết mọi người nữ, Mẹ
đã vượt trên các thiên thần vì trong trắng và vượt xa các thánh vì nhân từ'.
"Ngày nay ở trên trời Mẹ lại bỏ mất một phần đức ái đối với chúng ta ư? Hãy nghe
câu trả lời của thánh Bonaventura: 'Tình thương của Mẹ Maria đã bao la vĩ đại
đối với những người khổ thống khi Mẹ còn sống trong thung lũng nước mắt này, thì
ngày nay Mẹ đang hiển trị trên trời, tình thương ấy còn mênh mông biết bao nữa,
vì Mẹ đã nhận thấy rõ ràng những thống khổ của loài người hơn'. Thiên thần nói
với thánh nữ Brigita: 'Không ai cầu xin Mẹ Maria mà không nghiệm cảm thấy những
hiệu quả ngọt ngào đức ái của Mẹ'. A! Chúng ta sẽ phải phàn nàn biết bao, nếu Mẹ
Maria không cầu nguyện cho chúng ta! Chúa Giêsu phán với thánh nữ Brigita rằng:
'Không có Mẹ Maria cầu bầu, thì người ta sẽ uổng công chờ đợi ân sủng và tình
thương'"...
12- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức tin của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức tin của Mẹ như sau.
"Maria thực đúng là Mẹ của đức tin, vì 'Mẹ đã lấy đức tin tu chính cái tai hại
Evà vì không tin đã gây ra'. Đó là lời thánh Irênê, và tiên sinh Têtuliên cũng
lập lại: 'Vì nghe lời rắn già hơn lời Thiên Chúa, nên Evà đã đem cái chết vào
thế gian; nhưng Đức Nữ Vương chúng ta đã mang sự sống về, vì Mẹ đã tin theo lời
thiên thần là Mẹ sẽ nên Mẹ Thiên Chúa mà vẫn còn trinh sạch trọn vẹn. Do đó, ta
bảo sự bất tín của Evà đã tiêu hoại, mà đức tin của Maria đã tái tạo vậy'...
Chính vì đức tin của Mẹ mà bà Isave đã tuyên dương Mẹ: Chị thật có diễm phúc vì
đã tin, những gì Thiên Chúa đã báo cho chị rồi đây sẽ thành tựu (Lc 1,45). Thánh
Âutinh lại quả quyết rằng: 'Mẹ Maria được diễm phúc đón nhận Chúa Giêsu vào tâm
hồn vì tin tưởng, hơn là đã được diễm phúc cưu mang Chúa trong lòng vì ơn Nhập
Thể'.
"Cha Suarez giảng rằng chỉ một mình Mẹ Đồng Trinh đã có đức tin sung mãn hơn hết
cả loài người và loài thiên thần hợp một. Mẹ đã nhìn thấy Con Mẹ rét run trong
hang lừa ở Bêlem, nhưng vẫn tin đó là Chúa tạo thiên lập địa. Mẹ thấy Chúa phải
trốn tránh vua Hêrôđê, nhưng vẫn tin thật Chúa là Vua các vua. Mẹ thấy Con Mẹ
phải sinh ra, nhưng vẫn tin Người là Đấng hằng hữu. Mẹ thấy Chúa nghèo nàn,
thiếu thốn mọi nhu cầu, nhưng vẫn tin chắc đó là chính Đấng chủ tể muôn loài. Mẹ
thấy Con Mẹ nằm trên đống rơm, nhưng vẫn tin Chúa thật là Đấng Toàn Năng. Mẹ
thấy Chúa im hơi lặng tiếng không nói lời gì, nhưng vẫn tin Người là Đấng Cao
Minh vô cùng. Mẹ nghe Chúa khóc lóc nhưng vẫn tin Chúa là nguồn vui thiên đàng.
Sau cùng, Mẹ chứng kiến Chúa chịu tử hình thập giá, chứa mứa mọi xỉ nhục, trong
khi chung quanh Mẹ, mọi tâm hồn thẩy đều lung lạc không tin nữa, nhưng Mẹ vẫn
khăn khắn một niềm tin vững vàng Chúa chính là Thiên Chúa.
"Mẹ đứng kề bên thánh giá Chúa Giêsu (Jn 19,25). Thánh Antôninh viết: 'Maria
đứng vững, vì đức tin ở thiên tính Chúa Giêsu của mẹ đã cao nâng và hộ đỡ Mẹ, Mẹ
đã anh hùng chờ đợi ngày Chúa phục sinh'. Thánh nhân thêm rằng, chính vì thế mà
trong lễ nghi Nhật tụng ngày Thứ Năm Thánh, người ta vẫn để lại một ngọn nến
cháy trong khi phải tắt hết. Nói về đức tin sắt đá này của Mẹ Maria, thánh Lêô
áp dụng vào Mẹ lời Thánh Kinh này: Mẹ vẫn chong đèn suốt đêm trường (Pr
31,18)... Và đọc lời tiên tri Isai tiên báo Chúa Cứu Chuộc phàn nàn vì không có
ai ở bên Chúa trong cuộc tử nạn: Một mình ta đã bước lên đạp máy ép, và trong
các dân tộc, chẳng thấy một ai ở bên Ta (Is 63,3), thánh Tôma nhận định rằng
Thánh kinh nói rõ 'không một người nam nào', vì Mẹ Maria, với một niềm tin không
bao giờ lay chuyển, vẫn ở sát liền bên Chúa trong cuộc tử nạn đau thương. Thánh
Anbêtô Cả kêu lên: 'Chính trong cuộc Tử nạn ấy, đức tin của Mẹ Maria đã vươn lên
một độ cao tuyệt vời. các môn đệ thẩy đều trầm một trong hoài nghi, chỉ có một
mình Mẹ Đồng Trinh vẫn kiên trì trong đức tin vàng đá".
13- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức cậy của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức cậy của Mẹ như sau.
"Đức tin của Mẹ đã trác tuyệt cao cả, thì đức cậy của Mẹ cũng cao cả trác tuyệt
vậy. Chính đức cậy đã để Mẹ thốt lên với thánh vương Đavít rằng: tất cả niềm hy
vọng của Mẹ là liên kết với Thiên Chúa và đặt trót tin tưởng của Mẹ nơi Người
(Ps 72,28). Maria là người bạn tín trung của Chúa Thánh Thần mà Thánh Kinh Nhã
Ca đã nói đến: Ai kia từ khoáng dã đi lên, dựa vào bạn chí ái (Ct 8,5). Cha
Algrin giảng nghĩa: Mẹ từ khoáng dã đi lên, vì Mẹ hoàn toàn dứt bỏ trần gian mà
Mẹ coi là một sa mạc; Mẹ dựa trên bạn chí ái, vì không hề tin tưởng gì nơi thụ
tạo hay công đức riêng mình, Mẹ chỉ cậy dựa vào ân sủng, chỉ tin vào sức hộ giúp
từ trời cao để luôn luôn tiến bước trong tình mến yêu Thiên Chúa.
"Mẹ Maria từng tỏ ra lòng Mẹ vững vàng tin cậy Chúa biết bao, trước hết là khi
Mẹ nhận thấy thánh Giuse, người bạn trăm năm thánh đức của Mẹ, phải âu sầu rối
trí vì ơn làm Mẹ tương lai lạ lùng Mẹ được. Vì chưa am tường mầu nhiệm, nên
thánh Giuse đã quyết định bỏ Mẹ mà đi cho hẳn. Trường hợp đó coi như phải tỏ cho
thánh nhân biết rõ sự tình. 'Nhưng không, cha Cornêliô Lapiđê viết, Maria không
muốn tự ý tiết lộ ân sủng khôn sánh Mẹ được ấy với bất cứ ai, vì e sẽ bị coi là
tự đề cao mình. Mẹ thích cứ phó mặc cho Chúa quan phòng, vì Mẹ hoàn toàn tin
tưởng rằng Thiên Chúa sẽ liệu cách để bảo vệ cho tấm trung trinh và danh dự của
Mẹ'.
"Lòng Mẹ tin tưởng nơi Thiên Chúa còn rực sáng khi gần tới ngày sinh hạ Con chí
thánh, Mẹ chẳng được một quán trọ nào dầu nhỏ nghèo đón nhận, mà lại phải chịu
ra tá túc ở một cái chuồng bò. Mẹ đặt Con nơi máng cỏ, vì chẳng có chỗ nào trong
quán trọ cho Mẹ trú chân (Lc 2,19). Mẹ không hề thốt lên một lời phàn nàn, nhưng
cứ để mặc Chúa định liệu, Mẹ tin cậy vững vàng rằng Chúa sẽ cứu trợ kịp thời
trong bước gian chuân đó.
"Một giai đoạn khác nữa cho thấy rõ đức cậy trông cao cả của Mẹ Maria nơi Thiên
Chúa là cuộc tị nạn sang Ai Cập. Được thánh Giuse báo cho biết phải trốn ngay,
Mẹ đã lên đường ngay đêm đó, để chịu lưu lạc sang miền đất lạ quê người. Không
tiền bạc, không một ai làm bạn đồng hành, ngoài Chúa Giêsu thơ nhi non nớt và
người bạn trăm năm nghèo khó.
"Nhưng chứng cớ lòng cậy trông lớn lao nhất của Mẹ Maria, Mẹ đã cho ta thấy ở
tiệc cưới Cana. Mẹ xin Con Mẹ làm một phép lạ để giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ. Mẹ
nói: Họ hết rượu rồi. Và Chúa Giêsu trả lời Mẹ: Chuyện đó có can gì đến tôi và
bà đâu, Bà ơi? Giờ Tôi chưa đến (Jn 2,4). Coi như lời Mẹ xin đã bị khước từ rồi.
Thế nhưng, dầu nghe câu trả lời đó, Mẹ Maria vẫn đầy lòng tin cậy vào lòng Chúa
nhân từ, và đinh ninh rằng Con Mẹ ban ơn Mẹ xin, nên Mẹ bảo đám gia nhân: Ngài
bảo sao các ông cứ làm thế. và Chúa Giêsu đã bảo họ đổ đầy nước vào các chum.
Chúa đã biến nước đó thành nên rượu".
14-
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khiết tịnh của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức thanh tịnh của Mẹ như sau.
"Mẹ Maria rất mến yêu đức đồng trinh, đến nỗi, để bảo trì đức ấy, Mẹ đã sẵn sàng
không nhận cả đến chức làm Mẹ Thiên Chúa. Đó là chủ trương của thánh Grêgoriô
Nyxê... Mẹ chỉ ưng thuận sau khi đã được bảo đảm rằng Mẹ nên Mẹ Thiên Chúa hoàn
toàn do phép Chúa Thánh Linh mà thôi.
"Chúng tôi đã cùng với thánh Âutinh mà nói: ít khi thắng được nết xấu này (tội
thiếu trong sạch). Tại sao lại ít oi như thế? Tại vì người ta không biết dùng
các phương thế để chiến thắng. Cùng với thánh Bênaminh, các linh sư dạy rằng các
phương thế đó qui vào 3 điểm: chay tịnh, tránh dịp và cầu nguyện.
"Chay tịnh ở đây phải hiểu là sự hãm mình, cách riêng là sự khổ chế cái miệng.
Mẹ Đồng Trinh Maria tràn đầy ân sủng, nhưng Mẹ đã từng hết sức giữ gìn đôi mắt,
lúc nào Mẹ cũng cúi nhìn xuống đất, không bao giờ nhìn chòng chọc vào người nào,
như thánh Epiphan và thánh Gioan Đama đã quả quyết. Hai vị còn thêm rằng ngay từ
niên ấu, Mẹ đã đoan trang rất mực khiến mọi người ca tụng. Điều ấy chính thánh
Luca cũng đã ghi chú khi ngài viết về cuộc Mẹ đi thăm bà dì Isave, Mẹ đã đi vội
vã. Để làm gì, nếu không phải để khỏi gặp nhiều người? Về thực phẩm, thì cha
Philibê thuật lại một mạc khải cho một ẩn sĩ đạo hạnh tên là Phêlixê theo đó thì
hồi còn thơ ấu, Mẹ Maria chỉ bú sữa mỗi ngày một lần. Suốt cuộc đời Mẹ, theo
thánh Grêgoriô Turônê quả quyết, chỉ là một cuộc chay tịnh trường kỳ không gián
đoạn. Hơn nữa, thánh Bonaventura xác nhận rằng: 'Có thể là không bao giờ Maria
đã được tràn đầy ân sủng như vậy, nếu Mẹ đã không tự khổ chế về điểm này, vì ân
sủng và tham ăn không thề đồng hành'. Tắt một lời, Mẹ Maria đã hoàn toàn khổ
chế, đến nỗi Thánh Linh đã thác lời Mẹ rằng: Đôi tay Mẹ lấp lánh như một dược
(Ct 5:4).
"Phương thế thứ hai là tránh dịp. Thánh Kinh viết: Ai tránh dò bẫy sẽ được vô sự
(Pr 11,15). Thánh Philiphê Nêri thích nhắc lại rằng: Trong mặt trận bảo vệ thanh
tịnh, chỉ những ai nhát gan mới chiến thắng, nghiã là những ai trốn tránh dịp sa
ngã mới chiến thắng được. Mẹ Maria đã hết sức tránh xa sự gặp gỡ người ta. Cho
nên, trong cuộc đi thăm bà thánh Isave, Mẹ đã đi vội vã qua miền rừng núi (Lc
1,39) như thánh Luca đã viết. Một tác giả đã nêu lên nhận định này: Mẹ Maria từ
giã bà Isave trước ngày đản sinh của thánh Gioan Tẩy Giả, vì sau đó, Phúc Âm đã
cho ta thấy rõ: Maria ở lại nhà Isave chừng ba tháng, rồi về nhà mình. Nhưng bà
Isave đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa, bà đã sinh một con trai (Lc 1,56,57). Tại
sao Mẹ lại không đợi ngày thánh Gioan Tiền Hô sinh ra đã? Ấy là vì Mẹ muốn tránh
những cuộc thăm nom, những cuộc truyện vãn thế nào cũng ồn ào nhà ông Giacaria
vào dịp ấy.
"Phương thế thứ ba là cầu nguyện. Đấng khôn ngoan viết: Vì tôi biết tôi không
thể tiết chế, nếu Chúa không ban, nên tôi đến cùng Chúa và nài xin Chúa ban cho
(Sap 3,21). Mẹ Đồng Trinh cũng đích thân tỏ cho thánh nữ Brigita rằng không làm
việc nhiều và không cầu nguyện liên lỉ thì Mẹ cũng chẳng có nhân đức nào..."
15- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức khó nghèo của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức khó nghèo của Mẹ như sau.
"Mẹ đã theo gương Chúa sống nghèo nàn một cách lạ lùng. Cha Canisiô xác nhận
rằng Mẹ Maria đã rất có thể sống thực thoả mãn, với cái gia tài của cha mẹ trối
lại cho, nhưng Mẹ đã tự chọn sống một cuộc đời nghèo túng. Bởi vậy, Mẹ chỉ giữ
lại một phần nhỏ, còn thì đem dâng cúng tất cả vào Đền Thờ và chia sẻ với người
nghèo. Nhiều tác giả đã quyết rằng Mẹ đã khấn hứa giữ đức khó nghèo. Mẹ cũng mạc
khải cho thánh nữ Brigita rằng: 'Ngay từ phôi dựng, tự tận thâm tâm, Mẹ đã tuyên
khấn không có của gì ở trần gian'.
"Những lễ vật ba nhà Bác học hiến dâng đâu có phải là những lễ vật kém giá, thế
mà chúng cũng được chuyển hết từ tay Mẹ sang tay những người nghèo. Thánh
Antôninh đã theo thánh Bênađô mà quả quyết điều đó: 'Vàng bạc ba vị vương giả
hiến dâng thật rất giá trị, xứng với vương tước của các vị, nhưng Mẹ Maria đã
không giữ lại chút nào, Mẹ đã nhờ thánh Giuse ban phát tất cả cho người nghèo'.
Mẹ Maria từ bỏ ngay những lễ vật Ba Vua dâng tiến, điều ấy không thể hoài nghi
được, vì khi đem dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Mẹ đã không có một con chiên mà
sách Lêvi ký đã vạch định cho những người khá giả, mà chỉ đem có hai con chim
gáy, hoặc một đôi bồ câu nhỏ, là lễ vật của giới nghèo. Thánh Luca viết: Ông bà
đến dâng của lễ theo như luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hoặc hai con bồ
câu non (Lc 2,24). Mẹ Maria cũng phán với thánh nữ Brigita: 'Hết những gì Mẹ đã
có thể sở hữu, Mẹ đều đem chia sẻ với người nghèo, bao giờ Mẹ cũng chỉ có đủ nhu
cầu ăn mặc một cách thanh đạm'.
"Vì mến yêu nghèo khó, nên Mẹ Maria đã không ngại kết hôn với thánh Giuse, một
ông thợ mộc nghèo nàn; đã không ngại may thuê vá mướn, lam lũ với đôi tay cần
mẫn, như thánh Bonaventura đã chứng minh. Rồi, khi đã sống nghèo nàn, Mẹ cũng
lại chết rất nghèo nàn, vì, khi Mẹ từ trần rồi, người ta thấy cả di sản của Mẹ
là hai cái áo trối lại cho hai người đàn bà đạo đức từng đến giúp đỡ Mẹ khi còn
sống, như các tác giả Mêtaphát và Nicêphôrê thuật lại"
16- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức tuân phục của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức tuân phục của Mẹ như sau.
"Thánh Nữ Đồng Trinh Maria tha thiết luyến lưu đức vâng lời, đến nỗi, khi tổng
thần Gabiên đến báo tin Mẹ đã được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã chỉ tự xưng là
một nữ tì: Này đây tôi là nữ tì của Chúa (Lc 1,38)... Chính Mẹ cũng đã từng
tuyên ngôn là Mẹ chiếm được lòng Thiên Chúa chỉ vì Mẹ đã tuân phục: Chúa đã đoái
nhìn đến phận hèn nữ tì của Chúa (Lc 1,48), vì phận hèn của một nữ tì ở tại lúc
nào cũng sẵn sàng tuân phục. Thánh Âutinh từng qui công cho Maria là đã vâng lời
mà tu sửa được tai ương Evà bất tuân đã gây ra: 'Như Evà vì bất tuân đã nên một
nguyên cớ chết chóc cho mình và cho cả nhân loại, thì cũng vì tuân phục, Maria
đã nên một nguyên nhân cứu độ cho mình và cho cả loài người'.
"Đức tuân phục của Mẹ Maria trọn hảo hơn đức vâng lời của toàn thể các thánh rất
nhiều. Khuynh chiều về sự dữ do tội tổ truyền, loài người luôn luôn nghiệm thấy
chướng ngại vật trên đường làm lành, nhưng Mẹ Maria thì không thế. Không vương
nhiễm tì vết tội nguyên, Mẹ không hề gặp một trở lực nào trong việc thực hành
các nhân đức. Thánh Bênađinô Sienna viết: 'Như một cái bánh xe tự do quay, Mẹ
hằng ngả theo sức thúc đẩy của Chúa Thánh Thần'... Thế nên, áp dụng vào Mẹ lời
Nhã Ca sau đây thật là thoả đáng: Hồn tôi tan hoà theo tiếng Bạn yêu (Ct 5,6).
'Thật vậy, Cha Rise viết, linh hồn thánh đức của Mẹ Maria, do tác động của một
tình yêu mênh mông nồng cháy, đã trở nên như một chất kim khí nung chảy, luôn
luôn sẵn sàng chảy vào khuôn thánh ý Thiên Chúa mà thành nên bất cứ hình nào'.
"Trong tác phong thường nhật, Mẹ đã cho ta thấy rõ đức tuân phục trọn lành của
Mẹ. Để đẹp lòng Chúa, Mẹ đã tuân phục sắc lệnh của hoàng đế Rôma, đi một quãng
đường dài 90 dặm từ Nazarét về Bêlem, trong lúc đang mang thai, và đang lúc
nghèo nàn đến nỗi Con Thiên Chúa phải sinh hạ trong một cái chuồng bò.
"Đức vâng lời của Mẹ còn trọn hảo biết bao nữa khi được thánh Giuse báo tin giữa
đêm khuya, Mẹ đã lập tức lên đường sang Ai Cập, làm một cuộc hành trình vừa xa
xôi vừa vất vả. Cha Sylveira tự hỏi tại sao thiên thần lại ban lệnh cho thánh
Giuse phải trốn tránh, mà lại không bảo gì Đức Mẹ là người phải gian truân hơn
trong cuộc đào vong ấy? Cha trả lời: 'Ấy là cốt để thánh nữ Đồng Trinh khỏi bỏ
lỡ một cơ hội tốt đẹp để thực hành một nhân đức rất yêu qúi của lòng Mẹ, nhân
đức vâng lời'.
"Nhưng tính cách anh hùng đức vâng lời của Mẹ sáng chói hơn hết khi Mẹ vâng lệnh
Chúa mà hiến dâng Chúa Giêsu làm lễ hy sinh. Thánh Iđêphong quả quyết Mẹ đã dâng
lễ hy sinh này với một tâm hồn cực ký đại đảm đến nỗi, nếu không có bọn lý hình,
thì Mẹ cũng sẵn sàng tự tay sát tế Con Mẹ. Phúc âm thuật lại: Phúc thay lòng đã
cưu mang Thày! Chúa Giêsu liền trả lời: Hạnh phúc hơn nữa cho những người lắng
nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa (Lc 11,28). Như vậy, Mẹ Maria đã diễm phúc vì
vâng lời Chúa hơn là được là Mẹ Chúa".
17- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi nhân đức nhẫn nại của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức nhẫn nại của Mẹ như sau.
"Ta gọi cõi đời này là một thung lũng nước mắt, vì nó là một chốn lập công.
Chúng ta được sinh vào đời để chịu đau khổ, để đem đức nhẫn nại mà lập nên công
nghiệp, mà chiếm lấy linh hồn chúng ta một ngày kia trong cõi vĩnh sinh, theo
lời Chúa phán: Các con sẽ nhờ nhẫn nại mà chiếm thủ được linh hồn các con (Lc
21,19). Và Chúa đã ban Mẹ Maria làm mẫu gương cho hết các nhân đức cho ta soi,
nhất là mẫu gương đức nhẫn nại.
"Một trong những nhận định thánh Phanxicô Salê nêu lên khi nói về tiệc cưới ở
Cana là: nếu Chúa Giêsu, qua những lời: Bà ơi, chuyện đó có can hệ đến tôi và
bà? dường như ít chú ý đến lời cầu xin của Mẹ, thì chính là Chúa có ý để Mẹ nêu
gương cho chúng ta về đức nhẫn nại. Nhưng ta còn tìm tòi sự kiện làm gì, trong
khi cả cuộc đời của Mẹ Maria chỉ một việc thực hành liên tục đức nhẫn nại? Thiên
thần nói với thánh nữ Brigita: 'Cây hoa hồng mọc lên giữa bụi gai thế nào, thì ở
đời này Thánh Nữ Trinh Maria cũng trưởng thành giữa những gian nan thể ấy'.
"Sự bi ai Mẹ cảm nghiệm về những niềùm đau của Chúa Cứu Thế, ngay từ lúc Mẹ vừa
trở nên Mẹ Người, đã đủ làm cho Mẹ chịu một cuộc tử nạn cực kỳ nhẫn nại. Cho nên
thánh Bênađinô Sienna đã gọi Mẹ là 'Mẹ tử giá của Chúa tử giá'. Có đau thương
nào mà Mẹ không phải hứng chịu trong cuộc lưu vong sang Ai cập, và suốt thời
gian Mẹ sống với Con Mẹ dưới mái nhà nghèo nàn ở Nazarét... Sự hiện diện của Mẹ
ở núi Canvê, ngay bên Chúa Giêsu tắt thở trên thánh giá, đủ cho ta hiểu được đức
nhẫn nại của Mẹ cao trọng và siêu việt dường nào. Thánh Albêtô Cả viết: 'Chính
trong lúc đó, nhờ công nghiệp đức nhẫn nại của Mẹ, Mẹ đã trở nên Mẹ chúng ta,
bằng việc sản sinh chúng ta vào đời sống ân sủng'."
18- "Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện ra nơi tinh thần suy nguyện của Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được tỏ hiện nơi đức suy nguyện của Mẹ như sau.
"Ở trần gian chưa hề có một ai thực hành một cách trọn hảo huấn giới quan trọng
của Chúa là: Phải luôn luôn cầu nguyện, không được chán ngại bao giờ (Lc 18,1)
cho bằng Đức Mẹ Maria...
"Trước hết, vì Mẹ hằng suy nguyện liên lỉ và bền vững. Ngay từ khi vừa phôi
dựng, và từ khi biết dùng lý trí, Mẹ Maria đã khởi sự suy nguyện. Chính vì để
làm sao chuyên chú hơn với việc nguyện cầu thánh thiện này, mà ngay từ thuở mới
lên ba, Mẹ đã tình nguyện dâng mình vào sống lặng lẽ trong Đền Thờ. Nơi đây,
không kể những giờ dành ra trong ngày để suy nguyện, đêm nào vào lúc nửa đêm, Mẹ
cũng thức dậy đến cầu nguyện trước bàn thờ, như Mẹ đã đích thân mạc khải cho
thánh nữ Isave: 'Nửa đêm nào Mẹ cũng thức dậy đến sấp mình trước bàn thờ, để
dâng lên Chúa những lời nguyện cầu'. Theo lời đức viện phụ Ôđilông, sau này, Mẹ
cũng rất năng đi viếng những nơi từng được cung hiến bởi sự sinh hạ, cuộc tử nạn
và cuộc mai táng của Con chí thánh Mẹ, để không ngơi suy niệm những niềm đau khổ
của Chúa Giêsu.
"Hơn nữa, lúc nào Mẹ cũng suy niệm một cách trầm mặc sâu xa, không hơi một
thoáng đãng trí, một chút sao lãng tâm hồn...
"Và vì yêu thích suy nguyện, nên Mẹ cũng rất ưa nơi tĩnh mạc. Mẹ tha thiết ưa sự
tĩnh mạc đến nỗi, khi đã dâng mình trong Đền Thờ, thì Mẹ không hề giao thiệp gì
với bà con, cha mẹ nữa, như Mẹ đã mạc khải cho thánh nữ Brigita. Thánh Giêrônimô
nêu lên nhận định sau đây về những lời tiên tri Isaia: Này một trinh nữ sẽ dựng
thai và sinh một con trai, đặt tên là Emmanuel (Is 7,14) là: tiếng trinh nữ ở
đây theo tiếng Do Thái có nghĩa là một trinh nữ khuất tịch. Như vậy, từ trước
kia, thánh tiên tri đã nhìn thấy và tiên báo về tình yêu của Mẹ Maria đối với
tịch mạc lặng lẽ...
"Thánh Vinh Sơn Phêriê cam quyết rằng Mẹ Maria chỉ ra khỏi nhà để lên Đền Thờ,
và trong lúc đi đường, Mẹ cũng hết sức tâm tâm niệm niệm, cúi nhìn xuống đất.
Cũng vì bởi ưa thích tịch mạc thanh vắng mà khi đi viếng thăm bà dì Isave, Mẹ đã
hành trình vội vã...
"Chúa Thánh Thần gọi Maria là một con chim gáy: Đôi má bạn xinh như đôi má một
con chim gáy (Ct 1,9). Tại sao vậy? Thánh Tôma Vécxây trả lời: 'Tại vì chim gáy
là bằng hữu của nơi tịch mạc, là tượng trưng của đời sống hiệp sinh'. Đức Thánh
Trinh Nữ sống giữa thế gian như giữa một sa mạc. Cho nên khi Bạn Thánh ngạc
nhiên hỏi: Nữ nhân nào đang từ sa mạc đi lên như một cột khói (Ct 3,6), là có ý
cho ta hiểu về Mẹ: 'Mẹ từ sa mạc đi lên như một cột khói, vì linh hồn Mẹ rất yêu
nơi thanh vắng tịch mạc'."
19- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ nhất mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn
giải "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ nhất mà Mẹ phải chịu
khi được ông già Simêon báo cho biết sẽ có một lưỡi gươm xuyên thấu tâm hồn Mẹ
như sau.
"Khi được tiên báo Con Mẹ phải chịu chết, Mẹ đã hoàn toàn nhẫn nại; Mẹ cứ ngày
đêm những sống trong một viễn tượng sầu phiền, mà linh hồn không hề mất sự bằng
an. Nhưng còn đau khổ nào mà Mẹ không cảm thấy vì luôn luôn nhìn thấy Con rất
yêu dấu của Mẹ, vì nghe môi miệng Con nói những lời hằng sống, và hằng ngày luôn
cảm phục những việc rất thánh thiện Chúa làm trên đời! Đối với Abraham ngày xưa,
ba ngày ông ở bên Isaac mà ông sắp phải hiến tế, thật là một khổ hình kinh
khủng. Mà, thương ôi! Mẹ Maria đã không phải chỉ chịu có ba ngày, nhưng là suốt
33 năm, cùng một hình khổ như thánh tổ phụ. Tôi còn biết nói gì hơn? Chúa Giêsu
đáng mến hơn Isaac bao nhiêu, thì Mẹ Maria càng khổ cực hơn tổ phụ Abraham bấy
nhiêu.
"Mẹ Maria đã mạc khải cho thánh nữ Brigita rằng: suốt đời Mẹ, không có giờ nào
mà Mẹ không cảm thấy bị lưỡi gươm đau khổ ông Simêon tiên báo. 'Mỗi lần trông
thấy Con Mẹ, mỗi lần ủ bọc Con Mẹ, mỗi lần nhìn thấy tay chân Con, là mỗi lần
tâm hồn Mẹ bị giáo xuyên thâu, bị tan nát xé vò giữa một đau khổ mới, vì Mẹ ngờ
là đã nhìn thấy Con Mẹ đang bị đao thủ phủ đóng đanh'.
"Cùng với cha Rupertô, ta hãy ngắm nhìn Mẹ Maria, lúc Mẹ cho Con Mẹ bú sữa. Mẹ
đã đọc lên lời Bạn Thánh rằng: Con dấu yêu tôi đã trở thành một bó một dược đắng
cay trên lòng tôi (Ct 1,12). 'Ôi! Con Mẹ, Mẹ xiết chặt Con trên lòng Mẹ, vì Mẹ
yêu Con vô cùng. Nhưng Mẹ càng yêu Con tha thiết, thì nghĩ đến Con sẽ phải tử
nạn, Mẹ lại phải uống một liều một dược đắng đót tràn lòng'. Theo thánh Bênađinô
Sienna, khi ngắm nhìn Chúa Giêsu, Mẹ tưởng đến một ngày kia dũng lực của các
thánh sẽ phải hấp hối, vẻ đẹp thiên đàng sẽ phải úa tàn. Mẹ đã nhìn thấy Chủ Tể
vũ trụ phải trăng trói như một phạm nhân, Đấng Tạo Hóa mình đầy vết thương, Vị
Thẩm Phán tối cao phán xét loài người phải kết án tử hình, Vinh hiển của các
tầng trời bị giày đạp dưới chân. Mẹ đã nhìn thấy Vua muôn vua phải đội triều
thiên gai và xử đối như một vua hề trên sân khấu. Cha Engelgrave cũng thuật lại
một mạc khải của thánh nữ Brigita để nối lời với thánh Bênađinô. Cha viết: Mẹ
Maria biết rõ một ngày kia Chúa Giêsu sẽ phải tử nạn. Cho nên, khi cho Chúa bú,
Mẹ nghĩ đến mật đắng dấm chua; khi bọc trong khăn, Mẹ nghĩ đến giây trăng rợ
trói người ta sẽ ràng buộc trên Chúa; lúc ẵm Chúa trên tay, Mẹ nghĩ đến thánh
giá mai ngày Chúa phải treo lên; lúc Chúa ngủ, Mẹ thấy Chúa nằm táng trong mồ.
Mỗi lần mặc áo dài cho Chúa, Mẹ lại nghĩ đến Chúa sẽ phải quân dữ lột áo để đóng
đanh vào thánh giá, và khi nhìn chân tay Chúa, Mẹ tưởng đến những đanh sắt sẽ
cắm ngập qua. 'Thế nên, Mẹ Maria phán với thánh nữ Brigita, mắt Mẹ chan hoà sầu
lệ, và tâm hồn Mẹ nghẹn đắng đau thương'."
ø20-
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ hai mà Mẹ
phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ hai mà Mẹ phải chịu khi đem
Chúa Giêsu non nớt vội vã trốn sang Ai cập để tránh cuộc truy nã lùng giết của
bạo vương Hêrôđê như sau.
"Suy niệm cảnh tản cư này của thánh gia, thánh Albêtô Cả tưởng như nghe thấy Mẹ
Maria kêu lên rằng: 'Lạy Chúa, Đấng cứu độ loài người mà lại phải trốn chạy loài
người ư?' Thấy Con mình ngay còn trứng nước đã phải tầm nã sát hại, Mẹ rầu rĩ
hiểu ngay rằng lời tiên báo của ông già Simêon đã bắt đầu thực hiện: Trẻ này sẽ
làm cớ cho người ta tranh chấp (Lc 2,34)...
"Mỗi người chúng ta hãy tự hình dung ra cuộc hành trình này đã mang lại biết bao
tân khổ cho Đức Mẹ. Đường từ Do Thái sang Ai Cập thời đó rất xa. Cùng với
Barrađa, các tác giả nhận rằng đường ấy dài 400 dặm, phải đi mất ít nhất là 30
ngày. Theo thánh Bonaventura tả, con đường ấy xuyên sâu qua rừng rậm um tùm, sạn
đá và hoang vu. Bấy giờ là mùa đông, còn phải chịu dấn mình vào tuyết sa, mưa
lạnh, gió gào qua những con đường cắt khúc và lầy lội. Mẹ Maria lúc ấy mới có 15
tuổi, là một trinh nữ mảnh khảnh yếu đuối, chưa hề quen với những nhọc nhằn ấy
bao giờ. Thánh gia lại không có người giúp việc...
"Lạy Chúa! đáng thương biết bao một người mẹ trẻ trung kiều mị dường ấy mà phải
ủ con đi trốn! 'Mà rồi, thánh Bonaventura hỏi, mà rồi lấy gì để ăn? Tìm đâu chỗ
ngủ? Túc ngụ nơi nào?' Lương thực của thánh gia trong những ngày u thảm ấy là gì
nếu không phải là vài mụn bánh khô mà thánh Giuse đã mang theo hoặc hành khất
được? Nhưng đêm đến thì biết nghỉ nơi nào, nhất là lúc băng qua một miền khoáng
dã - dài tới 200 dặm, theo nhiều tác giả - không một bóng nhà, không một lều
quán? Thánh gia phải ngủ trên cát hay dưới gốc cây trong rừng, ngay dưới trời
sương, liều rơi vào tay đạo tặc hay dã thú rất nhiều ở Ai cập...
"Tới Ai cập, thánh gia định cư trong miền Mathariê, theo ý kiến của Brocađô và
Giansêniô. Nhưng theo thánh Anselmô thì thánh gia ngụ trong thành phố Hêliopoli,
thời xưa là Memphi và ngày nay là thủ đô Le Caire. Nơi đây thánh gia đã sống một
cuộc sống vô cùng nghèo túng trong suốt thời gian lưu ngụ tại Ai cập, một thời
gian kéo dài 7 năm, như thánh Antôninh cùng với thánh Tôma và nhiều tác giả khác
quả quyết. Thánh gia hoàn toàn xa lạ, không một ai quen biết; không có một đồng
lưng vốn, tiền tài, thân thuộc; phải làm vất vả suốt ngày mới kiếm được đồng mua
ăn...
"Theo thánh Mathêu thuật, sau khi vua Hêrôđê băng hà, thiên thần lại đến thác
mộng cho thánh Giuse, đem lệnh trở về Do Thái. Suy niệm về cuộc hồi cư này,
thánh Bonaventura nhận định rằng Mẹ Maria phải khổ nhiều hơn, vì Chúa Giêsu, đã
lên 7 tuổi, phải chịu mệt nhọc vất vả trên đường về. Theo thánh tiến sĩ, 'ở vào
tuổi ấy, Chúa Giêsu đã quá lớn không thể bế được nữa, mà lại còn quá nhỏ không
đi một mình lâu được".
21- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ ba mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ ba mà Mẹ phải chịu khi lạc
mất Chúa Giêsu ba ngày như sau.
"Theo thánh Luca, chúng ta được biết hằng năm Mẹ Maria có lệ lên chiêm bái ở Đền
Thờ, vào dịp lễ Vượt Qua, cùng với thánh Giuse và Chúa Giêsu. Hồi Chúa Giêsu lên
12 tuổi, Mẹ cùng lên Đền Thờ. Nhưng lần này, Chúa Giêsu đã ở lại Gialiêm, mà Mẹ
không biết trước, ngờ rằng Chúa đi theo đoàn giáo lữ khác về rồi. Đến Nazarét,
tìm Con mà không thấy, Mẹ lập tức trở lại Gialiêm tìm, và sau đúng ba ngày mới
tìm được Chúa (Lc 2,44).
"Chúng ta thử tưởng tượng niềm đau đớn xâu xé lòng Mẹ âu sầu dường nào, suốt
trong 3 ngày Mẹ đi tìm Chúa khắp nơi. Mẹ đã hỏi thăm cùng với người Bạn Tình
trong Nhã Ca: Các bạn có gặp Đấng lòng tôi yêu mến ở đâu không? (Ct 3,4). Thương
hỡi! Con Mẹ vẫn biệt vô âm tín...
"Trong suốt ba ngày đằng đẵng, Mẹ chỉ biết khóc và đã lập lại lời thánh vương
Đavít: Ngày đêm tôi chỉ ăn có nước mắt, trong khi đó lúc nào người ta cũng bảo
tôi: Chúa ngươi đâu rồi (Ps 41,4)... Biết bao lần trong những ngày đó, Mẹ đã gửi
tới Chúa Giêsu những lời Người Bạn Thánh, mà thánh Bênađô đã áp dụng cho Mẹ: Con
ơi, bảo cho Mẹ biết Con nghỉ trưa nơi nào, để Mẹ khỏi buồn lo phấp phỏng và khỏi
đi tìm Con uổng công! (Ct 1,6)
"Nhiều tác giả quả quyết niềm đau của Mẹ lần này không những là một trong những
niềm đau lớn lao Mẹ chịu trong đời, mà lại là một niềm đau lớn lao hơn cả, cắt
xé hơn cả. Lời quả quyết ấy không phải là vô lý. Thật vậy, trước tiên, vì trong
những niềm đau khác, Mẹ còn có Chúa Giêsu ở bên Mẹ. Mẹ đã từng đau khổ vì lời
tiên tri Simêon trong Đền Thờ; từng ảo não tị nạn sang Ai cập, nhưng vẫn còn có
Chúa Giêsu. Nhưng khi thấu cảm cái đau đớn lần này, Mẹ lại không có Chúa Giêsu ở
bên, không biết Chúa ở nơi nào. Mẹ nghẹn ngào qua nước mắt: Ánh sáng mắt tôi
không còn soi tôi nữa (Ps 37,11)...
"Hơn nữa, trong khi chịu những niềm đau khác, Mẹ Maria còn nhìn thấy rõ lý do và
mục đích, tức là cứu chuộc nhân loại và làm trọn thánh ý Thiên Chúa. Nhưng lần
này, Mẹ chẳng biết tại sao Con Mẹ lìa xa. Mẹ đã âu sầu ảo não, và, theo cha
Lansperge, 'cái làm cho Mẹ khổ cực đến tột độ là: vì khiêm nhu, Mẹ đã tưởng rằng
Mẹ không còn được sống thân mật với Chúa Giêsu lâu hơn nữa, không còn được coi
giữ kho tàng qúi báu là Con Mẹ nữa'... Cha Ôrighênê viết: 'Đức Maria và thánh
Giuse đã đi tìm Chúa Giêsu với một mối e sợ Chúa đã bỏ rơi mình'. Thật vậy, đối
với một linh hồn mến yêu Thiên Chúa, thì nỗi khổ tâm nhất là sợ đã làm mất lòng
Chúa. Thế nên, trong những niềm đau khác, Mẹ Maria đã không thốt ra nửa lời phàn
nàn, mà lần này, khi gặp lại Chúa trong Đền Thờ, Mẹ đã âu yếm trách Con: Con ơi,
sao Con làm thế? Cha Con và Mẹ cay cực tìm Con biết bao đây! (Lc 2,48)...
"Tắt một lời, lưỡi gươm thứ ba này là lưỡi gươm vô cùng đau đớn cho tâm hồn Mẹ
Maria..."
22- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bốn mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bốn mà Mẹ phải chịu khi Mẹ
gặp Chúa Giêsu vác thập giá như sau.
"Thánh Gioan báo tin cho Mẹ biết Philatô, vị thẩm phán bất công, vừa lên án Chúa
Giêsu phải tử hình trên thánh giá... Thánh Gioan thưa Mẹ: 'Mẹ ôi! Con Mẹ bị xử
tử rồi. Chúa đã vác thánh giá ra khỏi dinh tổng trấn, và đang lên núi Canvê. -
Những lời đó sau này thánh Tông đồ đã viết rõ trong Phúc Âm: Chúa vác thánh giá
đi lên chỗ gọi là Canvê (Jn 19,17). - Bây giờ, Mẹ có muốn gặp để vĩnh quyết
Chúa, thì xin Mẹ ra đón Chúa ngoài phố Chúa sắp đi qua'.
"Đức Mẹ liền đi ra với thánh Gioan. Mẹ nhận ra lối Con Mẹ đi theo dấu máu Chúa
rơi lại trên đường. Mẹ đã mạc khải điều đó cho thánh nữ Brigita: 'Cứ theo dấu
máu thấm đầy trên đất, Mẹ biết là Giêsu Con Mẹ đã đi qua lối nào, vì mỗi bước
Chúa đều để rơi lại một dấu máu'. Theo thánh Bonaventura, Mẹ Maria đã theo con
đường ngắn nhất, đến đứng nơi góc phố Chúa sắp đi qua. Thánh Bênađô viết: 'Chính
nơi góc phố đó Mẹ thảm sầu gặp được Con thê thiết'. Lúc đứng lại nơi đó, Mẹ đã
nghe thấy những người Do thái không biết Mẹ nói biết bao nhiêu điều nhục mạ Con
Mẹ và lăng nhục cả Mẹ nữa!
"Nhưng kìa! Mẹ đã nhìn thấy cảnh tượng thảm thương... Hình cụ, người rao án và
những kẻ thừa hành pháp luật đã đi qua. Mẹ Maria ngước mắt lên, và Mẹ thấy gì?
Một thanh niên mình nhuộm máu, vết thương phủ kín, từ chân đến đầu, một vành gai
xiết sâu quanh trán, và trên vai, hai khúc gỗ nặng nề. Mẹ chăm chú nhìn và không
sao nhận ra đó là Con Mẹ. Có thể lúc đó Mẹ đã nói lên lời tiên tri Isaia: Chúng
tôi đã gặp Ngài, Ngài chẳng còn ra hình thù gì nữa. Chúng tôi tưởng Ngài là một
người cùi, mặt Ngài như bị bịt kín, bị dể duôi, coi Ngài như vô vị (Is 53,2).
Tuy vậy, tình yêu đã cho Mẹ nhận ra Chúa ngay: nhưng theo thánh Phêrô Alcantara,
lúc đó lòng Mẹ xao động biết bao tâm tình vừa yêu đương vừa kinh hoàng! Mẹ đã
từng khao khát gặp Con, mà bây giờ gặp lại không dám nhìn dung mạo Chúa bị tan
tác não nề như vậy.
"Nhưng rồi bốn mắt cũng giao nhau. Theo một mạc khải cho thánh nữ Brigita, Chúa
Giêsu gạt làn máu làm mờ mắt Chúa, chăm chú nhìn Mẹ và Mẹ chăm chú nhìn Con...
Thánh Anselmô viết: 'Lúc đó Mẹ Maria muốn ôm hôn Chúa Giêsu, nhưng bọn đao phủ
đã nguyền rủa đuổi Mẹ ra, và xô Chúa đi lên trước, Mẹ đành phải theo sau! Ôi lạy
Nữ Trinh, Mẹ đi đâu? Lên núi Sọ ư? Mẹ còn sức nào mà nhìn thấy Chúa là sự sống
của Mẹ bị treo trên khổ giá được? Mạng sống của Mẹ sẽ bị treo trên trước mặt Mẹ
(Dt 28,66). Chiêm niệm cảnh tượng đau thương này, thánh Laurensô Justinianô thác
lời Chúa Giêsu thưa Mẹ lúc ấy rằng: 'Thôi, dừng lại thôi, Mẹ ạ. Mẹ đến đây đã đủ
rồi. Đi với Con thì niềm đau của Mẹ lại thêm khổ cho Con, và những đau đớn của
Con sẽ làm tan nát trái tim Mẹ mất'. Nhưng dầu có đau khổ đến đâu mà được thấy
Chúa Giêsu trút hơi trên thánh giá, Mẹ cũng thắng lướt, Mẹ không muốn bỏ Chúa.
Thế là Chúa đi trước Mẹ bước theo sau".
23- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ năm mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ năm mà Mẹ phải chịu khi Mẹ
đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu để chứng kiến và hiệp thông tử giá với Con Mẹ
như sau.
"Nhưng tại sao, thánh Bonaventura lớn tiếng hỏi, tại sao, lạy Nữ Vương, tại sao
Mẹ lại đến tận núi Canvê mà xem Con Mẹ chịu chết? Mẹ lại sẽ chẳng phải bẽ mặt,
vì là mẹ kẻ tử tội, phải chuốc lấy nhục vào mình ư? Ít nhất Mẹ lại chẳng phải
kinh hoàng trước một tội ác: thụ tạo đóng đanh tử giá một Thiên Chúa hay sao? A!
thánh nhân tiếp, lúc đó Mẹ đâu có nghĩ đến những khổ thống Mẹ phải chịu, Mẹ chỉ
nghĩ đến những đau đớn phũ phàng, và cái chết của Con chí ái Mẹ mà thôi. Cho nên
Mẹ đã quyết định đích thân chứng dự bên Con Mẹ...
"Mẹ đã tả quang cảnh thảm khốc Con Mẹ chịu chết trên thánh giá cho thánh nữ
Brigita như sau: 'Lúc đó, Chúa Giêsu chí ái của Mẹ đã hoàn toàn kiệt lực. Mắt
Chúa sâu thẳm vào, nửa khép nửa mở, và mất hết thần khí. Môi Chúa xám ngắt thõng
dài và miệng há rộng. Má Chúa gầy đét dính vào tới xương hàm. Da Chúa xe thắt
làm cho mũi nhô lên mảnh khảnh. Đầu Chúa rũ xuống ngực, tóc bê bết lấm máu. Bụng
dồn hết lên ngực, tay chân cứng đơ như đã chết. Và toàn thân Chúa là một vết
thương máu chảy chan hòa'.
"Mẹ phải chứng kiến Con Mẹ hấp hối, nhưng Mẹ không sao an ủi Con Mẹ được mảy may
nào. Mẹ nghe Chúa Giêsu hổn hển kêu: 'Sitio, tôi khát', mà không làm sao dâng
lên cho Con một chút nước giãn cơn khát nấu nung. Theo thánh Vinhsơn Phêriê, Mẹ
chỉ có thể trả lời: 'Mẹ chỉ có nước mắt thôi, Con ơi!'... Đức Mẹ cũng mạc khải
cho thánh nữ Brigita: 'Bấy giờ Mẹ nghe thấy người thì coi Chúa là tên cướp,
người thì rủa Chúa là phường nghịch tặc. Họ quả quyết không ai đáng chết như
Chúa. Đối với Mẹ, hết những lăng nhục đó đều là những lưỡi gươm đau khổ mới mẻ
đâm vào lòng Mẹ'.
"Điều tăng bội sự cảm thương và đau khổ của Mẹ Maria rất nhiều là khi Mẹ nghe
thấy Chúa phàn nàn vì cả Cha cũng bỏ rơi Chúa... 'Những lời ấy không bao giờ có
thể phai mờ khỏi ký ức Mẹ suốt đời', Đức Mẹ đã nói với thánh nữ Brigita như vậy.
Mẹ thấy không một thứ đau khổ nào khoan dung với Chúa Giêsu cả. Mà muốn an ủi
Chúa một chút thì lại không làm sao an ủi được.
"Nhưng cái làm cho Mẹ phải phiền muộn hơn hết là thấy sự hiện diện và cộng khổ
của Mẹ không hề khuây sầu được Con Mẹ, mà lại chỉ làm cho Chúa thống thiết thêm
lên. Thánh Bênađô viết: 'Sự đắng cay ngập lòng Mẹ Maria đã trào lên tới Trái Tim
Chúa Giêsu'... thánh nhân lại thêm: 'Thánh Nữ Đồng Trinh đứng kề bên thánh giá,
không thốt ra nửa lời. Mẹ sống mà như chết vì không sao chết được'. Chúa Giêsu
phán với nữ chân phúc Batita Varani Camêrinh rằng trên thánh giá, Chúa rất khổ
cực vì thấy Mẹ phiền sầu ảo não, vì cảm thương Mẹ nên lúc trút hơi cuối cùng,
Chúa không nếm được một chút an ủi nào. Nữ chân phúc được nhìn thấy, qua một ánh
sáng siêu nhiên, sự đau khổ lớn lao ấy của Chúa Giêsu, đã kêu lên: 'Lạy Chúa,
thôi thôi, đừng cho con xem thấy nỗi đớn đau ấy nữa: con chết mất, không thể
chịu được'."
24- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ sáu mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ sáu mà Mẹ phải chịu khi Mẹ
ẵm thân xác Chúa Giêsu từ thập giá hạ xuống như sau.
"Vì e ngại kẻo Con Mẹ còn phải chịu nhiều nhục nhã nữa (ngoài lưỡi đòng đâm vào
cạnh sườn), Mẹ xin ông Giuse Arimathê đến xin quan Philatô cho phép tháo xác
Chúa Giêsu, để Mẹ có thể giữ được Chúa, ít là sau khi Chúa đã chết, và tránh cho
Chúa khỏi những xúc phạm khác có thể xảy ra. Ông Giuse đến dinh Tổng trấn, trình
bày với nhà cầm quyền về đau khổ và nguyện vọng của Mẹ Maria. Thánh Anselmô tin
rằng Philatô đã xúc cảm và chuẩn ý cho tháo xác Chúa vì thông cảm với mối sầu
của Mẹ.
"Thế là người ta tháo xác Chúa xuống. Ôi Mẹ chí thánh, Người Con Mẹ đã đem biết
bao yêu đương tặng cho thế giới, hôm nay thế giới trả lại cho Mẹ đây. Mẹ trả lời
cho thế giới rằng: 'Trời ôi! ngươi trả lại Con tôi cho tôi thế này đây! Con yêu
dấu tôi trước kia xinh trắng hồng hào (Ct 5,10), mà ngươi đâm chém tím bầm lại
rồi đem trả. Giớ đây con tôi cũng hồng hào, nhưng là hồng hào vì những thương
tích ngươi đánh đập. Trước kia Con tôi xinh xắn, mà bây giờ còn hình thù gì đâu;
trước kia bao tâm hồn thích thú nhìn Con tôi, mà bây giờ chẳng còn ai dám đoái
hoài nữa...
"Theo mạc khải lục của thánh nữ Brigita, lúc đó, người ta đặt ba cái thang chống
vào thánh giá để trào lên tháo xác Chúa Giêsu. Các môn đệ đã tháo hai tay trước,
rồi đến hai chân. Tác giả Mêtaphát cho ta biết các môn đệ đã trao các đanh sắt
cho Đức Mẹ. Rồi một ông nâng xác nửa trên, một ông nửa dưới mà đưa xuống khỏi
thánh giá. Theo lối tả của cha Bênađinô Busti, thì Mẹ đau khổ của chúng ta kiễng
chân lên, giơ hai cánh tay đón xác Con yêu dấu. Mẹ ôm lấy và ngồi xuống chân
thánh giá. Mẹ chăm chăm nhìn vào miệng Chúa há rộng, và đôi mắt tắt sáng; lần
lượt Mẹ nhìn lên khắp các chi thể nát nhừ và những mẩu xương chìa ngoài da của
Chúa. Mẹ tháo mạo gai và đăm đăm nhìn những dấu gai đâm lủng đầu chí thánh Chúa;
Mẹ chiêm ngắm chân tay Chúa bị khoét thủng qua, mà than rằng: 'Ôi! Con tôi ôi,
tình yêu loài người đã làm Con tan nát nhường này. Con đã làm hại gì người ta,
mà người ta hành hạ Con thế này? - Cha Bênađinô Busti thác lời Mẹ rằng: - Con là
cha của Mẹ, là anh của Mẹ, là bạn của Mẹ, là sướng vui, là vinh dự và là tất cả
của Mẹ. - Mà, giờ đây, Con ôi! hãy xem Mẹ sầu héo dường nào! Ôi! hãy nhìn Mẹ đi
nào, nhưng Con còn thấy gì được nữa. Nói lên Con ơi, nói lên một lời an ủi Mẹ
đi! Nhưng Con còn nói gì được nữa, Con đã chết rồi còn đâu'. Rồi, Mẹ nói với
hình cụ tàn bạo trong cuộc tử nạn: 'Những gai man rợ, những đanh cùng lưỡi đòng
dữ hung ác, sao lại có thể dày xé Đấng tạo thành các người thế này? Nhưng sao
tôi lại buộc tội cho gai cùng đanh vô tri vô giác? A! phải rồi, chính các tội
nhân, các ngươi mới là kẻ hành hạ Con ta'."
25- "Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bảy mà Mẹ phải chịu như thế nào?
Thánh Anphong đã diễn giải
"Vinh Quang Mẹ Maria" được đóng ấn bằng niềm đau thứ bảy mà Mẹ Maria phải chịu
khi Mẹ thấy Con bị chôn táng trong mồ đá như sau.
"Mẹ đã tiều tụy vì đau đớn như vậy lúc ôm chặt giữa đôi vòng tay thê thiết thân
xác bất động của Con Mẹ, dưới chân thánh giá. Sợ rằng Mẹ sẽ ngất đi vì niềm đau
thống thiết ấy, các môn đệ quyết định lĩnh lấy xác Chúa Giêsu khỏi tay Mẹ mà an
táng. Các ông đến tỏ một lòng kính tôn quả quyết mà xin lấy xác Chúa đang nằm
trên gối Mẹ, xức thuốc thơm và liệm vào một khăn sắm sẵn. Trên khăn liệm này,
Chúa đã muốn ghi lại hình ảnh Chúa, như ta còn thấy ngày nay ở Turinô.
"Thi thể Chúa sắp chịu táng trong mồ. Đám tang buồn thảm đã tiến lên. Các môn đệ
khiêng thi hài chí thánh; từng đoàn thiên thần từ trời xuống vây quanh; mấy
người phụ nữ đạo đức đi sau cùng và Mẹ Maria âu sầu theo xác Con tới tận mồ đá.
Lúc đến nơi, theo lời Mẹ mạc khải cho thánh nữ Brigita, Mẹ cũng muốn được chôn
sống cùng Con Mẹ. Nhưng thánh ý Chúa không muốn như vậy. Tuy nhiên, người ta vẫn
tin rằng Mẹ Maria đã theo sát thi thể rất thánh Chúa Giêsu vào tận trong mồ, mà
đặt đanh cùng vòng gai ở đấy, theo lời tác giả Barôninh. Lúc lăn đá che kín cửa
mồ, các môn đệ đến báo Mẹ rằng: 'Lạy Mẹ, bây giờ chúng con phải lấp kín phần mộ.
Xin Mẹ hãy vững lòng nhìn Con chí ái Mẹ lần sau cùng đi mà từ giã Chúa'. Bấy giờ
hẳn Mẹ đã than rằng: 'Ôi Con yêu dấu! Mẹ không còn được gặp Con nữa! Đây là lần
cuối cùng Mẹ gặp nhìn Con, xin Con đoái nhận lời Mẹ vĩnh biệt, và nhận cả tấm
lòng Mẹ để lại đây với Con trong mồ đá âm u này'... Chính Mẹ cũng phán với thánh
nữ Brigita: 'Mẹ nói rất thật rằng trong mồ vừa táng xác Con Mẹ, có hai trái tim
đặt trên một phiến đá'. Sau cùng các môn đệ lăn đá và đóng kín phần mộ thánh lấp
kín xác Chúa Giêsu, một kho tàng châu báu tuyệt vời trên trời dưới đất...
"Thánh Bonaventura tin rằng lúc sắp từ biệt mồ Chúa, Mẹ Maria đã chúc phúc cho
tấm đá che mồ. 'Hạnh phúc cho tấm đá này, giờ đây đang che kín Đấng tôi đã cưu
mang trong lòng chín tháng. Tôi chúc phúc cho đá và ghen tị với đá. Tôi xin gửi
lại đá Con tôi'. Rồi ngước mắt lên trời, Mẹ than thở: 'Lạy Cha hằng hữu, con xin
phó dâng Cha thân xác của Đấng là Con của Cha cùng là Con của con'. Giã từ Con
Mẹ và mồ đá như vậy rồi, Mẹ mới trở lại lên đường về nhà.
"... Thánh Bênađinô cho rằng bà con thân thuộc còn đến trùm trên đầu Mẹ một khăn
tang che gần hết mặt, như một quả phụ. Ngài cũng nói lúc từ mồ trở về, ngang qua
thánh giá nhuộm máu Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã ngừng lại và thờ lạy thánh giá lần
đầu tiên và là người thứ nhất thờ lạy thánh giá: 'Ôi thánh giá, tôi hôn kính lạy
thờ thánh giá. Từ nay, thánh giá không còn phải là một cây gỗ nhục nhã nữa,
thánh giá đã là ngai tòa tình yêu, là bàn thờ thương xót, được hiến tế bằng máu
Cao dương Thiên Chúa, Đấng đã chịu sát tế trên thánh giá để cứu độ trần gian'."
26- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Vô Nhiễm ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Vô Nhiễm như sau.
"Mẹ Maria không lây tội tổ là hợp quyền năng của Cha, vì Maria là Nữ tử ưu ái
của Cha; hợp với quyền năng của Con, vì Maria là Mẹ chí ái của Con; hợp với
quyền năng của Thánh Linh, vì Maria là Bạn dấu yêu của Chúa.
"Trước hết, Cha gìn giữ Mẹ Maria khỏi mắc tội tổ truyền là hoàn toàn chính
đáng... Chính Mẹ đã tuyên nhận: Mẹ đã xuất hiện từ miệng Đấng Tối Cao, Mẹ được
sinh ra trước hết mọi loài (Eccl 24,5)... Là Trưởng Nữ Thiên Chúa, nên Maria
phải là người không bao giờ chịu khuất phục quyền lực Luxiphe... Chúa đã chiếm
đoạt Mẹ từ khởi thủy chương trình của Ngài (Pr 8,22). Hơn nữa, Maria đã được tạo
dựng hoàn toàn trong ân sủng, vì Cha hằng hữu đã chỉ định Mẹ làm người tu chỉnh
thế giới đọa trầm, làm đấng trung gian mưu cuộc hoà bình giữa Thiên Chúa và nhân
loại... Thánh Bênađô, vì thế, đã nhìn nhận tầu Noe là hình ảnh Mẹ Maria. Tàu Noe
đã cung cấp cho loài người một nơi trú ẩn trong Đại hồng thủy, Maria cũng cứu
thoát chúng ta khỏi trầm nịch trong tội lệ... Đức Mẹ Maria còn được Thiên Chúa
phòng ngừa cho khỏi tội nguyên tổ, vì Chúa đã trao cho Mẹ nhiệm vụ đạp dập đầu
con rắn hoả ngục, con rắn đã lừa bịp nguyên tổ chúng ta để xô đẩy cả loài người
vào chỗ chết... Theo đó thì Maria phải là vị anh thư đến thế gian để chiến thắng
Luxiphe, nên không có lẽ Mẹ lại bị thua trận nó trước, không có lẽ nào Mẹ lại
phải rơi vào tròng nô lệ của nó...Nhưng lý do quan trọng nhất Cha hằng hữu đã
gìn giữ Ái nữ của Cha khỏi vết nhơ tội Adong, là vì Cha đã tiền định Mẹ làm Mẹ
của Con duy nhất Cha... Thế nên, Cha hằng hữu đã nói với Ái nữ của Cha đây rằng:
Người con Ta yêu dấu ở giữa các thiếu nữ Sion như bông huệ giữa bụi gai (Ct
2,2).
"Con Thiên Chúa đã chọn cho mình một người mẹ hoàn toàn xứng hợp với Thiên
Chúa... Và vì Thiên Chúa trong sạch vô cùng, chỉ một người Mẹ không hề vương lây
tì ố mới xứng hợp được với Chúa, đó là người mẹ Chúa tự nhận làm mẹ mình... Nếu
Mẹ Chúa lại mắc tội Adong, thì sao nói được là Chúa không có liên lạc gì với tội
nhân? Thánh Ambrosiô lớn tiếng: 'Không, không, nhất định Chúa Kitô đã không lấy
đất mà làm nên khí cụ ưu tuyển này để xuống ở giữa chúng ta, và làm nên đền thờ
thanh sạch của Chúa, mà là đã lấy vật liệu trên trời'... Nếu Mẹ Maria đã phôi
dựng trong tội lỗi, thì dầu Chúa Giêsu không thể vì đó mà lây vương vết nhơ tội
lỗi, nhưng cũng luôn luôn bị nhục vì đã mặc lấy một thân xác bởi thân xác trước
kia đã lây nhớp tội tình, đã là khí cụ đê mạt, và là nô lệ Satan... Thật nhục
nhã cho Chúa biết bao nếu ma qủi cũng nói được rằng: Mẹ ông chẳng phải là một
tội nhân hay sao? Bà đã chẳng sinh ra trong tội và có thời đã là nô lệ chúng ta
sao? Ta cứ giả dụ như Chúa Giêsu có nhận một phụ nữ xấu dạng, què quặt và bị qủi
ám làm mẹ đi nữa, cũng còn khả trợ hơn; nhưng nếu Mẹ Chúa lại là một người mà
linh hồn đã một thời bị tội lỗi làm hoen ố, bị Satan cai trị, thì không còn một
nhục nhã, bất xứng nào hơn: một bất xứng trái lẽ vô cùng... Đấng Tối Cao đã
thánh hoá nhà tạm của Ngài, và Thiên Chúa đã gìn giữ nhà tạm ấy ngay từ tinh
sương (Ps 45,56). Đó là lời tiên tri Đavít. Từ tinh sương, mane dilcculo, có
nghĩa là ngay từ phôi dựng, Mẹ Maria đã được thánh hoá rồi... Một lý do nữa là
Con Thiên Chúa bỏ trời xuống thế cốt để cứu chuộc Mẹ Maria trước hết... Thánh
Âutinh dạy: 'Có hai cách cứu chuộc một người: một là nâng họ dậy khỏi chốn sa
lầy, hai là phòng ngừa cho họ khỏi ngã xuống'... Phải tin Thánh Linh đã dùng một
cách thánh hoá mới mẻ mà cứu chuộc Mẹ Maria, thoạt khi Mẹ vừa được phôi dựng...
Về điểm này, Đức Hồng Y Cusa cũng viết: 'Ơn cứu chuộc áp dụng cho mọi người sau,
nhưng đã áp dụng cho Mẹ Maria trước'. Nói cách khác, đối với mọi người thì Chúa
cứu chuộc đã giải thoát họ khỏi tội sau khi họ đã vướng mắc, nhưng đối với Mẹ
Maria, thì Chúa cứu chuộc đã phòng ngừa Mẹ khỏi vương lây, vì Chúa là Con của
Mẹ.
"Chúng ta lấy một thí dụ: một nhà hoạ sĩ tuyệt luân nọ được quyền chọn một người
bạn mỹ lệ hay xấu dạng tùy ý ông hoạ lấy chân dung, hẳn ông sẽ đem hết khả năng
vẽ chân dung ấy cho tuyệt đẹp: Theo đó, ai dám bảo Thánh Linh đã không làm như
vậy đối với Đức Mẹ? Chúa có quyền toàn năng chọn một người bạn hoàn toàn mỹ lệ
khả ái, thì còn gì Chúa không thực hiện cho Mẹ? Phải rồi, những gì Chúa làm mà
hợp lẽ, Chúa đã làm rồi. Chính Chúa đã chứng thực điều đó khi tuyên nhận Mẹ Đồng
Trinh: Hỡi bạn yêu dấu, bạn hoàn toàn mỹ lệ, trong bạn không hề dây vương vết ô
tì (Ct 4,12)... Cũng chính Thánh Linh còn cho ta hiểu rằng Chúa đã tác tạo Mẹ là
Mẹ Vô Nhiễm khi phán: Em ta, bạn yêu của ta là một khu vườn rào kín, là một mạch
giếng niêm phong (Ct 4,7). Thánh Giêrônimô chú giảng: 'Maria thật là một khu
vườn rào kín, một mạch giếng niêm phong, kẻ thù địch không bao giờ được lai
vãng, và cho thù địch có âm mưu qủi quyệt đến đâu, vườn này, giếng này vẫn luôn
luôn thánh thiện cả hồn lẫn xác'. Thánh Bênađô cũng viết tương tự: 'Ôi Maria, Mẹ
là vườn rào kín, tay phá hại của tội nhân không sao bẻ được cây trồng'... Thánh
Linh còn thêm: Thiếu gì thiếu nữ, nhưng chỉ có một mình bạn là bồ câu của ta,
bạn hoàn mỹ của ta - theo bản văn Hi-bá: chỉ một mình bạn không lây vương tì
vết, một mình bạn vô nhiễm - là người duy nhất ưu ái của thân mẫu bạn (Ct
6,7)... Rất nhiều nhà thần học chủ trương rằng Mẹ Maria đã không lây vương cả
cái nợ tội, nghĩa là không có xu hướng phạm tội như chúng ta... Thật vậy, nếu ta
nhận ý kiến có thể chấp nhận này là, với tư cách nguyên tổ loài người, Adong đã
choán gồm ý chí của tất cả nhân loại trong ý chí mình, dựa theo lới thánh
Phaolô: Hết mọi người đã phạm tội nơi Adong (Rm 5,12), thì cũng phải nhận rằng
Đức Mẹ Maria không vương lây gì vào cái xu hướng phạm tội đó, cũng là có lẽ.
Thiên Chúa đã ly cách Maria vượt cao trên toàn thể nhân loại, cho đến nỗi ta
phải ngoan ngoãn tin rằng Chúa đã không đặt ý chí Mẹ Maria gồm trong ý chí
Adong...
"Về học thuyết quả quyết Mẹ không vương tội tổ, thì tôi xác nhận, và xác nhận là
một học thuyết hoàn toàn đáng được tuyên tín".
(Tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguên Tội quả thật đã được Đức Thánh Cha Piô IX
tuyên tín ngày 8-12-1858, tức là hơn 100 năm sau khi thánh nhân viết những giòng
chữ nói lên niềm xác tín này của ngài. Do đó, những gì thánh nhân viết về Mẹ Vô
Nhiễm ở đây lúc ấy mới là học thuyết, một học thuyết đã đưa đến tín điều).Õ
27-
Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Sinh Nhật Mẹ ra
sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Sinh Nhật Mẹ như sau.
"Muốn hiểu được cao độ thánh thiện của Maria ngày Mẹ vừa chào đời, ta phải suy
niệm ân sủng đầu tiên Chúa ban cho Mẹ trọng đại chừụng nào, và Mẹ đã mau mắn
trung thành với ân sủng ấy đến đâu.
"Sau mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, thì linh hồn thánh đức của Mẹ Maria là một kỳ
công vĩ đại nhất, xứng đáng nhất Đấng Toàn Năng đã thực hiện trên thế giới...
Thánh sủng đã không được ban xuống cho Mẹ từng giọt như trên các thánh, mà theo
lời tiên tri Đavít như một trận mưa rào trên một nùi lông chiên (Ps 71,6)... Do
đó, Mẹ đã nói được như lới sách Giáo Huấn: Mẹ ngự giữa đông đầy các thánh (Eccl
24,16), theo thánh Bonaventura bình giảng, nghĩa là: 'những gì các thánh lĩnh
hưởng một phần, thì Mẹ lĩnh hưởng đủ đầy sung mãn'... Ân sủng Rất Thánh Nữ Đồng
Trinh được Chúa ban từ sơ sinh không những vượt cao trên từng vị thánh, mà còn
cao vượt trên toàn thể các thánh và các thiên thần hợp một... Nếu vấn đề được
mọi người công nhận đây là thật, thì còn một vấn đề nữa, cũng rất đáng chứng
thực, đó là: ân sủng vượt cao trên ân sủng của hết các thần thánh hợp một này,
Mẹ Maria đã lĩnh nhận được ngay từ vừa phôi dựng vô nhiễm... Chúng ta có chứng
lý thứ nhất: Mẹ Maria đã được Thiên Chúa đặc tuyển làm Mẹ Ngôi Lời chí thánh.
Cha Đêni nhận định, do việc đặc tuyển này, Mẹ đã đi vào trật tự siêu việt trên
mọi thụ tạo, vì, theo cha Suarez, phẩm chức Mẹ Thiên Chúa một phần nào lệ thuộc
trật tự ơn ngôi hiệp. Như vậy, từ vừa phôi dựng, Maria đã lĩnh thụ những ân sủng
thuộc một trật tự siêu việt như ơn ngôi hiệp và cao vượt khôn sánh trên hết mọi
ân sủng Chúa ban cho hết các loài thụ tạo khác, là chính đáng lắm vậy... Theo
giáo thuyết của thánh Tôma, 'Thiên Chúa ban ân sủng cho mỗi người tương đương
với chức phận Chúa đặt định cho họ'... Do vậy, nếu Mẹ Maria được đặc tuyển làm
Mẹ Thiên Chúa, thì điều thuận tình hợp lý hoàn toàn là ngay từ ngày Mẹ đầu thai,
Thiên Chúa đã điểm trang cho Mẹ bằng một ân sủng bao la, một trật tự siêu việt
hơn ân sủng của toàn thể các thiên thần và cả loài người tập hợp, vì ân sủng đó
phải tương xứng với phẩm chức bao la và cao qúi Chúa chỉ định cho Mẹ... Chúng ta
có lý chứng thứ hai để chứng minh rằng: ngay từ phôi dựng, Mẹ Maria đã thánh
thiện hơn hết các thánh tập hợp, ấy là ngay từ phôi dựng, Mẹ đã được tuyển nhiệm
làm Nữ Trung Gian của loài người. Vậy, ngay từ phôi dựng, Mẹ cũng phải lãnh nhận
một tư bản ân sủng dư đầy hơn toàn thể nhân loại đã nhận được... Mẹ Maria là
Trung Gian ân sủng, do công đức, do thích nghi và do quyền can thiệp... Giáo Hội
cũng muốn cho chúng ta hiểu như thế khi áp dụng vào Mẹ Maria ba câu trích sách
Giáo Huấn sau đây để tôn vinh Mẹ. Câu thứ nhất là: Trong Mẹ có tất cả ân sủng
hướng đạo và chân lý (Eccl 24,25)... Câu thứ hai: Trong Mẹ có tất cả hy vọng
được sống nhân đức (cùng đoạn)... Câu thứ ba: Mẹ là Mẹ tình yêu mỹ diệu, là Mẹ
đức kính sợ, là Mẹ sự nhận thức và là Mẹ hy vọng lành thánh (Eccl 5,24)... Thánh
Lôrensô Justinianô nhận xét, 'nếu Mẹ Maria không được tràn đầy ân sủng, thì làm
sao Mẹ có thể làm thang lên thiên đàng, làm trạng sư biện hộ thế giới, làm trung
gian hoàn hảo giữa Thiên Chúa và chúng ta... Rất nhiều nhà thần học chủ trương
rằng Chúa Giêsu lập công đức cho cả các thiên thần trung thành trong ơn bền tâm.
Nếu như vậy, thì có thể nói Mẹ Maria cũng là Trung Gian của các thiên thần do
công đức tương hợp (de congruo), như Chúa Giêsu là Trung Gian của họ do công đức
tương đáng (de condigno) vì Mẹ đã cầu nguyện để Đấng Cứu Chuộc mau đến. Dầu sao
đi nữa, ta cũng phải công nhận rằng: Mẹ Maria, theo danh nghĩa thích đáng, được
đặc tuyển làm Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Mẹ cũng đã lập công để những khoảng trống bọn
ngụy thần gây ra được lấp đầy. Như vậy thì ít nhất Mẹ cũng đem công đức mà sắm
được cho các thiên thần cái vinh quang phụ tùy là thấy những đổ vỡ của loài mình
được hàn gắn...
"Từ trong thai, Maria, vì đã tràn đầy thường sủng, nên đồng thời cũng đã dùng
được lý trí hoàn toàn, kèm theo một ánh sáng chí thánh dẫn soi liên quan với ân
sủng Mẹ đã được... Do đấy, chúng ta được phép tin rằng ngay từ lúc linh hồn mỹ
lệ của Mẹ liên hợp cùng thân xác trắng trong trinh vẹn, Maria đã rạng ngời những
tia sáng của Đấng khôn ngoan chí thánh. Dưới ánh sáng này, Mẹ đã thông hiểu
những chân lý đời đời, vẻ đẹp của các nhân đức và nhất là tình thương vô cùng
của Thiên Chúa. Mẹ thâm hiểu Chúa đáng mọi người kính mến dường nào, nhất là Mẹ
phải kính mến Chúa dường nào, vì những đặc ân tuyệt vời Chúa điểm tô cho Mẹ, hơn
hết thẩy mọi loài thụ tạo: gìn giữ Mẹ khỏi nhiễm vương tội tổ, ban tràn đầy ân
sủng cho Mẹ và tôn nhiệm Mẹ làm Mẹ Chúa Cứu Thế, làm Nữ Vương vũ trụ. Cũng ngay
từ trong thai, Đức Thánh Trinh Nữ đã đem hết niềm tri ân, hết khả năng cộng tác
vào tất cả những hoạt động của ân sủng: thai nhi Maria đã hết dạ tín trung làm
nẩy thêm hoa lợi cái tư bản ân sủng bao la Chúa ban cho Mẹ... Không nhiễm lây
tội tổ truyền, nên Mẹ không hề tơ hào vương vấn trần tục, không hề xúc cảm khai
phóng, không hề lãng trí phân tâm, không hề để giác quan chống đối linh hồn, kẻo
có thể diên trì trên đường mến yêu Thiên Chúa. Hết những giác quan của Mẹ, ngược
lại, lại một niềm hòa điệu với tâm hồn để băng mình lên Chúa. Linh hồn mỹ lệ của
Mẹ, như vậy, đã thoát ly mọi chướng ngại vật, luôn tiến tới không ngừng, phóng
bay về Chúa, luôn luôn mến yêu Chúa và luôn luôn tăng trưởng trong tình mến
Chúa... Từng phút từng giây, lúc nào Mẹ cũng đem hết nghị lực, vận dụng hết mọi
khả năng trọn hảo hoá mà đáp ứng với ân sủng Chúa ban, nên mỗi hành vi của Mẹ
đều tăng nhị bội toàn thể công đức Mẹ sẵn có trước. Chạng hạn, trong giây phút
đầu tiên, Mẹ có 1000 cao độ ân sủng, thì giây phút thứ hai Mẹ được gấp lên 2000
cao độ, giây phút thứ ba 4000, thứ bốn 8000, thứ năm 16000, thứ sáu 32000. Đó là
ta mới lấy một thí dụ đến giây phút thứ sáu, Mẹ đã lên đến con số 32000 cao độ
ân sủng. Ta thử nhân gấp lên theo số phút giây trong một ngày, rồi suốt chín
tháng, thì ta sẽ thấy, khi vừa sinh vào trần gian, Mẹ đã mang theo vào biết bao
ân sủng, công đức và trọn lành... Thánh Tôma khám phá ra rằng trong Mẹ Maria có
3 đợt tràn đầy ân sủng. Đợt tràn đầy thứ 1 là tràn đầy trong linh hồn... Đợt 2 ở
trong thân xác Mẹ, để từ thân xác trinh vẹn Mẹ, Ngôi Lời mặc lấy thân xác loài
người. Đợt tràn đầy 3 là để làm lợi ích bao la cho chúng ta...".
28- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Mình ra sao?
Thánh Anphong đã diễn
giải việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Mình như sau.
"Chúng ta hãy suy niệm lễ vật Mẹ Maria tự hiến dâng trót mình cho Thiên Chúa đã
đẹp lòng Chúa dường nào, qua hai điểm: Mẹ đã mau mắn hiến dâng, không trì hoãn,
và Mẹ đã tận tuyệt hiến dâng, không dành lại phần nào.
"Từ vừa phôi dựng, Maria đã nhận biết Thiên Chúa và nhận biết hoàn toàn... Vừa
được một tia sáng đầu tiên dọi chiếu, Mẹ đã tận hiến ngay toàn thân cho Chúa,
hiến phú trót mình để mến yêu và làm vinh danh Chúa. Một thiên thần đã đến cho
thánh nữ Brigita biết điều đó và thêm rằng: 'Ngay từ vừa phôi dựng, Nữ Vương
Maria đã quyết tâm, với một tình yêu mến bao la, hiến dâng Thiên Chúa trọn tâm
tình ý hướng cho đến trọn đời. Không ai có thể hiểu được ý chí Mẹ đã nồng nhiệt
nhất tâm thuận ý với thánh ý Chúa trong mọi sự đến mức nào'... Hồi tướng
Hêliêuđô đột nhập đền thờ cướp đoạt vàng bạc gửi nơi đó, 'các trinh nữ lưu trú
tại đền thờ đã chạy tới thượng tế Onias, vì nơi thánh đã bị khinh xúc' (2 Macc
3,20). (Câu Thánh Kinh trên đã chứng tỏ các nữ trinh chưa tới tuổi lập gia đình
có thể sống ở trong đền thờ Gialiêm). Đức Maria đã biết rõ cha mẹ đã khấn hứa
gửi mình vào Đền thờ như vậy. Theo thánh Germanô, thánh Epiphan quả quyết, thoạt
vừa bắt đầu lên ba tuổi, cái tuổi còn cần phải được cha mẹ dầy công cúc dục, Mẹ
đã ước muốn được lên Đền Thờ, trịnh trọng hiến dâng mình cho Chúa. Mẹ đến thưa
cùng hai đấng sinh thành, xin các ngài đưa đi Giêrusalem để chu toàn lời khấn
hứa. Và, theo lời thánh Grêgôriô Nyxê, 'thánh nữ Anna, một bà mẹ hiền đức, đã
không ngần ngại đem con hiến dâng cho Chúa'. Thế là thánh Gioakim và Anna lên
đường, quảng đại hi hiến lên Thiên Chúa một của lễ cao qúi nhất đời. Hai ngài
thay nhau ẵm bế con yêu dấu trên đường từ Nazarét đến Giêrusalem, một lộ trình
dài từ 120 đến 130 cây số, vì Maria còn nhỏ quá không thể đi hết con đường dằng
dặc ấy... Đoàn người dừng lại trước Đền Thờ. Ấu Nữ Maria hoan hỉ quay lại song
thân, qùi gối hôn tay các ngài và xin các ngài chúc lành lần cuối cùng. Rồi Mẹ
quả quyết tiến lên không nhìn lại. Mẹ bước lên 15 cấp... Tới nơi, Mẹ trình diện
trước mặt vị Thượng Tế, vị Thượng Tế, theo thánh Germanô, không ai khác ngoài
thánh Giacaria. Mẹ giã từ thế tục, thải bỏ hết những gì thế tục hứa cho đồ đệ,
mà hiến dâng tận tuyệt cho Chúa..
"Mẹ kính cẩn qùi gối, hôn đất, thờ lạy Chúa uy linh và cảm tạ Chúa đã ban ơn đặc
biệt tuyển lựa Mẹ vào ở trong thánh cung của Chúa ngay từ bình minh cuộc đời Mẹ.
Rồi Mẹ tha thiết hiến dâng toàn thân cho Chúa, cùng với hết mọi cơ năng, mọi
giác quan, tất cả trí tuệ, tâm hồn, cũng như linh hồn và thân xác. Ngay từ lúc
đó, theo ý kiến nhiều tác giả, Mẹ đã quyết tâm tuyên khấn giữ đức đồng trinh,
'lời tuyên khấn mà, theo cha Rupertô, Mẹ là người thứ nhất đã tuyên hứa cùng
Chúa'. Và theo nhận xét của cha Bênađinô Busti, Mẹ đã hiến dâng đức trinh khiết
cho Chúa suốt đời, không hạn định thời gian để trở thành hi lễ ca tụng muôn đời.
Mẹ đã quả quyết hiến thân phụng sự Chúa trong Đền Thánh trót đời, không bao giờ
trở lui, nếu đó là thánh ý Chúa... Mẹ đã sống cuộc đời thánh thiện như thế nào
trong Đền Thờ... chính Mẹ Maria cũng đã mạc khải cho thánh nữ Isave... 'Khi song
thân Mẹ đã để Mẹ ở lại Đền Thờ, Mẹ liền quyết tâm nhận Chúa làm Cha, và thường
hỏi xem phải làm gì để đẹp lòng Chúa. Mẹ cũng tuyên khấn giữ đức đồng trinh,
không chiếm hữu vật nào ở đời, và đặt trót ý muốn vào tay Thiên Chúa'. Mẹ lại
thêm: 'Trong các giới luật Chúa truyền, giới luật mà Mẹ luôn luôn chăm chú niệm
suy là giới luật yêu mến: Hãy yêu mến Thiên Chúa. Nửa đêm, Mẹ đến trước bàn thờ
xin Chúa ban ơn chu toàn giới luật Chúa. Rồi ước mong ngày Mẹ Chúa Cứu Thế sinh
ra, Mẹ nài xin Chúa gìn giữ mắt Mẹ để được nhìn xem Mẹ Chúa, gìn giữ lưỡi Mẹ để
được ca tụng Mẹ Chúa, gìn giữ tay chân Mẹ để Mẹ được phục vụ Mẹ Chúa, và gìn giữ
gối Mẹ để được tôn thờ Con Thiên Chúa trong lòng Bà Mẹ phúc đức cao sang ấy'.
Thánh nữ Isave hỏi: 'Thưa Mẹ, Mẹ lại chẳng đã đầy ân sủng và nhân đức rồi sao?'
thì Đức Mẹ trả lời: 'Con nên biết lúc đó Mẹ nhìn nhận mình là một thụ tạo hèn
kém nhất, bất xứng nhất đối với ơn Chúa ban, cho nên không bao giờ Mẹ ngừng xin
Chúa ban ân sủng và nhân đức cho Mẹ cả... Con tưởng Mẹ đã không vất vả gì mà
được hết những ân sủng và những nhân đức đó ư? Không phải đâu, không một ân sủng
nào Chúa ban mà Mẹ không phải nỗ lực vất vả, không phải cầu nguyện thiết tha
liên lỉ, không phải ước ao nồng nhiệt và tốn nhiều nước mắt ăn năn'. Nhưng sách
Mạc Khải lục của thánh nữ Brigita mới cho ta suy hiểu nhất về những nhân đức và
những việc đạo hạnh Nữ Vương chúng ta thực hiện hồi niên ấu. Sách đó viết: 'Ngay
từ niên ấu, Maria đã được tràn đầy Thánh Linh, tuổi Mẹ càng lớn, ân sủng càng
tràn đầy trong Mẹ. Ngay từ buổi thơ niên, Mẹ đã quyết tâm tận tình yêu mến Chúa,
lời nói việc làm không tơ hào xúc phạm đến Thiên Chúa. Mẹ không hề để tâm đến
của cải trần gian, mà có gì là đem phân phát hết cho người nghèo. Mẹ ăn uống rất
mực tiết độ, chỉ dùng những gì hết sức cần thiết cho thân xác sống được mà thôi.
Đọc Thánh Kinh, khám phá ra rằng Thiên Chúa sẽ sinh ra bởi một nữ trinh để cứu
chuộc thế giới, tâm hồn Mẹ đã cháy lên một tình mến Chúa hăng nồng, chỉ những
phút giây tư tưởng đến Chúa, khát vọng một mình Chúa. Chỉ một niềm tìm duy có
Thiên Chúa làm hạnh phúc, Mẹ tránh cả nói đến song thân, e không còn tưởng nhớ
được tới Chúa nữa. Sau cùng, Mẹ ước ao được sống vào thời kỳ Chúa Cứu Thế sinh
xuống trần gian, để xin đến làm nữ tì hầu hạ Nữ Trinh phúc đức được làm Mẹ
Chúa'... Tắt một lời, Đức Nữ Trinh xuân xanh chí ái luôn luôn tiến cao trên đỉnh
trọn lành đó, chính là đối tượng hỉ hoan của Thiên Chúa, Mẹ xông hương thơm mọi
nhân đức, như cây cột khói hương Thánh Linh đã tả trong Nhã Ca: Ai kia đang từ
miền khoáng dã tiến lên như một cây cột hương trầm, mộc dược, và mọi mùi thơm
nghi ngút (Ct 3,6)... Để Mẹ được đặc tuyển, được chỉ định làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ
phải chiếm hữu một bậc trọn lành siêu việt, hoàn toàn, vượt trên bậc trọn lành
của toàn thể thụ tạo. Thánh Antoninh viết: 'Cố gắng xuất chúng nhất của ân sủng
là chuẩn bị cho một thụ tạo hoài thai Con Thiên Chúa'."
29- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Truyền Tin cho Mẹ ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Truyền Tin cho Mẹ như sau.
"Trong mầu nhiệm Nhập Thể, Maria không thể tự hạ hơn nữa: đó là điểm thứ nhất ta
sẽ suy niệm. Điểm thứ hai là Chúa đã không thể tôn vinh Mẹ cao hơn được nữa.
"Theo một mạc khải cho thánh nữ Isave, nữ tu dòng thánh Bênêđitô, lúc Đức Nữ
Trinh Maria khiêm hạ đang ở trong gian nhà nghèo khó, ước ao cho Đấng Cứu Thế
đến trần gian, và nhiệt liệt cầu xin Thiên Chúa phái Ngài xuống trần, thì Tổng
thần Gabiên mang sứ điệp trời cao đến cho Mẹ. Tổng thần vào chào Mẹ rằng: Kính
chào Trinh Nữ đầy ân sủng, Chúa ở cùng Trinh Nữ, Trinh Nữ được chúc phúc hơn mọi
người nữ (Lc 1,28). Ôi Trinh Nữ, nhân danh Thiên Chúa, tôi cúi chào Trinh Nữ.
Trinh Nữ đầy ân sủng vì lúc nào Trinh Nữ cũng đã giầu sang ân sủng vượt cao trên
hết các thánh, Chúa ở cùng Trinh Nữ, vì Trinh Nữ khiêm nhượng thẳm sâu. Trinh Nữ
có phúc hơn mọi người nữ, vì hết thảy họ hùa theo tội ác, nhưng phần Trinh Nữ,
ôi Mẹ Đấng đời đời vinh phúc, Trinh Nữ đã và sẽ được luôn luôn chúc phúc, luôn
luôn được phòng ngừa khỏi mọi vết ô tì. Trước lời chào kính ca tụng đó, Mẹ Maria
khiêm nhu đã trả lời thế nào? Mẹ không trả lời, Mẹ suy nghĩ về lời thiên thần và
sao xuyến tâm hồn... Niềm rối trí của Mẹ đó là cái rối trí của một người hoàn
toàn khiêm nhu, cái rối trí gây nên do sự giao động của những lời ca tụng không
hoà hợp với tâm tình khiêm nhượng Mẹ hằng ấp ủ... Thấy lời mình đã gieo cho Mẹ
một nỗi băn khoăn như vậy, thiên thần Gabiên vội trấn tĩnh Mẹ: hỡi Maria, đừng
sợ gì; Trinh Nữ đã được ơn nghĩa cùng Chúa. Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một
Con trai, và Trinh Nữ sẽ đặt tên cho là Giêsu (Lc 1,30)... Mẹ trả lời: Tôi đây
là nữ tì của Chúa, ngài nói sao tôi xin vâng vậy (Lc 1,38). Thật là một câu trả
lời tuyệt mỹ, tuyệt khiêm, tuyệt thông, tuyệt khéo mà dầu cả loài thiên thần và
các thánh có chung tài góp trí cũng không khám phá ra được, dầu có suy niệm tư
duy đến một triệu năm!... Hoàn toàn được ánh sáng trời cao soi chiếu, Mẹ biết
tất cả cao quang gồm chứa trong chức Mẹ Thiên Chúa... Tuy nhiên, Mẹ vẫn không
coi mình cao trọng hơn chút nào, và cũng không ngừng lại một giây phút để tự mãn
với cuộc tôn phong đó. Mẹ chỉ một mặt xác nhận lại tính cách hư vô của mình, một
mặt tôn vinh Thiên Chúa uy linh vô cùng đã tuyển Mẹ làm Mẹ, mà nhận mình bất
xứng với một danh dự cao cả nhường kia. Nhưng Mẹ lại không muốn cưỡng lại thánh
ý Chúa, vì trong khi được hỏi ý kiến như vậy Mẹ phải làm gì? Nói gì? Hoàn toàn
tự biến vào hư vô, và hoàn toàn cháy bùng một hoài bão hợp nhất mật thiết với
Chúa, Mẹ đã phó thác toàn thân cho thánh ý của Chúa chí cao. Mẹ trả lời: Con là
tôi tớ của Chúa, nhiệm vụ con là thi hành mệnh lệnh Chúa truyền... Cha Bênađinô
Busti xác nhận rằng qua câu trả lời: đây con là nữ tì Chúa, Mẹ Maria đã lập được
công trạng nhiều hơn hết thảy các thánh có thể lập được bằng hết các việc lành
của các ngài... Mẹ cũng tỏ cho thánh nữ Brigita rằng: 'Có lẽ nào Mẹ đã đáng được
làm Mẹ Chúa, nếu không phải vì Mẹ đã nhìn nhận mình là hư vô mà ăn ở khiêm
nhượng'. Trong ca vịnh rất khiêm nhu của Mẹ, Mẹ cũng hát lên rằng: 'Vì Chúa đã
đoái nhìn phận hèn nữ tì Chúa' (Lc 1,48). Thánh Laurensô Justinianô nhận xét:
'Thánh nữ Đồng Trinh đã không nói Chúa đoái nhìn sự trinh khiết, sự vô tội của
Mẹ, mà chỉ nói đoái nhìn sự khiêm hạ của Mẹ mà thôi'... Tiên tri Isaia cũng đã
nói rõ qua lời tiên báo này: Một chồi sẽ mọc lên từ gốn Jesse, và từ gốc đó sẽ
trổ một bông hoa (Is 1,11). Theo nhận xét của thánh Albêtô Cả, bông hoa chí
thánh đó là Con duy nhất của Thiên Chúa, không mọc trên ngọn cây, hay trên thân
cây Jesse, nhưng sẽ trổ lên từ gốc cây, là cốt để tỏ rõ đức khiêm nhu của Mẹ
Maria... Chính vì đức khiêm nhượng của Nữ tử ưu ái Chúa mà Chúa nói: Hãy quay
mắt con khỏi ta, vì đôi mắt của con cưỡng bách ta phải bay (Ct 6,4). Thánh Tôma
Villanova hỏi: 'Chúa bị cưỡng bách bay từ đâu, nếu không phải là từ lòng Cha
xuống lòng Mẹ?'...
"Thánh Tôma Villanova nêu lên nhận xét này: đừng ai ngạc nhiên vì các thánh ký
đã ca tụng thánh Gioan Tẩy Giả, thánh nữ Mađalena nhiều như vậy, mà lại nói rất
ít đến đặc ân của Mẹ Maria. Khi viết Chúa Giêsu sinh ra bởi Mẹ là các thánh ký
đã nói tất cả rồi. Đã gói gọn tất cả vẻ cao trọng của Mẹ vào một câu độc nhất đó
rồi, hẳn không cần gì phải diễn tả tất cả các đặc ân xuất phát từ cao quang đó
nữa... Lý do đó đã minh nhiên. Thánh Tôma đặt thành công thức như sau: Một hữu
thể càng tới gần nguyên nhân, càng tham hưởng vẻ mỹ diệu của nguyên nhân. Mà
không có thụ tạo nào tới gần Thiên Chúa bằng Mẹ Maria, khi Chúa xuống mặc nhân
tính trong lòng Mẹ. Tất nhiên, Chúa đã trào đổ trên Mẹ Maria một sung mãn ân
sủng, trọn lành và cao cả hơn hết mọi thụ tạo... Thánh Tiến sĩ thiên thần giảng:
'Đó là một hợp nhất tuyệt cao, tuyệt mật thiết mà một thụ tạo có thể kết nối
cùng Thiên Chúa'. Thánh Albêtô Cả kết luận: 'Do đấy thành ra vinh dự làm Mẹ
Thiên Chúa trực tiếp đi liền sau vinh dự làm Thiên Chúa, và, ngoại trừ trở nên
Thiên Chúa, thì Mẹ Maria không thể liên kết duy nhất với Thiên Chúa hơn được
nữa'... Thánh Bênađinô Sienna quả quyết: 'Nếu không có một ân sủng sung mãn hầu
như vô cùng nâng lên một độ ngang với Thiên Chúa, thì một phụ nữ không thể nào
hoài dựng và đản sinh Thiên Chúa được'. Ta phải kết luận với thánh Phêrô Đamian
rằng nếu Thiên Chúa hiện diện trong vạn vật theo 3 cách khác nhau, thì Chúa đã
hiện diện nơi Mẹ Maria bằng cách thứ bốn, một cách hoàn toàn đặc biệt. Ngài
viết: 'tức là cách đồng nhất, vì Chúa đã tự hoá nên một với Mẹ Maria... Thiên
Chúa đã cư ngụ trong Đức Thánh Trinh Nữ, vì đã đồng hoá cùng Trinh Nữ'... Trong
sự kết hợp với một Ngôi Thiên Chúa, thường sủng của Chúa Kitô không thể nào trọn
hảo hơn được nữa. Quyền năng của Thiên Chúa có thể tạo dựng một cái gì vĩ đại
hơn, hoàn hảo hơn ơn thường sủng ban cho Chúa Kitô, nhưng không có thể đặt Chúa
vào một trật tự nào vĩ đại hơn, hoàn hảo hơn sự hợp nhất của Chúa Kitô với Con
duy nhất của Thiên Chúa. Thánh tiến sĩ thiên thần giảng giải như thế, rồi đem áp
dụng ngay vào Đức Thánh Trinh Nữ. Ngài viết: 'Mẹ Đồng Trinh Maria, do việc được
làm Mẹ Thiên Chúa, đã chiếm hữu một tước vị gọi được là vô cùng bởi sự thiện vô
cùng là Thiên Chúa. Về phương diện này, không còn gì có thể cao cả hơn được
nữa'..."
30- Giáo Hội , mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Thăm Viếng ra sao?
Thánh Anphong đã diễn
giải việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Thăm Viếng như sau
"Trong bài diễn giảng này, chúng ta sẽ tìm hiểu Mẹ Maria là quản thủ kho ân sủng
như thế nào. Chúng ta sẽ nhìn theo hai khía cạnh. Thứ nhất: ai muốn được lĩnh
hưởng ân sủng, phải đến cầu xin nơi Mẹ. Thứ hai: ai đến cầu xin Mẹ phải tin
tưởng sẽ được lĩnh hưởng hết mọi ân sủng cầu mong.
"Mẹ vừa bước qua ngưỡng cửa và thốt lên lời chào đầu tiên, thì bà Isave đã được
đầy Chúa Thánh Thần, và một ơn thánh hoá đã giải thoát thai nhi Gioan khỏi tội
nguyên tổ. Gioan rún mừng trong thai, tỏ niềm hoan hỉ và chứng thực đã nhờ Mẹ
Maria mà nhận được ân sủng, như thánh nữ Isave đã tuyên nhận: Tiếng Nữ Trinh vừa
lọt tai tôi, thì con tội đã nhảy vui trong lòng tôi (Lc 1,44). Ân sủng Thánh
Linh dùng thánh hoá Gioan, đã nhờ Mẹ Maria mà được ban xuống cho ông... Như vậy,
hết những hiệu quả ơn Cứu Chuộc đầu tiên đều qua Mẹ Maria; Mẹ trở nên một đạo
tuyến để thông ban ân sủng cho Gioan Tẩy Giả, ban Thánh Linh cho bà Isave, ban
ơn tiên tri cho ông Giacaria, và biết bao ân sủng khác cho gia đình ông, những
ân sủng trước hết Ngôi Lời đã ban cho trái đất sau khi Nhập Thể... Do đó, các vị
Tiến sĩ và các thánh thật đã đúng lý khi tuyên tụng Mẹ Maria là báu tàng, là
người quản thủ, là đấng ban phát các ơn Chúa... Thánh Bonaventura tự hỏi thửa
ruộng Phúc Âm (Mt.13,44) nói đây, nơi chứa đựng một kho báu phải mua bằng bất cứ
giá nào, là thửa ruộng nào? Ngài lại tự đáp: 'Thửa ruộng ấy chính là Mẹ Maria,
Nữ Vương chúng ta, trong Mẹ gồm chứa báu tàng của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô,
và cùng với Chúa Giêsu Kitô, gồm chứa nguyên ủy và nguồn mạch của hết mọi ân
sủng'... Chính Mẹ Maria cũng quả quyết với ta: Trong Mẹ có mọi ân sủng để tiến
bộ và nhận chân lý (Eccl 24,25)... Chú giải lời tổng thần Gabiên chào Mẹ, thánh
Albêtô Cả đã đem ra suy niệm này: 'Không, lạy Mẹ Maria, Mẹ đã không cướp đoạt ân
sủng như Luxiphe; Mẹ đã không khánh tận ân sủng như nguyên tổ; Mẹ đã không mua
chuộc ân sủng như tên phù thủy Simon, nhưng Mẹ đã khám phá ra ân sủng vì Mẹ đã
từng ước ao tìm tòi ân sủng, Mẹ đã phát minh ra ân sủng tự tại là chính Thiên
Chúa trở nên Con Mẹ, và cùng với ân sủng tự tại ấy, Mẹ đã tìm được và nắm được
hết mọi ân sủng thụ sinh khác'... Muốn được ân sủng nào, chúng ta phải kêu cầu
đến Đấng ban phát mọi ân sủng này mới được, thánh Bênađô cam đoan rằng 'thánh ý
cao cả của Chúa tạo dựng ân sủng là chúng ta phải nhờ Mẹ Maria mới được hưởng
bất cứ ơn nào'... Nhưng muốn được Chúa ban ơn, chúng ta cần phải có lòng tin
tưởng...
"Tại sao Chúa Giêsu lại đặt vào tay Mẹ Maria tất cả kho tàng tình thương mà Chúa
muốn ban cho chúng ta, nếu không phải là để Mẹ trào đổ xuống cho các tín hữu mến
yêu, tôn kính và tin tưởng chạy đến cầu xin Mẹ? Chính Mẹ đã chẳng tuyên nhận
điều đó bằng những lời mà Giáo Hội đã áp dụng vào Mẹ trong một số lớn kính Mẹ:
Mẹ có rất nhiều tài nguyên... để làm giầu cho những ai mến Mẹ (Pr 8,17,21) đó
ư?... Mẹ Maria phán: Ai tìm được mẹ là tìm đỉược sự sống và kín múc được ơn độ
phúc trong Chúa (Pr 8,35). Phải rồi, phúc thay người nào chạy đến cùng Mẹ mà tìm
Mẹ!... Muốn biết Mẹ Maria ước muốn giúp đỡ hết thảy chúng ta như thế nào, chỉ
cần suy niệm mầu nhiệm Mẹ đi thăm bà Isave hôm nay là đủ... Ta nên lưu ý: ở đây
thánh ký đã nói Mẹ vội vã lên đường khi nói về cuộc hành trình của Mẹ Maria đi
thăm bà Isave. Mà khi Mẹ trở về, thánh ký chỉ viết: Maria ở lại nhà Isave chừng
ba tháng, rồi trở về nhà mình (Lc 1,56). Không nói Mẹ vội vã trở về nữa. Thánh
Bonaventura nêu lên câu hỏi: 'Lý do nào đã thúc bách Mẹ hối hả đi thăm nhà Gioan
Tẩy Giả, nếu không phải là đức ái thiêu đốt tâm hồn Mẹ', và giục Mẹ thi ân cho
gia đình ông? Ngày nay ở trên trời, Mẹ Maria cũng vẫn không quên cảm thương loài
người như vậy. Trái lại, đức ái của Mẹ càng lớn lao thêm, vì ở trên trời, Mẹ
nhận thấy rõ những nhu cầu của chúng ta hơn, và mủi lòng hơn trước những cảnh
huống khổ sầu của chúng ta. Cha Bênađinô Busti quả quyết rằng Đức Nữ Vương khoan
nhân của chúng ta khát vọng phung phát hồng ân cho ta hơn chúng ta khát vọng đến
lĩnh nhận, đến coi như mình bị xúc phạm nếu người ta không cầu xin ơn nào. Thánh
Bonaventura viết: 'Lạy Mẹ, không những những người lăng mạ xỉ nhục Mẹ, mà cả
những người không xin Mẹ ơn gì, cũng xúc phạm đến Mẹ nữa'. Đem ân sủng làm giầu
cho chúng ta, đó là xu hướng của bản tính Mẹ, là cần thiết của tâm hồn Mẹ... Thế
nên, nào! theo lời thánh Tông Đồ Phaolô khuyến khích, chúng ta hãy tin tưởng đến
gần toà ân sủng, để nài xin tình thương và tìm kiếm ân sủng trong thời gian
thuận lợi này (He 4,6). Thánh Albêtô Cả viết: 'Toà ân sủng đây chính là Mẹ
Maria'..."
31- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Con ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Dâng Con như sau.
"Chúng ta hãy tạm bỏ qua những suy niệm chúng ta có thể suy về vô số những mầu
nhiệm ngày lễ hôm nay khơi dậy, mà chỉ chú tâm xét xem khi hiến dâng sự sống Con
Mẹ, Mẹ Maria đã tự hiến dâng toàn thân cho Thiên Chúa bằng một hy sinh cao trọng
chứng nào. Đó là đề tài duy nhất của bài thuyết giảng hôm nay.
"Trước khi phái Con Cha đền cõi trần để mặc lấy bản tính nhân loại, Cha đã tuyển
cho Con một người Mẹ, ấy là Mẹ Maria. Cha đã không muốn Con Cha trở nên Con của
Mẹ Maria mà không được Mẹ tán thành trước rõ ràng, thì Cha cũng không muốn Chúa
Giêsu hi hiến mạng sống mà không có sự ưng thuận của Mẹ Maria, để mạng sống của
Con và tâm hồn của Mẹ được cùng sát tế trong một lễ hi sinh duy nhất. Theo thánh
Tôma, người mẹ có một quyền lợi đặc biệt trên người con. Mà Chúa Giêsu vì là
chính sự vô tội, nên không phải gánh chịu một sự trừng phạt nào vì tội riêng
mình. Vậy điều hợp lý hơn là Chúa sẽ không phải chịu chết trên thánh giá, nếu Mẹ
Maria không ưng thuận và không tự tình hiến dâng Con chịu chết. Sự ưng thuận này
Mẹ Maria đã minh nhiên phát biểu cúi đầu khi nhận nhiệm vụ làm Mẹ Chúa Cứu
Chuộc. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng muốn trong ngày Mẹ hiến dâng sự sống châu báu
Con Mẹ cho Thiên Chúa chí công, cũng tự hi hiến toàn thân Mẹ nữa. Hiểu như thế,
thánh Epiphan đã không ngần ngại xưng tụng Mẹ Maria là linh mục. Ngài viết: 'Tôi
tuyên nhận Mẹ Maria là Nữ Trinh linh mục'... Phải, Đức Thánh Trinh Nữ sẽ phải
chịu tử đạo trong tâm hồn. Chính niềm đau thương trước những thống khổ của Con
dấu yêu Mẹ sẽ làm nên lưỡi gươm xuyên lút qua trái tim Mẹ, đúng như lời tiên báo
của ông già Simêon: Một lưỡi gươm oan khổ sẽ đâm thủng trái tim Trinh Nữ' (Lc
2,35)... Chúa mạc khải cho thánh nữ Têrêsa, trong lời tiên tri Simêon: một lưỡi
gươm oan khổ sẽ xuyên thấu trái tim Trinh Nữ, Mẹ nhìn thấy rõ ràng tất cả những
hoàn cảnh đau thương đặc biệt, trong tâm hồn cũng như ngoài thân xác, sẽ dằn vặt
Giêsu chí ái của Mẹ một cách dã man. Tuy vậy, Mẹ vẫn ưng thuận tất cả, với một
tâm hồn quả cảm phi thường làm các thiên thần cũng phải kinh ngạc, Mẹ đã tuyên
đọc bản án đòi ở Mẹ như sau: 'Cứ để Con con phải chết, chết một cái chết ô nhục
dã man. Lạy Cha hằng hữu, Cha đã muốn thế, thì xin Cha cứ thi hành thánh ý Cha,
chứ đừng ý riêng con. Con xin nhất tâm thuận ý cùng Cha mà hi hiến Con yêu dấu
của Con! Con vui lòng mất sự sống để Cha được vinh hiển và trần gian được độ
phúc. Con xin hiến dâng Cha trái tim con cùng với Con con. Tùy ý Cha, Cha cứ để
mũi gươm đau khổ xuyên thấu tận trái tim con. Lạy Chúa, miễn là Chúa được vinh
danh, được đền tạ là đủ. Một lần nữa con xin rằng, xin Cha cứ thi hành thánh ý
Cha, chứ đừng ý riêng con'... Đó là lẽ tại sao trong cuộc Tử nạn, Mẹ Maria vẫn
im lặng khi Chúa Giêsu bị vu khống, bị cáo gian. Mẹ không nói nửa lời biện hộ
cho Chúa trước tổng trấn Philatô... Mẹ chỉ công khai xuất hiện đến chứng dự lễ
hi sinh cao cả... đứng bên thánh giá Chúa Giêsu (Jn 19,25)... Mẹ Maria đã hoàn
thành lễ hiến dâng Mẹ hi tế Thiên Chúa trong đền thờ như vậy đó".
32- Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu liên quan đến việc Mẹ Qua Đời ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu liên quan đến việc
Mẹ Qua Đời như sau.
"Cái chết là hình phạt của tội lỗi. Theo đó thì Mẹ Maria vô nhiễm chí thánh rất
có thể không bị lâm vào số phận chung của con cái Ađam, những người đã lây nọc
độc tội lỗi, nghĩa là rất có thể Mẹ không phải chết. Tuy nhiên, Mẹ Maria vẫn
chịu chết như mọi người. A! đó là vì Chúa muốn cho Mẹ được hoàn toàn tương tự
như Con Mẹ: Chúa Giêsu đã chịu chết, thì Mẹ Maria cũng chịu chết nữa mới là hợp
lẽ... Cho nên Mẹ Maria đã phải chết, nhưng chết bằng một cái chết êm dịu hạnh
phúc chí linh. Chúng ta hãy suy niệm cái chết của Mẹ Maria qúi báu chừng nào:
thứ nhất vì ân sủng kèm theo cái chết ấy; thứ hai vì cách thức cái chết ấy đến
ngắt lấy Mẹ.
"... Đức Thánh Trinh Nữ chết như Mẹ đã từng sống, nghĩa là hoàn toàn dứt bỏ của
đời; Mẹ chết với một lương tâm bình lặng yên hàn; Mẹ chết với một ý thức quyết
chắc được vinh hiển đời đời... Mẹ Maria đã luôn luôn sống xa lìa của cải trần
gian mà hợp nhất với một mình Thiên Chúa, nên cái chết không hề làm cho Mẹ phải
cay đắng, mà lại làm cho Mẹ cảm thấy dịu ngọt qúi báu vô cùng, vì cái chết đó sẽ
liên kết Mẹ mật thiết hơn với Thiên Chúa trên nơi vĩnh phúc... Đức Thánh Nữ
Trinh Maria nhất định không thể phải u sầu vì một cắn rứt nào của lương tâm, lúc
Mẹ hòng giã thế... Nói cho gọn một lời, Mẹ chỉ hô hấp vì Chúa, không rời một
bước, không bỏ một giây xa lìa tình yêu chí thánh. A! nhất định rằng trong giờ
Mẹ lâm chung, hết các nhân đức mỹ diệu Mẹ đã thực hành trong trót cuộc đời đó,
đã đến đoàn đoàn lớp lớp xếp vòng quanh giường Mẹ... Đứng trước cái chết Mẹ
khoái thú dường nào, vì Mẹ ý thức rõ ràng, rất rõ ràng rằng Mẹ được sống thân
tình chí thiết cùng Chúa, nhất là ngày Sứ thần Chúa sai đến đã tuyên dương Mẹ là
đầy ân sủng, là Mẹ được Chúa ở cùng... Mẹ đã sống hoàn toàn thiêu hóa vì tình
yêu Chúa, thì Mẹ cũng chết hoàn toàn vì tình yêu mến Chúa hóa thiêu. Tình yêu
Chúa đã ban sự sống cho Mẹ, thì cũng tình yêu Chúa ngắt lấy sự sống của Mẹ. Thật
vậy, ý kiến chung của các nhà Tiến sĩ, các thánh Giáo Phụ, là Mẹ Maria đã chết
vì yêu mến Chúa. Thánh Iđêphong viết: 'Hoặc Mẹ không chết, hoặc Mẹ chết vì yêu
mà thôi'.
"Cái chết phúc đức của Mẹ Maria đã xảy ra thế nào. Sau khi Chúa Giêsu đã về
trời, Mẹ Maria còn ở lại trần gian để săn sóc đến công cuộc truyền bá đức tin.
Các môn đệ Chúa thảy đều nương nhờ ở Mẹ hồi đó. Mẹ giải đáp những mối thắc mắc
họ nghi ngờ, Mẹ đỡ nâng họ trong cuộc bị truy nã, Mẹ phấn khởi họ tận tâm tất
lực với vinh danh Chúa và phần rỗi các linh hồn. Thật, Mẹ sẵn sàng kéo dài mãi
cuộc đời trầm ải ở trần gian, nếu biết rõ Chúa muốn như vậy để tăng gia lợi ích
cho Giáo Hội. Nhưng không có mãnh lực nào có thể gột xóa khỏi tâm hồn Mẹ nỗi sầu
buồn Mẹ cảm thấy khi phải xa mặt Con chí ái của Mẹ đã lên trời... Mẹ Maria chỉ
có một nguyện vọng khát khao yêu mến Chúa Giêsu, báu tàng duy nhất của lòng Mẹ,
mà nay Chúa Giêsu đã về trời, thì toàn thể tâm hồn Mẹ cũng hướng về trời, tất cả
những nguyện vọng của Mẹ đều giáng thẳng về trời bên Con Mẹ... Thực ra, trong
niềm đau đớn mà tâm hồn Từ Mẫu của Mẹ cảm thấy vì cuộc phân ly não nề này, Mẹ
Maria vẫn tìm thấy một an ủi khi nhìn lại những nơi Con Mẹ đã từng đặt chân tới
trong cuộc ký thế... Nhưng Mẹ vẫn uổng công tìm cách tỉnh giảm nỗi đau sầu Mẹ
cảm nghiệm trong cuộc đời lưu đầy khắc bạc, không sao nếm được một chút yên hàn
toàn vẹn ở đời này. Thế nên ngày đêm Mẹ hướng những ước mơ về Chúa... Theo các
tác giả Cêđrênô, Nicêphô, và Mêtaphát, ít ngày trước khi Đức Mẹ lìa trần, Chúa
đã phái Tổng thần Gabiên đến báo tin cho Mẹ... Sau khi đã nhận tin mừng rất dịu
lòng đó, Mẹ báo lại cho thánh Gioan... Rồi Mẹ Maria đi kính viếng lần cuối cùng
những nơi thánh ở Gialiêm, nhất là núi Canvê... Sau đó, Mẹ lui vào căn nhà nhỏ
nghèo của Mẹ để dọn mình ra khỏi trần gian... Nhiều tác giả, như thánh Anrê
Crêta, thánh Gioan Đama, Euthymi, ghi lại rằng Chúa quyền năng đã làm một phép
lạ đưa các tông đồ và một số môn đệ đang tản mát khắp nơi trên thế giới hồi đó
về tụ họp bên Đức Thánh Trinh Nữ... Từng cơ đội thiên thần nối theo nhau đã
đến... Thánh nữ Isave được mạc khải rằng lúc ấy Chúa Giêsu xuất hiện mang theo
cả thánh giá trong tay... Theo mạc khải cho thánh nữ Brigita, một ánh sáng lộng
lẫy tỏa chiếu khắp phòng... Mẹ Maria nhìn quanh khắp lượt, để nói với từng người
lời vĩnh quyết: 'Các con Mẹ! Mẹ chúc lành cho các con. Đừng sợ Mẹ quên các con
bao giờ'... Và giữa những khát vọng yêu đương, Mẹ thở lên một nhịp tình yêu mãnh
liệt, rồi ngừng tắt. Thế là linh hồn cao cả của Mẹ, như một bồ câu xinh đẹp,
vươn cánh bay lên trời..."
33-
Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu (liên
quan đến việc Mẹ được tôn làm Nữ Vương) ra sao?
Thánh Anphong đã diễn giải
việc Giáo Hội mừng "Vinh Quang Mẹ Maria" qua lễ Mẹ Mông Triệu liên quan đến việc
Mẹ được tôn làm Nữ Vương như sau.
"Hôm nay Mẹ Maria về trời để được tôn phong làm Nữ Vương thiên quốc... Và để sự
tôn phong của Mẹ càng làm chúng ta vui mừng, chúng ta hãy suy niệm: thứ nhất,
cuộc khải hoàn của Mẹ Maria ngày được Mông Triệu thăng thiên vinh hiển chừng
nào; và thứ hai, ngai toà Chúa tôn triệu Mẹ lên cao cả chừng nào.
"... Thánh Anselmô quả quyết: 'Chúa Cứu Chuộc bỏ đất về trời trước Mẹ Đồng
Trinh, không cốt để chuẩn bị ngai toà cho Mẹ thôi, mà còn có một dụng ý rất xứng
với tâm hồn Chúa, là để hướng dẫn triều đình thiên quốc xuống đón rước Mẹ, để
cuộc vào trời của Mẹ càng thêm vinh hiển'. Suy niệm điều đó, thánh Phêrô Đamian
đã viết: 'Nếu suy niệm vẻ huy hoàng của ngày Mẹ Maria Mông Triệu, ta sẽ thấy vẻ
huy hoàng đó lộng lẫy hơn cuộc Thăng Thiên của Chúa Giêsu. Thật vậy, trong cuộc
cung nghinh Chúa về trời, chỉ có các thiên thần xuống đón Chúa; nhưng khi Mẹ
Maria mông triệu thăng thiên, còn có cả Chúa của muôn vinh quang và toàn thể các
thiên thần và các thánh tháp tùng'. Cha Guêricô thác lời Chúa Giêsu về điểm này
rằng: 'Để kính tôn Cha ta, ta đã bỏ trời xuống đất, nhưng để kính tôn Mẹ ta, ta
đã lên trời, để có thể đến đón gặp và đích thân rước Mẹ vào thiên đàng'... Và Mẹ
Maria đã vào quê hương hạnh phúc. Cha Ôrighênê viết: 'nhìn thấy biết bao lộng
lẫy huy hoàng, các thiên thần chỉ còn biết reo lên một tiếng hân hoan'. Các
thiên thần ứng trực ghé hỏi các thiên thần theo hầu giá ngự: Nữ nhân ấy là ai
đấy? Thụ tạo nào mà đang hớn hở tiến lên từ sa mạc trần gian... đang dựa trên
Chúa chí yêu (Ct 8,5) mà vào thiên quốc đó? Chúa cũng tổ chức một cuộc đại lễ
tưng bừng kính tôn và thân đến hướng dẫn vào trời đó? Các thiên thần hầu loan
trả lời: Đấy chính là Hoàng Thái Hậu của Hoàng Đế chúng ta, là Nữ Vương chúng
ta... Và toàn thể các thần trời, cùng chung tiếng chúc tụng kính mừng Mẹ...: Mẹ
là vinh quang của Gialiêm, Mẹ là hoan hỉ của Ích Diên, Mẹ là vinh dự của dân tộc
chúng con (Jd 15,10)... Toàn thể các thánh lúc ấy đang hưởng phúc thiên đàng
cũng ra chúc tụng và chào kính Mẹ Maria là Nữ Vương mình. Trước hết là các thánh
Đồng Trinh... Rồi đến các thánh Hiển tu... Các thánh Tử đạo... Một thánh tông đồ
duy nhất đó là thánh Giacôbê Lão... Các thánh Tiên tri... Các thánh Tổ phụ...
Các thánh thân thiết (Simêon, Giacaria và Isave, Gioan Tẩy Giả, Gioakim và Anna,
thánh Giuse)... Lúc đó toàn thể thiên thần cũng đến chào mừng Mẹ... Tuy nhiên,
Đức Nữ Trinh thánh thiện khiêm nhu đã qùi gối lạy thờ Thiên Chúa uy nghi. Hoàn
toàn chìm thẳm xuống nhận mình là hư vô, Mẹ cảm tạ Chúa về hết mọi ơn lành nhân
từ Chúa đã ban cho Mẹ, nhất là đã tuyển chọn Mẹ làm Mẹ Ngôi Hai đời đời... Tôn
phong Mẹ, Chúa Cha trao sang Mẹ quyền năng, Chúa Con tặng Mẹ thượng trí, và Chúa
Thánh Linh chuyển thông đức ái cho Mẹ. Cả Ba Ngôi cùng đặt Mẹ lên ngai tòa bên
hữu Chúa Giêsu...
"Ta xác nhận lại rằng Thiên Chúa tưởng thưởng cân xứng với công trạng, như thánh
Phaolô đã tuyên ngôn: Chúa sẽ trả cho mỗi người tùy công trạng họ lập (Rm 11,6).
Vậy nếu công trạng Mẹ Maria lập đã vượt trên công trạng của cả nhân loại và thần
loại, thì tất nhiên Mẹ cũng vượt cao trên cả loài người và thiên thần trong ân
thưởng cao vinh. Đó chính là lối lập luận của thánh Tôma... Tắt một lời, theo
thánh Bênađô, 'mức độ ân sủng Mẹ được ở trần gian vượt cao hơn vạn vật bao
nhiêu, thì ở trên trời, mực độ vinh quang Mẹ được tôn phong cũng cao vượt hơn
muôn loài bấy nhiêu'... Ta cũng phải luôn luôn xác nhận rằng, nếu đã mến yêu
phụng sự Chúa với một niềm trung tín lớn hơn, thì hẳn các thánh đã được một vinh
hiển xứng với niềm trung tín ấy hơn. Nên các thánh không còn khát vọng gì hơn
hạnh phúc đã được thật, nhưng vẫn có thể còn một cái gì phải khát khao hơn
nữa... Trên thiên đàng, Mẹ nói rất đúng được rằng: Lạy Chúa, nếu con đã không
yêu mến Chúa được như Chúa đáng yêu mến, thì ít là con đã mến yêu Chúa bao nhiêu
con có thể mến yêu... Cùng với thánh Bênađô, thánh Bênađinô Sienna viết: 'Các
thánh thông dự vào phần nào vào vinh quang Thiên Chúa, nhưng Mẹ Maria đã được
vinh quang ấy bao phủ, đã vào sâu trong vinh quang ấy, đến nỗi một thụ tạo không
còn khả năng nào để kết hợp mật thiết hơn nữa với Thiên Chúa. Không còn tan biến
hơn được nữa trong ánh sáng không thấu của Thiên Chúa toàn năng'... Thánh Phêrô
Đamian xác nhận rằng sau hạnh phúc được chiêm ngưỡng Thiên Chúa, thì hạnh phúc
lớn nhất của các người tuyển phúc là được nhìn ngắm vẻ mỹ lệ của Nữ vương thiên
đàng..."