Nhập Đề
Phụng Vụ Lời Chúa
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Thực Tại Lời Chúa:
Mạc Khải
"Tự bản chất, Lời
Chúa là ngôn từ, là đối thoại và là truyền đạt.
Người đến để phục hồi sự
truyền đạt và những liên hệ giữa Thiên Chúa
với nhân loại, cũng như giữa người với
nhau" (số 71). Đó là lời của Đức Thánh
Cha Gioan-Phaolô II trong tông huấn "Ecclesia In Africa" (EIA)
về Giáo Hội Phi Châu, ban hành ngày
Chính v́ Lời Chúa "là thần
linh và là sự sống" mà trên đời này không có ǵ toàn
chân, toàn thiện, toàn mỹ và toàn năng bằng Lời Chúa.
Đến nỗi, nếu mọi sự nhờ Lời Chúa
mà có (x.Wis.9:1' Heb.11:3), mọi sự cũng phải nên
trọn theo Lời Chúa và trong Lời Chúa. "Người
ta sống không nguyên bởi bánh song c̣n bởi mọi lời
phán ra từ miệng Thiên Chúa" (Mt.4:4' Dt.8:3) là thế. V́
"chính thần linh mới làm cho sống, chứ xác
thịt th́ chẳng có ích ǵ" (Jn.6:63).
Như thế, theo bản chất
của ḿnh, Lời Chúa chẳng những "là thần linh
và là sự sống", trong thực tế, Lời Chúa c̣n
"là Đường Lối, là Sự Thật và là Sự
Sống" (Jn.14:6) nữa.
Trước hết, Lời Chúa
"là Đường Lối": Bởi v́ "Lời đă
hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, và chúng ta đă
được thấy vinh hiển của Người:
vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ
Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14).
Sau nữa, Lời Chúa "là
Sự Thật": Bởi v́ "Lời ở nơi Thiên
Chúa" (Jn.1:1) cũng là "Con Thiên Chúa hằng ở
nơi Cha đă tỏ Cha ra" (Jn.1:18), như tỏ ra
"tất cả sự thật" (Jn.16:13) về Thiên Chúa,
để chính sự thật này "sẽ giải
phóng" (Jn.8:32) con người.
Sau hết, Lời Chúa "là
Sự Sống": Bởi v́ "Lời chính là Thiên Chúa"
(Jn.1:2), cho nên "những ǵ hiện hữu trong Người
đều có sự sống" (Jn.1:4), và cũng "bởi
hạt giống không hư nát là lời hằng sống
vững bền của Thiên Chúa" (1Pt.1:23) mà con người
đă được và mới được "tái
sinh".
Nếu Lời Chúa "là Đường
Lối, là Sự Thật và là Sự Sống" như
thế, th́ Chúa Kitô chính là Lời Chúa trực tiếp
"nói với chúng ta trong thời sau hết này"
(Heb.1:2). Bởi thế, theo thân mệnh của ḿnh, Chúa Kitô
chính là tất cả mạc khải của Thiên Chúa, đến
nỗi, như Người đă khẳng định và
minh định "nếu các con thật sự biết
Thày th́ các con cũng biết cả Cha Thày nữa"
(Jn.14:7).
Cũng trong tông huấn về Giáo
Hội Phi Châu, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng đă
minh nhiên xác nhận: "Lời mà Giáo Hội công bố đích
thực là Lời Chúa làm người, Đấng là chính chủ
đề và là đối tượng của lời này.
Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô" (EIA số 60)
Chủ Đề Lời
Chúa: Chúa Kitô
V́ thật sự là Lời Chúa, Chúa
Kitô đúng "là Đường Lối, là Sự Thật
và là Sự Sống" (Jn.14:6). Chúa Kitô "là Đường
Lối" v́ Người là Con Người' Chúa Kitô "là
Sự Thật" v́ Người là Con Thiên Chúa' Chúa Kitô
"là Sự Sống" v́ Người là chính Thiên Chúa.
Trước hết, Chúa Kitô "là
Đường Lối" v́ Người là Con Người.
Ở chỗ, "chỉ có một trung gian duy nhất
giữa Thiên Chúa và nhân loại, đó là con người Giêsu
Kitô" (1Tim.2:5). Nhờ "con người Giêsu Kitô"
này, tức nhờ "Lời hóa thành nhục thể và ở
giữa chúng ta" (Jn.1:14), mà Thiên Chúa đă có thể đến
với nhân loại, đồng thời nhân loại cũng
có thể qua Người mà đến cùng Thiên Chúa.
Sau nữa, Chúa Kitô "là Sự
Thật" v́ Người là Con Thiên Chúa. Ở chỗ, như
viên đại đội trưởng Rôma và thuộc
hạ của ông, khi chứng kiến cảnh trời đất
lúc Chúa Kitô tắt thở trên thập giá, đă phải kêu
lên: "Rơ ràng con người này là Con Thiên Chúa" (Mt.27:54),
đúng như lời Người nói tiên tri về ḿnh:
"Khi nào các người treo Con Người lên, các người
sẽ nhận ra Ta Là" (Jn.8:28).
Sau hết, Chúa Kitô "là Sự
Sống" v́ Người là chính Thiên Chúa. Ở chỗ, như
tông đồ Tôma đă phải kêu lên để tuyên xưng
trước thực tại "Thày là sự sống
lại và là sự sống" (Jn.11:25) mà ngài được
chứng dự: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi"
(Jn.20:28).
Chính v́ Chúa Kitô "là Đường
Lối, là Sự Thật và là Sự Sống" như
thế mà Đạo của Người (Kitô giáo) mới là
Đạo thật.
Đạo Chúa Kitô là Đạo
thật v́ Người chính là Đạo (Đường
Lối). Chúa Kitô là Đạo ở chỗ Người
"là Đấng phải đến" (Mt.11:3), Đấng
đă ứng nghiệm tất cả những lời Sách
Thánh (Cựu Ước) của Dân Do Thái (x.Jn.5:39-40'
Mk.14:48-49' Lk.24:44) nói về Người. Và v́ Người
thực sự "là Đấng phải đến" mà
Sách Thánh của Dân Do Thái mới có tính "mạc
khải", tức có tính cách "thần linh và sự
sống".
Đạo của Chúa Kitô là Đạo
thật, v́ Người "là Sự Thật". Nếu qủa
thật "Người là Đấng phải đến",
tức là "Đấng Thiên Sai" (Jn.1:41' Mt.16:16),
"là Con Thiên Chúa" (Mt.16:16' Jn.11:27), th́ tất cả
những ǵ Người dạy đều là "mạc
khải" (Jn.1:18), do đó đều là những điều
vô cùng toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ (khôn ngoan), không bao giờ
sai lầm, không bao giờ lỗi thời, không bao giờ có
hại, đến nỗi, nếu con người không
chấp nhận và không làm theo, ho sẽ không thể nào đạt
được cùng đích tối hậu của ḿnh là
"đến cùng Cha" (Jn.14:6), như tận thâm tâm mỗi
người đều cảm nghiệm thấy.
Thực tế hiển nhiên cũng
đă phản ảnh cảm nghiệm nội tâm này nơi
con người. Ở chỗ, nếu chính Kitô giáo, một Đạo
tỏ cho con người biết "Thiên Chúa là t́nh yêu"
(1Jn.4:8,16'x.Jn.17:23,15:9) và dạy sống theo tinh thần yêu
thương trọn hảo với nhau (x.Jn.13:34,15:12-13'
Mt.5:43-48), đă văn minh hóa Âu Châu nói riêng, và từ đó cũng
đă văn minh cả thế giới nói chung theo
"văn minh yêu thương" (ĐTC Phaolô VI) thế
nào, th́ càng xa rời hay ruồng bỏ tinh thần này, theo
trào lưu cá nhân chủ nghĩa và khuynh hướng hưởng
thụ hiện nay, qua trào lưu ly dị và phá thai được
hợp pháp hóa, đặc biệt ở Âu Mỹ, con người
càng "đi vào ... cửa rộng dẫn đến
diệt vong" (Mt.7:13).
Đạo của Chúa Kitô là Đạo
thật, v́ Người "là Sự Sống". Bởi
tất cả những ǵ Chúa Kitô "là Đấng phải
đến", "là Con Thiên Chúa" dạy có tính cách
"mạc khải" (Mt.11:25,27) vô cùng toàn chân, toàn
thiện và toàn mỹ như thế, mà tự con người
sẽ không thể nào "chấp nhận" (Jn.1:12) được,
nếu họ không "được tái sinh bởi trên
cao" (Jn.3:3), bởi chính Đấng chẳng
những "đầy chân lư" mà c̣n "đầy ân sủng"
(Jn.1:14) nữa, đó là Chúa Kitô, "Lời đă hóa thành nhục
thể", đúng như Người đă minh định:
"Không ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha, Đấng
sai Ta, không dẫn đưa họ" (Jn.6:44), hay "không
ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha Ta không ban phép"
(Jn.6:65). Chính điều này càng chứng tỏ giáo
thuyết của Chúa Kitô là những ǵ được
"mạc khải", có tính cách "thần linh và
sự sống".
Hiện tượng càng tục hóa
khi con người càng văn minh ngày nay, nhất là tại Âu
Châu, nơi phát xuất và lan truyền văn minh Kitô giáo cho
thế giới, không phải là v́ tính cách "mạc
khải" quá cao siêu của Lời Chúa, hơn là v́ con người
thiếu ơn Chúa để có thể tin được
"những sự trên trời" (Jn.3:12) và thi hành được
"những sự dưới đất" (Jn.3:12) như
Chúa dạy. Để rồi, một khi con người
Kitô hữu đă cảm thấy "những lời đó
chói tai ai nghe cho được" (Jn.6:60), cuộc
sống của họ, theo đà văn minh thực
nghiệm và vật chất, sẽ dần dần ĺa bỏ
Đấng "có lời ban sự sống đời đời"
(Jn.6:68), mà sống theo "văn hóa sự chết" (ĐTC
Gioan-Phaolô II), kết cục là họ sẽ càng chối Đạo,
bỏ Đạo, phản Đạo và phá Đạo, đúng
như những ǵ đang xẩy ra trong ḷng Giáo Hội,
nhất là kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II đến
nay. Thế nhưng, việc ǵ con người không làm được
th́ Thiên Chúa sẽ làm được (x.Lk.1:37'Mt.19:26), v́ Ngài
chính "là sự sống lại và là sự sống"
(Jn.11:25).
Nội Dung Lời Chúa:
Sự Sống
"Tuy nhiên, không phải chỉ
sau khi sống lại từ trong kẻ chết, Chúa Kitô mới
thực sự 'là Sự Sống'. Là Con Thiên Chúa, 'Lời hoá
thành nhục thể', tự bản tính, Người
vốn 'là Sự Sống', một Sự Sống đă
tỏ hiện cho con người và con người đă
thực nghiệm được Sự Sống này:
"Sự Sống đă tỏ hiện cho con người:
'Sống đây là sáng chiếu soi con người' (Jn.1:4). Và
"Con người đă thực nghiệm được
Sự Sống: 'Đây là điều chúng tôi công bố cho
anh em: Điều đă có ngay từ ban đầu, điều
chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă tận mắt
thấy, điều chúng tôi đă chứng kiến và tay chúng
tôi đă chạm tới, chúng tôi muốn nói về Lời
Sự Sống. (Sự Sống này đă trở nên hữu
h́nh' chúng tôi đă được thấy và làm chứng, nay
công bố cho anh em sự sống đời đời
hằng có ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho
chúng ta' (1Jn.1:1-2).
"Thật vậy, Sự
Sống đă tỏ hiện cho nhân loại, 'đă trở
nên hữu h́nh cho chúng ta', nơi Thánh Thể của Chúa Kitô,
nơi Lời Nói của Chúa Kitô và nơi Bản Thân của
Chúa Kitô. Sự Sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng
ta nơi Thánh Thể của Chúa Kitô: 'Ta chính là Bánh Hằng
Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ
sống đời đời' Bánh Ta sẽ ban là Thịt Ta
cho thế gian được sống' (Jn.6:48). Sự
Sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta nơi Lời
Nói của Chúa Kitô: 'Những Lời Ta nói với các con là
Thần Linh và là Sự Sống' (Jn.6:63). Sự Sống đă
trở nên hữu h́nh cho chúng ta nơi Bản Thân của Chúa
Kitô: 'Ta là Ánh Sáng thế gian, ai theo Ta sẽ được Ánh
Sáng ban sự sống' (Jn.8:12).
"Sự Sống đă tỏ
hiện cho chúng ta này không phải chỉ để cho nhân
loại chúng ta được chứng kiến, được
chiêm ngưỡng, mà là để cho chúng ta được
chia sẻ với Sự Sống này, được
sống chính Sự Sống này nữa:
- 'Con Người đến không phải để cho người
ta phục dịch mà là để phục vụ, để
hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người'
(Mt.20:28)'
- 'Ta là mục tử tốt lành' người mục tử
tốt lành bỏ sự sống ḿnh v́ chiên' (Jn.10:11)' 'Điều
chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi lại công bố
cho anh em, để anh em được chia sẻ Sự
Sống với chúng tôi' (1Jn.1:3).
"Như thế, mối tương
giao và sự liên kết của Chúa Kitô 'là Đường
Lối, là Sự Thật và là Sự Sống' có thể được
tóm gọn như sau: Chúa Kitô 'là Đường Lối', khi
Người 'là Sự Sống' 'đă trở nên hữu h́nh
cho chúng ta', qua mầu nhiệm Nhập Thể của Người,
mầu nhiệm Sự Sống tỏ ḿnh ra cho nhân loại được
chiêm ngưỡng. Chúa Kitô 'là Sự Thật', khi Người
'là Sự Sống' 'bỏ mạng sống v́ chiên', qua
mầu nhiệm Tử Giá của Người, mầu
nhiệm Sự Sống chia sẻ cho nhân loại được
thông phần. Chúa Kitô 'là Sự Sống', khi Người
'bỏ sự sống ḿnh đi rồi lấy lại'
(Jn.10:17-18), qua mầu nhiệm Phục Sinh của Người,
mầu nhiệm Sự Sống toàn thắng sự chết
nơi con người".
("Mầu Nhiệm Kitô
Hữu",
Cao Tấn Tĩnh, Cao-Bùi 1994, trang
79-82)
Hiện Thực Lời Chúa:
Phụng Vụ
Như nhận định ở
trang 9 trong bài Nhập Đề này th́ "Chúa Kitô chính là Lời
Chúa trực tiếp 'nói với chúng ta trong thời sau
hết này' (Heb.1:2). Bởi thế, theo thân mệnh của
ḿnh, Chúa Kitô cũng chính là tất cả mạc khải của
Thiên Chúa". Vậy nếu Thiên Chúa đă nói hết
những ǵ Ngài muốn nói qua Chúa Kitô, tức Thiên Chúa đă
mạc khải "tất cả sự thật"
(Jn.16:13) nơi Chúa Kitô rồi, Thiên Chúa sẽ không nói thêm ǵ
nữa, tức không c̣n một mạc khải thật
sự nào nữa. Cũng thế, theo lịch sử,
"mầu nhiệm Sự Sống" được
thể hiện qua các biến cố của cuộc đời
Chúa Kitô nơi mầu nhiệm nhập thể, tử
nạn và phục sinh, đă được hoàn tất
"một lần cho măi măi" (Heb.7:27).
Thế nhưng, trong phụng vụ
Thánh Lễ và Bí Tích, "mầu nhiệm Sự
Sống" này vẫn luôn hiện thực, vẫn được
tái diễn và tiếp diễn cho đến tận thế.
Bởi v́, như đă nói ở phần đầu của
Bài Nhập Đề này, "bản chất của Lời
Chúa 'là Thần Linh và là Sự Sống'". Bằng không, lời
Chúa Kitô truyền chức linh mục cho các tông đồ
trong bữa tiệc ly: "Các con hăy làm việc này mà nhớ
đến Thày" (Lk.22:19), và lời của Người
truyền phép Thánh Thể: "Này là Ḿnh Ta" và "Này là
chén tân ước trong Máu Ta" (Lk.22:19-20) sẽ không có tác
dụng và thần hiệu ǵ hết.
Đúng thế, chính v́ và chính nhờ
tác dụng của Lời Chúa "là Thần Linh và là Sự
Sống" mà Chúa Kitô mới ở lại với Giáo Hội
cho đến tận thế, đặc biệt qua
quyền chức linh mục thừa tác cũng như qua
việc Người hiện diện nơi Bí Tích Thánh
Thể. Nếu Chúa Kitô thực sự hiện diện trong
Bí Tích Thánh Thể, và lời truyền phép Thánh Thể có tác
dụng biến thể Bánh và Rượu nên Ḿnh Thánh và Máu
Thánh của Người, th́ "mầu nhiệm Sự
Sống", cũng là "mầu nhiệm Chúa Kitô"
(Eph.3:4), vẫn hiện thực, chứ mầu nhiệm
thần linh này không phải chỉ là một biến cố
thuần lịch sử, như mọi biến cố
lịch sử khác có tính cách thời gian tạm bợ và
bất toàn, hoàn toàn đă qua đi.
Nếu "mầu nhiệm Sự
Sống" cũng là "mầu nhiệm Chúa Kitô"
(Col.4:3) này vẫn hiện thực nơi Giáo Hội th́ Phụng
Vụ quả là một việc "cử hành mầu
nhiệm thánh", được Giáo Hội thực
hiện qua các vị linh mục thừa tác. Bởi thế,
như cành nho luôn dính liền với cây nho thế nào
(x.Jn.15:4), các chi thể của Giáo Hội tham dự Phụng
Vụ là họ được tham dự vào một
"mầu nhiệm thánh" như vậy. Và "Mầu
nhiệm thánh" hiện thực trong Phụng Vụ là
mầu nhiệm Thiên Chúa đang tỏ ḿnh và thông ḿnh cho từng
chi thể của Giáo Hội, như cây nho hằng thông
nhựa sống của ḿnh cho từng cành nho để
"trổ sinh muôn vàn hoa trái" nơi các cành nho (x.Jn.15:5).
Thật vậy, xưa kia Thiên Chúa đă
chẳng tỏ ḿnh và thông ḿnh của Ngài là "Lời đă
hoá thành nhục thể" (Jn.1:14) cho riêng các thánh tông đồ,
để các ngài có thể trở thành "một phương
tiện cứu độ cho đến tận cùng thế
giới" (Acts 13:47) hay sao!?!. Cũng thế, ngày nay, trong
Phụng Vụ, Thiên Chúa vẫn đang tỏ ḿnh và thông
ḿnh của Ngài là Chúa Kitô nhập thể, tử giá và phục
sinh, cho chung Giáo Hội cũng như cho riêng từng chi
thể của Giáo Hội, để Giáo Hội là Nhiệm
Thể của Chúa Kitô có thể "lớn lên cho đến
tầm vóc thành toàn của Chúa Kitô là Đầu"
(Eph.4:15).
Chính v́ Thiên Chúa vẫn đang
tỏ ḿnh và thông ḿnh của Ngài là Chúa Kitô nhập thể,
tử giá và phục sinh, mà "mầu nhiệm thánh"
trong Phụng Vụ cũng là "mầu nhiệm Chúa Kitô"
(Eph.3:4' Col.4:3), một mầu nhiệm chính Chúa Kitô đă
truyền cho các tông đồ làm để tưởng nhớ
đến Người (x.1Cor.11:24-25).
Tuy nhiên, trong Phụng Vụ, Thiên
Chúa chỉ tỏ ḿnh và thông ḿnh của Ngài một cách bí
tích mà thôi, chứ không c̣n sống động như Ngài đă
tỏ ḿnh và thông ḿnh cho các thánh tông đồ, "có
thịt có xương" (Lk.24:39) và các vị có thể
trực tiếp "thấy bằng mắt... sờ
bằng tay" (1Jn.1:1). Bởi thế, "mầu
nhiệm thánh" hiện thực trong Phụng Vụ c̣n là
một mầu nhiệm thần linh hoá thụ tạo, thánh
hoá thụ tạo, bằng chính thụ tạo. Ở chỗ,
thụ tạo được trở thành nơi, thành phương
tiện để Thiên Chúa dùng trong việc tỏ ḿnh và thông
ḿnh Ngài ra. Đó là khi thụ tạo, tiêu biểu qua "hoa
mầu ruộng đất", "rượu bởi cây
nho" và "lao công của con người", được
biến thành Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô (x. HC Gaudium et Spes số 38)
nhờ Lời Chúa.
Cũng chính v́ Thiên Chúa tỏ ḿnh và
thông ḿnh ra cho thụ tạo trong Phụng Vụ mà thụ
tạo được thần linh hoá và thánh hoá trở nên
Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô. Đó là lư do, trên thực tế,
thành phần "đă được rửa trong Chúa Kitô
th́ đă mặc lấy Người" (Gal.3:27) phải
làm sao để trở thành nơi cho Thiên Chúa tỏ ḿnh và
thông ḿnh ra cho "mọi tạo vật" (Mk.16:15). Tức
là, người Kitô hữu phải làm sao để con người
của ḿnh trở nên hiện thân đích thực của Chúa
Kitô, nhờ đó cuộc đời của họ có
thể thực sự tái diễn "mầu nhiệm Chúa
Kitô", một mầu nhiệm chẳng những được
Giáo Hội cử hành trong mỗi Thánh Lễ mà c̣n qua Chu
Kỳ Phụng Niên nữa.